Thứ Bảy, 16 tháng 3, 2013 by Lý Tưởng Người Việt
SC 11-large-content copy copy copy

Tin Hà Nội – Theo truyền thông trong nước đưa tin,Bộ Tư pháp CSVN muốn đưa vào bản Hiến pháp sửa đổi phần nội dung theo đó quy định rằng Thủ tướng cần thực hiện chế độ báo cáo trước nhân dân thông qua các phương tiện thông tin đại chúng về những vấn đề quan trọng. Theo VietnamNet, Bộ Tư pháp cho rằng với nội dung dự thảo như hiện nay thì chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Thủ tướng, người đứng đầu hệ thống hành chính của đất nước, chưa được làm rõ, trong đó có cảphần quan hệ giữa Thủ tướng với người đứng đầu cơ quan hành chính địa phương. Theo cơ chế hoạt động hiện nay, chưa có quy định cụ thể vềvai trò của Thủ tướng trong việc xử lý các tình huống phát sinh khi giữa các thành viên chính phủ có ý kiến khác nhau, hoặc khi có vấn đề xảy ra ở cấp địa phương khác với ý kiến của trung ương. Quan hệtrung ương - địa phương được dư luận chú ý nhiều trong vụ ông Đoàn Văn Vươn ở huyện Tiên Lãng, Hải Phòng. Liên quan tới vụ này, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng hồi tháng 2/2012 đã có kết luận rằng việc cưỡng chế thu hồi đất của dân là không đúng quy định pháp luật và yêu cầu chính quyền Hải Phòng phải xử lý khẩn trương, nghiêm túc với tinh thần trách nhiệm cao các vấn đề liên quan và phải báo cáo Thủ tướng Chính phủ kết quả thực hiện.Thế nhưng cho đến nay, vụ việc vẫnđang dừng ở giai đoạn điều tra.

Được biết Hội nghị lấy ý kiến đóng góp Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 đã được Bộ Tư pháp tổ chức hôm 15/3, với các đối tượng tham gia góp ý gồm toàn bộcán bộ, công viên chức thuộc Bộ Tưpháp, các sở tư pháp, Cục thi hành dân sự, cùng các tổ chức pháp chế của các bộ, ngành. Các ý kiến sẽ được thảo luận thêm, trước khi chuyển cho ban soạn thảo Hiến pháp vào tuần tới. Tuy nhiên, trang web của chính phủ bình luận rằng bản dự thảo hiện thời đã xác lập cơ chế bảođảm phát triển nền kinh tế thị trườngđịnh hướng XHCN và khẳng định Các ý kiến trong hội nghị của Bộ Tưpháp đều cho rằng: Dự thảo Hiến pháp đã bảo đảm là đạo luật cơ bản của Nhà nước.
by Lý Tưởng Người Việt
Tin Hà Nội - Ngày hôm qua khoảng 30 người đã hẹn nhau đến tượng đài Lý Thái Tổ ở Hồ Gươm để làm một lễ tưởng niệm vào 8 giờ 30 sáng. Họ đã chuẩn bị hai lẵng hoa và một số người mang một số bông hoa đến cắm. Đám đông có khoảng 30 người đã đọc một bài điếu văn, rồi thắp hương tưởng niệm và sau đó đi về. Người tham gia đa số là thành phần những người đã tham gia những cuộc biểu tình chống Trung Cộng từ năm 2011, 2012.

ysb1  2 -large-content

Công an Cộng sản Việt Nam đã có mặt nhưng không làm gì để ngăn cản buổi lễ. Nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam đã không nhắc gì đến ngày này và hạn chế mọi lễ tưởng niệm. Sau khi có tin những nhân sĩ trong nước sẽ tổ chức lễ tưởng niệm cuộc chiến Trường Sa, Công an đã đến tận nhà họ và khuyên là không nên đi. Hôm qua tại hồ Gươm, tin cho biết mặc dù các lực lượng công an, an ninh mặc thường phục quay phim chụp ảnh rất đông, nhưng gần như họ hoàn toàn không có chút can thiệp nào cả, nhưng sau khi đám đông đã giải tán thì hai cái biểu ngữ treo ở Hồ Gươm đã bị tháo xuống dù lẳng hoa vẫn còn. Tin cho biết đêm hôm qua tại Hải Phòng cũng diễn ra một hoạt đông tưởng niệm các chiến sĩ Trường Sa.

Một số người đã ra biển thắp hoa đăng gửi cho các chiến sĩ đã hy sinh ở Trường Sa, rồi đi thăm một số gia đình các bộ đội hy sinh trong cuộc chiến này. Một người tham dự cho biết họ đã làm một vòng hoa rất to và 64 ngọn nến, trong mỗi ngọn nến có ghi tên một chiến sĩ tử nạn. Sau đó cả đoàn thắp hương, đặt hoa, tiền vàng và thuê một chiếc ca nô ra xa bờ để thả xuống biển ở Bến Nghiêng, thuộc thị xã Đồ Sơn, thành phố Hải Phòng. Trước khi thả, họ cũng làm lễ rất là chu đáo và long trọng. Nhóm này cho biết họ đã chuẩn bị nhiều ngày, nhưng hết sức thận trọng và bí mật vì sợ bị Công an theo dõi, chỉ khi thả hoa đăng xong, họ mới phổ biến tin này lên mạng internet.
by Lý Tưởng Người Việt
Tin tổng hợp - Khối 8406 vừa cho phổ biến một kháng thư gửi đồng bào Việt Nam trong và ngoài nước, cho rằng dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 do nhà cầm quyền và quốc hội Cộng sản Việt Nam đưa ra từ đầu năm nay để lấy ý kiến của nhân dân đã bị nhân dân mạnh mẽ phê phán vì Dự thảo này chứa rất nhiều điều mâu thuẫn cũng như triệt tiêu các quyền con người, quyền làm chủ của nhân dân và cơ chế tam quyền phân lập, nhằm duy trì sự cai trị độc tài tàn bạo của đảng Cộng sản Việt Nam.

ysb1  9 -large-content

Trong những ngày qua nhiều văn bản, kiến nghị và lời tuyên bố được phổ biến kêu gọi bãi bỏ điều 4 Hiến pháp đang được đông đảo người dân Việt Nam trong lẫn ngoài nước đồng tình và nhiệt liệt hưởng ứng. Kháng thư cho biết thay vì lắng nghe ý kiến và khát vọng của người dân, nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam một mặt răn đe hăm dọa những ai góp ý trái ngược với đường lối của đảng, một mặt cho tay chân tuyên truyền dối trá ngụy biện trên các phương tiện truyền thông, và bày trò ép buộc nhân dân ký đồng ý với bản Dự thảo của họ.

Trong những ngày qua tại Saigon cán bộ đã cưỡng bức người dân ký tên đồng ý với Dự thảo của đảng Cộng sản, ép buộc họ phải ký còn nếu không sẽ bị đe dọa hoặc gây khó khăn. Khối 8406 cho rằng việc lấy ý kiến như vậy là một hình thức ép buộc cực kỳ phản dân chủ. Đảng Cộng sản Việt Nam đang dùng tiền thuế của dân cách bất hợp pháp khi lấy ngân sách nhà nước chi trả cho trò vận động nhân dân ủng hộ mình kiểu gian manh và cưỡng bức như vậy, nên kêu gọi toàn thể Đồng bào Việt Nam trong và ngoài nước cũng như các chính phủ dân chủ, các tổ chức nhân quyền quốc tế phải lên án trò trưng cầu dân ý lừa đảo, độc đoán và quái đản này của đảng và nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam
Thứ Sáu, 15 tháng 3, 2013 by Lý Tưởng Người Việt
Ý kiến nhân đọc bài viết: Trung quốc cần bao nhiêu năm để đánh chiếm trọn Việt Nam?

"Bằng cách giúp đỡ kinh tế lẫn quân sự cho Lào và Miên, thần phục hai nước này rồi từ đó mượn đường đánh úp qua ngã biên giới, mô hình chiến tranh Việt Trung năm 1979 nhưng trên với hơn phân nửa biên giới của Việt Nam…" 

http://danlambaovn.blogspot.com/2013/03/trung-quoc-can-bao-nhieu-nam-e-anh.html#disqus_thread

Sự thật:

Cần gì phải đợi đến hai ba năm nữa Trung cộng mới mượn đường Campuchea, Lào xâm nhập, phong tỏa, đánh chiếm Việt Nam?

Chủ quyền của Việt Nam hiện còn gì nữa mà chưa gọi là mất nước? Nước đã mất rồi! Mọi hệ thống phòng thủ biên giới phía bắc đã nằm trong tay Trung cộng rồi! Nơi đâu có Trung cộng trồng rừng nơi ấy thuộc về quyền kiểm soát của Trung cộng rồi. Trung cộng đã kiểm soát sâu vào lãnh thổ Việt Nam rồi. Trung cộng đã kiểm soát cao nguyên miền trung. Trung cộng đang ở đầy căn cứ hải quân Cam Ranh. Trung cộng đang ở đầu não đảng cộng sản. Trung cộng đang điều khiển bộ máy nhà nước cộng sản. Trung cộng đang bao vây Việt Nam trên Biển Đông. Tàu chiến Trung cộng có thể đổ bộ dọc 1200 cây số duyên hải Việt Nam bất cứ lúc nào. Trung cộng đang tiếp tục huấn luyện người Việt Nam cai trị người Việt Nam cho Trung cộng! Đảng cộng sản hiện chỉ còn là con rối trong tay Trung cộng. Chính sách đối nội, đối ngoại do Trung cộng hoạch định, ra chỉ thị, đảng cộng sản bù nhìn chỉ là tên tay sai phải thi hành. Việt Nam còn cái gì nữa mà chưa chịu nhận là mất nước? Đợi gì đến hai, ba năm nữa?

Tám mươi sáu triệu người Việt Nam trong nước hãy lo đối phó với những thảm cảnh, tai họa mà Trung cộng sẽ đem đến cho mình là tất cả những việc mà cả nước hiện nay phải làm. Đừng bàn cãi nước mất hay còn nữa!

Mua tàu ngầm, máy bay, vủ khí chỉ là cớ bọn lưu manh bày vẻ để căn cắp công quỷ, kiếm thêm tiền để mang theo khi bỏ chạy, được thêm bao nhiêu hay bấy nhiêu!

Tàu ngầm cũ, đồ lạc xoong, phế thải của Nga! Phi cơ tuần tiểu, trực thăng không phụ tùng thay thế, súng ống không đạn dược, cơ phận hư không có đồ thay thế, đánh giặc với ai? VN không có xưởng làm đạn dược, đường hàng hải vận chuyển đạn dược Trung cộng hoàn toàn kiểm soát, Việt cộng còn đánh giặc gì nữa? Lấy cái gì đánh giặc? VC đang đánh giặc bằng mồm! Toàn dân Việt Nam đã lâm đại họa!

Những kẻ bán nước không muốn nhìn thấy sự thật. Chúng dùng miệng lưỡi, lý luận để che dấu sự thật chúng đã bán nước, nhưng toàn thể đồng bào Việt Nam phải nhìn thấy sự thật để tìm cách tự cứu mình. Đừng đứng yên để giặc và những tên bán nước giết mình. Cả thế giới đang chờ đợi sự lên tiếng của toàn dân Việt Nam.

Đây mới là nổi ám ảnh lớn lao cho tám mươi sáu triệu đồng bào Việt Nam trong nước:

Trung cộng lấy cơ quan nội tạng của tù nhân người Tân Cương, UYghurs - những người đã chống lại sự cai trị của Trung cộng, bị Trung cộng bắt làm tù nhân - bán cho các bệnh viện để lấy tiền! Điều gì sẽ xãy ra cho đồng bào Việt Nam, nhất là những người yêu nước Việt Nam, trong những năm tháng sắp đến nếu Trung cộng cũng áp dụng tội ác dã man này tại Việt Nam với mục đích gieo rắc sợ hải nhằm giữ chặt sự cai trị của Trung cộng như Trung cộng đã và đang làm trong nội địa Trung Hoa và với nhân dân các nước nạn nhân của nó?

Dưới đây là bản dịch của bài tường thuật được đăng trên trang RFA ngày 09/01/2013

07/03/2013

Đoàn Trung Dung

                                                                                                                    Tham Khảo:

1-       Trung quốc cần bao nhiêu năm để đánh chiếm trọn Việt Nam?

http://danlambaovn.blogspot.com/2013/03/trung-quoc-can-bao-nhieu-nam-e-anh.html#disqus_thread

2-       Lấy cơ quan nội tạng của người Tân Cương. http://www.rfa.org/english/news/uyghur/seized-01092013163346.html 

 

Organs Seized From Uyghurs

Lấy cơ quan nội tạng của người Uyghurs (Tân Cương)

2013-01-09           
 

'Disappeared' Uyghurs may be victims of China's profitable trade in human organs.

Những người Uyghurs bị mất tích có thể là nạn nhân của vụ buôn bán cơ quan nội tạng của cơ thể con người

 eyepress

                       

EyePress News: Doctors perform a regular organ transplant operation at a hospital in eastern China's Anhui province, Sept. 1, 2009. A "high" number of Uyghurs, including youngsters seized by security forces following ethnic unrest in China's Xinjiang region, may have become victims of forced organ harvesting, according to an independent researcher.

 

Các bác sĩ thực hiện một vụ giải phẩu tại một bệnh viện ở tỉnh Anhui phía đông Trung Hoa, Sept. 1, 2009. Một số đông người Uyghur bao gồm những người trẻ bị bắt bởi lực lượng an ninh theo sau những bất ổn chủng tộc ở vùng Xinjiang thuộc China có thể đã trở thành nạn nhân của một vụ thu hoạch cơ quan nội tạng con người do bị bắt buộc, theo những người nghiên cứu độc lập.

Ethan Gutmann said that the forced disappearance of hundreds of Uyhgur men and boys following the 2009 ethnic riots in Xinjiang's capital Urumqi "should be of great concern to the world no matter what else may be occurring."

 

Ethan Gutmann nói rằng sự biến mất có tính bắt buộc của hàng trăm người đàn ông và con trai Uyghurs theo sau những cuộc nổi loạn chủng tộc trong năm 2009 ở thủ phủ Xinjiang " cần phải là quan tâm lớn đối với thế giới bất kể những gì khác có thể xãy ra."

"But I suspect it goes further than that," Gutmann, an expert at the Washington-based Foundation for Defense of Democracies, told RFA's Uyghur Service when asked about the possibility that many ordinary Uyghurs, apart from political prisoners, would have been victims of forced organ harvesting.


Nhưng tôi ngờ rằng điều ấy có thể đi xa hơn thế nữa" Gutmann, một chuyên viên của một tổ chức có trụ sở ở Washington về việc Bão Vệ Dân Chủ đã nói với Uyghurs Vụ của đài RFA như thế khi được hỏi về khả năng nhiều người Uyghurs bình thường không liên can đến các tù nhân chính trị, có thể là nạn nhân của vụ thu hoạch cơ quan nội tạng con người.


"I'll just say this: I think what has happened to the Uyghur community inside China since 2009 is a great mystery. And I have some ideas, some clues that suggest some very disturbing possibilities, but I am not willing to make any definitive statement until I have proof in hand."

 

"Tôi sẽ chỉ nói như thế này: Những gì xãy ra đối với cộng đồng Uyghurs bên trong Trung Hoa từ năm 2009 là một bí ẩn lớn. Và tôi có vài ý nghĩ, vài đầu mối để gợi ý đến một số khả năng rất bất an, nhưng tôi sẽ không nói bất cứ điều gì cho đến khi tôi có bằng chứng trong tay."

The Munich-based Uyghur World Uyghur Congress (WUC), an exile group, last year called on China to account for the thousands of Uyghurs believed to have disappeared in custody after deadly violence following long-simmering tensions between Han Chinese and Uyghurs.

 

Nghị Hội của người Uyghurs Thế Giới có trụ sở ở Munich, Đức Quốc, là một nhóm người lưu vong, năm vừa qua đã yêu cầu Trung Hoa giải thích về hàng ngàn người Uyghurs được tin là đã biến mất trong thời gian họ bị giam cầm sau vụ nổi loạn bằng bạo lực chết người theo sau những căng thẳng âm ỉ giữa hai chủng tộc Hán và Uyghurs.

"Many Uyghurs have attempted to uncover the whereabouts, condition, and fate of their forcibly disappeared loved ones, but continually find their requests for information being rejected or ignored," said WUC president Rebiya Kadeer.

 

"Nhiều người Ughurs đã cố gắng tìm hiểu những người thân của họ đã biến mất một cách bắt buộc xem họ đang ở đâu, điều kiện và số phận của họ ra sao, nhưng những yêu cầu về thông tin của họ liên tiếp bị bác bỏ hoặc bị bỏ qua." Bà Rebiya Kadeer, chủ tịch của Nghị Hội người Uyghurs đã nói như thế.


China has been extracting organs from living prisoners in addition to its much publicized and criticized practice of taking vital body parts from executed convicts, Gutmann told a U.S. congressional hearing in September last year.

 

Trung Hoa đã lấy cơ quan nội tạng con người từ những người tù nhân còn đang sống bên cạnh những áp dụng bị chỉ trích và công bố về việc lấy bộ phận chủ yếu của cơ thể từ những nạn nhân bị tuyên án tử hình, Gutmann đã nói trong một buổi điều tra của Quốc hội Hoa Kỳ vào tháng mười một, năm ngoái.

A new issue

Một sự kiện mới xuất hiện

Most victims are said to be practitioners of China's banned Falun Gong spiritual group, but Gutmann told the hearing he believes that the practice of taking organs from prisoners began in the remote Xinjiang region—where ethnic Uyghurs say they are discriminated against by Han Chinese—in the 1990s and had expanded nationwide by 2001.

 

Hầu hết nạn nhân được cho là những người của nhóm thực hành Pháp Luân Công bị Trung Hoa cấm chỉ, nhưng Gutmann đã nói trong buổi điều trần rằng việc thực hiện các vụ lấy cơ quan nội tạng của các tù nhân đã bắt đầu ở một vùng xa xôi thuộc Xinjiang - Ở đó người Uyghurs nói họ bị người Hán kỳ thị - trong thập niên 1990 và đã mở rộng ra toàn quốc vào năm 2001.

When asked by RFA to compare the plight of Uyghur organ-harvesting victims to those of the Falun Gong group, Gutmann said that though it is "indisputable" that the vast majority of victims have been members of the spiritual group, Falun Gong media outlets have begun listing Uyghurs as victims as well.


Khi được RFA yêu cầu so sánh tình trạng bất hạnh của những nạn nhân bị lấy cơ quan nội tạng người Uyghurs với những nạn nhân cùng tình trạng của môn phái Pháp Luân Công, Gutmann nói rằng mặc dù điều này "không thể tranh cãi" là đa số nạn nhân là thành viên của Pháp Luân Công, báo chí do Pháp Luân Công đã bắt đầu liệt kê người Uyghur cũng là nạn nhân.


"That's a real shift for Falun Gong practitioners, who start from a base of being unavoidably influenced by mainland cultural norms and prejudices."

 

Đây thực sự là một bất hạnh đối với những người thực hành Pháp Luân Công, họ đã bắt đầu từ những tiêu chuẩn văn hóa ở lục địa và thành kiến bị ảnh hướng không tránh khỏi."

"Personally I estimate 65,000 of them [Falun Gong members] went under the knife—and there's nothing surprising about those numbers as Falun Gong comprised fully 70 million people at its height in 1999," he said.

"Với tính cách cá nhân, tôi ước lượng khoảng 65 ngàn thành viên của pháp môn Pháp Luân Công đã trải qua phẩu thuật – và chẳng có gì ngạc nhiên về những con số ấy vì Pháp Luân Công bao gồm cả 70 triệu người vào đỉnh cao của pháp môn này vào năm 1999,"

"How many Uyghurs were harvested? Hard to answer, and although it may be high in a per-capita sense, it will always be much smaller than Falun Gong in absolute numbers."


Có bao nhiêu người Uyghurs đã bị lấy bộ phận? Khó mà trả lời, và mặc dù con số có thể cao nếu tính về phần trăm, nhưng con số người ấy luôn luôn nhỏ hơn nhiều so với con số đúng về số lượng nạn nhân thực sự của môn phái Pháp Luân Công.


Also, he said research on forced organ-harvesting among Uyghurs is a relatively new issue.

Ông cũng nói nghiên cứu về nạn lấy cơ quan nội tạng con người trong cộng đồng Uyghur là sự xuất hiện tương đối mới.

"Keep in mind too that it's a relatively new issue. Researchers have been looking into Falun Gong harvesting since 2006; I only came out with "The Xinjiang Procedure" a year ago," he said, referring to a report he has published on the systematic live harvesting of organs by the Chinese regime.



Cũng nên nhớ đây là sự xuất hiện tương đối mới. Những người nghiên cứu về việc lấy bộ phận con người đối với môn phái Pháp Luân Công đã có từ năm 2006. Tôi chỉ công khai việc này với "Cách hành động ở Xinjiang" cách đây một năm," ông nói, khi nhắc đến bản tường trình mà ông đã công bố về việc lấy cơ quan nội tạng sống bởi chế độ Trung Hoa.


Testing ground

Vùng thử nghiệm

Gutmann said he was aware of Chinese nuclear tests in Xinjiang during the 1960s and of allegations of birth defects and unusual cancers among the Uyghur population and "couldn't help but wonder if the region was being used as a testing ground again, this time, for live organ harvesting."

 

Gutmann nói ông biết về việc thử nghiệm nguyên tử ở Xinjiang trong suốt thập niên 1960 và những giả định về khuyết tật và ung thư bất thường trong dân số người Uyghurs và đã chẳng làm gì được nhưng tự hỏi có phải vùng này lại bị xử dụng như vùng đất thử nghiệm, mà lần này là lấy bộ phận cơ thể sống con người."

In conducting his own research on organ harvesting in China, "Uyghur organizations and individuals were extraordinarily helpful," Gutmann said.

Trong khi tiến hành nghiên cứu về việc lấy cơ quan nội tạng con người ở Trung Hoa, "Những tổ chức và cá nhân người Uyghurs đã vô cùng hữu ích. Gutmann nói.

"[I also tried to] cut down on possible contact with spies. You know, espionage is just a fact of life for any organized force which is going up against the [ruling] Chinese Communist Party."

 

Tôi cũng cố gắng giảm những cuộc tiếp xúc có thể có đối với những gián điệp, các bạn cũng biết gián điệp là sự kiện của đời sống đối với lực lượng nào có tổ chức chống đảng cộng sản Trung Hoa.

Gutmann noted that the U.S. government has so far taken a "passive role" in the controversy.

 

Gutmann lưu ý rằng cho đến nay chính phủ Mỹ đã giữ vai trò thụ động trong cuộc tranh luận này.

"[But] if you accept that organ harvesting of prisoners of conscience has taken place, if you accept the existence of this mini-genocide, then, as the world's superpower, you are honor-bound to do something about it," Gutmann said.

 

Nhưng nếu bạn chấp nhận lấy bộ phận cơ thể của tù nhân là hành động có lương tâm đã diễn ra, nếu bạn chấp nhận sự hiện hữu về việc diệt chủng trên quy mô nhỏ này, thế thì với tính cách là một siêu cường thế giới, bạn phải ràng buộc một cách có danh dự để làm điều gì đó về việc này.

"And the U.S. feels that conflict with China at a time when the economy is so shaky is an unaffordable luxury."

Và nước Mỹ cảm thấy rằng cuộc xung đột với Trung Hoa vào một thời điểm khi mà nền kinh tế đang rất dao động là một sự xa xỉ tốn kém không ít.

Simple and practical steps can still be taken, though, Gutmann said, suggesting that efforts be made to "criminalize the 'organ tourism' procedure in China" and forbid American companies from conducting "clinical tests of transplant patients on [China's] mainland."

 

Dù vậy, vẫn có thể chọn những bước thực tiển và đơn giản, Gutmann nói, gợi ý rằng những cố gắng nên được thực hiện để tội phạm hóa "thể thức cho du lịch cơ quan nội tạng ở Trung Hoa" và cấm chỉ các công ty Mỹ trong việc xử lý các xét nghiệm của các bệnh nhân cần cấy bộ phận ở China lục địa.

U.S. medical schools should also refuse to train surgeons from China, "unless they can verify they are not going to conduct forced organ harvesting," Gutmann said.



Các trường học y khoa của Hoa Kỳ cũng phải từ chối huấn luyện những người làm phẩu thuật đến từ Trung Hoa, "trừ phi họ có thể xác định được là họ sẽ không xử lý việc lấy bộ phận con phận con người một cách bị bắt buộc..." Gutmann nói.


'Unsustainable'?

Không thể kéo dài?

Không thể chịu đựng nổi?

"The U.S. government opposes illegal or unethical harvesting of, or trafficking in, human organs," the State Department said in a Dec. 19 reply to a congressional letter asking for information on transplant abuses in China.

 

"Chính phủ Hoa Kỳ chống đối việc lấy một cách vô đạo đức và di chuyển cơ quan nội tạng con người," Bộ Ngoại Giao đã nói vào hôm 19 tháng 12 để trả lời một bức thư từ quốc hội đòi hỏi thông tin về việc lạm dụng cấy ghép ở Trung Hoa.

"The U.S. government has urged China to cease the practice of organ harvesting from executed prisoners," the State Department said.



Chính phủ Hoa Kỳ đã thúc giục Trung Hoa ngừng những thực hành về việc lấy bộ phận con người từ những tù nhân bị án tử hình," Bộ Ngoại Giao đã nói.


"There are indications that Chinese authorities are rethinking their policies and revising their practices ... [but] we will continue to make known our concerns and urge China to take steps to stop such abuses."

 

Có những chỉ dấu là các giới chức Trung Hoa đang suy nghĩ lại về chính sách của họ và duyệt lại cách thực hành…nhưng chúng ta sẽ tiếp tục làm rõ những quan tâm của chúng ta và thúc giục Trung Hoa có những quyết định ngừng những sự lạm dụng như vậy."

Interviewed last year in the World Health Organization's Bulletin, Wang Haibo, an organ transplant expert for China's Ministry of Health, acknowledged ethical problems with the use of organs taken from executed prisoners and called the system unsustainable.

 

Được phỏng vấn hồi năm ngoái trên Tập San của Tổ Chức Y Tế Thế Giới, Wang Haibo, một chuyên viên cấy ghép bộ phận của Bộ Y Tế Trung Hoa, nhìn nhận vấn đề đạo đức với việc xử dụng cơ quan nội tạng lấy từ cơ thể tử tù và gọi hệ thống này là không thể kéo dài.

"The implementation of [a] new national system will start early next year [2013] at the latest," Wang said.

Việc thực thi một hệ thống tầm cở quốc gia sẽ bắt đầu vào đầu năm tới (2013) là trể nhất, " Wang nói.

But though civil hospitals in China may perform transplant surgery, the harvesting of organs itself is done by China's military and police, said Torsten Trey, executive director of the Washington-based Doctors Against Forced Organ Harvesting.

 

Nhưng mặc dù các bệnh viện ở Trung Hoa có thể thực hiện phẩu thuật cấy ghép, việc lấy cơ quan nội tạng tự nó được thực hiện bởi quân đội và cảnh sát, Torten Trey đã nói, giám đốc chấp hành của Hiệp Hội Các Bác Sĩ Chống Việc Lấy Bộ Phận Một Cách Bắt Buộc có trụ sở ở Washington.


"The military hospitals operate on their own decisions, and don't have to follow orders from the civil side, including the Ministry of Health," Trey said.

 

Những bệnh viện quân đội điều hành quốc định riêng của họ, và không theo các lệnh từ phía dân sự, bao gồm Bộ Y Tế," Trey đã nói.

"Once an organ is procured and offered for transplantation to civil hospitals, it is almost impossible to track down the organ source on the military side."

 

Khi một cơ quan nội tạng thu mua được và đề nghị cấy ghép ở một bệnh viện dân sự, hầu như không thể truy tìm nguồn gốc của cơ quan nội tạng này về phía quân đội."

 

Reported by Rukiye Turdush for RFA's Uyghur Service.



Tường trình bởi Rukiye Turdush cho Uyghurs Vụ đài RFA

 

Written in English with additional reporting by Richard Finney.

Được viết bằng Anh ngữ và tường trình phụ thêm bởi Richard Finney.

 

Nhật Lan dịch

 

Tài Liệu tham khảo:

http://www.rfa.org/english/news/uyghur/seized-01092013163346.html

 

 

 
by Lý Tưởng Người Việt
Lễ đăng quang của Đức Tân Giáo Hoàng Phanxicô vào ngày 19.3 lễ kính thánh Giuse LM Trần Công Nghị3/14/2013

Cha Lombardi phát ngôn viên Tòa Thánh đã cho biết rằng Thánh Lễ đăng quang Ngài Tòa Thánh Phêrô của Đức Tân Giáo Hoàng Phanxicô sẽ được tổ chức vào ngày 19.3, ngày lễ kính Thánh Giuse, lúc 09:30 sáng, giờ Roma.
alt
Cha Lombardi cũng cho biết thêm là Thánh Lễ kết thúc Cơ Mật Viện sẽ cử hành lúc 17:00 chiều thứ Năm trong Nhà nguyện Sistine. 
Ngày hôm sau thứ Sáu, lúc 11 giờ sáng, Đức Tân Giáo Hoàng sẽ có cuộc yết kiến Hòng Y Đoàn tại Hội đường Clementine. 
Rồi vào sáng thứ Bảy lúc 11 giờ sáng Đức Tân Giáo Hoàng Phanxicô sẽ gặp gỡ với tất cả các nhà báo và các phương tiện truyền thông, những người đã tường trình và loan tin về Mật Nghị Hồng Y bầu Giáo hoàng. Thông báo này đã làm toàn thể báo giới vui mừng và chào đón bằng một tràng pháo tay trong phòng họp báo. 
Và cuối cùng vào ngày Chủ nhật Đức Giáo Hoàng Phanxicô sẽ đọc kinh Truyền Tin buổi trưa.
Thứ năm ngày mai ngày 14 tháng 3, Đức Giáo Hoàng Phanxicô sẽ thăm viếng riêng tới một đền thánh kính Đức Mẹ, nhưng các chi tiết sẽ chỉ được loan tin sau khi chuyến thăm đã được thực hiện.
Một người đàn ông tự nấu cơm cho chính mình, dùng phương tiện giao thông công cộng thay vì sử dụng xe hơi và là một mục tử đơn giản đã được bầu làm Giáo Hoàng như chúng ta mới biết. Đấy là chân dung của Đức Tân Giáo Hoàng Phanxicô I., Ngài là linh mục Dòng Tên, mà giáo dân của Ngài ở Buenos Aires quen gọi ngài là "Padre Jorge" (Cha Jorge).
Cha Lombardi trong một cuộc họp báo ngẫu hứng, đã cho biết đây là vị Dòng Tên đầu tiên được bầu làm Giáo Hoàng. Ngài thực có tinh thần của tổ phụ Dòng Tên là thánh Ignatiô và là đầy tớ của Giáo hội. 
Vị tân Giáo hoàng Dòng Tên "có một tầm nhìn quốc tế, sẵn sàng phục vụ bất cứ nơi nào có nhu cầu". Cha Lombardi cũng thuộc Dòng Tên và ngài cho biết chính mình cũng cảm nhận cú sốc cá nhân khi biết có một Đức Giáo Hoàng Dòng Tên, ngài nói thêm: "các tu sĩ Dòng Tên nghĩ họ là những người đầy tớ phục vụ, chứ không phải quyền bính trong Giáo Hội". 
Một trong những hành động đầu tiên của Đức Giáo Hoàng Phanxicô là điện thoại nói chuyện với Đức Thánh Cha Benedict XVI, Giáo hoàng danh dự.
by Lý Tưởng Người Việt
image
Đây là các loại nấm ươm ủ bằng hóa chất độc hại bán la liệt tại các chợ Tàu Việt.
 
Nấm cũng từ hóa chất, giá đỗ cũng từ hóa chất. Và 2 loại này được làm thành nhiều loại thức ăn chay ngon miệng!
 
image
 
image
 
image
 
image
 
image
 
image
 
image
 
image
 
image
 
image
 
image
 
image
 
image
 
image
 
Thật đáng sợ!
Mong là báo chí địa phương nên đưa tin về những loại thức ăn được làm từ hóa chất của Tàu như các loại nấm này.
Để bảo vệ sức khỏe cho chính chúng ta, nên in ra những hình ảnh này, đem đến các chợ yêu cầu chủ chợ không nên bán nhựng thứ độc hại này. Nếu không, chúng ta cần thu thập hình ảnh chứng cớ gởi lên văn phòng FDA địa phương yêu cầu kiểm tra và cấm bán.
FDA Office San Francisco District (Pacific Region) 1431 Harbor Bay Parkway Alameda, CA 94502
Thứ Tư, 13 tháng 3, 2013 by Lý Tưởng Người Việt
Tin Hà Nội - Một phúc trình của Tổng Công Ty Điện Lực Việt Nam viết tắt là EVN cho thấy sản lượng điện của tổng công ty này đang giảm mạnh. Theo phúc trình này, sản lượng điện của EVN chỉ đạt 46.44% tổng mức tiêu thụ. Số lượng điện còn lại đành phải bù đắp bằng cách mua của công ty ngoại quốc. Nguyên nhân cắt giảm sản lượng điện vì mực nước tích ở các hồ thủy điện thấp so với nhiều năm trước. Tình trạng này diễn ra đều khắp cả ba miền Bắc, Trung, Nam, khiến Việt Nam thiếu gần 10,000 tỉ thước khối nước.

ysb1  5 -large-content

Phúc trình cũng cho rằng EVN sẽ phải cung cấp khoảng 1113 tỉ Kilowatt giờ bằng nhiệt điện trong Mùa Hè năm 2013. Điều này dẫn tới nguy cơ phải tăng giá vì nhiệt điện xài dầu đắt gấp nhiều lần so với than hoặc khí đốt. Một báo cáo khác cho thấy nguồn điện cung cấp từ các thủy điện ở Việt Nam sẽ sụt mất 1.43 tỉ Kilowatt giờ trong Mùa Hè tới. Tình trạng khô hạn xảy ra có thể buộc các nhà máy thủy điện phải ngừng hoạt động trong một thời gian. Giám đốc công ty thủy điện Ialy, tỉnh Gia Lai thú nhận rằng các hồ thủy điện tại sông Sesan đang bị đe dọa ngừng hoạt động vì lượng nước hồ chỉ bằng 50% những năm gần đây.

Như vậy sản lượng điện của riêng công ty này chỉ bằng một nửa so với cùng giai đoạn của năm rồi. Một viên chức khác của EVN cũng cho biết ở miền Nam hiện nay không còn nguồn phát điện nào khác, và tiên đoán miền Nam sẽ bị thiếu khoảng 9 tỉ Kilowatt giờ so với nhu cầu từ nay đến cuối năm 2013. Như vậy ngành điện Việt Nam chắc chắn sẽ cúp điện liên tiếp trong Mùa Hè năm 2013. Còn một nguy cơ khác mà người dân Việt Nam đang bị đe dọa là mất thêm tiền để trả cho ngành điện.
by Lý Tưởng Người Việt
constitution_0 VRNs (12.03.2013) - Sài Gòn – Trong những ngày vừa qua, nhiều gia đình tại Việt Nam, đặc biệt tại Sài Gòn đã nhận được tài liệu góp ý Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 do chính quyền đưa đến tận nhà. Tài liệu gồm tập sách có bìa in chữ màu xanh dày 79 trang có tựa "TÀI LIỆU TRIỂN KHAI LẤY Ý KIẾN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH VỀ DỰ THẢO SỬA ĐỔI HIẾN PHÁP NĂM 1992″, phát hành ngày 11 tháng 01 năm 2013. Trang đầu tiên là thư ngỏ của Ban chỉ đạo tổ chức lấy ý kiến. Nội dung chính là bảng so sánh Hiến pháp năm 1992 và Dự thảo sửa đổi. Trang bìa sau cùng ghi thông tin của nhà in: "In tại Xí nghiệp in Nguyễn Minh Hoàng (Công an TP.HCM), Địa chỉ: 100 Lê Đại Hành, Phường 7, Quận 11, TP. Hồ Chí Minh, Điện thoại: 38555812 – 39557657″.

Kèm với tập Tài liệu này là một tờ giấy khổ A4 in hai mặt có tên là "PHIẾU LẤY Ý KIẾN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH VỀ DỰ THẢO SỬA ĐỔI HIẾN PHÁP NĂM 1992″. Mặt thứ nhất để nhân dân viết "Nội dung góp ý", mặt thứ hai thì phần trên để trống, phần dưới để người góp ý ký tên, ghi họ tên và các thông tin cá nhân như địa chỉ và điện thoại.

Điều bất thường là sự vội vàng của những người được giao nhiệm vụ làm công việc này. Họ đến nhà người dân, phát các tài liệu này và yêu cầu nộp lại chỉ trong vòng 5 ngày! Thời hạn này không giống nhau ở mỗi địa phương, chứ không có một thời hạn chung. Trong khi đó, ai cũng biết là ngày 30/9/2013 mới là ngày cuối cùng lấy ý kiến (theo quyết định mới nhất).

Nhiều người thắc mắc: mỗi hộ gia đình chỉ có 1 tờ lấy ý kiến thì đó là ý kiến của ai: ý kiến chung của cả hộ gia đình hay ý kiến của bất kỳ ai trong gia đình đó? Giả sử người có hộ khẩu thường trú trong hộ gia đình đó không am hiểu về những vấn đề vĩ đại như Hiến pháp thì người chỉ có KT3 (tạm trú dài hạn) ký thay được không?… Nói chung là việc hướng dẫn nhân dân không có gì rõ ràng. Hình như những người được giao nhiệm vụ làm công việc này chỉ biết phát ra và thu vào mà thôi, chứ không có khả năng hướng dẫn.

Người dân đa số là người bình dân thì làm sao biết phải góp ý thế nào? Góp ý làm sao cho có lợi nhất cho đất nước?

Cuối Thánh lễ tối hôm qua 12/03/2013 tại Nhà thờ Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp, cha Chính xứ Giuse Hồ Đắc Tâm đã hướng dẫn cho giáo dân trong giáo xứ nhân dịp tĩnh tâm biết cách góp ý và những nguyên tắc quan trọng khi góp ý Hiến Pháp năm 1992. Ngài nói: "Tôi xin đề nghị với ông bà anh chị em những điểm sau đây:

   – Đừng bao giờ đặt bút ký vào điều gì mà mình không hiểu. Điều đó có thể làm hại nhiều người khác và có thể là bằng chứng buộc tội bản thân.

   – Điều gì không hiểu thì bàn hỏi với những người mà mình tin tưởng.

   – Điều gì mà mình đã hiểu thì giải thích cho người không hiểu, để nhiều người khác cũng tham gia vào lợi ích chung."

Sau đó cha Tâm đã phân phát cho giáo dân Bản góp ý và kiến nghị cho Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 của Hội đồng Giám mục Việt Nam. Ngài khích lệ giáo dân: "Mỗi chúng ta hãy đọc thật kỹ để hiểu được lập trường khôn ngoan của những đấng bậc đã được Chúa ban ơn Thánh Thần hướng dẫn chúng ta. Chúng ta cũng hãy cầu nguyện xin Chúa soi sáng, để chúng ta biết lựa chọn góp ý thế nào theo thánh ý Chúa."

Theo tôi, đây là một hướng dẫn tôn trọng tối đa sự tự do của giáo dân, tức là không áp đặt việc góp ý Hiến pháp phải viết điều gì. Nhưng cũng có ý kiến cho rằng giáo dân không phải ai cũng có thời gian đọc hết 4 trang A4 bản góp ý của HĐGM VN, và giả sử có đọc hết thì chưa chắc đã biết phải viết gì trong bản Lấy ý kiến, vì chỉ có chưa đầy 2 trang A4. Những người theo lập trường này cho rằng có thể in sẵn cho giáo dân nội dung góp ý, gồm 12 đề nghị của HĐGM VN liên quan đến 3 lãnh vực Quyền con người (5 đề nghị), Quyền làm chủ của nhân dân (4 đề nghị) và Thi hành quyền bính chính trị (3 đề nghị). Giáo dân chỉ cần ký tên, ghi rõ họ tên và thông tin cá nhân vào đó thôi.

Có một sáng kiến đề giúp người dân viết vào 'phiếu lấy ý kiến' như sau: 

Phần 1: "Không đồng ý"
Phần 2: "Tôi đồng ý với Nhận định và Góp ý của Hội đồng Giám mục Việt Nam.
Đề nghị Ủy ban soạn thảo theo đó mà sửa lại cho đúng".
alt
Đây là thời điểm quan trọng để người dân khắp nơi thực hiện quyền công dân của mình. Cần phổ biến nội dung này đến mọi tầng lớp nhân dân để họ không bị mắc lừa những kẻ lấy ý kiến dối trá, như đã từng làm suốt 38 năm nay trong các cuộc bầu cử Quốc hội.
by Lý Tưởng Người Việt
Lê Thiên

(11/3/2013)

 
thinkingSáng ngày 06/3/2013, vào trang web BBC đọc thấy thông tin ngồ ngộ: "Kéo dài thời gian góp ý Hiến pháp – Thời gian góp ý sửa đổi Hiến pháp vừa được kéo dài từ hạn 31/3 sang cột mốc mới là 30/9, theo văn bản được Chủ tịch Quốc hội Việt Nam ký hôm 6/3."

Gia hạn 5 tháng! Đã chưa? Nhân dân tha hồ góp ý. Chắc chắn số lượng người ghi danh ký tên vào bản Kiến nghị sửa đổi Hiến Pháp sẽ gia tăng ngoạn mục!

Tuy nhiên, đọc kỹ toàn bản tin, mới hay lý do gia hạn đâu phải ở tại việc nhân dân có góp ý hay không, góp ý thế nào, góp ý tới đâu mà chỉ đơn thuần là vì "các địa phương chưa tổng hợp đầy đủ các ý kiến góp ý của nhân dân…"

Cũng theo BBC, nhân đưa ra thông tin gia hạn thời gian góp ý Hiến pháp, Nguyễn Sinh Hùng, chủ tịch Quốc hội CSVN đã có lời ngăm đe "cần kịp thời đấu tranh, ngăn chặn việc lợi dụng góp ý vào Dự thảo sửa đổi Hiến pháp để truyền bá những quan điểm sai trái, chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân, chống phá Đảng, Nhà nước và chế độ ta".

Rồi Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: "Cùng ngày [06/3/13], trong một cuộc họp, cũng nói 'phải phản bác' những nội dung góp ý Hiến pháp trái với đường lối của Đảng Cộng sản." (BBC như trên).

Luận điệu cũ rích, nhai lại! Như mấy con vẹt già!

Hiến pháp có vấn đề, nó có sai sót và sai sót nghiêm trọng, mới đặt ra vấn đề "góp ý sửa đổi" chứ đâu phải chuyện đùa, chuyện phịa để đánh lận con đen, che đậy những mưu đồ gian hiểm! Góp ý đâu phải là vỗ tay, hoan hô, "hoàn toàn nhất trí" mà là phải nói lên ý kiến, quan điểm, suy tư của mỗi người, một cách thẳng thắn, trung thực! Có góp ý là có nghịch ý! Góp ý là phản biện, là trái chiều! "Trung ngôn nghịch nhĩ" đó là lẽ thường! Nếu không chấp nhận phản biện, không lắng tai, không tiếp thu… thì đưa ra hỏi ý kiến làm gì?

Oái oăm thay, CSVN xưa nay cứ vẫn "trước sau như một", vừa giữ cố tật khư khư ôm chặt quan điểm sai trái của mình vừa đóng kịch dân chủ tham khảo ý dân ồn ào rầm rộ, để rồi dùng quyền lực áp đảo, kết tội những người góp ý!

Tờ báo QĐND (ngày 06/3/13) của CSVN đã ngăm đe"xử lý kịp thời, nghiêm minh những hành động tán phát tài liệu xấu, mạo danh, nặc danh, lợi dụng việc lấy ý kiến nhân dân vào Dự thảo sửa đổi Hiến pháp để xuyên tạc, công kích, chống phá Đảng, Nhà nước và nhân dân ta".Rồi lại phóng loa buộc tội người góp ý là những "phần tử cơ hội chính trị, được các thế lực thù địch phản động tiếp sức!"

Ghê gớm thật! Thì ra, góp ý mà không "nhất trí" với đảng đều phản động cả! Tội phản động lớn lắm! Bao nhiêu nhân sĩ, trí thức, thương gia, nhà khoa học, rồi sinh viên học sinh cho đến các cựu quan chức, cựu đảng viên đảng cộng sản, những ai hăm hở chỉ vì lòng yêu nước mà hăng hái ký tên kiến nghị sửa đổi Hiến pháp, đều là phản động cả đấy!

Một Hội Đồng Giám Mục Việt Nam của Công Giáo gửi thẳng Thư Góp Ý sửa đổi Hiến phápcho nhà cầm quyền CSVN. Đức Tăng Thống ThíchQuảng Độ, nhà lãnh đạo tinh thần cao nhất của Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam cũng đã lên tiếng về Hiến pháp. Phật Giáo Hòa Hảo, Tin Lành… cũng thế! Điều đó chứng tỏ toàn dân quan tâm tới việc quốc gia đại sự, quan tâm tới tiền đồ Tổ quốc và tới sự sống còn của dân tộc Việt Nam. Sao lại kết tội người yêu nước là phản động? Sao lại la toáng lên đó là âm mưu đảo chánh? Đảo chánh… mềm!"

Đây nguyên văn trên tờ Quân Đội Nhân Dân ngày 03/3/2013: "Vì những lý do khác nhau, những người lợi dụng cơ hội đóng góp ý kiến sửa đổi Hiến pháp năm 1992 hòng thực hiện một cuộc đảo chính mềm - thay đổi nội dung căn bản của Hiến pháp năm 1992, xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam chỉ là ảo tưởng."(Xem Không thể áp đặt,QĐND, 03/03/2013).

Hay nhỉ! Bài báo đao to kia vừa mới bảo ý kiến của người khác là "áp đặt", thì ngay sau đó lại chụp mũ người ta âm mưu "thực hiện một cuộc đảo chánh mềm", nhưng cuối cùng vội mỉa mai rằng đó "chỉ là ảo tưởng"! Quẫn trí mất rồi!

Chúng ta thử lướt qua mấy từ ngữ trên đây xem sao.

Tự diển tiếng Việt định nghĩa ảo tưởng"ý nghĩ hay điều mơ tưởng viễn vông, không thực tế, không thực hiện được". Như vậy, ảo tưởng biểu thị trạng thái bệnh hoạn, thứ bệnh tâm thần "mơ trống tưởng kèn" – nói theo "biệt ngữ" của "bên thắng cuộc" sỉ vả bên thua cuộc! Ảo tưởng vì vậy không phải, hay chưa phải là tội đối với ai cả, kể cả đối với chế độ CSVN hiện hữu.

Bây giờ chúng ta lại nhìn qua từ "áp đặt". Cũng theo Từ điển Tiếng Việt, áp đặt có nghĩa là "dùng sức ép bắt phải chấp nhận", chẳng hạn như "áp đặt một chế độ chính trị, một hình thức chính quyền".

Ai có quyền áp đặt cho ai? Chẳng phải là kẻ có quyền lực chính trị, quyền lực công an và quyền lực quân sự trên cả nước mới là nhóm người duy nhất có quyền áp đặt quyền lực mình lên trên đầu, trên cổ người dân sao? Người dân sức mấy có khả năng "áp đặt" điều gì lên một chính quyền độc tài, độc tôn, độc đảng suốt gần một thể kỷ cai trị dân bằng bàn tay sắt? Dân làm chủ! Oai lắm! Nhưng trên thực tế, nhân dân chỉ là thứ chủ bị dí bẹp dưới gót giày đảng trị, và bọn kiêu đảng tha hồ đè đầu cưỡi cổ dân… trong tư cách đảng lãnh đạo, ngang nhiên cướp bóc cưỡng đoạt mọi thứ của dân! Ai áp đặt ai vậy?

Kế tiếp có lẽ quan trọng nhất, đó là từ "đảo chánh" mà tờ QĐND của CSVN nhấn mạnh.

Đảo chánh là gì? Từ điển Tiếng Việt giải nghĩa: "đảo chánh là lật đổ chính phủ một cách đột ngột và trái Hiến pháp, (nói về một nhóm người hiện đang hoặc trước đây có tham gia chính quyền)".

Định nghĩa này cho thấy việc đảo chánh hay hành động lật đổ chủ yếu là do bên trong nội bộ của guồng máy cai trị đứng lên làm một cuộc binh biến hay chính biến, để loại trừ quyền lãnh đạo hiện hữu, chứ hàng thứ dân tay trắng trắng tay nào làm được gì?

Đảo chánh là đảo chánh. Đảo chánh mềm hay đảo chính cứng gì gì cũng đều là hành động nổi loạn từ "một nhóm người hiện đang hoặc trước đây có tham gia chính quyền".

Người dân bị trị dưới chế độ độc đảng chắc chắn không khi nào có khả năng làm một cuộc đảo chánh – bất luận đó là đảo chính cứng hay đảo chính mềm, hay cả đảo chánh nóng, đảo chánh nguội đi nữa! Dòi trong xương dòi ra!

Rõ ràng nỗi sợ bị mất quyền lực, mất thế đứng đang ám ảnh đám kiêu đảng một cách nghiêm trọng hơn bao giờ hết! Bọn kiêu đảng đang run rẩy! Giống như mọi kẻ độc tài khác, bọn kiêu đảng trong nước… bây giờ nhìn đâu cũng thấy kẻ thù!

Nói về kiêu đảng chắc phải tốn khá nhiều giấy mực để chứng minh. Nhưng đâu cần đưa ra cái gì để chứng minh. Chuyện thường ngày ở trog nước từ bắc chí nam, ai mà không biết! Từ trung ương xuống địa phương, trong nhà ngoài ngõ, đâu đâu kiêu đảng cũng lộng hành dưới nhiều hình thức, nhiều kiểu cách khác nhau. Riêng một câu tuyên bố của Tông bí thư đảng Nguyễn Phú Trọng đủ nói lên cái oai phong của tầng lớp kiêu đảng: "suy thoái đạo đức, suy thoái tư tưởng, suy thoái chính trị". Mạ lỵ dân Việt như vậy đấy! Ôi! Kẻ suy thoái mang cái suy thoái của mình gán cho người khác! Khác nào lũ băng đảng cướp giật giấu súng để vu họa ngược lại cho nạn nhân tội tang trữ vũ khí giết người!

CSVN xưa nay nổi tiếng về thủ đoạn gian ngoa, nham hiểm và độc ác. Càng sợ, càng hoảng loạn, CSVN càng đánh phá điên cuồng!

Gần đây chúng ta nghe nói Bộ Chính Trị Đảng CSVN rầm rộ phát động chiến dịch đánh tham nhũng bằng việc phân công một số đại quan sừng sỏ nhất đứng đầu là UVTƯĐ Nguyễn Bá Thanh. Bên ngoài Nguyễn Bá Thanh và đồng bọn "được đảng bố trí nhiệm vụ trừng trị tham nhũng"! Thanh lập tức tung ra khẩu lệnh "hốt liền". Người dân mới nghe qua, vài người cũng lấy làm khoái. Nhưng phần đông, nhất là giới am tường đường đi nước bước của CSVN thì tỏ ra khá dè dặt! Sợ trao duyên lầm tướng cướp!

Thật vậy! Cái ban bệ mà Nguyễn Bá Thanh đứng đầu với gần cả trăm nhân sự "đảng đầy mình" chẳng đánh đấm gì với tham ô tham nhũng đâu! Cái danh xưng của ban ấy tự nói lên "sứ mạng chính trị"của nó: "BAN NỘI CHÍNH". Nó trực thuộc Bộ Chính Trị ĐCSVN! Nó là cột sống của đảng! Nó không "hốt liền", không ngang nhiên đạp lên luật pháp thì làm sao cứu được đảng khỏi lâm vào loạn "đảo chánh mềm" từ bên trong!

Từ đây tới 30/9/2013 (ngày cuối gia hạn góp ý sửa đổi HP), "đảng ta" chắn chắn sẽ có dư phép thần thông, thiên biến vạn hóa để trưng ra cho cả thế giới thấy thắng lợi cực kỳ to lớn của đảng ta với con số 99,99% nhân dân nhất tề đi theo con đường đỉnh cao trí tuệ vạch ra, triệu người như một ký tên vào bản dự thảo sửa đổi Hiến pháp đảng đã vạch ra! Nhưng người dân nào ai biết cái con số 99,99% ấy từ đâu chui ra! Dĩ nhiên đó là trò lưu manh lộ liễu! Nhân dân tự phát ấy mà! Nhưng sự thật, khẩu lệnh "hốt liền" mới là nhân tố quyết định! "Trưng cầu ý dân" đó!

Nhân dân Việt Nam chẳng đã trải qua hàng nửa thế ký "Đảng cử dân bầu" của CSVN sao? Đảng lãnh đạo! Bách chiến bách thắng! Cho nên, đảng trị muôn năm!

Rồi đây trên phạm vi cả nước sẽ tái diễn màn "Trăm hoa đua nở" khủng khiếp! Trăm nhà đua tiếng… tiếng khóc than não nuột dưới cuộc khủng bố "hốt liền" liên tục nghiền nát cả ý chí, tâm tư, tình cảm lẫn sự sống tinh thần và vật chất của dân! Không chừng cả nước sẽ trở lại với cái cảnh nhà tù không lồ như của thuở nào! Màn đêm đang bao trùm!

Tuy nhiên, người dân Việt Nam của thế kỷ 21 đâu thể cúi đầu cam chịu mãi cái thảm trạng kiêu đảng bức hiếp tàn nhẫn như trước đây! Dân trí người Việt cả nước đã cao lên rồi, vượt xa cái thời cộng sản chuyên chính! Người người như một sẽ vùng lên, nắm chặt tay nhau dẹp tan lũ bán nước hại dân, bảo vệ giang sơn Tổ Quốc, bảo toàn dân tộc!

Một Quốc Hội Lập Hiến sẽ ra đời!

Một Hiến pháp thật sự của dân, vì dân và cho dân, thể hiện ý chí của dân sẽ được biểu quyết!

Và một thể chế chính trị đa đảng, đa nguyên, tam quyền phân lập sẽ hình thành!

Chấm dứt nạn kiêu đảng, chấm dứt quyền độc đảng độc trị! Để tiến tới tự do, dân chủ, công bằng và bình đẳng toàn xã hội, bảo đảm quyền sinh sống của toàn dân!

 

                                                                                                                                                                                                    Ngày 10/3/2013
by Lý Tưởng Người Việt
Tại sao 7 Triệu người Công giáo nói không với Hiến pháp?

HaydungdayPhong trào quần chúng bác luận điệu nói đảng Cộng sản có quyền lãnh đạo "nhà nước và xã hội"  là "tất yếu của lịch sử"  đã nổi lên ở Việt Nam.

Những người tham gia Cuộc cách mạng bất bạo động này đòi thay bản dự thảo Hiến pháp 1992 sửa đổi bằng một Hiến pháp mới bảo đảm tự do và dân chủ, công nhận đa nguyên đa đảng, tam quyền phân lập(lập pháp,hành pháp và tư pháp)để xây dựng một chính quyền thật sự của dân, do dân và vì dân qua  bầu cử trực tiếp.

Họ còn tuyên bố Quân đội  không phải là công cụ của đảng mà của dân và phải trên hết tuyệt đối trung thành với Tổ quốc.

Làn sóng người dân  nổi lên cũng tự phủ nhận chủ nghĩa Cộng sản do đảng áp đặt và bắt mọi người phải theo từ 83 năm qua. Và họ  cũng kiên quyết đòi  đảng trả quyền làm chủ đất nước cho dân để họ  tham gia xây dựng Hiến pháp mới, có thể  qua một Quốc hội lập hiến do dân bầu.

Đây là lần đầu tiên trong 68 năm độc quyền cai trị ở Việt Nam đảng Cộng sản đã phải đối phó với một cuộc nổi dậy không có tiếng súng nhưng trực diện và rất khó dậy tắt, trừ phi đảng muốn tái diễn cuộc đàn áp đẫm máu của  chính phủ Trung Cộng ở Qủang trường Tiananmen (Thiên An Môn)  năm 1989, nếu những người của phong trào phản kháng  quyết định tuần hành ở Hà Nội hay Sài Gòn.

Nghiêm trọng hơn là trong số những người chống đảng, ngòai số đông gười dân bình thường còn có cả công nhân và nông dân là hai lực lượng nồng cốt đã tạo nên đảng CSVN.

Nhiều Lão thành cách mạng, chức sắc Tôn giáo, cựu chiến binh,  có cả cựu  Tướng lãnh và cán bộ, đảng viên cao cấp đã nghỉ hưu  hoặc tại chức cũng tham gia vào làn sóng người phản kháng không đổ máu này.

Biến cố này bắt đầu từ "Kiến nghị về sửa đổi Hiến pháp 1992" của nhóm 72 Nhà Trí thức, Nhân sỹ và Lãnh đạo Tôn giáo nổi tiếng công bố trên báo điện tử Bauxite Việt Nam ngày 19/01/2013.

Nhóm 72 nói rằng: "Chủ thể nào lãnh đạo xã hội sẽ do nhân dân bầu chọn ra trong các cuộc bầu cử tự do, dân chủ, định kỳ."

Lập trường này xác nhận họ  đã bác bỏ việc Hiến pháp sửa đổi tiếp tục duy trì quyền cai trị độc tôn, độc tài cho đảng CSVN.

Các Trí thức cũng nói: "Lực lượng vũ trang phải trung thành với Tổ quốc và nhân dân chứ không phải trung thành với bất kỳ tổ chức nào, như quy định tại Điều 70 của Dự thảo. Chúng tôi yêu cầu bỏ quy định lực lượng vũ trang phải trung thành với Đảng Cộng sản Việt Nam."

Hàng ngàn người thuộc mọi tầng lớp trong xã hội và người Việt Nam ở nước ngòai đã ký tên ủng hộ Nhóm 72. 

Trong số những trí thức, nhân sỹ, lãnh đạo Tôn giáo ký tên có cả  Đức Giám mục Nguyễn Thái Hợp, Giáo phận Vinh; các ông Nguyễn Đình Lộc, nguyên Bộ trưởng Bộ Tư pháp; Nguyễn Minh Thuyết, GS TS, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội; Nguyễn Trọng Vĩnh, nguyên thiếu tướng, nguyên ủy viên Trung ương đảng, nguyên cựu đại sứ Việt Nam tại Trung Quốc và 8 nguyên Trợ lý và chuyện gia cố vấn của các nguyên Thủ tướng Phạm Văn Đồng, Võ Văn Kiệt và Phan Văn Khải  (Tương Lai, Lê Đăng Doanh, Phạm Chi Lan, Trần Đức Nguyên, Trần Việt Phương, Đào Xuân Sâm, Nguyễn Trung, Vũ Quốc Tuấn) v.v…

Nhóm 72  còn đề xuớng  một dự thảo Hiến pháp 2013  cho  chính quyền dân chủ ở Việt Nam theo Tổng thống chế với  2 viện Quốc hội (Thượng và Hạ) được dân  trực tiếp bầu. Ba ngành hiến định Lập pháp, Hành pháp và Tư pháp hoạt động độc lập.

Họ  đã trao  Hiến pháp dự thảo này cho Ủy ban sọan thảo Quốc hội ngày 04/02/2013 với đề nghị "trang thông tin điện tử của Quốc hội về sửa đổi Hiến pháp và các báo in cần đăng Kiến nghị 72 và Dự thảo Hiến pháp 2013 cùng với các ý kiến khác về sửa đổi Hiến pháp".

Tuy nhiên ông Phan Trung Lý, thay mặt Ủy ban đã bác bỏ yêu cầu của Nhóm 72.

TIẾNG NÓI CÔNG GIÁO

Quyết định của ông Lý không chỉ xúc phạm đến những người ký tên ủng hộ Nhóm 72 mà còn công khai coi thường hàng trăm tiếng nói của những người Công giáo đã ký tên vào Kiến nghị

Lần đầu tiên khỏang  200 Linh mục và Tu sỹ đã hướng dẫn giáo dân hành động theo gương 3 Đức Tổng Giám mục và Giám mục nổi tiếng của Việt Nam, những chủ chăn đã ký tên ủng hộ Nhóm 72 chống Hiến pháp sửa đổi 1992.

Làn sóng người công giáo ở Hà Nội, Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh  tham gia Phong trào chống đảng CSVN lên cao độ ngay sau khi Đức nguyên Tổng Giám mục Ngô Quang Kiệt, ở ẩn từ Tu viện Nhà dòng Châu Sơn, Ninh Bình, ký tên ủng hộ nhóm 72, đã có sẵn chữ ký của Đức cha Nguyễn Thái Hợp, Giáo phận Vinh, Chủ tịch Ủy ban Công lý và Hòa Bình của Hội đồng Giáo mục Việt Nam.

Đức TGM Ngô Quang Kiệt viết: "Tôi đồng ý và ký tên bản Kiến nghị về sửa Hiến pháp 1992 (đăng tải trên Bauxite Việt Nam ngày 22/1/2013."

Sau đó đến lượt Đức Giám mục Nguyễn Chí Linh, Phó Chủ tịch Hội đồng Giám mục Việt Nam, Giáo phận Thanh Hoá cùng đã dấn thân "làm cách mạng" với giáo dân của Ngài.

Hành động của 3 Chức sắc cao cấp của Giáo hội Công giáo và Nhóm 72, phải chăng đã thúc bách đảng và nhà nước CSVN có phản ứng qua những phát biểu của  hai ông Tổng Bí thư đảng Nguyễn Phú Trọng và Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng?

Ông Trọng cho rằng "Vừa rồi đã có các luồng ý kiến cũng có thể quy vào được là suy thoái chính trị, tư tưởng, đạo đức" , đó là những  ai đòi hỏi "bỏ Điều 4 Hiến pháp, phủ nhận vai trò lãnh đạo của đảng, muốn đa nguyên đa đảng,  tam quyền phân lập, phi chính trị hóa quân đội ." (Tuyên bố ngày 25/02/2013 tại Vĩnh Phúc)

Và ông Hùng thì  lên án những ý kiến không thuận chiều với đảng là "…lợi dụng việc lấy ý kiến hiến pháp để tuyên truyền vận động nhân dân chống lại Đảng chống lại chính quyền… là ngược chiều, phải kiên quyết đấu tranh và ngăn chặn."

Ông cũng bảo: "Bản lấy ý kiến là bản của Uỷ ban dự thảo Hiến pháp công bố trên cơ sở tiếp thu ý kiến thảo luận của Quốc hội…là bản duy nhất. Còn anh tự tổ chức lấy một cách lấy ý kiến khác của anh là không được, đấy là cách làm không đúng quy định, mà tôi chưa nói là vi phạm pháp luật, chúng ta phải đấu tranh…" (Tuyên bố ngày 27/02/2013 tại  Hà Nội)

ĐỔ DẦU VÀO LỬA

Lập luận quy chụp, độc tài, bảo thủ của hai ông Nguyễn Phú Trọng và Nguyễn Sinh Hùng đã bị chống đối quyềt liệt từ nhiều phiá người dân vì rõ ràng đảng đã nói một đàng làm một nẻo khi lấy ý kiến mà lại không những chỉ  chống mà còn đe dọa người có ý kiến khác với mình.

Phản bác đầu tiên và mạnh mẽ nhất  vào ngày 26/02/2013 đến từ Nhà báo Nguyễn Đắc Kiên qua bài "Vài lời với TBT ĐCS VN Nguyễn Phú Trọng"   trong  báo điện tử "Cùng Viết Hiến Pháp" của nhóm Giáo sư Tiến sỹ  Toán học nổi tiếng Thế giới Ngô Bảo Châu.

Ông Kiên nói thẳng ngay từ đầu: "Đầu tiên, cần phải xác định, ông đang nói với ai? Nếu ông nói với nhân dân cả nước thì xin khẳng định luôn là ông không có tư cách. Ông là Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam, nếu muốn dùng hai chữ "suy thoái" thì cùng lắm là ông chỉ có thể nói với những người đang là đảng viên cộng sản, ông không đủ tư cách để nói lời đó với nhân dân cả nước. Nếu ông và các đồng chí của ông muốn giữ Điều 4, muốn giữ vai trò lãnh đạo, muốn chính trị hóa quân đội, không muốn đa đảng, không muốn tam quyền phân lập, thì đó chỉ là ý muốn của riêng ông và ĐCS của ông. Ông không thể quy kết rằng đó là ý muốn của nhân dân Việt Nam. Tuy nhiên, cũng cần phải nhấn mạnh rằng, những ý muốn trên chỉ nên xem là của riêng ông TBT Trọng, chưa chắc đã là tâm nguyện của toàn bộ đảng viên cộng sản hiện nay."

Chỉ ít giờ sau khi bài này phổ biến, Nhà báo Nguyễn Đắc Kiên bị báo Gia đình &Xã hội cho nghỉ việc vì theo tờ báo thì ông Kiên "không còn tư cách là phóng viên Báo Gia đình & Xã hội ."

Đây cũng là lần đầu tiên trong lịch sử báo chí Cộng sản Việt Nam đã có một Nhà báo trẻ dám công khai viết bài chỉ trích quan điểm một Tổng Bí thư, người đứng đầu và đầy quyền thế của đảng CSVN.

7 TRIỆU NGƯỜI CÔNG GIÁO LÊN TIẾNG CHO AI?

Biến cố Nguyễn Đắc Kiên và Nhóm 72 được coi như "những ngòi nổ" hay "những giọt nước làm tràn ly" đã kích thích tinh thần cho Phong trào quần chúng  nổi lên tuyên bố quay lưng lại với chế độ hà khắc đã chà đạp nhân phẩm và ăn không mồ hôi nước mắt của tòan dân từ 68 năm qua để tiếp tục đầy đất nước xuống hố sâu đói nghèo lạc hậu.

Chỉ hai ngày sau "biến cố Nguyễn Đắc Kiên", một  bản "Tuyên bố của các Công dân tự do" gồm 5 Điểm ra đời hôm 28/02/2013 cũng bác  bỏ "Điều 4 trong Hiến pháp";  "ủng hộ đa nguyên, đa đảng" ; đòi " xóa bỏ các tập đoàn quốc gia, các đoàn thể quốc gia tiêu tốn ngân sách";  và "ủng hộ phi chính trị hóa quân đội".

Những người chủ trương tuyên bố: "Chúng tôi cho rằng, những người nào chống lại các quyền trên là phản động, là đi ngược lại với lợi ích của nhân dân, dân tộc, đi ngược lại xu hướng tiến bộ của nhân loại."

Nhóm chủ xướng, phần lớn là những Nhà báo tự do họat động trên các báo mạng "Truyền thông xã hội" ở Việt Nam và nước ngòai, đứng đầu danh sách có các Bloggers nổi tiếng như: Nguyễn Hòang Vi (Sài Gòn); Phạm Thanh Nghiêm (Hải Phòng); Mẹ Nấm (Nguyễn Ngọc Như Qùynh, Nha Trang);  Trịnh Kim Tiến ( Sài Gòn); Bùi Thị Minh Hằng (Vũng Tầu), Hùynh Ngọc Chênh (Sài Gòn)v.v..

Danh sách đã có ngòai 5000 người ủng hộ, trong đó có các tên tuổi lớn như Tiến sỹ Hà Sĩ Phu; Bác sỹ Nguyễn Đan Quế; Linh mục Đinh Hữu Thọai của Truyền Thông Chuá Cứu Thế (Việt Nam); Nhà văn, Nhạc sỹ  Tô Hải; Ông Trần Khuê, người sáng lập Đảng Dân Chủ Thế Kỷ XXI(Sài Gòn);  Nhà Thơ Bùi Chát; Nhà thơ Đỗ Trung Quân và Nhà báo Lưu Trọng Văn (con Nhà thơ Lưu Trọng Lư) v.v…

Tuy nhiên, thái độ lịch sử  lớn nhất của Phong trào, cho đến hôm nay, là tiếng nói thống nhất của trên 7 triệu tín đồ Công giáo  đã được Hội đồng Giám mục Việt Nam công bố vào ngày 01/03/2013.  Các Nhà lãnh đạo Giáo hội Công giáo đã công khai  phủ nhận đảng CSVN có quyền đương nhiên cai trị dân độc tài, độc đảng để tiếp tục cướp đi tất cả mọi quyền tự do căn bản của con người Việt Nam.

Các Ngài cũng chỉ trích sự kiện Bản dự thảo Hiến pháp sửa đổi, ngay trong Lời Mở Đầu, đã cưỡng chế nhân dân Việt Nam phải đi theo  cái gọi là "ánh sáng của chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh" mà thực chất là vô thần không tin có Tôn giáo.

Bằng chứng là trong số 500 Đại biểu Quốc hội, hồ sơ cá nhân chỉ có một số "rất ít" người có Tôn giáo. Chữ "không" ghi trong mục Tôn giáo đã chiếm gần tuyệt đối trong hồ sơ ứng cử của họ.

Quan điểm chính trị nghiêm khắc này đã được Hội đồng Giáo mục Việt Nam (HĐGMVN) viết trong Thư góp ý gửi cho Thường trực Ban biên tập - Ủy ban Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992.

Thư góp ý  của 26 Tổng Giám mục và Giám mục Giáo phận,  mang hai chữ ký của Chủ tịch Hội đồng GMVN, Đức Tổng Giám mục Nguyên Văn Nhơn, Giáo phận Hà Nội và Đức cha Tổng thư ký Hòang Văn Đạt,Giáo phận Bắc Ninh.

Các Giám mục viết: "Dự thảo khẳng định quyền tự do ngôn luận (điều 26), quyền sáng tạo văn học, nghệ thuật (điều 43), quyền tự do tín nguỡng, tôn giáo (điều 25). Tuy nhiên, ngay từ đầu, Dự thảo lại khẳng định đảng cầm quyền là "lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội, lấy chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng" (điều 4). Như thế, phải hiểu thế nào và làm sao thực thi quyền tự do ngôn luận và sáng tạo văn học, nghệ thuật, bởi lẽ tư tưởng đã bị đóng khung trong một chủ thuyết rồi? Tương tự như thế, phải hiểu thế nào và làm sao thực thi quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, bởi lẽ chủ nghĩa Mác-Lênin tự thân là chủ nghĩa vô thần? Phải chăng những quyền này chỉ là những ân huệ được ban cho nhân dân tùy lúc tùy nơi, chứ không phải là quyền phổ quát, bất khả xâm phạm, và bất khã nhượng? Hiến pháp cần phải xóa bỏ những mâu thuẫn và bất hợp lý này, thì mới có sức thuyết phục người dân và thu phục lòng dân."

Khi nói về những hạn chế  khe khắt "quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo" thì đảng CSVN đã chứng minh là "kẻ thù" của mọi Tôn giáo, ngọai trừ những ai chịu nghe theo và làm theo ý muốn của nhà nước trong các Tổ chức Tôn giáo do Nhà nước bảo hộ và có chân trong Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam.

Bằng chứng này đã thể hiện trong Pháp lệnh Tín ngưỡng-Tôn giáo năm 2004 và gần nhất là Nghị định Số: 92/2012/NĐ-CP Quy định chi tiết và biện pháp thi hành Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo" do Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng  ban hành ngày 08/11/2012.

Các nhà lãnh đạo Giáo hội có số giáo dân đứng thứ 2 ở Châu Á, sau Phi Luật Tân còn  nói rằng: "Hiến pháp của một quốc gia trước hết và trên hết phải là của chính người dân, do ý thức trách nhiệm của người dân và để phục vụ mọi người dân, không loại trừ ai."

DÂN CÓ LÀM CHỦ KHÔNG?

Từ quan điểm này, các Giám mục Việt Nam nói thẳng: "Quyền bính chính trị cần thiết để điều hành xã hội, nhưng chủ thể của quyền bính chính trị phải là chính nhân dân xét như một toàn thể trong đất nước. Nhân dân trao việc thi hành quyền bính ấy cho những người có năng lực và tâm huyết mà họ bầu làm đại diện cho họ, bất kể người đó thuộc đảng phái chính trị hoặc không thuộc đảng phái nào. Chỉ khi đó mới có Nhà nước pháp quyền "của dân, do dân và vì dân" . Vì thế việc tự do ứng cử của mỗi công dân là đòi hỏi tất yếu trong một xã hội dân chủ, văn minh và lành mạnh. Ðồng thời việc bỏ phiếu công khai, khách quan và công bằng, là đòi hỏi cần thiết để người dân có được những đại diện mà họ tín nhiệm.Chính nhân dân có quyền đánh giá năng lực của những đại diện họ đã bầu, và khi cần, họ có quyền thay thế những đại diện đó."

Thực tế ở Việt Nam người dân chỉ "làm chủ đất nước trên giấy tờ" và "bằng nước bọt" bởi  đảng Cộng sản Việt Nam đã cướp mất quyền ấy.  Đảng tự cho mình quyền lãnh đạo độc tôn và độc đảng và ghi cả vào Điều 4, từ Hiến pháp 1980 "là lực lượng duy nhất lãnh đạo Nhà nước, lãnh đạo xã hội."

Sau đó đến Hiến pháp 1992 thì viết lại "là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội" . Bây giờ trong Hiến pháp sửa đổi thì đảng vẫn giữ nguyên như thế mà không sao chứng minh được "ai đã bầu cho đảng được độc quyền lãnh đạo đất nước" ?

Như vậy có "phản động và phản dân chủ" không?

Các cuộc được gọi là "bầu cử" ở Việt Nam Cộng sản từ Hội đồng nhân dân lên Quốc hội đều do đảng quyết định từ khâu chọn người đến tổ chức bầu cử.

Người được chọn hầu hết là đảng viên, hay cảm tình viên hoặc được đảng chêm vào cho có mầu sắc đại diện  nhiều tầng lớp nhân dân nên lá phiếu của người dân chỉ còn là hình thức "đảng cử  dân bầu"để phục vụ cho quyền lợi của đảng và  bảo vệ quyền tự phong lãnh đạo tòan diện cho đảng.

Vì vậy, Hội đồng Giám mũc đã thẳng thắn nói với đảng rằng: "Ðể tôn trọng quyền làm chủ của nhân dân, trong Hiến pháp không nên và không thể khẳng định cách tiên thiên sự lãnh đạo của bất kỳ đảng phải chính trị nào (xem điều 4), vì chủ thể của quyền bính chính trị là chính nhân dân, và nhân dân trao quyền bính đó cho những người họ tín nhiệm qua việc bầu chọn. Những cá nhân được bầu phải chịu trách nhiệm trước nhân dân về việc họ làm, chứ không thể là một tập thể mơ hồ rồi cuối cùng không ai chịu trách nhiệm cả."

Ngòai ra, Các Giám mục cũng nói vào tai đảng rằng: "Hiến pháp hiện hành chỉ công nhận quyền sử dụng đất chứ không công nhận quyền sở hữu đất của công dân. Ðiều này đã gây ra nhiều lạm dụng và bất công nghiêm trọng. Vì thế, Hiến pháp mới cần công nhận quyền sở hữu đất đai của công dân và các tổ chức tư nhân như tuyệt đại đa số các quốc gia trên thế giới….

…Quyền bính chính trị mà nhân dân trao cho nhà cầm quyền được phân chia thành quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp. Ðể những quyền bính này được thi hành cách đúng đắn và hiệu quả, cần có sự độc lập chính đáng của mỗi bên và vì công ích của toàn xã hội. Trong thực tế của Việt Nam nhiều năm qua, đã không có được sự độc lập này, dẫn đến tình trạng lạm quyền và lộng quyền, gây ra nhiều bất công, suy thoái về nhiều mặt: kinh tế, xã hội, đạo đức. Cuối cùng, người dân nghèo phải gánh chịu mọi hậu quả và Việt Nam, cho đến nay vẫn bị xem là một nước kém phát triển…."

VỚT VÁT GIỜ CHÓT?

Nói tóm lại thì Giáo hội Công giáo Việt Nam đã "sổ toẹt" vào Hiến pháp duy trì quyền cai trị độc tài cho Đảng.

Đây là lần đầu tiên trong lịch sử 68 năm cầm quyền, đảng Cộng sản Việt Nam (CSVN) đã phải đối phó với "một cuộc chiến không vũ trang" của nhân dân, tuy chưa có sức mạnh lật đổ đảng CSVN nhưng sẽ có tác động mãnh liệt đến tình thần của tập thể  trên 8 triệu đảng viên và binh sỹ đang  bị Lãnh đạo đảng lên án lâm vào tình trạng  "tự diễn biến" và "tự chuyển hóa" nghiêm trọng.

Vì vậy, ngày 6/3 (2013), Chủ tịch Nguyễn Sinh Hùng đã công bố quyết định gia hạn thời gian thu nhận ý kiến cho Dự thảo Hiến pháp đến ngày 30/9 (2013), sau đợt một kết thúc ngảy 31/3/2013.

Ông Hùng cho biết vẫn còn có nhiều khó khăn và trở ngại trong việc thu nhận góp ý của người dân, nhất là ở vùng xa và vùng cao. Thậm chí nhiều cán bộ, đảng viên và các đơn vị Quân đội ở nhiều nơi cũng chưa đóng góp ý kiến nhiều. Do đó các ngành và địa phương phải rà soát lại những bất cập này.

Phải chăng điều này cho thấy người dân và nhiều cán bộ, đảng viên và cả binh lính cũng không mặn mà với việc góp ý vào Hiến pháp sửa đổi?

Ông Hùng cũng thừa nhận có tình trạng chống đảng trong nhân dân khi họ tham gia thảo luận và góp ý vào Hiến pháp 1992 cửa đổi.

Ông nói: "Ở một vài địa phương cũng đã phát hiện có một số cá nhân lợi dụng việc lấy ý kiến nhân dân về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp để truyền bá những quan điểm sai trái, chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc, làm mất lòng tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước và chế độ ta."

Do đó, ông đã chỉ thị các cấp phải: "Cần kịp thời đấu tranh, ngăn chặn việc lợi dụng góp ý vào Dự thảo sửa đổi Hiến pháp để truyền bá những quan điểm sai trái, chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân, chống phá Đảng, Nhà nước và chế độ ta."
Tình trạng này xa gần liên hệ đến một quan điểm đáng chú ý của Chủ tịch Nước Trương Tấn Sang  trong cuộc nói chuyện tại Câu Lạc Bộ Thăng Long của các Cựu Chiến Binh ngày 19/2/2013.

Ông Sang đã có  quan điểm  "không có cùng lập trường" với Điều 70 của Dự thảo Hiến pháp sửa đổi buộc Quân đội phải "tuyệt đối trung thành với Đảng" trên  cả Tổ quốc và nhân dân.

Ông nói: "Về vai trò của Đảng với quân đội. Tôi cho rằng Đảng ta lập ra quân là để bảo vệ Tổ quốc, nhân dân chứ không phải là lập ra là bảo vệ, trung thành với Đảng, vì vậy quân đội phải trung thành, bảo vệ Tổ Quốc, nhân dân rồi mới đến Đảng, có như vậy mới đúng chứ. Nay vì theo tập quán, nhận thức vẫn chưa thực hiện được." (Trích ghi chép của Đoàn Sự, Dân Luận)

Như vậy thì có phải trong Đảng CSVN đang có tình trạng "trống đánh xuôi kèn thổi ngược" đối với Hiến pháp ngay trong hàng ngũ lãnh đạo cao nhất  không?

Phạm Trần
(03/013)
Thứ Ba, 12 tháng 3, 2013 by Lý Tưởng Người Việt
canhdong1
Cánh Đồng Bất Tận


Cánh Đồng Bất Tận[1] là một thế giới động, biến hoá dưới nhiều sắc thái tương tự, phản ánh và bổ túc lẫn nhau, theo chiều hướng phát động biểu lộ bạo lực tới tha hoá nhân bản. Cảnh và hoàn cảnh dồn dập phá hủy con người.  Trong Cánh Đồng Bất Tận, những tiết đoạn, giai thoại, tích, dấu hiệu, được tách-nối và lồng ghép vào nhau, ngay trong lòng tác phẩm để tạo thành một thế giới đa nguyên, đa diện, càng lúc càng phức tạp, càng lúc càng sâu thẳm, tăng triển phản ảnh soi lồng.  Phép sáng tạo lồng ghép truyện trong truyện, tích trong truyện, đã được văn hào Pháp André Gide[2]gọi là "mise en abyme",[3] một thành ngữ do ông sáng chế để tả phép cấu tạo lồng ghép tạo chiều sâu cho tác văn.  Lucien Dällenbach[4] bổ túc và gọi tường thuật đó là "récit spéculaire", để so sánh thuật trước tác phản ánh lồng chiếu với tác động soi rọi "bất tận" của các mặt gương đối chiếu lẫn nhau.   

Tên tác phẩm, Cánh Đồng Bất Tận, tự nó mô tả và tiên liệu một không gian mở, khuyếch xung theo chiều ngang qua những mô hình tiếp nối đồng dạng, bất tận.  Trong tám phân đoạn của truyện, không lúc nào không nhắc tới "Cánh Đồng".

  • Chỗ này: "Con kinh nhỏ nằm vắt qua một cánh đồng rộng…Những cây lúa chết non trên đồng, thân đã khô cong như tàn nhang chưa rụng, nắm vào bàn tay là nát vụn…" (Phần-1); 
  • chỗ kia: "Cánh đồng không có tên…một cánh đồng vắng ngắt…một xóm nhỏ bên bờ sông mênh mang.  Mỉa mai, người ở đây lại không có nước để dùng…Ngay cả nước để chúng tắm táp cũng chua lét vì phèn…" (Phần-2); 
  • chỗ khác: "Đàn vịt đưa chúng tôi đi hết cánh đồng này đến cánh đồng khác…(Phần-3).  
  • Có lúc: "Mưa giăng bốn bề, những rặng vườn trở nên xa xôi, mờ mịt…mùa du mục của chúng tôi kéo dài liên tục từ mùa mưa sang nắng, rồi lại mưa…" (Phần-4).  
  • Có lúc:"Có ai chờ chúng tôi, trên những cánh đồng khơi?" (Phần-5).  
  • Rồi: "Chị em chúng tôi nảy ra nỗi thèm muốn, khao khát được trồng cây… mà đến chưa nóng chỗ đã phải dời đi nơi khác…Ước gì đây là đất-của-mình…Sống đời du đồng, chúng tôi buộc mình đừng yêu thương, quyến luyến bất cứ ai, để khỏi ngậm ngùi…khi cuốn lều, nhổ sào đi sang cánh đồng khác, dòng kinh khác… Một cánh đồng miên viễn…Đường chân trời mờ mờ xa ngái…Cảnh không đổi, người cũng không, cứ ngồi ngoáy mãi vết thương cũ… " (Phần-6). 
  • Rồi: "Tôi đã chờ nó đến khi mùa mưa đổ xuống cánh đồng Chia Cắt (tôi tạm gọi vậy) một trời sao…một cái rốn nước sâu hoáy, điên cuồng hút tôi vào…(Phần-7). 
  • Và cuối cùng: "Bây giờ, gió chướng non xập xoè trên khắp cánh đồng Bất Tận (tên này tôi tự dưng nghĩ ra)…làm dịu lại mảng rực vàng của lúa.  Rất thính nhạy, (như kên kên ngửi được mùi xác chết), đám thợ gặt đánh hơi kéo đến, những người nuôi vịt chạy đồng lục tục ở đằng sau… Đơn giản là ngay bây giờ, trên cánh đồng này, cũng đang lảng vảng những thằng…thất học, hung hãn….cướp vịt ở các bầy khác… đem hết những bản năng hoang dã của mình ra để giành lại miếng ăn…(Phần-8).   
Ngần ấy khung cảnh, sắc thái để tả một môi trường sinh sống tạm bợ, xa vắng, sơ khai, nghèo nàn, nghiệt ngã, nguy hiểm, mà con người vẫn phải bám víu để sống còn.  Đặc biệt là thế giới mở, di động này bao gồm những cánh đồng tiếp nối nhau bằng những con đường sông ngòi, vừa chia tách, vừa nối buộc.  Mở vì tạm bợ, luân lưu trong cô lập, thiếu bóng dáng người, thiếu cuộc sống cố định, nuôi dưỡng của làng ấp, cầy bừa, trồng trọt.  Đó là những mảnh đất hoang dã, ngoài lề xã hội bình thường, tại một vùng đất cùng nước biên tế, nơi mà con người lẩn chốn, lang bạt trong cảnh du mục, sinh sống nhờ vào bốc hái, lượm nhặt, chăn nuôi di động, ăn thừa, hoặc du thủ du thực, cướp bóc, ăn giật, hãm hiếp.  Một thế giới hoang vu với cảnh sống theo "bản năng hoang dã", mộc mạc, chân thật, đồng thời trắng trợn, táo bạo, kinh dị, khi tới cảnh đường cùng.

Cánh Đồng Bất Tận đã trực tiếp nhắc tới miệt vườn, sông nước tại Miền Nam, của mảnh đất Cà Mâu, nơi sinh sống của tác giả Nguyễn Ngọc Tư, một khu vực hoang dả mới mở mang từ thời Vua Gia Long, đầu thế kỷ 19.  Phải chăng, hợp từ  "Cánh Đồng Bất Tận" còn ám chỉ một vùng đất bao la, bát ngát hơn thế nữa, trong dòng lịch sử xa xưa, cách đây cả chục ngàn năm về trước, khi cả vùng Đông Nam Á, trước thời văn minh Hoà Bình, nối liền với Nam Dương quần đảo, với Úc Châu, khi nước biển thấp hơn cả trăm thước.[5]  Cái gì đã xẩy ra khi nước biển dâng lên cao? Người Cổ-Việt lúc đó phải lãnh nạn lụt, kéo lên phía Bắc định cư, và tồn tại tới ngày nay tại vùng Nam Trung Hoa, với những dấu tích văn hoá và ngôn ngữ đặc thù của Dân Tộc Việt: lập làng ấp, trồng lúa tại những vùng mà ngữ vựng ngày nay vẫn khác với hệ thống Hán Tộc, nhưng gần với hệ thống ngôn ngữ, dinh dưỡng Việt Nam.  Đó là những địa danh như Vân Nam, Quảng Đông, Quảng Tây, Phúc Kiến, v.v.  Nếu thuộc "gốc" Hoa/Hán Tộc, những địa danh đó phải được gọi ngược là Nam Vân, Đông Quảng, Tây Quảng v.v. như Trung Hoa, Trung Quốc vậy… Và người thổ dân ở đó ắt phải ăn Mỳ chứ không ăn cơm-lúa-gạo như người dân "Nam Hoa" và Người Việt ngày nay.  Di tích còn lại về nền Văn Minh Hoà Bình,[6] ngoài các hang đá còn sót hạt thóc gạo dự trữ, xương cốt súc vật nhỏ, loại gia súc do người chăn nuôi, còn có các Trống Đồng Đông Sơn, với những hoa văn ghi rõ chim Lạc, Rồng và Thuyền.  Đó cũng là giai đoạn của huyền sử tổ tông Người Việt ngày nay, với ám ảnh ly biệt, chia tách năm mươi con theo Mẹ Âu Cơ lên núi, phía Bắc, năm mươi con theo Cha Lạc Long Quân, xuống vùng biển, phía Nam.

altalt
nguyễn Ngọc Tư 

Chắc tác giả Nguyễn Ngọc Tư, khi sáng tác Cánh Đồng Bất Tận, đã bị ám ảnh bởi những dấu tích thời tiền sử trên, để mang máng đổ lên mảnh đất bát ngát sông ngòi Cà Mâu, nơi tận cùng Đất Nước ngày nay, cái vẻ hoang dã, cùng cảnh thế ly tán "nguyên thủy", chia tách cổ truyền, ẩn sâu trong máu mủ, trong tiềm thức Người Việt.  Cái nghịch lý là ở chỗ, Dân Tộc Việt đã trai qua nhiều giai đoạn mở mang, canh tân xứ sở, đi từ cảnh sống thô sơ tới các sắc thái văn minh tiến bộ, trong truyền thống văn hoá nhân bản, tổ chức đời sống ngăn nắp, hài hoà, mà đến ngày nay, sang thế kỷ 21, miệt vườn, sông nước của mảnh đất Cà Mâu, qua Cánh Đồng Bất Tận, vẫn lạc lõng, lùi bước vào cảnh hoang dã tiền sử. 

Theo chiều dọc, Cánh Đồng Bất Tận phản ánh qua những hình ảnh sinh sống của các tác nhân, lồng chiếu tương tự, đồng tâm, đồng cảnh.  Việc xuất hiện của Sương, một gái giang hồ "làm đĩ" du thực, ngay phần 1, mở đâu cho một hệ thống vai vế phản ánh đời sống mộc mạc, chân thật, hoang dã, với cả những sắc thái nghiệt ngã, trắng trợn, thô bạo, tai quái.  Sương vừa là thủ phạm vừa là nạn nhân trên mảnh miệt vườn, sông nước này.  Thủ phạm, vì Sương thuộc loại đàn bà tàn tạ, phế thải từ vùng đô thị, chạy xuống miệt quê giả đò buôn bán, nhưng thực sự để hành nghề "bán trôn nuôi miệng", hầu moi tiền mồ hôi nước mắt của nhóm thợ du mục giữ lúa, thợ gặt, thợ chăn vit.  Là nạn nhân, khi Sương bị nhóm người điên cuồng, ghen ghét, hiếu kỳ, ùa đánh hội đồng, cắt tóc, hành hạ "đổ keo dán sắt vào của mình của chị".  Cái bộ phận kín đáo nhất của người đàn bà, thường dành cho những cuộc giao hợp tình tứ, chân quý, lúc đó trở thành một bộ phận vô tri vô giác, một bộ phận máy móc, có thể cắt bỏ, phá hủy, đục nối, dán bịt như một vật dụng vụn vặt.  Sự trừng phạt của đám đông này không những tàn ác quá đáng mà còn có tính cách dã man, coi người đàn bà phạm lỗi không bằng con vật. 

Sau Đệ Nhị Thế Chiến, khi nước Pháp được giải phóng, dân chúng cũng đem cạo trọc những người đàn bà "bán trôn nuôi miệng", thân thiện, hợp tác với địch — quân đội nazi Đức–, vì thế bị gọi là "collaboratrices".  Dân chúng trừng phạt họ như vậy, cốt vạch mặt chỉ tên kẻ vô luân phản bội đất nước.  Nhưng nếu, như trong truyện Cánh Đồng Bất Tận, dân chúng còn đánh đập, hành hạ, "đổ keo dán sắt vào cửa mình" của người đàn bà tội lỗi, thì cách trừng phạt này không những có tính cách bạo lực, thuộc luật pháp rừng rú, trả thù dã man, mà còn là một hành vi vô ý thức, vô cảm của kẻ phi nhân phản ứng máy móc, khi họ tha hoá nhân cách, gạt bỏ nhân bản, coi con người "thất sủng", kẻ thù, chỉ ngang với một đồ vật phế thải, vô dụng, có thể hủy bỏ, phá hủy một cách vô cảm.  Cái mức độ phá cách nhân tính của hệ thống trừng phạt con người là cực điểm của hành hạ và bạo lực. 

Như trong cốt truyện một nữ điệp viên Tây Âu, trước khi thi hành công tác đặc nhiệm, đã được giải phẫu một bộ phận trong não óc để làm tê liệt cảm giác đau đớn.  Khi bị Cơ Quan An Ninh Mật Vụ Nga KGB bắt, điệp viên bị tra tấn dữ dội, nhưng không hề khai bí mật quốc phòng.  Nhân viên hỏi cung, sau khi đoán được trường hợp giải phẫu đặc biệt của điệp viên, đã đem người đàn bà ra cạo đầu, cạo lông mày, nhổ răng và làm mọi tác động để điệp viên không còn nhận diện được mình là con người.  Điệp viên tuy không còn đau đớn thể xác, nhưng thất vọng tới cùng cực, đã khai báo, vì thấy chả còn lý do gì để tranh đấu nữa, khi mất tư cách và hình dạng con người.

altalt

Ở giai đoạn Sương xuất hiện, hai biểu tượng đất và nước xung đột, chia tách một cách rõ rệt.  Đất liền là thế đứng, bàn đạp của số người ghen ghét, thô bạo, căm hờn, điên cuồng.  Họ trừng phạt Sương, người có tội, không căn cứ vào luật pháp, hay luân thường đạo lý, mà phẫn nộ theo "bản năng hoang dã" bằng hành động võ đoán, rừng rú, kiểu "Toà Án Nhân Dân" đấu tố và thủ tiêu thành phần địa chủ, phú nông thời "Cải Cách Ruộng Đất" tại Miền Bắc Việt Nam.[7]  Trái lại con sông là dòng cứu độ, là cửa ngõ thoát thân, tách khỏi hận thù, đầy đọa. 

Không biết tác giả Nguyễn Ngọc Tư có ám chỉ tới cảnh huống của nhữngThuyền Nhân, mà sau này toàn thế giới gọi là "Boat People",[8] những người dân Việt, "ngụy" có, đói có, khổ có, thất vọng có, từ những năm 1977, đã thí mạng nhẩy xả vào biển cả để thoát cảnh hành hạ, tù đày của chế độ Cộng sản Việt Nam.   

Với thân phận người đàn bà sa đoạ, Sương hành nghề làm đĩ một cách công khai, không ngượng ngùng, như một nghiệp chướng bất khả cưỡng, nên an phận, chịu đựng.  Cái nghiệp chướng hèn hạ của Sương cũng phản chiếu tới nhiều nhân vật khác, xuất hiện như những tấm ảnh tương tự, "giống" na ná như nhau.  Họ bất đắc dĩ trở nên hư hỏng, và khi có cơ hội, lập tức bỏ chồng bỏ con, bỏ  nhà bỏ cửa, "đánh đĩ, theo trai".  Họ hành động theo phản xạ có điều kiện, dưới áp lực của xa xỉ phẩm, lời dụ dỗ ngon ngọt.  

Đó là hình ảnh của người vợ chán chường, của những người đàn bà bị bỏ bê, quên miệt, của những tâm hồn thiếu thốn, từ vật chất tới tinh thần, sẵn sàng thay lòng đổi dạ, để giải đáp nhu cầu và thoát cảnh tù túng, luẩn quẩn của một kiếp sống thiếu kém, buồn tênh.  Tới đường cùng, họ vụng trộm bán thân, để tạm bợ hưởng thụ những cảm giác ve vuốt, tô điểm hời hợt. Trong những hoàn cảnh thiếu thốn cùng cực, luân lý, trách nhiệm, liêm sỉ không mấy tồn tại.  Tất cả chỉ còn vài nhu cầu sinh tồn hoang dã, vụn vặt, phù phiếm.  Như thèm thuồng từng gáo nước ngọt, trong mát, đổ xối trên thân thể một lần, trước khi chết mãn nguyện; như khoác những tấm vải "rực rỡ trên da thịt… đổi được (không phải bằng tiền hay lúa)" (Phần-3).

Do đó, những hình ảnh làm tình, giao hợp/giao cấu giũa con người, giữa súc vật đều được liệt kê một cách tự nhiên, đồng đều, đồng loã với "bản năng hoang dã".  Và khi hành vi ngoại tình vụng trộm bị lộ trước cặp mắt đau đớn của con cái, người đàn bà tội lỗi chỉ còn cách chạy trốn, bỏ chồng, bỏ con.  

Trong Cánh Đồng Bất Tận, hình như tác động bỏ chạy là một giải pháp tự vệ, lỉnh trốn nguy biến, tránh đương đầu với khó khăn, từ bỏ thách đố, nhưng đồng thời cũng là từ bỏ lấy thân phận mình.  Mỗi lần quyết liệt bỏ ra đi như vậy, tác nhân đều chết trong lòng.   Cánh Đồng Bất Tận thường là khung cảnh của những trường hợp "tận cùng" (cas-limites) khiến người trong cuộc phải lựa chọn giữa tù túng và giải thể, giữa nguyên vẹn và đập phá, giũa sống và chết, giưa nhân cách và tha hoá.

Người chồng bị phản bội, một cách bất ngờ, trong truyền thống sẵn trọng nam khinh nữ, đã chọn từ bỏ quá khứ đau đớn và quyết định giải thể bằng cách "cắt cầu" với đất liền, đốt nhà, bỏ xứ theo cuộc sống di động, sống trên ghe và chăn vịt du mục, nay đây mai đó.  Ông cũng chọn đập phá ý niệm nguyên vẹn của gia đình, hủy bỏ cái trung tâm điểm hạnh phúc do người đàn bà gìn giữ, và miệt mài xoá bỏ nhân cách và giá trị của đàn bà, bằng cách trả thù khai dụng họ, khinh miệt họ, ruồng bỏ họ như những đồ vật dư thừa, vô giá trị.

Ông cũng lần lần từ bỏ cảm giác sống để nghiêng về coi chết, sống dở, chết dở, vô tri, vô giác, vô cảm, vô luân.

Cách trả thù đàn bà, bỏ bê lẽ sống chân thật đã khuếch xung nơi kẻ lưu đày tới độ bạo lực hận thù giảm thiểu nhân cách, mỗi lúc thêm tha hoá, phi nhân: "Má cưng ác một, nhưng người cha này của cưng ác tới mười".  Thật ra ông không ác, lòng căm thù đã làm ông bất nhân, không còn là con người nữa.  Bạo động khi tha hoá nhân bản không còn gì để so sánh.

altalt

Nhưng hệ thống sông ngòi đưa đẩy trong Cánh Đồng Bất Tận cũng tiếp tục buộc trói thân phận người với dòng khổ nạn khác, như những khúc quanh của vòng luân hồi.  Thoát khỏi những cuộc hành hạ hủy hại thể xác bởi đám người trên bờ, Sương lại lọt vào vòng hành hạ tinh thần của người chủ ghe chăn vịt, qua những trạng thái vô tình, coi thường, hắt hủi, khinh bỉ.  Với tư duy và hành động của người đàn ông khinh bỉ và trả thù đàn bà tội lỗi, thất thế, bạo lực có tính cách hành hạ tinh thần, mà cứu cánh là sự tha hoá của con người dù là nạn nhân hay chính kẻ trừng phạt. 

Giữa hai vai vế, bên hành động và bên thụ nhận, đều khiếm khuyết giá trị nhân phẩm, vì đối xử bằng những phản ứng máy móc, trắng trợn, mất hẳn cảm xúc, trí tuệ và liêm sỉ.  Họ coi thường nhau, "giao cấu" như cái máy dập, không ngượng nghịu, day dứt, không thắc mắc, đo lường hậu quả, không một chút xót xa.  Ít ra, Sương cũng còn là một con người có liêm sỉ, biết phải trái, cam chịu, biết nhận trách nhiệm, đồng thời còn lãnh nạn cho kẻ khác, như khi phải bán thân để cứu vớt đàn vịt khỏi bị cán bộ y tế hủy diệt, giúp gia đình chăn vịt khỏi bị phá sản. 

Phải chăng Sương tiêu biểu cho thân phận chìm nổi "bất tận", đưa đẩy trong cuộc đời bất hạnh, nhiều thay đổi, bất trắc?  

Cũng như đất nước quấn quyện, vô bờ, vỡ bờ…

May 12, 2008

Lưu Nguyễn Đạt, Ph.D
Michigan State University

www.vietthuc.org


CHÚ THÍCH

[1] Cánh Đồng Bất Tận, Nguyễn Ngọc Tư, NxbTrẻ, 2005 -mời đọc qua link:
http://www.viet-studies.info/NNTu/NNTu_CanhDongBatTan.htm


[2] André Paul Guillaume Gide (22 tháng 11 năm 1869–19 tháng 2 năm 1951) là một trong những nhà văn Pháp xuất chúng của TK 20, người đoạt giải Nobel Văn học  năm 1947.  Đặc biệt trong tác phẩm Les Faux-monnayeurs (Những kẻ làm bạc giả, 1926), tiểu thuyết, André gide ứng dụng phép sáng tạo theo thuật "Mise en abyme", mà Gide đã nhắc tới từ na9m 1893, trong  Journal :

«J'aime assez qu'en une œuvre d'art on retrouve ainsi transposé, à l'échelle des personnages, le sujet même de cette œuvre par comparaison avec ce procédé du blason qui consiste, dans le premier, à mettre le second en abyme. »

[3] "mise en abyme", một thành ngữ mới do văn hào Pháp André Gide sáng chế để tả "phép cấu tạo lồng ghép theo chiều sâu" trong một tác văn nói chung. Đọc thêm "Note: La Mise En Abyme" ghi cưới bài — endnote [3]

[4] Lucien Dällenbachmột nhà biên khảo văn học, còn gọi là "récit spéculaire" để so sánh thuật trước tác phản ánh lồng chiếu với hệ thống mặt gương đối chiếu, mà đối tượng soi sáng càng lúc càng phân hoá, tái hiện "bất tận".  

[5] Thời đại Văn Minh Hoà Bình.  

[6] Văn hóa Hoà Bình thuộc thời Đồ đá cũ sang Đồ đá mới (cách ngày nay 15.000 năm, kéo dài đến 2.000 năm trước công nguyên). Trên vùng đất xen núi đá vôi, thuộc phía Tây châu thổ ba con sông lớn thuộc Bắc Bộ Việt Nam, và với không gian rộng lớn, tiêu biểu cho cả vùng Đông Nam Á và Nam Trung Quốc.

Dựa vào các di chỉ tìm thấy và niên đại của chúng, các nhà khảo cổ chia Văn hóa Hòa Bình thành ba thời kỳ nối tiếp nhau:

  • Hòa Bình sớm, hay Tiền Hòa Bình, có niên đại tiêu biểu là di chỉ Thẩm Khuyên (32.100 ± 150 trước Công Nguyên), Mái Đá Điều, Mái Đá Ngầm (23.100 ± 300 TrCN).
  • Hòa Bình giữa, hay Hòa Bình chính thống, tiêu biểu bởi di chỉ Xóm Trại (18.000 ± 150 TrCN), Làng Vành (16.470 ± 80 TrCN).
  • Hòa Bình muộn, tiêu biểu bằng di chỉ ở Thẩm Hoi (10.875 ± 175), Sũng Sàm (11.365 ± 80 BP, BLn – 1541/I).
[7] "Cải Cách Ruộng Đất" tại Miền Bắc Việt  từ 1953 tới 1956.  Căn cứ vào  "Nguồn tài liệu: Cục lưu trử quốc gia Nga": http://www.rusarchives.ru/evants/exhibitions/vietnam1/22.shtml, chương trình "cải cách ruộng đất" đã  gây thảm sát tập thể khoảng hai trăm ngàn người dân, quy vào thành phần địa chủ và phú nông, dưới sách động trực tiếp của Trường Chinh, Tổng bí thư Đảng, nhưng minh thị dưới quyền chỉ đạo và chủ mưu của thủ lãnh Hồ Chí Minh, rập khuôn Nga Xô và Trung Cộng. Ngay trong bản Tuyên ngôn của Đảng Cộng Sản (Manifesto), Karl Marx đã tuyên bố: "cách mạng ruộng đất là điều kiện để giải phóng dân tộc"… bằng cách thủ tiêu và sát hại dân oan.

[8] Thuyền Nhân, mà sau này toàn thế giới là "Boat People", những người dân Việt, "ngụy" có, đói có, khổ có, thất vọng có, từ những năm 1977, đã thí mạng nhẩy xả vào biển cả để thoát cảnh hành hạ, tù đày, phá cách nhân tính của chế độ và guồng máy Cộng sản Việt Nam.  

NOTE: LA MISE EN ABYME [3]

La mise en abyme désigne la relation de similitude qu'entretient tout élément, tout fragment avec l'œuvre qui l'inclut, principe souvent décrit de façon imagée comme un effet de miroir. Cet emboîtement s'apparente à une auto-citation.

Le concept, qui s'est imposé à grande échelle depuis sa prise en charge par le Nouveau Roman, appartient à la vaste problématique de la réflexivité(autoreprésentationautoréférence) et est un des outils de base de lamétafiction, cette écriture littéraire qui intériorise un commentaire sur son écriture mais aussi sur sa lecture (ou sur sa représentation dans le cas dumétathéâtre).

André Gide illustre son emprunt à l'héraldique par un exemple littéraire principal, la scène des comédiens dans Hamlet (II, 3), une scène de théâtre dans le théâtre, et par des exemples picturaux, quand apparaissent dans les tableaux des jeux de miroirs reflétant la scène déjà représentée.

Victor Hugo avait cependant en 1864 décrit cette intuition dans son William Shakespeare : « trente-quatre pièces sur trente-six offrent à l'observation (…) une double action qui traverse le drame et le reflète en petit ».

Selon Lucien Dällenbach à qui l'on doit la description la plus précise du procédé (Le Récit spéculaire, 1977), la mise en abyme se caractérise par son « objet », son « amplitude » et sa « portée ».

En ce qui concerne d'abord l'objet, deux éléments du texte peuvent être mis en abyme. La réflexion de l'énoncé est le retour, le rappel du « résultat d'un acte de production ». La mise en abyme est fictionnelle (« dimension référentielle d'histoire racontée ») ou textuelle (« aspect littéral d'organisation signifiante »). Au contraire, la réflexion de l'énonciationconsiste dans « la mise en abyme du contexte ou des acteurs de la production et / ou de la réception ».

Deuxièmement, il existe trois figures essentielles de l'amplitude : laréduplication simple, qui consiste en un rapport de similitude élémentaire ; la réduplication à l'infini, dans laquelle le fragment inclus inclut lui-même un fragment ayant cette relation de similitude ; et la réduplication répétéeou spécieuse, dans laquelle le fragment est censé inclure l'œuvre qui l'inclut.

Quant à la portée, il existe trois sortes de mises en abyme, reflétant trois formes de discordance entre l'ordre de l'histoire (diégèse) et celui du récit (narration) : la mise en abyme prospective, qui « réfléchit avant terme l'histoire à venir » ; la mise en abyme rétrospective, qui « réfléchit après coup l'histoire accomplie » ; la mise en abyme rétro-prospective, qui « réfléchit l'histoire en découvrant les événements antérieurs et postérieurs à son point d'ancrage dans le récit ».

Jean Ricardou décrivait à l'aide de plusieurs exemples la mise en abyme dans Problèmes du Nouveau Roman (1967) et Le Nouveau Roman (1973). Dans Problèmes du Nouveau Roman il posait les bases de ses réflexions ultérieures sur le sujet dans trois paragraphes : « La mise en abyme », « Contestations par la mise en abyme », « Révélations par la mise en abyme ». Mais dans la nouvelle édition de Le Nouveau Roman parue en 1990, il précise que les « rectifications minimes » qu'il tenait à apporter sont « principalement, au chapitre trois, à la suite des remarques d'un spécialiste, davantage de précautions dans le diagnostic de "mise en abyme" (…). »

En effet, entre temps, en 1977, est paru l'ouvrage de Lucien Dällenbach, qui comprenait également un panorama historique intitulé *Variations sur un concept+, une *Typologie du récit spéculaire+ et quelques «Perspectives diachroniques» consacrées au Nouveau Roman et au Nouveau Nouveau Roman.

Jean Ricardou ouvre d'un jeu de mots (abymé : « mis en abyme » et abîmé, au sens de l'anglais spoiled) sa propre description, qu'il intitule « le récit abymé ». C'est en effet dans le chapitre de son ouvrage sur Le Nouveau Roman consacré au « récit en procès » qu'il place sa description. Pour lui la mise en abyme relève de deux fonctions principales : la révélation etl'antithèse. La fonction de révélation fonctionne « d'une part de fonction générale (répétition) ; d'autre part selon des traits distincts (condensation, anticipation) ». La fonction antithétique, elle, est cette force qui « tend à briser l'unité métonymique du récit selon une stratification de récits métaphoriques. »

Lucien Dällenbach décrit la mise en abyme comme un « procédé de surcharge sémantique permettant au récit de se prendre pour thème ». Le résultat est la production d'un métatexte.

Mais comment peut-on caractériser une telle relation ? Selon Jean Ricardou, c'est un rapport d'opposition qui caractérise la relation entre l'enchâssant et l'enchâssé puisque la mise en relief de l'autoreprésentation produit l'affaiblissement du système de représentation : « Là où le sens domine, le texte tend à l'évanescence ; là où le texte domine, le sens tend au problématique. » (Nouveaux problèmes du roman, 1978). Jean Ricardou et Lucien Dällenbach perçoivent aussi le procédé en termes de contestation, surtout de la tradition mimétique de l'art. Jean Ricardou analyse la mise en abyme comme « la révolte structurelle d'un fragment du récit contre l'ensemble qui le contient » (Problèmes du Nouveau Roman). 

Chloé Conant
Université de Limoges