Thứ Bảy, 19 tháng 10, 2013 by Lý Tưởng Người Việt


Trung Quốc đề ra 3 sáng kiến ‘đột phá’ để giải quyết tranh chấp Biển Đông một cách ôn hòa trong chiến dịch ngoại giao con thoi ở Châu Á trong tháng này, theo nhận định của một chuyên gia về các vấn đề toàn cầu người Trung Quốc.

Trong bài bình luận đăng trên nhật báo điện tử Nhân dân của Trung Quốc ngày 18/10, ông Hua Yiwen, nêu bật 3 sáng kiến Bắc Kinh đưa ra với các nước ASEAN gồm kiểm soát sự bất đồng, tìm kiếm cơ hội cùng phát triển, và phát huy hợp tác hàng hải.

Ông Hua nói con đường dẫn tới giải pháp ôn hòa cho vấn đề Biển Đông phụ thuộc vào việc thực thi đầy đủ và hiệu quả Tuyên bố ứng xử Biển Đông vì đó là kim chỉ nam giúp các nước tránh hành động đơn phương làm leo thang căng thẳng hay quốc tế hóa vấn đề Biển Đông.

Tác giả cho rằng các bên liên quan cùng tìm kiếm cơ hội phát triển chung là một sáng kiến thực tế của Bắc Kinh vì lợi ích chung của tất cả các nước và rằng đề nghị về sự hợp tác hàng hải không nên chỉ giới hạn giữa các nước ASEAN với Trung Quốc.

Vẫn theo chuyên gia Hua Yiwen, 3 sáng kiến của Trung Quốc phù hợp với chiến lược ngoại giao của Bắc Kinh theo đuổi phát triển hòa bình, hợp tác, và ý tưởng ngoại giao các bên cùng có lợi. Ba ý tưởng này cũng dáp ứng các lợi ích chung của cả Trung Quốc lẫn ASEAN.

Ông Hua nói cùng khai thác và hợp tác hàng hải không chỉ quan trọng xét về lợi ích kinh tế mà còn có tầm quan trọng lớn hơn về chính trị và chiến lược đối với hòa bình-ổn định khu vực.

Tác giả bài viết nhấn mạnh chỉ khi nào các nước cùng với Trung Quốc áp dụng ba sáng kiến này, xử lý tranh chấp Biển Đông một cách tích cực và xây dựng thì mới có được một “Biển Đông hòa bình, hữu nghị, và hợp tác.”

Nguồn: Hua Yiwen, Chinese Expert on Global issues, People's Daily
by Lý Tưởng Người Việt
SÀI GÒN (NV) - Một cuộc bố ráp đột ngột diễn ra tại phòng khám đa khoa Châu Á, tọa lạc tại đường Võ Văn Kiệt, quận 5 cho thấy, đây là nơi hoạt động lén lút của các “y bác sĩ” người Trung Quốc hành nghề “chui.”

Phòng khám này do một bác sĩ người Việt Nam tên Hoàng Ðình Quán đứng tên “phụ trách chuyên môn kỹ thuật.”
Ông này vắng mặt khi cơ sở bị khám xét bất ngờ.

Theo báo mạng VietNamNet, các nhân viên thanh tra của Sở Y Tế xuất hiện tại phòng khám Châu Á sáng ngày 18 tháng 10. Cảnh hỗn loạn diễn ra tức thời tại phòng khám. Ðoàn thanh tra bắt quả tang năm người Trung Quốc trong chiếc áo blouse cùng với một người Việt Nam tự xưng là bác sĩ tại đây.



Phòng khám Châu Á bị lập biên bản với 8 “bác sĩ” Trung Quốc hành nghề “chui.” (Hình: báo Thanh Niên)


Một số người đang tiếp khách vội vã bỏ chạy lên lầu. Một số khác chạy vào căn phòng sát lầu thượng, khóa trái để cố thủ.

Cuối cùng, đoàn thanh tra yêu cầu công an địa phương đến trợ giúp, phá cửa phòng ập vào, bắt quả tang ba người Trung Quốc đang trốn bên trong. Tại một căn phòng ở lầu 5, người ta thấy một bệnh nhân đang được truyền nước biển. Tổng cộng 8 người Trung Quốc hiện diện tại phòng khám y tế Châu Á không xuất trình được bằng cấp chuyên môn lẫn giấy phép hành nghề được chính quyền sở tại cấp.

Trưởng đoàn thanh tra Sở Y Tế cho hay, đã yêu cầu cơ sở Châu Á gỡ bảng hiệu quảng bá hoạt động “chữa bệnh nam khoa, yếu sinh lý.” Cơ sở này cũng đồng thời bị buộc không được tung áp phích quảng cáo hoạt động “ngoài phạm vi được cấp phép.”

Trong khi đó, theo báo Thanh Niên, đoàn thanh tra cũng đã lập biên bản 10 máy móc dán nhãn hiệu toàn chữ Hoa, mà chính cán bộ y tế cũng không biết đó là máy gì. Trước đó, cơ sở này đã tung truyền đơn quảng cáo rầm rộ ở nhiều nơi công cộng, nhận thực hiện nhiều dịch vụ như phá thai, vá màng trinh... ngoài nội dung giấy phép.

Báo Thanh Niên còn cho hay, chiều ngày 18 tháng 10, người ta cũng phát giác một “bác sĩ” Trung Quốc hành nghề “lậu” tại phòng khám Tân Ðức, số 945 đường Trần Hưng Ðạo, quận 5. (PL)

Nguồn: Người Việt
by Lý Tưởng Người Việt
SÀI GÒN  (NV) .- Dự án xây dựng phi trường Long Thành có nhiều thông tin, dữ liệu giả, cần loại bỏ, mặt khác phải xét lại việc Bộ Quốc Phòng đem đất của phi trường Tân Sơn Nhất cho thuê làm sân golf.


Phi trường Tân Sơn Nhất, Sài Gòn – nơi mà công ty quốc doanh CSVN dự báo là sẽ quá tải vào năm 2020. (Hình: Thời báo Kinh tế sài Gòn)

Đó là ý kiến của nhiều người am tường lĩnh vực hàng không nêu ra với Đoàn Đại biểu cho dân Sài Gòn tại Quốc hội CSVN.

Việt Nam dự tính sẽ khởi công xây dựng một phi trường quốc tế ở huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai. Tiến trình xây dựng phi trường này sẽ được chia làm hai giai đoạn. Giai đoạn một từ năm 2014 đến năm 2020. Giai đoạn hai từ năm 2020 đến năm 2030.

Kế hoạch xây dựng phi trường quốc tế Long Thành được soạn thảo cách nay khoảng 10 năm, sau khi có dự đoán rằng, phi trường Tân Sơn Nhất sẽ quá tải vào năm 2020. Khi hoàn thành, phi trường Long Thành sẽ có bốn phi đạo, công suất 100 triệu hành khách mỗi năm, gấp bốn hoặc năm lần công suất của phi trường Tân Sơn Nhất, có thể thay thế hoàn toàn phi trường Tân Sơn Nhất và trở thành phi trường trung chuyến cho các chuyến bay quốc tế qua khu vực Đông Nam Á.

Theo tính toán, chi phí đầu tư cho phi trường Long Thành vào khoảng 8 tỷ đô la và được cho là rẻ hơn chi phí mở rộng phi trường Tân Sơn Nhất (cần khoảng 9 tỉ đô la).

Tại cuộc gặp Đoàn Đại biểu cho dân Sài Gòn ở Quốc hội Việt Nam, một cựu phi công, đồng thời từng là Cục phó Cục Tác chiến của Bộ Tổng Tham mưu Quân đội CSVN, khẳng định, các số liệu trong trong báo cáo nghiên cứu tính khả thi của dự án phi trường Long Thành là “không thể tin được” và những dự báo về nhu cầu, triển vọng của báo cáo này là “tào lao”.

Một tiến sĩ tên Nguyễn Thiện Tống, cựu Chủ nhiệm Bộ môn Kỹ thuật hàng không của  Khoa Kỹ thuật giao thông, trường Đại học Bách khoa Sài Gòn, nhận định, số liệu về sản lượng hàng không của phi trường Tân Sơn Nhất trong Niên giám Thống kê của Cục Thống kê Sài Gòn, từ năm 2005 đến 2012 khác hẳn số liệu được dùng trong báo cáo nghiên cứu tính khả thi của dự án phi trường Long Thành.

Theo số liệu của Cục Thống kê Sài Gòn, trong 8 năm qua, số chuyến bay quốc tế, số hành khách quốc tế và số lượng hàng hóa quốc tế đều giảm. Sự gia tăng số chuyến bay, hành khách và hàng hóa là do thành phần nội địa. Nếu dựa vào đó để tính toán thì đến năm 2015, số chuyến bay chỉ có 89,800, số hành khách chỉ chừng 11.4 triệu và số lượng hàng hóa chỉ là 302 ngàn tấn, không như dự báo trong báo cáo nghiên cứu tính khả thi của dự án phi trường Long Thành (báo cáo này cho biết, đến 2015, số lượng hành khách tăng lên tới 18.8 triệu và số lượng hàng hóa lên tới 458 ngàn tấn).

Ông Tống khẳng định, bộ phận lập dự án xây dựng phi trường quốc tế Long Thành đã cố tình phóng đại số liệu, tạo ra viễn cảnh phi trường Tân Sơn Nhất quá tải để thuyết phục kế hoạch xây dựng phi trường Long Thành. Bởi sự khác biệt giữa hai cách tính toán quá lớn, ông Tống khuyến cáo phải kiểm chứng lại sản lượng hàng không ở phi trường Tân Sơn Nhất để tránh lãng phí một khoản lớn khi cho phép xây dựng phi trường Long Thành.

Hồi tháng 8, từng có hai chuyên viên hàng không là ông Lê Trọng Sành (cựu Trưởng Phòng Quản lý phi trường Tân Sơn Nhất) và ông Mai Trọng Tuấn (cựu phi công), gửi một lá thư cho Thủ tướng CSVN, đề nghị hủy dự án xây dựng phi trường quốc tế Long Thành vì phí tổn quá lớn trong khi phi trường Tân Sơn Nhất vừa được mở rộng và nâng cấp, năng lực đã được cải thiện đáng kể.

Cả hai cho rằng, nếu nhu cầu trong tương lai lớn hơn hiện nay thì chỉ cần mở rộng phi trường Tân Sơn Nhất về phía Bắc - nơi đang làm sân Golf Gò Vấp để đảm nhiệm chức năng quốc tế, phía Nam dành cho nội địa. Nếu được mở rộng về phía Bắc, phi trường Tân Sơn Nhất sẽ có diện tích gấp đôi sân bay Changi của Singapore, vốn là một phi trường lớn ở khu vực châu Á.

Ở cuộc gặp Đoàn Đại biểu cho dân Sài Gòn ở Quốc hội Việt Nam, nhiều người bày tỏ sự đồng tình với đề nghị của ông Sành và ông Tuấn. Rất nhiều người bày tỏ sự phẫn nộ khi chế độ Hà Nội để mặc Bộ Quốc phòng đem 157 héc ta của phi trường Tân Sơn Nhất cho thuê làm sân golf 18 lỗ rồi dự tính chi 8 tỷ USD để làm phi trường Long Thành với lý do, mở rộng phi trường Tân Sơn Nhất tốn tới 9 tỉ.

Họ chất vấn, tại sao lại dùng đất quốc phòng làm sân golf? Nếu phía Bộ Quốc phòng không có nhu cầu, tại sao không thu hồi đất đó dùng vào các mục tiêu công ích như mở rộng phi trường Tân Sơn Nhất mà lại đem cho thuê làm sân golf? Sân golf thật ra  không sinh lợi, đầu tư sân golf về thực chất chỉ là kiếm đất xây dựng biệt thự, nhà hàng, khách sạn mà nhà cầm quyền có biết không? Nhà cầm quyền có biết nếu có sân golf thì chủ đầu tư sẽ phải dung một lượng lớn thuốc bảo vệ thực vật, lượng thuốc này sẽ làm môi trường ô nhiễm trầm trọng hay không?

Chưa rõ chế độ Hà Nội sẽ nghe bên nào: Các chuyên gia hàng không và dân chúng hay Tổng công ty Cảng hàng không quốc doanh.

Chấp thuận kế hoạch xây dựng phi trường Long Thành không chỉ khiến Việt Nam mất 8 tỉ USD. Theo một báo cáo của tỉnh Đồng Nai, nếu thu hồi 5,000 héc ta đất cho dự án phi trường Long Thành, chính quyền sẽ phải thu hồi đất của 5,400 gia đình, ảnh hưởng tới sinh hoạt, sinh kế của 17,000 người. (G.Đ)

Nguồn: Người Việt
by Lý Tưởng Người Việt
NGHỆ AN (NV) .- Nhà cầm quyền tỉnh Nghệ An cảm thấy bất an, bắt giáo dân Công giáo địa phương ký giấy cam kết không chống đảng và nhà nước CSVN.


Nhà cầm quyền Nghệ An tập dượt chống bạo loạn, đốt cả một chiếc xe hơi trong khi dân còn đang thiếu cơm thiếu gạo vì hậu quả bão lũ và vỡ một số đập thủy lợi. (Hình: Đất Việt)

Theo thông tin trên trang facebook của một người dân có tên “Người Xứ Bố Sơn” cho hay “Những ngày gần đây, các giáo xứ Kẻ Gai, Mỹ Dụ … thuộc Giáo phận Vinh, giáo dân bắt đầu nhận được những tờ giấy bắt ký cam kết giữ gìn an ninh trật tự do chính quyền phát ra (thường loại giấy này chỉ được phát vào dịp tết Nguyên đán).”

Các tờ giấy cam kết đó buộc giáo dân : “Mục 1: Chấp hành tốt chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước, các quy định hương ước của địa phương. Mục 2: Không để người thân trong gia đình tham gia các hoạt động sau:
- Chống Đảng, chống chính quyền phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc.
- Phá hoại các mục tiêu, công trình kinh tế, văn hoá, xã hội, an ninh, quốc phòng.
- Vi phạm các quy định của pháp luật về hoạt động tôn giáo.
- Khiếu kiện đông người và khiếu kiện vượt cấp trái quy định.”

Theo nhận định của Người Xứ Bố Sơn “Bản ép buộc cam kết này, ngay từ Mục 1 đã vi phạm pháp luật. Theo quy định của luật, không một công dân nào phải “Chấp hành tốt chủ trương, chính sách của Đảng” cả, mà công dân chỉ có bổn phận “chấp hành … pháp luật của nhà nước”. Điều này cho thấy bản chất của tổng diễn tập “bạo loạn lật đổ chính quyền nhân dân” thực chất là sợ chống đảng CSVN. Như vậy, tiền thuế của dân lại chỉ dùng cho mục tiêu riêng của đảng CSVN?”

Theo tin báo Đất Việt hôm Thứ Sáu, ngày 17/10/2013, Bộ Quốc Phòng, Bộ Công An đã phối hợp với nhà cầm quyền tỉnh Nghệ An tổ chức một cuộc “diễn tập đánh bắt khủng bố, giải cứu con tin”  quy mô lớn có sự điều động các loại xe đặc chủng, trực thăng. Điều đáng nói là cuộc tập trận chống dân bạo loạn diễn ra trong lúc nhiều khu vực của tỉnh Nghệ an hiện đang còn bị chìm hay tan nát trong nước lụt vì vỡ một số đập thủy lợi.

Trước đó hai ngày, tức ngày 15/10/2013, tại tỉnh Đắc Nông, một cuộc tập dượt “phòng thủ” quy mô lớn do ông Nguyễn Trung Thu , trung tướng Phó tổng tham mưu trưởng quân đội, ngồi giám sát và ông trung tướng Lê Chiêm, tư lệnh Quân khu 5 làm “tổng đạo diễn” đối phó với “Các phần tử phản động trong nước đã kích động hàng trăm thanh niên quá khích, mang theo băng rôn, khẩu hiệu, mã tấu, gậy gộc, gạch đá…kéo về trung tâm tỉnh gây bạo loạn”, theo tin báo điện tử VietnamNet.

Theo nguồn tin này, mục đích của cuộc tập trận ở Đắc Nông là “chuẩn bị các phương án chuyển trạng thái sẵn sàng chiến đấu” mà “điểm mới là 'Xử lý tình huống A2 chống tập trung đông người”, hiểu là biểu tình chống chế độ.


“Các phần tử kích động tấn công lực lượng chức năng” trong cuộc diễn tập chống bạo loạn ở Đắc Nông (Hình: VietnamNet)

Tỉnh Đắc Nông và các tỉnh khác ở Tây Nguyên từng xảy ra các cuộc biểu tình tâp thể cả chục ngàn người của người Thượng thời thập niên trước, đòi tự do tôn giáo, đòi trả đất canh tác nương rẫy bị nhà nước cướp ngang rồi trồng cà phê xuất cảng. Hàng ngàn người Thượng đã trốn vào rừng hay chạy sang Cambodia tị nạn khi bị nhà cầm quyền đem quân đội, Công an tới đàn áp.

Tỉnh Nghệ An mới xảy ra cuộc đàn áp đổ máu ngày 4/9/2013 mà khoảng 30 giáo dân giáo xứ Mỹ Yên, xã Nghi Phương, huyện Nghi Lộc. Giáo dân tập trung đòi thả 2 giáo dân bị bắt giam hơn hai tháng trước đó như đã cam kết thì một lực lượng hàng trăm Cảnh Sát Cơ Động, Công an đủ loại hợp với đám tay sai tấn công.

Theo lời kêu gọi của Giám mục giáo phận Vinh, tất cả hơn 500 ngàn giáo dân của giáo phận tại gần 200 giáo xứ đã liên tục dâng thánh lễ, thắp nến cầu nguyện đòi hỏi công lý. Đối lại, nhà cầm quyền sử dụng các phương tiện truyền thông vu cáo cho giáo phận và giáo dân nhiều tội và đe dọa truy tố hình sự.
Song song với chiến dịch nhà cầm quyền từ trung ương tới Nghệ An tuyên truyền mà các mạng thông tin của giáo phận Vinh nói vu khống, nhiều cuộc tập trận “chống bạo loạn” được các bộ phân quân sự, Công an tổ chức.

Những điều này cho thấy nhà cầm quyền CSVN từ trung ương tới các địa phương cảm thấy chế độ độc tài đảng trị và tham những cùng cực của họ đang có những dấu hiệu bị thách đố mạnh mẽ. Nếu không chuẩn bị đối phó, có thể dẫn tới sụp đổ như các chế độ cộng sản độc tài khác ở Đông Âu và quan thầy Nga Sô viết.

Tiếng mìn nổ và mấy phát súng hoa cải ở Cống Rộc huyện Tiên Lãng Hải Phòng ngày 5/1/2012, những phát đạn bắn chết và bị thương 5 cán bộ “giải phóng mặt bằng” ở thành phố Thái Bình ngày 11/9/2013. Hơn 3 ngàn cán bộ, Công an huy động tới đàn áp dân chúng chống cưỡng chế ngày 24/5/2012 ở huyện Văn Giang tỉnh Hưng Yên. Hàng đoàn người ăn chực nằm chờ quanh năm ở các cơ quan triếp dân khiếu kiện trong vô vọng ở Sài Gòn, Hà Nội và các tỉnh. Nông dân khắp nơi bị cướp đoạt tài sản vườn ruộng, hoặc bị cướp không, hoặc đền bù tượng trưng so với giá trị thật, đẩy người ta vào vòng đói khổ trong khi biến những mảnh đất đó thành sân gôn phục vụ tư bản đỏ, thành các tòa nhà, biệt thự, vỗ béo thêm cho đám quan chức tham nhũng.

Chống lại sự bất mãn và phẫn nộ của dân chúng ngày một dâng cao, nhà cầm quyền Việt Nam dựa vào các lực lượng đàn áp để tồn tại. Nhiều tỉnh trước đây đã tổ chức các cuộc tập trận quy mô chống bạo loạn.

Báo VietNamnet ngày Thứ Sáu 18/10/2013 khoe kết quả của cuộc tập trận chống bạo loạn ở Đắc Nông là “...lực lượng công an, quân đội được huy động để giải tán đám đông. Hàng trăm chiến sĩ với vũ khí, trang bị hiện đại và chó nghiệp vụ đã nhanh chóng có mặt thực hiện nhiệm vụ. Quả nổ, vòi rồng được sử dụng rất hiệu quả để giải tán đám đông. Hàng chục đối tượng sừng sỏ bị lực lượng chức năng phân loại bắt giữ, tình hình an ninh chính trị cơ bản được giữ vững.” (TN)

Nguồn: Người Việt
by Lý Tưởng Người Việt


Bộ Công An đề nghị truy tố 7 nghi can đã hỗ trợ cho cựu Chủ tịch Hội đồng Quản trị Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines) từng là Cục trưởng Cục Hàng hải, bỏ trốn.

Ông Dương Chí Dũng bị khởi tố hồi tháng 5 năm ngoái về tội ‘cố ý làm trái quy định nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng’, tham ô công quỹ trong thời gian làm Chủ tịch Vinalines từ 2005-2012.

Trong số các bị can bị cáo buộc tội ‘tổ chức cho người khác trốn đi nước ngoài’ có em ruột ông Dũng là Dương Tự Trọng, nguyên Đại tá, Phó Giám đốc công an thành phố Hải Phòng, một số cán bộ cao cấp trong ngành an ninh và hải quan Hải Phòng, cùng 2 đối tượng giang hồ khét tiếng mà báo Tiền Phong cho hay từng chịu ơn ông Tự Trọng.

Đường dây này đã tiếp tay đưa, đào thoát sang Campuchia, Singapore, rồi tới Mỹ.

Ông Dũng bị bắt tại Campuchia hồi tháng 9/2012 khi trở lại đây vì không thể nhập cảnh Hoa Kỳ do có lệnh truy nã quốc tế của Interpol.

Cơ quan điều tra nói ngoài việc tổ chức cho Dương Chí Dũng chạy trốn, nguyên Phó Giám đốc công an Hải Phòng, Dương Tự Trọng, còn bị phát giác có nhiều vi phạm khác như chỉ thị cho cấp dưới làm chứng minh thư giả, bao che cho đối tượng giang hồ có lệnh truy nã, lợi dụng quyền hạn khi thi hành công vụ.

Ông Trọng cũng bị cáo buộc là người đã tiếp tế tài chánh cho ông Dũng trong thời gian ông này lẩn trốn ở nước ngoài, với tổng số tiền lên tới hàng chục ngàn đô la.

Nguồn: ThanhNien, VTC, TienPhong

by Lý Tưởng Người Việt


Có 5 người gốc Việt tử nạn trên chuyến bay của hãng hàng không quốc gia Lào ngày 16/10, theo xác nhận của Tổng lãnh sự quán Việt Nam tại Lào được báo chí trong nước trích dẫn hôm nay.

Chiếc máy bay ATR 72 của Lao Airlines bị vỡ và lao xuống sông Mekong khi đang trên đường từ thủ đô Vientiane tới thị trấn Pakse ở miền nam.

Trong số 44 hành khách và 5 thành viên phi hành đoàn bị tử nạn, hơn phân nửa là người nước ngoài đến từ chục quốc gia khác nhau.

Theo tờ Thanh Niên, trong 5 nạn nhân gốc Việt thiệt mạng có 3 người cùng một gia đình, một người Việt quốc tịch Canada có họ hàng với gia đình này, và một người Việt làm nữ tiếp viên của hãng hàng không Lao Airlines.

Chính phủ Lào chưa chính thức xác nhận nguyên nhân gây tai nạn máy bay, nhưng hãng hàng không Lao Airlines nói chiếc máy bay xấu số đã chống chọi với thời tiết rất xấu, với những trận gió mạnh do bão Nari gây ra.

Được thành lập từ năm 1976, ngoài các chuyến bay nội địa, Lao Airlines còn vận chuyển khách tới Trung Quốc, Thái Lan, Campuchia, và Việt Nam.

Kể từ thập niên 1950 tới nay đã xảy ra 29 tai nạn máy bay chết người tại quốc gia nghèo khó do đảng cộng sản Lào lãnh đạo.

Trước tai nạn này, thảm họa hàng không khủng khiếp nhất ở Lào xảy ra vào năm 1954 khi 47 người bị thiệt mạng trong vụ rớt máy bay của Air Vietnam gần thị trấn Pakse, Nam Lào.

Nguồn: TNO, Vietnam General Consulate in Lao

by Lý Tưởng Người Việt


Anh Vũ - Hôm qua 17/10/2013, Hội cựu tù nhân Đông Dương của Pháp đã lên tiếng phản đối phát biểu của Ngoại trưởng Pháp Laurent Fabius ca ngợi đại tướng Võ Nguyên Giáp, ngay sau khi ông qua đời ngày 04/10 vừa qua.

Trong thông cáo ra hôm qua, Hiệp hội toàn quốc các cựu tù nhân và lưu đầy ở Đông Dương (ANAPI) ghi rõ « Liên quan đến ông Võ Nguyên Giáp, người ta không thể tách rời một nhà chiến thuật quân sự với một nhà lãnh đạo chính trị của đảng Cộng sản Đông Dương, mà ông từng là Bộ trưởng Nội vụ và Quốc phòng » .

Vì thế, các cựu tù nhân Đông Dương cho rằng tướng Giáp là người phải chịu trách nhiệm về việc giam cầm tù binh chiến tranh trong những điều kiện mà họ đánh giá là « vô nhân đạo ». Các cựu binh của Hiệp hội các tù nhân Pháp bị Việt Minh bắt nhắc lại : Trong tổng số 36.979 tù binh trong cuộc chiến tranh Đông Dương, có tới 26.225 người đã chết trong trại giam, tức là chiếm tới 71%.

Thực tế này có thể lý giải cho phản ứng của những cựu tù nhân Pháp tại Đông Dương trước những lời ca ngợi của Ngoại trưởng Pháp dành cho tướng Giáp sau khi ông qua đời tại Hà Nội ngày 04/10, ở tuổi 103.

Ngay sau khi có thông báo chính thức tướng Giáp qua đời, ngày 5/10, Ngoại trưởng Pháp Laurent Fabius đã ra thông cáo ca ngợi vị tướng chiến thắng người Pháp với những lời lẽ đầy xúc động, đánh giá ông là « một nhà yêu nước, một người lính vĩ đại của Việt Nam », hay tướng Giáp là « một nhân vật phi thường ».


Nguồn: Rfi

by Lý Tưởng Người Việt
Kính thưa quý độc giả, quý cộng tác viên và quý thân hữu,

Hơn một tuần qua bọn tin tặc đã tấn công trang mạng Lý Tưởng Người Việt, làm hệ thống server bị tê liệt hoàn toàn. Đến ngày hôm nay Ban Điều Hành mới có thể đưa trang nhà hoạt động trở lại.

Chúng tôi xin chân thành cám ơn sự thông cảm và ủng hộ của quý độc giả, quý cộng tác viên và quý thân hữu qua những email hỏi thăm và lo lắng cho các anh chị em trong trang nhà. Chúng tôi sẽ cố gắng giữ vững và phát triển trang nhà để không phụ lòng kỳ
                                  vọng của quý vị.
 

Kính chào đoàn kết

Ban Điều Hành Lý Tưởng Người Việt

Ngày 12 tháng 05 năm 2012 

 

Xin lưu ý:

Để tránh máy của quý vị bị cài virus và cũng tránh giúp tay gián tiếp vào các trận đánh DOS của bọn tin tặc, quý vị cần phải cập nhật phần mềm diệt virus thường xuyên, thông thừơng các phần mềm miễn phí như AVG, Panda Cloud, Avira, Avast hay Microsoft Security Essentials là những lựa chọn tối thiểu.
by Lý Tưởng Người Việt


Tú Anh - Từ nhiều tháng nay, Hoa Kỳ thuyết phục Nhật Bản tránh gây căng thẳng vô ích với Trung Quốc. Tuy nhiên, sáng nay 18/10/2013, Bộ trưởng Nội vụ Yoshitaka Shindo và 160 dân biểu Nhật đã đến đền thờ Yasukuni tại Tokyo để chào linh vị tử sĩ trong đó có 14 nhân vật phạm tội ác chiến tranh. Bắc Kinh đã phản ứng ngay tức khắc, triệu đại sứ Nhật lên Bộ Ngoại giao để phản đối.

Từ Tokyo, thông tín viên Frédéric Charles phân tích :

"Nếu chỉ liên quan đến cá nhân thì Thủ tướng Shinzo Abe cũng sẽ đến viếng đền Yasukuni, một ngôi đền dưới cái nhìn của Trung Quốc và Hàn Quốc là biểu tượng cho quá khứ quân phiệt của Nhật.

Ngày 15/8 vừa qua, trong lễ kỷ niệm ngày Nhật tuyên bố đầu hàng Đồng minh năm 1945, khác với những người tiền nhiệm của mình, Thủ tướng Shinzo Abe đã không tỏ một chút thái độ hối tiếc với các quốc gia Châu Á về những nỗi đau khổ mà nước Nhật đã gây ra cho họ.

Không vì Hoa Kỳ lo ngại tranh chấp lãnh thổ Nhật -Trung dẫn tới xung đột quân sự thì ông Shinzo Abe có thể đã không ngần ngại hành hương đến đềnYasukuni. Cuối cùng, ông đành hài lòng gửi một nhánh cây thiêng trong Thần đạo cùng vị Bộ trưởng Nội vụ đến viếng đền.

Trung Quốc đã không ít lời tố cáo xu hướng thiên hữu ở Nhật và cho đó là nguồn gốc gây ra mất ổn định trong vùng. Ông Shinzo Abe đang muốn sửa đổi bản Hiến pháp hiếu hòa nhằm cho phép Nhật Bản hội nhập vào hệ thống phòng thủ tập thể với Hoa Kỳ trong mục tiêu kiềm chế sự gia tăng sức mạnh của Trung Quốc ".

Nguồn: Rfi
by Lý Tưởng Người Việt


Trọng Thành - Theo giới phân tích, cuộc khủng hoảng ngân sách Hoa Kỳ làm tổn hại hình ảnh và độ tin cậy của nước Mỹ, nhưng Trung Quốc và Nhật Bản - hai chủ nợ lớn nhất của Mỹ - vẫn phải tiếp tục mua trái phíếu của Washington, cho dù Bắc Kinh có thể khai thác cơ hội này để tìm kiếm ưu thế cho đồng nhân dân tệ.

Trước khi Quốc hội Mỹ đạt được thỏa thuận về việc nâng trần nợ công chấm dứt cuộc khủng hoảng ngân sách, Nhật Bản và Trung Quốc liên tục đưa ra các cảnh báo về khả năng vỡ nợ của Mỹ, có thể trở thành thảm họa cho nền tài chính toàn cầu. Bởi, Tokyo và Bắc Kinh - hai quốc gia đứng đầu thế giới về lượng dự trữ trái phiếu đô la, với khoảng 2.400 tỷ đô la - có nguy cơ trở thành hai nạn nhân đầu tiên của cuộc khủng hoảng Mỹ.

Theo nhật báo Úc The Australian, trong bối cảnh chính quyền Mỹ có khả năng vỡ nợ, « chính quyền Trung Quốc hy vọng đồng nhân dân tệ của họ có thể được sử dụng nhiều hơn trong dự trữ ngoại tệ thế giới ». Tân Hoa Xã, hãng thông tấn Nhà nước Trung Quốc, kêu gọi « một thế giới phi Mỹ hóa », trong khi Global Times - nhật báo tiếng Anh của chính quyền Trung Quốc – đả kích « độ tin cậy thấp của nước Mỹ », đe dọa vị thế siêu cường của nước này.

Tuy nhiên, cuộc khủng hoảng ngân sách công Hoa Kỳ cho thấy một nghịch lý là, ngay cả khi độ tin cậy của Hoa Kỳ có bị suy giảm nặng nề, Trung Quốc và Nhật Bản vẫn phải tiếp tục mua trái phiếu của Mỹ. Kinh tế gia Susumu Doihara, Viện nghiên cứu NLI ở Tokyo, nhận định trái phiếu của Ngân hàng trung ương Hoa Kỳ vẫn giữ được giá trị dự trữ như một ngoại tệ số một « vì không có giải pháp thay thế nào khác ». Chuyên gia kinh tế Nhật Bản khẳng định : « Nếu Nhật Bản quyết định bán các trái phiếu Mỹ, thì Tokyo sẽ mua gì để thế vào ? Hiện tại Tokyo đã sở hữu một lượng trái phiếu lớn bằng euro », về phần Trung Quốc, « các trái phiếu Trung Quốc chỉ có thể bắt đầu có giá, nếu như Trung Quốc trở thành một nền kinh tế ổn định, nhưng điều này chưa trở thành hiện thực trong thời gian trước mắt ».

Cách đây hai tuần, vào lúc khủng hoảng ngân sách Mỹ vừa bắt đầu, Bộ trưởng Tài chính Nhật Taro Aso tuyên bố, tình trạng bất định của nền kinh tế Mỹ có thể khiến Tokyo phải quyết định bán đô la và mua yen về, khiến cho giá đồng yen tăng cao, mà điều này không tốt cho nền kinh tế Nhật Bản, mà tăng trưởng một phần quan trọng dựa vào đồng yen được giữ ở giá thấp.

Như vậy, cho đến nay, bất chấp khủng hoảng, vị thế số một thế giới của đồng đô la vẫn không có đối thủ thực sự, trong khi mà đồng yuan không được hoán đổi trực tiếp với đa số các đồng tiền mạnh của thế giới.

Dù sao, tờ Global Times cũng nhấn mạnh rằng Bắc Kinh có thế mạnh trong cuộc chơi tài chính thế giới, bởi Trung Quốc « sở hữu một khối lượng khổng lồ các món nợ của Hoa Kỳ, khiến cho Bắc Kinh có được một trọng lượng đáng kể trong cán cân sức mạnh ».

Về phần Nhật Bản, đồng minh lớn của Hoa Kỳ, thỏa thuận ngân sách công được Quốc hội Mỹ thông qua vào phút chót, được đón nhận một cách dè dặt. Theo một số kinh tế gia, thỏa thuận này chỉ trì hoãn lại mâu thuẫn, chứ không giải quyết được thực sự vấn đề, và thế giới có thể sẽ phải một lần nữa bất lực chứng kiến các xung đột trong Quốc hội Mỹ, tác động đến sự ổn định tài chính của toàn thế giới. Bộ trưởng Tài chính Nhật Bản cảnh báo cuộc khủng hoảng ngân sách của Mỹ có thể có những hậu quả nghiêm trọng đối với kinh tế toàn cầu.

Một cuộc thăm dò do Reuters thực hiện, với sự tham gia của hơn 70 nhà kinh tế (từ ngày 11 đến 17/10/2013), đưa ra dự báo, theo đó, triển vọng tăng trưởng GDP của Hoa Kỳ trong quý 4 này là 2,3%. Theo một số ước tính, đợt khủng hoảng ngân sách 16 ngày vừa qua có thể khiến kinh tế Hoa Kỳ mất 0,3% tăng trưởng trong quý 4.

Nguồn: Voa
by Lý Tưởng Người Việt


Anh Vũ - Theo AFP, hôm nay 18/10/2013, lực lượng cứu hộ đã tìm được hơn nửa số thi thể trong tổng số 49 nạn nhân của vụ tai nạn máy bay của hàng không Lào rớt xuống sông Mêkông cách đây 2 ngày. Các gia đình nạn nhân đã tới hiện trường với hy vọng tìm lại thi thể người thân.

Theo một nhân viên lãnh sự Thái lan tại Lào, có 26 thi thể nạn nhân được tìm thấy và có những xác được phát hiện cách xa hiện trường vụ tai nạn hàng chục cây số.

Một nhân viên của trung tâm điều phối tìm kiếm nạn nhân đặt tại thành phố Pakse cho biết họ đã tìm thấy phần còn lại của thân máy bay rơi, bên trong còn kẹt nhiều xác hành khách.

Các thi thể nạn nhân tìm thấy được đưa đến quàn tại một khu chùa của người Hoa tại Pakse. Còn tại một ngôi chùa gần đó, người thân của một số nạn nhân đã xác định được danh tính cũng bắt đầu tiến hành các nghi thức tang lễ.

Bên bờ sông Mêkông tại địa điểm xảy ra tai nạn, rất đông người nhà nạn nhân thắp hương khấn lễ hy vọng tìm được xác người thân và đôi khi cả điều kỳ diệu nào đó.

Hàng chục chiếc tàu quân sự cũng như dân sự cùng các thợ lặn vẫn đang tiếp tục trong điều kiện mưa gió tìm kiếm xác chiếc máy bay cùng thi thể các nạn nhân.

Một cầu thủ bóng đá của đội tuyển quốc gia Lào cho AFP biết họ phải đi dọc 50 km trên sông mới vớt được 4 xác nạn nhân.

Theo danh sách chính thức của hãng hàng không Lào cung cấp thì có 49 nạn nhân trên chiếc máy bay bị rơi gồm : 16 người Lào, 7 người Pháp, 6 người Úc, 5 người Thái Lan, 3 người Hàn Quốc, 3 người Việt Nam, 1 người Mỹ, 1 người Trung Quốc, 1 người Malaysia và 1 người Đài Loan cùng với 5 thành viên phi hành đoàn. Lái chính của chiếc ATR 72-600 lâm nạn là người Cam Bốt.

Đây là tai nạn hàng không lớn nhất của Lào từ năm 1950 trở lại đây.

Nguồn: Rfi
by Lý Tưởng Người Việt


Trọng Thành - Mười một giải Nobel hòa bình vừa ra thông báo vào ngày hôm qua 17/10/2013, để kêu gọi Tổng thống Nga Vladimir Putin từ bỏ cáo trạng cáo buộc 30 thành viên tổ chức bảo vệ môi trường Greenpeace « tội cướp biển », sau khi những người này tiến hành một hoạt động ngăn cản một dàn dầu khí của Nga ngoài khơi Bắc Băng Dương.

Trong thông điệp của nhóm các giải Nobel hòa bình có đoạn : « Chúng tôi viết thư này để yêu cầu ông làm mọi việc có thể, nhằm các tội danh quá đáng về tội hải tặc được xóa bỏ, và các tội danh trong cáo trạng phù hợp với luật pháp quốc tế và luật pháp Nga ».

Bị bắt giam từ ngày 18/09, và bị cáo buộc với tội danh trên, các nhà bảo vệ môi trườngnày có khả năng bị phạt tù tới 15 năm, nếu họ bị tòa án kết tội. Tòa án Nga từ chối yêu cầu tự do có điều kiện của 16 trong số 30 người bị bắt, và ra lệnh giữ họ cho đến khi khai mạc phiên tòa ngày 24/11.

Trước đó, tổng thống Nga đã thừa nhận rằng 30 nhà bảo vệ môi trường của Greenpeace, thuộc 18 quốc tịch khác nhau, không phải là cướp biển, nhưng hành động của họ phạm luật. Cố vấn về nhân quyền của Tổng thống Nga cũng kêu gọi tư pháp từ bỏ các tội danh cướp biển.

Các nhà điều tra Nga cho biết, các nhà bảo vệ môi trường Greenpeace có thể bị truy tố vì các tội danh mới, sau khi phát hiện thấy có ma túy trên chiếc tàu Arctic Sunrise của nhóm này. Về phần mình, Greenpeace bác bỏ sự hiện diện của các chất cấm trên con tàu.

Nguồn: Rfi
by Lý Tưởng Người Việt


Chính phủ Philippines đang xúc tiến để hoàn tất việc mua 12 máy bay phản lực chiến đấu loại FA-50 của Nam Triều Tiên với giá 42 triệu đôla.

Tổng thống Benigno Aquino của Philippines loan báo tin này hôm 18/10 sau khi gặp Tổng thống Nam Triều Tiên Park Geun-hye trong chuyến đi hai ngày của ông tại Seoul.

Ông nói rằng có được các máy bay chiến đấu mới tinh của Nam Triều Tiên sẽ giúp Philippines tăng cường khả năng bảo vệ vùng trời của mình.

Trước đây, Philippines chỉ có loại máy bay F-5 của Mỹ.

Việc mua bán theo lịch sẽ được hoàn tất từ giờ đến cuối năm.

Tuần trước, Philippines và Nam Triều Tiên đã ký hiệp định hợp tác quốc phòng, trong tương lai sẽ dẫn đến những cuộc trao đổi thông tin, nhân sự, và đào tạo giữa quân đội hai nước.

Nguồn: Manila Bulletin, Philippine Daily Inquirer

by Lý Tưởng Người Việt


Giới hữu trách Australia nói rằng các đám cháy rừng hoành hành trên khắp tiểu bang New South Wales ở miền Nam nước Úc đã phá huỷ khoảng 100 căn nhà ở gần Sydney, và làm 1 người thiệt mạng.

Các giới chức hôm nay nói rằng khoảng 100 đám cháy đang diễn ra, và tiếp tục bùng lên vì thời tiết nóng bức và gió mạnh.

Tính tới lúc này, 1 phần 3 các đám cháy chưa được khống chế.

Hàng trăm người đã phải tạm trú qua đêm thứ Năm tại các trung tâm tạm cư ở ngoại ô thành phố Sydney.

Thời tiết đã dịu bớt vào ngày thứ Sáu, tuy nhiên các giới chức nói rằng tình hình vẫn còn nguy hiểm.

Nguồn: Voa
by Lý Tưởng Người Việt


Cựu nhân viên hợp đồng tình báo Mỹ Edward Snowden, người đã tiết lộ chương trình theo dõi của Cơ quan An ninh Quốc gia Hoa Kỳ NSA, nói rằng 'không có chuyện' Nga hay Trung Quốc có trong tay các tài liệu của NSA.

Trong một cuộc phỏng vấn đăng trên tờ New York Times hôm qua, Edward Snowden nói ông ta đã trao lại tất cả các tài liệu mà ông có trong tay cho các nhà báo ở Hong Kong.

Snowden nói rằng việc mang theo các hồ sơ ấy trên người  khi ông chạy sang Moscow sẽ không phục vụ quyền lợi của công chúng.

Ông Snowden, một cựu nhân viên hợp đồng, còn nói ông ta rất quen thuộc với các hoạt động phản gián mạng của Trung Quốc, và NSA biết rằng ông bảo vệ các thông tin mật, không để rơi vào tay của các gián điệp Trung Quốc.

Trước đó trong năm nay, Snowden tiết lộ rằng Cơ quan An ninh Quốc gia thu thập những chi tiết về các liên lạc thông tin của các công dân Mỹ.

Snowden nói ông ta quyết định lên tiếng sau khi phát giác một báo cáo nội bộ của NSA về những vụ thu thập tin tức của chính phủ Tổng Thống Bush, mà không có lệnh của tòa án.

Ông nói chương trình ấy tránh, không tuân thủ các luật lệ hiện hành về hoạt động theo dõi.

Snowden nói với báo New York Times rằng nếu các giới chức cao cấp nhất trong chính phủ có thể vi phạm luật pháp mà không bị trừng phạt, thì “những quyền hạn bí mật của họ sẽ trở nên vô cùng nguy hiểm.”

Snowden đã chạy sang Hong Kong, rồi sang Moscow sau khi tiết lộ chương trình theo dõi lén của NSA. Tổng Thống Nga Vladimir Putin cho phép ông tỵ nạn tại Nga trong một năm, gây phẫn nộ cho Hoa Kỳ, là nước muốn đưa ông ra tòa xét xử.

Cơ quan An ninh Quốc gia Hoa Kỳ không bình luận gì về những phát biểu của Snowden trên tờ New York Times, nhưng họ từng bênh vực cho chương trình theo dõi. Họ nói rằng chương trình này đã giúp phá vỡ nhiều âm mưu khủng bố quan trọng.

Nguồn: Voa
Thứ Sáu, 18 tháng 10, 2013 by Lý Tưởng Người Việt


Khoảng gần 30 triệu người trên thế giới đang sống trong chế độ gọi là chế độ nô lệ thời hiện đại, theo kết quả của báo cáo về tình hình nô lệ trên toàn thế giới, công bố hôm 17/10.

Báo cáo do tổ chức Walk Free Foundation soạn ra, trong đó có đoạn nói rằng Ấn Độ có số người bị làm nô lệ đông nhất, và Mauritania có đến 4% dân số sống trong cảnh nô lệ.

Trong số 162 quốc gia được tổ chức có trụ sở ở Australia này theo dõi, Trung Quốc có số người được kể là nô lệ là 2.949.243, Thái Lan có 472.811, Miến Điện có 384.037, và Việt Nam có 248.705 người.

Tổ chức WFF hy vọng việc công bố báo cáo này sẽ giúp các nước theo dõi và giải quyết nạn nô lệ thời hiện đại, mà tổ chức này gọi là một “tội ác được bao che.”

Tổ chức WFF định nghĩa nô lệ thời hiện đại là hình thức nô lệ kiểu xa xưa, cọng với những cảnh như lao động để trừ nợ, ép buộc hôn nhân, buôn bán và bóc lột trẻ em, buôn người và lao động cưỡng bách.

Nguồn: AFP, CNN

by Lý Tưởng Người Việt



Việt Nam và Bỉ đạt được đồng thuận về nhiều biện pháp thúc đẩy hợp tác song phương trong buổi tham vấn chính trị Việt Nam-Bỉ lần đầu tiên ở cấp thứ trưởng ngoại giao tại Hà Nội vào ngày 15 tháng 10.

Trong sự kiện diễn ra trong khuôn khổ chuyến thăm Việt Nam từ ngày 13 đến 17 tháng 10, Thứ trưởng Ngoại giao Bỉ Dirk Achten nói hai bên thống nhất tăng cường trao đổi đoàn đại biểu các cấp.

Việt Nam và Bỉ sẽ làm việc với nhau để thực thi hiệu quả các dự án chung về hợp tác phát triển, bao gồm những dự án được hoạch định trong chương trình định hướng hợp tác giai đoạn năm 2011-2015.

Phía Bỉ khẳng định xem Việt Nam là một đối tác ưu tiên trong hợp tác phát triển và cam kết sẽ duy trì hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực bằng cách cấp nhiều học bổng sau đại học cho sinh viên Việt Nam, cũng như tăng cường liên kết giữa các trường đại học và viện nghiên cứu của hai nước.

Hai bên thống nhất duy trì cơ chế tham vấn giữa các bộ, ngành của hai nước.

Là nước điều phối quan hệ ASEAN-EU, Việt Nam cam kết ủng hộ nỗ lực của Bỉ tăng cường quan hệ với ASEAN.

Bỉ cho biết họ sẽ hỗ trợ Việt Nam phát triển sự hợp tác toàn diện với EU bằng cách đẩy nhanh việc phê chuẩn Hiệp định Ðối tác và Hợp tác giữa EU và Việt Nam, thúc đẩy EU công nhận nền kinh tế thị trường tại Việt Nam, cũng như sớm kết thúc đàm phán thỏa thuận thương mại tự do Việt Nam-EU.

Nguồn: Vietnamplus, Nhandan
by Lý Tưởng Người Việt
HÀ NỘI (NV) .- Có những dấu hiệu cho thấy nhà cầm quyền Việt Nam không thay đổi chủ trương tiến hành xây dựng điện hạt nhân bất chấp người dân và giới chuyên viên phản đối mạnh mẽ.


Một sinh viên đang quan sát mô hình nhà máy điện hạt nhân do hai hãng Hitachi (Nhật) và General Electric (Mỹ) hợp tác xây dựng trong một cuộc triển lãm năng lượng hạt nhân ở Hà Nội hồi Tháng 10-2012. (Hình: HOANG DINH NAM/AFP/Getty Images)

Thảm họa điện hạt nhân ở các nước tiên tiến như Nhật Bản, Nga, Mỹ mà đặc biệt thảm họa ở nhà máy Fukushima Tháng Ba 2011 vẫn không làm họ chùn chân. Trong khi đó, các chính phủ có các công ty kỹ nghệ điện hạt nhân thì háo hức cạnh tranh nhau để chia xẻ miếng bánh trị giá $50 tỉ đô la của chương trình xây dựng năng lượng hạt nhân dân dụng tại Việt Nam, từ nay đến năm 2030.

Tuần trước, người ta thấy Việt Nam và Hoa Kỳ ký thỏa hiệp cho phép các công ty Mỹ tham dự các chương trình xây dựng điện hạt nhân tại Việt Nam. Sau khi tổng thống Obama và các giới chức chính phủ trong ngành năng lượng ký thỏa hiệp gọi tắt là “Thỏa hiệp 123”, Quốc hội Hoa Kỳ có 90 ngày để hoặc chống đối hoặc để yên cho nó có hiệu lực.

Đối diện với tình trạng thiếu điện thường xuyên suốt nhiều năm qua, một phần vì thiếu tiền đầu tư, một phần vì giá bán điện khá thấp, Hà Nội lập kế hoạch xây dựng 7 nhà máy điện hạt nhân trong những năm sắp tới.

“Việt Nam có thị trường điện hạt nhân lớn nhất chỉ sau Trung Quốc tại khu vực phía đông Á châu, nay thì các công ty của chúng ta có cơ hội cạnh tranh.” Ngoại trưởng John Kerry phát biểu ở thủ đô Brunei khi ký với thủ tướng CSVN bản thỏa hiệp hợp tác năng lượng hạt nhân dân dụng.

Tuy nhiên, có những trở ngại nhìn thấy trước mặt. Kế hoạch xây dựng hai nhà máy điện hạt nhân đầu tiên tại Việt Nam dự trù khởi công năm 2014 đang bị đẩy lùi xuống năm 2017, theo lời ông Vương Hữu Tấn, Cục trưởng Cục An Toàn Bức Xạ Nguyên Tử của Việt Nam nói gần đây trong một cuộc phỏng vấn.

Những mối ưu tư về thảm họa điện hạt nhân như ở Nhật Bản cũng là những ám ảnh. Toàn bộ hệ thống các nhà máy điện hạt nhân ở Nhật Bản đã được lệnh tạm đóng cửa sau khi sóng thần đã làm cho nhà máy điện nguyên tử Fukushima Dai-ichi tan chảy.

Một cuộc nghiên cứu hồi năm 2011 của một số viện nghiên cứu tại nước Ý nhận định là những dữ kiện lịch sử có từ trước cho thấy vùng bờ biển Việt Nam có nguy cơ lớn bị tác động bởi sóng thần gây ra bởi trận động đất lớn từ phía đông Biển Đông. Bản đồ nghiên cứu giả định sóng thần và động đất của những tổ chức đó cho rằng tỉnh Ninh Thuận, nơi đang được chuẩn bị xây dựng một số nhà máy điện hạt nhân và một số tỉnh dọc biển lân cận, là những nơi chịu tác động nhiều nhất của sóng thần nếu xảy ra.

Tuy vậy, ông Tấn vẫn quả quyết an toàn là ưu tiên hàng đầu của Việt Nam khi quyết định xây dựng các nhà máy điện hạt nhân theo đúng tiêu chuẩn an toàn quốc tế.

Theo bài phân tích của hãng thông tấn AP, một trong những lý do Hà Nội không chùn bước trong kế hoạch nói trên là vì nhà cầm quyền CSVN có thói quen khi đã quyết định thì làm, chẳng bận tâm bao nhiêu đối với dư luận quần chúng.

Trước đây, từ xây dựng thủy điện ở vùng nguy cơ động đất cao, xây dựng xưởng lọc dầu rất xa các thị trường tiêu thụ, lập nhà máy khai thác bauxite ở Tây nguyên, họ đều bị dư luận gồm cả các trí thức, chuyên gia khuyên can không nên thực hiện với những lý lẽ hết sức hợp lý, cả về kinh tế cũng như khoa học kỹ thuật, cũng đều bị nhà nước bỏ ngoài tai.

Đến xây dựng điện hạt nhân, nhiều chuyên gia trong ngoài nước đều nêu các lý do an toàn, sự tốn kém vượt xa các nhà máy nhiệt điện, để khuyến cáo nhưng cũng đều bị bỏ ngoài tai. Thế giới đang theo nhau dẹp dần các nhà máy điện hạt nhân vì thấy lợi bất cập hại thì chế độ Hà Nội nhất quyết lao đầu đi tới.

“Chúng tôi cần có các nhà máy điện hạt nhân để bảo đảm sự cung cấp điện năng cho đất nước”,  ông Vương Hữu Tấn nói. “Các nguồn năng lượng khác không đủ xài”.

Như trên đã trình bày, giới chuyên viên điện năng đã chỉ ra với các con số cụ thể chứng minh rằng bỏ tiền ra xây dựng nhiệt điện vừa ít tốn kém hơn, vừa nhanh hơn, vừa ít nguy hiểm hơn mà tại sao không làm?

Ngược lại với cách điều hành đất nước độc đảng tại Việt Nam, các nước khác trong khu vực như Phi Luật Tân, Malaysia, Indonesia khi đưa ra các chương trình xây dựng điện hạt nhân đều bị dân chúng nước họ biểu tình chống lại, theo nhận xét của ông Kevin Punzalan, nhà nghiên cứu tại đại học De LaSalle College ở thành phố St. Benilde, Phi Luật Tân.

Việt Nam rất cần thêm điện để thỏa mãn nhu cầu, điều này có thể nhìn thấy qua thực tế vì hệ thống các nhà máy thủy điện và các nhà máy nhiệt điện chạy than hay chạy bằng khí đốt hiện không đủ xài. Thủy điện thì tới mùa khô là cạn nước chạy máy, chỉ vận hành cầm chừng. Các mỏ than trong nước thì ngày một hết dần trong khi chúng còn bị đám “kẻ xấu” bán lậu sang Trung quốc.

Ngân Hàng Phát Triển Á Châu ước tính nhu cầu điện năng tại Việt Nam gia tăng 14% một năm cho đến năm 1015 rồi sau đó giảm xuống còn 11% cho đến năm 2020. Giới trung lưu tại Việt Nam càng ngày càng có khả năng chi trả phí tổn điện năng cho máy lạnh và các trang bị , đồ dùng chạy điện khác cho tiện nghi cuộc sống hàng ngày, kích thích nhu cầu điện gia tăng.

Năm 2011, nhà cầm quyền trung ương đưa ra kế hoạch gia tăng sản xuất điện năng đến năm 2030 nhưng giới chuyên viên phân tích cho rằng Hà Nội khó kêu gọi đầu tư từ ngoại quốc vì giá điện bán cho tiêu thụ tại Việt Nam thấp hơn giá điện sản xuất. Hiện nay, lãnh vực cung cấp điện nằm hoàn toàn trong tay đám quốc doanh. Tập đoàn điện lực quốc doanh Việt Nam vận hành không hiệu quả, đầy ngập nợ xấu vì đầu tư vào những ngành đang chết dở, đặc biệt địa ốc.

Dù sao, kế hoạch xây dựng điện hạt nhân vẫn được Hà Nội dấn tới. Theo lời ông Tấn, các sinh viên tốt nghiệp đại học ở Việt Nam đang được đưa sang huấn luyện chuyên môn tại Nga và Nhật để trở thành chuyên viên điện hạt nhân.

Tuy chưa có nhà máy nào được khởi công nhưng như tin tức báo chí, Nga và Nhật hiện đang dẫn đầu các chương trình xây dựng nhà máy điện hạt nhân tại Việt Nam, đặt tại tỉnh Ninh Thuận. Các nước khác, Hàn quốc và Hoa Kỳ, bám sát theo sau với những mời chào hứa hẹn tín dụng và chuyển giao kỹ thuật.

Tháng Năm 2013 vừa qua, một phái đoàn kỹ nghệ năng lượng hạt nhân dân dụng của Hoa Kỳ đã theo chân Thứ trưởng thương mại quốc tế Francisco Sanchez tới Hà Nội giới thiệu một hệ thống nhà máy điện hạt nhân nhiều nhất thế giới, tối tân nhất thế giới của Mỹ. Nhưng cái Thỏa Hiệp 123 chỉ cho phép Việt Nam mua các thanh năng lượng hạt nhân trên thị trường quốc tế chứ không cho phép Việt Nam tự làm giàu từ uranium của mình. (TN)

Nguồn: Người Việt
by Lý Tưởng Người Việt
SÀI GÒN (NV) - Một người đàn ông bị cướp bỗng dưng biến thành “mạnh thường quân” bất đắc dĩ. Cọc tiền 50 triệu đồng, tương đương 2,500 đôla, trong túi ông gồm 100 tờ giấy bạc mệnh giá 500,000 đồng, văng ra ngoài rơi lả tả trên đường đi.

Hàng trăm người qua lại, lao tới, nhặt, chụp, bốc lấy... được tờ nào hay tờ đó. Sự việc xảy ra sáng ngày 16 tháng 10 tại góc đường Bà Huyện Thanh Quan và Võ Văn Tần, quận 3, Sài Gòn.



Xe của kẻ cướp bỏ lại. (Hình: xaluan.com)


Theo báo mạng 'Xaluan.com', khổ chủ là một người đàn ông tên Trường 44 tuổi, giám đốc một công ty xây dựng, ngụ tại quận Phú Nhuận. Ông Trường cho biết, sáng ngày nói trên, ông rời công ty, nhét vào túi quần xấp giấy bạc 100 tờ mệnh giá 500,000 đồng, tổng cộng 50 triệu đồng để mang đi nộp ngân hàng.

Gặp đèn đỏ, ông Trường dừng xe lại ngã tư Bà Huyện Thanh Quan và Võ Văn Tần để chờ. Thình lình, bốn thanh niên lạ mặt chở nhau trên hai chiếc xe gắn máy từ đàng sau ào lên, kẹp chiếc xe của ông Trường vào giữa. Ông Trường chưa kịp định thần để xem việc gì xảy ra, đột nhiên một trong bốn thanh niên nói trên thò tay vào túi quần của ông móc ra xấp tiền rồi phóng chạy.

Biết bị cướp, ông Trường chỉ kịp phản ứng bằng cách nắm tay thanh niên nọ lại. Hai bên trì kéo qua lại khiến xấp tiền vụt khỏi tay của cả hai, rơi tung tóe trên mặt đường. Cuộc giằng co giữa đôi bên cuối cùng khiến một thanh niên trong bọn bỏ chiếc xe gắn máy lại để chạy thoát thân. Còn thanh niên trực tiếp thò tay vào túi quần của ông Trường được hai người kia kéo lên chiếc xe còn lại chạy mất.

Ðến lúc đó, cảnh hỗn loạn kinh hoàng diễn ra. Hàng chục, rồi hàng trăm người đi đường nhào tới kẻ chụp, người túm những tờ giấy bạc tung tóe khắp nơi. Cũng có người thương hại, đứng lại nhặt hộ những tờ giấy bạc 500,000 đồng rơi vãi.

Cuối cùng, ông Trường đếm lại, xấp giấy bạc chỉ còn 30 triệu đồng, tương đương 1,500 đô. Tính ra, coi như ông đã bị cướp mất 20 triệu đồng, tương đương 1,000 đô. Ðến lúc đó, ông Trường chỉ còn cách đem chiếc xe của kẻ cướp bỏ lại giao nộp cho công an để điều tra.

Dư luận cho biết, chiêu thọt tay vào túi quần, túi áo để cướp ngang nhiên giữa phố thường xuyên xảy ra. Có vụ, bọn cướp đi cả băng, đến 5-7 chiếc xe gắn máy, chặn đầu xe của khổ chủ để cướp giật. Trong hầu hết các tình huống nói trên, nạn nhân không được sự trợ giúp của bất kỳ cá nhân hay tổ chức nào, kể cả công an. (PL)

Nguồn: Người Việt
by Lý Tưởng Người Việt
QUẢNG TRỊ (NV) - Một vụ ngộ độc thực phẩm xảy ra ở huyện Hướng Hóa, Quảng Trị khiến 150 người nhập viện. Tất cả các bệnh nhân cho biết, trước đó đã ăn bánh mì ở tiệm Quang Trung, tọa lạc tại thị trấn Khe Sanh, huyện Hướng Hóa.

Theo báo Thanh Niên, số nạn nhân ngộ độc phải cấp cứu vì món bánh mì ở tiệm Quang Trung tăng vọt từng hồi. Ðến chiều ngày 17 tháng 10, bệnh viện đa khoa Hướng Hóa, Quảng Trị cho biết, số người nhập viện lên đến xấp xỉ 150. Tất cả các bệnh nhân đều có chung một triệu chứng ban đầu: đau bụng, nôn mửa, tiêu chảy và sốt.



Bệnh nhân ngộ độc vì bánh mì tăng vọt từng hồi. (Hình: báo Thanh Niên)


Bà Lê Thị Lan, một nạn nhân được cấp cứu từ sớm cho biết, cả ba mẹ con của bà đã dùng một ổ bánh mì xíu mại và chả mua tại tiệm Quang Trung. Ăn xong không lâu sau, cả ba người đều lên cơn đau bụng, và rồi bị tiêu chảy nhiều lần. Khi không thể chịu được nữa, ba mẹ con bà Lan đành phải vào bệnh viện cấp cứu. Cả ba người đều được chẩn đoán bị ngộ độc thực phẩm.

Cũng theo báo Thanh Niên, số bệnh nhân tăng vọt từng hồi khiến bệnh viện Hướng Hóa không còn chỗ chứa. Nhiều bệnh nhân phải chen chúc nhau trên một chiếc giường.

Theo cuộc điều tra ban đầu, người ta không ngoại trừ khả năng là tiệm bánh mì Quang Trung dùng thực phẩm tích trữ trong thời gian bão đổ bộ để bán cho người dân, bất chấp các loại thực phẩm này đã hết hạn sử dụng.

Vào tuần trước, một vụ ngộ độc thực phẩm xảy ra tại Tiền Giang làm 1,000 công nhân công ty may Wondo Vina, Hàn Quốc phải nhập viện cấp cứu.

Năm tháng trước, báo Người Lao Ðộng đưa tin, hơn 100 người đã phải nhập viện sau khi dùng bánh mì thịt của một tiệm bánh nổi tiếng ở Bến Tre. (PL)

Nguồn: Người Việt
by Lý Tưởng Người Việt
LÂM ÐỒNG (NV) - Bốn người ngoại quốc bị “bắt chẹt” tại chợ đêm Ðà Lạt, suýt nữa mất “toi” 350,000 đồng, tương đương $17.5. Chuyện xảy ra vào tối 16 tháng 10.

Báo Thanh Niên cho biết, một phụ nữ Việt Nam quốc tịch Pháp, cùng với chồng và bố mẹ chồng - đều là người Pháp, từ Hà Nội đến thăm chợ đêm Ðà Lạt vào tối nói trên. Gia đình người phụ nữ này, tên PHN, không ghé lại các quán cóc mà vào thẳng nhà hàng Anh Ðào, ở đường Nguyễn Thị Minh Khai của công ty Hiệp Thanh Bình, định dùng buổi tối. Bà PHN đặt hàng một con gà “chạy bộ” cùng với một đĩa rau luộc và một tô bún bò Huế để dùng cho cả gia đình bốn người.



Tính chất lịch sự của người Ðà Lạt không còn nữa. (Hình: báo Thanh Niên)


Tuy nhiên, khi các món ăn được dọn ra, bà PHN nghi món gà luộc là loại đông lạnh, chứ không phải gà sống mới bị thịt như yêu cầu của bà lúc ban đầu. Vì lý do này, bà PHN đòi trả lại món thịt gà luộc và không chịu trả tiền món này.

Ngay sau quyết định của bà PHN, có ít nhất mười người từ sau quán kéo đến bao vây bàn ăn của gia đình bà PHN, mắng chửi, la lối om sòm để uy hiếp, khủng bố tinh thần của bốn người nói trên. Sợ bị hành hung không hay, bà PHN buộc lòng phải móc tiền ra trả 350,000 đồng dù không ăn một món nào của nhà hàng, rồi mới được rời quán.

Cả nhà bà PHN lập tức đến đồn công an phường 1, thành phố Ðà Lạt trình bày tự sự. Ðến lúc đó, bà chủ quán Anh Ðào mới chịu hoàn trả lại số tiền 350,000 cho bà PHN.

Theo bà PHN, bà đã đến thăm thành phố Ðà Lạt nhiều lần, cũng từng là nạn nhân của một số chủ quán “treo đầu dê, bán thịt chó.” Lần này, bà lại đến thăm Ðà Lạt cùng với gia đình chồng, đã “phòng ngừa” từ trước nhưng cuối cùng vẫn bị rơi vào bẫy “chẹt” của nhà hàng.

Cũng theo báo Thanh Niên, nhiều vụ tranh chấp tương tự giữa du khách và các chủ sạp, quán ăn ở khu vực chợ đêm Ðà Lạt xảy ra thường xuyên trong thời gian gần đây. Mới hôm 19 tháng 7, 2013, một nhóm du khách vào quán Hạnh Tâm gọi món cháo gà, ghi giá 25,000 đồng, tương đương 1.2 đô la. Tuy vậy, hóa đơn tính tiền lại ghi đến 80,000 đồng, tương đương 4 đôla mỗi tô cháo.

Thực khách không đồng ý trả tiền với giá quá cao, lập tức bị một số thanh niên lạ mặt bao vây đòi “làm thịt.” Cuối cùng, họ đành phải móc tiền ra trả mới được yên thân. Hai đêm trước đó nữa, một nhóm du khách Việt kiều vào một quán ăn ở chợ đêm Ðà Lạt cũng lâm vào tình cảnh tương tự.

Sau đó nữa, hôm 28 tháng 7, 2013, một nữ du khách đến từ Kiên Giang, tên HNT 26 tuổi bị người bán hàng rong cầm cây đánh đến ngất xỉu vì cãi nhau giá dâu tây.

Bà Huỳnh Thị Phương Linh, chủ tịch phường 1, thành phố Ðà Lạt cho biết, chợ đêm Ðà Lạt đặt dưới sự quản lý của hàng chục đơn vị. Vì tình trạng này, hầu như mọi hoạt động tại đây, từ giá cả, vệ sinh, an toàn thực phẩm, đến trật tự, an ninh hầu như vượt khỏi tầm kiểm soát của chính quyền địa phương. (PL)

Nguồn: Người Việt
by Lý Tưởng Người Việt
VIỆT NAM (NV) - Tại cuộc họp thảo luận nội dung dự thảo Luật Quốc Tịch năm 2008 đến nay đã phải được sửa đổi những điều khoản bất hợp lý, một số ý kiến cho rằng cần phải kéo dài thời hạn cuối cùng để Việt kiều nộp hồ sơ nhập tịch Việt Nam.

Theo báo Tuổi Trẻ, cuộc họp nói trên được tổ chức sáng ngày 17 tháng 10 tại trụ sở ủy ban về người Việt Nam ở hải ngoại tại Sài Gòn.



Việt kiều thường xuyên về nước cứu trợ đồng bào nghèo, nhưng không muốn xin nhập tịch Việt Nam. (Hình minh họa: phatgiao.org.vn)


Vấn đề được thảo luận nhiều nhất tại cuộc họp này là thời hạn để người Việt Nam ở hải ngoại nộp hồ sơ xin nhập tịch Việt Nam hiện nay không còn xa. Theo Luật Quốc Tịch được nhà cầm quyền CSVN ban hành năm 2008, đến tháng 7 năm 2014 tới đây là hạn chót để người Việt Nam ở hải ngoại nộp hồ sơ xin nhập quốc tịch Việt Nam.

Một tài liệu thống kê chính thức được công bố tại cuộc họp trên cho biết, tính đến nay chỉ mới có khoảng 4,000 trên tổng cộng 4 triệu người Việt Nam ở hải ngoại có quốc tịch Việt Nam, chiếm tỉ lệ 0.1%.

Một Việt kiều đang ngụ tại quận 1 nói rằng, đó là con số quá thấp. Ông này cho rằng, ấn định hạn chót là tháng 7, 2014 để nộp hồ sơ xin nhập tịch Việt Nam là quá ngắn.

Còn theo ông Nguyễn Văn Anh, trưởng phòng Quản Lý Xuất-Nhập Cảnh thuộc Công An Sài Gòn thì Luật Quốc Tịch của Việt Nam chưa quy định rõ trách nhiệm và quyền lợi của người công dân song tịch.

Báo mạng VNExpress trích dẫn tài liệu nói rằng hiện nay có nhiều quốc gia chấp nhận đa tịch gồm Úc, Anh, Pháp, Hoa Kỳ, Canada. Trong khi đó, Nga, Trung Quốc, Ấn Ðộ, Nhật, Nam Hàn, Singapore... buộc công dân nước mình xin nhập tịch quốc gia khác thì phải từ bỏ quốc tịch hiện tại.

Theo một chuyên viên làm việc tại cơ quan di dân và người tị nạn của Hoa Kỳ, luật quốc tịch của Việt Nam lâu nay chứa đựng nhiều điều khoản không rõ ràng.

Ông này cũng nói rằng, Luật Quốc Tịch có hiệu lực thi hành của Việt Nam từ năm 2008 vừa công nhận nhưng cũng vừa không công nhận các trường hợp song tịch.

Theo ông, công dân Hoa Kỳ chỉ mất quốc tịch của mình khi tự nguyện từ bỏ. Vì vậy, họ có thể có cùng lúc hai quốc tịch, Hoa Kỳ và một quốc gia khác một cách dễ dàng. (PL)

Nguồn: Người Việt
by Lý Tưởng Người Việt
HÀ NỘI (NV) .- Nông dân Việt Nam chịu 70% chi phí cho nông sản xuất cảng nhưng chỉ được hưởng 30% lợi nhuận, 70% lợi nhận còn lại bị các tầng nấc trung gian và doanh nghiệp xuất cảng chia nhau cùng hưởng.



Dù “dãi nắng dầm mưa”, nỗ lực hết mức nhưng nông dân vẫn không thể sống được bằng trồng trọt, chăn nuôi (Hình: Tuổi Trẻ)


Đó là kết luận được nêu trong Báo cáo “Ai hưởng lợi khi giá gạo tăng”, do Viện  Chính  sách  và  Chiến  lược Phát triển Nông nghiệp, nông thôn (IPSARD) cùng Tổ chức Oxfam tại Việt Nam thực hiện.
Nhóm thực hiện cuộc khảo sát để viết báo cáo vừa kể nhận định: Khi giá gạo trên thị trường thế giới giảm, giá bán lúa sẽ tụt xuống. Lợi nhuận từ trồng lúa đã thấp sẽ càng thấp hơn. Ngược lại, nếu giá gạo trên thị trường thế giới tăng, nông dân chỉ thu lợi rất thấp.

Chẳng hạn, so sánh giá lúa nông dân bán ra với giá gạo xuất cảng năm 2008, người ta thấy rằng, dù giá gạo xuất cảng tăng từ 430 USD/tấn lên hơn 900 USD/tấn nhưng giá lúa mà nông dân bán ra chỉ tăng chưa đến 100 USD/tấn.

Cũng vì vậy, nông dân là đối tượng trực tiếp gánh chịu tất cả các rủi ro, từ dịch bệnh, thiên tai tới tình trạng giá gạo trên thị trường thế giới tụt giảm.

Sở dĩ nông dân chỉ được hưởng 30% lợi nhuận trong chuỗi giá trị của hạt gạo dù phải  gánh tới 70% chi phí là vì có quá nhiều tầng nấc trung gian. Sự xuất hiện của quá nhiều tầng nấc trung gian được xác định là do các doanh nghiệp xuất cảng gạo quá kém trong tổ chức kinh doanh.

Xuất cảng gạo của Việt Nam hiện vẫn nằm trong tay những doanh nghiệp hoàn toàn của nhà nước hay có một phần vốn của nhà nước (các doanh nghiệp nhà nước được cổ phần hóa và nhà nước nắm tỷ lệ cổ phần nhất định). Hai Tổng công ty lương thực của nhà nước là Vinafood I và Vinafood II vẫn chiếm khoảng 50% tổng lượng gạo xuất cảng.

Tuy chế độ Hà Nội tuyên bố cho phép các doanh nghiệp tư nhân tham gia xuất cảng gạo từ năm 2001 nhưng số lượng doanh nghiệp tư nhân tham gia lĩnh vực này được nhận định là “vẫn còn hạn chế”. Chưa kể, năm 2010, sau khi nhà cầm quyền trung ương ban hành một nghị định, qui định về nhà kho, công suất xay xát đối với các doanh nghiệp xuất cảng gạo (Nghị định 109), nhiều doanh nghiệp tư nhân đương nhiên bị loại ra khỏi lĩnh vực xuất cảng gạo vì không đáp ứng đủ yêu cầu mà nghị định này đặt ra.

Tuy sống nhờ thành quả lao động của nông dân song chỉ có từ 5% đến 7% doanh nghiệp xuất cảng gạo cung cấp đầu vào, hỗ trợ kỹ thuật, xây dựng vùng nguyên liệu và bao tiêu sản phẩm cho nông dân. Số còn lại dùng lợi nhuận để đầu tư vào các lĩnh vực khác kể cả kinh doanh bất động sản, xe hơi, xe hai bánh gắn máy… nhằm tăng lợi nhuận và giảm rủi ro.

Nghiên cứu của IPSARD và Tổ chức Oxfam tại Việt Nam khẳng định, tuy có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất lúa gạo và rất nhanh nhạy trong việc tiếp thu công nghệ mới nhưng nông dân Việt Nam càng ngày càng nghèo.

Các nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới và Tổ chức Oxfam thực hiện vào năm 2012 đều chỉ rằng rằng, dù rất chịu khó và linh hoạt, thu nhập của nông dân vẫn thấp một cách đáng ngại. Thu nhập trung bình từ trồng lúa của các gia đình tại khu vực đồng bằng sông Cửu Long - vùng có lợi thế sản xuất lúa tốt nhất - chỉ đạt 535 ngàn đồng/người/tháng, tương đương một nửa mức lương tối thiểu tại Việt Nam.

Cũng vì thế, ngoài trồng lúa, nông dân phải dựa vào các nguồn thu nhập khác từ chăn nuôi hoặc các hoạt động phi nông nghiệp. Dù gần đây, các viên chức Việt Nam cũng như giới chuyên gia đang bàn bạc về kế hoạch “tái cơ cấu” đủ thứ liên quan tới nông thôn, nông nghiệp, nông dân song tương lai của tam nông vẫn rất mù mịt.

Chi phí tăng vọt nhưng giá các loại nông sản, sản phẩm chăn nuôi (gà, vịt, heo, bò,…), thủy sản (tôm, cá,…) vẫn rẻ như bèo, thậm chí đôi lúc không có người mua. Nông dân không thể sống nhờ ruộng đồng nên đã ngưng trồng trọt, chăn nuôi. Đất đai bị bỏ hoang.

Phong trào “người cày bỏ ruộng” đã lan từ miền Bắc tới miền Trung... đang đẩy nông nghiệp Việt Nam đến chỗ lụn bại, nông thôn tiêu điều xơ xác, nông dân đói khổ, bỏ xứ tha phương cầu thực. Một thống kê về thu nhập của giới chiếm 70% dân số Việt Nam cho thấy, thu nhập của nông dân đang ở giai đoạn thấp nhất trong vòng 27 năm qua (tính từ thời điểm Việt Nam bắt đầu “đổi mới”).

Hồi giữa năm nay, Trung tâm Tư vấn Chính sách Nông nghiệp, Nông thôn công bố kết quả một cuộc khảo sát về nông thôn, nông dân, theo đó, có tới 42% nông dân không hài lòng với cuộc sống hiện tại vì thu nhập không tương xứng với kết quả lao động.

Cùng thời điểm đó, Ông Đặng Kim Sơn, Viện trưởng Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp, nông thôn, cho rằng, nông dân bị đối xử thiếu công bằng. Những gì họ đóng góp và bị lấy đi quá lớn so với những gì trả lại cho họ.

Ông Sơn phân tích, nông nghiệp đóng góp 20% cho GDP, tạo việc làm cho 50% lao động tại Việt Nam, song  tỷ trọng ngân sách đầu tư cho nông nghiệp chưa đến 10%, chi tiêu dành cho nông nghiệp chỉ chiếm 10% trong tổng chi ngân sách. Nông dân bị buộc phải hy sinh để bù đắp cho nợ xấu của hệ thống ngân hàng và tiếp sức để giải quyết khó khăn cho doanh nghiệp.

Đây là lý do khiến Bộ Nông nghiệp Phát triển nông thôn CSVN soạn thảo “Đề án tái cơ cấu nông nghiệp”, đã được  phê duyệt hồi giữa tháng 6. Tuy nhiên ngay sau đó, “Đề án tái cơ cấu nông nghiệp” bị cả giới chuyên gia kinh tế lẫn nông nghiệp chỉ trích vì vẫn không màng đến “tái cơ cấu” thu nhập cho nông dân. (G.Đ)

Nguồn: Người Việt
by Lý Tưởng Người Việt
HÀ NỘI  (NV) .- Nhà cầm quyền tuyên truyền kinh tế Việt Nam “chuyển biến tích cực, đúng hướng, đạt kết quả khá toàn diện” nhưng các banner, bảng “hạ giá”, “đại hạ giá”, “giảm giá sốc”…  treo, dựng khắp nơi.


“Đại hạ giá” khắp nơi, từ trung tâm thương mại tới các cửa hiệu, sạp hàng. (Hình: Dân Trí)

Nhiều tờ báo mô tả quảng cáo “hạ giá”, “đại hạ giá”, “giảm giá sốc” đang nhan nhản từ các trung tâm thương mại tới những cửa hiệu, sạp hàng.

Rao bán “hạ giá”, “đại hạ giá”, “giảm giá sốc” đang được áp dụng cho tất cả các loại mặt hàng ở Việt Nam, từ xe hai bánh gắn máy, TV, tủ lạnh, máy giặt,… cho tới quần áo, giày dép. Giá bán hiện đã giảm trung bình từ 20% đến 30% và không ít nơi, không ít mặt hàng, giá bán giảm tới 40% hoặc 50%.

Điểm đặc biệt đáng chú ý là bất kể giá bán giảm dữ dội nhưng hoạt động mua bán vẫn èo uột. Các trung tâm thương mại, cửa hiệu, sạp hàng vẫn vắng khách. Tờ Người Lao Động cho rằng, sở dĩ có tình trạng hàng hóa ê hề, giá bán rẻ mạt, song vẫn ế là vì dân chúng đã kiệt sức.

Vì sao dân chúng kiệt sức?

Hồi cuối tháng 9, tại Diễn đàn Kinh tế mùa Thu, ông Trần Đình Thiên, Viện trưởng Viện Kinh tế, khẳng định, số người thất nghiệp trong hai năm rưỡi vừa qua, tính từ khi kinh tế Việt Nam bắt đầu suy thoái là nhiều triệu. Vì từ năm 2011 đến tháng 6 năm 2013 có khoảng 135,000 doanh nghiệp ngưng hoạt động và khoảng 450,000 doanh nghiệp đang hoạt động phải giảm 30% công suất, nên ông Thiên tin là ít nhất cũng có 5.5 triệu người thất nghiệp do suy thoái kinh tế.

Chẳng riêng công nhân, ngay cả nông dân cũng lao đao. Trong khi chi phí (cây giống, con giống, phân bón, thuốc trừ sâu, xăng dầu, điện, thức ăn chăn nuôi,…) liên tục tăng thì lúa gạo, các loại nông sản, sản phẩm chăn nuôi (thịt, trứng, sữa,…), thủy sản (tôm, cá,…) liên tục giảm giá. Nông dân ngập sâu trong nợ và thi nhau bỏ ruộng, ngưng trồng trọt, dừng nuôi gà, heo, bò, tôm, cá…

Kinh tế Việt Nam đang bị đẩy sâu hơn vào vòng luẩn quẩn. Ngân sách bội chi mỗi lúc một nhiều trong khi nguồn thu càng ngày càng ít. Các doanh nghiệp vốn đã điêu đứng vì tác động của suy thoái kinh tế nay càng thêm bế tắc do hàng hóa tồn đọng càng lúc càng lớn. Doanh nghiệp càng khó khăn thì tỷ lệ thất nghiệp càng cao và  mãi lực mỗi ngày một giảm.

Trong bối cảnh như thế, giá các loại sản phẩm, dịch vụ do các tập đoàn, tổng công ty nhà nước độc quyền cung cấp như: viễn thông, điện, nước, xăng dầu liên tục tăng và bào mòn khả năng cạnh tranh của doanh giới Việt Nam cũng như khả năng tiêu dùng của dân chúng.

Những yếu tố vừa kể là nguyên nhân khiến thời gian vừa qua, nhiều chuyên gia kinh tế lẫn báo giới đồng loạt cảnh báo, niềm tin vào sự hồi phục kinh tế trong công chúng Việt Nam đang giảm đáng kể.

Bởi kiệt quệ về tài chính và lo âu về tương lai, , dân chúng Việt Nam đang hạn chế chi tiêu tới mức tối đa. Doanh giới cũng mang tâm trạng này. Hồi tháng 7, Ngân hàng HSBC công bố, trong hai tháng 5 và 6, chỉ số mua hàng của giới quản trị (PMI), sụt giảm đáng ngại, điều đó cho thấy doanh giới muốn hạn chế đầu tư.


Dù giá bán giảm từ 20% đến 50% các trung tâm thương mại, cửa hiệu, sạp hàng vẫn không có người lui tới. Trong ảnh là một góc Trung tâm Thương mại Hà Nội. (Hình: Infonet)

Nhiều chuyên gia kinh tế khuyến cáo, muốn kinh tế Việt Nam có thêm sức để vượt qua những khó khăn như hiện nay, điều đầu tiên mà chế độ Hà Nội phải làm là khôi phục niềm tin của cả dân chúng lẫn doanh nghiệp vào khả năng điều hành kinh tế của mình. Tuy nhiên hàng loạt chính sách, giải pháp được đề ra từ 2012 đến nay chỉ tạo thêm bất an.

Việt Nam hiện có 13 tập đoàn và 96 tổng công ty của nhà nước. Số tập đoàn và tổng công ty của nhà nước này đang nắm giữ khoảng 75% tài sản cố định của quốc gia, 60% tổng tín dụng ngân hàng và tổng vốn vay nước ngoài nhưng chỉ tạo ra khoảng 40% tổng sản phẩm trong nước.

Kết quả kiểm toán trong vài năm gần đây cho thấy, khác biệt duy nhất qua kết quả kiểm toán hàng năm đối với các tập đoàn và tổng công ty của nhà nước là thua lỗ năm sau lớn hơn năm trước.

Trong khi các chuyên gia kinh tế nhiều lần cả quyết, một trong những nguyên nhân chính dẫn tới suy thoái là việc dồn gần như toàn bộ nguồn lực quốc gia cho các tập đoàn và tổng công ty của nhà nước, bất kể chúng hoạt động không hiệu quả.

Chế độ cũng bất kể các doanh nghiệp vừa và nhỏ vốn là điểm tựa của toàn bộ nền kinh tế bị kiệt sức  rồi chết hàng loạt, mà mới đây, qua Hội nghị Trung ương 8, giới lãnh đạo Đảng CSVN vẫn xác định tiếp tục để “kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo”. (G.Đ)

Nguồn: Người Việt
by Lý Tưởng Người Việt
VIỆT NAM (NV).- Không còn được miễn nhiều sắc thuế dành cho xe hơi, mô tô, sắp tới đây, vật dụng của Việt kiều hồi hương mang theo về nước cũng phải chịu thuế nhập cảng như các loại hàng hóa thông thường khác.

Công văn của phó thủ tướng CSVN, ông Vũ Văn Ninh, mới đây đã chính thức đề nghị Bộ Tài chính ban hành các qui định sửa đổi luật thuế để sớm áp dụng, nhắm vào thành phần Việt kiều hồi hương.


Xét giấy tờ xe Việt kiều hồi hương.nhập cảng. (Hình: báo Tiền Phong)


Theo báo mạng NDH, chủ trương khuyến khích Việt kiều hồi hương của nhà cầm quyền Việt Nam lâu nay có thể bị sửa đổi trong một sớm một chiều. Trước đây, coi Việt kiều hồi hương là thành phần cần được ưu đãi, nhà cầm quyền  cho phép họ được mang về xe hơi nhập cảng mà không phải chịu thuế trị giá gia tăng (VAT), thuế nhập cảng. Nhờ chỉ phải nộp thuế tiêu thụ đặc biệt, chiếc xe nhập cảng về Việt Nam theo dạng "Việt kiều hồi hương" rẻ rất nhiều so với loại xe thương mại nhập cảng.

Tuy nhiên mới đây, nại lý do ngăn chặn hành vi gian lận, lợi dụng chính sách ưu đãi nêu trên, nhà cầm quyền Việt Nam bắt đầu xem xét lại chủ trương ưu đãi thuế đối với xe Việt kiều hồi hương.

Một phúc trình của Bộ Tài chính nói rằng, năm 2011 có tổng cộng 164 xe hơi nhập cảng về Việt Nam theo diện Việt kiều hồi hương được miễn thuế VAT và thuế nhập cảng. Đến năm 2012, con số này gia tăng "đột biến," lên đến 1,142 chiếc, trong đó có nhiều xe sang như Porsche, Bentley, BMW… Nếu số xe nói trên bị đánh thuế, nhà nước Việt Nam đã thu được hàng triệu đôla.

Như vậy, nếu luật thuế được sửa đổi theo hướng "không còn ưu đãi Việt kiều hồi hương" như trước, không chỉ có xe hơi, mô tô, mà các loại vật dụng, đồ dùng, hàng hóa của Việt kiều mang theo về, cũng bị đánh thuế trị giá gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt. (PL)

Nguồn: Người Việt
by Lý Tưởng Người Việt


Việt Nam xúc tiến chương trình năng lượng hạt nhân dân sự mang tính tham vọng nhất ở khu vực Đông Nam Á bất chấp các quan ngại về an toàn kỹ thuật sau thảm họa hạt nhân 2011 ở Nhật Bản, theo một bài phân tích của AP ngày 17/10.

Bài viết nói các doanh nghiệp nước ngoài và các công ty quốc doanh Việt Nam đang cạnh tranh để bước chân vào ngành công nghiệp trị giá ước tính có thể lên đến 50 tỷ đô la vào năm 2030.

Các kế hoạch hạt nhân dân sự của Việt Nam tuần qua được thúc đẩy bởi thỏa thuận với Hoa Kỳ cho phép các công ty Mỹ phát triển năng lượng hạt nhân dân sự tại Việt Nam.

Một khi Tổng thống Mỹ và các giới chức năng lượng hàng đầu của Mỹ ký vào Thỏa thuận 123, Quốc hội Hoa Kỳ có 3 tháng để quyết định thông qua hay không.

Sau lễ ký thỏa thuận với Việt Nam hồi tuần trước tại Brunei, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry nói ở khu vực Đông Á, Việt Nam là thị trường lớn thứ nhì chỉ sau Trung Quốc về năng lượng hạt nhân.

Ngành điện lực Việt Nam bị thống trị bởi công ty điện lực quốc doanh và các chi nhánh hoạt động không hiệu quả và đầy nợ nần.

Việt Nam đang dự tính xây 7 nhà máy hạt nhân trong vài năm tới để đối phó với các khó khăn về năng lượng sau nhiều năm thiếu đầu tư.

Tuy nhiên, ngày khởi công xây dựng 2 nhà máy đầu tiên bị đình hoãn 3 năm, từ 2014 thành 2017, theo ông Vương Hữu Tấn, Viện trưởng Viện Năng lượng Nguyên tử Việt Nam trong một cuộc phỏng vấn với AP mới đây.

Thảm họa hạt nhân ở Nhật cũng là một nguyên nhân làm trì hoãn các kế hoạch của Việt Nam.

Một cuộc nghiên cứu hồi năm 2011 do 3 khoa học gia thuộc các viện nghiên cứu của Italy thực hiện nói rằng đường duyên hải Việt Nam có nguy cơ dễ bị ảnh hưởng bởi các đợt sóng thần do động đất gây ra xuất phát từ vùng viễn đông ở Biển Đông.

Cuộc nghiên cứu cho thấy Ninh Thuận, nơi Việt Nam dự tính xây lò phản ứng hạt nhân đầu tiên, và một vài tỉnh lân cận nằm trong các vùng dễ bị tác hại nhất trước các ảnh hưởng của sóng biển.

Tuy nhiên, Viện trưởng Viện Năng lượng Nguyên tử Việt Nam nói Việt Nam cần phải có các nhà máy này để bảo đảm nguồn cung ứng năng lượng cho quốc gia vì các nguồn năng lượng khác không đủ. Ông Tấn khẳng định an toàn là ưu tiên hàng đầu và các nhà máy hạt nhân của Việt Nam sẽ được xây dựng theo tiêu chuẩn quốc tế.

Phát ngôn nhân Bộ Ngoại giao Việt Nam, Lương Thanh Nghị, ngày 16/10 tuyên bố: “Chính sách nhất quán của Việt Nam là sử dụng năng lượng hạt nhân vì mục đích hòa bình và có trách nhiệm, bảo đảm an toàn, an ninh và không phổ biến vũ khí hạt nhân.”

Vẫn theo bài viết của AP, một lý do khiến Việt Nam không nao núng trong kế hoạch xây dựng các nhà máy điện hạt nhân là vì chính phủ có thể xúc tiến mà không phải lo ngại về ý kiến quần chúng. Tại Việt Nam, đảng cộng sản kiểm soát tất cả truyền thông nội địa và cấm dân chỉ trích về các hoạt động của nhà nước.

Điều này trái ngược với các nước khác trong cùng khu vực như Malaysia, Indonesia, hay Philipines, nơi mà các dự án xây dựng nhà máy điện hạt nhân dân sự bị trở ngại khi gặp phải sự phản đối mạnh mẽ từ dân chúng.

Nguồn: AP, FOXnews, Vietnam MOFA.
by Lý Tưởng Người Việt


Thụy My - Theo báo chí Trung Quốc, gần 2 tỉ euro sẽ được dành cho các dự án kỷ niệm 120 năm ngày sinh Mao Trạch Đông, người sáng lập nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Thông tin này hôm nay 17/10/2013 đã gây phẫn nộ cho người dân Trung Quốc.

Mao Trạch Đông, vẫn được một lượng người quan trọng tại Trung Quốc coi là « vĩ nhân », sinh ngày 26/12/1893 tại huyện Thiều Sơn (Shaoshan) thuộc thành phố Tương Đàm (Xiangtan), tỉnh Hồ Nam.

Theo tờ báo Tin tức buổi chiều của Trường Sa (thủ phủ Hồ Nam), thành phố Tương Đàm đã giải ngân 15,5 tỉ nhân dân tệ (1,87 tỉ euro) cho 16 dự án liên quan đến sự kiện trên. Trong số các công trình quy mô này có việc xây dựng cơ sở hạ tầng như xa lộ, ga tàu cao tốc, một trung tâm du lịch, cũng như việc cải tạo ngôi nhà cũ của Người cầm lái vĩ đại.

Số tiền khổng lồ trên đã gây ra phản ứng dữ dội về phía cư dân mạng, trong lúc ban lãnh đạo Trung Quốc đang muốn chứng tỏ quyết tâm đấu tranh chống lãng phí công quỹ.

Trên mạng Vi Bác, một người viết : « Nếu tấn công vào nạn ô nhiễm thì sẽ tốn mất bao nhiêu tiền ? Chi bảo hiểm y tế cho người dân mất bao nhiêu ? Và nếu cung cấp bữa ăn trưa miễn phí cho học sinh ở những khu phố nghèo thì sao ? Tôi không thể tin là họ chi ra ngần ấy tiền cho một người chết, hơn nữa là một người chết mà công hay tội vẫn đang bị tranh cãi ».

Một cư dân mạng khác phẫn nộ : « Tình hình kinh tế ở Thiều Sơn đang tiêu điều, nhiều người bị các công ty quốc doanh sa thải. Các quan chức Thiều Sơn đang muốn phục vụ cho ai đây ? »

Trong số các lễ hội mừng 120 năm sinh nhật Mao Trạch Đông, còn có một chương trình sân khấu hóa quy mô, một cuộc đua xe đạp cấp quốc gia và một cuộc triển lãm ảnh.

Cư dân Thiều Sơn thì vẫn có thói quen kỷ niệm ngày này bằng món mì truyền thống, hát bài Đông Phương Hồng – một bài hát được xem như quốc ca trong thời Cách mạng Văn hóa, thời kỳ hỗn loạn mà Mao Trạch Đông được tôn sùng như thánh sống. Một nhà sản xuất rượu Mao Đài đã có sáng kiến tung ra 12.000 chai rượu đặc biệt nhân dịp này.

Nguồn: Rfi
by Lý Tưởng Người Việt


Nhân viên chính phủ liên bang Mỹ được lệnh trở lại làm việc sáng nay, sau khi Quốc hội thông qua một dự luật để chính phủ mở cửa lại và nâng mức trần nợ. Dự luật này đã được Tổng thống Obama ký ban hành, chấm dứt vụ giằng co chính trị vốn có thể làm bùng ra một vụ khủng hoảng kinh tế.

Tối thứ tư, Hạ viện do phe Cộng hòa kiểm soát đã thông qua một thỏa hiệp giờ chót, sau cuộc biểu quyết với 285 phiếu thuận và 144 phiếu chống.

Cuộc biểu quyết được tiến hành hơn 2 tuần sau khi chính phủ phải đóng cửa từng phần vì phe Cộng hòa không chịu thông qua bất kỳ dự luật ngân sách nào không có những điều khoản nhằm loại bỏ ngân khoản dành cho Luật chăm sóc sức khỏe với giá phải chăng, thường được gọi là Obamacare, hoặc trì hoãn việc thực thi luật này.

Tổng thống Obama và các nhà lập pháp thuộc đảng Dân chủ không chịu điều đình về bất kỳ sự sửa đổi nào về Luật Obamacare cho tới khi nào chính phủ mở cửa lại và quyền vay nợ của chính phủ được triển hạn.

Lãnh tụ khối thiểu số ở Hạ viện, bà Nacy Pelosi, nói rằng vụ giằng co do phe Cộng hòa khơi mào đã gây ra những sự thiệt hại không cần thiết cho nền kinh tế Mỹ.

"Nó đã phương hại tới thứ hạng tín dụng của chúng ta, làm cho tăng trưởng DGP giảm đi 0,6%. Nó đã xói mòn niềm tin của người tiêu thụ và giới đầu tư trong lúc lấy 24 tỉ đô la ra khỏi nền kinh tế của chúng ta. Thưa quí vị đồng viện, phải chăng quí vị nghĩ rằng sự cẩu thả của quí vị có giá 24 tỉ đô la? Sự cẩu thả này là một món hàng xa xỉ mà người dân nước Mỹ không có khả năng chi trả."

Dự luật đã được Thượng viện thông qua trước đó trong ngày thứ tư với 81 phiếu thuận và 18 phiếu chống. Trong số những người bỏ phiếu chống có thượng nghị sĩ Ted Cruz của đảng Cộng hòa. Ông Cruz phát biểu như sau.

"Đây là một thỏa thuận vô cùng tệ hại. Thỏa thuận này phản ánh tất cả những gì mà những kẻ quyền thế ở Washington làm cho người dân nước Mỹ cảm thấy bất mãn. Thỏa thuận này không giải quyết được vấn đề. Nó cho phép có thêm nợ nần, có thêm thâm hụt ngân sách, có thêm các khoản chi tiêu, và nó không làm được bất kỳ điều gì để giúp đỡ cho hàng triệu người Mỹ đang bị thiệt hại vì Obamacare."

Sau cuộc biểu quyết ở Thượng viện, Tổng thống Obama hối thúc hai đảng chấm dứt cách làm việc mà ông gọi là “cai trị bằng khủng hoảng.”

"Hy vọng và kỳ vọng của tôi là mọi người đã học được một điều là không có lý do gì làm cho chúng ta không thể giải quyết vấn đề trước mắt, làm cho chúng ta không thể có được sự bất đồng giữa hai đảng trong lúc vẫn có thái độ hòa dịu và bảo đảm là chúng ta không gây thương tổn cho người dân nước Mỹ khi chúng ta có ý kiến bất đồng."

Dự luật này cung cấp ngân sách để chính phủ hoạt động cho tới ít nhất là ngày 15 tháng giêng và cho phép Bộ Tài chánh vay tiền cho tới ít nhất là thượng tuần tháng hai. Trong khoảng thời gian đó, các nhà lập pháp sẽ điều đình với nhau về một kế hoạch ngân sách dài hạn.

Nếu mức trần nợ không được nâng cao, chính phủ sẽ không còn tiền để thanh toán các khoản nợ, một tình huống có thể làm sút giảm niềm tin của thế giới đối với nền kinh tế Hoa Kỳ.

Nguồn: Voa

by Lý Tưởng Người Việt


Mai Vân - Từ thứ Sáu tuần qua đến nay, Miến Điện liên tiếp bị khủng bố bằng chất nổ, khiến cho một số người chết và bị thương. Theo nguồn tin cảnh sát Miến Điện vào hôm nay, 17/10/2013, từ khuya hôm qua, lại có thêm 3 vụ khủng bố bằng bom khác tại thành phố Namkham, thuộc bang Shan, miền đông Miến Điện, làm cho một người thiệt mạng.

Trả lời hãng tin Pháp AFP, một lãnh đạo cảnh sát cho biết là trong một vụ nổ vào sáng hôm nay, một nhân viên ủy ban thành phố Namkham đã bị chết. Namkham là một thành phố nằm gần biên giới Trung Quốc, trong một vùng từng bị cuộc chiến giữa quân đội Miến Điện và lực lượng nổi dậy khuấy động trong những năm qua.

Từ gần một tuần nay, cụ thể là từ thứ Sáu 11/10 vừa qua, môt loạt khủng bố đã xẩy ra ở nhiều nơi tại Miến Điện, làm cho một số người chết và bị thương. Trong vụ khủng bố hôm thứ Hai đầu tuần nhắm vào khách sạn sang trọng Traders ở Rangoon, một nữ du khách Mỹ đã bị thương.

Một thanh niên 27 tuổi, ở khách sạn này trước đó, đã bị bắt tại bang Mon ở miền đông nam. Lực lượng nổi dậy người Karen KNU cho AFP biết là người bị bắt là thành viên của họ, nhưng khẳng định rằng KNU không hề dính líu đến vụ khủng bố. Theo KNU, thủ phạm có thể là một người muốn tỏ nỗi bất bình về việc KNU và chính quyền đã ký kết thỏa thuận ngưng bắn.

Cảnh sát cũng đang truy lùng một nghi phạm khác liên quan đến vụ nổ tại một nhà khách ở thành phố Tanggu, cách thủ đô hành chánh Naypyidaw khoảng 65 cây số. Vụ nổ này đã sát hại một người đàn ông và một phụ nữ.

Những vụ khủng bố bằng bom thường xẩy ra dưới chế độ quân sự và chính quyền thời đó đã quy trách nhiệm cho các lực lượng nổi dậy.

Tuy nhiên, bên cạnh tổ chức KNU, lực lượng nổi dậy Kachin KIA, đang đương đầu với quân đội chính phủ ở bang Shan, miền cực bắc Miến Điện, cũng khẳng định là họ không liên can đến loạt khủng bố mới này. Từ Thái Lan, ông James Lum Dau, phát ngôn viên của KIA, cho biết là KIA không phải là người đặt bom, vì tổ chức của ông « hành động vì hòa bình không riêng ở Kachin, mà trên cả đất nước »

Theo giới quan sát, các vụ đặt bom có lẽ nhằm gây hoảng loạn hơn là nhằm giết người. Tiến trình cải cách ở Miến Điện, cùng với các nỗ lực của chính quyền dân sự để đạt thỏa thuận với các lực lượng nổi dậy, đã làm cho thành phần cứng rắn trong các nhóm này không hài lòng.

Các nhà phân tích còn chú ý đến thời điểm : Khủng bố diễn ra trong lúc Miến điện chuẩn bị đón một sự kiện thể thao quan trọng trong khu vực vào tháng 12 tới đây và sẽ giữ chức chủ tịch luân phiên của ASEAN kể từ năm 2014.

Nguồn: Rfi
by Lý Tưởng Người Việt


Mai Vân - Nhân dịp lễ mùa thu, hôm nay 17/10/2013, Thủ tướng Nhật Shinzo Abe đã cho chuyển một lễ vật đến đền thờ Yasukuni, nơi có thờ bài vị của các nhân vật Nhật phạm tội ác chiến tranh. Đây là lần thứ 3 mà ông Abe dâng lễ vật tại đền thờ này, nhưng ông sẽ không viếng đền nhân mùa lễ kéo dài cho đến Chủ nhật, để không gây thêm căng thẳng với các láng giềng Hàn Quốc và Trung Quốc.

Trả lời AFP, một nhân vật của đền Yasukuni cho biết lễ vật của ông Abe là một cái cây, được ông dâng tặng với tư cách là Thủ tướng. Phó phát ngôn viên chính phủ Nhật Bản khẳng định là ông Abe dâng lễ với tư cách cá nhân, chính phủ không bình luận, và cũng không biết là Thủ tướng có dùng công quỹ trong việc này hay không.

Nếu đích thân Thủ tướng Abe tránh viếng đền Yasukuni, một số dân biểu, nghị sĩ dự kiến sẽ đến đền thờ này vào ngày mai, thứ Sáu 18/10. Theo truyền thông Nhật, cũng sẽ có 2 Bộ trưởng trong nội các của ông Abe sẽ đến đền Yasukuni trong tuần này, trước khi mùa lễ kết thúc.

Gần đây nhất, vào ngày 15/08 vừa qua, nhân kỷ niệm ngày Nhật Bản đầu hàng đồng minh, đã có khoảng 100 nghị sĩ và ba Bộ trưởng trong chính quyền Abe, một người nổi tiếng với quan điểm dân tộc chủ nghĩa, đã đến Yasukuni để tưởng niệm các tử sĩ. Vào hôm ấy, Thủ tướng Abe đã cho gởi lễ vật đến đền, cũng như trước đó vài tháng, nhân lễ hội mùa xuân hồi tháng Tư.

Những chuyến viếng đền Yasukuni của giới chức trong chính quyền Nhật Bản rất đuợc Seoul và Bắc Kinh chú tâm theo dõi. Hai nước này luôn luôn có phản ứng rất gay gắt. Hàn Quốc và Trung Quốc vẫn xem nơi này như biểu tượng chế độ quân phiệt Nhật, từng gây nhiều tội ác tại các nước láng giềng trong thời kỳ trước năm 1945.

Nguồn: Rfi