Thứ Bảy, 15 tháng 6, 2013 by Lý Tưởng Người Việt
tg030

Một câu lạc bộ tem thư Việt Nam đã phản đối Trung Quốc phát hành tem thư mới, trong đó xem quần đảo Hoàng Sa là của Trung Quốc.

Trong lá thư đề ngày 10/6 gửi cho bộ Thông tin và Truyền thông, Câu lạc bộ "Viet Stamp" thuộc Hội Tem Thành phố HCM cho biết, bộ tem gồm 6 con và có tên "Trung Quốc Xinh Đẹp" được phát hành nhân Ngày Du lịch Trung Quốc 19 tháng 5.

Một trong 6 con tem cho thấy có hình nhóm đảo An Vĩnh trong quần đảo Hoàng Sa mà Trung Quốc đã chiếm đóng trái phép vào năm 1974.

Lá thư nói rằng Bưu chính Trung Quốc mượn cớ quảng bá du lịch để tuyên truyền cho cái gọi là"Thành phố Tam Sa" để dân chúng nước họ gửi thư rộng rãi ở trong và ngoài nước.

Trong lá thư, câu lạc bộ "Viet Stamp" đề nghị bộ Thông tin và Truyền thông chính thức có ý kiến phản đối Bưu chính Trung Quốc đã vi phạm nghiêm trọng chủ quyền Việt Nam, và lưu ý rằng đây không phải là lần đầu mà Bưu chính Trung Quốc làm như vậy.

Lá thư còn đề nghị bộ Thông tin và Truyền thông Việt Nam phát hành một bộ tem để khẳng chủ quyền biển đảo của Việt Nam với thế giới.
by Lý Tưởng Người Việt
tg029

Thụy My - Hôm nay, 14/06/2013, ba chiếc tàu hải giám Trung Quốc đã tiến vào lãnh hải Nhật Bản ở quần đảo Senkaku/Điếu Ngư hiện do chính quyền Tokyo quản lý nhưng lại bị Bắc Kinh đòi hỏi chủ quyền. Lực lượng tuần duyên Nhật Bản cho biết như trên.

Các tàu hải giám này đã xâm nhập vùng lãnh hải 12 hải lý bao quanh quần đảo Senkaku/Điếu Ngư vào khoảng 9 giờ 30, giờ địa phương (0 giờ GMT). Vụ xâm nhập lãnh hải Senkaku/Điếu Ngư gần đây nhất xảy ra vào ngày 26/5. Trước đó vào cuối tháng Tư, các tàu của chính quyền Trung Quốc cũng đã nhiều lần tiến vào vùng biển xung quanh quần đảo tranh chấp, khiến Nhật Bản phải triệu tập đại sứ Trung Quốc để phản đối.

Không chỉ thường xuyên điều các tàu hải giám đến, Bắc Kinh thỉnh thoảng còn cho các phi cơ bay vào không phận Nhật, từ khi Nhà nước Nhật Bản mua lại ba trong số năm hòn đảo thuộc quần đảo Senkaku/Điếu Ngư từ chủ tư nhân người Nhật vào tháng 9/2012. Việc này đã làm dấy lên một tuần lễ biểu tình chống Nhật tại nhiều thành phố Trung Quốc, đôi khi với bạo lực, được cho là do Bắc Kinh đã bật đèn xanh.

Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe hồi tháng Tư đã cảnh báo là Tokyo sẽ  đẩy lui « bằng vũ lực » tất cả mọi hành động xâm nhập của Trung Quốc vào quần đảo Senkaku/Điếu Ngư.

Hôm thứ Ba 11/6, Nhật Bản và Hoa Kỳ cũng đã khởi động các cuộc tập trận chung về việc tái chiếm các hòn đảo ở xa. Tuy vậy Bộ trưởng Quốc phòng Nhật, ông Itsunori Onodera cũng nói rõ là các cuộc tập trận này diễn ra tại California, không nhắm vào Trung Quốc và nhằm mục đích thử nghiệm tính hiệu quả của việc hợp tác quân sự Mỹ-Nhật.
by Lý Tưởng Người Việt
premier

Thụy My - Hãng thông tấn Kyodo hôm nay 14/06/2013 dẫn một nguồn tin từ chính phủ Nhật cho biết, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe nhân một hội nghị ở Dublin vào tuần tới, muốn yêu cầu người đồng nhiệm Ailen ủng hộ trong việc duy trì cấm vận của Liên hiệp châu Âu về vũ khí bán cho Trung Quốc.

Tokyo lo ngại Bắc Kinh gây áp lực mạnh lên các quốc gia Liên hiệp châu Âu, trong đó có Ailen, nhằm dỡ bỏ lệnh cấm vận đặt ra sau sự kiện đàn áp đẫm máu phong trào đòi dân chủ ở Thiên An Môn tại Bắc Kinh năm 1989.

Theo hãng tin Nhật, nhân cuộc hội đàm với Thủ tướng Ailen Enda Kenny vào thứ Tư 19/06/2013 tới, ông Shinzo Abe sẽ nhấn mạnh với người đồng nhiệm về sự kiện Trung Quốc tăng cường sức mạnh quân sự và sự hiện diện trên biển với tính chất gây hấn ngày càng cao, đang là mối quan ngại chung cho khu vực châu Á-Thái Bình Dương.

Và như vậy nếu dỡ bỏ lệnh cấm xuất khẩu vũ khí từ Liên hiệp châu Âu sang người khổng lồ châu Á này, sẽ gây ra tác động tiêu cực cho hòa bình và ổn định trong khu vực.

Nhật Bản cũng đã từng bày tỏ sự quan ngại với nước Pháp về vấn đề bán cho Trung Quốc các thiết bị giúp trực thăng có thể đáp xuống các chiến hạm. Nhưng theo Paris, loại thiết bị này không nằm trong danh sách bị cấm vận.

Thủ tướng Nhật Shinzo Abe sẽ công du châu Âu từ ngày 15 đến 20/06/2013. Trong chuyến đi này ông sẽ tham gia hội nghị thượng đỉnh tám cường quốc, tức G8, tổ chức tại Bắc Ailen, nhân đó ông Shinzo Abe sẽ tiếp xúc với các nhà lãnh đạo của các quốc gia khác.
by Lý Tưởng Người Việt
airbus

Tú Anh - Chiếc máy bay mới tinh  A350 của tập đoàn hàng không châu Âu Airbus đã được bay thử lần đầu tại thành phố Toulouse vào  sáng hôm nay, 14/06/2013. Bay thử là giai đoạn then chốt trong chương trình cạnh tranh cố bắt kịp Boeing của Mỹ trên thị trường chuyên chở đường dài đầy triển vọng.

Airbus đã thực hiện đúng lời hứa cho chiếc A350 bay thử đầu tiên cất cánh đúng 10 giờ sáng trong tiếng vỗ tay của hàng ngàn kỹ sư, chuyên viên, nhà báo và dân chúng địa phương hâm mộ. Phi công Peter Chandler và Guy Magrin cùng với 4 kỹ sư thi hành hàng loạt trắc nghiệm. Peter Chandler cho biết là « máy bay phản ứng rất tốt ».

Cũng như Dreamliner 787 của Boeing, Airbus A350 được chế tạo với hơn 50% là chất hỗn hợp nhẹ hơn kim loại. Chiếc "cao cấp" nhất A350-900 với khả năng chuyên chở từ 270 đến 350 hành khách, phục vụ đường bay trực tiếp  15.000 km không cần tiếp  thêm nhiên liệu, sẽ được giao cho hãng Qatar Airways vào cuối năm sau 2014.

Cũng có ưu điểm như đối thủ Dreamliner 787, Airbus A350 tiêu thụ 25% lượng nhiên liệu ít hơn so với các loại máy bay cùng loại hiện nay.

Tham vọng của Airbus là rút ngắn khoản cách với  Boeing mà hiện nay   Boeing 777 và 787  đã lấn át A330 trên thị trường thế giới.

Theo thẩm định của tổng giám đốc Fabrice Brégier, A350 hy vọng sẽ giành được 50% thị phần thế giới trong 20 năm tới trên tổng  số nhu cầu được ước lượng khoản 7000 chiếc phi cơ dân dụng đường xa.

Chuyến bay thử đầu tiên được thực hiện ba ngày trước khi khai mạc Đại hội Hàng không Quốc tế  Bourget, ngoại ô Paris, nơi thư hùng hàng năm của Airbus và Boeing.

Hiện nay 787 Dreamliner bị tai tiếng vì pin lithium có vấn đề khiến hàng trăm chiếc máy bay phải nằm ụ  trong ba tháng đầu năm nay trong khi chờ đợi khắc phục kỹ thuật.
by Lý Tưởng Người Việt
tg028

Thụy My - Hôm nay 14/06/2013, Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan đã hứa hẹn sẽ ngưng dự án tái quy hoạch công viên Gezi ở Istanbul, nguyên nhân đã làm dấy lên phong trào phản đối mạnh mẽ, làm rung chuyển đất nước từ hai tuần qua. Những người biểu tình đáng giá đây là một hành động « tích cực ».

Vài tiếng đồng hồ sau khi đưa ra « lời cảnh cáo cuối cùng » đối với hàng ngàn người đang chiếm giữ công viên Gezi, lần đầu tiên Thủ tướng Erdogan đã tiếp một đoàn đại biểu gồm hơn một chục nghệ sĩ và đại diện xã hội dân sự. Sau bốn tiếng đồng hồ thương lượng trong đêm qua, chưa có quyết định cụ thể nào được đưa ra, nhưng một loạt các hứa hẹn và đảm bảo của chính quyền đã khiến có thể tìm ra được một lối thoát.

Lâu nay chính quyền vẫn lặp đi lặp lại quyết tâm tiếp tục dự án tái quy hoạch, phá hủy 600 cây cổ thụ của công viên Gezi để xây dựng lại một trại lính từ thời đế chế Thổ Nhĩ Kỳ, dù bị người dân phản đối. Nay thì chính phủ đã chấp nhận chờ đợi quyết định của tư pháp về hồ sơ này. Từ Istanbul, thông tín viên RFI Jérôme Bastion tường trình :

"Sau một đêm dài thương lượng, trước hết tại thủ đô với Thủ tướng, rồi sau đó tại Istanbul với thị trưởng thành phố, những người biểu tình ở công viên Gezi đã có thể chấm dứt phong trào phản kháng.

Việc Thủ tướng cam kết sẽ tham khảo ý kiến người dân địa phương qua trưng cầu dân ý để quyết định về tương lai của công viên này, và tôn trọng quyết định của tư pháp cho tạm ngưng việc xây dựng, là những tiến triển tích cực. Các thành viên của Plateforme Taksin đã tuyên bố như trên. Và có lẽ điều này đủ để cuốn lại những chiếc lều dựng tại đây. Quyết định này có thể sẽ được thông báo vào cuối buổi chiều.

Mười tám ngày trời của phong trào phản kháng chưa từng có từ trước đến nay của dân chúng, được lan rộng trên khắp nước Thổ Nhĩ Kỳ, rất có thể sẽ chấm dứt từ nay cho đến cuối tuần, với một cuộc picnic, tất nhiên là tại công viên Gezi. Sự kiện này sẽ tập hợp những người phản kháng ở Taksim và thị trưởng Istanbul, đây sẽ là lần đầu tiên và là một kết thúc đáng mừng sau những căng thẳng dữ dội.

Từ phong trào phản kháng này, chính quyền và nhất là Thủ tướng phải thay đổi phương thức quản lý các vấn đề công cộng, nếu họ muốn giữ được vị trí sau nhiều cuộc bỏ phiếu sẽ diễn ra từ mùa xuân tới. Đó là vì một bộ phận đông đảo dân chúng Thổ Nhĩ Kỳ đã gởi đến họ một thông điệp hết sức rõ ràng, có thể tóm lược trong mấy từ « đã quá đủ ! ".
by Lý Tưởng Người Việt
chemicalsyria

Thanh Phương - Kho vũ khí hóa học của Syria đã có từ nhiều thập niên qua và vẫn được xem là một trong những kho vũ khí hóa học quan trọng nhất vùng Trung Đông, nhưng cho tới nay bí ẩn vẫn bao trùm kho vũ khí này, vì hầu như không có dữ liệu chính thức nào.

Chế độ Damas đã lần đầu tiên công nhận có trong tay các vũ khí hóa học vào ngày 23/07/2012 và đã dọa sẽ sử dụng những vũ khí này nếu phương Tây can thiệp quân sự, nhưng khẳng định họ sẽ không bao giờ sử dụng chống lại thường dân.

Trong tháng 3 vừa qua, chính quyền và phe đối lập vũ trang tố cáo lẫn nhau đã sử dụng vũ khí hóa học trong cuộc xung đột đã kéo dài từ hơn hai năm nay ở Syria. Syria là một trong số ít các quốc gia vẫn chưa ký Công ước cấm vũ khí hóa học và như vậy không phải là thành viên của tổ chức kiểm soát việc thực hiện Công ước.

Chương trình vũ khí hóa học của Syria đã bắt đầu được thực hiện từ thập niên 1970 với sự trợ giúp của Ai Cập, rồi của Liên Xô cũ. Nước Nga trong những năm 1990, rồi đến Iran từ năm 2005 cũng đã hỗ trợ cho Damas trong chương trình này, theo khẳng định của Nuclear Threat Initiative, một tổ chức độc lập chuyên thu thập những dữ liệu về các vũ khí hủy diệt hàng loạt trên thế giới.

Ngày 30/01 vừa qua, không quân Israel đã oanh tạc một cơ sở tên lửa địa đối không và một khu quân sự kế bên, mà họ nghi là những nơi cất giấu các vũ khí hóa học. Theo một quan chức Hoa Kỳ, Israel sợ rằng các vũ khí đó sẽ được chuyển giao cho lực lượng Hồi giáo Hezbollah Liban. Lúc đó tờ New York Times tiết lộ rằng cuộc oanh tạc của Israel dường như đã phá hủy trung tâm nghiên cứu chủ yếu của Syria về vũ khí sinh học và hóa học.

Theo một nhà phân tích thuộc Viện Nghiên cứu chiến lược quốc tế, đây là chương trình vũ khí hóa học quan trọng nhất ở Trung Đông, được thiết lập nhằm làm đối trọng với chương trình vũ khí hạt nhân của Israel. Nhà phân tích này cho biết nhiều thông tin quan trọng về chương trình này đã được thu thập từ những sĩ quan Syria đào thoát, nhưng những dữ liệu về vũ khí hóa học Syria còn rất chưa đầy đủ.

Một chuyên gia thuộc trung tâm nghiên cứu về không phổ biến ( vũ khí hũy diệt hàng loạt ) thuộc Viện Monterey của Hoa Kỳ thẩm định kho vũ khí hóa học của Syria bao gồm hàng trăm tấn. Một chuyên gia của Viện nghiên cứu chiến lược của Pháp vào tháng 7 năm ngoái cũng đánh giá kho vũ khí hóa học của Syria khá là mạnh.

Syria đã làm chủ được công nghệ chế tạo thế hệ vũ khí hóa học lợi hại nhất, như khí độc sarin, mà Hoa Kỳ vừa tố cáo Damas đã sử dụng để chống lực lượng nổi dậy, khiến từ 100 đến 150 người thiệt mạng. Chính quyền tổng thống Assad đã bác bỏ lời cáo buộc đó và Nga cũng đã lên tiếng bênh vực cho đồng minh Damas.

Khối NATO và Liên hiệp châu Âu đã yêu cầu chính quyền Damas để cho các nhà điều tra Liên hiệp quốc đến tận nơi để điều tra về những lời cáo buộc của Mỹ. Nhưng rõ ràng là với việc Hoa Kỳ lần đầu tiên nhìn nhận Syria đã sử dụng vũ khí hóa học, tình hình sẽ biến chuyển theo một hướng khác,  bởi vì kể từ nay, cộng đồng quốc tế buộc phải có hành động, hoặc là trang bị vũ khí cho phe nổi dậy, hoặc là thiết lập vùng cấm bay để ngăn chận những tội ác mới của chính quyền tổng thống Assad.
by Lý Tưởng Người Việt
tg027

TÒA BẠCH ỐC — Thứ hai tới đây, Tổng thống Obama sẽ lên đường đi dự Hội nghị Thượng đỉnh khối G8 ở Bắc Ireland và ghé thăm Berlin. Theo tường thuật của thông tín viên VOA Kent Klein từ Tòa Bạch Ốc, vụ xung đột ở Syria và các chính sách theo dõi của Hoa Kỳ sẽ nằm trong các đề tài thảo luận chính.

Trong khi G8 thường được coi là một hội nghị thượng đỉnh về kinh tế, cuộc họp năm nay tại một khu nghỉ mát ở Bắc Ireland sẽ đề cập đến vụ đổ máu ở Syria.

.. và liệu 8 trong số các nước nhiều thế lực nhất thế giới có thể ngăn chặn được vụ xung đột ấy.

Tổng thống Nga Vladimir Putin là nhà lãnh đạo G8 duy nhất ủng hộ Tổng thống Bashar al-Assad. Ông Putin được coi là đóng vai trò chủ chốt trong bất kỳ thỏa thuận nào của G8 về Syria, theo nhận định của ông Scheherazade Rehman, giám đốc về nghiên cứu Âu châu tại trường Ðại học George Washington.

Ông Rehman nói: "Ông Purin rất thích chuyện này. Ông là trung tâm điểm chú ý vào thời điểm đặc biệt này. Ông ấy biết rằng, không có ông ấy, thì không thể nào điều giải được một thỏa thuận hòa bình với ông Assad."

Tổng thống Obama và Tổng thống Putin sẽ họp riêng với nhau tại hội nghị G8 và cũng có nhiều phần chắc Syria sẽ là đề tài chính ở đấy, theo ý kiến của ông James Goldgeier, Hiệu trưởng trường Quan hệ Quốc tế thuộc Viện Ðại học American.

Ông Boldgeier nói: "Ðiều tốt nhất có thể đặt hy vọng vào là một sự thúc đẩy cho một hội nghị quốc tế, trong đó các bên khác nhau trong vụ xung đột Syria sẽ tham dự. Và liệu họ có thể đạt được điều ấy hay không, hoặc liệu các diễn biến ở thực địa có gây trở ngại cho điều đó hay không, ta phải chờ xem."

Tuy nhiên, ông Goldgeier tin rằng các vị tổng thống Nga và Hoa Kỳ có thể hợp tác về một số vấn đề khác.

Ông Boldgeier nói tiếp: "Cả hai ông đều có mối quan tâm lớn về chống khủng bố. Tôi nghĩ hai bên đều mong muốn nhìn thấy Iran không phát triển vũ khí hạt nhân. Họ đều muốn tìm cách xoa dịu tình hình trên Bán đảo Triều Tiên."

Trong thời gian ở Bắc Ireland, ông Obama cũng muốn thúc đẩy các cuộc đàm phán hướng tới một thỏa thuận mậu dịch tự do giữa Hoa Kỳ và Liên hiệp châu Âu, có thể đẩy mạnh tăng trưởng và công ăn việc làm qua việc xóa bỏ các rào cản thuế khóa và các loại rào cản khác.

Có nhiều phần chắc Tổng thống Obama sẽ phải đối mặt với vấn đề theo dõi của chính phủ Hoa Kỳ, cả ở hội nghị thượng đỉnh lẫn khi ông gặp Thủ tướng Ðức Angela Merkel ở Berlin vào cuối tuần tới.

Ông Scheherazade Rehman cho rằng vấn đề này có thể gây khó khăn cho cuộc hội kiến.

Ông Scheherazade nói: "Cơ quan An ninh Quốc gia NSA đã thực thi chương trình theo dõi tình báo Trung Ðông. Nay chuyện vỡ lở là chương trình còn được thực hiện ở cả châu Âu và nhất là ở Ðức nữa. Và công chúng Ðức đang hơi làm rầm lên về vụ này. Ðiều đó cũng phải bởi vì họ tin rằng Hoa Kỳ đang xâm phạm quyền cơ bản của người dân, không chỉ ở Hoa Kỳ, mà còn mở rộng cả qua Tây Âu nữa."

Tổng thống Obama cũng sẽ phát biểu tại Cổng Brandenburg, gần nơi ông đã nói chuyện với 200,000 người trong cuộc vận động tranh cử tổng thống năm 2008.
Thứ Sáu, 14 tháng 6, 2013 by Lý Tưởng Người Việt
Cuộc họp ở Hà Lan tháng 6/2013

Cuộc họp mặt diễn ra trong ba ngày ở Hà La

Hoạt động thường niên của giới vận động dân chủ người Việt mang tên Họp Mặt Dân Chủ vừa được tổ chức tại Hà Lan.

Ông Lâm Đăng Châu, đại diện cho ban điều phối sự kiện này nói với BBC: "Tĩnh hội HMDC 2013 được tổ chức tại Trung tâm Hội thảo De Glind, thành phố Amersfoort, Hà Lan từ 7/6 - 9/6.

Cuộc gặp năm nay có sự tham gia của 48 người từ 11 quốc gia.

"Đặc biệt năm nay có khách mời của tổ chức Phóng viên không Biên giới đến tham dự và thuyết trình các hoạt động liên quan tới VN", ông Châu cho biết.

Đây là cuộc Họp Mặt Dân Chủ lần thứ 12.

Trong ba ngày, những người tham dự đã thảo luận về tình hình ở trong nước, tiến trình vận động dân chủ hóa Việt Nam trong cộng đồng Việt ở hải ngoại và kiến nghị phát triển xây dựng cộng đồng.

Một số chủ đề thảo luận khác là vai trò kỹ thuật truyền thông, vai trò của thanh niên và nữ giới trong công cuộc vận động xây dựng dân chủ ở trong nước.

Năm nay ban tổ chức còn mời thêm 10 thanh thiếu niên người Việt ở Hà Lan tới tham dự và chia sẻ suy nghĩ của các em về đất nước Việt Nam và cộng đồng.

Họp Mặt Dân Chủ 2013 đã thông qua tuyên bố chung về việc sửa đổi Hiến pháp ở trong nước.

Tuyên bố này nói "bản chất của ý đồ sửa đổi Hiến pháp là tìm cách kéo dài chế độ độc tài Đảng trị" và kêu gọi mở rộng dân chủ, pháp quyền.

Được biết Họp Mặt Dân chủ 2014 sẽ được tổ chức ở Bắc California, Hoa Kỳ.

by Lý Tưởng Người Việt
tibetimmolation

Tú Anh - Vụ tự thiêu thứ 120 diễn ra vào trưa thứ Ba 10/06/2013 tại tu viện Nyitso,  tỉnh Tứ Xuyên Trung Quốc nhân đại lễ Jan Gunchoe, quy tụ hơn 5.000 tu sĩ từ 50 tu viện trong khu vực.Chính quyền Trung Quốc khẩn cấp phong tỏa hệ thống điện thoại di động và internet. Đức Đạt Lai Lạt Ma không loại trừ khả năng một nữ Bồ tát hóa thân kế vị.

Tổ chức Tây Tạng Tự Do chưa rõ danh tính vị nữ tu biến thân làm đuốc ngày thứ ba vừa qua tại Linh Thước Tự, huyện Đạo Phù, tỉnh Tứ Xuyên. Do hệ thống điện thoại di động và internet  trong khu vực đã bị chính quyền Trung Quốc phong tỏa cho nên tổ chức nhân quyền này chỉ biết đây là một vị ni cô và đã được đưa vào bệnh viện chăm sóc.

Từ năm 2008 đến nay,  tổng số người dân Tây Tạng sử dụng đường lối bất bạo động tuyệt đối để  phản đối chính sách đàn áp và cảnh tỉnh chế độ Trung Quốc lên đến 120 người.

Hôm nay, trong cuộc họp báo tại Sydney nhân ngày đầu tiên viếng thăm  và hoằng pháp tại nước Úc, Đức Đạt Lai Lạt Ma cho biết là ngài « rất đau buồn ». Tuy nhiên vị lãnh đạo tinh thần Tây Tạng lưu vong nhận định  là phương thức đấu tranh bằng tự thiêu « không tác động » gì đến chính sách của chính quyền Trung Quốc : thay vì điều tra tìm hiểu căn nguyên nguồn cội thì Bắc Kinh lại quy trách nhiệm cho  người khác kể cả Đạt Lai Lạt Ma ».

Đức Đạt Lai Lạt Ma cho biết ngài « cảm thông » với  hành động biến thân làm đuốc nhưng « không khuyến khích ».

Cũng trong cuộc họp báo tại Sydney, Đức Đạt Lai Lạt Ma không loại trừ khả năng một vị nữ tu sẽ kế vị ngài trong tương lai : « nếu nhân duyên đầy đủ thì một nữ Lạt Ma sẽ ra đời ».

Khôi nguyên Nobel Hòa bình 1989, khi được hỏi về một số tuyên bố  kỳ thị phụ nữ trong chiến dịch bầu cử Quốc hội  tại Úc, lý giải rằng : thế giới đang đương đầu với một cuộc khủng hoảng tinh thần vì những bất bình đẳng kinh tế, xã hội và khổ đau cho nên cần những người  lãnh đạo dễ thương, đáng mến. Về mặt sinh học, người phụ nữ có nhiều tiềm năng và tinh tế  hơn là  nam giới.
by Lý Tưởng Người Việt
tg026

Các cơ quan truyền thông Trung Quốc đã vồ lấy những lời bình luận của cựu chuyên gia CIA Edward Snowden nói rằng chính phủ Hoa Kỳ đã đột nhập các máy điện toán ở Trung Quốc từ nhiều năm nay, và đưa đề tài này lên hàng đầu các bài tường thuật. Nhưng hôm nay khi Bộ Ngoại giao Trung Quốc được hỏi về những lời cáo buộc thì câu đáp tỏ ra hơi trầm lặng hơn. Từ Bắc Kinh, thông tín viên VOA Shannon Van Sant ghi nhận chi tiết trong bài tường thuật sau đây.

Giới truyền thông nhà nước Trung Quốc tường thuật về những lời tố giác của Edward Snowden nói rằng các vụ tấn công tin tặc của Hoa Kỳ sẽ làm suy yếu bang giao Trung-Mỹ và làm hoen ố hình ảnh của Washington ở nưóc ngoài.

Khi được hỏi về những lời tố cáo của ông Snowden, nữ phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ Hoa Xuân Doanh đã từ chối không bình luận cụ thể về vụ việc của ông này, nhưng nhắc nhở các phóng viên rằng Trung Quốc cũng là một nạn nhân của các vụ tấn công tin tặc. Bà nói Trung Quốc cực lực ủng hộ an ninh mạng và muốn thực hiện hợp tác để duy trì hòa bình. Bà Hoa cũng nói Trung Quốc sẽ tiến hành đối thoại xây dụng với cộng đồng quốc tế về an ninh mạng.

Những điều tiết lộ của ông Snowden được đưa ra chỉ vài ngày sau cuộc họp thượng đỉnh Trung-Mỹ ở California, nơi Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đồng ý thành lập một nhóm công tác về an ninh mạng. Ông Vương Ðông, một Giáo sư về Quan hệ Quốc tế tại trường Ðại học Bắc Kinh, nói rằng có nhiều phần chắc chính phủ Trung Quốc sẽ phản ứng một cách thận trọng trước những lời tố cáo của ông Snowden.

Ông Vương nói: "Chủ tịch Tập Cận Bình và Tổng thống Obama vừa có một cuộc họp mang tính rất lịch sử và rất thành công ở California. Và hai ông đã bàn về nhiều vấn đề, và đồng ý xây dựng một mối quan hệ quyền lực mới."

Ông Snowden khẳng định rằng Hoa Kỳ đã mở các cuộc tấn công mạng nhắm vào Hong Kong và Trung Quốc từ năm 2009, xâm nhập các trường đại học, các cơ sở kinh doanh, các giới chức chính phủ, và người dân ở Hong Kong và Hoa Lục.

Ông Snowden rời Hoa Kỳ đi Hong Kong hồi cuối tháng 5, nơi ông nói ông hoàn toàn tin tưởng vào hệ thống tư pháp địa phương và nhất quyết cưỡng lại lệnh dẫn độ.

Nhật báo China Daily do nhà nước điều hành trích dẫn lời các chuyên gia nói rằng tin tức về hoạt động tin tặc của Hoa Kỳ có thể đề ra một thách thức cho thiện chí đang nẩy nở giữa hai quốc gia và rằng bang giao Trung - Mỹ đang liên tục bị xấu đi về vấn đề an ninh mạng.

Ông Vương Ðông nói những lời tố giác của ông Snowden sẽ ảnh hưởng đến cuộc đàm phán Trung-Mỹ về an ninh mạng và có thể đặt Hoa Kỳ vào thế thủ trong thời gian tới.

Ông Vương nói tiếp: "Nó sẽ chuyển thế cân bằng trong ý nghĩa là chính phủ Hoa Kỳ, giới truyền thông Mỹ và những người khác từng lên án Trung Quốc là làm thế này thế kia và nay bỗng dưng lại phải tự bênh vực thành tích của mình về việc đó."

Ông Snowden vẫn còn đang trốn tránh ở Hong Kong sau khi rời khỏi một khách sạn ở Quận Kowloon của thành phố vào sáng thứ hai.
by Lý Tưởng Người Việt
tg022

Thủ Tướng Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan đã ra "cảnh báo cuối cùng", kêu gọi người biểu tình hãy rời khỏi quảng trường Taksim ở Istanbul.

Ông Erdogan nói cảnh sát sẽ bắt mang đi tất cả những "kẻ gây rối" ra khỏi quảng trường nội trong vòng 24 giờ.

Chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ cho biết là họ có thể sẵn sàng tham khảo ý dân về chuyện xây cất trong khu công viên, một vấn đề đã khơi mào các cuộc bạo động chống chính phủ cách đây 2 tuần.

Ông Erdogan nói những người biểu tình cố tình phá hoại hình ảnh về Thổ Nhĩ Kỳ và nền kinh tế nước này.

Ông đã gặp một phái đoàn đại diện cho người biểu tình hôm qua. Nhưng rất nhiều người biểu tình khác đã gạt các cuộc thảo luận với chính phủ sang một bên, nói rằng chính phủ đã tự tay chọn những người tham gia phái đoàn.

Kế hoạch của chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ phá bỏ một công viên ở Istanbul để xây một trung tâm thương mại là nguyên nhân biểu tình được phát động.

Các cuộc biểu tình này nhanh chóng leo thang thành các cuộc tuần hành chống chính phủ và chống ông Erdogan.

Phe đối lập tố cáo ông là áp đặt các quan điểm Hồi giáo bảo thủ của ông lên những người Thổ Nhĩ Kỳ chủ trương thế tục.
by Lý Tưởng Người Việt
CHINA-EU-SOLAR

Mai Vân - Bruxelles hôm nay 13/06/2013 đã công khai tỏ thái độ cứng rắn đối với Bắc Kinh khi thông báo việc nộp đơn kiện Trung Quốc trước Tổ chức Thương mại Thế giới (OMC/WTO) về hồ sơ ống thép. Vụ kiện này đã cộng thêm vào tranh chấp đang có về pin mặt trời và viễn thông.

Theo Ủy viên Châu Âu đặc trách công nghiệp Antonio Tajani, Bruxelles đã đưa đơn kiện về các khoản thuế mà Bắc Kinh áp đặt lên ống bằng thép không rỉ nhập từ Liên Hiệp Châu Âu. Một viên chức Châu Âu cho AFP biết là đơn kiện Trung Quốc sẽ được đưa lên WTO vào ngày mai 14/06.

Cách đây hai ngày Ông Tajani đã công bố một kế hoạch hành động giúp ngành thép, một lãnh vực đang gặp nhiều khó khăn ở Pháp cũng như ở Bỉ. Trong cuộc họp báo hôm nay tại Bruxelles, ông Tajani giải thích là kế hoạch nói rất rõ là « phải bảo vệ Châu Âu chống lại cạnh tranh bất chính trong lãnh vực thép ».

Xin nhắc lại là hiện nay Trung Quốc và Châu Âu đang tranh chấp trên nhiều hồ sơ thương mại, đi từ pin mặt trời, viễn thông, cho đến hóa chất, chén bát, rượu vang v.v...

Tuần qua Châu Âu đã tạm thời đánh thuế chống phá giá lên pin mặt trời nhập từ Trung Quốc. Bắc Kinh đã phản bác bằng cách cho mở điều tra trên rượu vang Châu Âu, chủ yếu nhắm vào Pháp, Tây Ban Nha, Ý.
by Lý Tưởng Người Việt
thainarathiwat

Mai Vân - Đại diện chính quyền Bangkok và hai tổ chức nổi dậy Hồi giáo ở miền Nam Thái Lan đã mở lại đàm phán vào hôm nay tại Kuala Lumpur, thủ đô Malaysia.Đây là vòng thương thuyết hòa bình thứ ba giữa hai bên, và chính quyền Bangkok tỏ ra không còn nhẫn nại, muốn phe nổi dậy phải có hành động cụ thể nhằm giảm bớt tình trạng bạo động tại miền Nam.

Trả lời báo chí trước cuộc họp, ông Paradorn Pattanatabut, lãnh đạo Hội đồng An ninh Thái Lan, trưởng đoàn đàm phán của Bangkok, cho biết là ông cần có « kết quả cụ thể ». Cho đến nay, bạo động, khủng bố không chỉ tiếp diễn mà lại còn gia tăng. Tính từ năm 2004 đến nay đã có 5.500 người thiệt mạng do các hành vi bạo lực trong vùng này.

Ông Pattanatabut nhấn mạnh rằng « mục tiêu của chính phủ là giảm bạo động theo một lịch trình cụ thể hoặc theo từng vùng », do đó lần này, phe nổi dậy phải đưa ra một câu trả lời rõ ràng.

Vào tháng Ba vừa qua, chính phủ Bangkok đã bắt đầu cuộc đàm phán chưa từng thấy với lực lượng nổi dậy thuộc Mặt trận Cách mạng Quốc gia BRN (Barisan Revolusi National). Sau đó, một lực lượng phiến quân thứ hai là Pulo - tức Tổ chức Giải phóng Patani Thống nhất - đã đề nghị cùng tham gia thương thuyết.

Theo các nhà quan sát, đây là lần tiên mà các cuộc đàm phán được mở ra một cách chính thức. Tuy nhiên các vụ tấn công, chạm súng, khủng bố vẫn tiếp diễn khiến nhiều người hoài nghi về ảnh hưởng thực thụ của các nhóm đang đàm phán đối với các lực lượng phiến quân tạp nhạp tại hiện trường.

Tuy vậy, theo AFP, một nhân vật trong đoàn đàm phán, Thứ trưởng Quốc phòng Thái Nipat Tonglek, tỏ vẻ tin tưởng, cho rằng những người ngồi vào bàn đàm phán là đại diện thật sự của tất cả các nhóm nổi dậy ở miền Nam Thái Lan.

Vẫn theo AFP, Hiện nay, xu hướng của chính phủ Thái để giải quyết tình hình sôi sục ở miền Nam là cấp cho vùng này quyền tự quản, theo mô hình thành phố Bangkok hay thành phố Pattaya, do một đại biểu dân cử quản lý và có quyền thu thuế riêng.

Đây là một cách "chìa tay" với phe nổi dậy, những người Hồi giáo không thuộc phong trào thánh chiến trên thế giới nhưng bất bình, chống lại điều bị họ xem sự kỳ thị người gốc Mã Lai, theo đạo Hồi trên đất nước Thái Lan theo đạo Phật.

Vào tháng Tư vừa qua, phe nổi dậy Hồi giáo đã đòi « giải phóng » các tỉnh miền Nam Thái Lan. Ông Paradorn hôm nay đã nhấn mạnh trở lại rằng quy chế có thể chấp nhận cho miền Nam Thái « không phải là tự trị mà chỉ là địa phương quản lý ».
Thứ Năm, 13 tháng 6, 2013 by Lý Tưởng Người Việt
abcVietNamHinhChuSQuê hương tôi bên kia bờ Đại Dương. Đẹp não nùng, e ấp như cô gái đẹp Việt Nam. Những ngày tù đày, gian khổ trên đỉnh Hoàng Liên Sơn. Đói và lạnh, đêm trằn trọc, thao thức. Mõi mòn thiêm thiếp lúc tàn canh. Bừng mắt dậy: Hoa bang trắng xóa một màu trên sườn đồi bên song sắt nhà giam. Mùa xuân đến mang về sức hồi sinh. Cửa tù mở, xa xa đỉnh Fansipan hùng vĩ: Tuyết phủ một màu trắng xóa. Cửa tù mở, đi vào cỏi thiền. Trời đất, núi non, cảnh vật hòa đồng. Lòng thanh thản, không còn gì đói lạnh. Ngọn đồi sỏi đá, trơ trọi. Tay run run đào xới. Từng hóc và từng hóc nhọc nhằn. Hom cũ mì bỏ xuống đợi chờ. Ngày tháng dài trôi qua bằng bặt. Sườn đồi sỏi đá xanh tươi. Những cũ mì bụ bẩm. Tù trồng trọt nuôi thân. Những năm dài chay tịnh. Cũ mì băm tên gọi sắn dzui. Dzui cũng như vui cho được đở dạ. Những dêm dài thao thức, nhớ về Miền Nam: Nắng ấm chan hòa.

Hè về dưới chân rặng Trường Sơn: Nắng như đổ lửa. Đêm về, tù già không thở được, đứng tựa song sắt khò khè. Tù trẻ trăn trở, mơ màng. Mơ về dòng suối mát quê làng Miền Nam.

Chiều tà trên Bến Ngọc xứ Bắc, nhớ về ánh nắng vàng rơi rụng bên kia dòng sông xứ Thủ, Bình Dương.

Dốc Phục Linh bên rặng Trường Sơn cao dòi dọi. Tù nhọc nhằn, oằn vai gánh nặng ráng sức trèo. Dốc Mơ, Gia Kiệm, trên đường đi Đà Lạt vừa cao vừa dài. Những ngày vui thơ mộng. Xe vượt qua thênh thang, những nụ cười âu yếm, đôi tình nhân trẻ. Yêu nhau mấy núi cũng trèo. Mấy sông cũng lội, vạn đèo cũng qua. Những ngày thơ mộng ấy. Đà Lạt trăng mờ, tay cầm tay lặng bước. " Ta nhẹ dìu nhau như tiếng thở. Thương nầy, thương cho bỏ lúc đợi chờ."

Suối A Mai dưới chân rặng Trường Sơn hùng vĩ. Mùa khô trong vắt, dịu dàng. Mùa mưa lũ, tràn ngập bãi bờ, ào ạt, dũng mãnh, ngựa bất kham. "Dòng An Giang, sông sâu, nước biếc. Dòng An Giang nên thơ khiến nhớ..." Tuổi học trò bơi lội. Giắt lá sả theo mình, phòng cá nóc đớp, khoét thịt da.

Năm xưa, ra thăm xứ Huế. Dòng sông Hương tình tứ. Câu hò mái đẩy vẳng đưa. Chùa Thiên Mụ cổ kính. Lăng Tự Đức u trầm. Học trò Đồng Khánh áo dài trắng, nón lá bài thơ. "Học trò xứ Quảng ra thi. Thấy cô gái Huế, bước đi không đành!"

Đèn Sài gòn, ngọn xanh, ngọn đỏ...Những đêm trường thao thức, nhớ người yêu lỗi hẹn, nhịp bước trên phố vắng, buồn hiu.

Kinh Xà No, người không lo đói. Gạo Nàng Mau vừa dẽo vừa thơm. Chiều tà lặng ngấm chiếc cầu ván bắc qua rạch Nàng Mau đẹp như tranh thủy mạc. Rừng U Minh xanh ngắt một màu. U Minh như quỉ mị đầy chết chóc. Chiến trường máu đổ, tử vong.

Tuổi thanh xuân thích cảnh lạ. Hà Tiên thăm Thạch Động. Mủi Nai ngắm trời mây. Chùa Phù Dung huyền thoại. Bac Tô Châu pha đèn nhìn cá bay.

Tây Đô, Cần Thơ bên bờ Sông Hậu. Bến Ninh Kiều dập dìu tài tử, giai nhân. Vườn Thầy Cầu xinh xinh. Rạch Tham Tướng với truyện " Dưới Rặng Trăm Bầu."

Ngày Miền Nam hấp hối, đứng trên dốc Châu Thới bưổi chiều tà, nhìn về phi trường Biên Hòa mịt mùng trong khói lửa. Tỉnh lỵ mến yêu thời lập nghiệp, bên kia bờ sông Đồng chìm vào tăm tối. Lòng thê lương!



Nguyễn Nhơn

( Hè trên Đất Mỹ)
by Lý Tưởng Người Việt
LTS: 19 tháng 6 năm 2013 là ngày kỷ niệm 25 năm Giáo Hội Công Giáo hoàn vũ tôn vinh 117 vị tử đạo Việt Nam lên bậc hiển thánh. Nhân dịp này VietCatholic trình bày một số tài liệu liên quan đến việc cấm đạo và công bố tài liệu lịch sử về tiến trình xin phong thánh cho các vị tử đạo tại Việt Nam. Kính mong qúy độc giả theo dõi.

*Phong trào Văn Thân và Phong trào Cần Vương

*Dẫn nhập Phong trào Văn Thân* Văn Thân là những ai?

*Tại sao Văn Thân "Bình Tây sát tả"?

* Hành động của Văn Thân

*Một số nhận xét

Khoảng giữa thế kỉ 19, thực dân Pháp bắt đầu dùng vũ lực đánh chiếm đất nước ta rồi thiết lập một hệ thống thuộc địa để cai trị và khai thác tài nguyên của nước ta. Dân Việt Nam đã đứng lên chống lại quân Pháp xâm lược. Có thể gom các nỗ lực chống ngoại xâm ở nước ta trong giai đoạn này vào hai phong trào lớn: Phong trào Văn Thân và Phong trào Cần Vương.

Bài này nhằm tìm hiểu Phong trào Văn Thân, nhưng để thấy có sự khác biệt giữa hai phong trào, trước hết, xin tóm tắt vài hàng về Phong trào Cần Vương.
1. Phong trào Cần Vương

Vua Hàm Nghi bị quân Pháp bắt tại Quảng Bình (Tranh vẽ. Nguồn: bellindochine) 
Ý nghĩa và nguồn gốc:

Phong trào Cần Vương ra đời năm 1885, sau Phong trào Văn Thân khoảng 20 năm.

Cần vương có nghĩa là giúp vua. Vua đây là vua Hàm Nghi.

Phong trào Cần Vương là phong trào sĩ phu khắp nơi, hưởng ứng Dụ Cần Vương (nguyên văn là Lệnh Dục Thiên Hạ Cần Vương) do vua Hàm Nghi ban ra, đứng lên chống quân Pháp. Do đó, trên danh nghĩa, vua Hàm Nghi là thủ lãnh của Phong trào Cần vương.

Trong Dụ Cần Vương này có đoạn như sau: " Chỉ vì sức yếu nên ta phải chịu nhục ký hoà ước (1884) với giặc Pháp đã bao nhiêu năm và bao nhiêu lần. Với chính sách "tàm thực", thoạt tiên chúng cướp ba tỉnh Nam Kỳ, còn ba tỉnh nữa sau hai năm chúng cũng cướp nốt. Nhưng túi tham của quân cướp nước không bao giờ đầy. Thế rồi chúng dùng thiên phương bách kế, khiêu khích, gây hấn khắp Trung Kỳ và Bắc Kỳ...

Hỡi các trung thần nghĩa sĩ toàn quốc!

Hỡi các nghĩa dân hảo hán bốn phương!

Trước giờ Tổ Quốc lâm nguy, xã tắc nghiêng đổ, ai là dân, ai là thần, lẽ nào chịu khoanh tay ngồi chờ chết?

Hãy mau mau cùng nhau đứng dậy, phất cờ khởi nghĩa đánh giặc cứu nước...!" (truclamyentu.info).
Đặc điểm:

Đặc điểm của Phong trào Cần Vương là các sĩ phu khắp nơi đáp lời kêu gọi của vua mà đứng lên. Họ đánh Tây nhiều, sát tả ít. Lãnh đạo Cần Vương ở Hương Khê là Đình nguyên Phan Đình Phùng đã đưa ra chủ trương sáng suốt "Lương giáo thông hành".

Diễn tiến:

Đêm 05.7.1885, Phụ chính đại thần Tôn Thất Thuyết ra lệnh tấn công đồn Mang Cá của Pháp tại Huế. Cuộc tấn công thất bại, ông Thuyết đưa vua Hàm Nghi xuất thành, chạy về chiến khu Tân Sở ở Quảng Trị. Tại đây, ngày 13.7.1885, nhà vua ban Dụ Cần Vương. Do đó, trên danh nghĩa, vua Hàm Nghi là thủ lãnh đầu tiên của Phong trào Cần Vương.

Hưởng ứng Dụ Cần Vương, hàng chục cuộc khởi nghĩa chống Pháp đã nổ ra ở miền Trung và miền Bắc:

Miền Bắc với Nguyễn Thiện Thuật ở Bãi Sậy (Hưng Yên 1885-1889), "con hùm xám Yên Thế" Hoàng Hoa Thám (1892-1913), Ba Bao ở Thái Bình (1883-1887), Lãnh Giang và Đốc Khoái ở Vĩnh Yên, Phúc Yên, Tuyên Quang (1892-1893), Lãnh Pha ở Đông Triều (1892-1893), Lãnh Tánh ở Phú Thọ (1890-1893), Tạ Hiện ở Thái Bình.

Miền Trung, nổi bật với Phan Đình Phùng ở Hà Tĩnh (1885-1895), Phạm Bành, Đinh Công Tráng, Hà Văn Mao ở Thanh Hóa (1885-1886). Ngoài ra, còn có các cuộc khởi nghĩa khác với các thủ lãnh như: Nguyễn Xuân Ôn, Lê Doãn Nhã ở Nghệ An; Lê Ninh, Ấm Võ ở Hà Tĩnh; Trương Đình Hội, Nguyễn Tử Nha ở Quảng Trị; Trần Văn Dư, Nguyễn Duy Hiến ở Quảng Nam; Mai Xuân Thông, Bùi Biên, Nguyễn Đức Nhuận ở Bình Định…

Tại Miền Nam, khi dụ Cần Vương ban ra, thực dân Pháp đã kiểm soát chặt chẽ khắp miển Lục Tỉnh, cho nên ít có cuộc khởi nghĩa nào đáng kể nổ ra được.

Đêm 02.11.1888, vua Hàm Nghi bị tên phản bội Trương Quang Ngọc bắt nộp cho thực dân Pháp và chúng đã đầy nhà vua sang Algérie. Từ đó, Phong trào Cần Vương yếu dần.

Vua Hàm Nghi là linh hồn của Phong trào Cần Vương. Mất vua Hàm Nghi, phong trào mất ý nghĩa chính thống, nhưng Phong trào Cần Vương chủ yếu là "bình Tây", cho nên vẫn tiếp tục hoạt động được một thời gian. Phong trào Cần Vương chỉ chấm dứt ở miền Trung với cái chết của Phan Đình Phùng năm 1895, và ở miền Bắc với cái chết của "con hùm xám Yên Thế" Hoàng Hoa Thám năm 1913.

Đang khi đó, Phong trào Văn Thân mất chính nghĩa dân tộc do chủ yếu là "sát tả", cho nên đã lụi tàn nhanh chóng.

Lí do thất bại:

Sở dĩ Phong trào Cần Vương thất bại là vì các cuộc khởi nghĩa mang tính cục bộ và địa phương, chưa liên kết với nhau thành một lực lượng có hệ thống quy mô toàn quốc.

Vũ khí, quân nhu, quân dụng của mỗi cuộc khởi nghĩa còn thô sơ, thiếu thốn, thua sút quá xa so với quân Pháp.

Chiến thuật, chiến lược chưa thích hợp.

Chính trị quốc nội thất bại: Lòng người li tán bởi vì, từ triều đình xuống tới hàng quan lại địa phương cũng như đa số các sĩ phu, đã thất sách trong việc đối xử tàn ác và giết hại những người theo đạo Gia Tô. Chính sách đối với các sắc dân thiểu số cũng sai lầm, khiến cho các sắc dân Thái, Mán, Mèo, Nùng, Thổ …đi theo Pháp và ngăn chặn con đường tiếp liệu vũ khí từ Trung Hoa.

Chính sách đối ngoại cũng phạm sai lầm lớn vì hầu như chỉ biết cầu viện quân Tầu. Vào thời điểm đó, Tầu cũng hèn yếu, đã không cứu nổi mình thì còn cứu được ai. Hơn nữa, nước Tầu muôn đời nuôi mộng thôn tính nước ta, cho nên dù đang bị liệt cường xâu xé, họ vẫn không ngừng nuôi mộng bá quyền. Một bằng chứng rõ ràng là vào năm 1882, vừa khi thành Hà Nội thất thủ, Triều đình Huế đã kêu cứu Bắc Kinh, họ liền đem quân vào chiếm lấy các tỉnh phía Bắc sông Hồng của ta. (Xem Nguyễn Xuân Thọ. Bước Mở Đầu Của Sự Thiết Lập Hệ Thống Thuộc Địa Pháp Ở Việt Nam (1858-1897). 1995. Từ trang 272 đến 292).

2. Dẫn nhập Phong trào Văn Thân

Phong trào Văn Thân là phong trào quần chúng do các nho sĩ lãnh đạo.

Mục tiêu của phong trào là "bình Tây, sát tả" để cứu nước.

Phong trào này phát khởi năm 1864 với cuộc bãi thi của sĩ tử kì thi Hương tại các trường thi miền Bắc và miền Trung, để phản đối triều đình nhà Nguyễn kí Hiệp ước năm Nhâm tuất (1862), nhượng 3 tỉnh miền Đông Nam phần cho Pháp.

alt

10 năm sau, 1874, Phong trào Văn Thân lại bùng phát dữ dội tại Nghệ Tĩnh (Nghệ An, Hà Tĩnh) do ông tú Trần Tấn và học trò của ông là ông tú Đặng Như Mai lãnh đạo. Phong trào Văn Thân Nghệ Tĩnh là phong trào nhân dân tự phát, không phát khởi do lệnh của vua; ngược lại, còn chống lại nhà vua, cho nên đã bị tiễu phạt do quan quân của triều đình.

Năm 1885, khi Phụ chánh đại thần Tôn Thất Thuyết, nhân danh vua Hàm Nghi, ban dụ Cần Vương khai mở Phong trào Cần Vương khắp nơi, thì Phong trào Văn Thân nương theo chính nghĩa của Phong trào Cần Vương, lại chỗi dậy một lần nữa. Nhưng do việc Phong trào Văn Thân chỉ lo sát hại người theo đạo Gia Tô một các bừa bãi và tàn ác, cho nên đã làm mất uy tín của Phong trào Cần Vương rất nhiều và không bao lâu sau, đã bị Phong trào Cần Vương loại ra khỏi công cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của toàn dân.

3. Văn thân là những ai?

Văn: Chữ, người có học thức (Nho học). Thân: Dải thắt lưng bằng tơ của các viên chức xưa, chỉ thư lại, thân hào, các viên chức về hưu. Theo nghĩa rộng, Văn thân là tất cả những ai có Nho học, từ vua quan cho tới dân. Theo nghĩa hẹp dùng cho Phong trào Văn thân ở nước ta vào khoảng giữa thế kỉ 19 thì Văn thân là các sĩ tử, các nhân sĩ hay thân sĩ. Họ là dân sự, có Nho học. Họ là giới trung gian giữa quan quyền với dân. Chỉ có họ mới đọc và hiểu được các lệnh lạc, các niêm yết chốn công đường viết bằng chữ Nho và truyền dịch lại cho dân. Họ không là quan, thấp hơn quan, nhưng có vị cao hơn dân, được dân kính trọng và nghe theo.

alt

Sĩ tử là những khóa sinh theo đường cử nghiệp. Khóa sinh đã từng đi thi mà chưa đậu đạt gì thì gọi là thí sinh hay thầy khóa. Đậu Nhất trường kể như chưa có tên gọi. Đậu Nhị trường có thể gọi là Nhị trường. Đậu Tam trường mới được gọi là Tú tài. Dù đậu Tú tài, việc học vẫn còn dở dang, chưa được kể là đã xong nợ đèn sách, chưa đủ điều kiện để ra làm quan. Dân chúng gọi các thí sinh đậu Tú tài là ông tú hay thầy đồ. Các ông tú này là thành phần lãnh đạo chính yếu của Phong trào Văn Thân.

Nhân sĩ hay thân sĩ là những vị khoa bảng không chịu ra làm quan hoặc đã làm quan nhưng từ giã quan trường.

Thông thường, các Văn Thân sống bằng các nghề dậy học, bốc thuốc, làm thầy bói, viết đối liễn…Đời sống của họ tuy đạm bạc, nhưng họ là những người có uy tín và dù thế nào họ vẫn cố gắng bảo vệ lấy cái danh dự của giới sĩ.

Cũng thuộc giới sĩ, nhưng không kể là Văn Thân, những sĩ tử đã đậu Tứ trường, tức Cử nhân. Thường thường những ông Cử nhân có được một chức quan nhỏ, kèm theo là địa vị và bổng lộc. Những ông quan này có thể có chính kiến giống như giới Văn Thân, thù Tây, ghét đạo Gia Tô, nhưng vì quyền lợi và chức tước địa vị, cho nên hành động chính trị của họ có khi giống, có khi không giống như hành động của giới Văn Thân. Nói đúng ra các quan cũng từng đi thi và đã đỗ đạt. Có thể nói họ là Văn thân "đàn anh", Văn thân "bề trên". Đa số họ hành động chín chắn, có trách nhiệm, theo luật pháp, chứ không tùy tiện, bừa bãi theo cảm tính hận thù riêng tư.

4. Tại sao Văn Thân "Bình tây Sát Tả"?

* Vì dị ứng do khác biệt văn hoá, bao gồm phong tục, tập quán

Trong Bình Ngô Đạo Cáo, Nguyễn Trãi viết: "Như nước Đại Việt ta từ trước, Vốn xưng nền văn hóa đã lâu, Nước non bờ cõi đã chia, Phong tục Bắc (Tàu) Nam cũng khác" (Ngô Tất Tố dịch). Nghĩa là từ khi lập quốc, nước ta đã có riêng một lãnh thổ, có riêng một nền văn hóa. Nền văn hóa của một dân tộc bao gồm các sinh hoạt phát xuất từ vũ trụ quan và nhân sinh quan của dân tộc ấy. Có thể nhận biết vũ trụ quan của dân tộc Việt qua tín ngưỡng thờ các vị Thần linh và qua các truyền thuyết, huyền sử, truyện cổ, văn chương truyền khẩu; còn nhân sinh quan dân tộc Việt biểu hiện qua phong tục tập quán của người Việt.

alt

Để hình thành một nền văn hóa riêng, người Việt cần có ngôn ngữ hay tiếng nói riêng của người Việt. Rồi cũng nhờ có tiếng nói Việt, đã giúp cho việc trao đổi, phát triển, ghi nhận, diễn tả và lưu truyền nền văn hóa đặc thù của người Việt được dễ dàng. Do đó, có thể tìm thấy các sinh hoạt văn hóa của người Việt trong các truyền thuyết, huyền sử, truyện cổ, tục ngữ, ca dao, tức là kho tàng văn chương truyền khẩu, kho tàng văn chương bình dân (chưa cần tới chữ viết).

Nhờ có nền văn hóa riêng mà người Việt gìn giữ được truyền thống Việt, tinh thần Việt kinh qua biết bao thăng trầm của lịch sử.

Ngoài nền văn hóa đặc thù ấy ra, người Việt còn đón nhận thêm nền văn hóa, văn minh Trung Hoa. Thật vậy, nước ta bị Tầu đô hộ cả ngàn năm; họ đã để lại dấu ấn sâu sắc về đủ mọi phương diện trong nền văn hóa nước ta. Đặc biệt là việc du nhập Tam giáo: Khổng, Lão, Phật. Với tinh thần bao dung, rộng mở, người Việt đã biến Tam giáo thành "Tam giáo đồng nguyên".

Tam giáo đồng nguyên cùng với Nho học đã dần dần hòa nhập với nền văn hóa đặc thù, cố cựu của người Việt để trở thành cái mà sử gia Trần Trọng Kim (1883-1953) gọi là "cái quốc túy của mình" (Tựa cuốn Việt Nam Sử Lược, 1919).

Cách nghĩ và lối sống của người Việt đã thành nền nếp hàng ngàn năm như thế, đột nhiên phải va chạm với một hệ tư tưởng và nếp sống xa lạ, tức đạo Gia Tô, do các giáo sĩ Tây phương mang tới.

Các nhà truyền giáo đã mang tới một đạo giáo mới lạ về giáo thuyết, kinh sách, cơ cấu tổ chức, nghi lễ phụng tự, nghi lễ phong tục (tang chế, cưới hỏi…), các thứ cấm kị. Trong số những điều mới lạ ấy, một số chỉ gây tò mò, thắc mắc cho người Việt bản xứ, nhưng cũng có những cấm cản làm cho một số thành phần người Việt bất bình, như cấm đa thê, cấm tảo hôn, cấm li dị, sự khắt khe trong hôn nhân khác tôn giáo, cấm dự phần vào các nghi lễ cúng kiếng…

Số tín hữu Gia Tô lúc đầu tuy còn ít ỏi, nhưng khi theo đạo mới, họ tuân giữ nghiêm ngặt các điều được dậy bảo. Họ từ bỏ một số phong tục, tập quán cũ; rồi dần dần trở thành những nhóm nhỏ, thành những làng đạo sống khép kín, tự cô lập giữa đa số đồng bào mình. Hậu quả là họ phải hứng chịu phản ứng nghi ngờ, đố kị của đa số đồng bào.

Nói tới dị ứng và bất bình văn hóa đương nhiên thành phần có học, tức là các nho sĩ, các Văn Thân, là những người hiểu biết và ý thức hơn trong xã hội, sẽ là thành phần phản kháng đầu tiên.

* Vì hận thù do các vụ việc liên quan tới tín ngưỡng và tôn giáo

Đây là lí do đặc biệt nghiêm trọng. Có thể kể ra một số vụ việc như sau:

Một là, thái độ quá nhiệt tình "đi chinh phục các linh hồn" của các giáo sĩ đã làm cho người bản xứ cảm thấy như đang bị xâm lăng, bị tấn công, bị "thực dân" (thế kỉ 19), mặc dù phải nhìn nhận là các vị "đầy thiện chí, quả cảm, hy sinh, bất chấp mọi ngăn trở, dám chết cho đức tin." (Đỗ Quang Chính, S.J. Đôi Nét Lịch Sử Giáo Hội Công Giáo. Niên Giám 2004 GHCGVN. Nxb Tôn giáo, Hà Nội, 2004. Trang 41).

Hai là, có sự dị biệt rất lớn giữa đôi bên trong quan niệm về tín ngưỡng thờ cúng ông bà, tổ tiên. Người theo đạo mới, chỉ giữ đạo hiếu theo tinh thần của Điều răn thứ 4 "thảo kính cha mẹ" trong 10 Điều Răn, mà không thờ cúng ông bà như một tín ngưỡng. Đối với lương dân, không thờ cúng ông bà là một tội không thể tha thứ và đáng gọi là loài "cầm thú"! 

alt

Ba là, trong sách vở cũng như kinh đọc do các giáo sĩ soạn ra cho giáo dân, có những chỗ tỏ ra kém hiểu biết và bất kính đối với các tín ngưỡng và tôn giáo vốn đã hiện diện từ lâu đời ở Việt Nam. Sự bất kính thấy rất rõ trong Chương "Ngày Thứ Bốn: Những Đạo Vạy" trong cuốn Phép Giảng Tám Ngày của Alexandre de Rhodes (Dunglac.org).  

Có thể khẳng định rằng đa số tín hữu Công Giáo ngày nay, nếu có dịp đọc chương sách này, cũng sẽ cảm thấy bị một cú "sốc" giống như Gs. Trần Thái Đỉnh đã cảm thấy trong bài viết "Cái Nhìn Về Phật Giáo Trong Phép Giảng Tám Ngày Của A. De Rhodes" của ông. Trong bài viết ấy, Gs.Trần Thái Đỉnh (một cựu linh mục và từng là giáo sư các Đại chủng viện) nhận xét: "Trong phần nói về Phật Giáo tác giả không chỉ nói sai mà còn xuyên tạc. Nó không chỉ phản ánh một sự thiếu hiểu biết mà là một một thái độ thiếu tôn trọng đối với một tôn giáo không phải là Ki Tô Giáo. Một thái độ có lẽ phổ biến nơi các thừa sai phương Tây tới truyền giáo tại châu Á vào thế kỷ XVII – XVIII. Tôi không thể không nhớ lại ở đây một đoạn kinh "cầu cho kẻ ngoại" của thánh Phanxicô Xavie: "Những kẻ thờ bụt thần ma qủy đang sa xuống đầy rẫy hỏa ngục!". (Trần Thái Đỉnh. Cái Nhìn Về Phật Giáo Trong Phép Giảng Tám Ngày Của A. De Rhodes. Tác giả không tham dự nhưng đã gửi bài này để góp ý cho cuộc hội thảo "Hội nhập của Ki Tô Giáo tại Việt Nam qua một số tác phẩm và tác giả Công Giáo của thế kỷ 17 và 18' tổ chức vào đầu tháng 11 năm 1995 tại Sài Gòn). 

Tại sao năm 1651, Bộ Truyền giáo Rôma đã cung cấp phương tiện cho Alexandre de Rhodes in cuốn sách Phép Giảng Tám Ngày này, trong đó có những từ, những câu, những quy kết đáng trách như vậy? Một là, có thể Bộ Truyền giáo ở Rôma, lúc đó, vì tin tưởng Alexandre de Rhodes, cho nên không nghĩ đến việc kiểm duyệt sách. Hai là, dù nghĩ tới cũng không có viên chức nào đọc được thứ chữ mới dùng để viết ra cuốn sách đó. Ba là, đúng như Gs. Trần Thái Đỉnh đã nhận xét trên đây: Hồi đó, các nhà truyền giáo và ngay cả các viên chức Giáo triều Roma, một phần vì tự tôn quá đáng về tôn giáo mình, một phần vì sự hiểu biết vừa ít vừa sai lạc về các tôn giáo khác trên thế giới, cho nên đã sinh ra thái độ "phổ biến nơi các thừa sai Tây phương" là bất kính đối với các tôn giáo khác. Đấy là chưa kể đến quan niệm chung của người Âu châu thời đó là, nhờ có những phát kiến khoa học kĩ thuật sớm sủa, người Tây phương đã coi thường các dân nước khác trên thế giới. 

Thái độ bất kính này trái ngược hẳn với tinh thần Huấn thị của Bộ Truyền giáo Rôma. Thật vậy, chỉ sau đó 8 năm, năm 1659, khi cử 2 giám mục tiên khởi người Pháp tới Việt Nam, Bộ Truyền Giáo đã ra Huấn thị rất rõ ràng cho các nhà truyền giáo là phải tôn trọng văn hóa địa phương. Huấn thị viết:  

"Các vị đừng có tìm cách, đừng có tìm lý lẽ để thuyết phục các dân tộc thay đổi nghi thức của họ, tập tục và phong hóa của họ, trừ ra những gì rõ ràng là trái ngược với tôn giáo và luân lý (….). Đừng đem đến cho các dân tộc ấy xứ sở của các vị, mà chỉ đem đến đức tin, một đức tin không từ chối cũng không làm thương tổn các nghi thức, các tập tục của bất cứ một dân tộc nào, miễn là tất cả đó không có gì là xấu (…). Đừng bao giờ đem so sánh tập tục của các dân tộc đó với tập tục của các nước Châu Âu. Trái lại, các vị hãy làm quen với những tập tục đó…" (Vương Đình Chữ. Truyền giáo ở Viễn Đông. Từ chế độ bảo trợ sang chế độ đại diện tông tòa. Trích Huấn thị của Bộ Truyền giáo gửi cho 2 vị giám mục tông tòa tiên khởi. Ttntt.free.fr/archive/dinhchuvuong.html).
* Do ảnh hưởng việc bách hại đạo Gia Tô của các vua chúa 

Tất cả những xung khắc kể trên đã đưa tới tình hình một cuộc giao thoa văn hóa từ không mấy êm thắm, dần dà trở nên hết sức tồi tệ. Quần chúng nghi hoặc. Giới sĩ thù ghét. Rồi vua chúa liên tiếp ban ra những chỉ dụ cấm đạo; quan quyền phải răm rắp bắt đạo theo lệnh vua chúa, thường khi còn đi quá trớn, lạm dụng quyền hành để thỏa mãn lòng thù ghét đạo mới hoặc để tống tiền, đoạt của. Giáo sĩ Tây cũng như ta và giáo dân đã phải hứng chịu những biện pháp khắc nghiệt: từ hạn chế đến trục xuất, truy quét, tù đầy, tra tấn, bắt "quá khóa" (bước qua Thập Tự Giá), khắc chữ lên mặt, chém, giết, đốt phá thánh đường, làng mạc và phân tháp (bắt giáo dân phân tán trong các làng lương dân). Thê thảm nhất là vào giữa thế kỉ 19, có những đợt, nạn nhân là tất cả các làng Công Giáo trên toàn quốc, đem tới thương vong, máu và nước mắt cho hàng vạn giáo dân. 

Việc cấm đạo chính thức bắt đầu ở Đàng Trong do sắc chỉ của Chúa Sãi Nguyễn Phúc Nguyên năm 1625 và ở Đàng Ngoài do sắc chỉ của Chúa Trịnh Tráng năm 1629. Thời Tây Sơn cũng cấm đạo, chứ không phải mãi tới thời các vua Minh Mệnh, Thiệu Trị, Tự Đức mới cấm đạo.  

Các tài liệu Tây cũng như ta đều khẳng định: suốt từ chúa Nguyễn Phúc Nguyên năm 1625 tới thời Tự Đức, các chính quyền ban ra 53 sắc chỉ cấm đạo. Tất cả chỉ quy kết cho người theo đạo Giatô các tội thuộc về văn hóa, tức lí do tôn giáo và phong tục, không hề nêu lí do chính trị.  

Xin trích dẫn sắc chỉ cấm đạo của Chúa Trịnh Tạc vào thời cấm đạo đầu tiên và của hai vua Minh Mạng,Vua Tự Đức ban ra vào thời cấm đạo khốc liệt nhất để làm thí dụ: 

Sắc chỉ cấm đạo năm 1663 thời vua Lê Huyền Tông (tức là thời chúa Trịnh Tạc) có đoạn: "Mùa đông, tháng 10, cấm người trong nước học đạo Hoa Lang. Trước đây, có người nước Hoa Lang vào ở nước ta, lập ra đạo lạ để lừa phỉnh dân ngu. Bọn đàn ông, đàn bà ngu dốt nhiều kẻ tin mộ. Trường giảng đạo người ở hỗn tạp, trai gái không phân biệt. Trước đã đuổi người giảng đạo đi rồi mà sách đạo và nơi giảng hãy còn, thói tệ chưa đổi. Đến đây lại nghiêm cấm" (Đại Việt Sử Ký Toàn thư. Bản kỉ quyển XIX, trang 689. Huyền Tôn, năm Cảnh Hưng thứ nhất (1663). Viethoc.org). 

Chiếu chỉ cấm đạo của vua Minh Mạng ngày 06-01-1833 viết: "Dân ngu bị mê hoặc mà không biết... Chúng lập nhà riêng nhà giảng, tụ tập nhiều người cám dỗ dâm ô phụ nữ, lừa gạt lấy mắt người ốm... ai trót theo đạo muốn hối thì hãy từ bỏ đạo, bước qua cây thập tự (quá khóa) được miễn tội" (Đại Nam Thực Lục. XI. Tr 235). 

Vua Tự Đức là vị vua nhà Nguyễn cuối cùng cấm đạo, và cũng là vị vua ra nhiều sắc chỉ cấm đạo nhất với 7 sắc chỉ vào các năm 1848, 1851, 1855, 1857, 1859, 1860 (2 sắc chỉ), 1861 (sắc chỉ phân sáp). Sắc chỉ phân sáp ra ngày 05.8.1861, lệnh phải "phá bình địa các làng Kitô giáo, tịch thu tài sản, khắc trên má tên làng và chữ "Giatô tả đạo", phân tán các tín đồ, giao cho lương dân cứ năm người canh một người" (Ts. Đào Trung Hiệu. Giáo Hội Công Giáo Thời Cận đại. daminhvn.net).  

Điểm đáng lưu ý là trong lúc nước ta đang phải đối phó với ý đồ xâm lăng của thực dân Pháp, vậy mà việc cấm đạo vẫn viện lí do tín ngưỡng và phong tục: "…Vì kẻ theo tôn giáo ấy bất kính phụ mẫu quá cố, chúng móc mắt người chết để làm một thứ nước ma thuật dung mê hoặc dân chúng; hơn nữa trong đạo đó, chúng còn làm nhiều hành vi dị đoan và ghê tởm (Sắc chỉ 1848). "Những tên Tây dương đạo trưởng phải chịu hình phạt bị dìm xuống đáy biển, đáy sông vì vinh quang của chính đạo (Nho giáo). Đạo trưởng người trong nước phải lấy chân tay dày đạp thập tự nếu không thì bị chém ngang thân..." (Sắc chỉ năm 1851). (Gs.Nguyễn Ngọc Lan. Bài Nói Chuyện Tử Đạo Với Ông Nguyễn Khắc Viện trích trong Nhật Ký 1988. Trang 252-263. Giadinhanphong.blogspot.com).  

Các vua chúa quan quyền của ta ngày trước đã ra sức tiễu trừ "tả đạo" (đạo Gia Tô) để bảo vệ "chính đạo" (đạo Nho). Các Văn Thân là đệ tử Nho gia, đương nhiên hầu như tất cả đều ủng hộ việc cấm đạo. Vì từ ngàn xưa, giới này luôn luôn cho là mình có bổn phận phải giữ chính đạo, chống gian tà và ngăn cản điều bất chính ("Cầm chính đạo để tịch tà cự bí", Bài Kẻ Sĩ của Nguyễn Công Trứ). Văn Thân là dân giả, nhưng vì có học, họ trở thành gạch nối giữa chính quyền và dân. Dân quê rất tôn trọng các Văn Thân, cho nên quan điểm, lập trường của giới Văn Thân sẽ dễ dàng được truyền bá rộng rãi và được dân chúng khắp nơi tin tưởng. Noi theo việc bách hại đạo của các vua chúa quan quyền, khi tức nước vỡ bờ, Văn Thân cũng nổì lên bách hại đạo Gia Tô. Họ dễ dàng lôi kéo được đông đảo dân quê theo họ, tạo thành một phong trào quần chúng rộng lớn.  

* Lí do ái quốc  

Cũng trong bài Kẻ Sĩ, Nguyễn Công Trứ đã minh định vị trí và nhiệm vụ của giới sĩ. Về vị trí: Sĩ đứng đầu trong 4 hạng dân ("Dân hữu tứ, sĩ vi chi tiên").  

Về nhiệm vụ: Khi còn là thường dân, kẻ sĩ phải bàn bàn bạc điều hơn lẽ phải để giáo dục dân ("Phù thế giáo một vài câu thanh nghị"). Đến khi hữu sự, phải vì chính đạo mà ngăn chống gian tà, bất chính; đẩy lui sóng dữ để che chở các dòng sông ("Cầm chính đạo để tịch tà cự bí", "Hồi cuồng lan nhi chướng bách xuyên"). Mọi việc trong vũ trụ đều thuộc phận sự kẻ làm trai, làm được thế mới thật là hào hùng và nước nhà có bình yên, kẻ sĩ mới được thong dong ("Vũ trụ chi gian giai phận sự, nam nhi đáo thử thị hào hùng, Nhà nước yên mà sĩ được thung dung"). 

Ý thức vị trí và nhiệm vụ tiên phong như thế, cho nên khi thực dân Pháp thực sự mở những cuộc đánh chiếm nước ta thì Văn Thân là kẻ đầu tiên căm thù giặc Pháp. Nhất là khi phát hiện được có vài giáo sĩ người Pháp và một số giáo dân dính líu tới thực dân Pháp, như giọt nước làm tràn li, Văn Thân trút hết oán thù lên các giáo sĩ và giáo dân, kết tội họ là nguồn gốc mọi tai họa cho đất nước. 

Họ yêu cầu nhà vua phải tiêu diệt tất cả các giáo sĩ và giáo dân trước, sau đó mới đánh đuổi giặc Pháp để khôi phục sự vẹn toàn chủ quyền cho đất nước. Và khi nhà vua không làm theo ý họ, lại kí những thỏa ước nhượng bộ đất đai và cho phép tự do giảng đạo thì họ tự động tổ chức thành lực lượng dân chúng đông đảo, với chủ trương "Bình Tây Sát Tả", kéo đi chém giết, đốt phá các làng đạo.  

Đó là Phong trào VănThân. 

* Vì não trạng "nhất Tầu, nhì ta" 

Nói chung, triều đình nhà Nguyễn đã cai trị đất nước rập theo khuôn mẫu nhà Thanh bên Tầu, từ tổ chức, tới luật pháp, nhất là về đối ngoại (tức chính sách bế môn tỏa cảng) và giáo dục, đào tạo (tức tôn sùng Nho học và tuyển chọn nhân tài theo lối khoa cử từ chương). Cách giáo dục và đào tạo nhân tài này đã tạo nên lớp sĩ phu sùng thượng Trung Hoa, tự che mắt mình, khiến không còn đủ sáng suốt để tiếp nhận bất cứ cách nghĩ, cách làm nào khác Trung Hoa. Trung Hoa là nhất, là mẫu mực; ngoài ra là man di, mọi rợ và phải lên án, phải loại trừ. 

Đó cũng là một trong những lí do khiến cho giới Văn Thân miệt thị đạo Gia Tô là "tả đạo" và người Tây phương là "bạch qủy", dẫn đưa tới chủ trương cực đoan và thất sách khi muốn thể hiện lòng ái quốc. Ở Phần II, Chương VI cuốn Việt Nam Sử Lược (Trần Trọng Kim. Sđd. Trang 32), khi bàn về kết quả của thời Bắc thuộc, tác giả Trần Trọng Kim đã nhận xét: "Phàm phong tục và chính trị là do sự học thuật và tông giáo mà ra. Mà người mình đã theo học thuật và Tông giáo của Tàu thì điều gì ta cũng noi theo Tàu hết cả…Người mà cả đời không đi đến đâu, mắt không trông thấy cái hay cái dở của người, thì tiến hóa làm sao được? Mà sự học của mình thì ai cũng yên trí rằng cái gì đã học của Tàu là hay, là tốt hơn cả: từ sự tư tưởng cho chí công việc làm, điều gì mình cũng lấy Tàu làm gương. Hễ ai bắt chước được Tàu là giỏi, không bắt chước được là dở. Cách mình sùng mộ văn minh của Tàu như thế, cho nên không chịu so sánh cái hơn cái kém, không tìm cách phát minh những điều hay tốt ra, chỉ đinh ninh rằng người ta hơn mình, mình chỉ bắt chước người ta là đủ".  

* Vì sợ mất địa vị lãnh đạo tinh thần và nghề nghiệp sinh sống 

Đọc thơ Nôm của Nguyễn Công Trứ, Cao Bá Quát, Tú Xương…người ta hình dung ra được cảnh nghèo khổ thê thảm của các nho sinh theo con đường cử nghiệp khi chưa đỗ đạt hoặc hoạn lộ không được hanh thông. 

Gia cảnh Ông Tú Vị Xuyên thì "Vợ lăm le ở vú, Con tấp tểnh đi bồi" (bài Than cùng của Tú Xương, 1870-1907). 

Nơi cư ngụ của Cao Chu Thần chỉ là "Lều nho nhỏ, kéo tấm gianh lướt thướt, ngày thê lương hạt nặng giọt mưa sa. Đèn cỏn con, có chiếc chiếu lôi thôi, đêm tịch mịch soi chung vầng trăn tỏ" (bài Tài Tử Đa Cùng Phú của Cao Bá Quát, 1809-1854).

Còn về cái ăn cái mặc của Nguyễn Công Trứ thì "Ngày ba bữa vỗ bụng rau bình bịch…Áo vải thô nặng trịch, lạnh làm mền, nực làm gối, bốn mùa thay đổi bấy nhiêu.." (bài Hàn Nho Phong Vị Phú của Nguyễn Công Trứ, 1778-1858). 

Song dù nghèo khổ đến đâu, giới nho sĩ vẫn hãnh diện về vị trí hàng đầu mà xã hội vẫn dành cho họ ("Tước hữu ngũ, sĩ cư kì liệt. Dân hữu tứ, sĩ vi chi tiên" Bài Kẻ Sĩ của Nguyễn Công Trứ). Đồng thời các ông vẫn phải giữ trọn đạo "cương thường" với phong thái an nhiên, ung dung và ứng xử cho xứng là bậc mô phạm giữa xóm làng. 

Trong cảnh "Chẳng phải quan mà chẳng phải dân" (Tự Trào của Tú Xương) ấy, các nho sinh đành phải kiếm kế mưu sinh bằng cách "mài chữ" ra mà sống; tức là làm các nghề có liên quan tới chữ nghĩa, như làm thầy đồ dạy học, viết đối liễn hoặc làm thầy lang bốc thuốc, chữa bệnh. Nói chung, tuy không phải chân lấm tay bùn, nhưng nghề làm thầy đồ, thầy lang, thầy địa lí, thầy bói, thầy tướng, thầy số, thầy viết đối liễn …, cao lắm cũng chỉ đủ nuôi bản thân của thầy, mọi việc khác cùng chuyện gia đình con cái thầy đặt hết lên vai bà thầy hay bà đồ: "Quanh năm buôn bán ở mom song. Nuôi đủ đàn con với một chồng" (Bài Khen Vợ của Tú Xương). Những nho sinh có chí tiến thủ, quyết "dùi mài kinh sử", cũng phải nhờ vào người vợ đảm đang tần tảo: "Vì tằm tôi phải chạy dâu, Vì chồng tôi phải qua cầu đắng cay. Chồng tôi thi đỗ khoa này, Bõ công kinh sử từ ngày lấy tôi…" (Bài Trăng Sáng Vườn Chè của Nguyễn Bính). 

Nhưng tất cả đang bắt đầu thay đổi. Người Tây phương và các giáo sĩ truyền giáo đã đến nước ta mang theo nhiều cái mới: đạo mới, tư tưởng mới, nếp sống mới, và những cái mới khác nữa, như: Khoa học, Y học, vũ khí… 

Những cái mới này, nhất là khi thực dân Pháp bắt đầu thiết lập guồng máy cai trị mới, bắt đầu làm lung lay toàn thể xã hội nước ta vốn yên ả đã hàng ngàn năm, bao gồm cả vị trí và nghề nghiệp của giới nho sĩ: "Nào có ra gì cái chữ nho. Ông nghè ông cống cũng nằm co. Sao bằng đi học làm thầy phán. Tối rượu sâm banh, sáng sữa bò" (Bài Cái Chữ Nho của Tú Xương). 

Vừa bị mất nồi cơm vừa bị sang đoạt vị trí danh giá, đã góp thêm vào các lí do khiến giới nho sĩ Văn Thân thù ghét cả "Tây" lẫn "tả" (tả đạo).  

Những lí do trên đây là nguyên nhân chính yếu, đã từ từ nung nấu lòng hận thù trong giới nho sĩ đối với đạo Gia tô trong một thời gian lâu dài. Lòng thù hận ấy tích lũy thành một lò thuốc súng, chỉ cần có một mồi lửa là phát nổ. Đúng vậy, kể từ năm 1862, mỗi lần quân Pháp gây hấn là mỗi lần châm mồi lửa cho lò thuốc súng hận thù trong lòng giới Văn thân phát nổ dữ dội.  

(còn tiếp: Bài 2. Hành Động Của Văn Thân)

Nguồn: vietcatholic.net
by Lý Tưởng Người Việt
TÊN NÔ LỆ DỐT NÁT NGUYỄN CHÍ VỊNH HÁ MỒM PHẢN BỘI ÔNG CHA, ĐỒNG BÀO

Báo TQ - THỨ TRƯỞNG BỘ QUỐC PHÒNG VIỆT NAM PHỦ NHẬN LIÊN KẾT VỚI MỸ CHỐNG TRUNG QUỐC: NƯỚC NHỎ TÌM LIÊN MINH ĐỂ CHỐNG NƯỚC KHÁC LÀ TỰ SÁT
 
 

Trang mạng quân sự của Trung Quốc military.china.com

 Người dịch:  XYZ

 1

Thứ trưởng Bộ quốc phòng Việt Nam Nguyễn Chí Vịnh



Việt Nam với Trung Quốc núi sông nối liền, song gần đây vấn đề Nam Hải[i] đã dẫn đến tình trạng căng thẳng giữa hai nước. Theo một số nhà phân tích, Việt Nam đang tìm cách hợp tác với Mỹ chống lại Trung Quốc. Ngày 6.6, Thứ trưởng Bộ quốc phòng Việt Nam Nguyễn Chí Vịnh đang ở thăm Trung Quốc đã nhận lời phỏng vấn của trang Hoàn cầu (www.huanqiu.com),  ông nêu rõ, Việt Nam sẽ không liên minh với nước khác để đánh lại nước thứ ba, nước nhỏ mà tìm liên minh để chống nước khác thì chắc chắn là tự sát.

Nguyễn Chí Vịnh nói, Việt Nam theo đuổi nguyên tắc tự chủ độc lập, đồng thời tuân thủ nguyên tắc bảo vệ tổ quốc, không liên minh với nước khác để chống lại nước thứ ba. Ông nói, Việt Nam thực hiện sự hợp tác hữu nghị với nước khác, chưa từng làm tổn thương nước khác, cả khi Mỹ quay trở lại Châu Á – Thái Bình Dương  cũng vậy. Ông nói, những người am hiểu về quân sự đều rõ rằng, với một nước nhỏ, nếu liên minh với nước khác để chống lại nước thứ ba chính là tự sát.

Nguyễn Chí Vịnh nêu rõ, muốn đánh giá được tác động của việc Mỹ quay trở lại Châu Á – Thái Bình Dương có thể phải mất 1 ngày. Phía Việt Nam cho rằng, nếu như Mỹ quay trở lại Châu Á – Thái Bình Dương mà đem lại hòa bình cho khu vực, đồng thời triển khai các hoạt động dựa trên luật quốc tế, thì Việt Nam không có lý do gì để phản đối.

Thứ trưởng Bộ quốc phòng Việt Nam:  Trong chính sách đối ngoại của Việt Nam, Trung Quốc là ưu tiên hàng đầu

2

Việt Nam ra sức tăng cường xây dựng hải quân, mua vũ khí tấn công

(Tin huanqiu.com, các PV Châu Húc, Chu Hiểu Lỗi)   Vấn đề tranh chấp lãnh thổ giữa Việt Nam và Trung Quốc lần lữa không giải quyết nổi, luận điệu hợp tác với nước khác để cân bằng với Trung Quốc của Việt Nam lại rất mập mờ, Mỹ, Ấn Độ và ASEAN, rút cuộc ai là đối tác số 1? Ngày 6.6, Thứ trưởng Bộ quốc phòng Việt Nam Nguyễn Chí Vịnh đã trả lời phỏng vấn báo chí, ông nêu rõ, trong chính sách đối ngoại của Việt Nam, Trung Quốc là ưu tiên hàng đầu.

 Nguyễn Chí Vịnh nói, Việt Nam hợp tác quân sự với cả Trung Quốc, Mỹ, Nga, Ấn Độ và ASEAN, thậm chí ngay cả Cuba xa xôi cũng là "người bạn thân thiết" của Việt Nam, song trong chính sách đối ngoại của Việt Nam, Trung Quốc là ưu tiên hàng đầu. Nguyễn Chí Vịnh nêu rõ, Việt Nam và Trung Quốc là đối tác hợp tác chiến lược toàn diện, về mặt quốc phòng cũng vậy.

Ông cho biết, quan hệ hợp tác trong mấy năm gần đây của hải quân Trung-Việt cũng đã có được sự phát triển vượt bậc, hai nước đã triển khai sự hợp tác toàn diện, thiết thực. Trong cuộc đối thoại, Nguyễn Chí Vịnh cho biết, ông vừa mới có cuộc trao đổi tại Bắc Kinh với Tổng tham mưu trưởng Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc Thích Kiến Quốc, đã đi đến nhất trí lập đường dây nóng giữa Bộ quốc phòng hai nước. Tới đây, các sĩ quan tư lệnh hải quân hai nước Trung-Việt sẽ tiến hành hợp tác thông qua đường dây nóng này.

 Còn về các tầng cấp hành động thực tế, Nguyễn Chí Vịnh nói, hai nước đã triển khai các hoạt động giao lưu quân sự ở nhiều tầng cấp, chẳng hạn như hợp tác về các mặt công tác đảng, chính trị, hải quân, biên phòng, đào tạo và giao lưu thanh niên giữa quân đội hai nước. Ông còn bày tỏ, Việt Nam quyết định tham gia vào hoạt động gìn giữ hòa bình quốc tế, đã đề nghị Trung Quốc trợ giúp Việt Nam tham gia vào hoạt động gìn giữ hòa bình này.     

 

Thứ trưởng Bộ quốc phòng Việt Nam nói quân đội hai nước Trung-Việt cần tạo một môi trường hòa bình cho cục diện trên biển  

3

Máy bay chiến đấu Nga của không quân Việt Nam

(Tin huanqiu.com, các PV Châu Húc, Chu Hiểu Lỗi)   Mấy ngày nay, Thứ trưởng Bộ quốc phòng Việt Nam Nguyễn Chí Vịnh đang ở thăm Trung Quốc. Ngày 6.6, Nguyễn Chí Vịnh đã tổ chức một cuộc họp báo ở Bắc Kinh, trả lời các câu hỏi của phóng viên về quan hệ Trung-Việt và những vấn đề khác. Trong số hơn 10 câu hỏi các phóng viên đưa ra, không thiếu những câu hỏi hóc búa như Việt Nam có lo ngại Trung Quốc sẽ mạnh lên hay không, Việt Nam tăng cường quân sự, tăng cường mua vũ khí liệu có đi ngược lại với đề nghị "không sử dụng vũ lực trước" hay không, …  Về vấn đề này, Nguyễn Chí Vịnh đã trả lời từng câu một, đồng thời nhấn mạnh Việt Nam mong muốn Trung Quốc phát triển , nhưng cũng kêu gọi quân đội Việt-Trung cần tạomột môi trường hòa bình cho cục diện trên biển

Nguyễn Chí Vịnh nói, ông không hề lo lắng Trung Quốc sẽ mạnh lên, bởi vì sự phát triển của Trung Quốc cũng là sự phát triển của thế giới, Việt Nam ủng hộ sự phát triển của Trung Quốc. Ông nói, thế giới hiện nay đang dồn sự chú ý vào hai nước xã hội chủ nghĩa, những người yêu chuộng hòa bình mong muốn hai nước hợp tác hữu nghị, song cũng có rất nhiều người muốn nhìn thấy hai nước không tôn trọng lẫn nhau. Ông cho rằng, hai nước Trung-Việt cần chứng minh cho thế giới thấy rằng, hai nước có thể chung sống hòa bình, giải quyết ổn thỏa những bất đồng.  

Về vai trò của quân đội trong tranh chấp trên biển giữa hai nước, Nguyễn Chí Vịnh nêu rõ, quân đội cả hai nước Trung-Việt đều cần tạo một môi trường hòa bình cho cục diện trên biển, bởi vì hòa bình và ổn định khu vực mới là vấn đề mà hai nước có thể cùng ngồi lại bàn bạc, giải quyết phần gốc của vấn đề

Hai nước Trung-Việt vào tháng 9 năm ngoái đã tổ chức trao đổi quốc phòng, còn năm nay thì sớm hơn 6 tháng. Nguyễn Chí Vịnh bày tỏ, điều này cũng thể hiện cả hai bên đều rất trọng thị sự hợp tác quốc phòng, đồng thời dám đối mặt với những bất đồng, giữa hai nước Trung-Việt, hợp tác vẫn là chủ đạo.   

4

Căn cứ hải quân của Việt Nam

5

Tàu hộ tống hiện đại Việt Nam mua về  

6

Việt Nammuốn xưng bá ở Nam Hải

7

Trên hòn đảo Việt Nam xâm chiếm có phủ lá quốc kỳ khổng lồ

8

Việt Nam nổ ra biểu tình chống Trung Quốc
by Lý Tưởng Người Việt
Chứng kiến hoạt cảnh trên, nhiều "cậu ấm cô chiêu" lấy tay che miệng cười. Một cô bé mặc áo hai dây, tóc nâu bóng, e ngại nói nhỏ với cô bạn đi cùng: "Già rồi mà "thả" dê dữ quá. Ông già bọn mình có biết vào chỗ này không ta?".

Một đêm cuối tháng sáu, trời Sài thành bất chợt đổ cơn mưa tầm tã, đường phố sũng nước. Thế nhưng, trong các sàn nhảy vẫn ầm ĩ tiếng nhạc và đặc quánh mùi khói thuốc lá. Điều đặc biệt, ngoài "thượng đế" là thanh thiếu niên vào sàn tranh thủ xả hơi dịp hè thì còn có sự xuất hiện những quý ông, quý bà tóc đã muối tiêu, ngoài 50 tuổi. Vào chốn ăn chơi của lũ trẻ chíp hôi, các bậc sồn sồn cũng giậm giựt như con trẻ...
 
Tìm lại tuổi trẻ
 
Sau chầu nhậu lai rai ở đường Pastuer (quận 3, SG), ông Thắng - chủ một doanh nghiệp bất động sản tại quận 10, rủ cả nhóm bạn đi "tăng hai". Địa điểm họ chọn là vũ trường A. ở đường Thành Thái nối dài, nằm giáp ranh giữa quận 10 và quận Tân Bình.
 
 
phap1
Ngất ngây trong tiếng nhạc vũ trường.
 
Bốn quý ông leo lên 2 chiếc SH mới cáu, phóng vun vút về điểm hẹn. Tới nơi, ông Thắng và những người bạn dáng người thấp đậm, bụng bự được các nhân viên nhanh nhảu mời vào trong. Dưới ánh đèn màu lờ mờ, ông gọi chai rượu tây cùng bạn bè giải tỏa xì-trét. Thấy một hàng dài "em út" đang đứng đợi khách, "chủ xị" ngoắc tay ra hiệu cho 4 "em" tiến tới để cùng bạn hữu tỉ tê tâm sự.
 
Được "em út" đẩy đưa ly rượu vơi lại đầy, ông Thắng nói lè nhè rồi quàng vai người đẹp. Cô gái dùng một tay "khóa chặt" tay của vị khách. Mùi nước hoa từ cô gái chăm sóc mình xộc lên cánh mũi, ông Bảo, chủ doanh nghiệp gỗ, thành viên trong nhóm đưa tay lần xuống đôi chân của "bóng hồng". Cô gái nói: "Đừng, anh!". Ông Bảo bất thần định chụp đầu cô gái để tặng một nụ hôn nhưng cô gái né được khiến ông chủ tuổi 60 lảo đảo...
 
Bỗng điện thoại di động phát sáng, ông Bảo nhanh chân chạy vào toa-lét vì... vợ gọi. Trở lại bàn, ông gọi tính tiền và "bo" đậm cho từng cô gái. Nhận những tờ polyme của các "đại gia", đám "chân dài" cười tươi như hoa bung.
 
Chứng kiến hoạt cảnh trên, nhiều "cậu ấm cô chiêu" lấy tay che miệng cười. Một cô bé mặc áo hai dây, tóc nâu bóng, e ngại nói nhỏ với cô bạn đi cùng: "Già rồi mà "thả" dê dữ quá. Ông già bọn mình có biết vào chỗ này không ta?".
 
Tối hôm sau, chúng tôi theo chân một nhóm quý ông mang lỉnh kỉnh vợt tennis chui vào vũ trường N., thuộc khu cư xá Bắc Hải. Khác những các tay chơi quần là áo lượt, 3 ông già trong nhóm tôi vào sàn mà còn nguyên chiếc quần sọoc và áo thun vì mới chơi xong banh nỉ. Thức uống họ gọi không phải là rượu mạnh mà là những chai bia ướp lạnh. Nốc cạn vài lượt, các "thượng đế" tóc bạc bắt đầu bàn tán rôm rả.
 
Ông Vũ - thành viên mau miệng nhất nhóm - tâm sự: "Thời trẻ tụi tôi kiếm sống khổ quá rồi. Giờ con cái đề huề, trưởng thành cả nên tui rủ mấy anh em về hưu trong khu phố đi nhảy nhót cho vui. Kiếm ra nhiều tiền chẳng lẽ giữ khư khư hoài mà không tiêu xài hay sao?".
 
Cả nhóm dán mắt lên phía trước khi xuất hiện các nữ vũ công "bốc lửa". Ông nào cũng gật đầu lia lịa, chỉ trỏ và cười sảng khoái.
 
Khi đã nốc cạn 5 chai bia, ông Vũ bắt đầu rủ bạn kéo lên sân khấu để... nhảy nhưng không ai chịu đi. Cao hứng vì có hơi men, ông Vũ tự tin bước lên bục cao nhất "thể hiện" khiến đám trẻ trong sàn ai nấy phì cười và luôn tay chỉ chỏ. Tay DJ càng mạnh bạo đánh nhạc thì ông già "chịu chơi" càng nhảy... lộn xộn hơn, đến mức chiếc quần soọc suýt... tuột xuống.
 
Huệ Châu, vũ nữ ở một sàn quận 5, tâm sự: "Dạo gần đây, em thấy rất nhiều bác, nhiều chú vào vũ trường chơi. Phần lớn họ rất đàng hoàng, song cũng có người uống say vào là "quậy tưng" luôn. Gặp những ông già lắm tiền nhiều của, tiền "típ" của bọn em mỗi đêm kiếm được cả vài triệu là bình thường".
 
Nhìn vào mắt cô bé mới 16 tuổi này, tôi hiểu được những điều chưa nói khi phải làm vừa lòng khách. Nếu bị "dội" ra (khách đòi đổi người), những cô gái tuổi teen này sẽ phải ra sân khấu làm nhiệm vụ... tự nhảy để hoạt náo và tất nhiên là không có tiền bo.
 
Tình sớm nở tối tàn
 
Ngoài các quý ông thường đến sàn để vui chơi, nhiều quý bà cũng đã quen thuộc với ánh sáng đèn màu. Theo sự chỉ dẫn của Thái - một tay ăn chơi ở quận Gò Vấp, chúng tôi tìm tới sàn T. ở đường Nguyễn Văn Lượng. Phía sau cánh cửa kính là một thế giới náo nhiệt, khác xa với dáng vẻ im ắng bên ngoài, đường phố thưa vắng người qua lại.
 
Cách bàn tôi đứng không xa là các quý bà ăn mặc hở hang, phấn son lòe loẹt, đã qua thời xuân sắc. Thái rỉ nhỏ vào tai tôi: "Mấy bả không còn đường cong quyến rũ như thiếu nữ nhưng cũng tự tin diện áo "lộ hàng", chỉ nhìn thấy... mỡ. Nhà mấy bả toàn biệt thự, đi xe hơi đó. Tiền họ không thiếu mà chỉ thiếu mỗi... đàn ông thôi!".
 
Mang ly đến cho các quý bà uống rượu, một chàng phụ bàn bị một "bác gái" nhìn chăm chú từ đầu đến chân rồi soi chăm chăm vào mắt đến đỏ mặt, phải quay đi chỗ khác. Nửa đêm, vũ trường đóng cửa, trong khi các vị khách nhí ra lấy xe trong dáng vẻ lảo đảo thì các quý bà ung dung bước lên những xế hộp chờ sẵn.
 
Chứng kiến cảnh quen thuộc đó, chị Nguyễn Thí Lý - bán hủ tiếu gần vũ trường - chép miệng: "Tối nào các bà, các chị cũng kéo vào sàn tìm cảm giác mạnh. Nhiều khi họ vào cùng các gã thanh niên "trai bao". Đến nửa đêm, các quý bà cùng "tình lang" lên xe hơi đi đâu, ai mà chẳng biết".
 
Trong giới nam tiếp viên tại các vũ trường ở Sài thành, Thanh Nam là một cái tên khá nổi tiếng. Anh ta ở miền Tây lên thành phố, xin làm phục vụ sàn để có tiền đi học. Trước sức mạnh đồng tiền, Nam nhận làm người tình hờ, cặp kè với một góa phụ giàu có, trạc 50 tuổi. Không lâu sau, Nam nghỉ việc để quý bà nuôi và cung cấp tiền bạc cho xài. Chuyện tình của "phi công trẻ lái máy bay bà già" bị con trai bà nọ phát hiện, kết quả là Nam bị vạch mặt. Biết chuyện, bạn bè và ngay cả người con gái Nam yêu thương nhất cũng chối bỏ anh.
 
Trái ngược với Nam, có quý bà là nạn nhân của những mối tình vụng trộm ở các vũ trường. Trong hai hàng nước mắt, bà Thu (52 tuổi, ở quận 7) - nghẹn ngào kể: "Chồng tôi có người khác, buồn đời nên tôi được bạn bè rủ đi sàn cho vơi nỗi sầu. Chẳng hiểu thế nào, tôi bị cuốn hút bởi một gã trai tơ ga lăng. Sau lần gặp đó, chúng tôi quyết định yêu nhau. Để thể hiện tình yêu muộn màng, bao nhiêu tài sản tôi đều đưa cho gã. Cho đến một ngày, tôi nhận hung tin là gã lấy số tiền đó đi mua ma túy và bị công an bắt".
 
Theo đúng nghĩa, vũ trường là nơi giải trí thuần túy của mọi người sau những giờ học tập, làm việc căng thẳng. Tuy nhiên do nhẹ dạ cả tin, nhiều người tới đây chơi đã bị "luộc" sạch cả tiền lẫn tình. Thế giới đèn màu của những ly rượu mạnh thì không chối bỏ một ai.
 
Thu Hằng
by Lý Tưởng Người Việt
alt

Hai nữ nghi can tại cơ quan điều tra.

Hương thuyết phục nhiều nữ sinh cấp 3 bỏ học sang Trung Quốc kiếm tiền với mức lương 30-40 triệu đồng một tháng.

Ngày 11/6, Công an tỉnh Hà Giang khởi tố vụ án rúng động phố núi này. Hai người bị truy cứu trách nhiệm hình sự về hành vi mua bán người là Nguyễn Quỳnh Hương (26 tuổi) và Đặng Thị Mai A (16 tuổi, trú tại TP Hà Giang).

Kết quả điều tra cho hay, tháng 2, Hương sang Trung Quốc bán dâm và yêu một người đàn ông địa phương. Do làm ăn thua lỗ, anh ta bàn với Hương về Việt Nam tìm phụ nữ trẻ đưa qua biên giới bán kiếm tiền. Kế hoạch được Hương đồng ý.

Đầu tháng 5, Hương về nước, lân la đến các cổng trường trung học phổ thông trên địa bàn Hà Giang tìm "con mồi". Gặp các nữ sinh, Hương thuyết phục họ bỏ học sang Trung Quốc kiếm tiền bằng việc phụ giúp bán hàng, lương 30-40 triệu đồng một tháng.

Tiếp đó, Hương gặp Mai A - cô gái con nhà nghèo nhưng ham chơi, đua đòi. Hương đặt vấn đề với Mai A, nhờ tìm các thiếu nữ đẹp, đưa sang Trung Quốc làm gái mại dâm. Mai A sẽ được trả công 2 triệu đồng một người.

Các nữ quái đã lừa trót lọt hai học sinh, đưa sang Trung Quốc bán dâm. Ngày 31/5, khi Hương, Mai A đang chuẩn bị đưa tiếp 4 người nữa thì bị lực lượng chức năng phát hiện.

Nhà chức trách đang kết hợp với lực lượng an ninh của Trung Quốc giải cứu các nạn nhân trong vụ án.
ĐV
by Lý Tưởng Người Việt
Vừa hoàn thành và mới ở giai đoạn tích nước, song thủy điện Ia Krêl 2 sáng nay đã bị vỡ. Cơ quan chức năng nghi ngờ chất lượng thi công và kỹ thuật xây đập "có vấn đề".

Chiều 12/6, ngay sau khi hoàn tất công tác kiểm tra, xử lý hậu quả do đập thủy điện Ia Krêl 2 (làng Bi, xã Ia Dom, huyện Đức Cơ) bị vỡ vài giờ trước, UBND tỉnh Gia Lai đã có cuộc họp khẩn liên quan đến vụ việc.

Theo UBND tỉnh Gia Lai, công trình thủy điện Ia Krêl 2 do Công ty cổ phần Công nghiệp và Thủy điện Bảo Long Gia Lai (trụ sở TP Pleiku) đầu tư xây dựng trên suối Ia Krêl (xã Ia Dom). Theo thiết kế, thủy điện có công suất 5,5 MW, thời gian hoạt động của dự án là 45 năm, diện tích chiếm đất là 147ha. Công trình được khởi công xây dựng từ cuối năm 2009, hiện nay đập chính đã hoàn thành bắt đầu tích nước, nhưng chưa đi vào hoạt động.

alt

Đập thuỷ điện Ia Krêl 2 bị vỡ lúc rạng sáng nay. Ảnh: Tuỳ Phong

Đến 5h ngày 12/6, bất ngờ đập bị vỡ. Tại khu vực đập chính có tổng chiều dài 200 m đã xảy ra sự cố làm khoảng 40 m (không phải 7 m như thông tin ban đầu) thân đập - đoạn gần cửa lấy nước ở phía bắc đập chính bị vỡ. Bên cạnh đó, cơ quan chức năng còn phát hiện "có một số vết nứt và sụt lún lớn ở giữa đập".

Tại khu vực gần Đội 20 (công ty 75, Binh đoàn 15), đồn Biên phòng Cửa khẩu Lệ Thanh đã huy động hơn 20 cán bộ, chiến sĩ trang bị áo phao cứu sinh tìm kiếm được 10 người dân xã Ia Dom ngủ tại rẫy vào nơi an toàn, chưa phát hiện có thiệt hại về nhân mạng.

Ông Phạm Thế Dũng, Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai cho rằng, may mắn sự việc xảy ra vào rạng sáng, lúc người dân đã phần nhiều thức dậy, nếu đập vỡ vào nửa đêm thì "hậu quả sẽ không dừng lại ở đây". Theo báo cáo của Công ty 72 (Binh đoàn 15) khi sự việc xảy ra, có 20 người bị cô lập tuy nhiên sau đó đã được cứu hộ kịp thời. Trước sự việc trên, ông Dũng cho rằng trách nhiệm của chủ công trình chưa cao.

Về thiệt hại ban đầu, Chủ tịch huyện Đức Cơ Võ Thanh Hùng cho biết, có 10 ha khoai mì, 20 ha cao su (khu vực gần đập), 1 nhà của công nhân cao su và 1 trại xây dựng của công nhân xây dựng cầu treo gần đấy bị ngập. Con suối nơi đập bị vỡ dài hơn 4km nên hoa màu dọc hai bên bờ suối đều bị ngập nhưng hiện chưa thống kê được con số cụ thể.

Báo cáo của UBND huyện Đức Cơ cho thấy lượng nước trong lòng hồ mới đạt khoảng 60% theo dung tích thiết kế. Tình hình thời tiết trên địa bàn xã Ia Dom trong 5 ngày gần đây không có mưa lớn xảy ra nên lượng nước từ thượng lưu chảy về lòng hồ không lớn.

"Chắc chắn chất lượng đập có vấn đề, cơ quan chuyên trách cần kiểm tra lại", ông Lê Đức Đạo - Trưởng Công an huyện Đức Cơ nói và cho biết đập bị vỡ đã làm toàn bộ lượng nước trong lòng hồ tràn xuống vùng hạ du, gây lũ quét trên dọc tuyến suối Ia Krêl, từ đập thủy điện đến sông Sê San (gần Campuchia) nên phía Campuchia đang cho di dân khu vực này.

"Nguyên nhân khiến đập bị vỡ có thể do rò rỉ ống dẫn nước, công trình thi công chưa đảm bảo kỹ thuật. Lúc sự việc xảy ra còn có 30 người đang làm việc trong các chòi trại gần đó, song đã được chính quyền vận động về nhà. Hiện tại các lực lượng đang hỗ trợ dân chống ngập, UBND huyện sẽ thống kê thiệt hại và có phương án hỗ trợ người dân", ông Hùng nói.

Trao đổi với VnExpress.net, lãnh đạo Công ty Điện lực Gia Lai cho biết đập thủy điện Ia Krel 2 đang trong thời gian thi công, chưa phát điện nên sự cố không ảnh hưởng đến hệ thống lưới điện.

"Họ đang trong giai đoạn lắp máy, đã tích nước được gần một năm nay. Qua tìm hiểu, có thể do kỹ thuật thi công không đảm bảo, thay vì thi công ống dẫn dòng bằng biện pháp thủ công nhưng do nôn nóng nên họ đã làm bằng máy dẫn đến một số vết nứt phát sinh, khi mưa xuống nhiều, áp lực nước cao dẫn đến sạt, vỡ đập", lãnh đạo Công ty Điện lực Gia Lai.

Theo dự kiến, đơn vị chủ đầu tư - Công ty cổ phẩn công nghiệp và thủy điện Bảo Long đang gấp rút hoàn thành đập để phát điện, hòa lưới quốc gia trong mùa mưa năm nay. Tuy nhiên, với sự cố mới nhất, khả năng khắc phục có thể mất vài tháng nữa.

Ngoài ra, trong vài ngày nay, mưa trên địa bàn Gia Lai liên tục xảy ra, chính đơn vị chủ đầu từ - đã xin cắt điện phục vụ thi công vào ngày 11/6 nhằm tránh sự cố. Về biện pháp khắc phục, điện lực Gia Lai cho biết đơn vị chủ đầu tư sẽ làm lại đoạn cống xả bị sạt trong thời gian tới.

Công ty Điện lực Gia Lai khẳng định, chỉ khi nào đập làm xong, chủ đầu tư trình hồ sơ xin hòa lưới điện quốc gia thì công ty mới làm các bước tiếp theo như kiểm nghiệm, thẩm định... xem đập có đảm bảo các yêu cầu để phát điện hòa lưới hay không.

Liên quan đến trách nhiệm của Công ty cổ phần Công nghiệp và Thủy điện Bảo Long khi sự cố xảy ra, ông Hùng cho hay: "Giám đốc công ty này đang đi công tác ở TP HCM, chỉ có các nhân viên kỹ thuật lo chuyện ngoài đập nên cơ quan chức năng chưa làm việc với công ty nay"

ĐV.
Thứ Tư, 12 tháng 6, 2013 by Lý Tưởng Người Việt

 

Tình trạng người Việt Nam vượt biên ra nước ngoài vẫn diễn ra thường xuyên ở thời điểm hiện tại

Bốn bị cáo đã nhận mức án từ 1 năm rưỡi đến 4 năm tù vì tội tổ chức đường dây đưa người Việt Nam vượt biên sang Úc, theo báo trong nước.

 

Trang web của tờ Thanh Niên trong tin đăng ngày 11/6 cho biết Tòa Án Nhân dân tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu đã tuyên phạt các bị cáo Phạm Văn Tương 2 năm 6 tháng tù, Nguyễn Đình Kính 4 năm tù, Trần Văn Giới 3 năm 6 tháng tù và Nguyễn Ngọc Lợi 18 tháng tù vì tội tổ chức cho người khác trốn đi nước ngoài trái phép.

Thanh Niên dẫn cáo trạng được đưa ra tại phiên tòa nói những người này đã tổ chức tổng cộng hai lần vượt biên trong khoảng thời gian giữa tháng Tư - Năm năm 2012.

Lần đầu tiên, ông Kính đã móc nối với ông Tương để đưa 12 người qua Úc với giá 6 nghìn đôla một người.

Mặc dù vậy, chỉ có sáu người sau đó đã xuất phát từ Bãi Trước, Vũng Tàu để vượt biên thành công. Những người còn lại đã hủy chuyến đi.

Sau đó, cả ông Tương và Kính đã đến Nghệ An, Hà Tĩnh để tìm thêm người có nhu cầu vượt biên, lần này rao giá từ 8 nghìn tới 13 nghìn đôla một người.

Mặc dù một số người không đủ tiền và xin trả sau khi đến nơi, hai người nói trên đã thu được tổng cộng 120 nghìn đôla từ 35 người khác và trích ra 900 triệu đồng để mua một chiếc ghe tại Bến Tre, sau đó thuê ông Lợi làm người lái với giá 500 triệu đồng.

Cũng theo cáo trạng, đến tối 21/6/2012, khi ông Lợi đậu ghe ngoài khơi đợi tàu đưa người từ trong bờ ra thì thì bị Bộ đội Biên phòng phối hợp với Công an tỉnh Bà Rịa -Vũng Tàu phối hợp bắt giữ.

Hầu hết những người bị bắt trong lúc tìm cách vượt biên là người Nghệ An, Hà Tĩnh, theo tin các báo đưa ra hồi năm ngoái.

Trong khi đó, trang VnExpress trong tin đăng cùng ngày cho biết ông Kính khai đã từng tổ chức cho 50 người khác vượt biên hồi 2/5 năm ngoái, tuy nhiên khi tàu qua lãnh hải của Indonesia thì bị bắt giữ.

Vượt biên sang Úc tăng cao

Ngày 2/6 năm ngoái, nhật báo Jakarta Globe của Indonesia cũng đã dẫn nguồn cảnh sát tỉnh West Nusa Tenggar, Indonesia nói đã bắt giữ 50 người từ Việt Nam đang trên đường đến Úc.

Khi bị bắt, những người này đang đi trên một con tàu gỗ treo cờ Indonesia ở eo biển Alas (nằm giữa tỉnh West Nusa Tenggara với quần đảo Sumbawa) và con tàu đã trôi nổi 14 ngày trên vùng biển gần khu vực này.

50 người "tỵ nạn" (gồm 47 đàn ông và 3 phụ nữ) đã bị bắt và được tìm thấy ở trong tình trạng sức khỏe rất yếu.

Hồi tháng Sáu năm 2011, Ban Chấp hành Cộng Đồng Người Việt Tự Do ở Úc đã lên tiếng vận động cho 133 thuyền nhân Việt Nam còn bị kẹt trong các trại giam di dân ở tiểu bang Victoria, Nam Úc, Darwin và trên đảo Christmas của Úc.

Trong một tin đăng ngày 10/5 năm nay, hãng thông tấn AP nói chỉ riêng trong bốn tháng đầu năm, đã có khoảng 460 người Việt Nam, trong đó có cả phụ nữ và trẻ em, vượt biên đến Úc.

 

AP cũng nói số lượng này cao hơn cả số người Việt vượt biên sang Úc trong vòng 5 năm qua.

by Lý Tưởng Người Việt

 

Hai tàu có nhiều thủy thủ quốc tịch Indonesia và Trung Quốc

Báo trong nước đưa tin hai tàu cùng 18 thủy thủ nước ngoài đã bị lực lượng biên phòng Cảng Sa Kỳ, Quảng Ngãi bắt giữ vì xâm phạm lãnh hãi.

 

Báo Thanh Niên trong tin đăng ngày 11/6 cho biết hai tàu chở hàng Momentum 25001 quốc tịch Sierra Leone và Momentum 25002 quốc tịch Indonesia đã bị bắt giữ ngày 10/6 trong lúc neo đậu ở vị trí cách cửa biên Cổ Lũy, xã Nghĩa An, tỉnh Quảng Ngãi khoảng 2 hải lý về phía Đông.

Các thuyền viên này mang quốc tịch Indonesia và Trung Quốc, theo báo trong nước.

Trang VnExpress ngày 12/6 dẫn lời đại tá Bùi Phụ Phú, Phó chỉ huy trưởng Bộ đội Biên phòng Quảng Ngãi nói thủy thủ hai tàu này khai đang trên đường đi từ Trung Quốc đến Indonesia, khi đến biển Quảng Ngãi thì hết lương thực và phải neo đậu gần cửa biển Cỗ Lũy để vào bờ mua.

Nhà chức trách Việt Nam đã lập biên bản hai tàu này, đồng thời tạm giữ hộ chiếu các thủy thủ và yêu cầu thuyền trưởng hai tàu ký vào tọa độ vi phạm trên bản đồ, theo VnExpress.

"Hai tàu đã neo đậu trái phép ở vùng biển Quảng Ngãi," đại tá Phú nói.

"Lẽ ra khi tàu hết lương thực, theo luật hàng hải quốc tế, các thuyền trưởng phải trình báo cơ quan chức năng, treo cờ tôn trọng chủ quyền vùng biển Việt Nam."

Quảng Ngãi là tỉnh có vùng biển thường xuyên chứng kiến các xung đột xung quanh vấn đề lãnh hải.

Căng thẳng Việt Trung

Trong tháng Năm, một tàu cá của ngư dân tỉnh này đã bị một tàu sắt Trung Quốc đâm vỡ, gây hư hại nặng.

 

Hà Nội sau đó trao công hàm phản đối Trung Quốc, cáo buộc các tàu Trung Quốc đâm vào một tàu cá Việt Nam 'đe dọa tính mạng của ngư dân'.

Thông báo của Bộ Ngoại giao Việt Nam lần đầu xác nhận tin báo chí trong nước đã đưa về chuyện tàu Trung Quốc làm hỏng mạn tàu khiến các ngư dân lo sợ cho tính mạng của họ.

Sự việc xảy ra hôm 20/5 khi tàu của tỉnh Quảng Ngãi đang trên đường trở về từ Hoàng Sa, hòn đảo Trung Quốc đã dùng vũ lực chiếm hồi năm 1974.

Phản ứng một tuần sau khi xảy ra sự việc, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lương Thanh Nghị nói:

"Hành động của các tàu Trung Quốc đã vi phạm nghiêm trọng chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam ở Biển Đông, đe dọa đến tính mạng và gây thiệt hại về tài sản của ngư dân Việt Nam.

"Hành động này cũng đi ngược lại Thỏa thuận về các nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển Việt Nam – Trung Quốc, trái với tinh thần Tuyên bố ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), gây phức tạp thêm tình hình trên biển.

"Việt Nam yêu cầu phía Trung Quốc xử lý nghiêm khắc các hành vi của các tàu nói trên, bồi thường thỏa đáng cho ngư dân Việt Nam, và không để tái diễn các vụ việc tương tự."

Sau đó Bộ Ngoại giao Trung Quốc vừa có phản hồi với Người Phát ngôn Hồng Lỗi nói rằng "Chúng tôi hy vọng các bên liên quan sẽ tuân thủ Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Nam Trung Hoa và không được có những hành động làm phức tạp và thổi phồng tình hình và đe dọa sự ổn định và an ninh tại Biển Nam Trung Hoa".

"Những cáo buộc của Việt Nam đối với Trung Quốc là hoàn toàn không đúng với những gì diễn ra trên thực tế. Thuyền đánh cá Việt Nam đã vào quần đảo Tây Sa của Trung Quốc (quần đảo Hoàng Sa) và tiến hành các hoạt động đánh bắt cá bất hợp pháp, vi phạm nghiêm trọng chủ quyền của Trung Quốc và luật pháp Trung Quốc.

"Chúng tôi yêu cầu phía Việt Nam có các biện pháp hiệu quả nhằm giáo dục ngư dân của mình ngưng các hoạt động đánh bắt cá bất hợp pháp," ông Hồng Lỗi nói thêm.

Trước đó, vào tháng Tư, lực lượng biên phòng Việt Nam tại Thanh Hóa cũng đã bắt giữ một tàu quốc tịch Miến Điện với số hiệu MT-A1 và 13 thủy thủ khác.

 

Theo báo trong nước, tàu này bị bắt trong lúc vận chuyển lượng lớn dầu diezen lậu vào vùng biển Việt Nam tiêu thụ.

by Lý Tưởng Người Việt
tg7

Hôm nay, Thủ Tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng phải đối mặt lần đầu tiên với một đòn nặng công khai hiếm thấy, với số phiếu tín nhiệm cao chưa tới phân nửa số đại biểu ở Quốc hội.

Đó là lời mở đầu của bản tin của hãng thông tấn Reuters hôm nay sau khi kết quả cuộc bỏ phiếu tín nhiệm đầu tiên tại Việt Nam được công bố vào sáng hôm nay.

Theo trang mạng VnExpress, kết quả cuộc bỏ phiếu tín nhiệm 47 chức danh vừa hoàn tất cho thấy Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng được 210 đại biểu bỏ phiếu tín nhiệm cao, 122 phiếu tín nhiệm và 160 phiếu tín nhiệm thấp, đứng sau Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, với 330 phiếu tín nhiệm cao, 133 phiếu tín nhiệm và 28 phiếu tín nhiệm thấp trong tổng số 492 đại biểu có mặt.

Bản tin nói rằng mặc dù Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng vượt qua cuộc trắc nghiệm, các nhà phân tích cho rằng kết quả không mấy nhiệt tình của các đại biểu quốc hội thuộc một đảng vốn theo truyền thống, vẫn đoàn kết sau lưng lãnh đạo, là một chỉ dấu về sự bất mãn lan rộng về cách chính phủ xử lý nạn tham nhũng, và về sự trì trệ của một nền kinh tế một thời rất năng động.

Reuters ghi nhận việc giới lãnh đạo Việt Nam được đánh giá công khai trong cuộc bỏ phiếu tín nhiệm như thế này là điều vô cùng hiếm hoi, xuất phát từ lời kêu gọi của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang hồi năm ngoái, đòi các nhà lãnh đạo phải chịu trách nhiệm nhiều hơn, giữa lúc phẫn nộ đang dâng cao về nạn tham nhũng và quản lý kinh tế yếu kém.

Reuters trích dẫn lời Tiến sĩ Nguyễn Quang A, nói rằng kết quả bỏ phiếu tín nhiệm phản ánh sự bất mãn về cách quản lý kinh tế và hệ thống ngân hàng. Ông cho rằng cuộc bỏ phiếu tín nhiệm có mục đích xoa dịu công chúng, trong khi không đe dọa sẽ thay đổi hiện trạng.

Hãng tin tài chánh Bloomberg cũng nhận định rằng Đảng Cộng Sản Việt Nam đang phải đối phó với nỗi bất mãn ngày càng tăng vì đã không kiềm chế được nạn tham nhũng, trong khi nền kinh tế hồi năm ngoái tăng trưởng ở mức chậm nhất trong vòng 13 năm qua.

Tin của Bloomberg trích nguồn tin của Quỹ tiền tệ Quốc tế nói rằng Việt Nam nhắm mục tiêu tăng trưởng 5,5% trong năm nay, và đây sẽ là lần đầu tiên trong 3 năm liên tiếp, đà tăng trưởng nằm dưới mức 6% tính từ năm 1988.

Chính phủ Việt Nam đang tìm cách cải cách lĩnh vực ngân hàng đang bị nợ xấu đè nặng, và áp lực phải tăng hiệu quả của các công ty do nhà nước sở hữu.

Nhân vật được tín nhiệm nhất trong 47 chức danh chủ chốt, là bà Nguyễn Thị Kim Ngân, Phó Chủ tịch quốc hội, với 372 phiếu tín nhiệm cao. Người ít được tín nhiệm nhất là ông Nguyễn văn Bình, Thống Đốc Ngân hàng Nhà nước, chỉ đạt được 209 phiếu.

Bloomberg trích lời ông Jonathan London, giáo sư trường Đại học Thành phố Hong Kong, nói rằng cuộc bỏ phiếu tín nhiệm trao một tiếng nói cho quốc hội, và theo ông, có khả năng xảy ra "những thay đổi đáng kể trên chính trường Việt Nam nội trong 5 năm tới", điều mà ông nói trước đây, ông không tin tưởng có thể xảy ra.

Nguồn: Reuters, Bloomberg, Vnexpress