Thứ Tư, 1 tháng 5, 2013 by Lý Tưởng Người Việt
Bảy năm Linh mục Thomas Lê Thanh Liêm làm cha chánh xứ. Giáo Xứ Nữ Vương Hòa Bình tan nát!

„Ta sễ bắt các kẻ khôn ngoan, xảo quyệt đang lúc chúng bày mưu quỷ kế vì kẻ không có khả năng, không có tư cách thì lo việc giáo hội & cộng đoàn sao được."

LM coi xứ ngoài trình độ học vấn còn phải có đạo đức, khả năng lảnh đạo, phép xử thế. Đừng phạm đến lòng thanh tịnh Chúa, đấng đã đóng ấn tín trên người Linh-mục trong ngày chịu chức.

Ngày nay LM là ánh sáng trong Chúa. Hãy ăn ở như ánh sáng, hãy hành động như kẻ khôn ngoan. Không được phép nói láo, léo lách. Có lỡ mà nóng giận cũng đừng tích trữ sự nóng giận đến khi mặt trời lặn. Khi bị chê trách hay bị phản bác cũng phải hiền hòa, dịu dàng cùng nhau tìm một lối thoát, một giải pháp êm đẹp để thanh thỏa hiệp nhất. Tôi nói đây là nói với người biết sửa đổi, phục thiện, khiêm nhường.

Xin Chúa và Mẹ Maria thánh hóa LM về mọi phương diện để: Thần trí LM, Thân xác LM, Tâm hồn LM không vướng mắc điều gì đáng trách. LM Liêm không nhận lấy chức vụ và bổn phận như một người lính giỏi mà Chúa đã tuyển chọn.

Hởi anh chị em giáo dân thân mến! Ta hảy cẩn thận kẻo bị lôi cuốn theo sự lầm lạc của kẻ gian ác mà lớn lên trong ơn nghĩa Chuá để thấy được sự thật.

Những khủng hoảng, xáo trộn của CĐ GX tan nát do LM Liêm lảnh đạo có đáng nguyền rủa hay không? Chúng ta cần phải tìm hiểu và mổ xẻ để ngăn chận sự thánh thiện và đạo đức ngày càng suy tàn, chung quy cũng do sự lảnh đạo thiếu sáng suốt, thiếu khôn ngoan của LM. Xin giáo dân hằng ngày đọc kinh cầu nguyện, xin Chúa soi sang cho LM biết tìm lợi ích cho linh hồn và phần rổi của chính mình và giáo dân.

LM đã ngấm ngầm gây chia rẽ trong cộng đoàn, nghi kỵ nhau, không còn tin tưởng nhau, nhóm nầy lấn át nhóm kia, tạo nhiều khó khăn cho sinh hoạt nhóm và đang cấm chỉ các sinh hoạt của nhóm, ví dụ không cho nhóm Sinh Hoạt Văn Hóa đang sinh hoạt từ 13 năm nay để phát huy,để duy trì nền văn hóa truyền thống của dân tộc VN ở xứ người, và lớp dạy tiếng việt cho trẻ em do chị Nh. hướng dẩn.

LM không được phép coi cộng đoàn là của riêng tư, và tự ý dẹp bỏ nhà nguyện, vứt bỏ bàn Thánh của Chúa và tất cả những hình ảnh, đồ vật thuộc về Chúa và Đức Mẹ dưới hầm nhà một cách bưà bãi. Đó là phạm tội tày trời, không thể chấp nhận được.

LM Toma Lê Thanh Liêm đã lạm dụng quyền hành một cách độc tài, muốn nắm hết mọi việc trong GX và can dự trực tiếp vào các sinh hoạt của các ban nghành. Dẹp bõ nhà nguyện để có them phòng cho các thanh thiến niên ca, múa, nhạc , tổ chức chơi Party lúc ban tối. Những sự việc như thế đó có được phép làm trong một nhà của GX hay không?

 

Hoa Mộc Lan

Giáo dân GXNVHB München
by Lý Tưởng Người Việt
Thân chuyển các bạn nào còn thân nhân ở Việt Nam nên thông báo tin nầy, cẩn thận khi ký giao kèo mua bán sang nhượng .
 
Hà Nội: Xuất hiện bút "phù thủy" khiến ngân hàng, tín dụng đen "bốc hơi" bạc tỷ
 
Hình dáng, kích thước và cách sử dụng không khác gì những chiếc bút bi bình thường, nhưng nó là loại bút có thể xóa sạch những gì đã viết ra mà không để lại một dấu vết nào trên giấy hoặc bất cứ chất liệu gì. Sau 6h-24h, mực sẽ tự động bay hết màu, trở lại ban đầu như chưa viết".
alt
Cũng theo chị Tâm, người buôn bán mặt hàng này giới thiệu, tùy vào mục đích sử dụng, nhưng dân vay nợ, lừa đảo rất chuộng hàng này. Hiện mặt hàng này có mặt tại nhiều điểm bán ngầm, nhưng cửa hàng chị cung cấp hàng tốt và chuẩn nhất. Nếu muốn chị cung cấp bao nhiêu cũng được. Săn lùng cây bút "độc" Qua lời giới thiệu, chúng tôi tìm đến địa chỉ 22/196 Cầu Giấy (Hà Nội) gặp chủ cung cấp mặt hàng này. Nhìn qua loa khuôn mặt, thấy tin tưởng, chị lôi từ trong tủ ra đống hộp lớn đựng nhưng cây bút độc đáo và độc hại này. Sau khi kiểm định hiệu quả như giới thiệu, chúng tôi chấp nhận bỏ ra 300.000 mua một chiếc Để chứng minh tính hiệu quả, chị yêu cầu chúng tôi đưa một tờ giấy và cho mượn bút ký tên mình lên đó và sẵn sàng nhận đặt cọc, hẹn khi nào mực bay hết thì quay lại lấy bút. Theo như chị nói: "Để các em yên tâm thôi, chứ chưa ai chê loại bút này đâu. Hàng này độc lắm, các chú sử dụng hiệu quả thì cứ giới thiệu. Hình dáng, kích thước và cách sử dụng không khác gì những chiếc bút bi bình thường, nhưng nó là loại bút có thể xóa sạch những gì đã viết ra mà không để lại một dấu vết nào trên giấy hoặc bất cứ chất liệu gì. Sau 6h-24h, mực sẽ tự động bay hết màu, trở lại ban đầu như chưa viết". Như đã hẹn trước, chúng tôi lần tìm tới địa chỉ số 5 (ngõ 155, Đống Đa, HN). Vì gọi điện đặt hàng trước nên tới cửa hàng tôi được chào mời rất nhiệt tình. Chị H, chủ cửa hàng kéo tay tôi vào trong và lấy đưa cho tôi một cây bút không khác so với cây bút bi thông thường là mấy. Chỉ vào cây bút chị thao thao: "Nó đây. Đúng như ý em nhé. Giá chỉ có 300.000 đồng thôi. Giờ mua hiếm lắm đấy. Tụi chị nhập về bao nhiêu là khách lấy hết luôn. Em hẹn trước mới có đấy". Trước khi nhận tiền tôi đưa, chị rào khéo một câu: "Chị chỉ bán hàng thôi chứ không chịu trách nhiệm về mục đích sử dụng của bọn em đâu đấy nhé. Có giời mà phân biệ được vì hình dáng, kích thước và cách sử dụng của chiếc bút ma thuật này không khác gì những cây bút bình thường. Nhưng tụi em sẽ ngạc nhiên sau 24h, bút có thể xóa sạch những gì đã viết ra mà không để lại một dấu vết nào luôn". Sau vài câu chuyện lân la, chị H rỉ tai, phần lớn người mua loại bút bay mực này dân chuyên cầm đồ, liên quan đến vay nặng lãi. Nói chung là những người làm ăn không chính đáng". Tiếp tục hành trình, chúng tôi sang một địa chỉ khác trên đường Cầu Giấy (Hà Nội). Mặt hàng này tại đây khá phong phú cả về giá cả và nguồn gốc, nhưng đa phần là hàng Trung Quốc. Anh Quảng nhân viên cửa hàng chào mời: "Lấy loại tốt mà dùng e ạ. Tiền nào của lấy. Loại HongKong là 500k, viết sau 6h là mất dấu luôn. Còn hàng Trung Quốc thì phải từ 18-24h mời biến mất được". Bốc hơi cả bạc tỷ trong nháy mắt Qua tìm hiểu được biết cây "bút ma thuật" có xuất xứ từ Trung Quốc và đã trở thành công cụ đắc lực của các tội phạm lừa đảo thông qua các hợp đồng tín dụng với ngân hàng và cho vay nặng lãi. Tùy theo chất liệu, nhiệt độ, độ ẩm, tốc độ viết, chữ viết sẽ biến mất trong vòng từ 15phút đến 2 ngày mà không để lại bất cứ dấu vết gì. Loại mực trong bút này được chế tạo từ một chất đặc biệt, khi kết hợp với không khí sẽ xảy ra phản ứng hóa học làm chữ bay hơi, mất màu. Theo chị Bình, một hộ kinh doanh tín dụng đen tại Hải Dương, người mới đây ăn phải cú lừa ngoạn mục từ loại bút này và đành ngậm ngùi chấp nhận mất số tiền lớn vì chẳng có bằng chứng nào trong tay. Vì bất cẩn, nhiều đầu mối tín dụng đen, nhân viên ngân hàng mất bạc tỷ trong nháy mắt Chị Bình cho biết: "Do chỗ thân quen giới thiệu, mình có cho một người tên Nam ở huyện Kim Thành (Hải Dương) vay số tiền gần 500 triệu. Có giấy viết tay, chữ ký hẳn hoi. Tối hôm sau kiểm tra lại giấy tờ, giật mình, toát mồ hôi thấy giấy tờ vay trắng toát. Hoảng hốt gọi điện cho mấy chị bạn trong ngân hàng thì mới biết đã ăn phải bút "độc" của chúng nó". Ngành ngân hàng là mục tiêu số một để dân lừa đảo sử dụng loại bút này. Tuy đã được chỉ đạo kín đáo, nhưng không ít nhân viên chỉ vì bất cần đành ngậm ngùi nếm trái đắng. Một nhân viên ngân hàng Agribank có chi nhánh tại Hà Nội cho biết: "Chúng tôi mới đây đã nhận được chỉ đạo của lãnh đạo ngành ngân hàng, không sử dụng bút của các cá nhân sử dụng các gói tín dụng để tránh gặp loại bút "độc" này. Tuy nhiên mới đây, một chị trong chi nhánh vẫn gặp phải. Đành bỏ tiền ra đền vào đó".Chưa khỏi bàng hoàng, anh N.T.A, chủ một tiệm cầm đồ lớn tại TP. Hải Phòng cho biết: "Ngay sáng sớm, thấy khách mang chiếc ôtô vào cầm, mình thản nhiên viết giấy vay tiền và cho ký, rồi cất vào tủ. Chiều thấy vị khách quay lại, lấy xe, yêu cầu lấy giấy vay để hủy, nhưng lục tung kệp tài liệu ra chỉ thấy tờ giấy trắng. Chẳng biết làm thế nào, đành chấp nhận mất nửa số tiền đó. Hỏi ra mới biết mình ăn phải bút độc". 
Chủ Nhật, 28 tháng 4, 2013 by Lý Tưởng Người Việt
HÀ NỘI  (NV) - Cách nay hai tuần, Bộ Tài chính của chính quyền CSVN loan báo, tính đến hết năm 2011, Việt Nam đang nợ nước ngoài (nợ công) 66,8 tỉ USD. Khoản nợ này tương đương 55% GDP và nằm trong ngưỡng an toàn.

VNnocong1
Một ngôi trường ở Tây Bắc, Việt Nam. Nợ công tăng vừa nhanh, vừa cao nhưng đầu tư công cho giáo dục thì giảm. (Hình: Chương trình "Cơm có thịt". Đây là một nhóm từ thiện, chuyên quyên góp để giúp trẻ con miền núi không phải ăn cơm trắng với muối)

Thế nhưng tại hội thảo về chủ đề "Khủng hoảng nợ công ở Liên minh châu Âu và những vấn đề gợi mở đối với Việt Nam", mới diễn ra hôm 25 tháng 4 thì các chuyên gia kinh tế cho rằng, nợ công của Việt Nam đã lên đến 128 tỉ USD, tương đương 106% GDP của năm 2011.

Có nhiều dấu hiệu cho thấy, chính quyền CSVN đã tìm mọi cách để che giấu nợ công. Trong khi thế giới có tiêu chí chung về cách tính nợ công với năm thành tố thì khi tính nợ công, Việt Nam loại đi hai thành tố, đó là nợ của doanh nghiệp nhà nước và khoản nhà nước vay từ quỹ hưu trí. Thành ra nợ công mà chính quyền CSVN loan báo chỉ bằng một nửa so với khoản nợ thực.

Một tiến sĩ kinh tế tên là Nguyễn Trọng Hậu, giảng viên của một đại học ở Ba Lan, còn lưu ý rằng, rất nhiều khoản nợ tư cũng có thể biến thành nợ công. Vào lúc này, có rất nhiều "đại gia" bất động sản vay nợ nước ngoài. Tuy đây không phải nợ công nhưng khi sự nghiệp của các "đại gia" lớn đến mức mà nếu nó đổ vỡ, sự đổ vỡ đó có thể kéo theo hàng loạt hệ lụy nguy hại cho nền kinh tế thì Nhà nước sẽ phải đứng ra cứu và vì vậy, nợ công có thể "phình" lên rất nhanh.

Một chuyên viên kinh tế đang làm việc tại Vụ Tổng hợp thuộc Văn phòng Chủ tịch nước, tên là Đinh Mai Long, xác nhận, trong 10 năm qua, nợ công của Việt Nam tăng đáng lo ngại và cơ cấu kém bền vững, bị tác động mạnh từ những cú sốc kinh tế thế giới, đặc biệt là các cú sốc tỉ giá. Gánh nặng nợ nước ngoài tính theo nội tệ đang tăng với tốc độ chóng mặt và gây sức ép đối với thâm hụt ngân sách và chính sách tiền tệ.Ông Long còn tiết lộ thêm là trong vài năm gần đây, các khoản vay từ Trung Quốc đã tăng đến 1,2 tỉ USD. Ngoài ra, tốc độ tăng nợ công ở mức 15%/năm sắp bằng tốc độ tăng từ thu ngân sách (khoảng 17%-21%), điều đó có nghĩa là vài ba năm tới nguồn tăng từ thu ngân sách sẽ chỉ đủ để bù vào chuyện trả nợ.

Giới chuyên gia kinh tế tỏ ra đặc biệt lo ngại khi nợ công rất cao, tăng rất nhanh nhưng hiệu quả của việc sử dụng các khoản nợ này lại rất thấp. Ông Nguyễn An Hà, làm việc tại Viện Nghiên cứu châu Âu, cho rằng, nền kinh tế Việt Nam đang có một số đặc điểm giống với các quốc gia châu Âu có tỉ lệ nợ cao như: Hi Lạp, Ireland, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Ý khi lâm vào khủng hoảng nợ công. Đó là tăng trưởng GDP giảm sau khủng hoảng tài chính toàn cầu từ năm 2007 đến nay, lạm phát luôn có xu hướng tăng mạnh, ... Do vậy, cần phải có giải pháp hợp lý trước khi quá muộn.

Giới chuyên gia kinh tế cùng cho rằng, khó khăn lớn nhất khi đề cập đến thực trạng nợ công của Việt Nam là thiếu số liệu và số liệu không đủ tin cậy. Trong khi các quốc gia cập nhật nợ công theo qúy thì Việt Nam mới chỉ công bố nợ công đến năm 2010 và ước tính nợ công của năm 2011. Theo họ, khi tính toán nợ công, nếu Việt Nam không theo các thông lệ quốc tế trong tính toán nợ công, không minh bạch, rõ ràng thì rất dễ gặp nguy hiểm.

VNnocong
Bảng so sánh nợ công do chính quyền CSVN công bố với nợ thực, tính toán theo thông lệ quốc tế. (Hình: Tuổi Trẻ)

Đáng lưu ý là dù nợ công tăng vọt trong vài năm qua nhưng đầu tư công dành cho  nông nghiệp, giáo dục, y tế, trợ cấp xã hội vốn đã rất ít lại liên tục giảm. Tại một hội thảo nhằm đánh giá về hiệu quả đầu tư công, diễn ra cùng ngày với hội thảo về nợ công, các chuyên gia kinh tế cho biết, đầu tư công vào nông nghiệp, dù chỉ chiếm 6,5% tổng vốn đầu tư trong giai đoạn từ 2006-2010, sang năm 2011 đã giảm xuống chỉ còn 5,6%.

Tương tự, đầu tư công cho giáo dục, trước đây dù chỉ chiếm 3,1% tổng vốn đầu tư, sang năm 2011 đã giảm xuống chỉ còn 2,9%. Đầu tư công cho y tế và trợ cấp xã hội, dù chỉ chiếm 4,6% tổng vốn đầu tư, sang năm 2011 đã giảm xuống chỉ còn 4%. (G.Đ)
by Lý Tưởng Người Việt
Chiến tranh Việt Nam kết thúc ngày 30-4-1975. Cho đến nay, cộng sản Việt Nam (CSVN) thường tự hào họ là bên thắng cuộc. Nhân mùa Quốc hận năm nay, có lẽ nên thử trở lại vấn đề ai là bên thắng cuộc trong cuộc chiến 1960-1975?

1.- THẾ NÀO LÀ BÊN THẮNG CUỘC?

babui chuhaubannuocTrước hết cần phải xác định thế nào là thắng cuộc thì mới có thể biết bên nào thắng cuộc? Thông thường, bên thắng cuộc là bên thực hiện được mục đích do chính bản thân đặt ra trước khi tham chiến.
Những bên tham chiến vừa qua là: Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa (VNDCCH) hay Bắc Việt Nam (BVN), Mặt Trận Dân Tộc Giải Phóng Miền Nam (MTDTGPMN), Việt Nam Cộng Hòa (VNCH) hay Nam Việt Nam (NVN). Ngoài ra, phía BVN có Liên Xô và Trung Quốc viện trợ và gởi quân làm cố vấn và bảo vệ BVN. Phía NVN có Hoa Kỳ viện trợ và gởi quân tham chiến.
Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa và MTDTGPMN tuy hai mà một, do đảng Lao Động (LĐ) điều khiển. Tại Hà Nội, từ 5-9 đến 10-9-1960, diễn ra Đại hội đảng LĐ lần thứ III, được mệnh danh là "Đại hội xây dựng chủ nghĩa xã hội và đấu tranh thống nhất nước nhà", đưa ra hai mục tiêu lớn của đảng LĐ là xây dựng BVN tiến lên xã hội chủ nghĩa và "giải phóng hoàn toàn miền Nam…" (Lê Mậu Hãn chủ biên, Đại cương lịch sử Việt Nam, tập III, Hà Nội: Nxb Giáo Dục, 2001, tt. 154-155.) Sau Đại hội nầy, đảng LĐ thành lập MTDTGPMNVN, ra mắt tại Hà Nội ngày 12-12-1960 và ra mắt tại xã Tân Lập, quận Châu Thành, tỉnh Tây Ninh (vùng chiến khu Dương Minh Châu) ngày 20-12-1960.
Trong chế độ dân chủ, quyền tuyên chiến, quyền quyết định chiến tranh, một vấn đề tối quan trọng, liên hệ đến vận mạng đất nước, thuộc về quốc hội, đại diện toàn dân quyết định. Ở BVN, quyết định chiến tranh và tuyên chiến, lại do đảng LĐ quyết định, chứ không do quốc hội, chứng tỏ rõ ràng rằng đảng LĐ nắm quyền tuyệt đối ở BVN, và nhà cầm quyền Hà Nội chỉ là bù nhìn của đảng LĐ mà thôi. Thế là BVN khởi binh đánh NVN.
Tuy viện cớ thống nhất đất nước, nhưng thực sự đảng LĐ quyết tâm đánh chiếm miền Nam vừa vì tham vọng bành trướng cố hữu của CS, vừa làm tay sai quốc tế cho Liên Xô và Trung Quốc. Lê Duẫn bí thư thứ nhất đảng LĐ, đã từng nói: "Ta đánh Mỹ là đánh cho Liên Xô, đánh cho Trung Quốc." (Vũ Thư Hiên, Đêm giữa ban ngày, Nxb. Văn Nghệ, California, 1997, tr. 422 và tiết lộ của Nguyễn Mạnh Cầm, ngoại trưởng CSVN từ 1991 đến 2000, trong cuộc phỏng vấn của đài BBC ngày 24-1-2013.)
Liên Xô (LX) và Trung Quốc (TQ) đều mang đặc tính chung của các nước CS là luôn luôn chủ trương bành trướng, bá quyền. Tại LX, ngày 15-10-1964, Leonid Brezhnev đảo chánh và lên làm thư ký thứ nhất đảng CSLX thay Nikita Khrushchev. Brezhnev, tăng cường viện trợ BVN, gởi quân và chuyên viên sang giúp BVN. Đây là khởi đầu chủ trương can thiệp mới của Liên Xô, mà về sau các nước Tây phương gọi là chủ thuyết Brezhnev, theo đó. "Nguyên lý Xô viết về luật quốc tế khẳng định quyền của Cộng đồng Cộng sản can thiệp bất cứ ở đâu mà các lực lượng nội tại và ngoại lai thù địch đối với chủ nghĩa cộng sản tìm cách biến đổi sự phát triển một nước theo chủ nghĩa xã hội hướng về chủ nghĩa tư bản, một tình thế được xem có tính cách đe dọa đối với tất cả các nước cộng sản." (The New Lexicon Webster's Encyclopedic Dictionary of English Language, Nxb. Lexicon, New York, 1988, mục "Brezhnev Doctrine".)
Trung Quốc ở sát ngay phía bắc của Việt Nam. Từ năm 1950, TQ giúp CSVN vừa vì sự cầu viện của CSVN và của Hồ Chí Minh, vừa vì lợi ích an ninh bản địa TQ. Mao Trạch Đông đã từng nói: "Không thể chỉ nói Trung Quốc giúp Việt Nam, phải nói rằng Việt Nam cũng giúp Trung Quốc là sự giúp đỡ lẫn nhau." (La Quý Ba, "Mẫu mực sáng ngời của chủ nghĩa quốc tế vô sản", trong Ghi chép thực về việc đoàn cố vấn quân sự Trung Quốc viện trợ Việt Nam chống Pháp, một nhóm tác giả, Bắc Kinh: Nxb Lịch sử đảng Cộng Sản Trung Quốc, 2002, Trần Hữu Nghĩa, Dương Danh Dy dịch. Montreal: Nxb. Tạp chí Truyền Thông (in lại), số 32 & 33, 2009, tr. 27.)
Thật vậy, từ năm 1956, mối bang giao TQ – LX rạn nứt. Liên Xô bao vây TQ ở phía bắc và phía tây. Phía tây nam, Ấn Độ chận TQ. Phía đông (biển Thái Bình) là hàng rào ba nước đồng minh của Hoa Kỳ và ký hiệp ước phòng thủ song phương với Hoa Kỳ là Nam Triều Tiên, Nhật Bản và Trung Hoa Dân Quốc (Đài Loan). Nếu để cho Hoa Kỳ bao vây luôn BVN, thì TQ bị chận hết các đường ra biển. Vì vậy, TQ giúp BVN chẳng những do ý thức hệ CS và sự cầu viện của BVN, nhưng đồng thời cũng do TQ bị bao vây các mặt, trừ một phần phía nam TQ là BVN.
Năm 1954, chính phủ Quốc Gia Việt Nam không đồng ý chia hai đất nước, nhưng nghiêm chỉnh thi hành hiệp định Genève (20-7-1954). Thủ tướng Ngô Đình Diệm tuyên bố thành lập nền Cộng Hòa năm 1955. Việt Nam Cộng Hòa theo chế độ tự do dân chủ, dầu hạn chế vì chiến tranh, duy trì nền văn hóa dân tộc cổ truyền, hệ thống giáo dục khai phóng, cởi mở, quyết tâm chiến đấu để bảo vệ nền tự do dân chủ ở NVN, chống lại cuộc xâm lăng của BVN. Tuy nhiên, vì yếu sức, VNCH phải nhờ đến sự giúp đỡ của Hoa Kỳ.
Sau thế chiến thứ hai, từ năm 1946, trên thế giới bắt đầu xảy ra chiến tranh lạnh giữa hai khối tư bản và CS. Hai khối tư bản và CS tranh chấp quyết liệt trên toàn cầu. Tuy vậy Hoa Kỳ và Liên Xô tránh đụng độ trực tiếp vì cả hai đều thủ đắc võ khí nguyên tử, sợ chiến tranh nguyên tử xảy ra thì cả hai đều thiệt hại. Tình trạng tranh chấp căng thẳng nhưng không đánh nhau nầy, gọi là chiến tranh lạnh.
Trong chiến tranh lạnh, Liên Xô và khối CS dùng chiêu bài giải phóng dân tộc để tuyên truyền và bành trướng thế lực. Hoa Kỳ và khối tư bản cho rằng khi một nước bị CS chiếm quyền, thì các nước lân bang dần dần sẽ bị mất vào tay CS, nghĩa là một quân cờ domino sụp đổ, thì các quân cờ domino khác cũng sụp theo. Đó là nguồn gốc thuyết domino tại các nước Tây phương, nhất là Hoa Kỳ.
Vì vậy, khi TQ (ngày 18-1-1950) rồi LX (ngày 30-1-1950) thừa nhận nhà nước VNDCCH do Hồ Chí Minh làm chủ tịch, thì Hoa Kỳ (ngày 4-2-1950) và Anh (ngày 7-2-1950) thừa nhận chính phủ QGVN do Bảo Đại làm quốc trưởng. Từ đó, Hoa Kỳ giúp Pháp và QGVN chống lại CSVN.
Sau hiệp định Genève, Việt Nam bị chia hai. Để ngăn chận làn sóng CS ở Đông Á, nhất là ngăn chận Trung Quốc xuống phía nam, Hoa Kỳ vận động ký kết Hiệp ước Hỗ tương Phòng thủ Đông Nam Á (Southeast Asia Collective Defence Treaty) tại Manila, thủ đô Phi Luật Tân, ngày 8-9-1954. Từ đó ra đời Tổ chức Liên phòng Đông Nam Á (Southeast Asia Treaty Organization, SEATO), gồm các nước Australia (Úc), France (Pháp), New Zealand (Tân Tây Lan) Pakistan (Hồi Quốc), Philippines (Phi Luật Tân), Thailand (Thái Lan), United Kingdom (Anh), và United States of America (Hoa Kỳ).
Trong phụ bản (protocol) của hiệp ước SEATO, ba nước Cambodia (Cao Miên), Laos (Lào) và NVN được liệt kê trong vùng lãnh thổ được SEATO bảo vệ. Hoa Kỳ dựa vào phụ bản nầy để minh chứng sự ủng hộ của họ đối với các chế độ chống cộng ở Đông Nam Á, và giúp xây dựng NVN thành một "tiền đồn chống cộng". Lúc đầu, Hoa Kỳ chỉ gởi cố vấn sang giúp NVN. Từ năm 1965, Hoa Kỳ đưa quân trực tiếp tham chiến.
Tuy nhiên, vào cuối thập niên 60, tình hình thay đổi. 1) Giới phản chiến Hoa Kỳ hoạt động mạnh, yêu cầu chính phủ Hoa Kỳ rút quân khỏi Việt Nam. 2) Trong khối CS, cuộc tranh chấp LX-TQ càng ngày càng trầm trọng. Chính phủ Hoa Kỳ liền thay đổi chính sách ngoại giao toàn cầu. Khi lên cầm quyền năm 1969, tổng thống Hoa Kỳ Richard Nixon quyết định rút quân ra khỏi NVN bằng kế hoạch Việt Nam hóa chiến tranh nhằm yên lòng dân chúng Hoa Kỳ; đồng thời Nixon thay đổi chính sách ngoại giao đối với khối CS, hòa hoãn với Trung Quốc và Liên Xô, đào sâu sự chia rẽ giữa LX và TQ.
Richard Nixon sang thăm TQ từ 21-2 đến 28-2-1972, và ký kết với thủ tướng Trung Quốc Chu Ân Lai bản Thông cáo chung Thượng Hải (Shanghai) ngày 28-2-1972, làm nền tảng cho chính sách của cả hai bên về Đông Á cho đến ngày nay. Tiếp theo, Richard Nixon thăm Liên Xô từ 22 đến 30-5-1972, cùng Leonid Brezhnev ký kết hiệp ước SALT (Strategic Arms Limitation Treaty = Hiệp ước giới hạn võ khí chiến lược) ngày 26-5-1972, và hứa hẹn sẽ cho Liên Xô quy chế tối huệ quốc (most favored nation).
Sau hai cuộc viếng thăm nầy, Hoa Kỳ ký hiệp định Paris ngày 27-1-1973, đơn phương rút quân khỏi Việt Nam. Quốc hội Hoa Kỳ giảm viện trợ cho VNCH. Quân đội VNCH thiếu nhiên liệu, thiếu phương tiện chiến đấu, đành buông súng; VNCH sụp đổ ngày 30-4-1975.


2.- AI LÀ BÊN THẮNG CUỘC

Dựa trên mục đích của các bên tham chiến và diễn tiến tình hình chiến tranh Việt Nam được sơ lược trên đây, vấn đề đặt ra là ai là bên thắng cuộc trong cuộc chiến 1960-1975?
Trước hết và rõ ràng nhất, sau cuộc chiến vừa qua, người CS thường huyênh hoang tự hào là họ là kẻ thắng cuộc. Quả thật, ngày 30-4-1975, VNCH sụp đổ, VNDCCH chiếm được NVN, thực hiện mục tiêu "giải phóng" miền Nam đã được đề ra trong Đại hội III đảng LĐ ở Hà Nội từ ngày 5 đến ngày 10-9-1960. Tuy nhiên, sau khi CS làm chủ toàn bộ đất nước, CS có thật sự là bên thắng cuộc hay không?
Ngay tức khắc, sau khi CS chiếm NVN, khoảng 150,000 người di tản ra nước ngoài. Tiếp đến là phong trào vượt biên. Dầu CS kiểm soát gắt gao, khoảng trên 1,500,000 bỏ nước ra đi bằng tất cả các phương tiện, "cây cột đèn cũng muốn ra đi", trong đó khoảng 500,000 người bỏ mình ở biển Đông. Biển Đông trở thành nghĩa địa biển lớn nhất thế giới. Ở trong nước, nhiều phong trào nổi lên chống đối CS đều bị đàn áp. Như thế, CS chiến thắng bằng súng ống, chiếm được đất đai, nhưng hoàn toàn thất bại về nhân tâm, không chiếm được lòng người, không thống nhất được lòng dân.
Những người ra đi bị ghép tội "phản động", chạy theo bơ sữa "đế quốc Mỹ" năm 1975, sau đó bỗng chốc trở thành "khúc ruột ngàn dặm", "Việt kiều yêu nước". Nhà nước CS kêu gọi hòa giải hòa hợp với "khúc ruột ngàn dặm", nhưng chỉ có một nhóm người đếm được trên đầu ngón tay, tìm kiếm chút hư danh, về nước nói là "đóng góp xây dựng đất nước", trong khi đại đa số người Việt hải ngoại chẳng có nhu cầu hòa giải hòa hợp với CS toàn trị. Về Việt Nam du hí thì có, nhưng về Việt Nam để giúp chế độ CS thì không. Như thế, CSVN có phải là "bên thắng cuộc" hay không?
Phải vay nợ súng ống thì mới có súng ống chiến đấu. Cộng sản Vay nợ LX và TQ. Vay nợ thì phải trả nợ. Sau năm 1975, CSVN trả nợ LX, giao hải cảng Cam Ranh cho LX và muốn chạy theo LX để xù nợ TQ, liền bị TQ dạy cho một bài học năm 1979, làm 6 tỉnh biên giới tan hoang. Năm 1990, khối Đông Âu sụp đổ, CSVN quay qua đầu phục TQ ở Thành Đô (TQ), đưa đến các hiệp ước 1999 và 2000, mất đất mất biển. Sau đó còn nhiều chuyện tiếp theo, thuê rừng, khai thác bauxite, tấn công ngư dân…
Sau năm 1975, một điểm nổi bật là hầu hết người BVN, từ cán bộ, bộ đội, đến thường dân, khi vào Nam đều học theo cách sống của người Nam, chứ hầu như người Nam không học theo người Bắc. Người Bắc (1975) thích ăn bận theo người Nam, đua đòi thời trang miền Nam, nghe nhạc Nam mà CS gọi là "nhạc vàng", đọc sách Nam, từ tiểu thuyết trữ tình, tiểu thuyết kiếm hiệp đến văn chương, triết học, và làm tất cả các cách để thành người Nam. Ngay cả những cán bộ cao cấp trong Bộ chính trị đảng LĐ (năm 1976 cải danh thành đảng CS) cũng từ bỏ bộ áo quần đại cán cao cổ để ăn bận Âu phục theo kiểu người Nam. Chẳng những thế, hầu như toàn thể BVN cũng được Nam hóa, trang bị bằng sản phẩm của NVN, nghĩa là được đồng hóa theo NVN. Cho đến nay, CSVN muốn trở lại con đường của NVN, duy chỉ muốn bảo vệ quyền lực đảng CSVN. Ngang đây, cũng tạm đủ để cho thấy CSVN có phải là kẻ thắng cuộc hay không?
Về phần VNCH, ngày 30-4-1975, quân đội VNCH bị thiếu tiếp liệu, súng ống, đành phải ngưng chiến đấu. Chính phủ VNCH sụp đổ. Cộng sản đặt ách thống trị lên NVN. Tuy nhiên, dân chúng còn bị kẹt lại ở trong nước, vẫn quy hướng về chính thể VNCH, vẫn mong muốn hít thở không khí tự do dân chủ của VNCH, luôn luôn tưởng nhớ VNCH, nghĩa là linh hồn VNCH vẫn còn đó. Vì bị đàn áp, dân chúng đành lặng thinh, nhưng ai ai cũng mong sẽ có ngày giải trừ CS, tái xây dựng chế độ Cộng hòa. Vậy làm thế nào giải thích hiện tượng nầy? Phải chăng VNCH chỉ tạm thời thất bại năm 1975 nhưng vẫn chưa bị tiêu diệt. Anh linh VNCH còn đó. Ai cũng tin sẽ có ngày VNCH phục sinh. Thời gian sẽ trả lời.
Về các nước ngoài: Hoa Kỳ mang tiếng là đã bị CSVN đánh cho "Mỹ cút", nhưng thật sự Mỹ không cút, Mỹ cũng chẳng "tháo chạy" (như tựa đề quyển sách Khi đồng minh tháo chạy), mà phải nói cho thật đúng diễn tiến lịch sử là Mỹ tức Hoa Kỳ ngưng, không tiếp tục hiện diện ở Việt Nam vì thay đổi chiến lược toàn cầu của họ, và Hoa Kỳ đã thành công trong các mục tiêu chiến lược của họ: Rút quân khỏi Việt Nam, giải quyết chuyện nội bộ Hoa Kỳ, bắt tay với Trung Quốc, và cuối cùng chiến thắng cuộc chiến tranh lạnh với LX khi LX sụp đổ năm 1991. Riêng nội bộ Hoa Kỳ, nhân dân Hoa Kỳ mất gần 60,000 thanh niên ưu tú trong chiến tranh Việt Nam. Đổi lại Hoa Kỳ thí nghiệm nhiều loại võ khí tối tân tại Việt Nam, kể cả những chuyến oanh kích thử nghiệm đầu tiên của B52. Tư bản kỹ nghệ võ khí Hoa Kỳ thu lợi như thế nào thì không được thống kê đầy đủ.
Ngoài ra, một số đồng minh của Hoa Kỳ cũng hưởng lợi: Nhật Bản phục hưng nhanh chóng nền kỹ nghệ sau thế thiến thứ hai nhờ cung cấp hàng tiêu dùng cho Việt Nam, nhất là cho quân nhân Hoa Kỳ phục vụ tại Việt Nam. Thái Lan, Mã Lai, Phi Luật Tân nhờ VNCH làm lá chắn ngăn chận làn sóng CS và các nước nầy kịp phục hồi kinh tế và an ninh để chống lại sự bành trướng của TQ.
Trung Quốc thu lợi nhiều mặt. Trước hết, thông qua chiến tranh Việt Nam, TQ bắt tay được với Mỹ năm 1972, được Mỹ thừa nhận chỉ có một nước TQ, công nhận Đài Loan là một phần lãnh thổ TQ, công nhận không kiếm cách làm chủ khu vực châu Á-Thái Bình Dương, và chống đối bất kỳ nước nào hay nhóm nước nào muốn làm bá chủ vùng nầy, ý ám chỉ Liên Xô. Đó là những điều TQ mong muốn nhất.
Về biển Đông, Phạm Văn Đồng ký công hàm ngày 14-9-1958 thừa nhận Hoàng Sa và Trường Sa là của TQ để TQ viện trợ cho BVN đáng NVN. Vì vậy năm 1974, nhân cơ hội VNCH bị Mỹ bỏ rơi, bị BVN tấn công dồn dập, TQ ra tay cướp đoạt Hoàng Sa thuộc lãnh thổ VNCH. Sau năm 1975, khi CSVN chạy theo LX, muốn trốn nợ TQ. Trung Quốc liền đánh 6 tỉnh biên giới năm 1979, dạy cho CSVN một bài học. Vì vậy, khi Đông Âu lung lay, CSVN qua Thành Đô xin đầu hàng TQ năm 1990, đưa đến hai hiệp ước 1999 và 2000. Trung Quốc chiếm đất, chiếm biển của Việt Nam. Như vậy, tuy không được tiếng là bên thắng cuộc, nhưng TQ là kẻ thu hoạch nhiều nhất sau chiến tranh Việt Nam.
Liên Xô viện trợ cho BVN không kém gì TQ. Đầu năm 1975, viện trợ của LX cho BVN để BVN đánh NVN tăng gấp bốn lần so với trước. (Henry Kissinger, Years of Renewal, New York: Simon & Schuster, 1999, tr. 481.) Sau năm 1975, Việt Nam gia nhập khối COMECON (Council for Mutual Economic Assistance tức Hội đồng Tương trợ Kinh tế) ngày 27-6-1978. Ngày 3-11-1978, Lê Duẫn, tổng bí thư đảng CSVN, sang Liên Xô và ký với Leonid Brezhnev, tổng bí thư đảng CSLX, Hiệp ước Hai mươi lăm năm Hỗ tương và Phòng thủ giữa hai nước. Từ sau hiệp ước nầy, hải quân Liên Xô bắt đầu tiến vào sử dụng hải cảng Cam Ranh làm căn cứ tại Viễn đông.
Có hai ảnh hưởng gián tiếp đáng ghi nhận sau chiến tranh Việt Nam: 1) Khi rời bỏ Việt Nam năm 1975, Hoa Kỳ chủ trương để lại nguyên vẹn và không phá hủy tất cả máy móc thiết bị mà Hoa Kỳ giao lại cho VNCH. Cộng sản rất mừng tiếp nhận được những chiến lợi phẩm nầy. Sau ngày 30-4-1975, đại diện các nước CS trên thế đến thăm viếng NVN, chúc mừng sự thành công của CSVN, rất ngạc nhiên về những chiến lợi phẩm nầy, sự tiến bộ vượt bậc về khoa học, kỹ thuật, y khoa của Hoa Kỳ so với Liên Xô mà lâu nay Liên Xô bưng bít, giấu kín. Nhờ đó, các nước Đông Âu mới biết rõ sự cách biệt giữa Hoa Kỳ và Liên Xô, khiến họ giảm tin tưởng đối với đàn anh Liên Xô và bắt đầu nhìn về phía Hoa Kỳ, nhập cảng sản phẩm của Hoa Kỳ, tạo tâm lý thuận lợi cho sự sụp đổ của khối CS. 2) Làn sóng vượt biên vĩ đại của người Việt Nam chạy ra nước ngoài tỵ nạn CS sau năm 1975, khiến cho lương tâm thế giới, nhất là các nước Tây Âu, lâu nay thiên tả là một "thời trang", bừng tỉnh về giấc mộng "xã hội chủ nghĩa", ghê sợ và chán ghét các chế độ CS. Các nước Tây Âu quay qua giúp đỡ các phong trào kháng chiến ở các nước CS Đông Âu, góp phần dần dần đưa đến sự sụp đổ của hệ thống CS Đông Âu.


3.- KẾT LUẬN

Đặt kết quả chiến tranh Việt Nam trong chiều rộng của không gian và trong chiều dài của thời gian, mà vẫn khó có thể thẩm định ai là bên thắng cuộc. Tuy nhiên chắc chắn có hai điều rất rõ ràng:
1) Toàn dân Việt Nam ở cả Bắc và Nam Việt Nam đều thua cuộc về nhiều mặt. Ngoài thiệt hại vật chất, nhà cửa, ruộng vườn, hàng triệu gia đình tan nát vì chủ nghĩa CS, hàng triệu người tử vong vì chiến tranh do CS gây ra, nền văn hóa và đạo đức suy đồi trầm trọng.
2) Thủ phạm của tấn thảm kịch nầy chính là kẻ đã du nhập chủ nghĩa CS ngoại lai bạo tàn, chính là kẻ đã rước voi về giày mồ tổ tiên, chính là kẻ chủ trương gây chiến để phục vụ quyền lợi ngoại bang và chỉ làm lợi cho ngoại bang dù là CS hay tư bản. Chúng là những tên phản quốc dâng đất, dâng đảo, dâng biển cho kẻ thù phương bắc. Đám nầy không ai khác hơn là tập đoàn lãnh đạo đảng CSVN. Sau năm 1975, chúng dần dần lộ diện. Chúng mất trắng tất cả vốn liếng chính trị mà chúng đã dày công lừa phỉnh toàn dân Việt Nam và thế giới. Chúng không phải là bên thắng cuộc. Chúng chẳng những trở thành kẻ thua cuộc, mà chúng còn là tội
đồ dân tộc. Lịch sử sẽ ghi tội, hậu thế sẽ đời đời lên án.


TRẦN GIA PHỤNG
(Toronto, Quốc hận 2013)


 
by Lý Tưởng Người Việt
Để tôi kể anh Bá Chổi * nghe

Câu chuyện về lòng thương

Giữa đồng bào nghèo Việt Bắc

Và người tù đi đày Miền Nam

Trại tù Tân Lập, Vĩnh Phú

Nằm dưới chân Trường Sơn

Kế bên là xã địa phương A Mai

Phần đông đồng bào nghèo khổ lắm

Một bửa chiều mùa đông

Gã tù vai vác nặng bó tre nứa

Từ trên dốc Phục Linh đổ xuống

Lặt lè ngất ngưởng vào xóm

Đàng kia đi lại chị xã viên

Quần áo rách rưới tả tơi

Cũng chẳng kém chi tù

Nhìn đoàn tù Miền Nam

Lê thê lếch thếch trên đường về trại

Chị không ngớt tiếng kêu thương

" Tội nghiệp các chú, các bác quá!"

Mà ai biết ai tội nghiệp hơn ai?!

Chị cũng nặng nề lao nhọc

Cũng gánh nặng oằn vai

Cũng rách rưới tả tơi như tù một thứ!

Lũ tù kia chiều nay

Còn có chén sắn "dzui" đở dạ

Còn chị?

Biết chiều nay chị có đem về được

Chút khoai, sắn cho bầy con trẻ được no lòng?

Thế mới biết giữa những người cùng khốn

Tình yêu thương vẫn ấp ủ trong lòng



Nguyễn Nhơn



(*) Nguyễn Bá Chổi (DLB): Dép râu, ngày về
by Lý Tưởng Người Việt

LEVANHUNG9. CÁC CHỐT CHẶN CỦA SĐ-7/CSBV TRÊN QL-13, PHÍA BẮC LAI  KHÊ VÀ PHÍA NAM AN LỘC.  CUỘC ĐẤU TRÍ GAY GO GIỮA HAI TƯỚNG NGUYỄN VĂN MINH  VÀ TRẦN VĂN TRÀ.

Trong suốt thời gian gần ba tuần lễ sau trận tấn công lần thứ nhất ngày 13/4/1972 cho đến đầu tháng 5/1972 khi Đại tá Walter Ulmer thay thế Đại tá William Miller ở An Lộc thì mặt trận ở phía nam, SĐ21BB của Thiếu tướng Nguyễn Vĩnh Nghi được điều độ̣ng từ miền tây lên tăng viện với ba Trung đoàn 31, 32, 33 và Thiết đoàn 9 Kỵ binh, thay thế Lữ đoàn 1 Nhảy Dù của Đại tá Lê Quang Lưỡng –đã vào An Lộc– đang lo giải tỏa chốt chặn của Sư đoàn SĐ-7/CSBV trên trục QL-13, từ phía bắc quận lỵ Chơn Thành lên An Lộc. "Chốt chặn" gồm nhiều "chốt nhỏ" của các đơn vị trực thuộc đại đơn vị nầy. Mỗi chốt nhỏ gồm có hệ thống hầm hố liên hoàn yểm trợ nhau –thường được binh sĩ gọi là ''kiềng" như loại kiềng ba chân– tức một hệ phòng thủ chặn trục lộ với ba hệ thống hầm hố, địa đạo… bảo vệ cho nhau, kéo dài hàng chục cây số trên trục lộ gồm cả khu vực rộng lớn hai bên đường. Trên lý thuyết một "cứ điểm" của QLVNCH hay một "chốt chặn" của CSBV –nếu được phòng thủ với hệ thống kiên cố– lực lượng tấn công chiếm điểm hay bứng chốt cần một quân số gấp ba lần, là ít nhất, để có thể thành công. Tướng Minh đã làm điều ngược lại với dụng ý… như một đại kỳ thù trong bàn cờ ở (trận) QL-13 và An Lộc này năm đó.

Nên lưu ý theo trục QL-13 thì từ Lai Khê lên Chơn Thành là 30km. Từ Chơn Thành, một quận của tỉnh Bình Long, lên An Lộc thủ phủ của Bình Long, cũng 30km.

Toàn bộ SĐ21BB di chuyển vào lãnh thổ V3CT từ ngày 10/4/1972 và hoàn tất vào ngày 12/4/1972. Tướng Nguyễn Vĩnh Nghi đóng Bộ Tư lệnh Hành quân nhẹ SĐ21BB ở căn cứ Lai Khê chung với Bộ Tư lệnh Hành quân nhẹ của QĐIII & V3CT. Ông cho điều động Trung đoàn 31 lên vùng Suối Tre, chừng 6km tây bắc Lai Khê và giữ Trung đoàn 33 làm trừ bị tại Lai Khê. Trước tiên ông đưa Trung đoàn 32 bằng đường bộ lên Chơn Thành ngày 11/4. Quốc lộ 13 từ Lai Khê lên Quận Chơn Thành từ ngày các đơn vị của Tướng Nghi vào vùng hành quân lưu thông tốt sau khi Lữ đoàn 1 Nhảy Dù bứng các chốt của hai Trung đoàn 141, 209 của SĐ-7/CSBV tăng cường Trung đoàn biệt lập 101 và các đơn vị chống chiến xa và phòng không của CSBV ở vùng Bàu Bàng (chốt chặn lần thứ nhất) từ ngày 9 đến 11/4. Sau đó Ông nhận được lệnh kiện toàn hệ thống phòng thủ vùng từ tỉnh lỵ Bình Dương lên quận Bến Cát và căn cứ Lai Khê lên đến căn cứ Vân Đồn, ở hướng bắc Lai Khê chừng 6km… trong vòng mười ngày (từ 14/4 đến 24/4/1972…) nhưng bỏ trống quãng đường dài chừng 20km từ căn cứ nầy đến phía nam quận lỵ Chơn Thành. Tướng Minh cho rằng trong vòng mười ngày TWU/MN sẽ cho  đóng chốt lần nữa trên đoạn đường này.

Đúng vậy, đến ngày 24/4 quả thực đoạn đường nầy bị đứt đoạn khi một xe đò bị một đơn vị của SĐ-7/CSBV bắn cháy bằng B-40 làm cho nhiều người chết và bị thương và đóng chốt lần thứ hai ở khu vực Bàu Bàng, phía bắc Lai Khê chừng mười cây số, tức là cách căn cứ Vân Đồn, nơi đóng quân của một tiểu đoàn thuộc Trung đoàn 33, chừng 6km, làm tắt nghẽn vận chuyển tiếp tế cho các đơn vị khác ở Chơn Thành. Chốt chặn lần nầy rất mạnh gồm Trung đoàn 101 bộ binh biệt lập của VC, được tăng cường các đơn vị phòng không, chống chiến xa, và đặc công… kể cả lực lượng tăng cường gồm hai tiểu tiểu đoàn của các Trung đoàn 209 và 165 thuộc SĐ-7/CSBV như Tướng Minh đã tiên liệu… Ông cũng biết rằng dù "bứng" chốt chặn ở khu vực Bàu Bàng nầy xong SĐ21BB, với ba trung đoàn bộ binh cơ hữu và một thiết đoàn kỵ binh sẽ khó giải tỏa QL.13 đoạn đường dài nối tiếp 30km từ phía bắc Chơn Thành lên An Lộc. Ông là vị tướng dùng quân rất thận trọng, như đã nói, nên đã xin BTTM/QLVNCH tăng cường thêm lực lượng. BTTM tăng cường cho QĐIII & V3CT Lữ đoàn 3 Nhảy Dù. Một kế hoạch mới được thiết lập để bứng các chốt chặn trên vùng bắc Chơn Thành cho đơn vị Dù mới tăng viện. (Nếu tính về quân số thì lực lượng Dù tung vào giải chốt vùng bắc Chơn Thành chỉ bằng 1/3 quân số của đơn vị đóng chốt là SĐ-7/CSBV. Đó là điều "nghịch lý" mà tôi nêu ở phần trên, nhưng lại nằm trong kế hoạch có dụng ý cuả Tướng Nguyễn văn Minh. Sau này, mới hiểu dụng ý của Tướng Minh trong kế hoạch này là dùng ít quân thiện chiến để kềm đại quân của địch nằm tại chỗ tiêu diệt bằng phi pháo, đồng thời đánh nhử để biết rõ thực lực của địch ở các chốt chặn đó, và kéo thêm những đơn vị lớn của chúng vào vùng chốt chặn mà nới áp lực ở mặt trận chính An Lộc…)

Kế hoạch hành quân mới gọi là "Toàn Thắng 72-D", được tiến hành từ ngày 24/4 với ba Tiểu đoàn 1, 2 và 3 của Lữ Đoàn 3 Nhảy Dù do Trung tá Trương Vĩnh Phước chỉ huy (Ông thăng cấp Đại tá không lâu sau đó), có sự phối hợp của Trung đoàn 31 Bộ binh, Đại đội Trinh sát của SĐ21BB. Và Thiết đoàn 5 Kỵ binh. Đây là cuộc hành quân giải tỏa lần thứ hai vào Suối Tàu-Ô của lực lượng Dù, nhưng là lần thứ nhất vào ấp Tân Khai. Thực ra, cả hai lần: lần trước sử dụng Lữ đoàn 1 Dù của Đại tá Lê Quang Lưỡng và lần này Lữ đoàn 3 Dù của Đại tá Trương Vĩnh Phước đánh vào Suối Tàu-Ô không phải là để thực sự "bứng" chốt mà chỉ "kềm" địch tại chỗ… Hay nói rõ ràng hơn chỉ là một cuộc "hành quân cường thám" vào hang hùm, cấp lữ đoàn mà thôi. Một cuộc hành quân cường thám với lực lượng khá lớn như vậy nếu bứng được chốt thì bứng, không bứng được thì rút, dù có tổn thất cũng biết rõ được thực lực của địch trong "hang hùm" của chúng lên đến mức nào… (Cũng nên lưu ý rằng Tướng Minh xuất thân là một sĩ quan Nhảy Dù từ khi ra trường Dalat cho đến khi mang cấp bậc đại úy mới ra khỏi Lữ đoàn Nhảy Dù và làm Trưởng phòng 3 Bộ Tham mưu Phân Khu Saigòn–Chơlớn của Đại tá Dương văn Minh (người mà sau này thăng đến Đại tướng, hai lần làm sụp đổ hai nền Cộng Hoà của miền Nam) cũng là Bộ Tham mưu Hành quân của ông này trong chiến dịch Chợ Lớn và Rừng Sát tảo trừ loạn quân Bình Xuyên của Bảy Viễn (1954-1955). Đối với các cấp chỉ huy Nhảy Dù như các Đại tá Lê Quang Lưỡng và Trương Vĩnh Phước thì Tướng Minh là bậc huynh trưởng, nên dù cho các ông có xả thân cho huynh trưởng trong chiến trận cũng không tiếc. Đó là truyền thống cao quí của các sĩ quan Nhảy Dù).

Với hai lữ đoàn hành quân trong mặt trận, Sư đoàn Nhảy Dù phải lập BTL/HQ nhẹ do Chuẩn tướng Hồ Trung Hậu chỉ huy –đóng chung với Bộ Chỉ huy của Trung đoàn 32 tại Chơn Thành– để theo dõi và yểm trợ cho hai lữ đoàn trực thuộc (Lữ đoàn 1 ở An Lộc và Lữ đoàn 3 đang hành quân trên QL-13). Trên nguyên tắc, Tướng Nguyễn Vĩnh Nghi là Tư lệnh các lực lượng giải tỏa QL-13. Tuy nhiên trong cuộc hành quân đặc biệt Toàn Thắng 72-D này, Bộ Tư lệnh nhẹ của Sư đoàn Nhảy Dù trực tiếp chỉ huy Lữ đoàn 3 Dù và Thiết đoàn 5 Kỵ binh. Đơn vị trưởng của đơn vị thiết kỵ nầy là Đại tá Trương Hữu Đức, hi sinh trong lần giải toả trước khi phối hợp với Lữ đoàn 1 Nhày Dù (ngày 13/4, thăng cố Chuẩn tướng).

Trong ngày 24/4 Trung đoàn 31 Bộ binh được trực thăng vận từ vùng Suối Tre lên phía đông nam Suối Tàu-Ô chừng 3km, bên sườn QL-13, để hỗ trợ cho Lữ đoàn 3 Nhảy Dù trực thăng vận vào vùng hành quân. Lữ đoàn nầy vừa rút từ mặt trận Tây nguyên về và được đưa ngay vào trận địa QL-13. Ngày hôm sau, 25/4 Tiểu đoàn 2 Nhảy Dù được trực thăng vận xuống bãi đáp đã dự trù phía đông QL-13, quãng giữa Suối Tàu-Ô và xã Tân Khai ở phía bắc đế tấn công vào hai mục tiêu đó. Ngay khi trực thăng vừa đổ quân, Tiểu đoàn nầy –do Trung tá Lê văn Mạnh chỉ huy– đã bị pháo kích súng cối và bắn phòng không, nhưng vẫn tiến đánh các mục tiêu đã ấn định. Ngày 26/4, Tiểu đoàn 1 Nhảy Dù của Thiếu tá Lê Hồng được đổ tiếp vào trận địa nhưng vượt sang phía tây quốc lộ  tiến về hướng tây bắc lên đến xã Đức Vinh, chiếm mục tiêu nầy, chừng năm cây số phía bắc Tân Khai và khoảng 8km nam An Lộc. Lúc đó quân CSBV sợ và nghĩ là lực lượng của Tướng Nghi sẽ từ phía nam tiến lên giải tỏa Suối Tàu-Ô hơn là đánh ở quãng trên, tức vùng ấp Đức Vinh, phía bắc Tân Khai. Vì vậy việc đóng chốt của chúng ở vùng suối Tàu-Ô và ấp Tân Khai rất vững, kiên cố, với hai Trung đoàn 209 và 165 tăng cường các đơn vị phòng không và chống chiến xa. Còn ở ấp Đức Vinh chúng bỏ trống. Do đó Tiểu đoàn 2 Dù của Trung tá Lê văn Mạnh chạm địch rất mạnh ở cả hai khu vực Suối Tàu-Ô và Tân Khai. Còn Tiểu đoàn 1 Dù của Thiếc tá Lê Hồng chỉ chạm nhẹ ở Đức Vinh. Tiểu đoàn 2 Dù phải đóng một căn cứ tạm trong khu vực hành quân, với một số khẩu 105 pháo binh dã chiến mang theo yểm trợ.

Trong nhiều ngày liền Tiểu đoàn Dù này đã mở nhiều đợt tấn công vào các chốt của địch nhưng không thể chiếm được các mục tiêu nầy của SĐ-7/CSBV, mặc dù được sự yểm trợ của KQVN và KLHK kịp thời và dữ dội, với hỏa lực của các phi xuất dội bom khủng khiếp vào khu vực đóng chốt của chúng, kể cả các phi vụ B-52. Hơn một tuần, từ ngày đổ quân cho đến ngày 2/5, sau nhiều đợt tấn công, rồi liên tục bị phản công hay bị dập pháo vào căn cứ dã chiến, và mặc dù tổn thất của CSBV rất nặng, cánh quân của TĐ2ND không thể "bứng" được các chốt trên QL-13 ở hai vùng chốt chặn nói trên. Ở khu vực ấp Đức Vinh ở phía bắc Tân Khai, TĐ1ND khi mới đổ quân vào chỉ chạm súng nhẹ. Nhưng cho đến ngày 2/5/1972, thì căn cứ dã chiến của Tiểu đoàn ở ấp Đức Vinh bắt đầu bị tấn công mạnh "tiền pháo hậu xung". Tin tức tình báo kỹ thuật ghi nhận là từ đầu tháng 5, Trung đoàn 271 của SĐ-9/CS được tái bổ sung sau trận tấn công An Lộc lần đầu 13/4 và bị tổn thất lớn, đã được TWC/MN đưa xuống vùng tây bắc ấp Đức Vinh, đồng thời Trung đoàn 141 của SĐ7/CSBV, sau khi kết hợp với hai Trung đoàn F6 và 275 của SĐ-5/CS tấn công Tiểu đoàn 6 Dù tái chiếm vùng Đồi Gíó, Đồi 169 và Srok Ton Cui ở đông nam An Lộc từ 18 đến 21/4, cũng được trả lại cho SĐ-7/CSBV và rút về vùng ấp Đức Vinh để kết hợp với Trung đoàn 271 của SĐ-9/CS nhằm ngăn chận và tiêu diệt TĐ1ND không cho tiến lên An Lộc… Những gì Tướng Minh dự trù đều diễn ra đúng như vậy. Đánh nhử phía nam để địch quân giãn bớt quân ở An Lộc phía bắc.

Tuy đã tính trước là kéo các đơn vị lớn của TWU/MN về vùng chốt chặn, nhưng với tình hình nguy hiểm đó, trong ngày 2/5, Tướng Minh ra lệnh cho Tướng Nghi và Bộ Tư lệnh nhẹ của Sư đoàn Dù đưa Trung đoàn 31 ở phía đông QL-13, đông bắc Chơn Thành, lên Đức Vinh và cũng cho trực thăng vận Đại đội Trinh sát của SĐ21BB từ Lai Khê vào ấp Đức Vinh để tăng cường cho Tiểu đoàn 1 Nhảy Dù. Ông cũng ra lệnh cho Lữ đoàn 3 Nhảy Dù trực thăng vận Tiểu đoàn 3 Nhảy Dù vào vùng hành quân Suối Tàu-Ô và Tân Khai tăng cường cho Tiểu đoàn 2 Nhảy Dù.

Phải thành thực ghi nhận rằng SĐ-7/CSBV là đơn vị thiện chiến. Chẳng những các đơn vị thuộc sư đoàn nầy đã lợi dụng sự kiên cố của hệ thống phòng thủ do quân lực Hoa Kỳ thiết lập ngày trước ở hai bên trục lộ ở khu vực Suối Tàu-Ô, củng cố các vị trí đó thêm, để đủ sức chịu đựng phi pháo vô cùng dữ dội cuả Không Lực Hoa Kỳ, kể cả sự tàn phá ghê gớm của hàng mấy mươi phi xuất B-52, và hàng trăm phi vụ đánh bom và không kích khác của Không quân Chiến thuật Hoa Kỳ và KQVN suốt chiều dài của chiến dịch Nguyễn Huệ mùa Hè năm đó, sư đoàn này còn có khả năng tổ chức hệ thống phòng thủ di động, có nghĩa là, ngoài các đơn vị giữ chốt với hệ thống hầm hố và giao thông hào, sâu, nối liền dày đặc trong khu vực đóng chốt –và thường xuyên thay quân– chúng còn tổ chức những đơn vị đánh phản công, từ cấp đại đội hay cấp tiểu đoàn tăng cường phòng không, với các đội trinh sát bám thật sát theo các đơn vị hành quân của ta trong vùng để chỉ điểm đánh pháo, hoặc đánh phục kích và tấn công. Do đó, các đơn vị Dù, từ ngày được đưa vào vùng hành quân giải tỏa QL-13 từ Suối Tàu-Ô lên phía bắc Tân Khai và Đức Vinh theo Kế Hoạnh Toàn Thắng 72-D, đã khó tiến gần đến khu vực chốt phòng ngự thực sự của CSBV, ngược lại luôn luôn bị chúng dập pháo hoặc phục kích trên các trục lộ xuất phát từ căn cứ dã chiến trong khu vực. Những sự kiện này giúp cho Tướng Minh ước tính được lực lượng của TWC/MN ở các chốt chặn phía bắc Chơn Thành nhiều ít, mạnh yếu, như thế nào dù ông biết rằng các đơn vị tăng viện sẽ gặp khó khăn và tổn thất vì ít quân, nhưng ông tin tưởng vào sự thiện chiến cuả các đơn vị Dù và nhất là sự đánh phủ đầu bằng các trận bom dội xuống mục tiêu… Tuy nhiên chỉ với cấp một tiểu đoàn cho mỗi khu vực mục tiêu thì quá ít và nguy hiểm… Thí dụ như khu vực Suối Tàu-Ô do nguyên Trung đoàn 209 cuả SĐ-7/CSBV cộng thêm các đơn vị phòng không với đại bác 37 ly Liên xô di động và hỏa tiễn hồng ngoại tuyến mới nhất SA-7 cá nhân chống chiến đấu cơ, nhất là các loại trực thăng (của một tiểu đoàn thuộc Trung đoàn 271 Phòng không, SĐ-70 Pháo/TWC.MN) và loại hoả tiễn AT-3 Sagger chống chiến xa (Tiểu đoàn 41 Chống Chiến xa) và đơn vị trọng pháo (một tiểu đoàn của Trung đoàn 208 Pháo dã chiến với các loại súng cối 82 ly, 120 ly của Liên Xô,, hỏa tiễn 122 ly) trong khi lực lượng tấn công "bứng" hay "kềm" chốt chỉ là một cánh quân chừng hai đại đội của TĐ2ND tăng cường một pháo đội Dù với 4 khẩu 105 ly. Còn ở vùng Tân Khai, SĐ-7/CSBV có Trung đoàn 165, trong khi lực lượng của ta chỉ có một cánh quân khác chừng hai đại đội cũng của Tiểu Đoàn 2 Dù. Như khi ta đưa TĐ1ND vào ấp Đức Vinh, phía bắc Tân Khai, tức khắc TWC/MN điều ngay Trung đoàn 141 của SĐ-7/CSBV về đó lại còn tăng cường thêm Trung đoàn 271 của SĐ-9/VC. Ở đâu quân địch cũng nhiều gấp 3 hay 4 lần hơn quân bạn.

Trong chiến tranh, đôi khi người ta nhìn thấy những điều tưởng chừng như phi lý hay sai nguyên tắc thí dụ như chuyện dùng quân của Tướng Nguyễn văn Minh kể trên… nhưng sau nầy nghĩ lại mới nhận ra rằng lúc đó đã có cuộc đấu trí lớn lao giữa ông và Tướng Trần văn Trà ở tuyến đường 60km từ Lai Khê lên An Lộc mà quận lỵ Chơn Thành là tâm điểm trọng yếu nhất.

Ai cũng biết muốn tiêu diệt SĐ5BB của QĐIII phòng thủ tỉnh lỵ An Lộc tất nhiên phải cắt con đường bộ tiếp viện và tiếp vận của sư đoàn này, tức là Quốc lộ 13. Đoạn đường lý tưởng nhất cho việc đóng chốt khoá trục lộ đó hẳn nhiên phải là vùng Suối Tàu-Ô lên đến ấp Tân Khai, từ 15km đến 20km phía bắc quận lỵ Chơn Thành. Tân Khai ở phía nam tỉnh lỵ An Lộc chừng 10km. Tư lệnh bộ TWC/MN đã điều động nguyên vẹn SĐ-7/CSBV tăng cường các đơn vị phòng không, chống chiến xa, đóng chốt khu vực rông lớn nầy và tổ chức lại địa thế thành một trận địa với hầm hố và địa đạo ẩn náu tránh được phi pháo dữ dội nhất và chống trả được các cuộc tấn kích chiến xa và bộ binh, như nói trên.. Trong khi đó Tướng Trà sử dụng lực lượng tổng hợp khác, hơn 3 sư đoàn –2 bộ binh, 1 pháo binh, và 3 trung đoàn biệt lập chiến xa và đặc công– để tiêu diệt lực lượng VNCH phòng thủ An Lộc. Kế hoạch trên được thi hành từ ngày 7/4/1972 sau khi TWC/MN đã chiếm xong Lộc Ninh. Ngày 8/4/1972 An Lộc đã bị bao vây, phía nam bị SĐ-7/CSBV cắt mất đường tiếp vận. Có lẽ Tướng Trần văn Trà của TWC/MN không nghĩ rằng đã gặp một địch thủ túc trí và dè dặt như Tướng Nguyễn văn Minh. Tôi đã trình bày phần trên Tướng Minh đã sử dụng tin tức để xin tăng cường quân cho Vùng 3 CT và An Lộc như thế nào. Xin nói tiếp thêm rằng, có lẽ Tướng Trà cũng nghĩ là Tướng Minh có thể xin tăng viện được một sư đoàn từ miền Tây điều động lên ngoài các đơn vị Dù và Biệt Động Quân. Xin ghi nhớ, SĐ21BB từ miền Tây lên thì Trung đoàn 32 Bộ binh đến căn cứ Lai Khê ngày 10/4/1972 và được đưa lên Quận Chơn Thành ngày hôm sau 11/4 bằng xe vận chuyển đường bộ. Hai Trung đoàn 31, 33 Bộ binh và Thiết đoàn 9 Kỵ binh đến Lai Khê ngày 12/4.

Quận lỵ Chơn Thành trấn giữ trục giao thông ở giao điểm Ngã tư QL-13 lên An Lộc và QL-14 dẫn qua tỉnh Phước Long lên Quảng Đức… được coi là trọng điểm chiến thuật phía nam An Lộc.

Cả Tướng Minh lẫn Tướng Trà đều biết rõ địa điểm nầy là quan trọng cho sự  mất còn của An Lộc. Tướng Minh luôn luôn cho trấn đóng tại đây một trung đoàn, vừa để bảo vệ điểm "xuất phát" giải tỏa trục lộ từ đó lên An Lộc, vừa là điểm "nhử" cho quân CSBV đến để diệt bằng phi pháo. Địch đến càng nhiều càng tốt. Tướng Trà chắc chắn sẽ không thí quân đánh chiếm Chơn Thành, vì bốn ngã  đều "thọ địch", chưa kể phi pháo. Tướng Minh biết như vậy nên ông "bỏ ngỏ" quãng đường giữa từ Lai Khê lên Chơn Thành từ chiều ngày 11/4/1972 sau khi Trung đoàn 32 của SĐ21BB đã lên Chơn Thành chuẩn bị thay thế cho Lữ đoàn 1 Nhảy Dù rút quân tăng cường cho An Lộc. Ông chỉ cho một tiểu đoàn của Trung đoàn 33 đóng quân ở Căn cứ Vân Đồn, 6km  phía bắc Lai Khê, và án binh bất động chờ địch đến, sau khi rút Lữ đoàn 1 Nhảy Dù ngày 14/4/1972 đưa lên An Lộc. Như vậy đoạn đường còn lại từ phía bắc căn cứ Vân Đồn lên Chơn Thành là trên 20 km, bỏ trống thực sự từ ngày đó. Đương nhiên Tướng Trà phải hành động. Nếu để đoạn đường từ Lai Khê lên Chơn Thành cho SĐ21BB sử dụng thong thả thì chốt chặn từ Suối Tàu Ô của TWC/MN lâm nguy bị "bứng" và như vậy là không dứt điểm được An Lộc khi đại đơn vị nầy của Tướng Minh tiến lên tiếp viện. Do đó, một mặt TWC/MN tổ chức vội vã tấn công An Lộc lần thứ nhất từ ngày 13/4 đến ngày 17/4/1972, thiếu chuẩn bị, thiếu phối hợp, và nhất là thiếu quân. Rồi lần thứ nhì từ 18/4 đến 21/4/1972, cũng vội vã như vậy… Mặt khác, TWC/MN đưa Trung đoàn 101 biệt lập, cộng thêm hai tiểu đoàn của các Trung đoàn 209 và 165 của SĐ-7/CSBV, phối hợp với các đơn vị phòng không và chống chiến xa xâm nhập trở lại và lập chốt chặn lần nữa ở khu vực Bầu Bàng.

Mặc dù sau hai đợt tấn công của quân CSBV do TWC/MN chỉ đạo thất bại, Đài Phát thanh Hà Nội tuyên bố với thế giới là chúng đã chiếm được An Lộc ngày 18/4. Quyết tâm của Quân Uỷ Trung Ương đã rõ ràng, An lộc là điểm chiến lược của cuộc Tổng Tấn Công của CSBV mà không là Quảng Trị, không là Kontum, TWC/MN không thể coi thường).

TWC/MN lâm vào thế phải hạ quyết tâm chiếm cho được An Lộc trong những trận đánh kế tiếp với những nỗ lực dù phải tận dụng đến đơn vị cuối cùng. Do đó, ngoài việc củng cố lại lực lượng và chu toàn kế hoạch để tấn công và chận viện từ Chơn Thành trở lên An Lộc, TWC/MN cũng điều các đơn vị đặc công và pháo phá rối căn cứ Lai Khê, căn cứ của SĐ5BB nhưng lúc đó là nơi  Bộ Tư lệnh Hành quân của Tướng Minh và là trung tâm yểm trợ cho các đơn vị QĐ III hành quân trên QL-13, và đưa một trung đoàn khác tấn công dữ dội để mong dứt điểm các căn cứ Tống Lê Chân và Minh Thạnh nằm trên Sông Saigon, do các đơn vị  BĐQ/BP và BĐQ trấn đóng –cách An Lộc về phía tây nam từ 18km đến 25km, theo đường chim bay– để khai thông đường chuyển quân và tiếp vận của chúng giữa các mật khu Dương Minh Châu ở Tây Ninh và Chiến khu D ở  liên ranh Biên Hòa và Bình Dương cho những trận tiến công mới. Nếu trong tiểu tiết TWC/MN có thu nhặt được một vài kết quả nhỏ thì trên tổng thể TWC/MN rối rắm và mất thế chủ động ở suốt cả mặt trận Bình Long, từ An Lộc xuống phía nam quận lỵ Chơn Thành không thể thực hiện được sách lược của Bộ Chính trị đảng CSVNvì cách điều quân đầy mưu lược theo một thời biểu có tính toán và rắc rối của Tướng Minh làm cho Tư lệnh bộ của Tướng Trà không đoán được Tướng Minh đánh phản công giải toả An Lộc như thế nào… Khi bỏ trống đoạn đường từ căn cứ Vân Đồn lên phía bắc gần quận lỵ Chơn Thành, Tướng Minh đã buộc TWC/MN quyết định và họ đã quyết định sai lầm. Hai lần TWC/MN đưa những cánh quân lớn vào đóng chốt đoạn đường phía nam Chơn Thành, hai lần đầu bị "bứng" với tổn thất nặng. Lần đầu từ ngày 8/4  chắc chắn nằm trong nhu cầu chiến thuật theo kế hoạch của TWC/MN khi  tung quân bôn tập tấn công An Lôc, cần thiết phải chặn đường chuyển quân tiếp viện lên phía bắc của QĐIII & V3CT. Lần thứ nhất đó chốt chặn bị Lữ đoàn 1 Nhảy Dù "bứng" trong ba ngày kịch chiến từ 9/4 đến 11/4 với hai mũi gíáp công từ Lai Khê đánh lên và từ Chơn Thành đánh ép xuống làm cho SĐ-7/CSBV, Trung đoàn biệt lập 101, và các đơn vị yểm trợ khác thiệt hại hơn 200 cán binh, rút quân bỏ chốt. Trái lại, khi đóng chốt lần thứ hai ở Bàu Bàng từ ngày 22/4 rõ ràng TWC/MN bị Tướng Minh ép vào thế chẳng đặng đừng. Lần sau nầy, chốt chặn của các đơn vị thuộc SĐ-7/CSBV tăng cường cũng bị SĐ21BB bứng với chiến thuật hai mũi giáp công mà Lữ đoàn 1 Nhảy Dù đã áp dụng hai tuần trước đó. Trung đoàn 33 và Thiết đoàn 9 Kỵ binh (-) từ Lai Khê đánh lên và Trung đoàn 32 và một chi đoàn của Thiết kỵ 9 từ Chơn Thành đánh ép xuống với sự yểm trợ tối đa của KQVN và KLHK. Tuy phải mất 5 ngày để thanh toán chốt chặn đó, từ 24/4 đến 28/4, nhưng đã làm cho các đơn vị CS đóng chốt bị thiệt hại nặng và từ đó về sau TWC/MN không còn đủ lực lượng tái đóng chốt trên đoạn đường này nữa.

Điều đáng ghi nhận khác là việc điều động sử dụng quân tăng viện của Tướng Minh theo vòng quay kim đồng hổ làm cho TWC/MN rối rắm, bỡ ngỡ, mất cả sự chủ động cần thiết của lực lượng tấn công. Ngược lại Tư lệnh bộ của Tướng Trà phải chạy theo từng giờ từng ngày bởi sự chuyển quân nhanh chóng và không theo quy luật chiến tranh của lực lượng bị tấn công. Sư kiện điển hình thứ nhất là khi SĐ21BB đã hoàn tất cuộc chuyển quân từ miền Tây lên Lai Khê và Chơn Thành từ ngày 12/4 thì Tướng Minh không dùng sư đoàn nầy tấn công bứng chốt Tàu-Ô ở phía bắc Chơn Thành mà lại sử dụng Lữ đoàn 1 Nhảy Dù lúc đó vừa bứng xong chốt Bàu Bàng (9-11/4) và đóng ở Chơn Thành (11/4) rồi tiến lên "ủi" chốt Tàu-Ô ngày 12/4. Khi SĐ-7/CSBV ở đó đang chống đỡ, bỗng nhiên Dù ngưng tấn công và rút ra khỏi trận địa ngày 13/3 và ngày 14-15/4 đổ quân vào tăng viện An Lộc cùng với Liên đoàn 81 Biệt Cánh Nhảy Dù (xin xem lại phần trên). Sự chuyển quân bất ngờ nầy làm cho TWC/MN phải điều quân thêm bằng cách đưa bớt Trung đoàn 141 của SĐ-7/CSBV từ vùng chốt chặn Tân Khai lên phối hợp với SĐ-5/CS và SĐ-9/CS vội vã tấn công vào An Lộc đợt 2 từ ngày 18/4/1972, như nói trên. Sự kiện điển hình thứ hai là sau khi TWC/MN không thể chiếm được An Lộc trong đợt hai tấn công này, dù chiếm lại được vùng Đồi Gió và Đồi 169, Tướng Minh vẫn sợ An Lộc bị nguy khốn nên tung Lữ đoàn 3 Nhảy Dù vào suối Tàu-Ô và Tân Khai, nhưng quan trọng hơn là vùng ấp Đức Vinh, phía nam gần An Lộc làm cho TWC/MN phải điều động Trung đoàn 271 của SĐ-9/CS và Trung đoàn 141 của SĐ-7/CSBV rời bỏ vòng vây An Lộc rút xuống Đức Vinh mà chận không cho quân Nhảy Dù tiến lên hướng An Lộc. Sức ép của của quân CSBV đối với thành phố nhỏ nầy nhẹ hơn sau đợt tấn công thứ hai của chúng, mặc dù An Lộc vẫn bị dập pháo mỗi ngày hơn một nghìn qủa đại pháo các loại…

Hai sự kiện trên đây cho thấy rõ mưu lược và tài dùng quân của Tướng Nguyễn văn Minh. Trên bàn cờ An Lộc và QL-13, rõ ràng rằng Tướng Trần văn Trà lép hơn Tướng Nguyễn văn Minh túc trí. Cuộc chiến ở giai đoạn nầy dằng dai ba tuần lễ từ 22/4/1972 đến 11/5/1972 mà Tướng Minh vẫn chưa thực sự tung lực lượng trừ bị vào trận địa. Câu hỏi được đặt ra là:-Tại sao? Trả lời: Thứ nhất, Tướng Minh tin vào quyết tâm gan lì và khả năng cầm quân giữ An Lộc của Tướng Lê văn Hưng và của Đại tá Lê Quang Lưỡng với sự yểm trợ hùng hậu của hoả lực Không quân HK và KQVN. Thứ hai: Khi tung Lữ đoàn 3 Nhày Dù cường thám vào "hang hùm" suối Tàu-Ô lên đến ấp Tân Khai xong, hiểu rõ thực lực của định quân ở đó, ông sẽ dùng SĐ21BB vào trận đánh quyết định giải toả An Lộc… Và hình như ông còn phải chờ thêm những đơn vị tăng viện thiện chiến khác thích ứng cho kế hoạch mới của ông và tăng trợ cho Sư đoàn này

Đến đây thì mọi người đều thấy rõ cục diện chiến trường Bình Long giữa QĐIII & V3CT và TWC/MN Cộng Sản. Tướng Trần văn Trà lúc đó hình như cũng đã hiểu nhiều hơn về Tướng Nguyễn văn Minh, đối thủ chính của mình, nên tính toán kỹ hơn, chưa chủ động đánh lớn vội vã như hai trận tấn công trước trong suốt ba tuần lễ đó, trừ việc SĐ-7/CSBV còn chận đánh Lữ đoàn 3 Nhảy Dù từ Suối Tàu-Ô lên Tân Khai, đến Đức Vinh. Trong thành phố An Lộc chỉ có những vụ chạm súng nhỏ vì các đơn vị phòng thủ, tuy bị hứng pháo mỗi ngày, nhưng vẫn bung dần ra từng căn phố, diệt mòn các đơn vị Công sản đã chiếm khu vực phía bắc và đông bắc từ các trận tấn công trước, không rút ra được, đang cố bám sát các đơn vị phòng thủ để tránh bị oanh kích. Các chiến xa của địch chưa bị hạ trong các trận trước hình như cũng áp dụng kỹ thuật lẩn trốn nầy trong các khu vực chúng đã chiếm trong thị xã, nằm im hơi lặng tiếng dưới những mái nhà sập hay trong những căn phố long lở, trong khu vực chúng chiếm được, nhưng… ngụy trang thật kỹ. Chúng cũng đã rút được ít nhiều kinh nghiệm về sự lợi hại cuả "Hoả Long", vì có những chiếc tăng nhúc nhích di chuyển đâu đó đã bị loại "spectre" nầy hạ trong nhiều đêm trước…

Rõ ràng lần nầy TWC/MN đang củng cố lực lượng, bổ sung quân, vận chuyển đạn dược và… lập kế hoạch mới quyết tâm dứt điểm An Lộc.

10. QUÂN CSBV TẤN CÔNG AN LỘC ĐỢT 3

Trong An Lộc, Tướng Hưng và Đại tá Ulmer cũng nhận định như vậy nên đã đề nghị KLHK đánh những boxes B-52 vào các mật khu và các trạm trung chuyển trên các tuyến hành lang chuyển vận từng được biết trước đây của CSBV trong vùng biên giới. Đề nghị đánh bom các chiếc cầu mà các xe be chuyển gỗ đã lập trước đây trong vùng rừng giữa bắc Bình Long và Kratié. Hằng đêm vẫn xin "Hỏa Long" bao vùng và hằng ngày xin KQVN các phi vụ không thám liên tục. Đồng thời sân bay trực thăng tạm ở đầu xa lộ phía nam vẫn được TĐ8ND bảo vệ hữu hiệu với sự yểm trợ của TĐ5ND. Các loại trực thăng KQVN và KLHK vẫn tiếp tục di tản thương binh –hầu hết vì trúng mảnh đạn pháo– tiếp tế nhu phẩm cần thiết, với số lượng thay quân hạn chế. Thiệt hại cuả KQVH và KLHK tuy không đáng kể, nhưng vẫn có, mỗi khi bay vào ra An Lộc… Vậy mà tiếp tế vẫn đến hằng ngày, tản thương vẫn đều hằng ngày. Dĩ nhiên, chẳng những phải ngợi khen Đại tá LQL và chiến sĩ Dù, còn phải khen và đề cao công trạng của các phi công trực thăng KQVN và KLHK đã… quên mình, coi thường sinh mạng, vào ra tử địa như ăn cơm bữa… Họ thật anh dũng, thật anh hùng. Còn các chiến sĩ phòng thủ…chính qui, đặc biệt, địa phương quân, nghĩa quân, dân quân thì sao? Mọi người vẫn chờ những cánh quân tới từ hướng nam, cũng như vẫn biết và sẵn sàng… chịu một trận tấn công mới không biết sẽ diễn ra trong lúc nào… Cái hố cá nhân đào sâu hơn, đắp thêm các bao đựng đầy đất từ hố vừa móc lên, một bidon nước, mấy bịch gao xấy hay có được mấy bịnh lương khô "rations" HK thì nhất –vì sẽ có bốn điếu thuốc lá xịn trong mỗi bịch– mà chỉ cần một điếu, hít một hơi, là phồng cả buồng phổi, sáng cả mắt và tỉnh hơn để ghìm khẩu súng cá nhân đầy đạn chờ "tụi nó" xung phong mà quạt cho đã. Vẫn chưa đủ, muốn cho "đã hơn", thì phải chạy tìm kiếm xin thêm ít nhất là một ống M-72, lúc đó được tiếp tế vào An Lộc rất nhiều… để, như bị thúc đẩy bởi một thần lực vô hình, hễ thấy chiến xa địch xuất hiện, là chạy vụt ngay ra khỏi hầm trú ẩn, xông lên án ngữ hay rượt theo bắn cho bằng được một phát… trúng trật mặc kệ, chết sống mặc kệ. Bắn tank cho đã, chết cũng sướng… Đó, tinh thần chiến đấu của chiến sĩ phòng thủ An Lộc như vậy đó.

Loại hoả tiễn cầm tay chống tanks M-72 đã trở thành huyền thoại hay một sự thật hãn hữu trong lịch sử chiến tranh chống chiến xa của quân dân An Lộc. Tôi nói quân dân, vì Tiểu khu –theo lệnh của Đại tá Trần văn Nhựt– ngay trong thời gian này đã lập một phòng tuyển mộ nghĩa quân và địa phương quân. Cư dân trong tuổi thanh niên xin đầu quân đông đảo. Thiến niên cũng muốn xin cầm súng đánh Cộng sản. Đây là điểm son của Đại tá Nhựt. Và "huyền thoại" M-72 sở dĩ có là vì chẳng những chiến sĩ phòng thủ trong các đơn vị đã dùng loại hoả tiễn cầm tay nầy diệt tanks mà cả nghĩa quân và có cả thường dân trong thành phố hưởng ứng, cũng có… M-72, chạy theo binh sĩ bắn chiến xa CSBV… Đến cả tôi cũng lây bịnh ghiền M-72. Ngay trong ngày 18/4, ở đợt tấn công thứ hai, một chiến xa CSBV chạy ngang cổng trước BTL/HQ Sư Đoàn theo hướng bắc-nam, khi lóng ngóng chạy ngược trở lại bị Đại tá Lê Nguyên Vỹ bắn một phát M-72, trúng, nhưng chưa chết, chạy thêm một quãng bị chiến sĩ Biệt Đông quân bắn bồi thêm, cháy… Tôi chạy phía sau, lỡ dịp, nên lượm cái nòng M-72 của Đại tá Vỹ vừa bắn –bằng loại métal gì…đó không biết, màu trắng–  mang về rồi cũng bắt chước anh em binh sĩ, lúc rảnh núp pháo, rảnh việc… lên chỗ hầm trú nơi làm việc của nhân viên Phòng 2/HQ, cưa chiếc nòng ra, mài, dũa và dùng đầu kẽm gai chặt nhọn mà khắc chữ, thành những chiếc vòng đeo tay xinh xắn, làm kỷ niệm. Hàng trăm binh sĩ của các đơn vị phòng thủ làm vòng đeo tay bằng nòng M-72 để sau đem về tặng…các em làm nữ trang… của chiến trường. Riêng tôi, tôi giữ các chiếc vòng của tôi, làm kỷ niệm, không tặng cho ai. Hiện nay tôi còn giữ các chiếc vòng này (xin xem ảnh chụp, các chiếc vòng đeo M-72 làm ở An Lộc). Những chiếc vòng tôi đang có hiện nay là vô giá, hay nói nôm na là không có giá, vì là chiếc vòng cắt ra từ nòng métal trắng của quả M-72 mà Đại tá Lê Nguyên Vỹ bắn chiếc tank nói trên, chính tay tôi tạo nên và giữ bên mình gần bốn thập niên qua, dù đã trải bao tang điển thương hải. Tôi sẽ xin gởi tặng hai chiếc vòng An Lộc cho hai nữ độc giả nào mà tôi nhận được e-mail sớm nhất, để làm nữ trang… lạ mắt, sau khi tài liệu này đăng tải. Tôi sẽ giữ hai chiếc uyên ương còn lại mà chôn theo tôi…)

Những gì tôi viết trên đây là để nêu rõ tinh thần chiến đấu bất khuất của tất cả các chiến sĩ ở tất cả các đơn vị quân đội, cảnh sát và quân dân địa phương quyết tâm chống CSBV giữ vững An Lộc. Tinh thần đó lên đến độ cao nhất vì nhiều lý do mà hai lý do quan trọng nhất là lời tuyên bố "tử thủ" của vị chủ soái là Tướng Hưng và sự hiệu nghiệm của loại hỏa tiễn cầm tay chống chiến xa M-72 của Quân Lực Hoa Kỳ mới phát minh và lần đầu tiên được đưa vào An Lộc cho binh sĩ VNCH sử dụng. Họ nhất quyết không bỏ trận địa mà chỉ xông lên phía trước vì ông tướng quyết đem thân giữ thành thì chiến sĩ thi đua nhau bắn chiến xa của CSBV tưng bừng cũng đã quên bản thân mình. Nên lưu ý một điều là dù vũ khí tối tân đến mấy mà vào tay những tướng, tá, sĩ quan và binh sĩ tinh thần bạc nhược, hèn nhát… dễ khiếp sợ, bỏ chiến trường mà chạy, thì cũng thành vật vô dụng mà thôi… Không biết các giới chức quân sự và giới báo chí Hoa Kỳ có biết rõ các điều nầy hay không? Trên thực tế thì tâm lý của chiến sĩ Nam Việt Nam và vũ khí, bom đạn Hoa Kỳ, đã tạo nên chiến thắng An Lộc –một thành phố nhỏ, không có hệ thống phòng thủ chặt chẽ mà chiến sĩ phòng thủ dưới tám nghìn người đã chiến thắng đạo quân thiện chiến với lực lượng xung kích lớn hơn gấp bốn năm lần– làm bất ngờ cả mọi người… và các chiến lược gia lỗi lạc nhất như Sir Thomas Thompson của Anh và Tướng Moshi Dayan của Do Thái– vậy sá gì sự dốt nát của một đại tá "sorti du rang" Miller và một trung uý non choẹt Willbanks. Và lẽ dĩ nhiên, lúc đó, danh Tướng Trần văn Trà cũng không ước lượng nổi là cuộc tấn công lần thứ ba vào An Lộc của quân CSBV –mà ông là tác gia chính của kế hoạch hành quân và là tướng chỉ đạo chiến trường– bị thất bại hoàn toàn.

Trận tấn công quyết định đó diễn ra vô cùng khốc liệt mà chưa có một thành phố nào trong bất cứ nơi nào trên thế giới từ Thế Chiến Thứ Nhất hay Thế chiến Thứ Hai mà quân phòng thủ phải hứng chịu như các chiến sĩ chính qui, đặc biệt, diện địa, hay dân quân, kể thường dân của thị xã tỉnh lỵ An Lộc phải chịu đựng trong trận tổng tấn công lần thứ ba khởi đầu ngày 11/5/1972 của quân CSBV, kể cả thành phế Guernica của Tây Ban Nha với trận tấn công không tập của Không quân Quốc xã Đức trong Đệ Nhị Thế Chiến đã trở thành chủ đề của tác phẩm hội họa bất hủ của Picasso trong thế kỷ trước… ngoại trừ Hiroshima và Nagasaki, dĩ nhiên.

Trước đó, bắt đầu từ ngày 9/5 chỉ mấy ngày sau khi Lữ đoàn 3 Nhảy Dù rút ra khỏi mặt trận Đức Vinh, Tân Khai và Tàu-Ô, mặc dù TWC/M vẫn giữ nguyên SĐ-7/CSBV ở các chốt chặn nầy, nhưng đã tăng cường tối đa các đơn vị pháo và phòng không cho mặt trận An Lộc. Trong ngày 9/5/1972 này, một trực thăng Chinook chở quân tăng cường của Tiều đoàn 2/8 cho An Lộc bị bắn hạ khi định đáp xuống sân bay tạm ở đầu xa lộ, nên việc châm thêm quân tăng viện không thực hiện được. Suốt ngày, sân bay này bị pháo kích dữ dằn, không một trực thăng nào đáp xuống được. Tình trạng khẩn trương tăng dần vì lượng đạn đại pháo dội vào thị xã cũng nhiều gấp bội các ngày trước.

Ngày 10/5, Đại tướng Cao văn Viên, Tổng Tham mưu trưởng QLVNCH bay lên Lai Khê –căn cứ chính cuả SĐ5BB, lúc đó là nơi trú đóng của BTL/HQ/ QĐIII & V3CT– họp với Tướng Nguyễn văn Minh và cố vấn Hoa Kỳ của Vùng 3 Chiến Thuật là Tướng hai sao James F. Hollingsworth Tư lệnh Bộ Tư lệnh Viện Trợ 3 của Hoa Kỳ, (Third Regional Assistance Command hay TRAC). Sở dĩ có cuộc họp nầy vì tình hình nói trên và cũng vì một tin tức khai thác tù binh quan trọng là một sĩ quan trinh sát Tiểu đoàn Trinh Sát của  SĐ-5/CS bị Liên đoàn 3 BĐQ của Trung tá Nguyễn văn Biết bắt được ngày 6/5 ở Cổng Quản Lợi, phía đông An Lộc. Tù binh nầy khai rằng trong các ngày 20 và 21 tháng 4, TWC/MN có mấy buổi họp phê phán các đơn vị Cộng Sản trong các trận tổng công kích trước vào An Lộc hội thảo về kế hoạnh mới tấn công An Lộc. Trong các lần tổng công kích trước vì SĐ-9/CS đánh quá kém và thiếu sự phối hợp với các Trung đoàn Chiến xa 202 và 203, nên coi như TWC/MN đã thất bại ở các lần đó. Do đó, TWC/MN sẽ chủ động một trận tổng công kích mới vào An Lộc với quyết tâm và nỗ lực tuyệt đối đánh chiếm cho được mục tiêu này và tiêu diệt SĐ5BB của Tướng Hưng bằng mọi giá. Về ngày giờ tấn công đương sự không biết rõ ngoài sự phối trí lại lực lượng dưới sự chỉ đạo của TWC/MN. Chủ công mũi dùi của trận tổng công kích nầy là SĐ-5/CS, phối hợp với các đơn vị chiến xa, Trung đoàn Đặc công 469 và các đơn vị pháo, phòng không, của SĐ-70 Pháo, tấn công vào mặt bắc và đông bắc thành phố. SĐ-9/CS giữ vai trò thứ yếu, cũng sẽ có một số chiến xa phối hợp và phòng không yểm trợ, tấn công vào mặt tây và tây nam. Lực lượng tấn kích An Lộc đợt nầy sẽ được phối trí như sau:

*Thứ nhất, đơn vị chủ công:

         -Trung đoàn 174/SĐ-5/CS  phối hợp với một đơn vị chiến xa và một

          đơn vị của Trung Đoàn Đặc công 429 tấn công mặt bắc.

         -Trung đoàn E-6/SĐ-5/CS phối hợp với một đơn vị chiến xa và một

          đơn vị  của Trung đoàn Đặc công 429 tấn công mặt đông bắc.

         -Trung đoàn 275/SĐ-5/CS làm trừ bị cho sư đoàn này.

 *Thứ hai, đơn vị tấn công phụ:

         -Trung đoàn 271/SĐ-9/CS phối hơp với một đơn vị chiến xa tấn

  công mặt nam, Cổng Xa Cam.

         -Trung đoàn 272/SĐ-9/CS phối hợp với một đơn vị chiến xa tấn công

  mặt tây, Cổng Phú Lố.

         -Trung đoàn 95C/SĐ-9/CS làm trừ bị cho sư đoàn nầy

Như vậy, theo kế hoạch nầy thì SĐ-5/CS sẽ tấn công An Lộc từ mặt bắc và đông bắc xuống hướng nam và tây nam. Ngược lại SĐ-9/CS sẽ tấn công từ hướng nam lên và hướng tây vào. Tù binh nầy không biết ngày giờ của cuộc tổng công kích

Trong buổi họp ngày 10/5 nói trên giữa Đại tướng Cao văn Viên với Trung tướng Nguyễn văn Minh và Tướng Hollingsworth, mặc dù không biết rõ ngày N, giờ G của CSBV  nhưng các vị tướng nầy biết rằng phải chạy đua với thời gian để tăng thêm quân vào An Lộc và đem quân vào đó bằng cách nào… Một kế hoạch không yểm hữu hiệu và chi tiết của KQVN và KLHK cho An Lộc được dự trù. Nhiều boxes B-52 đánh sát vòng đai phòng thủ được dự liệu cho… ngay khi thành phố này bị tấn công. Nhiều boxes khác…đánh vào các mật khu và trên hành lang vận chuyển của quân chúng từ các vùng ngoại vi vào vòng đai phòng thủ thị xã. Trung đoàn 15 thiện chiến –của SĐ9BB– do một trong ngũ kiệt lừng danh ở  miền tây hay đồng bằng sông Cửu Long (Mekong Delta) là Trung tá Hồ Ngọc Cẩn chỉ huy, với một chi đoàn chiến xa và một pháo đội 105ly, được lệnh đưa ngay vào An Lộc trong ngày hôm sau 11/5/1972 để tăng thêm quân cho An Lộc.

Ngày 11/5/1972 nầy phải được ghi nhận là giao điểm chính của cuộc chạy đua theo thời gian của TWC/MN và QĐIII & V3CT cho sự mất còn của An Lộc. Nhưng quyết định số mệnh của thị xã tỉnh lỵ Bình Long này lại nằm trong tay của Tướng Lê văn Hưng và Đại tá Lê Quang Lưỡng. Sở dĩ nói như thế là vì việc đưa Trung đoàn thiện chiến của Trung tá Cẩn, chiến xa và pháo, vào tăng cường An Lộc, và các biện pháp khác nhằm giải tỏa An Lộc của Tướng Minh đã trễ mất hai ngày cũng như quyết tâm của Tướng Trần văn Trà chiếm cho được An Lộc bằng mọi giá và tiêu diệt SĐ5BB tàn lụi chỉ hai ngày sau khi những cánh quân CSBV tấn kích thành phố nhỏ nhoi nầy khốc liệt như chưa từng thấy ở một trận chiến nào trước đây trong Chiến tranh Việt Nam, dù là Điện Biên Phủ 1954, dù là Khe Sanh 1968. Ở Điện Biên Phủ, quân của Tướng Võ Nguyên Giáp phải lần lượt đánh chiếm từng vị trí của quân Pháp trú đóng và đào giao thông hào để tiến từ ngày này qua ngày nọ mới tấn công vào căn cứ chỉ huy trung ương của De Castrie ở đồi A-1 (trên đó sau này CSVN dựng một bảo tàng viện ghi chiến tích chia hai đất nước của "Bộ Đội cụ Hồ". Phạm Tiến Duật có làm một bài thơ khá đẹp về bảo tàng viện đó trên ngọn đồi. Bài thơ có thể coi là "phản động" mà CSVN không để ý, hoặc bỏ lơ, không nói đến. Xin xem một đoạn ở cuối trang *). Còn Pháo binh của Giáp bố trí trên các triền đồi chung quanh nã đại phái vào trận địa của quân phòng thủ, nhưng pháo tập vẫn hạn chế và sức công phá cuả các loại đạn đại pháo còn chưa khủng khiếp lắm. Vậy mà quân phòng thủ Pháp của Tướng De Castrie đã nhận được lệnh đầu hàng.

Còn Khe Sanh, một cứ điểm vô cùng kiên cố của Thủy Quân Lục Chiến Hoa Kỳ đóng ở biên giới Việt-Lào, phía tây Cam Lộ tỉnh Quảng Trị, trên QL-9 dẫn lên thị trấn chiến lược Schépone –một tỉnh lỵ quan trọng ở Nam Lào mà quân CSBV đã chiếm làm căn cứ tiếp vận trung chuyển quan trọng của chúng từ Bắc vào Nam Việ̣t Nam, cũng là mục tiêu của cuộc hành quân Lam-Sơn 719 đầu năm 1971 của QLVNCH. Cứ điểm này lúc đó có 5,500 quân TQLC/HK và được tăng cường 1,100 quân BĐQ/QLVNCH –do Đại tá TQLC/HK Davis Lounds dạn dày trận mạc chỉ huy– tuy bị cắt mất đường vận chuyển tiếp tế trên trục giao thông này từ căn cứ pháo binh Calu của TQLC/HK ở phía đông, cách Cam Lộ chừng 35 cây số, và bị bao vây bởi các đại đơn vị Mặt Trận Đường ̣9 của CSBV (Route 9 Front's units, cấp quân đoàn cộng, gồm ba sư đoàn bộ binh, hơn một sư đoàn pháo binh và những đơn vị đặc biệt khác) nhưng được bảo vệ bằng một hệ thống hàng rào điện tử tối tân bao quanh hệ thống phòng thủ chính kiến cố, vững chãi. Ngoài ra, Đại tướng William Westmoreland, Tư lệnh MACV còn chuẩn bị một kế hoạch đánh bom B-52 dày đặc yểm trợ cứ điểm, chờ tiêu diệt quân CSBV tấn công. Bom B-52, nhiều người biết hay nghe nói đến. Nhưng hàng rào điện tử tân tiến, rất ít người biết. Đó là một loại hàng rào vô hình, không nhìn thấy… dày cả cây số và dài bao quanh bên ngoài cách khá xa hệ thống phòng thủ chính… gồm các máy điện tử mới phát minh có chức năng "phát hiện" một toán, một đoàn người, hoặc một hay nhiều chiến xa xâm nhâp (có thể dịch ra Anh ngữ một câu giản dị "an infiltration barrier of new technologic anti-personnel and anti-tank sensors). Loại máy điện tử mới này nhỏ thì bằng quả lựu đạn, hay lớn hơn thì bẳng quả mìn chống chiến xa, loại khác hình ống dài cả thước –tất cả đểu được phóng từ trực thăng xuống cắm sâu hay nằm trên mặt đất lẫn lộn với đất đá, cỏ, cây, bụi rậm. Ngay khi phát hiện… quân hoặc chiến xa xâm nhập các loại điến tử nầy liền "báo tín hiệu" về máy "kiểm tín" trung ương đặt ở trung tâm hành quân cứ điểm. Người chỉ huy sử dụng pháo tập trung hay không yểm để tiêu diệt (xin xem thêm rõ ràng hơn ở Chương 8, The Tragedy of the Vietnam War, 2008-VND).

Theo nhiều nguồn tin lúc bấy giờ thì Tướng Westmoreland coi việc thiết lập một cứ điểm lớn và kiên cố trấn đóng ở Khe Sanh với hàng rào điện tử và kế hoạch gọi là "Niagara" dự trù dội bom B-52 chặt chẽ, như một chiếc bẫy sập lớn dụ cho quân CSBV đến càng nhiều càng tốt để tiêu diệt hàng loạt. Nhưng một bẫy sập như vậy làm cho các chiến lược gia Hoa Kỳ nghi ngờ sẽ gây nên hậu quả… như Điện Biên Phủ của Đội quân Viễn chinh Pháp trước đó. Nghĩa là: thua một cuộc chiến. Vì vậy, mặt trận Khe Sanh trở thành chuyện đầu môi của giới chính trị, quân sự và nhất là giới báo chí Hoa Kỳ làm cho mọi gia đình và học đường Mỹ rúng động… Lúc đó, đạo quân Mặt trận Đường 9/CSBV bao vây căn cứ nầy mấy tháng liền và hàng ngày dội vào căn cứ hàng trăm quả đại pháo. Nhưng, thực ra pháo chúng bắn từ xa… và suốt thời gian khá dài đó các lực lượng của quân đoàn nầy chỉ có một lần duy nhất tấn công xung kích vào tuyến phòng thủ hướng nam cứ điểm do BĐQ/QLVNCH trấn giữ… và chúng bị đẩy lui. Còn ở các tuyến khác của TQLC hướng tây bắc, hướng bắc và hướng đông bố trí dày đặc sensors nên quân CSBV mỗi lần bén mảng tới, vừa đột nhập hàng rào điện tử đã bị… banh xác bởi đại pháo 175ly của căn cứ hoả lực Calu hay những boxes B-52. Ngoài ra Không quân Chiến lược Hoa Kỳ hằng ngày còn đánh B-52 vào các vùng nghi ngờ ẩn trú hay tập trung của các đơn vị Mặt Trận Đường 9, làm tan xác hàng nghìn cán binh CSBV chưa thực sự tấn công. Tổn thất cuả chúng lớn đến mức độ nào thì chỉ các tướng của họ biết… mà các ông tướng này cũng chỉ là những người câm như các loại cây cỏ của những cánh rừng già vô tri của vùng biên giới đó thôi… nếu không nói là những robots biết nghe và biết sợ… Có ai dám tiết lộ? Tuy nhiên, trên bình diện "chính trị" cú đấm Khe Sanh của đại đơn vị CSBV cũng làm cho giới lãnh đạo chính trị và quân sự HK lo sợ và giới truyền thông báo chí la hoảng mà quên mất tội ác khủng khiếp của chúng ở Huế… trong Tết Mậu Thân.

So với An Lộc, cả hai chiến trường trên, quân phòng thủ chưa từng đội đến hàng ngàn quả đại pháo mỗi ngày, hay hơn 10,000 quả trong chỉ  một-nửa đêm, chưa từng bị xung kích bằng chiến xa… Nếu ở mỗi giai đoạn của Chiến tranh Việt Nam, Điện Biên Phủ và Khe Sanh đều mang tầm quan trọng chiến lược về chính trị để giải quyết chiến cuộc… thì trong mùa Hè năm 1972 An Lộc cũng mang "thứ đặc tính chính trị" như các nơi đó, và còn quan trọng hơn. Nếu mất An Lộc thì hậu quả sẽ vô cùng tai hại, sẽ lớn gấp đôi Điên Biên Phủ và gấp ba… Khe Sanh. Pháp thua ở ĐBP đã mất một nửa Việt Nam cho CSVN. Trận Khe Sanh cộng với Tết Mậu Thân, chỉ làm nản chí một tổng thống Hoa Kỳ thuộc Đảng Dân Chủ; ông nầy không dám nhận… trách nhiệm tái ứng cử Tổng thống HK nhiệm kỳ hai… Còn mất An Lộc sẽ kéo theo tai họa có thể đưa đến mất nốt miền Nam cho CSVN sớm hơn, có thể sẽ làm cho một tổng thống "sáng giá" Đảng Cộng Hòa….vuột mất Toà Bạch Ốc trong lần ứng cử nhiệm kỳ hai cuối năm đó, và nguy hại nhất là có thể làm vỡ mất cái uy tín lớn lao của Quân Lực Hoa Kỳ luôn luôn chiến thắng.

Dĩ nhiên Washington, Ngũ Giác Đài, MACV, TRAC, và trước tiên là Chính phủ và QLVNCH đều có trách nhiệm lớn và lo lắng lớn cho sự mất còn của An Lộc. Nhưng lo thì cũng chỉ có thể…đổ thêm quân tăng viện, yểm trợ hỏa lực không yểm, mạnh nhất là B-52… mà đánh nhau dưới mặt đất vẫn là các chiến sĩ phòng thủ tại đó. Mất hay còn An Lộc là do chính họ… giỏi hay dở, không có nghĩa chỉ riêng là súng đạn tối tân họ có trong tay mà còn là tinh thần quả cảm họ có trong tim óc trước khi họ nhận được sự yềm trợ hùng hậu nào đó của Washington hay Saigòn. Làm cách nào để nói hết sự "cô đơn" của chiến sĩ ở chiến trường, nhất là khi họ nằm chờ địch trên tuyến phòng thủ. Lúc… chờ đợi sự nguy hiểm nhất sẽ đến là lúc họ cảm thấy cô đơn nhất. Chỉ có… quyết tâm và khẩu súng khi địch tràn vào. Phải ở tại tuyến mà… bắn hay phải đợi những cánh chim sắt mang hoả lực thần thánh từ Guam hay Utapao đến giải cứu họ. Một thoáng cô đơn thôi… nhưng đã quyết định sự thắng thua. Chờ và Bắn. Chết và Sống. Riêng họ, họ hiểu nỗi cô đơn của họ. Mấy ai hiểu thấu cho!.. Nếu hèn nhác, bỏ chạy… thì lúc đó "trời cứu… nị", vậy ai cứu Washington và Saigòn cho?  Mấy ai hiểu rõ nỗi cô đơn của người chiến sĩ bộ chiến An Lộc… Nixon hay Kissinger, Đại tá Miller đòi chạy hay Tiến sĩ Willbanks quờ quạng? Ai cứu các ông?!. Chúng tôi, những chiến sĩ bộ chiến phòng thủ An Lộc. Có biết không?.. Tôi nói thay cho các bạn tôi từng đánh nhau ở An Lộc và hãnh diện để nói. Dĩ nhiên chúng tôi không hề quên ơn những chiến sĩ vô danh của Không lực Hoa Kỳ đã coi thường sinh mạng yểm trợ hoả lực tiếp cận vô cùng hiểm nguy hay tiếp tế nguồn sống thực phẩm và đạn dược cho chúng tôi… chiến đấu và cám ơn tất cả các Cố vấn Hoa Kỳ ở các đơn vị tại mặt trận đã sát cánh với chúng tôi cùng bảo vệ An Lộc. Nhưng tự ái dân tộc ở quốc gia nào mà không có. Vâng, xin giúp chúng tôi phương tiện, tiếp tay chúng tôi đánh giặc, mà đừng chỉ huy hay… dạy chúng tôi phải đánh thế nào khi lâm trận. Ở An Lộc không ít cố vấn cho rằng chúng tôi mất tinh thần. Tôi thì nói và đã nói ngược lại. Kết quả là những biện minh vững vàng nhất. Có phải vậy không!

Đêm 10 rạng ngày 11/5, đã khuya lắm, tuy không phải phiên trực hành quân của tôi, nhưng không hiểu vì sao tôi không ngủ được, cứ trằn trọc mãi một phần vì cảm thấy nỗi cô đơn của mình trong đêm vắng lặng, phần khác vì sự vắng lạnh rùng rợn của đêm đó làm cho tôi  lo sợ và nghĩ ngợi thao thức mãi. Quả thật từ đầu hôm đến giờ đó tôi không nghe một tiếng đạn đại pháo nào rơi ở đâu đó trong vòng đai phòng thủ thị trấn như những đêm trước. Bỗng… tôi bật dậy vì đã chợt nghĩ ra… Vội vã đến ngay bàm làm việc của toán Truyền tin Hành quân của Sư đoàn, yêu cầu nhân viên trực máy –vô tuyến và điện thoại– cho tôi g̣ọi ngay hotline về tư gia của Đại tá Hoàng Ngọc Lung ở Saigon, vị Trưởng Phòng II/BTTM đương nhiệm –cũng là Chỉ huy phó Trường Quân Báo Cây Mai mà tôi là Huấn luyện viên thời Thiếu tá Phạm văn Sơn và Thiếu tá Hồ văn Lời là Chỉ huy trưởng (từ 1958 đến 1963; ông hiện nay đang ở Virginia, HK). Đánh thức ông dậy vào giờ hơn nửa khuya phải là việc tối quan trọng. Khi nghe tiếng của ông ở đầu giây, tôi báo ngay: -"Thưa Đại tá, đêm nay là đêm quyết định của An Lộc" và trình bày tiếp nhanh, rõ, về các sư kiện mới nhất, tin tức do tù binh cung cấp, và về nhận định của tôi khi cảm nhận được sự yên lặng ghê rợn của An Lộc từ đầu hôm đến giờ đó, đúng 2 giờ 35 phút. Đại tá Lung ghi nhận báo cáo, đồng ý với tôi, và nói: -"Tôi sẽ trình ngay Đại tướng TTMT tin tức của Dưỡng. Yên tâm, mọi sự sẽ tốt đẹp. Chúc may mắn." Tôi yên tâm hơn, Saigon đã được thông báo…

Tôi lên miệng hầm, một chiến sĩ Đại đội 5 Trinh sát của Trung uý Chánh, trong hai tiểu đội tùy tùng bảo vệ tư lệnh, đang lặng lẽ đứng gác ở đó, các binh sĩ  khác nằm  trên nền gạch trong cái villa lẻ loi bên trên hầm hành quân với ponchos cuả họ và những khẩu súng bên cạnh, gối đầu, hay ôm trong lòng. Trời quang, trăng loang loáng, với những vì sao thưa thớt. Mặt đất mờ mờ tĩnh lặng chập chờn đôi ánh lửa xa xa như một vùng hoang dã, ma quái… Một cảm giác rờn rợn chạy dài trong xương sống. Tôi trở lại miệng hầm gặp người binh sĩ gác, tôi hỏi: "Có gì lạ không em?" Anh trả lời: "Thưa không, nhưng nghi… tụi nó đánh lớn đó, ông Thầy!" Tôi nói: "Phải. Chắc vậy! Cố gắng nhen…" Tôi vừa dứt tiếng, thì nghe những tiếng "départ" của đạn đại pháo rời miệng súng, nổ ran xa xa ở các hướng, nhiều nhất là hướng bắc và tây bắc. Liền sau đó là tiếng đùng đùng như sấm động nổ khắp nơi trong thành phố, vô cùng kinh khủng. Tôi xuống hầm hành quân, vào đến chỗ nằm, thì nhận thấy tất cả mọi người trong hầm đều bị đánh thức bởi tiếng pháo thực kinh khiếp hơn trăm lần những đợt pháo dữ dội nhất của những ngày trước. Có người ngồi trên ghế bố, ngồi dưới đất, và nhiều người đã và nằm rạp xuống đất… tôi ngồi bẹp xuống nền đất, tựa vào thành cây của chiếc ghế bố dã chiến… tự động theo cơn sợ của bản năng, vì… muôn nghìn tiếng nổ liên tục long trời lở đất tưởng chừng như đã đến ngày tận thế…

Cứ tưởng tượng là tiếng đạn pháo nổ rung chuyển trời đất đó là tiếng trống của năm bảy chục chiếc trống lớn do những lực điền cùng đánh… một lúc và liên tục suốt gần ba tiếng đồng hồ từ 2 giờ 45 phút cho đến gần sáng, ước lượng từ 10,000 đến 11,000 quả. Chiếc hầm hành quân tưởng sập mất mà không sập… Như có phép lạ, hàng trăm quả đạn nổ chung quanh hầm của chúng tôi, nhưng không một quả nào rơi trên nắp hầm, không dầy lắm… Chỉ cần một quả xuyên phá thôi, rớt trên hầm, xuyên xuống, và nổ… là Bộ Tham mưu Hành quân, kể cả Tướng Hưng và Đại tá Ulmer, đã bị chôn sống trong lòng đất. Mật trận An Lộc có thể sẽ tan vỡ. Chỉ chừng năm phút đầu tiên, không dứt tiếng pháo, tôi đã thấy hai ông nầy cầm ống nói liên lạc với các đơn vị. Tôi  chưa biết phải làm gì. Chung quanh, mấy ông sĩ quan khác cũng… không khác gì. Hình như không ai suy nghĩ gì hơn là chờ…một cái gì đó. Chắc cũng có người đọc kinh hay niệm Phật.

Tiếng pháo vẫn liên tục dữ dội. Bỗng tôi thấy Đại tá Vỹ, đang ngồi trên ghế bố, đứng lên, đi ra bàn đặt hệ thống Truyền tin và Đại tá Điềm đội nón sắt lên đầu ra khỏi hầm, lên tuyến trên mặt đất. Trung tá Đăng, Trưởng phòng 3 và tôi liền ra bàn Truyển tin có nhiều ống nghe vô tuyến và điện thoại. Lạ lùng thay, khi bắt đầu đặt một ống nghe vô tuyến có vành cao su bịt tai, nhận báo cáo của các đơn vị thì… ghi chép, quên tất cả mọi thứ khác… Tôi đã hoàn hồn nhưng tự thẹn vì đã sợ hãi như chưa từng sợ hãi như vậy. Lẽ dĩ nhiên thầm thẹn với …Hưng, ông tướng, bạn cùng trung đội sinh viên sĩ quan ngày xưa, khi pháo liên tục kinh khiếp như vậy mà ông cứ thản nhiên… gọi, hỏi, theo dõi tình hình từng đơn vị, và chỉ thị… Nghĩ lại, biết mình thua xa ông ta là phải. Ông có hơn năm chục Anh Dũng Bội Tinh, trong đó có 26 chiếc với nhành dương liễu, mà tôi đếm được trên ngực áo trận của ông sau một buổi lễ… nghĩa là ông được tuyên dương chiến công trước Quân đội 26 lần. Còn tôi, xoè bày tay ra đếm cũng không được hai… ngón. Còn cái "quê" nào hơn cái quê này của một sĩ quan cấp tá.

Tiếng pháo vừa dứt, trời chưa sáng, chừng khoảng 5 giờ 30 phút, các tuyến phòng thủ báo cáo tới tấp chiến xa và bộ binh địch xung kích dữ dội, nhất là hướng tây và đông bắc. Những báo cáo đầu tiên ghi nhận ở các hướng, các cánh quân phòng thủ đều bắn hạ chiến xa địch. Như vậy là chiến sĩ phòng thủ đã lâm trận lớn, chịu đánh và bắn chiến xa tưng bừng như những lần trước. Tuy nhiên…  khi nghe Trung tá Lý Đức Quân, Trung đoàn trưởng Trung đoàn 7 báo cáo đã mất liên lạc vô tuyến với tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 3/7, chỉ còn liên lạc được với hai đại đội trưởng của tiểu đoàn nầy và tuyến phòng thủ hướng tây, cổng Phụ Lố, của tiểu đoàn đã bị vỡ… ai cũng biết là tình trạng đã vô cùng nguy hiểm. Địch đã chiếm Trại giam Tỉnh và Ty Công Chánh, từ đó làm bàn đạp xung kích Đại Đội 5 Trinh Sát của Trung úy Lê văn Chánh, phòng thủ Bộ Tư lệnh HQ/SĐ ở hướng tây bắc và chính tây… chỉ cách một con đường.

Tuyến đông bắc thị xã, Tiểu đoàn 52/BĐQ bị tấn công mạnh, bị thủng tuyến ở quãng giữa, phải dạt sang hai bên thành hai cánh quân rời nhau. Địch chiếm Ty Chiêu Hồi và Trường Trung học Tỉnh, đang tấn công vào Đại đội 5 Trinh Sát, cũng… chỉ cách một con đường. Như vậy BTL/HQ đang bị tấn công ở phía tây bắc cách hầm chỉ huy của Tướng Hưng chừng 150m và hướng đông bắc chừng hơn 100m. Tướng Hưng tức tốc ra khỏi hầm hành quân với toán Truyền tin vô tuyến và Thiếu úy Tùng, Sĩ quan Tuỳ viên, theo sau là Đại tá Ulmer. Toán binh sĩ tuỳ tùng tư lệnh nằm trong villa và canh gác đêm qua liền bố trí bao quanh Tướng Hưng và Đại tá Ulmer đứng trên sân gần cột cờ, đang liên lạc với các đơn vị trưởng.

Lúc đó, Đại tá Vỹ và chúng tôi, tất cả sĩ quan và nhân viên hành quân khác trong hầm hành quân đều lên tuyến phòng thủ bộ tư lệnh, mặt tiền, xoay ra đại lộ Nguyễn Huệ. Tuyến này là của hai tiểu đội Trinh sát tùy tùng bảo vệ tướng tư lệnh và của nhân viên Phòng 1, 2, 3 và 4 của BTL/HQ, lúc đó đã có tất cả gần bốn mươi tay súng, kể cả hai Đại tá Lê Nguyên Vỹ và Bùi Đức Điềm. Trong hầm chỉ còn lại hai Đại úy Cường và Triệu của Phòng 2/HQ và các sĩ quan và chuyên viên của Toán Truyển tin/HQ Sư đoàn tiếp tục thu nhận tin tức báo cáo của các đơn vị phòng thủ. Dĩ nhiên lúc đó tất cả đơn vị trưởng đều lên máy trực tiếp với Tướng Hưng. Tuy vậy, ban tham mưu của các vị nầy vẫn báo cáo đều về Trung tâm Hành quân Sư đoàn (TOC- Tactical Operations Center) mà hai ông đại uý đó và các sĩ quan Truyền tin trên ghi chép.

Ở phần trên tôi có nói về biệt tài ghi nhớ tọa độ địa hình (khoa Địa hình học, Topography), việc điều động các phi cơ oanh kích và đánh bom yểm trợ quân của Tướng Hưng, khi cần thiết chỉ cách một con đường, và nhất là việc ông nhớ tên và ám số truyền tin, đến cấp đại đội trưởng, của tất cả các đơn vị cơ hữu và tăng phái. Các biệt tài nầy rất cần thiết cho việc cầm quân đánh giặc, không phải vị tướng hay tá nào… có được đâu. Đó không phải là "trí nhớ" dai nhưng là phương pháp tự nghĩ ra "cách nhớ" rất khoa học. Tôi nằm ở một nơi bên trong bờ rào đất đắp dọc theo con đường trước dãy nhà làm việc. Tiếng súng nổ dòn dã ở khắp các tuyến khác. Một chập sau, tôi tự thấy mình vô lý quá. Nhiệm vụ của mình đâu phải là nằm đây để bắn.. ai đó mà phải ở gần tướng tư lệnh sư đoàn giúp đỡ ông ta khi cần biết đến những gì liên quan đến địch quân. Nhìn quanh không thấy Trung tá Đăng, Trưởng phòng 3 ở đâu, chắc là ông đã trở xuống Trung tâm Hành Quân, tôi trở lại sân cờ nơi Tướng Hưng đứng và đến gần Thiếu úy Tùng, sĩ quan tùy viên của ông. Lúc đó tôi mới biết là Tướng Hưng vừa cầm ống vô tuyến vừa liên lạc với Trung úy Chánh, Đại đội trưởng ĐĐ5TS, với Trung tá Quân Trung đoàn trưởng Tr.Đ 7, và Trung tá Biết, Chiến đoàn trưởng Chiến đoàn 3/BĐQ, vừa liên lạc điều động phản lực oanh kích KQVN yểm trợ cho tuyến của mấy ông nầy. Chốc chốc đọc tọa độ cho Thiếu uý Tùng chuyển cho Đại tá Ulmer, đứng cách đó hơn chục bước, cũng đang điều động hay gọi các phản lực cơ và trực thăng võ trang Cobra của Không Lưc Hoa Kỳ yểm trợ, đánh vào các tọa độ mà Tướng Hưng yêu cầu. Một chập sau tôi biết ngay là tuyến phía nam và đông nam việc yêu cầu và  điều động hướng dẫn đánh bom và oanh kích cuả KQVN và KLHK ông để toàn quyền cho Đại tá Lê Quang Lưỡng và Đại tá Trần văn Nhựt quyết định cùng với và các cố vấn của Lữ đoàn Dù và Tiểu khu. Tuyến phía đông do Trung tá Nguyễn văn Biết Chiến đoàn trưởng Chiến đoàn 3 BĐQ và tuyến phía bắc do Trung tá Phan văn Huấn, Liên đoàn trưởng Liên đoàn 81 BCND quyết định và điều động. Chính Tướng Hưng cũng điều động không yểm tuyến của Trung đoàn 8 ở mặt tây bắc.

Các tuyến mặt bắc và tây bắc của LĐ81/BCND và Trung đoàn 8 tuy bắn hạ mấy chiến xa của quân CSBV nhưng cũng núng thế vì một phần tuyến của hai đơn vị nầy bị chọc thủng, phải lùi lại phía sau một ít. Một điều… dễ hiểu là mỗi lần liên lạc với Trung đoàn 8 bộ binh trực thuộc, chỉ nghe Tướng Hưng lên máy với Thiếu tá Huỳnh văn Tâm, Trung đoàn phó, hay gọi thẳng chỉ thị cho các tiểu đoàn trưởng chớ không phải với ông đại tá trung đoàn trưởng.

Từ sáng tinh sương đến giờ đó, khoảng ̣9 giờ 30 phút sáng, đã có trên 180 phi xuất khu trục phản lực của KQVN và KLHK yểm trợ cho tất cả các tuyến phòng thủ và hơn 10 boxes B-52 đã dội trên các khu vực tiếp cận ngoài vòng đai phòng thủ, nhưng tình hình mỗi phút mỗi thêm nguy ngập. Đại đội 5 Trinh sát, ngoài hai tiểu đội bảo vệ tướng tư lệnh, một đang ở cạnh ông và một trên tuyến phía đông dọc theo đại lộ Nguyễn Huệ, còn đại bộ phận gần 90 chiến sĩ, đến giờ phút đó đã hi sinh hay bị trọng thương tại tuyến hơn phân nửa, chỉ còn lại 42 chiền sĩ chiến đấu được, trong số cũng có nhiều người bị thương nhẹ hơn.

Đó là giờ phút nguy hiểm, khó khăn nhất cho Tướng Hưng. Cuối cùng vì thấy tuyến phía nam và đông nam các đơn vị Dù đã hoàn toàn làm chủ trận địa, Tướng Hưng hỏi ý kiến Đại tá Lưỡng, cùng đồng ý quyết định tăng cường Đại đội 63 của TĐ6ND (đã rút từ Srok Ton Cui về tuyến phòng thủ đông nam thị xã trong trận tấn công của Trung đoàn 141 SĐ-7/CSBV, ngày 21/4, chiếm Đồi 169 và Đồi Gió) cho Tiểu đoàn 8 Dù của Trung tá Văn Bá Ninh, án ngữ mặt nam từ đầu xa lộ khu trực thăng tạm, xuống đến cổng Xa Cam, nơi đó tiểu đoàn nầy đã hạ 6 chiến xa của quân CSBV từ sáng sớm…Quyết định quan trọng nhất là rút TĐ5BD của Trung tá Nguyễn Chí Hiếu từ ngoại vi đông nam An Lộc lên phía bắc, vào thành phố, để phản công chiếm lại các nơi đã bị địch chiếm, đồng thời đưa Đại đội Trinh Sát của Lữ đoàn 1 Nhảy Dù từ tuyến phòng thủ gần BCH Tiểu khu lên bảo vệ cho BTL/HQ của SĐ5BB mà Đại đội 5 Trinh sát đã quyết tử giữ vững hơn bốn giờ trước đó. Quyết định nầy vô cùng quan trọng là tuy nới lỏng hệ thống phòng thủ tuyến nam và đông nam An Lộc, nhưng bảo đảm được sự tồn tại của An Lộc vì đã bảo vệ được Bộ Tư lệnh Hành Quân Sư Đoàn cũng là BTL/HQ của chiến trường An Lộc. Tướng Hưng và Đại tá Lưỡng đã quyết định vận mệnh của An Lộc… trên hết mọi quyết định khác của BTL/QĐIII & V3CT hay của BTL/TRAC, của BTTM/QLVNCH hay của BTL/MACV, của Saigon hay Washington. Thực là rõ ràng.

Từ 10 giờ sáng Tiểu đoàn 5 Nhảy Dù chia làm hai cánh tiến vào thành phố. Cánh thứ nhất đánh phản công chiếm lại Trường Trung học Tỉnh lỵ và Ty Chiêu Hồi, nối lại hai cánh quân của TĐ52/BĐQ. Chiến đoàn 3 BĐQ lập lại tuyến phòng thủ ở đông bắc BTL/HQ nhanh chóng. Cánh thứ hai đánh phản công chiếm lại Ty Công Chánh ở phía tây BTL/HQ trong khi ĐĐTS Dù cũng đã đến vòng đai phòng thủ của BTL/HQ. Đến khoảng 2 giờ chiều cục diện của trận chiến ngày hôm đó đã ngã ngũ. Tiểu đoàn 5 Nhảy Dù, Đại đội Trinh Sát Lữ đoàn 1 Nhảy Dù là cứu tinh của BTL/SĐ5BB, và Đại đội 5 Trinh Sát trước tiên là đơn vị bộ binh ưu tú nhất đã bảo vệ được vị chủ soái của mình. Chỉ với hơn bốn chục chiến sĩ còn lại mà đơn vị nầy đã đẩy lui được nhiều đợt của hai mũi tấn công của quân CSBV trong bốn tiếng từ 6 đến 10 giờ sáng trước khi quân Dù đến cứu nguy cho BTL/HQ của Tướng Hưng (sau trận An Lộc, chỉ trong vòng một năm Trung uý Lê văn Chánh, Đại đội trưởng ĐĐTS, thăng đến cấp Thiếu tá và được bổ nhậm là Quận trưởng Quận Định Quán, tỉnh Tuyên Đức).

Nhờ các đơn vị Dù cứu tinh nói trên ở trung tâm thành phố, và nhờ các trực thăng Cobra HK đánh rất rát vào vị trí quân CSBV, mặc dù loại hỏa tiển SA-7 Strela và các loại súng phòng không 23mm, 37mm và 57mm của chúng bắn lên dữ dằn, làm cho các phi công HK phải hết sức thận trọng và bị khó khăn, mà vẫn không tránh được thiệt hại, dù rất ít… nên ở tuyến phía bắc, Trung đoàn 8 phản công nhích lên tuyến phòng thủ trước trận đánh và LĐ81BCND cũng phản công tái chiếm lại trụ sở của Cảnh sát Dã chiến và khu Chợ Mới đã mất trong buổi sáng và trở lại tuyến phòng thủ đêm hôm trước. Suốt từ trưa đến chiều, Không Quân Chiến Lược HK –do yêu cầu của hai ông Tướng Minh và Tướng Hollingsworth, Tư lệnh TRAC– cũng đã thực hiện thêm hơn 10 boxes B-52 chung quanh An Lộc nhất là ngoài tuyến phòng thủ mặt bắc, đông và tây, yểm trợ cho  LĐ81BCND, cho CĐ3/BĐQ và cho TrĐ7BB phản công chiếm lại tuyến phòng thủ; có mấy boxes đánh sát các đơn vị nầy chừng 800m. Mọi tuyển phòng thủ thành phố trở lại tình trạng ổn định hơn, trước khi nắng tàn, mặc dù ở tuyến của Tiểu đoàn 52/BĐQ còn khuyết một lõm ở quãng giữa mà quân CSBV cố bám vị trí rất sát với chiến sĩ BĐQ để tránh bị tiêu diệt bởi hỏa lực của KQVN và HK. Ở Tuyến hướng chính tây chúng vẫn còn chiếm giữ Trại giam (Bản đồ # 6).

Các đơn vị CSBV tấn công, bị tổn thất rất nặng, kể cả số chiến xa bị bắn cháy hay chết rụi nằm trong các tuyến. Số quân còn lại của các đơn vị này vẫn bám trụ bên ngoài của mỗi tuyến phòng thủ vì KQVN và KLHK oanh kích và dội bom dữ dội vào tuyến tấn công của chúng. Cả ngày hôm đó không yểm chiến thuật lên đến hơn 300 phi xuất và Không quân Chiến lược HK đánh gần 30 boxes B-52 trong các mật khu và trên các tuyến đường vận chuyển của chúng, trong số đó có chừng 20 boxes đánh rất gần ngoại vi thị xã. Chính vì sự còn "bám sát" trận địa của các đơn vị bộ chiến nên đêm tối 11/4, pháo của chúng dội vào thành phố không nhiều lắm, chỉ chừng trên dưới một nghìn quả. Thêm nữa, các "Hỏa Long" của KLHK từ căn cứ Không quân Utapao Thái Lan đến bao vùng từ chập tối, suốt cả đêm, cũng đã triệt hạ từng cụm pháo hay từng chiến xa địch ở ngoại vi An Lộc.

Buổi tối, khi Tướng Hưng gọi tôi vào hầm riêng của ông để kiểm điểm lại trận chiến, thì mới biết rõ lời khai của người tù binh thuộc Tiểu đoàn Trinh sát SĐ-5/CS bắt được trong ngày 6/5/1972 có sự khác nhau khá lớn vì: SĐ-5/CS –chủ lực trong trận tấn công đợt 3 này– chỉ sử dụng Trung đoàn174 tấn công vào tuyến của Trung đoàn 8 và LĐ81/BCND ở mặt bắc và Trung đoàn E-6 tấn công tuyến của CĐ3/BĐQ ở hướng đông bắc và chính đông. Trung đoàn còn lại là Trung đoàn 275 ghi nhận chiếm vùng Đồi Gió và Đồi 169. Cũng được biết là Tư lệnh bộ của sư đoàn nầy ở Srok Ton Cui gần đó như tin tức ghi nhận vô tuyến của Đại Đội Kỹ Thuật của BTL/HQ/ SĐ5BB. Trong khi đó thì Trung đoàn 95C của SĐ-9/CS tấn công tuyến tây bắc và Trung đoàn 272 tấn công tuyến chính tây của Trung đoàn 7/SĐ5BB. Còn tuyến phía nam là do Trung đoàn 271 của SĐ-9/CS chia làm hai cánh tấn công vào tuyến phỏng thủ của một đơn vị ĐPQ Tiểu khu tiến vào đường Huỳnh Thúc Kháng đâm ngang hông phía tây cuả BCH Tiểu khu và cánh thứ hai tấn công vào cổng Xa Cam, do TĐ1/48 thuộc Chiến đoàn 52 –lúc đó đang đặt dưới hệ thống chỉ huy của Lữ Đoàn 1 Nhảy Dù– trấn giữ, chừng hơn hai cây số cách TĐ8ND ở bãi trực thăng tạm về phía nam. Từ sáng sớm Đại tá Lê Quang Lưỡng đã ra lệnh cho TĐ8ND của Trung tá Văn Bá Ninh phản công, hạ 6 chiến xa CSBV và chiếm lại địa điểm này. Như vậy là có đến 5 mũi tấn công chính của quân CSBV vào các tuyến phòng thủ chớ không phải 4. Ở mỗi tuyến tấn công các mũi nhọn cấp trung đoàn của quân CSBV đều có sự phối hợp từ 8 đến 10 chiến xa cuả Trung đoàn 203 Chiến xa và của Đơn vị 202 Chiến xa CSBV. Sự phối hợp này rất lỏng lẻo. Chiến xa  chạy vào các tuyến trước, quờ quạng như những con cua biển bò trên đất, nên bị chiến sĩ phòng thủ hạ không khó lắm. Còn quân bộ xung kích thì chỉ diễn ra sau khi chiến xa đã bị hạ gần hết.

Điều ngạc nhiên là tuyến đông nam của BCH Lữ đoàn 1 Nhảy Dù, với ĐĐTS và TĐ5ND của Trung tá Nguyễn Chí Hiếu đóng gần đó làm trừ bị không hề bị tấn công… khi mà SĐ-5/CS và Trung đoàn 209 trực thuộc, với các đơn vị chuyên môn yểm trợ khác, nằm ở các vùng cao điểm đông nam chỉ cách tuyến của BCH Lữ Đoàn Nhảu Dù chừng ba, bốn, cây số… Tại sao vậy? Ước đoán là TWC/MN tránh không muốn tấn công mặt nầy vì sơ chạm phải các đơn vị Nhảy Dù thiện chiến, tránh thiệt hại quân vô ích, ngoại trừ tấn công đơn vị trấn giữ sân trực thăng ở đầu nam xa lộ chạy đến gần cổng Xa Cam. Nếu tấn công, xung kích, mà dứt điểm được Trung đoàn 7 và 8 của SĐ5BB và chiếm được BTL sư đoàn nầy, mặt trận sẽ tan rã, thì các đơn vị Nhảy Dù ở tuyến phía nam và đông nam cũng bị cô lập và sẽ bị tiêu diệt sau. Kế hoạch tổng công kích An Lộc đợt ba nầy của TWC/MN do đó đã thất bại hoàn toàn vì sơ hở trọng đại nầy. Chính không dám tấn công mặt đông nam nên Tướng Hưng và Đại tá Lưỡng mới dám rút TĐ5ND và ĐĐTS/ND phản công đánh bật các mũi dùi phía tây và đông bắc BTL/HQ của SĐ5BB, từ đó bắt đà cho các cánh quân phòng thủ ở mọi tuyến khác phản công chiếm lại các vị trí đã mất.

Sau này, tôi thấy có tài liệu viết rằng, không phải Trung đoàn 271 của SĐ-9/CS tấn công cổng Xa Cam –tuyến của TĐ1/48 Chiến đoàn 52 của ĐPQ– mà là Trung đoàn 275 của SĐ-5/CS (Tài liệu của Ban Quân Sử BTTM/QLVNCH ghi là "Trung đoàn 275 của SĐ-9." Đó là sự nhầm lẫn hoặc in nhầm, vì Trung đoàn 275 là đơn vị trực thuộc của SĐ-5/CS). Vì vậy nên SĐ-5/CS đã sử dụng hết lực lượng rồi đâu còn đơn vị nào nữa mà tấn công tuyến đông nam của Lữ đoàn 1 Nhảy Dù. Nhận định nầy cũng đúng. Nhưng, dù đúng như vậy, thì đó vẫn là sơ hở trong kế hoạch tổng công kích đợt 3 của TWC/MN vào An Lộc. Còn tài liệu của TS Willbanks không ghi rõ phối trí lực lượng tấn công của CSBV trong đợt nầy. Ông này hình như cũng nói theo tài liệu của Ban QS/BTTM/QLVNCH cho rằng Trung đoàn 274 của SĐ-5 tấn công vào tuyến của LĐ-81/BCND ở tuyến bắc. Trung đoàn nầy, không tham dự đợt tấn công nầy vào An Lộc vì không trực thuộc hai sư đoàn CS nói trên. Cũng xin nhắc lại: SĐ-5/CS chỉ có 3 Trung đoàn 174, E-6 và 275. Còn SĐ-9/CS chỉ có các Trung đoàn 271, 272 và 95C. Trong một trận đánh mà CSBV né tránh, không muốn đề cập đến, lại không dựa vào các tài liệu thu được ở chiến trường hay căn cứ vào khai báo của tù binh bắt được… thì có lắm chuyện "Ông nói gà Bà nói vịt" xảy ra. Chỉ có các tay tổ của TWC/MN biết rõ hơn ai hết mà họ không chịu nói thì ai nói cho trúng đây…

Trở lại tối 11/4, khi tôi gặp Tướng Hưng trong hầm riêng của ông, ông hỏi tôi đạn pháo ở đâu ra mà CSBV có nhiều đến vậy. Tôi trả lời rằng đâu phải chúng chỉ sử dụng riêng các loại đại bác mà SĐ69 Pháo/TWC/MN đã có, mặc dù trước trận đánh sư đoàn nầy nhận được rất nhiều đại pháo mới và rất nhiều đạn ở bãi trên Sông Chhlong ở Kratié, như lời khai của người sĩ quan thuộc Tiểu đoàn Trinh sát của sư đoàn nầy tôi đã nói ở phần trên, mà chúng còn sử dụng các loại đại bác 105 ly, 155 ly, và cả các loại súng cối 60 ly và 81 ly mà chúng ta bỏ lại ở căn cứ A của TĐ74/BĐQ/BP, ở ngã ba Lộc Tấn cuả các khẩu pháo tăng phái cho Thiết đoàn 1 Kỵ binh, ở Lộc Ninh của Tiểu đoàn 53 Pháo binh và Chi khu Lộc Ninh, ở căn cứ Hùng Tâm của Chiến đoàn 52 và ở cầu Cần Lê trong các trận trước. Số súng mà chúng lấy được trên dưới  bốn mươi khẩu còn sử dụng được và trên  8,000 quả đạn hay nhiều hơn… Chúng đã đem các khẩu đại bác nầy và đạn bắn vào An Lộc cùng với các loại đại bác, hỏa tiễn và súng cối của chúng. Tóm lại, các đơn vị của SĐ69 hay70 Pháo/TWC/MN đã dội xối xả vào An Lộc gồm đủ loại trong pháo và đại pháo từ nhỏ chí lớn, súng cối 60ly, 61 ly, 81 ly, 82 ly, bích kích pháo 120 ly, 160 ly cuả Liên xô, hỏa tiễn 122 ly, đại bác 105 ly, 155 ly, loại đại pháo liên hợp 6 hay 8 khẩ̉u 75 ly, không giật, đặt trên xe di chuyển, thay đổi vị trí ngay sau mỗi đợt bắn, là loại tối tân nhất của Liên xô, và cuối cùng là đại bác 130 ly với đầu đạn nổ chậm –là loại đầu đạn xuyên phá sâu vào mặt đất trước khi nổ, rất nguy hiểm. Nhiều tài liệu không chấp nhận CSBV đã dùng loại đại bác nầy. Loại đại pháo nầy được chúng sử dụng với các đặc điểm như sau: một tiếng nổ nhỏ phát ra khi đạn rời khỏi nòng súng, tiếng nổ khi đạn chạm mặt đất và xuyên xuống, tiếng nổ cuối cùng khi đạn phát nổ dưới đất với một bựng khói bốc lên cao chừng tám đến mười thước. Một hầm rộng chỉ cần "lãnh" một quả là sụp đổ tan tành… Nghe ba tiếng.. tách, phụp, bùm và thấy cụm khói đỏ xám bốc lên khỏi mặt đất thì… biết đó là đại bác 130 ly cuả Hồng Quân Liên xô cung cấp cho Quân đội Bắc Việt và chúng đưa vào tận chiến trường An Lộc. Hình như chỉ có một hai khẩu… Rõ ràng là CSBV đã áp dụng chiến thuật "tiền pháo hậu xung" ở mức độ cao nhất ở chiến trường nầy để quyết tâm tiêu diệt lực lượng phòng thủ An Lộc và dù có biến thành phố nầy thành "bình địa" chúng cũng phải chiếm cho được. Số đạn chúng dội vào thành phố nhỏ nầy tính trung binh mỗi chiến sĩ hay mỗi cư dân đã chịu hứng 5 hay 6 quả. Ai chết ai sống, nào ai biết! Vậy từ 9,000 quả, 10,000 quả, hay 11,000 quả ai nói thì cũng phải… vì có ai biết rõ đâu, kể cả những người đã sử dụng pháo định tiêu diệt tất cả mọi người trong thành phố đó… Nhưng chúng đã thất bại.

Trong ngày kế tiếp, 12/5/1972, hình như để chấn chỉnh lại đội ngũ xung kích nên từ sáng sớm đến chiều chúng chỉ pháo kích chừng hai nghìn quả vào các tuyến phòng thủ. Khi trời vừa sụp tối chúng bắt đầu tấn công phối hợp bộ binh chiến xa… đánh ban đêm. Ở hướng tây Trung đoàn 272 SĐ-9/CS tăng cường chiến xa xung kích tuyến của Trung đoàn 7. Ở hướng đông bắc, Trung đoàn 174 của SĐ-5/CS tấn công xung kích vào tuyến của TĐ52/BĐQ và Trung đoàn E-6 của SĐ-5/CS được tăng cường chiến xa tấn công vào TĐ36/BĐQ ở hướng chính đông. Nhưng ở các tuyến chiến xa của chúng bị hạ thêm và các đợt xung kích bộ binh dù dữ dội cũng bị đẩy lui với tổn thất lớn. Ngay trong thành phố, đếm được 28 chiến xa các loại của CSBV bị hạ và ở cổng Xa Cam 6 chiếc nữa do TĐ8ND hạ; tổng cộng là 34 chiếc gồm các loại T-54, PT-76, BTR-50 và ZSU (Bản đồ # 9). Đến sáng ngày 13/5 quân CSBV không còn vụ xung kích nào nữa… Từ ngày đó chỉ còn các cuộc chạm súng nhỏ diễn ra ở các khu vực mà quân CSBV còn giữ được trong thành phố ở phía tây, bắc và đông bắc. Hằng ngày địch vẫn còn pháo bừa bãi vào thành phố và các tuyến phòng thủ. Tuy nhiên TWC/MN đã không còn đủ lực lượng để tấn công một trận lớn nào nữa vào An lộc sau ngày 13/5/1972 này cho đến khi lực lượng của Tướng Hưng phản công trong tháng 6/1972…

Hình như bị thiệt hại lớn lao hay vì lâm vào thế phải thay đổi cả chiến lược, Tướng Trần văn Trà đã ra lệnh cho SĐ-5/CS rút hẳn ra khỏi chiến trường này trong tuần lễ kế tiếp, sau hai ngày thất bại ở đợt 3 tổng công kích An Lộc… để mở các mặt trận mới trong lãnh thổ Vùng 3 Chiến Thuật, mà Tướng Nguyễn văn Minh đã nhìn thấy trước và đã giữ lưc lượng trừ bị đối phó. Chỉ còn SĐ-9/CS ở lại bám sát các tuyến phòng thủ và "bao vây thành phố." Các đơn vị pháo của SĐ69 Pháo của TWC/MN vẫn tiếp tục bắn phá các tuyến phòng thủ và các đơn vị phòng không của chúng vẫn còn bắn các phản lực oanh kích và dội bom hay trực thăng của KQVN và KLHK trong nhiều tuần nữa. Nhưng số đạn chúng pháo vào thành phố giảm từng ngày, từ một hai nghìn xuống vài ba trăm, rồi vài chục quả mỗi ngày. An Lộc coi như đã thoát hiểm, các đơn vị phòng thủ coi như đã chiến thắng cuộc chiến long trời lở đất đó. Tuy vậy với vị tướng thận trọng và dè dặt như Tướng Nguyễn văn Minh, chưa thể gọi là chiến thắng khi bộ binh tiếp viện của ông chưa vào được thị trấn tỉnh lỵ Bình Long nầy. Ông đã có kế hoạch mới cho An Lộc trong khi Tướng Trần văn Trà đang có kế hoạch mới cho Mặt trận B-2 mà trước đó ông ta là Tư lệnh (lãnh thổ bao gồm Vùng 3 và Vùng 4 Chiến Thuật của VNCH ở Nam Việt Nam). Hãy xem lại kế hoạch của Tướng Nguyễn văn Minh cứu nguy và đưa quân vào An Lộc.

Văn Nguyên Dưỡng

www.vietthuc.org