Thứ Bảy, 22 tháng 6, 2013 by Lý Tưởng Người Việt
tg5

Anh Vũ - Theo hãng tin Reuters, hôm qua 21/6/2013 tại New York, đại diện Bắc Triều Tiên tại Liên hiệp quốc, ông Sin Son-ho đã kêu gọi Hoa Kỳ bãi bỏ trừng phạt đồng thời khẳng định lại Bình Nhưỡng sẵn sàng đàm phán trực tiếp với Washington về vấn đề vũ khí hạt nhân.

Trong một cuộc họp báo hiếm hoi trong trụ sở Liên hợp quốc tại New York, đại sứ Bắc Triều Tiên đã kêu gọi các nước thành viên của Liên hiệp quốc không nên áp dụng « một cách mù quáng » lệnh trừng phạt do Hội đồng Bảo an áp đặt đối với Bắc Triều Tiên.

Hôm 16/06/2013 vừa rồi Bắc Triều Tiên đã đề nghị đàm phán cấp cao với Hoa Kỳ để giảm căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên. Tại cuộc họp báo hôm qua, đại sứ Sin  Son-ho đã nhắc lại : « chúng tôi có ý định đàm phán thực sự » và « chúng tôi sẽ đề cập với Hoa Kỳ nhiều chủ đề  trong đó có cả hồ sơ hạt nhân » nhằm làm dịu căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên.

Tuy nhiên ông Son-ho cũng tuyên bố, Bình Nhưỡng có quyền được tự vệ chính đáng bằng các phương tiện răn đe (tức vũ khí hạt nhân), chừng nào Hoa Kỳ vẫn tiếp tục chính sách đe dọa hạt nhân hiếu chiến đối với đất nước ông. Đại sứ Bắc Triều Tiên cũng cảnh báo « chính sách thù địch của Hoa Kỳ có thể dẫn tới chiến tranh bất kỳ lúc nào » và chính các cuộc tập trận chung Mỹ -Hàn càng làm cho tình hình bán đảo Triều Tiên thêm căng thẳng.

Nhà trắng đã trả lời sẵn sàng thương lượng nhưng với điều kiện Bình nhưỡng cam kết đi theo hướng giải trừ hạt nhân. Đây là là mục tiêu đã được lãnh đạo Trung Mỹ nhất trí trong cuộc gặp đầu tháng này ở California.

Chiến thuật lúc cương lúc nhu của Bình Nhưỡng đã trở nên quen thuộc đối với quốc tế. Tuần trước, họ tuyên bố sẵn sàng nối lại đàm phán cấp cao với Hàn Quốc, đã bị gián đoạn từ nhiều năm nay, nhưng  đến sát giờ lại nêu ra những lý do không đáng có khiến cuộc gặp bị hủy.

Trong tuần, nhà đàm phán của Bắc Triều Tiên  Kim Kye-gwan cũng đã tới Bắc Kinh thảo luận với Trung Quốc. Cùng lúc đó, Tổng thư ký Liên hiệp quốc Ban Ki-moon cũng có các cuộc tiếp xúc với lãnh đạo Trung Quốc thảo luận về hồ sơ hạt nhân của Bắc Triều Tiên, trong khi đại diện của Hàn Quốc, Nhật Bản  và Mỹ họp nhau tại Washington.
Thứ Năm, 20 tháng 6, 2013 by Lý Tưởng Người Việt
tg4

Trung Quốc dường như đang tăng cường việc theo dõi người Tây Tạng, bắt họ phải cung cấp tên thật cho các công ty cung cấp dịch vụ công nghệ thông tin và gửi hàng ngàn đảng viên đến các làng xã để quan sát hoạt động của họ.

Tân Hoa Xã hôm thứ Tư nói chính quyền của vùng Tự trị Tây Tạng đã cho đăng ký tên thật của tất cả những người sử dụng Internet và khách hàng dài hạn của các dịch vụ điện thoại di động hay điện thoại cố định trong khu vực quản trị của họ.

Chính quyền nói rằng 2,8 triệu người Tây Tạng sử dụng Internet đã hoàn tất thủ tục đăng ký trước cuối năm 2012 theo đúng luật khu vực.

Tân Hoa Xã trích lời giới chức khu vực là Đới Kiến Quốc nói rằng việc Trung Quốc theo dõi lai lịch những người Tây Tạng sử dụng Internet và điện thoại là cần thiết để ngăn chặn "việc phổ biến bừa bãi những tin đồn trên mạng, dâm thư và các tin rác."

Tổ chức Human Rights Watch có trụ sở ở New York hôm thứ tư nói Bắc Kinh đã phái hơn 20 ngàn đảng viên Cộng sản đến các làng xã Tây Tạng để "thực hiện công tác theo dõi dân chúng, thi hành việc cải huấn chính trị sâu rộng và thiết lập các đơn vị an ninh đảng."

Giám đốc HRW ở Trung Quốc, bà Sophie Richardsonn nói với đài VOA rằng những hoạt động như vậy khác hẳn với việc cải thiện mức sống của người Tây Tạng mà Bắc Kinh tuyên bố là một mục tiêu của chương trình ở làng xã, phát động vào năm 2011.

Bà Richardson nói: "Có một chương trình lộ liễu theo dõi quan điểm chính trị của dân chúng, xem họ có hình ảnh của Đức Đạt lai Lạt ma, hay họ có biết gì về những vụ tự thiêu hay không. Tôi cho rằng điều đặc biệt đáng lo ngại là thậm chí trẻ em cũng bị các cán bộ này tra hỏi. Họ cũng thành lập các toán công an giả ở địa phương, nêu lên nhiều thắc mắc về việc liệu những vụ bắt giữ hay tra hỏi đang diễn tiến trên cơ sở luật pháp khách quan hay là theo nghị trình đảng phái."

Chính phủ Trung Quốc coi Đức Đạt lai Lạt Ma, lãnh tụ tinh thần của Tây Tạng, là một phần tử ly khai và một kẻ phản quốc. Đức Đạt Lai Lạt Ma nói ngài chỉ mưu tìm đối thoại nhằm thiết lập quyền tự trị cho Tây Tạng.

Bắc Kinh đã siết chặt an ninh ở các vùng Tây Tạng sau một loạt các cuộc biểu tình tập thể chống chính phủ và bạo động trong năm 2008 chống lại điều mà nhiều người Tây Tạng coi như cuộc đàn áp của Trung Quốc nhắm vào tôn giáo và văn hóa của họ.

Giới hữu trách Trung Quốc cũng đã phải đối mặt với một đợt ít nhất là 119 vụ tự thiêu của người Tây Tạng để phản đối các chính sách của Bắc Kinh từ năm 2009. Bà Richardson nói các khó khăn đó đã làm chính phủ Trung Quốc có thái độ cứng rắn hơn đối với người Tây Tạng.

Bà nói: "Chúng ta thực sự nhìn thấy chính phủ trung ương và các giới chức địa phương coi người Tây Tạng là tội phạm – khi nói về việc tự thiêu là một hành động phạm tội, bầy tỏ sự chỉ trích các chính sách của chính phủ bị xét một cách nghiêm khắc hơn trước. Mức độ theo dõi này chắc chắn xuất phát từ cả hai mối quan ngại đó nhưng cũng còn do cuộc vận động toàn quốc của chính phủ trung ương nhằm duy trì ổn định mà chúng ta đã thấy là gây ra tất cả các loại vấn đề tương tự ở những nơi khác trong nước."

Trung Quốc nói việc đầu tư to lớn của họ vào hạ tầng cơ sở ở các khu vực người Tây Tạng đã cải thiện đáng kể phẩm chất sinh hoạt của người Tây Tạng trong những năm gần đây.
by Lý Tưởng Người Việt
tg3

Các vị ngoại trưởng của khối ASEAN và các đối tác đối thoại của họ sẽ họp với nhau tại hội nghị 3 ngày ở Brunei bắt đầu từ ngày 29 tháng 6. Các cuộc họp của ASEAN, theo dự liệu, sẽ bàn về nhiều vấn đề liên quan tới an ninh và kinh tế. Từ trung tâm tin tức Đông Nam Á của đài VOA, thông tín viên Daniel Schearf gởi về bài tường thuật sau đây.

Các nhà ngoại giao hàng đầu đại diện các nước ASEAN, 16 nước Á châu và Tây phương và Liên hiệp Âu châu sẽ gặp nhau ở Brunei.

Diễn đàn Khu vực ASEAN dài 3 ngày sẽ bàn tới những mối quan tâm về an ninh ở Á châu Thái bình dương và các kế hoạch hợp tác chính trị và kinh tế.

Các nhà phân tích cho biết những mối căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên có phần chắc sẽ được mang ra thảo luận. Hồi tháng 2, Bắc Triều Tiên đã tiến hành vụ thử nghiệm hạt nhân lần thứ 3, và một tháng sau đó, họ lại đe dọa tấn công Hoa Kỳ và Nam Triều Tiên bằng vũ khí hạt nhân.

Các đại diện của tất cả 3 nước này vẫn thường đến dự diễn đàn khu vực này.

Ông Murray Hiebert là một chuyên gia về Đông Nam Á của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế ở Washington. Ông cho biết tuy mối quan tâm về hạt nhân là một vấn đề ưu tiên, nhưng những mối căng thẳng ở Biển Đông mới là tâm điểm của sự chú ý của khối ASEAN.

Ông Hiebert nói: "Chắc chắn là họ cũng sẽ thảo luận về tình hình khuyếch tán hạt nhân ở Bắc Triều Tiên. Nhưng, tôi nghĩ rằng vấn đề thật sự cần theo dõi là cuộc thảo luận về Biển Đông. Bởi vì, hồi năm ngoái họ đã họp ở Campuchia khi Campuchia làm chủ tịch và cuộc đàm phán đã bị đổ vỡ một cách thật tệ hại khi các vị ngoại trưởng của ASEAN, lần đầu tiên trong lịch sử, không thể đưa ra một tuyên bố đồng thuận."

Trung Quốc tuyên bố đòi chủ quyền hầu như toàn bộ Biển Đông, khiến Bắc Kinh có tranh chấp với những yêu sách chồng chéo nhau của 4 nước thành viên ASEAN là Brunei, Malaysia, Philippines và Việt Nam, cũng như của Đài Loan.

Những mối quan hệ chặt chẽ giữa Campuchia với Trung Quốc được nhiều người cho là nguyên do khiến cho ASEAN không thể bắt đầu thương thuyết với Bắc Kinh về một Bộ Qui tắc Hành xử ở Biển Đông.

Bộ Qui tắc Hành xử có mục đích đề ra những luật lệ về cách thức hành xử của các nước đòi chủ quyền trong vùng biển có tranh chấp để ngăn chận những vụ xích mích có thể đưa tới chiến tranh.

Thái Lan đã cố gắng điều hợp các mối quan hệ giữa ASEAN với Trung Quốc, nhưng không đạt được tiến bộ nào đáng kể cho vấn đề này. Các nhà phân tích nói rằng Thái Lan, một nước thành viên ASEAN không có tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông, có thể là một nhà điều giải khả tín, nhưng họ chưa đủ tích cực.

Giáo sư Thitinan Ponsudirak là Giám đốc Viện Nghiên cứu An ninh và Quốc tế của Đại học Chulalongkorn ở Bangkok. Ông nói rằng Thái Lan đang ở trong một tình huống khó khăn về mặt ngoại giao.

Giáo sư Thitinan nói: "Một mặt chúng ta có Trung Quốc, một siêu cường tại chỗ. Thái Lan rất gần gũi với Trung Quốc. Vì vậy có thể nói đây là một hành động để tìm sự cân bằng. Chỉ riêng việc tìm được sự cân bằng trong hành động đã khó. Việc đạt được cân bằng và thúc đẩy để có được một Bộ Qui tắc Hànb xử ở Biển Đông...thật là không dễ dàng."

Lâu nay Bắc Kinh vẫn có thái độ miễn cưỡng trong các cuộc thương thuyết và trong vài năm gần đây họ lại có thái độ hung hăn hơn để tìm cách khẳng định các yêu sách chủ quyền bằng cách phái tàu bè của chính phủ đến tuần tiểu và hộ tống tàu đánh cá của họ trong vùng biển có tranh chấp.

Hoa Kỳ đã tuyên bố việc duy trì hòa bình ổn định và tự do han2g hải ở Biển Đông là một quyền lợi quốc gia.

Ngoại trưởng Mỹ John Kerry dự kiến sẽ đến dự hội nghị của ASEAN tại Brunei lần đầu tiên.

Giáo sư Thitinan cho rằng ông Kerry đối mặt với một tình huống khó khăn hơn so với người tiền nhiệm là bà Hillary Clinton.

Giáo sư Thitinan nói: "Biển Đông hiện nay nóng hơn nhiều so với thời của bà Clinton. Vì vậy sẽ có nhiều thách thức hơn cho Hoa Kỳ để nắm giữ vai trò của một cường quốc bền bỉ, như một người điều giải thành thật, với các nước bạn và các nước đồng minh trong khu vực mà không gây bất bình cho Trung Quốc là một cường quốc đang trỗi dậy."

Tại các cuộc họp riêng rẽ ở Brunei, các vị bộ trưởng của ASEAN, theo dự liệu, cũng sẽ tập trung thảo luận về vấn đề hội nhập kinh tế.

10 nước hội viên ASEAN có kế hoạch thành lập một cộng đồng kinh tế vào cuối năm 2015 qua việc hạ thấp rào cản thương mại và dòng chảy lao động.

Tuy nhiên, nhà phân tích Murray Hiebert cho biết mặc dù ASEAN tuyên bố kế hoạch này đã hoàn tất được 74% nhưng một số nước hội viên đang làm cho tiến bộ bị chậm lại. Ông nói rằng Indonesia, nước có nền kinh tế lớn nhất trong khối ASEAN, đã áp dụng những biện pháp bảo hộ trong vài năm qua làm cho việc nhập khẩu nông sản trở nên khó khăn hơn.

Ông Hiebert cũng cho biết Brunei đang gặp áp lực đòi có tiến bộ trong năm nay vì Miến Điện sẽ giữ chức chủ tịch ASEAN vào năm 2014. Nhiều người e rằng quốc gia đang cải cách này có thể sẽ không có đủ khả năng để thúc đẩy nghị trình làm việc của ASEAN.

Brunei sẽ tổ chức một đợt chót của các hội nghị cấp cao ASEAN vào tháng 10 với các nhà lãnh đạo Đông Á cộng với các nước Australia, Aán Độ, New Zealand, Nga và Hoa Kỳ.
by Lý Tưởng Người Việt
tg2

BERLIN — Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama bênh vực các hoạt động theo dõi của chính phủ Hoa Kỳ, và nói rằng nó đã cứu mạng sống ở các nước trên khắp thế giới. Theo bài tường thuật của thông tín viên VOA Kent Klein từ Berlin, nơi Tổng thống đang tìm cách trấn an Thủ tướng Angela Merkel và dân chúng Ðức, cũng như người dân Mỹ, về bản chất của chương trình.

Tại một cuộc họp báo chúng với nhà lãnh đạo Ðức, ông Obama nói chương trình theo dõi Internet, còn gọi tắt là PRISM, đã có hiệu quả trong khi tiến trình được tòa án chấp thuận hạn chế nghiêm khắc việc xâm phạm quyền riêng tư.

Tổng thống Obama nói: "Ðây không phải là một tình huống trong đó chúng tôi lục soát qua các email thông thường của những người dân Ðức hay người dân Mỹ hay người dân Pháp hay bất cứ ai khác. Ðây không phải là tình huống mà chúng tôi chỉ việc lên Internet và bắt đầu tuỳ tiện truy tìm bằng bất cứ cách nào.

Tổng thống nói việc thực hiện một cách thận trọng các hệ thống theo dõi đã ngăn chặn được ít nhất 50 mối đe dọa tấn công khủng bố ở Hoa Kỳ và các nước khác, trong đó có nước Ðức.

Tổng thống Obama và Thủ tướng Merkel đã thảo luận vấn đề này và nhiều vấn đề khác trong các cuộc hội đàm khi họ gặp nhau vào đầu ngày. Bà Merkel nói cuộc đối thoại đã "đưa chúng tôi hướng tới sự hiểu biết lớn hơn về các chương trình và giá trị của chúng." Nhưng bà nói hai bên sẽ tiếp tục thảo luận các "vấn đề về sự quân bình và mức độ."

Một số người Ðức đã bày tỏ sự quan ngại rằng PRISM khiến họ nhớ tới việc theo dõi của cơ quan tình báo Stasi ở Ðông Ðức trước đây theo chế độ Cộng sản.

Ông Obama đáp lại thông cáo giận dữ của Tổng thống Afghanistan Hamid Karzai nói rằng ông ta sẽ đình chỉ các cuộc hội đàm với Hoa Kỳ về việc duy trì quân đội Mỹ ở Afghanistan sau năm tới. Trở ngại này xảy ra một ngày sau khi Hoa Kỳ loan báo sẽ khởi sự các cuộc đàm phán với phe Taliban vào ngày thứ năm.

Tổng thống nói với các phóng viên rằng ông không trông đợi tiến trình hòa bình Afghanistan sẽ dễ dàng.

Ông Obama nói: "Chúng tôi đã dự kiến rằng vào lúc khởi đầu sẽ có một số lãnh vực xích mích, nói một cách nhẹ nhàng, trong việc thực hiện chuyện này. Ðiều đó không có gì là lạ. Như tôi nói, họ đã chiến đấu từ rất lâu rồi."

Về vấn đề Syria, tổng thống Hoa Kỳ nói hội nghị thượng đỉnh G8 vừa hoàn tất ở Bắc Ireland đã củng cố quyết tâm của các nhà lãnh đạo Tây phương ủng hộ phe đối lập Syria trong khi cô lập hóa các phần tử cực đoan trong hàng ngũ của phe này. Ông nói ông muốn chấm dứt cuộc chiến tranh và thay thế Tổng thống Bashar al-Assad bằng một nhà lãnh đạo chính trị đoàn kết được đất nước.

Bà Merkel tuyên bố nước Ðức không thể cung cấp vũ khí cho phe đối lập Syria bởi vì luật của Ðức không cho phép làm như thế. Nhưng bà nói chính phủ của bà có thể giúp bằng những cách khác.

Tổng thống Obama một lần nữa nói rằng ông muốn đóng cửa trại giam của quân đội Hoa Kỳ ở Vịnh Guantanamo, để cho Hoa Kỳ không ở một "thế đứng chiến tranh trường cửu." Ông nói ông cần sự hợp tác của Quốc hội để đóng cửa cơ sở này, theo như lời hứa hẹn ông đã đưa ra trong cuộc vận động tranh cử năm 2008.
by Lý Tưởng Người Việt
tg1

Thanh Phương - Các cuộc biểu tình làm rung chuyển Brazil trong những ngày gần đây phản ánh nỗi bất mãn tột cùng của người dân, nhất là giới trẻ, trước những chính khách bất tài và tham nhũng. Trên khắp đất nước Brazil, hàng chục ngàn người đã xuống đường rầm rộ trong nhiều ngày qua.

Riêng trong ngày thứ Hai 17/06/2013, theo thẩm định của cảnh sát, đã có ít nhất 250 ngàn người biểu tình. Nhưng đặc điểm của các cuộc biểu tình lần này là những người xuống đường không thuộc đảng phái hay công đoàn nào, mà là hoàn toàn tự phát.

Theo giải thích của dân biểu đảng Xã hội Chico Alencar với hãng tin AFP, « toàn bộ các chính đảng, kể cả đảng cấp tiến nhất, đều bị bất ngờ, vì đây là một phong trào nằm ngoài các khuôn khổ truyền thống. Đó là một phong trào của các cá nhân đi từ mạng xã hội Facebook ra đường phố ».

Chánh văn phòng Phủ tổng thống Brazil, Gilberto Carvalho, cũng nhìn nhận ông không hiểu nổi phong trào này, vì ngay cả vào giai đoạn hưng thịnh nhất, Đảng Những người lao động ( đang cầm quyền ở Brazil ) cũng không huy động được 100 ngàn người xuống đường  trong một đất nước nay có đến gần 200 triệu dân.

Từ 10 năm nay, Brazil do Đảng Những người lao động lãnh đạo, mà đảng này chính là thoát thai từ các phong trào đấu tranh xã hội và công đoàn dưới thời chế độ độc  tài ( 1964-1985 ). Cựu tổng thống Lula da Silva nguyên cũng là một lãnh đạo công đoàn. Là người kế nhiệm ông Lulu da Silva, nữ tổng thống Dilma Roussef nay lại phải đối diện với những phong trào tương tự.

Đặc biệt tại thành phố Sao Paolo, thành phố lớn nhất và cũng là thủ đô kinh tế của Brazil, nơi xuất phát phong trào biểu tình cách đây khoảng 10 ngày, đa số người dân địa phương không còn tin tưởng vào các chính đảng, chính phủ, cũng như Quốc hội.

Những người biểu tình chủ yếu phản đối quyết định tăng giá các phương tiện chuyên chở công cộng và chi phí quá lớn cho các cơ sở phục vụ Cúp Bóng đá thế giới 2014. Nhưng họ cũng bày tỏ nổi bất mãn với các định chế chính trị, từ các thị trưởng, các chính quyền bang, cho đến Quốc hội và chính phủ liên bang, đã không cải thiện được các dịch vụ công cộng, sau hai năm tăng trưởng kinh tế quá thấp và lạm phát tăng cao. Trên nóc tòa nhà Quốc hội hôm thứ hai vừa qua, những người biểu tình đã giương một biểu ngữ «  Nhân dân đã bừng tỉnh ».

Các phong trào biểu tình hiện nay đã nổ ra sau rất nhiều vụ tham nhũng trong những năm gần đây, liên quan đến nhiều nghị sĩ và bộ trưởng và dính đến toàn bộ các chính đảng, kể cả Đảng Những người lao động đang cầm quyền. Từ cuối năm 2012, nhiều cựu lãnh đạo của đảng này đã ra tòa do dính líu đến vụ mưu phiếu dân biểu.

Sau khi phớt lờ những yêu sách của phong trào biểu tình, tổng thống Roussef, mà uy tín bắt đầu sụt giảm đáng kể, cuối cùng đã kêu gọi các chính khách Brazil hãy « lắng nghe tiếng nói của đường phố ».

Trước mắt, chính quyền của hai thành phố Sao Paolo và Rio đã phải nhượng bộ trước sức ép của những người biểu tình, chấp nhận không tăng giá vé các phương tiện vận chuyển công cộng. Nhưng bất lực vì không thể chặn đứng được phong trào, chính phủ liên bang sáng hôm qua đã loan báo gởi lực lượng cảnh sát tăng viện để bảo vệ an ninh cho 6 thành phố Brazil đang tổ chức Cúp Liên đoàn các châu lục.
by Lý Tưởng Người Việt
china

Trọng Nghĩa - Một hội chợ thường niên chuyên về thịt chó ở miền nam Trung Quốc trên nguyên tắc sẽ mở ra ngày 21/06/2013 tại tỉnh Quảng Tây. Thế nhưng, trong những ngày qua, sự kiện này đã bị giới bảo vệ súc vật Trung Quốc cực lực phản đối do tính chất dã man của nó. Tuy nhiên, hội chợ này vẫn được duy trì, cho dù chính quyền địa phương đã chấp nhận một vài nhượng bộ.

Theo thông lệ hàng năm, tại hội chợ ở thành phố Ngọc Lâm này, khách đến xem được chứng kiến cảnh những con chó bị nhốt chồng chất lên nhau trong những cái chuồng, trước khi bị chọc tiết, lột da, rồi nấu chín. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, hội chợ này ngày càng bị giới bảo vệ động vật phản đối, cho thấy là phong trào bảo vệ thú vật ngày càng lớn thêm tại Trung Quốc.

Một nhóm thuộc tổ chức Trung tâm Bảo vệ Súc vật Bác ái đã đến biểu tình phản đối ở Ngọc Lâm hồi đầu tháng Sáu, và kêu gọi chính quyền địa phương hủy bỏ sự kiện này. Hình ảnh từ các hội chợ những năm trước cho thấy chó bị nhốt trong lồng, trong lúc khách đến hội chợ ăn nhậu thịt chó từ những cái nồi hấp bốc hơi nghi ngút đã được lưu hành trên các trang mạng xã hội Trung Quốc, với hàng ngàn lời lên án tính chất độc ác của hội chợ.

Áp lực của các cư dân mạng như đã mang lại kết quả. Chính quyền địa phương cho biết là họ đã thành lập một đơn vị đặc biệt để theo dõi hội chợ, nhưng không chịu hủy bỏ sự kiện này, viện lẽ đây là sự kiện do người dân, chứ không phải là do chính quyền tổ chức, cho nên không thể tùy tiện hủy bỏ.

Theo nhật báo Hồng Kông South China Morning Post, Hội chợ thịt chó ở Quảng Tây đã bắt đầu từ vài thập kỷ trước đây nhằm đánh dấu ngày hạ chí. Hàng năm, sự kiện này thu hút khoảng 10.000 khách.

Thịt chó không được ăn rộng rãi ở Trung Quốc, nhưng có thể được tìm thấy tại các nhà hàng trên toàn quốc, đôi khi với tư cách là một đặc sản. Ngọc Lâm là thành phố nổi tiếng của Trung Quốc về món thịt chó, và tại đấy, có khi người ta đã bán thịt mèo dưới danh nghĩa thịt chó.

Trung Quốc hiện không có bất kỳ đạo luật nào nhằm bảo vệ các loại động vật không bị đe dọa.
by Lý Tưởng Người Việt

1- Chú chó ngồi đợi chủ suốt cả tuần giữa mưa tuyết

Mới đây, một chú chó ở quận Nagano, Nhật bản, đã thu hút sự chú ý của dân chúng vì nó kiên nhẫn đợi chủ ở đường chân núi hơn bảy ngày liền dù giá lạnh và mưa nặng hạt liên tục.

Chú chó ngồi im, nhìn về xa xăm, đợi chủ của mình quay lại, khiến người qua đường cảm động, cho rằng chú chó này là Hachiko thứ hai.

Vào sáng 14.12 vừa qua, sau khi nhận được rất nhiều cuộc gọi từ dân địa phương phản ánh tình trạng của chú chó, Cơ Quan Phúc Lợi Ida đến đưa chú chó vào Trung Tâm chăm sóc động vật. Cơ quan này đợi tới ngày 24.12 để tìm chủ nhân của chú chó trung thành. Nếu chủ nhân không đến, chú chó sẽ được người hảo tâm nhận nuôi.



Cảm động chú chó ngồi đợi chủ suốt cả tuần giữa mưa tuyết 1 Chú chó trung thành ngồi im, mắt hướng về một phía trong suốt hơn bảy ngày.



II- Câu chuyện khác cảm động về chú chó Hachiko trung thành

Vào năm 1925, tại nhà ga Shibuya, chú chó Hachiko được giáo sư Ueno của trường đại học Tokyo nuôi dưỡng. Gia đình ông ta không có con trai nên coi Hachiko như con ruột.

Mỗi buổi sáng, Hachiko tiễn chân giáo sư Ueno Eizaburo. Cả hai đều đi bộ tới nhà ga Shibuya: Chú chó trung thành, Hachi, có biệt danh là Hachiko. Hachiko không được phép theo giáo sư đến Đại Học Hoàng Gia (nay là Đại Học Tokyo), nơi ông đang giảng dạy. Cho nên, chiều nào cũng vậy, cứ đến 3 giờ đúng, Hachiko lại ra nhà ga đợi giáo sư trở về.

Nhưng, vào ngày 12, tháng 5, năm đó, giáo sư Ueno qua đời vì cơn đột quỵ khi đang giảng bài tại trường đại học nên mãi mãi không thể trở về được nữa. Còn Hachiko, cứ như mọi ngày, vẫn đến nhà ga vào lúc 3 giờ chiều để đón chủ nhân. Bao nhiêu chuyến tàu đi qua, trời đã tối, mà Hachiko vẫn không hề thấy giáo sư trở về. Tuy vậy, Hachiko không hề nản lòng.

Chẳng bao lâu, người ta bắt đầu để ý tới sự chờ đợi vô vọng của Hachiko. Lần lượt, từ người làm vườn trước đây của giáo sư, đến giám đốc nhà ga và dân trong vùng cho Hachiko ăn và thay phiên nhau chăm sóc nó.

Câu chuyện về chú chó trung thành lan truyền nhanh chóng khắp nơi. Hachiko được coi là tấm gương sáng về lòng trung thành. Thiên hạ tìm đến Shibuya chỉ để nhìn Hachiko, cho nó ăn, hoặc nhẹ nhàng xoa đầu để chúc nó may mắn.



Cảm động chú chó ngồi đợi chủ suốt cả tuần giữa mưa tuyết 2 Bức tượng chú chó trung thành Hachiko.

Năm 1932, sau khi Hachiko đợi chủ nhân được bảy năm, một sinh viên của giáo sư Ueno bèn viết bài báo kể về câu chuyện cảm động này và gửi đăng nó ở tờ báo lớn tại Tokyo. Ngay lập tức, có rất nhiều người quan tâm, lo lắng cho chú chó. Do cái tên Hachiko, người Nhật thêm vào từ điển từ mới "chukhen": chú chó nhỏ trung thành.

Nhiều năm trôi qua, Hachiko vẫn có mặt đều đặn ở nhà ga vào 3giờ chiều mặc dù nó đã bị bệnh viêm khớp và quá già yếu. Cuối cùng, vào ngày 08, tháng 3, năm 1935, tức gần 11 năm kể từ ngày nhìn thấy chủ nhân lần cuối, Hachiko nằm gục chết tại chính cái nơi mà nó đã đứng đợi chủ nhân của mình trong suốt đời.

Cái chết của Hachiko được đăng lên trang nhất của rất nhiều tờ báo lúc bấy giờ và người ta đã dành hẳn một ngày để chịu tang Hachiko. Nhờ số tiền đóng góp của dân chúng trong cả nước, người dân thuê nhà điêu khắc, Ando Teru, làm bức tượng Hachiko bằng đồng. Bức tượng được đặt trang trọng ở bên trong sân ga, tại chính vị trí nó đã đứng đợi chủ nhân trong gần 10 năm.

Tuy nhiên, vài năm sau đó, Nhật Bản lâm vào chiến tranh nên tất cả những thứ gì là kim loại đều bị lấy đi để làm vũ khí, không ngoại trừ bức tượng Hachiko. Khi chiến tranh kết thúc, vào năm 1948, con trai của Ando Teru, là Takeshi, đã làm bức tượng Hachiko mới, đặt nó ở ga Shibuya cho đến hôm nay.

(Phan văn Phước sưu tầm.)
by Lý Tưởng Người Việt
LÀ HOA HẬU TOÀN QUỐC HOA KỲ, CÔ NGƯỜI VIỆT CÓ BÀI DIỄN VĂN CẢM ĐỘNG
 
 
alt
alt
 
 
 
Bài diễn văn rất đặc biệt của Hoa Hậu Mỹ năm 2012- 2013 là cô gái Việt tên là  Cung Hoàng Kim, cha : Cung Nhật Thành hiện phục vụ trong ngành Cảnh Sát Hoa Kỳ và mẹ là Giáo Sư Trần Thủy Tiên (đã về hưu sau 16 năm làm việc tại Colleges: College Advisor, Psychology/Sociology/Vietnamese Professor.   M.A in Counseling & Guidance và M.S. in  Psychology/ Sociology) .
             
Bài Diễn Văn Của Cô Cung Hoàng Kim,
Hoa Hậu Toàn Quốc Hoa Kỳ 2012-2013,
tại Austin, Texas
 
Kính Thưa Quý Vị,
Qua Lịch Sử, chúng ta được học là nên ghi nhớ lấy các Tư Tưởng, hơn là Con Người. Vì con người có thể thất bại. Con người có thể bị bắt giữ, bị giết chết và quên lãng, nhưng dù năm tháng trôi qua, một tư tưởng vẫn có thể tồn tại và thay đổi cả thế giới. Chúng ta không thể tiếp xúc, va chạm, hoặc giữ lấy một tư tưởng trong tay mình. Tư tưởng không biết đổ máu và không biết đau đớn, nhưng nó tiếp tục sống và hiện hữu với thời gian…
 
38 năm đã trôi qua kể từ khi Saigon thất thủ, nhưng chúng ta vẫn tụ họp ở đây hôm nay, tưởng niệm về sự mất mát quê hương xinh đẹp của mình. Tuy nhiên, có thể  không đáng kể lắm về việc mất đi mảnh đất, mà đáng kể hơn nhiều, là Sự Mất Tự Do, Mất Đạo Đức, Và Sự Mưu Cầu Hạnh Phúc Cho Dân Tộc Việt Nam.
 
Là một nữ sinh viên 22 tuổi, sắp tốt nghiệp hạng Danh Dự, từ University of Texas (UT) vào Tháng 5, 2013, tôi tự hào là cư dân Texas, và hơn thế nữa, hãnh diện mình là người Mỹ gốc Việt. Dĩ nhiên tôi rất ý thức là gia đình tôi đến Hoa Kỳ vì sự lựa chọn chính trị, với tư cách là Người Tỵ Nạn, nạn nhân của chế độ Cộng Sản Việt Nam, chứ không phải vì lý do kinh tế vật chất.
 
Đằng sau lớp sơn "dân chủ" mỏng và rẻ tiền, Việt Nam bây giờ vẫn có đủ những đặc tính của Cộng Sản độc tài, mà các quốc gia  tân tiến như Hoa Kỳ không thể tin được là những chuyện này còn tồn tại.  Không có cơ sở thông tin nào do tư nhân làm chủ, tất cả từ báo chí, đài truyền hình, và ngay cả các chương trình ca nhạc giải trí, đều do nhà nước kiểm soát. Các người trong đảng Cộng Sản tự phong mình là "lãnh đạo" cầm quyền. Hậu quả là luật lệ không được thi hành, công an và quân đội Việt Cộng bảo vệ đảng, không bảo vệ dân, và người dân khổ sở...
Tôi thật đau xót khi nghĩ đến những cô gái đồng trang lứa với tôi ở Việt Nam hôm nay, bị mang bán ra nước ngoài, hoặc phải làm việc quá sức. Họ bị mắc bẫy trong cuộc sống đầy dẫy lạm dụng về tình dục, đói khổ, làm việc kiệt sức, nói chung là một cuộc sống đầy máu và nước mắt.
 
Trong khi đó, ở Hoa Kỳ, tôi được đi học và được làm công việc tôi thích: làm người kể chuyện bằng cách tường-thuật tin tức về những gì xẩy ra chung quanh tôi. Tôi nhận thức, được sống trong một xứ sở tự do ở đây, là một đặc ân. Nhưng sự tự do nầy có được, với cái giá rất cao. Sau cùng, Năm Mươi Tám Ngàn Chiến Binh Hoa Kỳ, Ba Trăm Ngàn Chiến Binh Việt Nam Cộng Hòa Đã Hy Sinh Cho Miền Nam Việt Nam. Họ đã ngã xuống cho tôi được đứng đây hôm nay, trước mặt quí vị.  Năm Trăm Ngàn Thuyền Nhân Việt Nam đã chết trên Biển Đông, trong khi cố gắng vượt thoát để hy vọng có Cuộc Sống Tự Do như tôi hôm nay. Những người đàn ông, phụ nữ, thanh niên, và các trẻ em, đã chiến đấu cho một Lý Tưởng hoặc một Tư Tưởng, Không Bao Giờ Mất.
 
Nhưng Tư Tưởng này là gì? Đó là một Nguyên Tắc về Nhân Quyền, Dân Chủ, Công Lý, và Tự Do. Nó cung cấp cho dân Việt sự yên bình trong tâm hồn và không phải khiếp sợ nhóm cầm quyền cộng sản như hiện nay. Họ có thể ngủ yên an toàn ban đêm, không phải lo toan cho có bữa ăn ngày hôm sau, hoặc bị nhốt tù vì Ý Tưởng Được Độc Lập, như Cựu Đại Úy VNCH Nguyễn Hữu Cầu, Nhà Báo Điếu Cày Nguyễn Văn Hải, như Nông Dân Đoàn Văn Vương, như Ca Nhạc Sĩ Việt Khang, Blogger Tạ Phong Tần, nữ sinh viên Nguyễn Phương Uyên, và còn biết bao nhiêu người khác nữa... Họ đang gánh chịu ngục tù Cộng Sản, vì họ dám đứng lên tranh đấu cho Nhân Quyền và Độc Lập ở quê hương Việt Nam, chống lại Tầu.
 
Đối với thế hệ trẻ, những người được sinh ra và nuôi dưỡng trong một xã hội tự do, thì Sự Tự Do Giống Như Khí Trời Bao La. Chúng ta hiếm khi nghĩ đến nó vì Sự Tự Do luôn luôn có sẵn đó. Nhưng đối với 90 triệu người Việt đang sống trong một đất nước Cộng Sản, tràn đầy áp bức và ngăn cấm, Sự Tự Do Không Hề Hiện Hữu.
 
Nếu Có Ai Cần Ghi Nhớ Và Bảo Vệ Tư Tưởng Nầy, Đó Chính Là Chúng Ta, Những Người Tỵ Nạn Miền Nam Việt Nam. Chúng ta phải tranh đấu để ghi nhớ Tư Tưởng Tự Do và Nhân Quyền nầy, vì nó sống mãi trong thâm sâu, tận đáy lòng ta. Đó Là Một Giấc Mơ Rực Lửa. Lúc đầu, nó là ngọn lửa rất đẹp, thường bùng cháy dữ dội, nhưng rồi dần dần vơi đi... Tuy nhiên, khi ngọn lửa Tư Tưởng Tự Do được phát triển lâu dài, nó giống như than đốt, nóng bỏng, cháy thâm sâu xuống dưới, và không sao dập tắt được nữa…
Austin, Texas, Ngày 27/4/2013                                                  
HOA HẬU CUNG HOÀNG KIM  
 
 
National American Miss 2012-2013, Miss Cung Hoàng Kim's Speech on Commemoration of BLACK APRIL in Austin, Texas
 
Ladies and Gentlemen,
We are told to remember the Idea rather than The Man. Because a man can fail. He can be caught, he can be killed and forgotten, but years and years later, an idea can still change the world. You cannot contact an idea, touch it or hold it. Ideas do not bleed, do not feel pain, but they can live on…
 
38 years have passed since the fall of Saigon and still, we gather here today, commemorating the loss of our beautiful country. And yet, it is probably not so much about the loss of a country territory, but much more about the loss of human rights, freedom, morality, and the pursuit of happiness for the Vietnamese people.
 
As a 22-year-old college student, graduating from the University of Texas with honors, I'm a very proud Texan and most of all, a very proud Vietnamese American. However, I am very aware my family came to America as a political choice, refugees, and victims of the Vietnamese Communist regime, not for economic pursuits. 
 
Behind a thin, cheap layer of "democracy", Vietnam today carries communist characteristics that well-developed nations like America find hard to believe exists. There isn't any privately owned media – everything including newspapers, television stations, even entertainment is controlled by the government. Self-appointed government "leaders" from the Communist party run the country. And as a result, laws are not enforced, the Vietnamese Communist police and military protect communist party, not the people, and ultimately the citizens suffer.
 
It is hard for me think girls my age in Vietnam are forced into human trafficking and hard labor. They are trapped in lives full of sexual abuse, starvation, and grueling work – ultimately a life with blood and tears.
 
On the other hand, I in the states, have the luxury of attending school and doing what I love: being a story teller by reporting on news happening around me. I acknowledge the privilege I have to live here in a free country. But this freedom came at a vast cost. 58 Thousand American Soldiers and 300 Thousand South Vietnamese Soldiers Made The Ultimate Sacrifice for South Vietnam to allow me to stand here before you today. 500 thousand Vietnamese boat people lost their lives at Eastern Sea in an attempt to live like I do today. These men, women, young people, and children fought for An Ideal or Idea, Which Can Never Die.
 
But what is this Idea? It is a principle of Human Rights, Democracy, Justice, and Freedom. It is giving the people of Vietnam peace of mind and not being absolutely terrified of their current communist government. They are being able sleep safely at night, not having to worry about getting food on the table the next day or being imprisoned because of an Idea of Independence, like former captain of the Republic of Vietnam, Nguyễn Hữu Cầu, Journalist Điếu Cầy Nguyễn Văn Hải, Farmer Đoàn Văn Vương, Singer/Songwriter Việt Khang, Blogger Tạ Phong Tần, female college student Nguyễn Phương Uyên, and the countless others...They are enduring communist prisons because they took a stand to have Basic Human Rights and Independencece  in Vietnam against China.
 
For the younger generation who are born and raised in a free society, freedom is like air. We hardly ever think about it because it is always there. But to the 90 million Vietnamese living in a Communist country, full of oppression and prohibition, Freedom Does Not Exist.
 
If Anyone Is Obligated to Remember and Defend this Idea, It Is Us, The South Vietnamese Refugees.  We must fight to remember this Idea of Liberty and Human Rights because deep down in our hearts, it lives. It Is A Dream Caught On Fire. In the beginning it is a flame, very pretty, often hot and fierce, but then light and flickering… However, as it grows older, it becomes like coals, deep-burning and unquenchable…
 
Austin, Texas, 4/27/2013
HOÀNG-KIM CUNG, National American Miss 2012-2013
by Lý Tưởng Người Việt
Trong bài khác, tôi sẽ viết về ''Thiên Chức Linh Mục của Chúa Giêsu'' được Ngài truyền cho tông đồ hồi ấy và đến hôm nay qua Bí Tích Truyền Chức Thánh và về chữ CHA (trong Cựu Ước) là ''tiền trưng'' rất cảm động cho linh mục là CHA phần hồn hôm nay. Còn trong bài này, dựa vào Thánh Thư, tôi nêu bằng chứng linh mục là ''cha'' như thế nào, tại sao. Sau đó, tôi xin mạo muội viết về danh xưng ''mục tử'' được dùng trong Kinh Thánh và trong Giáo Hội.

I- Linh mục là ''cha'' vì những lý do như sau:

A- Để sửa dạy như trong I Corintô 4,14-17:

''Tôi viết những lời đó không phải để làm anh-chị-em xấu hổ, nhưng mà để SỬA DẠY anh-chị-em  những người CON YÊU QUÝ CỦA TÔI. Thật thế, cho dù có ngàn vạn giám thị trong (Chúa) Kitô, anh-chị-em cũng không có nhiều CHA đâu bởi vì, trong (Chúa) Kitô Giêsu, nhờ Tin Mừng, CHÍNH TÔI ĐàSINH RA ANH-CHỊ-EM. Vậy, tôi khuyên anh-chị-em hãy bắt chước tôi. Vì lẽ đó, tôi đã phái người CON yêu quý và trung tín CỦA TÔI trong Chúa, là Timôthê, đến với anh-chị-em.''

Vâng, ''Nhờ Tin Mừng, tôi (Phaolô) đã sinh ra anh-chị-em'' có nghĩa: Phaolô trở thành CHA của anh-chị-em trong Chúa Kitô, nhờ Sự Phục Sinh của Ngài.

Người ''CHA PHẦN XÁC'' (biological father) cũng phải ''giáo dục'' CON CÁI như trong Thứ Luật 6, 1-9: ''Ðây là mệnh lệnh, là những thánh chỉ và quyết định mà Ðấng Hằng Hữu, Thiên Chúa của con, đã truyền phải DẠY cho con....Những lời này ta truyền cho con hôm nay, con phải ghi tạc vào lòng. Con phải lặp lại (dạy lại) những lời ấy cho CON CÁI mình, phải nói lại cho chúng lúc ngồi trong nhà cũng như lúc đi đường, khi đi ngủ cũng như khi thức dậy, phải buộc những lời ấy vào tay làm dấu, mang trên trán làm phù hiệu, phải viết lên khung cửa nhà và lên cửa thành của con.''

Vậy thì HUỐNG CHI ''CHA PHẦN HỒN'' (spiritual father) như Phaolô đã tự xưng trong Thư gởi cho người CON của Đức Tin là Timôthê: ''Tôi, Phaolô, tông đồ của (Chúa) Kitô Giêsu, theo Ý MUỐN của Thiên Chúa, để loan báo lời hứa sự sống trong (Chúa) Kitô Giêsu, gởi Timôthê, người CON CHÍNH TÔNG CỦA TÔI trong ĐỨC TIN...'' (II Timôthê 1,1-2)

B- Để uốn nắn giáo hữu theo đường lối của Thiên Chúa như trong II Timôthê 3,16:

''Tất cả những gì viết trong Sách Thánh đều do Thiên Chúa linh hứng, và có ích cho việc giảng dạy, biện bác, sửa dạy, giáo huấn theo sự công chính.''

C- Để chu toàn Sứ Mạng Đại Diện Thiên Chúa và thông ban Ân Sủng, bình an như trong Titô 1,4:

''...nhờ việc rao giảng đã được KÝ THÁC CHO TÔI, thể theo THÁNH CHỈ của Thiên Chúa, Ðấng cứu thoát chúng ta, gửi Titô, người CON CHÍNH TÔNG trong cùng đức tin chung của chúng ta. ÂN SỦNG và BÌNH AN từ Thiên Chúa Cha và Kitô Yêsu, Cứu Chúa của chúng ta!''

D- Để khuyên can giáo hữu và củng cố đức tin của họ như trong I Gioan 2,1:

''Hỡi CÁC CON bé nhỏ của CHA, CHA viết cho CÁC CON những điều này để CÁC CON đừng phạm tội. Nhưng nếu ai trót phạm tội thì chúng ta có Ðấng bàu chữa nơi Cha là Giêsu Kitô, Ðấng công chính.'' (Xin xem thêm CHÍN lần những chữ ''các CON bé nhỏ'' ở trong Thánh Thư I Gioan.)

Theo thiển ý của tôi, chữ ''CON'' đậm đà tình phụ-tử hơn chữ ''anh''! Trong Bản tiếng Việt (2011), ngoài chữ CON (child, children; enfant, enfants), Anh-Em TIN LÀNH cũng dịch ''đại từ'' YOU thành CON, chẳng hạn ở II Timôthê 1,6: ''Vì thế ta (cha) muốn nhắc CON hãy khơi dậy ân tứ của Ðức Chúa Trời đang ở trong CON qua sự đặt tay của ta. Hence I remind YOU to rekindle the gift of God that is within YOU through the laying on of my hands.'' Ngoài ra, cũng theo thiển ý của tôi, đại từ ngôi thứ nhất (I, JE, ICH), mà Phaolô viết để xưng hô với Timôthê, mà Gioan dùng để ''nói'' với ''các con bé nhỏ'', có thể dịch thành ''CHA'' thì mới diễn nghĩa tình phụ-tử thiêng liêng nhờ Thiên Chức của người CHA trong việc TÁI SINH CON bằng Bí Tích THANH TẨY!!!

II- Mục Tử là ai?

A- Là Thiên Chúa trong Cựu Ước

Thánh Vịnh 23,1 ghi: ''Chúa Giavê là mục tử tôi, tôi chẳng thiếu thốn gì.''

B- Là Thiên Chúa Chúa Cứu Chuộc (Giêsu) trong Tân Ước

Tin Mừng theo Gioan 10,11 ghi Lời Chúa Giêsu phán: ''Ta là Mục Tử nhân lành.''

Có người dựa vào câu trong Tin Mừng theo Matthêô 23, 8-10 về chữ ''Thầy, Cha, Lãnh Đạo'' (mà tôi sẽ mạo muội giải thích ở bài khác) để nói rằng người Công Giáo không nên dùng chữ ''cha'' cho linh mục, mà nên gọi các vị ấy là ''mục tử'' như Anh-Chị-Em Tin Lành có chữ ''mục sư''!

Trước khi nêu cảm tưởng của mình về đề nghị trên đây, để kính mong Anh-Chị-Em ''đồng Kitô hữu'' (Công Giáo, Chính Thống Giáo, Tin Lành) có sự ''đồng cảm thông'' trong Tình Chúa bởi vì tông đồ Phaolô dạy chúng ta thế này: ''Bằng có ai muốn cãi lẽ thì chúng tôi không có thói quen ấy, mà CÁC Hội Thánh của Đức Chúa Trời cũng không có nữa.'' (I Cor. 11,16)

C- Bây giờ, tôi xin ''đi tìm'' sự cảm thông như sau:

Chữ ''mục tử'' (pasteur) đồng nghĩa với ''berger'', tức là người ''chăn nuôi, chăn dắt, nuôi dưỡng'' như trong lời ca bằng tiếng Pháp: ''Le Seigneur est mon berger, rien ne saurait me manquer.'' Linh mục Đức cũng được gọi là Pastor, chữ vẫn dùng cho mục SƯ Tin Lành. Gọi như thế là chúng ta đâu sánh ''các ngài'' bằng Đức Chúa Trời, nhưng vì VÂNG LỜI Chúa Giêsu dạy: ''Hãy chăn dắt chiên của Ta...'' Người chăn dắt là ''berger, pasteur'' như Linh Mục hay Mục Sư.

Anh-Chị-Em Tin Lành vui lòng thông cảm cho chữ ''cha'' mà Anh-Chị-Em Công Giáo dùng cho linh mục cũng như chúng tôi cũng rất thông cảm cho Anh-Chị-Em Tin Lành dùng chữ ''Mục SƯ'' còn ''oai hơn'' chữ ''mục tử'' nhiều lắm bởi vì SƯ là ''Thầy'', mà ''Thầy'', đối với nhiều vùng ở miền Bắc, cũng có nghĩa là ''Cha'', nhất là trong thời phong kiến, người ta coi SƯ trọng hơn PHỤ như thế này: Quân, Sư, Phụ. SƯ trước PHỤ!!!

Mà SƯ thì cũng đúng như Lời Chúa dạy mười một tông đồ: ''Vậy các con hãy đi thâu nạp môn đồ khắp muôn dân, THANH TẨY họ nhân Danh Cha và Con và Thánh Thần, DẠY họ giữ hết mọi điều Ta đã TRUYỀN cho các con. Và này Ta sẽ ở với các con mọi ngày cho đến tận thế." (Matth. 28, 19-20)

Ở Đức, ngoài việc Hội Đồng Giám Mục (Công Giáo) Đức, Áo, Thụy Sĩ, Luxemburg, Lüttich, Bozen-Brixen, Giáo Hội Tin Lành Đức và Hội Kinh Thánh của Tin Lành Đức cùng dịch CHUNG Kinh Thánh, còn có rất nhiều hình thức cộng tác khác giữa hai Hội Thánh. Kitô hữu đôi bên đều kính trọng lẫn nhau như lời dạy của Phaolô ở I Cor. 11,16.

(Viết theo đề nghị của một vài vị có tinh thần đoàn kết Kitô-Giáo.)

Đức Quốc, 13.5.2013

Đaminh Phan văn Phước
by Lý Tưởng Người Việt
alt
 
Annê Lê Thị tên Thành
Một bảy tám mốt xứ Thanh chào đời (1781)
Bãi Điền, Yên Định là nơi
Trai trung, gái đảm, sách đời còn ghi
 
Từ nhỏ theo mẹ rời đi
Trở về Phúc Nhạc xuân thì lớn lên
Ninh Bình, Phát Diệm là nền
Cái nôi Công Giáo vang tên muôn đời
 
Đây là quê ngoại tuyệt vời!
Lớn lên như đóa xuân thời xinh tươi
Làn hương gió thoảng duyên cười
Hoa khôi xứ đạo lắm người ngẩn ngơ
 
Tuổi vừa đôi tám nên thơ
Anh chàng tên Nhất đêm mơ nhớ nàng
Mối mai lễ vật đưa sang
Mâm trầu, bánh hỏi xin mang đến nhà
 
Gia đình thuận ý nhận qùa 
Hôn nhân giáo lý học qua từng ngày
Xe duyên sánh bước nồng say 
Sống đời hòa thuận  đan tay vào đời
 
Công dung ngôn hạnh tuyệt vời
Đảm dang hòa thuận người người mến thương
Lắm người lấy đó làm gương
Gia đình đạo hạnh tựa nương bóng Ngài
 
Sinh được bốn gái, hai trai
Dạy con kinh hạt không sai đạo, đời
Chính đây là điểm tuyệt vời!
Sống thờ kính Chúa, thương người neo đơn.
 
Vào thời Thiệu Trị khắp nơi 
Ông vua diệt đạo Chúa Trời thẳng tay
Bao nhiêu xương máu đắng cay 
Các thầy Đạo Trưởng đêm ngày lo âu
 
Trốn hoài chẳng biết ở đâu
Nhiều khi đói lả ruột sầu cả ra
Gia đình giúp giấu trong nhà
Luôn luôn kính mến các cha các thầy
 
Bốn cha hay trốn ở đây
Một hôm tên Đễ phản thầy báo quan
Ham tiền bởi tấm lòng tham
Giu đa bán Chúa hắn làm y chang
 
Trịnh Quanh Khanh rất hiểm nham
Ác quan đem lính đến làm đảo điên
Vây làng Phúc Nhạc gấp liền
Cha Ngân, cha Lý, bỗng nhiên cùng đường
 
Bà Đê chỉ xuống rãnh mương
Lấy rơm chưa kịp phủ đường lính vô
Bắt người chúng đánh điên rồ
Cùm gông nặng trĩu quàng vô sỗ sàng
 
Tập trung giữa cửa đình làng
Nữ tu Thầy Cả gông mang nặng nề
Tuổi già như thể bà Đê
Chiếc gông qúa nặng lê thê buộc vào
 
Ác quan ngồi ở trên cao
Mặt mày bặm trợn đánh vào thảo dân
Xót xa cho thứ ngu đần
Tịch thu cướp bóc rần rần khắp nơi
 
Giải về Gia Định xa vời
Gông già sức yếu rã rời xác xơ
Ngang đường ai cũng thẫn thờ
Đau lòng xót cảnh bần nhơ quan làm
 
Mãi rồi cũng đến Thành Nam
Giam cùng hai nữ tu cam khổ nhiều
Ác quan hành hạ đủ điều
Buộc bà chối đạo làm chiêu giải sầu
 
Nhưng nào có dễ vậy đâu
Niềm tin vững chãi thẳm sâu trong hồn
Thánh thần thúc đẩy ơn khôn 
Từng lời mạch lạc tôi tôn kính Ngài
 
Ngàn đời cũng chẳng phôi phai 
Buộc tôi bỏ đạo của Ngài đừng mong!
Ác quan tâm độc đầy lòng
Lột trần cho xấu không xong nổi khùng
 
Củi cây đánh xuống chập chùng
Da thịt nát cả khắp vùng máu ra
Thế mà hắn cũng không tha
Nhục hình cứ thế tăng gia thêm nhiều
 
Con gái bà đến một chiều
Vào tù thăm mẹ tiêu điều khóc thương
Bà khoe mặc áo hoa hường
Hồn mẹ đang tỏa ngát hương dâng Ngài
 
"Con về giữ đạo khoan thai
Sau này gặp mẹ nay mai Nước Trời"
Những lời vàng ngọc tuyệt vời
Tấm gương kim cổ để đời cho ta
 
Con về chăm sóc việc nhà
Thương người kính Chúa đó là đạo ngay
Hãy cầu cho mẹ trong này
Được ơn bền đỗ khôn lay đến cùng  
 
Quang Khanh ác độc lạ lùng
Mang ra rắn độc khảo cung đàn bà
Cột quần áo lại giữa nhà
Sai đem rắn độc mãng xà thả vô
 
Thực là một chuyện điên rồ
Ngỡ rằng rắng cắn, ai ngờ bò ra
Mãng xà không hại chi bà
Hiền hơn cái lũ quan tà ác gian
 
Đánh bà giải xuống nhà giam
Suốt liền ba tháng đủ cam khổ rồi
Tình yêu thánh hiến lên ngôi
Sức tàn lực kiệt hết rồi còn chi
 
Phó dâng hồn xác sinh thì
Hồn hương bay bổng ra đi về trời
Mười hai tháng bảy nghỉ ngươi (12.07.1841)
Tấm gướng sáng mãi để đời soi chung
 
Trên hàng Hiển Thánh ung dung
Cầm nhành thiên tuế mừng cùng khắp nơi
Tấm gương Thánh nữ sáng ngời
Cháu con hãnh diện muôn đời chứng nhân. 
 
Trầm Hương Thơ 19.06.2013
 
 
Trong giờ hấp hối người ta thường nghe bà cầu nguyện : "Lạy Chúa, Chúa đã chịu chết vì con, con hết lòng theo thánh ý Chúa. Xin Chúa tha mọi tội lỗi cho con".
 
Cuối cùng bà dâng lời sau hết : "Giêsu Maria Giuse! Con xin phó linh hồn và thân xác con trong tay Chúa, xin ban ơn cho con được tuân theo ý Chúa trong mọi sự".
 
Bà Anê Đê đã về nhà cha trên trời trong tinh thần thánh thiện ấy. Hôm đó là ngày 12.07.1841, sau ba tháng bị giam cầm hy sinh vì đức tin. Bà hưởng thọ 60 tuổi.
 
Ngày 02.05.1909, ĐGH.Piô X đã suy tôn ngài lên bậc chân phước 
 
Ngày 19.06.1988, ĐGH. Gioan Phaolô II suy tôn ngài lên bậc Hiển thánh.
 
Bà Anê Lê Thị Thành thực xứng danh là gương mẫu và là bổn mạng các bà mẹ Công Giáo Việt Nam.
by Lý Tưởng Người Việt
Ngồi thơ thẩn, lật lại bài viết cũ " Việt Nam Đi Về Đâu?", đọc lời bình bi quan:



" Đừng mơ toàn vẹn non sông

Nếu đảng vẹm còn đè đầu

Việt Nam chỉ có về tàu mà thôi!"



Bạn tôi thì trích dẫn mấy câu:



" Nước Việt bốn ngàn năm văn hiến, ngày nay tiêu điều đến thế sao?! Đâu rồi tuổi trẻ Việt Nam ngạo nghễ? Đâu rồi sĩ phu Đất Việt khí phách? Đâu rồi những anh hùng, hào kiệt Lê Lợi, Quang Trung? "



Rồi than thở:

" Sao nghe phảng phất " Hận Đồ Bàn " ?



Lòng buồn bả, vẳng nghe:



" Người xưa đâu?

Mồ đắp cao hay đã sâu thành hào!

Lầu các đâu?

Nay thấy chăng rừng xanh xanh một màu "



Có lẽ nào thế hệ Việt Nam mai sau đành ngậm ngùi ca lời thê lương:



Thăng Long đâu?

Thành quách xưa nay đã điêu tàn rồi

Lầu các đâu?

Gò Đống Đa nay đã sâu thành hào



Nhưng vừa rồi, đọc bản tin ngắn, trích thuật bài viết trên báo Pháp Le Monde của ký giả Bruno Philip với câu tựa thật phấn khởi:

ĐẤU TRANH ĐÒI ĐẤT, ĐÒI QUYỀN CÁ NHÂN ĐANG DẦN CHUYỂN THỂ THÀNH CHỐNG ĐẢNG CỘNG SẢN ĐỘC TÀI



Ai cũng biết, trí thức Pháp, với khuynh hướng thiên tả, thường thiên về xã nghĩa vn mà nay cũng phải chấp nhận một thực tế như tiêu đề bài viết, cũng thấy công cuộc chống cọng sản độc tài ngày nay đã tiến bước khá xa.



Lần tay nhẩm tính:

Kể từ ngày lịch sử 5 tháng 6 năm 2011, ngày phát khởi cuộc biểu tình đầu tiên trong 11 cuộc biểu tình chống " tàu khựa " xâm lăng mùa hè năm ấy, cuộc trường chinh chống độc tài toàn trị cọng sản lướt đi như hia 7 dặm.



Trên hai đầu Đất Nước, Bến Nghé, Sài gòn – Thăng Long, Hà Nội, trẻ già trai gái phấn khởi biểu tình như trẩy hội. Từ Nhà thờ Đức Bà, đoàn con dân Đồng Nai, Xuân Lôc, Bà Rịa, Vũng Tàu hiệp cùng đồng bào Bến Nghé, Bình Chánh, Long An diễu hành ra chợ Bến Thành. Đầu tới chợ Bến Thành, đuôi vẫn còn ở nơi xuất phát Nhà thờ Đức Bà. Người cha trẻ cỏng con trên vai, vợ hiền kề cận một bên, cất cao lời hát " Việt Nam, Quê hương ngạo nghễ ." Người nhạc sĩ trẻ Việt Khang tiếp lời " Việt Nam Tôi Đâu?", ai đem bán cho tàu?



Tiếng rằng biểu tình chống tàu xâm lăng, đàng sau là ý chí đánh đổ bạo quyền việt cọng.



Thời thế còn chưa chìu lòng người, bước đi thứ nhất phát khởi bị cường quyền dùng bạo lực chận đứng, đành khựng lại.



Mùa Xuân năm sau, ngày 5 tháng giêng, 2012, nơi đất Cống Rộc, Tiên Lãng, Hải Phòng, tiếng súng hoa cải, tiếng bôm gas tự chế của gia đình nông dân/ kỷ sư Đoàn Văn Vươn nỗ vang rền, báo hiệu phong trào nông dân chống cường quyền " cưởng chế ", phá nhà, cướp ruộng đất phát khởi.

Từ đó mà đi, phong trào nông dân và thị dân chống cưởng chế nở rộ:

Văn Giang, Phụng Công, cánh đồng Chầu với lịch sử non hai ngàn năm, 700 trẻ già trai gái chống lại 3,000 côn an cơ động cưởng chế.

Vụ Bản, Cồn Dầu, Thủ Thiêm, Cái Răng mỗi nơi một bi kịch.

Bạc Liêu với bà mẹ Đặng thị Kim Liêng, thân mẫu Tạ Phong Tần thiêu thân!



Ngày nay, nông dân Văn Giang, Dương Nội vẫn tiếp tục kéo vào Hà Nội biểu tình thường xuyên.

Chủ đề đã chuyển sang một bước quyết định:



Đòi NÔNG DÂN CÓ RUỘNG CÀY

Tức là đòi QUYỀN SỞ HỮU RUỘNG ĐẤT



Về phong trào công nhân, điểm son rực rở là từ khi bộ ba nam nữ ưu tú Đỗ Thị Minh Hạnh – Nguyễn Hoàng Quốc Hùng – Đoàn Huy Chương phát động cuộc đình công đòi quyền lợi cho công nhân ở Trà Vinh mà chủ đề chính là đòi QUYỀN THÀNH LẬP CÔNG ĐOÀN ĐỘC LẬP tức là đòi TỰ DO NGHIỆP ĐOÀN.

Vì vậy mà bạo quyền cs kết án các em thật nặng. Có giai thoại rằng, sau khi bị kêu án, cả ba cất tiếng hô vang: Đả đảo cọng sản. Và bị chúng đánh đập dã man đến nỗi Huy Chương và Quốc Hùng đều mang thương tật.



Về phong trào sinh viên – thanh niên cho tới ngày xử án vụ gọi là tuyên truyền chống chính phủ xã nghĩa, chỉ có các hoạt động lẻ tẻ, yếu ớt.

Ngày 16 tháng 5 năm 2013, ngày lịch sử trọng đại, trước pháp đình bạo quyền cọng sản, hai thanh niên nam nữ, đại diện cho tuổi trẻ Việt Nam hôm nay, dõng dạc tuyên đọc TUYÊN NGÔN CHỐNG ĐỌC TÀI CỘNG SẢN:



Thanh niên Đinh Nguyên Kha lẫm liệt nói:



" Tôi trước sau vẫn là người yêu nước, yêu dân tộc tôi.

Tôi chỉ chống đảng cs, mà chống đảng thì không có tội "



Nữ sinh viên Nguyễn Phương Uyên lấy máu hòa nước viết nên lời nguyền:



" Đi, chết đi, đảng csvn bán nước

Tàu khựa, hãy cút khỏi Biển Đông "



Hai câu trên viết từ Long An sánh ngang bằng hai lời nguyền Mê Linh:



" Một, xin trả sạch nước thù

Hai, xin thu lại nghiệp xưa họ hùng "



Các chiến sĩ mũ nâu Biệt Động Quân năm xưa, từ hải ngoại tuyên ngôn kêu gọi:



" Muốn chống tàu xâm lăng

Trước tiên diệt việt cọng "



Ngày nay, tuổi trẻ trong nước đứng lên đáp ứng. Trẻ già trong ngoài nước đồng một lòng vùng lên sát cọng. Rồi sẽ có một ngày đánh tan loài sói lang cọng sản, xóa tan mây mờ bao phủ non sông, nước Viêt Nam lại rạng rở dưới trời Đông.



Nguyễn Nhơn
by Lý Tưởng Người Việt
Công cha như núi Thái Sơn

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra

Câu ca dao Việt Nam nói về sứ mạng của cha mẹ thật là chí lý, chí tình. Là người Việt Nam, không ai là không biết câu lục bát ấy.

Vâng ! Thưa quý vị, trách nhiệm và bổn phận làm cha mẹ thậtt là cao cả, có lẽ không ngọn núi nào ở bên Trung Quốc cao bằng ngọn núi Thái Sơn, cũng như có nguồn suối nào mà bị khô cạn. Chiều cao của ngọn núi , cũng như chiều sâu của nguồn suối là sự tác thành của Tạo Hóa, không ai có thể xây dựng nên được, sự to lớn vĩ đại, cũng như sự bất tận của thiên nhiên được dùng để diễn tả vai trò và sứ mạng cao cả của cha mẹ. Vì vậy, lòng biết ơn cha mẹ và nhận biết công ơn của cha mẹ đối với con cái là một điều cần thiết, không thể phủ nhận. Nhưng đôi khi dễ bị lãng quên, dễ bị xem thường. Công ơn cha mẹ đối với con cái và lòng biết ơn của con cái đối với cha mẹ là căn nguyên và nền tảng đạo lý.Trông thấy người già lão, không ai khỏi chạnh lòng, đừng nói gì cha mẹ của mình, sách Huấn Ca dạy rất rõ ràng về công ơn sinh thành , dưỡng dục của cha mẹ đối với con cái. Khi con cái được nên người, có giáo dục , có đạo đức chính là nhờ công ơn giáo huấn của cha mẹ, có nghiêm khắc , có nhân từ, có hiền lành, có giận dữ. Nhưng tất cả đều là muốn con cái nên người và có đạo đức.

Và rồi "sóng trước đổ đâu, sóng sau đổ đấy". Đó là luân lý của xã hội nhân sinh, nhưng đôi khi trong thực tế, sự gần gũi, sự gay cấn, sự bất hòa, đều là những căn nguyên gây ra xáo trộn lệch lạc. Xã hội nào đề cao hiếu nghĩa, thì xã hội ấy thịnh vượng, đất nước nào đề cao sự giáo dục của gia đình thì đất nước ấy phồn vinh.

Thiên Chúa tác thành động vật, trong đó loài người là đặc biệt nhất, là loài có trí khôn.Nhưng Thiên Chúa không tác thành trực tiếp, mà qua một người nam và một người nữ, đó là cha mẹ, cứ như thế tạo thành xã hội loài người. Như thế , cha mẹ chính là người trực tiếp tạo ra xã hội loài người theo quyền năng của Thiên Chúa.

Thiên Chúa ban sự sống cho con người cũng qua cha mẹ, nên chi thế giới loài người là huyền nhiệm và phong phú nhất, linh thiêng và hiện hữu. Là sự hữu hình được tạo nên bởi sự thiêng liêng.

Thiên Chúa yêu thương và ban tặng tình yêu cho con người qua cha mẹ. Một tình yêu phổ quát bời Thiên Chúa, rồi xuống chi tiết, cụ thể qua cha mẹ. Miếng cơm , manh áo, mái nhà và những ngày con còn bé bỏng, đều do cha mẹ mà thành, nhưng trong những hành trình ấy, cha mẹ đang mạng một trọng trách, một sứ mạng từ Thiên Chúa và cứ như thế nối tiếp nhau duy trì một xã hội trần gian, ( một phần trong thuyết luân hồi của nhà Phật ).

Bổn phận làm con luôn áy náy và muốn đền đáp ơn sinh thành dưỡng dục nhưng mấy ai toại nguyện điều ấy. Vì người ta nói : " Nước mắt chảy xuống ", có đâu nước mắt chảy ngược, ý nói bổn phận phải làm là cứ nối tiếp nhau, cứ thế hệ nầy cảm thấy mắc nợ thế hệ trước. Suy cho cùng, đó là hành trình trần gian, nhưng nếu trong hành trình ấy thiếu đi hiếu đạo đối với cha mẹ thì thật là bất hạnh to lớn.

Cha mẹ còn là thầy dạy đức tin đầu tiên cho con cái, nhất là người công giáo. Riêng gia đình tôi, ba tôi là người truyền đạt đức tin cho con cái. Những gì tôi thụ hưởng được bằng đức tin là nhờ bởi ba tôi. Ba tôi đã được thụ hưởng đức tin nhờ bởi ông nội tôi. Như vậy, có thể nói, đức tin là một gia sản thiêng liêng của gia đình và giáo hội, đạo từ trong gia đình, được thụ hưởng từ giáo hội, nhưng được nuôi dưỡng và kế thừa từ gia đình.

Ngày của cha hôm nay, được quốc tế nhìn nhận và sáng lập để kính nhớ và biết ơn đấng sinh thành, vì nếu con cái mà không biết ơn cha mẹ thì quả là nỗi bất hạnh lớn nhất cho loài người.

Thiên Chúa yêu thương con người và muốn con người yêu thương nhau, đặc biệt là tình ruột thịt gia đình, thì hà cớ gì chúng ta không yêu thương cha mẹ mình. Không ai có thể yêu thương tha nhân mà không yêu thương cha mẹ mình, cũng vậy không ai yêu thương cha mẹ mình mà ghét bỏ tha nhân.

Nhân ngày Hiền Phụ xin kính nhớ linh hồn thân phụ tôi, người đã qua đời được sáu năm, xin thương cầu cho linh hồn Giuse Trần Đình Thẩm là thân phụ của con , người đã truyền đạt đức tin công giáo một cách sâu sắc cho con./. và một Dưỡng Phụ (người cha nuôi ) nhân lành, đó là Thánh Giuse. Để chia sẻ và cảm thông với

Lạy Chúa Giêsu, khi xuống thế làm Người, Chúa cũng có một Thánh Gia, một người Mẹ Rất Thánh và một Dưỡng Phụ là Thánh Giuse, để chia sẻ và cảm thông với thân phận con người, xín ban cho tất cả mọi có cha, có mẹ được biết yêu kính và tôn trọng nhau như Chúa đã hạ mình tôn kính hai Đấng Thánh là Mẹ Maria và Thánh Cả Giuse./. Amen

16/06/2013

P.Trần Đình Phan Tiến
by Lý Tưởng Người Việt
 
chacon2

THƠ GỞI BỐ

( Kính dâng Bố nhân ngày Father's Day và xin gởi đến tất cả những người cha trên thế giớị)

 

Con tìm mãi, lời vụng về, thiếu nghĩa

Và cũng không đủ ý của lòng con

Để nói lên niềm yêu kính trong hồn

Ngày của Bố. Viết bài thơ tặng Bố

 

Bao kỷ niệm của ngày con tuổi nhỏ

Bỗng rộn ràng sống lại, rất thiêng liêng

Con nhớ thiết tha đôi cánh tay hiền

Mà Bố đã che đời con gió bão...

 

Trong mắt bố là chứa chan hoài bảo

Là tràn đầy hãnh diện lúc nhìn con

Là yêu thương sâu thẳm tự tâm hồn

Là thông cảm, là hy  sinh, tha thứ

 

Bố là mái, che đời con mưa lũ

Bố là tường ngăn nắng gió tuyết sương

Bố là nền, là sức sống thái dương

Là tất cả cho con thành khôn lớn

 

Có lắm lúc biển gầm đời sóng cuộn

Bố vững tay chèo lái đến bình yên

Những lúc cô đơn đối diện muộn phiền

Vẫn đứng thẳng, Bố kiên cường phấn đấu

 

Bố cuả con! Bố muôn đời yêu dấu!

Bố muôn đời vằng vặc tấm gương trong

Công Bố Thái Sơn, con khắc ghi lòng

Và mong được đáp đền trong muôn một

 

Cảm ơn Bố : một tình yêu vô lượng

Con: tàu đêm, cần lắm những vì sao!

Bố của con ơi! Thương Bố dạt dào!!!

 

Ngô Minh Hằng

 

 

 

Translated from Thơ Gửi Bố (composed by Ngô Minh Hằng) by Lee Pham, Ed.D. (aka Phạm Xuân Lương)

 

A MESSAGE TO MY FATHER

In loving memory of my father

Also dedicated to all the fathers in the world on Father's Day

 

Dear Daddy,

I've done my best to look for ideas and words.

Yet I feel too awkward to find enough nicest ideas and words

To express my inmost respect and love

In a verse dedicated to you on Father's Day.

Countless sacred childhood recollections

Have suddenly revived in my mind.

I fondly miss your tender arms

Giving my stormy life protections.

In your eyes are embedded so much hope,

So much pride when you watch your child,

So much love deep in your soul's willingness,

So much pity, sacrifice and forgiveness.

You're a roof sheltering me from showers and floods.

You're a wall blocking the sun, snow, fog and whirlwind.

You're a solid foundation stone. You're the solar intensity.

You're all that has offered me wisdom and maturity.

In times of roaring oceans and crushing billows,

You've firmly steered the boat to safety.

In times of loneliness, sorrow and adversity,

You've stood straight to struggle with indomitable valor.

Dear Daddy, you're my eternally beloved father.

You've set a bright example for me forever.

Your merits are as lofty as the mighty Everest.

I'll carve in me and reward them at my best.

Thank you, Daddy. For me you're boundless compassion.

I'm a boat sailing by night. I greatly need the stars' guidance.

Oh, my beloved father! For you is my fathomless love!

 

(From 54 Bài Thơ Tình Việt Nam, 54 Vietnamese Love Poems, 2007, pp.135,137)

Lee Pham, Ed.D. (aka Phạm Xuân Lương)
by Lý Tưởng Người Việt
Thơ Ý Nga, Đức Hùng
 
TỨC TƯỞI
Ngày 16
Móm mém Ba cười với con
Âm vang không còn rộ dòn
Trong ánh thái dương dần xuống
Lòng con tự nhiên héo hon.
 
Nụ cười chẳng còn cái răng
Con nghe câu được, câu chăng:
-"Đường dường như đà đến đích?"
Thương Ba! Niềm đau nào bằng!
 
Nhìn Ba ngược thác, gập ghềnh
Tự nhiên lòng con rối lên
Tại sao năm tàn, tết đến,
Thành phố trở mình buồn tênh?
 
Ba ơi!
Ba à!
Ba ơi!
Chi vội "Chờ ngày về trời?"*
Nơi đây chưa là nguồn cội
Sao Ba "Muốn dừng cuộc chơi!"*
 
Ngày 18
Từ nay thôi chào, dạ, vâng
Không còn ngôn ngữ thường hằng
Từ nay nhớ Ba, phải… lạy
Trên đoạn đường dài đăng đăng.
 
Chỗ nào là chỗ phẳng phiu?
Huyệt nào vàng rực nắng chiều?
Con sẽ đặt Ba nằm xuống,
Trong bàn tay Phật nâng niu?
 
Ai biết, mấy, con đã buồn?
Đầy lòng nhưng lệ không tuôn!
Ba ơi! Con buồn biết mấy!
Ba về lau lệ trẻ con.
 
Ý Nga, 18-12-2010.
San Francisco, California, USA*4 giờ sáng
               
*Lời cuối Ba đã nói, 2 ngày trước khi lìa đời.
  1324047000_12.jpg
 
Đức Hùng họa:
 
CON GÁI BAO GIỜ CŨNG THƯƠNG CHA
(Họa bài thơ "Tức Tưởi" của Ý Nga nhớ thương cha đã qua đời)
 
Ngày 16
Cha tạo hình hài cho con
Rưng lệ nhìn con cười dòn
Bệnh con mỗi khi lên, xuống
Lòng Cha bào bọt héo hon.
 
Miền Trung nghèo khổ,có răng?
Luật bù trừ ấy, phải chăng
Cha mừng con về đến đích
Thơ, văn tuyệt bút ai bằng?
 
Cha mong con vượt thác ghềnh
Biểu đồ sự nghiệp đi lên
Vinh quang sáng ngời chắc đến
Gian nan, ách tật nhẹ tênh.
 
Con thương Cha quá, Cha ơi!
Sao Cha nỡ vội về trời?
Bóng cả Cha già gốc cội
Bỏ con mình lẻ rong chơi.
 
Ngày 18
Những gì Cha dặn, con vâng
Như in. Trong cõi vĩnh hằng
Xin Cha cho con cúi lạy
Hồn Cha rực rỡ hoa đăng.
 
Dù đời chẳng có phẳng phiu
Như tìm quê cũ nắng chiều
Thủy triều khi lên, lúc xuống
Lòng Cha thương, mãi nâng niu.
 
Mất Cha mới thấy thật buồn
Giòng lệ chẳng hề ngừng tuôn
Thất thập còn dư có mấy?
Thảnh thơi chốn ấy chờ con.
 
Đức Hùng*Sydney, Úc Châu 20-1-2011.
 
1324047000_12.jpg
 
NHỚ BA.
                                   
Câu vọng cổ ngày xưa Ba yêu thích
Đến bây giờ con mới biết là hay
Hồn đã bay, Ba xa mất tầm tay
Gương Nguyễn Trãi ai dạy con học hỏi?
 
Ý Nga, 31-5-2012.
           
*Nguyễn Trãi: tác giả bài BÌNH NGÔ ĐẠI CÁO, hiệu Ức Trai, 
con trai Bảng Nhãn Nguyễn Ứng Long, hiệu Phi Khanh.
 
1324046986_10.jpg 
 
BẾN SINH, BỜ TỬ
 
Ba kể:
Má mười sáu, ba cưới về làm vợ
Dẫu đơn sơ cũng gian khó vợ, chồng
Bao kỳ công mới tay dắt, tay bồng
Nuôi con dại, chí tang bồng chưa phỉ!
 
Má kể:
Tuổi mười chín, má nhận lời Song Hỷ
Theo ba con học "Phu xướng, phụ tùy"
Bỏ ông bà, chẳng an lòng ra đi,
Đi cũng nhớ mà bỏ về cũng… nhớ!
 
Con kể:
Tuổi Lá Úa, Ba Má đều… lão khổ
Lời ngẩn ngơ theo trí nhớ lờ mờ
Con lần theo từng lẩn khuất, quanh co
Trí ghi nhớ cho kịp dòng thương mến.
 
Hăm lăm tuổi, Ba cho con cập Bến,
Theo Má Ba được định vị, an cư
Con năm hai, trần thế Ba giã từ
Nhuộm đau khổ trắng tang trời viễn xứ
 
Đường xấu, đẹp? Ba trọn vòng sinh tử!
Cầu mong Ba siêu thoát với Nẻo Về
"Mừng trần gian đã thoát khỏi Bến Mê"
Câu kinh kệ ai tụng cùng nghi lễ!
 
Ý Nga, 19-1-2011.
 
1324132342_18.jpg
 
THĂM BA.
 
Vì tránh mầm tai ác,
Gia đình mình xa nhau
Thương mà lòng quặn đau
Bao nẻo đường luân lạc.
 
Tuyết mênh mông vô tận
Đường bay xa càng xa
Con mừng được thăm Ba,
Sau bao nhiêu chốt chặn.
 
Ba sống đời đạm bạc
Trong mười năm xa nhà
Rồi Ba lại đi… xa
Ba về cùng tiên tổ.
 
Lần này Ba hết khổ,
Với chế độ gian tà,
Chướng ngại Ba đã qua
Con thăm Ba lần… cuối!
 
Ý Nga.
Đường bay New Jersey > Canada 29-12-2010.
 
 1324216534_58.jpg
 
BA ƠI!
 
Ba điện thoại gọi con một giờ sáng
Mở một ngày, con thức trắng trở trăn:
"Té, nứt xương, dùng nước đá chườm chân
Cho vơi nhức từng đêm dài đăng đẳng"
 
Ba giải phẫu, đêm, con về lo lắng
Ngày băn khoăn, gọi nhờ vã xa gần
Họ hàng xa trăm xáo trộn bất an
Một bài toán dùng dằng bao ẩn số.
 
Trong mạch thở, nợ áo cơm thách đố
Một đường bay niềm phẫn nộ chưa thành
Đành đi làm (cái thường nhật, vô danh)
Điều hiếu thảo, nhờ… người quen thiện tánh.
 
Ba ở Mỹ, con bên này tạm lánh
Má quê nhà. Đường Trở Lại chưa ra
Một gia đình chia tứ hướng bôn ba
Trôi xứ lạ, thằng em trai xa tít.
 
Đời tạm trú, ngày trùng phùng mờ mịt
Trông ngày về, đường thăm thẳm xa xăm
Ba vừa lành, Má nhập viện, hom hem
Con ở giữa đau lòng: ơn Từ Mẫu!
 
Càng tự vấn vì đâu lắm phiền não?
Lòng càng thương dân tộc đến quặn đau
Bao gia đình phải ly tán nghẹn ngào
Thương Ba Má tuổi về già sức yếu.
 
Nhưng cảnh khổ hơn mình còn… trăm triệu…
Ba Má ơi! một chữ Hiếu ngất trời
Lòng triệu con đang trôi dạt khắp nơi
Nhìn đất Tổ, nào riêng ta chịu khổ!
 
Ý Nga, 12.5.2010. 
 1324216182_47.jpg
 
THƠ BA, THƠ CON.
 
Ba hứa gửi thơ cho con
Con trông đến nỗi mỏi mòn mắt luôn
Ba hứa, không gửi, con buồn
Còn dăm hôm nữa lên khuôn, sách chờ.
*
Hai thế hệ, một niềm mơ
In chung thi tập, thắt nơ làm quà
Mai sau con cũng tuổi già
Đem khoe cháu chắt: con, Ba gieo vần
Cái-Dễ-Thương đã một lần
Thơ Nội, thơ Ngoại đã gần dì, cô.
 
Ý Nga, 19.12.2002. 
 1324216484_51.jpg
 
PHÂN LY.
 
Ba cười, giọng đã thương quen
Con mừng Ba khỏe, lạc quan, yêu đời
Nghe Ba kể chuyện: "Răng ơi!
Ráp vào làm đẹp, tháo rời khi ăn
Vào nhà hàng? Thật khó khăn!
Cứ cháo mà húp, khoẻ răng, khỏe… người"
*
Ôi chao! Buồn quá cõi đời
Ba già, Má yếu, con thời bệnh luôn
Gác điện thoại, lệ con tuôn
Theo câu thơ ướt, đau nguồn phân ly
Con xa quá! Làm được chi?
Ai săn sóc Má, nấu gì dâng Ba?
 
Ý Nga, 19.12.2002.
 
1324216162_46.jpg 
 
MIẾNG CHẢ THIU.
 
                (Viết theo lời kể của Thân Phụ)
 
Thương về hương linh bé Thoa ở vĩa hè gần chợ Cầu Muối.
 *
 
Hai đứa ngủ, chia nhau manh "chiếu đất"*
Muỗi mòng no nhờ mình có "màn trời"*
"Ôm em đi!" Em năn nỉ, ỉ ôi
Rồi than đói, làm lòng anh muối xát.
 
Tìm "thùng rác đại gia" xa lăng lắc,
Anh lần mò lâu lắc dưới trăng khuya
Leo khề khà nên chó cắn toạc da,        
Tay tha chả, chân lê cùng máu đẫm.
 
Dù bụi bặm, miếng chả thiu màu sậm,
Cũng đem về được góc phố cho em
Đất nhão mềm, em nằm giữa mưa đêm
Thân co quắp hom hem như khúc gỗ
 
Không hớn hở, em nằm yên, thật ngộ?
Không tò mò? Không vui sướng? Không cười?
Anh lay hoài, sao không dậy em ơi?
Kìa miếng chả đang mời tay em bốc!
 
Trên vũng máu, đêm mưa mình anh khóc
Vuốt tóc em ướt nhẹp dưới hiên người,
Vuốt mắt em, anh ngửa mặt kêu Trời
Trời với Phật ở đâu nào nghe thấy?
 
Mẹ ơi Mẹ! Tại con làm tầm bậy?
Cắp trộm này Mẹ đã dạy: -Không nên
Dẫu đói ăn cũng không được thấp hèn!
Trời sẽ phạt quân lộng quyền cướp bóc!
 
Em đói rả tại con không chăm sóc
Cha dạy con: "Tình cốt nhục nương nhau!
Cùng xẻ chia, dù no, đói, sang giàu
Phải phấn đấu dắt dìu em, thay mẹ!"
 
Mẹ bán máu, Mẹ về, cũng nằm… thế
Bây giờ em cũng y thế mà…theo
Rồi từ nay với chân máu, tong teo
Con không hiểu làm sao con phấn đấu?
 
Một miếng chả con trả bằng giá máu
Để mất em, con khờ khạo vô cùng!
Cha ơi Cha! Em lạnh ngắt, con bồng
Cô bác ơi! Ai cứu giùm con với?
 
Ý Nga, 26-2-2011.     
           
*"Màn trời chiếu đất" = ngủ ngoài trời không mùng, không chiếu
**Thân phụ đã kể lại cho tác giả nghe rằng:
-Thằng bé đó từ ngày em nó chết, đêm đêm nó không còn về ngủ khu vực đó nữa và người ta nhắc đến nó bằng cái tên "Thằng Chả Thiu".
Nghe nói 2 anh em nó hiền lành và lễ phép lắm, chắc là con nhà đàng hoàng.
Chuyện này tác giả được nghe Ba kể lại khi Ba đọc bài thơ "Con chó của đảng nó chê chả lụa"
 
1324132639_38.jpg 
 
 CUỐI THU RỒI, THƯA BA!
 
Thêm một sáng nắng dịu dàng, mây trắng
Lá đã vàng, trong nắng càng vàng hơn
Gom lá vàng, thân áo kép, áo đơn
Con nhớ Má, nhớ Sài Gòn da diết.
 
Lá từng chiếc đang lìa cành giã biệt
Người từng người thân thích đã ra đi
Đêm từng đêm thư con vẫn sầu bi
Hẹn với Má: -Xuân con về ngơi nghỉ
 
Xuân, thu, hạ, con cứ hoài năn nỉ
Đông rồi đông: Âu Mỹ cứ chu du
Thu rồi thu, dân chưa mở cửa tù
Ba chờ đủ, cuối thu đà thu…. cuối!*
 
Canada, 22-10-2011.
           
*Thân Phụ đã ra đi mùa đông năm 2011. 
 1324132547_30.jpg
  
AN ỦI.
 
Hôn em trời đã vào khuya
Hôn anh cho thỏa đau kia, xót này
*
Nhớ Ba, con khóc cả ngày
Thương Ba lại niệm cho đầy trang kinh
Khóc Ba, có phải thiếu tình?
Hôn anh, có được an bình nỗi đau?
Nụ buồn, môi lệ dỗ nhau
Vai rung nức nở, ngọt ngào anh xoa
Cũng may anh chẳng lơ là
Cũng may anh vẫn mặn mà xẻ chia:
-Đại Tang anh đã từng qua
Hương, đèn, hoa, quả… xót xa từng bày
*
Trên cao, hồn Ba đêm nay
Nhìn con, Ba có nhíu mày quở: HƯ!
 
Ý Nga, 12-2010.