Thứ Bảy, 12 tháng 1, 2013 by Lý Tưởng Người Việt
Danlambao - Ủy Ban Nhân Dân TP.HCM vừa ban hành lệnh cấm nhân dân không xem, không 'tiếp tay phổ biến' bộ đĩa DVD chương trình '32 năm kỷ niệm' của Trung tâm ca nhạc Asia, trong đó có sáng tác "Triệu con tim, một tiếng nói" của nhạc sỹ Trúc Hồ.
 
Lệnh cấm được ban hành trước ngày DVD Asia thứ 71 được phát hành vào hôm nay, 11/1/2013, theo giờ Hoa Kỳ.
 
Theo nội dung thông báo, UBND TP.HCM chỉ đạo tất cả các ban ngành, từ TP đến các địa phương phải "đẩy mạnh tuyên truyền, vận động nhân dân không tiếp tay phổ biến bộ đĩa ASIA 71 "32 năm kỷ niệm" có xuất xứ từ hải ngoại".

Ngoài việc tuyên truyền, UBND TP còn đe dọa sẽ huy động lực lượng để kiểm tra và 'xử lý nghiêm' những cơ sở kinh doanh, các cứa hàng băng đĩa in sang, lưu trữ và phát tán bộ DVD chương trình ca nhạc Asia 71
 
"UBND các quận-huyện cần phối hợp với các đơn vị liên quan tăng cường kiểm tra, xử lý nghiêm các trường hợp in sang, tàng trữ và phát tán lưu hành bộ đĩa ca nhạc này", theo nội dung thông báo của UBND TP.
 
Chương trình ca nhạc kỷ niệm 32 năm thành lập của Trung tâm Asia được tổ chức vào cuối tháng 11/2012, quy tụ hầu hết các nghệ sỹ tên tuổi tại hải ngoại tham gia. Nội dung chương trình ca nhạc nói nhiều về các vấn đề thời sự tại Việt Nam, ủng hộ nhân quyền, chống TQ xâm lăng... Phần DVD của chương trình ca nhạc này chính thức phát hành hôm 11/1/2013
 
Trong chương trình này có bài hát 'Triệu con tim, một tiếng nói' do chính nhạc sỹ Trúc Hồ sáng tác và trình bày. Đây là ca khúc do Trúc Hồ sáng tác nhằm ủng hộ cho một chiến dịch cùng tên, kêu gọi vận động chữ ký và lên tiếng cho nhân quyền Việt Nam.
 
Trước giờ DVD Asia 71 chính thức lên kệ, việc UBND TP.HCM ban hành lệnh cấm như trên nhiều khả năng sẽ gây phản ứng ngược. Người dân Sài Gòn sẽ đổ xô tìm kiếm bộ đĩa DVD này. Xem ra Bí thư Thành ủy TP.HCM lại vô tình gửi tặng TT Asia một 'món quà' quảng cáo không công.
 
Trung tâm Asia do nhạc sỹ Anh Bằng sáng lập năm 1981, được xem là một 'thành trì chống cộng' trên mặt trận văn hóa, hiện nhạc sỹ Trúc Hồ làm giám đốc kỹ thuật.
 
Dưới đây là đoạn giới thiệu chương trình '32 năm kỷ niệm' do Asia phát hành:
 
 
Danlambao
danlambaovn.blogspot.com
by Lý Tưởng Người Việt

Mời đọc bài văn của một cô học trò nhỏ trong nước để thấy được phần nào sự thật của nền giáo dục VN ngày nay...

Bài văn của một nữ học sinh trung học phổ thông với đề bài: "phân tích truyện Thánh Gióng" vừa được phát tán trên mạng, được xem như "bài văn lạ, mới", gây xôn xao cộng đồng mạng. 

Nguyên văn bài viết như sau (xin đăng nguyên văn, kể cả một số từ tạm gọi là "lỗi từ vựng" của thế hệ 9X):

abcVietNamHinhChuS"Truyền thuyết kể lại thật ấn tượng khi Thánh Gióng ba tuổi chưa biết nói cười nhưng khi giặc Ân đến thì thoắt cái vươn vai để trở thành người lớn trong phút chốc, ngay sau đó thì đã dùng gậy sắt, cưỡi ngựa sắt uýnh tan giặc. Wow, thậm chí ông còn dùng cả bụi tre làm vũ khí! Xong xuôi thì thay vì ở lại để nhận huân chương Anh hùng, ông lại vội vã bay ngay lên trời, để lại một loạt fan và người hâm mộ ngơ ngác. Chắc là ông tuy thành người lớn nhưng tuổi vẫn trẻ con nên dễ ngượng trước đám đông, hoặc có thể ông ấy khiêm tốn và không mắc bệnh thành tích như người lớn bây giờ! Em hâm mộ ông, à… anh ấy lắm (mà sao trẻ thế họ lại cứ bắt gọi là ông nhỉ?)! Nếu anh ấy mà không bay mất chắc ối người hâm mộ sẽ chết mê chết mệt. Ôi, anh Gióng thật manly, thật cool - thần tượng của em! 

Nhưng em không chỉ hâm mộ mà còn thương anh ấy lắm, mới ba tuổi ranh, chưa biết gì mà đã buộc phải thành người lớn, phải làm chuyện người lớn trong khi chưa kịp hưởng tuổi thơ, tuổi thần tiên, tuổi mộng mơ, tuổi ômai như tụi em…Thật buồn, thật ghét chiến tranh đã cướp đi mất tuổi thơ của anh ấy! 

Em thì ngược lại, em có tuổi thơ và thời con trẻ đầy đủ đến phát chán.Thực sự thì em chỉ mong cái tuổi thơ này kết thúc nhanh nhanh và thành người lớn cùng thần tượng của em sớm nhất có thể vì quá tuổi thơ của chúng em quá nhiều lý do để bực bội. 

Này nhé: Tuổi thơ lúc nào cũng phải đi học, điểm kém thì bị chửi mắng, thậm chí dính chưởng của phụ huynh, muốn học giỏi thì lại phải quay cóp khi đi thi, em thì lại vụng nên quay toàn bị lộ. Lớp em tụi nó quay siêu lắm, có đứa còn được nhà trang bị điện thoại xịn để nhắn đầu bài, đứa thì móc với giám thị quăng phao cho. Em không biết dùng phao, chết đuối phải roài, hic hic…

Tuổi thơ lúc nào cũng bắt đi sở thú. Đi riết chán ốm vì chẳng có gì để xem. Có mấy con thú ốm nhom cứ đứng vậy hoài. Mà nghe nói một con voi mới tự nhiên lăn đùng ra chết, người ta bảo nó bị bệnh hiểm nghèo, em nghĩ là nó đói thôi. Ba em dạo này làm ăn chứng khoán hay đất đai gì đó mà về quặu nhà hoài, kêu làm ăn thế này thì có mà chết đói cả lũ! Đấy, người còn chết đói nữa là voi… Nên em chỉ muốn nhanh làm người lớn.

Tuổi thơ chán chết vì muốn đi chơi chẳng biết đi đâu và đi bằng gì. Xe công cộng thì vừa bẩn vừa hôi, lại chen chúc và luôn chậm giờ, chẳng nhẽ lúc nào cũng bắt gia đình cho quá giang. Em thích đi chơi ngoài thiên nhiên lắm mà không có chỗ nào đi, lại dơ và nguy hiểm nên mẹ không cho. Mà sao cứ đi xa là người lớn lại sợ trẻ con làm chuyện bậy bạ nhỉ? Sao họ cứ suy bụng ta ra bụng người thế? Đi gần thì có mỗi chỗ duy nhất là siêu thị. Dạo này kinh tế khó khăn nên chẳng ai mua gì, cứ đi vào chơi cho mát. Chỗ khu game thì lúc nào cũng phải xếp hàng, tiếng động ẩm ĩ nhức hết cả đầu, haizzz… Nên em chỉ muốn nhanh làm người lớn.

Tuổi thơ thật chán vì không có gì để xem. Ca nhạc thì nhảm, lại chẳng có bài vui cho lứa tuổi tụi em. Cứ suốt ngày yêu nhau, bỏ nhau nhảm pà cố! Mà trong mấy cuộc thi Talent trên Ti vi thì tụi trẻ con cũng toàn bắt chước người lớn mới được giải cao đấy thôi, ai mà coi trọng con nít! Phim Việt thì vừa chán vừa toàn chuyện người lớn, mấy cái phim Mỹ hành động thì hay, vậy mà cái hay nhất chuẩn bị chiếu thì lại bị cấm mất vì nghe nói quá bạo lực. Mấy đứa bạn nhà giàu nó còn được bay qua Thái, qua Sin xem chứ em thì potay. Mà lạ thật, trẻ con bên ấy giàu hơn nhưng lại thích bạo lực hơn ở nhà mình nhỉ? Ôi, ước gì em được như Phù Đổng, ước gì em nhanh làm người lớn.

Tuổi thơ thì lúc nào cũng bắt đọc sách. Em cũng thích đọc lắm, nhất là mấy cuốn Manga vẽ tranh đẹp cực! Đọc lời và chữ nhiều đang chán, đọc truyện tranh đang thích thì mẹ lại cấm vì bảo trong đó toàn cảnh phản cảm của con nít làm chuyện người lớn…huhu. Nếu mà thế gọi là làm chuyện người lớn thì em cũng thích làm người lớn. Thích thế nhưng mà rất khó, mấy đứa con trai cùng lớp thỉnh thoảng cứ hay rủ đi chơi xa, vào nhà nghỉ làm chuyện người lớn. Thích đấy nhưng mà quá nguy hiểm, nhỏ L. lớp kế bên đi chơi riết rồi tự nhiên có em bé đó, kỳ lắm. Nhưng ở nhà cũng ghê thấy mồ à, mấy cha hàng xóm mắc dịch và biến thái cứ hay gạ qua nhà làm chuyện người lớn rồi cho tiền, cho kẹo... Sao làm trẻ con khổ thế!? Nên em chỉ muốn nhanh làm người lớn.

Mà làm người lớn cũng dễ ợt chứ có gì đâu. Em nghe nói nhỏ kia chưa đến 18 đã khai man để có bạn trai sớm. Mà vừa mấy bữa trước thấy nó còn ốm nhom trên ti vi, nghe dì Năm nói nó giải phẫu thẩm mĩ vòng 1 siêu khủng, nâng mũi dọc dừa, mất mấy ngàn đô lận, thế rồi thành hotgirl, được người ta rủ đi chơi mà trả tới hai chục ngàn đô lận. Cho nên chắc em sẽ phấn đấu thành hotgirl trước, rồi sau đó sẽ đăng ký vô mấy cuộc thi Miss sìtyn để kiếm vận may. Làm người lớn vừa có giá, vừa tự do chẳng ai quản lý. Mẹ cấm đoán em chắc chỉ vì thiếu tiền, chứ em mà kiếm được mấy cha đại gia thì sẽ bao cả nhà ăn chơi nhòe luôn.

Đấy, sao cứ phải thời chiến mới trở thành người lớn lẹ được? Mà nói rồi mới nhớ và tiếc thần tượng của em. Giá anh Gióng mà không bay về trời thì ở lại thành đại gia là chắc. Đẹp trai, tiền thưởng nhiều như thế thì thiếu gì hotgirl xin chết?

Vậy xét cho cùng thì đâu ai cần tuổi thơ nhỉ? Em chỉ muốn làm một việc gì có ý nghĩa, em muốn học tập Thánh Gióng nhanh để trở thành người lớn, em chỉ muốn có nhiều tiền, nhưng làm thế nào nhỉ? Haizzzz…".

Nhận xét của giáo viên: "Bài không những lạc đề mà tư tưởng có vấn đề! Đề nghị gia đình chú ý giáo dục! 0 điểm".

Nhận xét của thằng con của Việt Nam Cộng Hòa:

Đã cho cô bé điểm o thì cô giáo phải tự cho mình ngàn lần điểm ấy. Cô giáo đúng là ''cáo dồ'' học trò thành thực. Nhớ em ấy, mà người đọc thấy rõ bản chất của nền giáo dục của cộng sản là phi nhân, tàn bạo, không phải thụ nhân (đào tạo nhân tài), mà chỉ ''trồng người'' như tên dốt nát Hồ Chí Minh đã dịch nghĩa.  

by Lý Tưởng Người Việt
Nếu ông Thanh ''nói hay'' thì ''tra tay'' trả lại CỒN DẦU cho Giáo Dân.
Bằng không, ông chỉ là con vẹt cộng sản.
Nguyễn Chân Lý
thinking
 Le Phuoc Thanh
Người dân "khoái" nghe ông Nguyễn Bá Thanh không chỉ bởi phong cách nói và làm cuốn hút, hết sức cụ thể và thiết thực, thậm chí thẳng đến mức nhiều khi làm cấp dưới toát mồ hôi...
Cũng đúng thôi, bởi những điều ông Nguyễn Bá Thanh, Bí thư Thành ủy Đà Nẵng vừa được Bộ Chính trị phân công làm Trưởng Ban Nội chính TƯ, nói ra đều giống như mệnh lệnh, nhưng lại gần gũi và thiết thực với đời sống mỗi người dân, là động lực để biến nơi đây trở thành "Thành phố đáng sống nhất Việt Nam".
Đã thành thông lệ, cứ mỗi khi ông Thanh đăng đàn nói chuyện hay tới mỗi kỳ đại hội HĐND thành phố sắp diễn ra, đa phần người dân Đà Nẵng đều có chung tâm trạng háo hức chờ đợi.
Người ta chờ không phải bởi có quá nhiều điều bức xúc cần phải giải quyết, người ta đợi không phải có quá nhiều điều trong cuộc sống cần phải đổi thay. Cái mà người dân chờ đợi ở đây chính là để nghe ông Bí thư sẽ nói gì, vì mỗi lời ông nói trước bàn dân thiên hạ đều gắn với những quyết sách quan trọng của thành phố, ảnh hưởng thiết thực đến cuộc sống người dân và làm cuộc sống của họ ngày một tốt lên.
'Không biết mấy ổng làm kiểu chi?'
Mới đây thôi, tại kỳ họp HĐND thành phố Đà Nẵng, ông Nguyễn Điểu - Giám đốc Sở Tài nguyên - Môi trường Đà Nẵng hồ hởi khoe: "Đà Nẵngđược Diễn đàn hợp tác Châu Á – Thái Bình Dương (APEC) tôn vinh là một trong 20 thành phố sạch nhất thế giới".
Nghe tin này, ông Thanh tỏ ra nghi ngờ: "Không biết mấy ổng chấm kiểu chi mà tui thấy chưa sướng lắm nghe. Chắc mấy ổng không đi vào chỗ mà hôm trước tôi và anh Huy (ông Trần Văn Huy – Bí thư quận Thanh Khê) lội vô ở ven sân bay. Mấy ông tới đó chắc không chấm điểmĐà Nẵngđâu. Úi chui cha, đô thị chi rứa mà là đô thị, ăn ở mất về sinh, rác rưởi vất tùm lum".
Kỳ thật, đến được khen mà cũng chưa mãn nguyện. Dường như, cái hay nhất của ông Thanh làm mọi người thích thú ở chỗ đó. Ông thấy được cái vẫn còn hạn chế của thành phố, không tự vỗ ngực, dù đó là người khác khen; không tự cao tự đại để rồi dẫn đến tự mãn, mặc dù lời khen đó xét cho cùng cũng không phải không có sơ sở.
Tuy nhiên, cái hay của ông Thanh lại ở chỗ ông tự nhủ và "khích tướng" để mọi người làm tốt hơn: "Dù muốn hay không, họ cũng công bố rồi. Mình lỡ bị công bố nên phải làm cho tốt hơn, chứ làm không đạt là mang tiếng".
Qua việc này, người dân lại càng thích ông hơn, bởi cái tính đi sâu sát, gắn bó với thực tế, với người dân lao động để tìm ra cái xấu, cái chưa tốt của thành phố, và đề ra những quyết sách có lợi hơn cho cuộc sống người dân, tốt hơn cho sự phát triển của thành phố.
"Không làm được thì nên từ chức"
Người dân "khoái" nghe ông Thanh không chỉ vì cái cách nói cuốn hút vừa dân dã, vừa dể nghe, dễ hiểu nhưng lại hết sức cụ thể và thiết thực. Nó không nặng nề kiểu Nghị quyết này, Thông tư nọ, chi bộ này, đồng chí kia, mà luôn đi thẳng vào vấn đề, không né tránh, không vòng vo, hết sức công khai và minh bạch.
Nhớ lại cách đây gần một năm khi ông Trần Văn Minh – nguyên Chủ tịch thành phố, mới được điều động ra làm Phó ban tổ chức TƯ và thành phố còn khuyết chức danh quan trọng như Chủ tịch, Phó chủ tịch và Giám đốc Sở Xây dựng, ông Thanh đã "đăng đàn" để nói chuyện với hơn 4.500 cán bộ chủ chốt.
Tại buổi nói chuyện này, rất nhiều người "không mời mà đến", gồm cán bộ về hưu, người dân, cánh báo chí và được truyền hình trực tiếp… dẫn đến hội trường quá tải.
Tại đây, mỗi ứng viên vào những chức danh quan trọng trên đã được ông Thanh nêu lên và phân tích, mổ xẻ xem ông nào giỏi, ông nào tài và đâu là hạn chế của mỗi ông, để rồi cuối cùng, khi các chức danh trên được bổ nhiệm, đại đa số người dân đều đồng tình và cho là hợp lý và rất đúng người, đúng việc.
Có lẽ, đây cũng là địa phương duy nhất trên cả nước mà cái chức danh to nhất của địa phương được đem ra "bình" trước bàn dân thiên hạ.
Hay cũng mới đây thôi, khi nói về hiện tượng cướp giật lộng hành tại các thành phố lớn, ông Thanh cho rằng, để xảy ra tình trạng trên là "sự đáng xấu hổ" của chính quyền. Ông chỉ mặt điểm tên những cơ quan phải chịu trách nhiệm là chính quyền và công an.
Ông so sánh: "Ở Hàn Quốc hay Singapore có bao giờ người ta hô hào cả hệ thống chính trị phải vào cuộc khi tệ nạn xã hội xảy ra đâu, mà người đầu tiên phải chịu trách nhiệm là chính quyền và công an. Không làm được thì tự động xin từ chức đi, chứ đừng đổ lỗi cho tập thể, cho người dân. Trách nhiệm của chính quyền là phải đảm bảo cuộc sống bình yên cho người dân chứ sao lại cứ đổ lỗi cho người này, người nọ".
Và cũng không ít lần trước thiên hạ, ông Thanh "răn đe" chính quyền: "Việc này là của chính quyền, nếu thấy có lợi cho dân thì phải làm ngay đi chứ, sao cứ phải chần chừ. Nếu các ông không làm tui sẽ dùng quyền Chủ tịch HĐND thành phố để quyết cho coi".
Thế mới biết, để người dân đồng tình và nghe và làm theo không phải dễ. Muốn làm được điều đó, ngườilãnh đạophải có cái tâm, cái tầm, công khai minh bạch và đặc biệt phải cương quyết thực hiện cho bằng được.
Phải thành thực mà nói, trong mấy năm qua,Đà Nẵngđã trở thành một địa phương có tốc độ phát triển vượt bậc, một "hiện tượng" về cải cách và phát triển kinh tế - xã hội trên cả nước, một mô hình để các nơi khác cần thiết phải suy ngẫm và noi theo.
"Thương hiệu" người đứng đầu
Nếu nói về lãnh đạo một tỉnh thành nào trên cả nước thì "Nguyễn Bá Thanh" chắc chắn là "thương hiệu" mà nhiều người biết đến. Đó là Bí thư thành ủy Đà Nẵng- ông Nguyễn Bá Thanh.
Người tán dương ông tài giỏi, xuất chúng, kẻ lại dè bửu chê bai ông chuyên chế, độc tài, nhưng tựu chung, bất cứ người dân nào của Đà Nẵng cũng phải tâm phục, khẩu phục mà công nhận: những gì ông Thanh làm được cho cái thành phố miền Trung này, để nơi đây trở thành "thành phố đáng sống" thì không cần bàn cãi.
Dù mỗi quyết sách mà Đà Nẵng đưa vào thực hiện đều có sự tham gia góp ý của nhiều "cái đầu", tuy nhiên, những ý tưởng hay, những sáng tạo tốt bắt nguồn từ ông Thanh rất lớn. Nếu không có sự quyết liệt của ông Thanh, chắc chắn nhiều việc khó có thể mà thực hiện được.
Điều đầu tiên và cũng là thú vị nhất tạo ra "thương hiệu"Nguyễn Bá Thanh là sự mạnh mẽ, quyết liệt trong công việc. Trong bất cứ buổi họp hay nói chuyện nào, trong khi người dân thích thú và kéo đến rất đông để nghe ông Thanh, thì lãnh đạo các Sở, ngành lại rất "sợ" ông chất vấn.
Những vấn đề ông Thanh đưa ra rất cụ thể, sát thực và gần gũi với đời sống người dân, được hầu hết già trẻ, lớn bé quan tâm mong đợi. Trong khi đó, đây lại là những "bài toán khó" đối vớilãnh đạocác Sở ngành, mà nếu không đi sâu sát, thì khó "giải được".
Đã không ít lần, chính các vị "quan dân" này phải lúng túng "như gà mắc tóc", khi ông Thanh nêu đích danh sự việc, địa điểm con người và yêu cầu phải có hướng giải quyết cụ thể, xác thực.
Tại một cuộc họp HĐND thành phố, khi bàn về lệnh cấm sử dụng Internet quá khuya trong các cửa hàng kinh doanh dịch vụ, vì xảy ra nhiều tệ nạn xã hội do thanh niên tụ tập đêm khuya chát chít và chơi các trò chơi bạo lực, một lãnh đạo Sở Thông tin truyền thông Đà Nẵng báo cáo lệnh cắt Internet từ 23h đến 5h sáng đang chờ phê duyệt và thuộc thẩm quyền của Bộ Thông tin - Truyền thông.
Ông Thanh ngay lập tức yêu cầu: "Tôi yêu cầu các ông phải làm ngay lập tức, tôi sẽ chịu trách nhiệm về việc này. Ở đây tôi to hơn các ông, nếu có ai cắt chức tôi sẽ là người mất chức trước. Những việc thấy có lợi cho dân, cho nước thì phải làm ngay chứ chờ đợi đến bao giờ".
Cũng trong buổi họp hôm đó, một việc tưởng rất nhỏ nhưng ông Thanh đã làm rất quyết liệt, đó là khi hỏi Giám đốc Sở công an thành phố về số điện thoại nóng để người dân phản ảnh khi có sự vụ xảy ra.
Khi nghe xong, ông Thanh thủng thẳng: "Số điện thoại các ông cho là nóng mà sao lủng củng khó nhớ vậy, tôi nghe còn khó nhớ thì người dân sao mà nhớ nổi. Tôi yêu cầu ngay ngày mai bên viễn thông cấp cho công an một số khác thật đẹp, thật dễ nhớ để làm số điện thoại nóng. Số có đẹp, có dễ nhớ thì người dân mới gọi cho công an nhanh được chứ".
Trong các cuộc họp, trong khi lãnh đạo các tỉnh thành khác hay nhắc đến câu "tôi nghe báo chí, người dân nói rằng…" thì cái mà mọi người nghe được từ ông Thanh lại là "hôm trước tôi đi ngang qua chỗ này… chỗ nọ và thấy…".
Nếu chỉ xét về nội dung thôi thì 2 cụm từ trên quả không khác nhau là mấy, nhưng suy ra thì sự khác nhau là rất lớn, một bên là thụ động, chờ đợi người khác mách bảo mới biết, còn một bên là chủ động tìm hiểu và quan sát. Và rõ ràng do tự chủ động nên ông Thanh thấy rất rõ những cái hay, cái dở và đưa ra hướng giải quyết rất nhanh
Tại kỳ họp HĐND thành phố lần thứ 4 khóa VIII, ông Thanh đã yêu cầu Giám đốc các Sở phải đi sâu, đi sát cơ sở để nắm bắt tình hình thực tế của người dân, không chỉ chờ cấp dưới báo cáo lên mới biết.
Ông Thanh nhấn mạnh: "Lãnh đạo các Sở, ngành phải thực sự tâm huyết, hành động quyết liệt, tự chịu trách nhiệm trước lãnh đạo thành phố và nhân dân. Nếu cảm thấy mệt quá, không thể hoàn thành nhiệm vụ thì xin nghỉ, còn làm thì phải làm đến nơi đến chốn, không thể nói chung chung và trách nhiệm chung chung".
Một câu chuyện có thật, nhưng cũng khá hài hước do chính ông Thanh kể ra đó là cách đây mấy năm khi mà Sân bay Đà Nẵng mói vừa được khởi công, do nhìn bản thiết kế thấy xấu và chưa hợp lý nên ông Thanh đã cho mời lãnh đạoTổng Công ty Hàng không miền Trung đến và yêu cầu điều chỉnh lại sao cho đẹp và phù hợp hơn.
Vị lãnh đạo hàng không khi nghe xong đã nói lại đại ý rằng: đây là dự án do Bộ GTVT làm chủ đầu tư chứ có phải của Đà Nẵng đâu mà thành phố can dự vào.
Ông Thanh nghe xong không lưỡng lự mà ngay lập tức trả lời: "đúng, đây là dự án của Bộ nên thành phố không có quyền tham gia, nhưng tên của sân bay mới khi xây xong sẽ là: Sân bay quốc tế Đà Nẵng. Vậy nếu các ông không sửa thì xin bỏ cái tên Đà Nẵng đi, khi đó các ông muốn làm gì thì làm, chắc chắn chúng tôi cũng sẽ không có ý kiến gì nữa".
Với thái độ quả quyết như vậy nên sau đó Bộ GTVT đã có những điều chỉnh để sân bay Đà Nẵng to đẹp và hoành tráng như ngày hôm nay.
Chỉ Đà Nẵng mới có
Có lẽ chưa ở đâu trên đất nước này mà cái chức Chủ tịch của một thành phố trực thuộc TƯ lại được bình chọn một cách công khai trước bàn dân thiên hạ như ởĐà Nẵng.
Trong buổi nói chuyện với gần 4500 cán bộ công chức ởĐà Nẵngvà được truyền hình trực tiếp trên sóng truyền hình, ông Thanh công khai giải thích tại sao Thường vụ thành ủy lại bầu ông này, mà không bầu ông kia vào chức Chủ tịch thành phố Đà Nẵng.
Ông cũng nêu đích danh 3 ứng viên được chọn và phân tích mặt mạnh, điểm yếu của từng ứng viên khi được bầu vào chức danh đó.
Cũng nhân cơ hội này, ông Thanh yêu cầu mọi cán bộ phải làm trước khi nói và tuyệt đối không được sách nhiễu, vòi tiền người dân hay doanh nghiệp.
Ông Thanh yêu cầu: "Các đồng chí đừng biến mình thành những con thú trong rạp xiếc, cứ thấy cho ăn thì mới làm mà hãy làm trước đi, và nếu làm tốt thì người dân cũng sẽ không quên ơn đâu".
Ông Thanh cũng khẳng định, việc thăng quan tiến chức ở Đà Nẵng tuyệt nhiên không có chuyện chạy vạy, mất tiền mà do năng lực thực tế. Bất cứ ai phát hiện việc chạy chức, quyền báo cholãnh đạothành phố sẽ điều tra và nếu có thật sẽ cách chức ngay lập tức.
Ông Thanh còn an ủi những cán bộ giỏi, cán bộ có tâm huyết: "nếu vì một lý do gì đó mà những người giỏi, có năng lực và tâm huyết chưa được đến đáp đúng mức, chưa được đề bạt một cách công bằng thì hãy kiên nhẫn chờ đợi, một ngày nào đó sẽ được thăng quan tiến chức xứng đáng, thành phố luôn dõi theo những người này và chắc chắn không để rơi họ".
Một việc mà không chỉ người dânĐà Nẵngmà trên cả nước đều rất đồng tình đó là quyết định hỗ trợ mỗi chiến sĩ CSGT 5 triệu đồng/tháng. Giải thích về điều này,lãnh đạoĐà Nẵngcho rằng, việc hỗ trợ nhằm giảm bớt những khó khăn về đời sống kinh tế cho các cán bộ chiến sĩ để họ yên tâm công tác, tránh mọi cám dỗ, tiêu cực.
Tuy nhiên, đổi lại tất cả CSGT đều phải tuyệt đối không được nhận tiền của các chủ phương tiện với bất cứ hình thức nào và với giá trị bao nhiêu, nếu bị phát hiện sẽ tước quân tịch và cho nghỉ việc ngay lập tức.
Chính vì lẽ đó nên nếu bất cứ ai, chức vụ nào mà vi phạm luật lệ giao thông tại địa bàn thành phốĐà Nẵngđều mau chóng chấp hành phạt mà không hề kêu ca hay xin xỏ, bởi họ thừa biết rằng nếu kêu ca hay nhờ vả cũng không có ai dám tha. Không những vậy, bất cứ ai dù ở chức vụ gì mà xin xỏ cho người vi phạm giao thông nếu phát hiện cũng sẽ bị kỷ luật.
Tôi có một anh bạn từ Hà Nội vàoĐà Nẵngmua đất, do việc mua bán đến gần 12h trưa mới hoàn tất nhưng vẫn thiếu một khâu quan trọng là công chứng giấy tờ. Trong khi đó, do chủ quan nên anh bạn tôi đặt vé máy bay để 2h chiều ngày hôm đó bay ngay ra Hà Nội.
Sau một hồi lưỡng lự, anh bạn tôi vẫn quyết định ra phòng công chứng nhưng trong lòng tự nhủ sẽ khó mà làm được vì lúc đó đã hết giờ làm việc, nếu để đến chiều chắc chắn sẽ trễ chuyến bay.
Tuy nhiên, khi đến nơi và được nghe trình bày, cô nhân viên phòng công chứng rất vui vẻ nhận lời giúp. Sau khi mọi việc hoàn tất, với tâm trạng hết sức cảm kích, anh bạn tôi chân thành lấy ra chiếc phong bì, trong đó có vài trăm ngàn nói lời cảm ơn và biếu cô nhân viên một chút gọi là bồi dưỡng làm việc ngoài giờ.
Nhưng kỳ thay, cái việc mà anh bạn tôi cho rằng rất hợp lý và chắc chắn sẽ xảy ra đó đã không diễn ra. Cô gái kia kiên quyết từ chối chiếc phong bì và mỉm cười nói rằng đó chỉ là bổn phận và cô ta cũng chẳng mất gì khi làm việc đó cả.
Thế là kể từ đó đến nay đã gần 2 năm trôi qua, mỗi khi "trà dư tửu hậu" hay có ai đó nhắc đếnĐà Nẵng, anh bạn tôi đều kể lại câu chuyện này với một vẻ hết sức ngưỡng mộ và hào hứng.
Chúng tôi, những người làm trong nghề đều hiểu rằng, nếu ở một xã hội khác, một quốc gia nào đó trên thế giới này thì đây có lẽ chỉ là "ba cái chuyện lẻ tẻ" và không có gì đáng phải bàn, nhưng sao ở Việt Nam nó lại trở thành chuyện "hiếm như sao buổi sáng".
Và chắc chắn không có bất cứ một phương tiện truyền thông nào lại tuyên truyền tốt hơn cái cách truyền miệng để đến bây giờĐà Nẵngđược nhiều người mến yêu như thế
Không chỉ đưa ra những quy định hay chế tài hợp lý mà những chính sách của Đà Nẵngcòn rất có tình. Do thời gian gần đây, mật độ xe cộ bắt đầu khá đông nên Đà Nẵngđã chọn một số tuyến làm đường một chiều. Vài ngày đầu, do thói quen nên khá nhiều người dân và du khách ngoại tỉnh vẫn vi phạm và đi vào đường ngược chiều và bị phạt.
Biết được điều này, đích thân ông Trần Văn Minh khi đó còn là Chủ tịch UBND thành phố đã ra "chỉ dụ" cho lực lượng công an và dân phòng: "tuyệt đối không được phạt người dân hay xe ngoại tỉnh khi họ đi vào đường ngược chiều, chúng ta phải cắm biển cấm và chỉ dừng xe để nhắc nhở người vi phạm trong 2 tháng đầu tiên.
Trong thời gian đó, tôi cũng yêu cầu các phương tiện thông tin đại chúng phải liên tục đăng tải để người dân biết các đường ngược chiều để họ có ý thức và tránh đi vào, sau 2 tháng triển khai nhắc nhở nếu ai vi phạm thì mới được phạt.
Còn với xe ngoại tỉnh, chúng ta chỉ dùng xe để nhắc nhở thôi vì họ đâu có phải người dân ở đây mà biết đường cấm. Tôi tin là nếu biết chắc chắn không ai dám đi vào. Họ có yêu thì mới đến vớiĐà Nẵng, nếu vì vô tình mà ta cứ phạt thì sẽ để lại hình ảnh xấu cho du khách".
Nhờ những chính sách kiểu như vậy mà đến nay người dânĐà Nẵngchấp hành rất nghiêm chỉnh luật lệ giao thông, trong khi du khách không hề có cảm giác lúc nào cũng nơm nớp lo sợ, đề phòng bị "vặt" khi vô tình vi phạm giao thông như các thành phố lớn khác.
Đối với vấn đề giải quyết chỗ ở cho đối tượng thu nhập thấp, có lẽ không đâu trên cả nước có giá rẻ như vậy. Chỉ cần tối thiểu hơn 200 triệu một chút là có thể mua được một căn hộ khá gần trung tâm thành phố với diện tích 50m2 có thang máy lịch sự, vườn hoa và chỗ sinh hoạt công cộng.
Không chỉ giá rẻ, điều kiện sinh hoạt tốt, gần trung tâm mà nhà thu nhập thấp ởĐà Nẵngmua cũng khá dễ dàng, ngay cả những vợ chồng công chức làm ở ngân hàng cũng rất dễ được xét duyệt.
Sự dễ dàng này bắt nguồn từ việc trong nững năm quaĐà Nẵngđã dành rất nhiều sự quan tâm cho nhũng đối tượng chính sách, người nghèo nên sự cấp thiết về nhà ở không còn nhiều, mặc dù trong những năm qua,Đà Nẵngluôn là thành phố có số lượng người ngoại tỉnh định cư nhiều nhất.
Nếu chỉ nói những việc lớn, vĩ mô hay cái hay, đẹp thì thật là thiếu sót bởi cuộc sống chung quanh ta đôi khi có những cái tầm thường nhưng lại tạo nên một cái đẹp, cái văn minh làm cho cuộc sống thêm phần thi vị.
Một trong những cái nhỏ đó vẫn đang hiện hữu trong cuộc sống thường ngày tạiĐà Nẵng. Một câu chuyện nhỏ tưởng như "chuyện lạ có thật" là cái nhà vệ sinh công cộng ở bến xe khách liên tỉnh Đà Nẵng.
Tại đây, bất cứ ai "buồn cái sự đời" đều được nhà vệ sinh công cộng đón tiếp miễn phí. Tuy nhiên, điều đặc biệt mà chắc chắn chưa ở đâu trên đất nước Việt Nam này, thậm chí là ở trên toàn thế giới có được, là bất cứ ai vào đây cũng phải để giày dép ở ngoài, sau đó thay dép khác mới được vào.
Chưa ai có thể khẳng định việc bỏ giày dép ở ngoài là hay hay dở, nhưng một sự thật mà ai cũng có thể hiểu được, đó là nhà vệ sinh ở đây chắc chắn phải rất sạch sẽ thì người ta mới làm được cái điều lạ lùng đó.
Lại bàn về chuyện tuân thủ quy định, luật pháp tạiĐà Nẵng. Hình như người dân ở đây rất "ngại" *ng chạm đến pháp luật, họ tuân thủ một cách tự nguyện và vui vẻ.
Một chuyện rõ nhất đó là việc thu tiền tại các nơi công cộng hay bãi biển. Ở bất cứ chùa chiền nào, dù ngày rằm, mùng một hay những lúc cao điểm, giá trông giữ xe vẫn luôn như vậy, giá cho mỗi xe máy vẫn là 2000 đồng. Thậm chí, ở một ngôi chùa rất nổi tiếng là chùa Linh ứng, các phật tử hay du khách đến thắp hương còn tự tâm muốn bỏ bao nhiêu cũng được.
Một chuyện mà đã rất nổi tiếng choĐà Nẵnglà thu phí trông xe, tắm biển. Mặc dù giữa những ngày hè nóng nực 39, 40 độ, người dânĐà Nẵngcũng như du khách kéo đến các bài biển đông ngẹt, giá gửi một xe máy và hai người tắm tráng cũng chỉ mất 4000 đồng, cái giá mà rất nhiều người Hà Nội vào đây phải sửng sốt vì quá rẻ.
Đã có lần tôi thử hỏi một người trông xe tại sao không tăng giá lên một chút khi khách đông, câu trả lời chỉ đơn giản là không được, nếu thành phố mà biết thì chỉ còn cách giải nghệ mà thôi.
Phải chăng sự kiên quyết của các cấp chính quyềnĐà Nẵnglà rất tốt để ai cũng phải tự giác chấp hành. Nói đến vấn đề này, tôi lại chạnh lòng khi nghĩ đến Hà Nội với vô số việc tăng giá vô tội vạ mà người dân phải cam chịu mà không biết kêu ai, bởi ngay chính cả Giám đốc Công an thành phố cũng từng là nạn nhân.
Nhiều người ở địa phương khác có dịp ghéĐà Nẵngrất 'nể' ông Thanh bởi ở đây hầu như không có cảnh giữa đường chỉ vì một va chạm nhỏ mà giành giật đâm chém.
Không có chuyện lợi dụng sự khó khăn của người khác mà bắt chẹt, chèn ép. Không chỉ có thế, người dân ở đây còn được sống trong một môi trường sống hết sức lành mạnh, không có chuyện ra đường hễ một tý là sừng sộ đâm chém một cuộc sống có cạnh tranh nhưng không hề xô bồ bon chen, một đô thị lớn đang phát triển rất nhanh mà từ không khí, điều kiện sống rất tốt.
Để kết thúc bài viết này, tôi xin khẳng định, trên đây chỉ là một số nhỏ những cái bề nổi mà tôi cũng như nhiều người từng nhìn và nghe thấy. Chắc chắn đằng sau cái hay, đẹp đó sẽ có cả những điều dở, những điều còn chưa tốt. Nhưng tôi tin rằng, cái dở, cái không hay đó chỉ là cá biệt và chiếm tỷ lệ rất nhỏ.
Một thành phố mà cái hay thấy nhiều, cái dở rất hiếm gặp, chắc chắn nơi đó phải là đô thị được quản trị tốt, bởi nếu không phải vậy tại sao người dânĐà Nẵnglại rất yêu, khách du lịch lại rất thích khi đến với thành phố biển miền Trung đầy thơ mộng này.
 
Người dân lao động đồng tình
Cái cách nói chuyện của ông Thanh không chỉ cuốn hút những cán bộ, trí thức mà còn rất dễ làm cho người dân lao động đồng tình. Mỗi chính sách ông đưa ra bao giờ cũng có mục đích tạo ra cuộc sống thuận lợi, sung túc cho người dân.
Tại cuộc họp HĐND vừa rồi, khi bàn về vấn đề đất đai, ông Thanh nêu rõ: Tôi yêu cầu trong năm 2013 này, thành phố phải hoàn tất việc làm sổ đỏ cho dân.
Người ta sinh sống lâu năm trên mảnh đất của họ mà không trong diện kiện cáo hay quy hoạch thì phải làm sổ đỏ cho người ta chứ. Cái sổ đỏ không chỉ là tấm bìa sở hữu mà còn để trong lúc khó khăn bà con còn đêm ra thế chấp vài đồng làm ăn hay giải quyết khó khăn qua ngày".
by Lý Tưởng Người Việt
Ốiiiii... Giời cao, đất dầy ơi !!!!  Có ai đọc và hiểu được những chữ này không ????  Xin hỏi các cụ đồ Nho uyên thâm, các vị học giả, các nhà ngôn ngữ học Giấy Chứng Nhận Sở Hữu Con Vợ là giấy quái gì vậy ????  Ngày Dùng Vợ là ngày gì ??? Ngày "đưa em tìm động hoa vàng", ngày xào khô lẫn xào ướt ?, ngày đôi ta cùng chung nhịp  thở  thở  thở ?!   Thế còn Nhãn Hiệu vợ có ai biết là gì không ???? là nhãn hiệu "Made in Nha Trang" "Made in Cần thơ" , "Product of Mr. Nguyễn văn Xoài & Mrs. Lê thị Ổi" .v.v....  Loại Vợ là làm sao ???? Không lẽ là loại đầu đường xó chợ, gái nhà lành, gái "nửa đời hương phấn", gái xã hội đen, gái sứt cán gảy gọng ???   Khung cỡ là cái quái gì ??? Chịu chết !   Số khung .... What the hell on earth is that ? Ai đọc hiểu ... tớ chết liền!

Giấy Chứng Nhận "SỞ HỮU CON VỢ"

   alt[/i]

   

Đọc vào nổi da gà, trình độ vậy mà cầm quyền đất nước thì không bằng giả cũng bằng dzởm là đúng qua rồi.  "sở hữu con vợ"  là tụi nó coi người dân như thú vật không khác chút nào.

alt

alt

Máy "thu thanh" và máy "ghi âm" khác nhau chỗ nào ta? Nghĩa thì giống hệt nhau, mà vật dụng lại khác nhau,đúng là tréo nghoe.  Hóa ra có tay nào sửa tờ đăng ký xe đạp, xe đạp hồi 75 dân bắc quý như vàng, nhà mình bị một tay cán bộ cấp khá cao ở ngoài bắc mượn xe đạp, rồi chôm luôn, mang ra bắc, bịnh thiệt. Tay cán bộ này được dẫn đi ăn kem Pôle Nord ở thương xá Tax, thấy bồi mặc quần áo thắt cà vạt mà cứ tưởng ông chủ hahahhahahah...Thấy mình đeo dây chuyền, lại còn làm bộ nói: "Sao lại tự đeo xiềng xích thế này?" Chắc hắn muốn mình cởi bỏ xiềng xích để hắn ta lượm.....đúng là láu cá vặt.

by Lý Tưởng Người Việt

Trên bàn tiệc, món cá được trình bày cầu kỳ, đẹp mắt và sống động như đang bơi. Thân cá được rán vàng ươm nhưng đầu cá vẫn còn sống, mang còn thở và miệng cá liên tục "ngáp ngáp".

Xuất hiện trên bàn tiệc là một món cá được trình bày bắt mắt, phần thân được rán vàng nhưng phần đầu còn sống với mang còn thở và miệng liên tục ngáp.

alt

Quản lý một nhà hàng "cá ngáp" cho biết: đây được gọi là món cá chép hấp. Để chế biến được món cá đặc biệt này, các đầu bếp của nhà hàng phải rất khéo léo. Đây cũng được xem như bí quyết của riêng nhà hàng.

"Giết chết một sinh mạng để nuôi sống bản thân đã là có tội rồi, đằng này còn dùng cách làm cho con vật sống dở chết dở mà vẫn có thể vừa ăn vừa cười giỡn được thì thật quá dã tâm. Giá như con cá biết nói tiếng người, biết chảy nước mắt van xin thì thử có dám ăn không… Chỉ có thể dùng từ "dã man" đối với những "thượng đế" này", một cư dân mạng gay gắt.

alt

Thực khách thưởng thức món 'cá ngáp' trên bàn ăn.

Nhiều người cũng không tiếc lời mà cho rằng đây là món ăn "mọi rợ" nhất ở Việt Nam và người thưởng thức món ăn này là những người không có lương tâm.

Thứ Sáu, 11 tháng 1, 2013 by Lý Tưởng Người Việt

isb1  10 -large-contentTin Saigon - Hôm nay hơn 1,700 công nhân công ty Nissey Việt Nam của Nhật Bản đã đồng loạt bãi công để phản đối việc cắt giảm tiền thưởng Tết năm nay. Đại diện công nhân công ty Nissey cho biết họ bãi công để phản đối việc giám đốc công ty cắt một nửa tiền thưởng Tết, năm ngoái họ đã được hưởng khoản tiền thưởng Tết bằng 1.7 mức lương căn bản cộng với phụ cấp. Tính ra tổng số tiền thưởng Tết của mỗi người trung bình từ 4 đến 5 triệu đồng, tương đương 200 đến 250 đôla.

Tuy nhiên một thông báo vừa mới được tung ra của giám đốc công ty Nissey cho hay tiền thưởng Tết của công nhân năm nay chỉ vào khoảng từ 100 đến 125 đô-la mỗi người, giảm một nửa so với năm rồi. Đó là chưa kể những công nhân bị cho là vi phạm kỷ luật trong năm, chỉ còn được lãnh 80% tiền thưởng theo quy định. Đáng nói là theo đại diện công nhân bãi công, giám đốc công ty Nissey dọa sẽ trừ lương các công nhân ngừng làm việc để chống lại thông báo nói trên. Vì vậy công nhân Nissey cuối cùng đi đến quyết định bãi công để đòi giám đốc công ty xem xét lại mức thưởng Tết.

Một cuộc họp thương lượng giữa đại diện ban giám đốc và phía công nhân đã diễn ra chiều ngày hôm qua hầu như không đạt kết quả. Đại diện ban giám đốc công ty Nissey nại lý do tình hình sản xuất khó khăn khiến họ phải giảm một nửa tiền thưởng Tết. Bất chấp sự phản đối của đại diện công nhân, ban giám đốc Nissey nói sẽ không thay đổi quyết định. Cuối cùng, phía công nhân khẳng định sẽ không trở lại làm việc cho đến khi nào ban giám đốc công ty Nissey phục hồi mức thưởng Tết bằng với năm rồi. Hiện chưa biết tình hình sẽ diễn biến như thế nào.

Thứ Tư, 9 tháng 1, 2013 by Lý Tưởng Người Việt

babui 092012 3Hiện nay tại Việt nam, cộng sản Việt nam đang phát động phong trào chống "Diễn  Biến Hoà Bình"; chống "Tự Diễn Biến", "Tự Chuyển Hóa" trong cán bộ, đảng viên,  quân đội, một cách triệt để, rộng khắp và rầm rộ, từ Trung Ương xuống Địa Phương.  Trong bài diễn văn nhân ngày kỷ niệm 40 năm cuộc không tập của Hoa kỳ vào Hà nội,  ngày 12/12/1972 – 2012, tướng Phùng Quang Thanh, bộ trưởng quốc phòng Việt cộng  có bài đăng trên tạp chí Quốc Phòng Toàn Dân, lên án "Diễn Biến Hoà Bình". Lần đầu tiên Phùng Quang Thanh nhắc đến "nguy cơ chiến tranh xâm lược", mà Thanh đổ cho: "Chính diễn biến hoà bình là hoạt động tạo cơ hội cho nước nào đó từ bên  ngoài phát động chiến tranh chống Việt nam". Có nghĩa là nhu cầu "Diển Biến Hòa  Bình" đã thấm sâu vào tâm trí và quan niệm của binh sĩ, cán bộ, và đảng viên  Việtcộng, để tự diễn biến, tự chuyển hóa thành tư tưởng và hành động không còn  tin tưởng vào Đảng Cộng Sản độc tài, độc ác, tham nhũng và bán nước nữa. Mà muốn được Tự Do Dân Chủ và Nhân Quyền phải được tôn trọng. Thế nên Việt cộng rất sợ chính nội bộ của họ 'tự diễn biến' 'tự chuyển hóa' thành "Biến Cố Cung Đình" nội  trong năm 2013 này.

Theo Vũ Văn Phúc, tổng biên tập Tạp Chí Cộng Sản, cơ quan lý luận của đảng, phát  biểu ngày 27/12/2012, cho rằng: "Có liên hệ giữa đấu tranh chống quan liêu, tham  nhũng với đấu tranh chống 'diễn biến hoà bình', cụm từ được định nghĩa là tiến  trình giải thể hệ thống chính trị độc đảng ở Việt nam không qua biện pháp bạo  lực". Vũ Văn Phúc tự đặt câu hỏi: "Chẳng hạn, 'tự diễn biến' là thế nào, tới mức  nào thì dẫn tới 'tự chuyển hoá'? Nếu không khu biệt rõ, rất dễ nhầm lẫn. Mà nhầm  lẫn thì đi đến nghi oan, thậm chí rất dễ quy chụp và dẫn tới rối loạn, lạc hướng". Ông không đưa ra được giải pháp cụ thể mới mẻ nào, chỉ nói theo đảng là, tăng  cường công tác xây dựng đảng, chống tham nhũng, lãng phí, đẩy lui tình trạng cát  cứ, cục bộ và lợi ích nhóm.  Đặc biệt Vũ Văn Phúc đề nghị: "Dựa hẳn vào Nhân Dân để xây dựng Đảng, xây dựng Nhà Nước".

Tổng Biên Tập tạp chí Cộng Sản có nằm mơ đấy không, mà đề nghị Đảng Việt cộng  dựa hẳn vào Dân để xây dựng Đảng và xây dựng Nhà Nước? Khi người dân Việt nam đã  tỏ tường là Đảng Việt cộng vốn là con đẻ của Quốc Tế Cộng Sản, phản bội Dân Tộc,  hết làm tay sai cho Liên xô, rồi làm đầy tớ Trung cộng. Giờ đây đang tạo điều  kiện cho Trung cộng thôn tính Việt nam. Triệt tiêu tinh thần ái quốc chống quân  Trung quốc xâm lược của toàn dân, toàn quân Việt nam. Đảng ra lệnh cho Nhà Nước  thẳng tay đàn áp, bỏ tù những người yêu nước đòi Tự Do Dân Chủ Nhân Quyền cho  quốc dân mình. Để mặc cho chính phủ tìm mọi biện pháp ranh ma, quỷ quyệt để vơ vét tài sản toàn dân và cống hiến các nguồn tài nguyên cho đế quốc...Vậy Việt cộng  muốn dựa hẳn vào với Dân thì phải lập tức đáp ứng nhu cầu cấp thiết của toàn dân  là Dân Chủ Hóa Chế Độ, bằng biện pháp 'Diễn Biến Hoà Bình". Dùng Luật Pháp Dân  Chủ, Tư Pháp Độc Lập, Báo Chí Tự Do để diệt trừ tham nhũng, lãng phí, cát cứ, cục bộ, và lợi ích nhóm...nhằm huy động sức mạnh tổng hợp của toàn dân xây dựng  lại Đất Nước đang tàn tạ, để đủ sức chống giặc Trung quốc xâm lăng hiện nay.  Nhưng Việt cộng đã không dám làm thế, trái lại ra sức chống Diễn Biến Hoà Bình để duy trì độc đảng, độc tài, tham nhũng, bán nước. Mới là đáng nguyền rủa!

Tướng Phùng Quang Thanh hãy mở to mắt ra mà nhìn, để cảm nhận được sự thật lịch sử là ở Miến Điện, các tướng lãnh Quân Phiệt, đã thực hiện cuộc Dân Chủ Hóa Chế  Độ, bằng giải pháp "Diễn Biến Hoà Bình", chẳng có tạo cơ hội cho nước nào, từ bên ngoài, phát động chiến tranh chống Miến Điện cả. Ngay Trung cộng là kẻ mất  phần ăn lớn nhất cũng đành phải 'ngậm đắng, nuốt cay' làm hòa. Nếu quân đội Việt  nam dám làm như Miến Diện, đứng lên giải thể Đảng và Chế Độ Cộng Sản, thành lập  Chính Phủ Chuyển Tiếp, để Dân Chủ Hoá chế độ, nhất định cũng sẽ được dân chúng  tôn vinh, quốc tế ủng hộ, và những kẻ địch cũng phải kính nể nghiêm chỉnh đối  thoại, như với ông tổng thống Thein Sein của Miến Điện hiện nay. Còn cứ để cho Đảng Cộng sản Việt nam lãnh đạo bằng cách rước cả Trung quốc, Nga, Mỹ cùng vào  tranh chấp tại Việt nam. Đó mới đích thực là hoạt động tạo cơ hội cho nước nào đó từ bên ngoài phát động chiến tranh chống Việt nam.

Ngoài việc Trung cộng đang  nắm được nhược điểm của Nguyễn Phú Trọng, Trương Tấn  Sang, Nguyễn Tấn Dũng và toàn thể 14 ủy viên Bộ Chính Trị Việt cộng, để sai  khiến. Mật vụ Trung cộng còn len lỏi vào quân đội, nắm công an để ra lệnh đàn áp  dân chúng và tuyên truyền chống Mỹ, như thời chiến tranh lạnh. Ngày 31 / 12 /  2012, Trung cộng trực tiếp, trắng trợn xâm phạm chủ quyền nội bộ Việt nam bằng  cách yêu cầu: "Việtnam chấm dứt những biện pháp làm phức tạp và trầm trọng thêm  các vấn đề giữa hai nước, như Luật Biển của Việt nam bắt đầu có hiệu lực hôm  nay". Phát ngôn viên bộ Ngoại Giao Trung Cộng nhấn mạnh: "Trung quốc có chủ quyền không thể tranh cãi tại các quần đảo Tây Sa, Nam Sa (tức Hoàng sa và  Trường sa) và các vùng biển liền kề tại Hải Nam (tức Biển Đông). Tất cả các yêu  sách và hành đông của nước khác liên quan đến chủ quyền các đảo này là bất hợp  pháp và vô giá trị". Thế mà bọn lãnh đạo Việt cộng còn mời phái đoàn Trung cộng  và Nga đến tham dự kỷ niệm 40 năm họ gọi là "Điện Biên Phủ Trên Không 12/12/72" nhằm khơi lại cuộc chiến tranh mà họ gọi là "Chống Mỹ Cứu Nước".

Hiện nay, Nga là nước bán vũ khí cho Việt cộng nhiều nhất, và chính quyền Putin  luôn luôn muốn Nga có ảnh hưởng lớn tại Việt nam và Đông Nam Á. Trung cộng hiển  nhiên  đang là chủ của Đảng Việt cộng. Mỹ cũng đã nhập nội Việt nam sâu đậm 17  năm nay, và giúp cho nền kinh tế Việt nam sống nổi. Nhất là, đang tích cực  chuyển trục chiến lược toàn cầu của mình về Châu Á - Thái Bình Dương, mà Việt  nam là điểm quan trọng. Cả ba cường quốc này vốn là đối thủ và cũng là đồng minh  của nhau. Nga, Trung quốc là đồng chí của nhau, nhưng cuối cùng Trung quốc đã  bắt tay với Mỹ để chống Nga. Nga là đồng minh với Mỹ trong Thế chiến II, nhưng  lại là kẻ địch của Mỹ trong chiến tranh lạnh. Nga dù không còn là cộng sản,  nhưng Putin vẫn là nhà độc tài, hiện không thuận thảo với Mỹ. Trung quốc tuy vẫn  là đối tác kinh tế quan trong đối với Mỹ, nhưng việc Mỹ chuyển trục chiến lược  về Châu Á, khiến Trung cộng thấy mình bị bao vây, nên quyết liệt giành ảnh hưởng  với Mỹ ở Đông Nam Á, nhất là tại Việt nam. Thế mà Việt cộng lại ngu xuẫn rước cả loại: Sói Trung quốc, Gấu Nga, Ưng Mỹ vào chung trong một tổ Việt nam, định dùng  thế dằng kéo của ba bên để có thể đứng vững thì đúng là Mạt Sách. Họ có thể vì  quyền lợi tranh chấp nhau, rất dễ đánh nhau đấy. Nhưng họ vẫn có thể vì quyền  lợi, trao đổi với nhau ở trên đầu bọn Việt cộng. Để đánh đùng một cái, bọn Việt  cộng chẳng kịp 'hạ cánh an toàn', bỗng trở thành tù nhân. Cầu mong cuộc chạy đua  nước rút giữa Chim Ưng, Gấu Tuyết, Sói Đỏ này, kẻ thắng một cách hoà bình chính  trực là Chim Ưng thì toàn dân Việt nam đỡ khổ.

Chúc Mừng Năm Mới

LÝ ĐẠI NGUYÊN

Little Saigon ngày 02/01/2013.

by Lý Tưởng Người Việt

3 Tàu Chiến TQ Vào, SàiGòn Im Lặng Đón; TQ Xin Hợp Tác Với Phi Hút Dầu ở Biển Phi; Năm 2012: Huế Đuổi 116 Tàu TQ Vào Vét Cá

HANOI -- Biển Đông đang ngày càng căng thẳng: trong khi 3 tàu chiến Trung Quốc cập cảng Sài Gòn, Bắc Kinh lại đề nghị khai thác dầu chung với Philippines ở Trường Sa, một thủ đoạn giả vờ làm hòa nhưng thực ra là muốn vào ao nhà Manila để hút dầu.

Bản tin Basamnews hôm Thứ Hai 7-1-2013 ghi theo trang FB Anton Le/ Dân Luận cho biết:

"Trưa qua chúng tôi đã đưa tin, hình ảnh liên quan việc 3 tàu TQ có số hiệu 548, 549 và 886 đã cập cảng Sài Gòn nhưng không báo "lề phải" nào dám đưa tin. Mời bà con xem thêm ảnh: Tàu chiến Trung Quốc thăm cảng Sài Gòn ngày 07/01/2013 (FB Anton Le/ Dân Luận). Một độc giả đã ra ngoài cảng SG nhắn tin: "An ninh bao vây cảng SG dữ quá, tôi mới lú cái máy ảnh ra là bị dẹp rồi. Phải có máy lớn mới chụp rõ được"..."

Đặc biệt bản tin nói báo Trung Quốc có loan tin, nhưng chỉ thị phía VN là cấm loan tin.

Bản tin ghi theo Blogger J.B. Nguyễn Hữu Vinh gửi tin: "Ban TH TW có thông báo: Đến ngày 11/1/2013, sau khi 3 tàu chiến TQ đã rút khỏi cảng SG thì mới được đăng một mẩu tin ngắn về việc này, không đưa trước nhằm loại trừ trường hợp thế lực thù địch lợi dụng biểu tình những ngày tàu chiến TQ chưa về".

Đặc biệt, báo Dân Việt hôm 7-1-2013 ghi nhận một thống kê từ Thừa Thiên - Huế: Xua đuổi 116 tàu Trung Quốc.

Bản tin báo này viết, theo tin từ Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Thừa Thiên - Huế, trong năm 2012, lực lượng của đơn vị phát hiện 9 vụ tàu cá Trung Quốc xâm phạm chủ quyền vùng biển của tỉnh.

abcVietNamHinhChuSBản tin viết: "Có tổng cộng 116 tàu cá Trung Quốc tham gia những vụ xâm phạm chủ quyền này đã bị lực lượng Bộ đội Biên phòng của tỉnh xử lý, xua đuổi ra khỏi lãnh hải Việt Nam..."

Trong khi đó, VOA loan tin chính phủ Philippines cẩn trọng trước tuyên bố của đại sứ Trung Quốc Mã Khắc Thanh nói rằng Bắc Kinh sẵn sàng cùng hợp tác để thăm dò khai thác dầu khí ở Biển Đông.

Đề nghị này cũng mới được Bộ Ngoại giao Trung Quốc lặp lại khi khẳng định cam kết theo đuổi giải pháp hòa bình cho tranh chấp Biển Đông.

Nhật báo Philippine Daily Inquirer trích phát biểu của Ngoại trưởng Albert del Rosario của Philippines ngày 7/1 nhấn mạnh Manila giữ quan điểm thận trọng trước tuyên bố về hợp tác chung của Trung Quốc.

Ông Rosario nói bất kỳ sự hợp tác phát triển nào trong khu vực có tranh chấp đều phải tuân theo luật của Philippines và các cuộc thương lượng thương mại về thăm dò dầu khí nên để cho khu vực tư nhân đảm trách.

Bản tin VOA viết: "Trong cuộc phỏng vấn với tờ Inquirer của Philippines hồi tháng trước, đại sứ Trung Quốc nói Bắc Kinh sẵn sàng bắt tay cùng khai thác khoáng sản ở Trường Sa trên Biển Đông giữa lúc tranh chấp chủ quyền trên vùng biển này chưa thể được giải quyết trong thời gian ngắn."

Cũng tin VOA, Bắc Kinh lại hù dọa Manila: Bộ Ngoại giao Trung Quốc ngày 7/1 thúc giục Philippines chớ làm phức tạp thêm tình hình Biển Đông trước tin cho hay Manila có thể sẽ xây dựng cơ sở hạ tầng trên quần đảo Trường Sa.

Báo chí Trung Quốc trích lời phát ngôn nhân Hồng Lỗi của Bộ Ngoại giao nước này nói Bắc Kinh đã được tin và sẽ theo dõi sát diễn tiến tình hình. (VB)

by Lý Tưởng Người Việt

Thưa thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.
0609Nguyen Tan DungÔng đã vượt qua thử thách do các đồng chí của ông giăng ra trong đợt chỉnh đảng tưởng như ghê gướm lắm vừa qua nhưng liệu ông có vượt qua món nợ mà ông còn mắc với nhân dân hay không? Dù đối với ông và các đồng chí của ông, nhân dân chỉ là khái niệm trừu tượng trong các câu khẩu hiệu mà các ông vẫn hô to hàng ngày. Tuy nhiên nhân dân vẫn có thật, nợ thì vẫn là mắc nợ và mắc nợ thì phải trả.
Ông nợ với nhân dân nhiều thứ lắm nhưng ở đây chỉ khoanh lại trong món nợ kinh tế cụ thể để có một chút hy vọng ông có khả năng hoàn trả trong thời gian ba năm còn lại nhiệm kỳ thủ tướng của ông.

Bảy năm qua, ở cương vị điều hành đất nước ông đã đẩy nền kinh tế đi vào tình trạng tồi tệ như ngày hôm nay. Nợ công lên đến 130 tỉ USD vượt qua tổng thu nhập quốc dân, nợ xấu ngập tràn,  hệ thống tài chính- ngân hàng rối loạn, vốn liếng thất thoát vào các tập đoàn nhà nước và các nhóm lợi ích hoặc bốc hơi theo chứng khoán hoặc chôn vùi vào thị trường bất động sản đang xì hơi, doanh nghiệp sản xuất hụt vốn, hàng chục ngàn doanh nghiệp phá sản, hàng chục vạn  công nhân mất việc làm, lạm phát tăng vùn vụt trong vài năm qua, nông dân mất đất trở thành dân oan đang kêu gào khắp nơi, tham nhũng phát triển lên thành quốc nạn...
Theo các chuyên gia kinh tế, năm 2012 là năm ngấm đòn, bước qua năm 2013 những điều tồi tệ mới nổ ra nếu như ông và ê kíp chính phủ không có một kế sách đúng đắn kịp thời.
Ông có thời gian 3 năm phía trước để khắc phục những sai lầm, cứu vãn nền kinh tế hầu tìm cách trả nợ cho nhân dân. Trước mắt, người dân nói chung và các doanh nghiệp nói riêng, đang chờ đợi nơi ông một sách lược kinh tế ở tầm quốc gia mới mẻ và có tính đột phá để dựa vào đó mà có kế hoạch đầu tư làm ăn hầu thoát ra khỏi thế bế tắc hiện nay.
Ấy vậy mà trong thông điệp ông gởi đi trong dịp đầu năm vừa qua không thấy mở ra một điều gì mới mẻ, không thấy bật lên cái gì đó mang tính đột phá. Ông vẫn loay hoay nhắc lại những điều cũ kỹ, sáo mòn ... mà dường như bao năm nay ông vẫn thường lặp đi, lặp lại và chẳng mấy khả thi.

Thông điệp đầu năm ông nêu ra 6 trọng tâm và "đòi hỏi sự nỗ lực vượt bậc của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân, của cả hệ thống chính trị trong việc thực hiện đồng bộ các nhiệm vụ giải pháp đã đề ra". Trong đó nào " Nâng cao chất lượng thể chế và khả năng phản ứng chính sách, tạo lập niềm tin cho thị trường", nào "Điều hành chính sách tiền tệ theo tín hiệu thị trường và theo lạm phát mục tiêu. Kết hợp chặt chẽ chính sách tiền tệ với chính sách tài khoá", nào "Tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh và hỗ trợ thị trường", nào "Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, đề cao trách nhiệm của cán bộ công chức trong thực thi công vụ", nào "Đẩy mạnh tiến trình tái cơ cấu nền kinh tế", nào "xóa đói giảm nghèo"....Những câu hô nầy dường như nghe đâu đó trong sách vở và trong các thông điệp của ông từ nhiều năm trước.

Lảng vảng trong thông điệp của ông cũng thấy có vài chiến thuật cụ thể nhưng lại mang nặng tính đối phó phòng thủ nhiều hơn là tấn công như: Ngăn chặn lạm phát, giảm nợ xấu, giảm hàng tồn kho bất động sản, tái cơ cấu để cứu ngân hàng và cứu nguy cho các tập đoàn quốc doanh thua lỗ nặng nề...để đi vào chỗ xơ cứng công thức là "góp phần hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa".

Công bằng mà nói, ông cũng nhắc đến việc tạo cầu để khơi thông nguồn cung, tháo gỡ khó khăn cho sản xuất nhưng rồi mục đích của nó thấy thấp thoáng nhằm vào việc cứu nguy cho các tập đoàn quốc doanh đang giãy chết, các doanh nghiệp bất động sản và các ngân hàng liên quan trong nhóm lợi ích. Ông nói: "Trong hạn mức bội chi ngân sách được phê duyệt, phải tìm các nguồn lực để tăng tổng cầu (tìm đâu ra?), hỗ trợ thị trường; sớm công bố các biện pháp về thuế để giảm bớt khó khăn cho doanh nghiệp. Tăng nguồn cung tín dụng với thời gian dài hơn và lãi suất thấp hơn cho người mua nhà để ở nhằm giảm tồn kho bất động sản. Hỗ trợ thích hợp, kể cả khoanh nợ cho các doanh nghiệp gặp khó khăn tạm thời"

Nhiều chuyên gia kinh tế cho rằng các tập đoàn quốc doanh đang chết nên cho chết luôn thì vẫn có lợi hơn là cứu cho chúng sống ở tình trạng dặt dẹo. Thị trường bất động sản do ngân hàng rót tiền ra bơm lên quá cao so với thực tế, nay nó xệp đi để trở về với giá trị thực là điều hợp lý có lợi cho người có nhu cầu thực sự. Bây giờ lại tìm cách bơm tiền ra để cứu nó, để bơm giá lên là nhằm mục đích gì nếu như không nhằm mục đích cứu nguy cho các doanh nghiệp bất động sản và các ngân hàng trong cùng nhóm lợi ích? Những doanh nghiệp BĐS và ngân hàng cấu kết với nhau làm ăn sai trái thì phải để họ tự lãnh hậu quả và cho họ chết nếu như họ chỉ từng "tay không bắt giặc". Nên chăng chỉ nên khoanh lại nợ xấu của các doanh nghiệp sản xuất và tìm cách hỗ trợ cho các doanh nghiệp nầy tiếp tục làm ăn.

Đọc xong thông điệp đầu năm của ông, một doanh nghiệp trong lãnh vực tư vấn đầu tư đã nói: "Thông điệp của thủ tướng chẳng nói lên được điều gì có ích cho các doanh nghiệp. Thông điệp đó không nêu ra được Chiến lược kinh tế mang tầm quốc gia, không đưa ra các trọng tâm của các bộ ngành trong năm 2013 và cũng không nêu ra phân bổ ngân sách nhà nước vào các ngành. Một khi không có những thông tin cốt lõi soi đường đó thì các doanh nghiệp làm sao nắm bắt được tín hiệu để hướng đầu tư vào đâu, đầu tư như thế nào hầu lên kế hoạch làm ăn cho năm mới"
Để đưa ra được sách lược đúng đắn hầu vượt  khỏi tình hình bi kịch như hiện nay thì e rằng thủ tướng và ê kíp chính phủ không đủ sức làm nổi và cũng không thoát ra khỏi những vướng bận hành chánh, quản lý đầy rối ren để có thời giờ mà tỉnh tâm suy nghĩ (chưa nói là trong bộ máy ấy đầy rẫy bọn tham ô bất tài, chỉ biết chăm chăm dồn tư duy vào chuyện tư túi). Chuyện nầy phải nhờ vào trí tuệ của các nhà chuyên môn, các chuyên gia, các học giả, các nhà hoạt động kinh tế ...Họ sẽ tỉnh táo nghiên cứu và tư vấn cho thủ tướng. Thế nhưng rất tiếc, nhóm tư vấn đầy tài năng có từ thời thủ tướng Võ Văn Kiệt đã bị thủ tướng giải tán. Rồi viện IDS, nơi tập hợp bao tài năng của đất nước, tự nguyện nghiên cứu đưa ra sách lược cũng như tư vấn không công cho thủ tướng nhưng thủ tướng không những không thèm quan tâm tới mà còn đẩy viện ấy vào chỗ phải đóng cửa. Hậu quả bây giờ đứng trước tình thế khủng hoảng, không còn ai giúp thủ tướng  tìm ra được lối thoát.
Thủ tướng trong vòng vây. Kể luôn những chuyện phải tiếp tục đối phó hậu chỉnh đảng, Thủ tướng đang rơi vào thế trận "thập diện mai phục" hiểm nghèo và thủ tướng đang loay hoay trong ấy.
E rằng món nợ kinh tế to lớn của nhân dân, thủ tướng sẽ khó bề trả được.
HNC

http://huynhngocchenh.blogspot.de/2013/01/lam-sao-thu-tuong-tra-uoc-mon-no-cua.html

by Lý Tưởng Người Việt

alt

Như Nữ Vương Công Lý đã đưa tin, nhà cầm quyền CSVN đã hạ quyết tâm phá bằng được một cơ sở tôn giáo ngay giữa lòng Hà Nội nhằm thách thức giáo dân và giáo sĩ tại đây. Bằng cách lén lút âm thầm rào kín, phá hoại từ bên trong hết tốc lực, bên ngoài cho công an và các loại côn đồ bảo vệ, nhà cầm quyền Hà Nội đã phá dỡ rất nhanh Tu viện kín Camelo và các công trình ở đây.

Bất chấp sự phản đối của Tòa TGM Hà Nội, nhà cầm quyền HN quyết một phen diễu võ dương oai sức mạnh của súng đạn. Những hình ảnh trên đây của Văn phòng Tòa TGM Hà Nội đưa ra, giáo dân, giáo sĩ sẽ thấy rõ hơn bộ mặt thơn thớt nham hiểm của nhà cầm quyền Hà Nội đã thể hiện thời gian qua như thế nào. Theo tin Nữ Vương Công Lý nhận được, để có những hình ảnh này, ngày hôm 7/1/2013 đích thân một linh mục đã phải giả làm bệnh nhân đi cùng 1 em bé đến bệnh viện Saint Paul để quay phim, chụp hình. Và vị linh mục này đã bị lực lượng CA canh gác ở đây bắt được.Tất nhiên là CA không dám đụng tới các chức sắc Tôn giáo vì sợ ầm ĩ, to chuyện, bất lợi cho chính quyền.

Một bác sỹ bệnh viện Saint Paul cho biết với tiến độ thi công phá dỡ cả ngày lẫn đêm Tu Viện Kín Camêlô – 72 Nguyễn Thái Học – Hà Nội thì chẳng mấy chốc dấu tích tu viện này sẽ bị xóa sổ vĩnh viễn. Người Công giáo không hành động thì sẽ mãi mãi mất các thánh tích ở đây."

alt Tu viện đang bị phá dỡ

alt Tu viện đang bị phá dỡ từ phía trong

alt Công an tại ngã tư Nguyễn Thái Học và Chu Văn An

alt Công an tại mặt chính Tu viện 72 Nguyễn Thái Học

alt Tường bao bọc xung quanh và bên trong đang đập phá Tu viện

alt Công an tại phố Trần Phú

Thứ Hai, 7 tháng 1, 2013 by Lý Tưởng Người Việt

Trước sự kiện ông Nguyễn Bá Thanh từ Đà nẵng được cử ra giữ chức Trưởng ban Nội chính Trung ương, hai tác giả Thu Hương-Duy Tân đã một có bài viết hay, có cái nhìn sắc xảo. Xin không nhắc lại một ý kiến mà các tác giả đã phân tích rất kỹ về sự hời hợt của dư luận quá tâng bốc công trạng của ông Thanh và sự phát triển của thành phố Đà Nẵng (sự phát triển chủ yếu mới là bề ngoài), từ đó đặt hy vọng lớn vào ông Thanh với chức vụ mới sẽ làm thay đổi bộ mặt của toàn xã hội. Chỉ xin suy nghĩ thêm về tương quan trong nội bộ giới cầm quyền khiến các tác giả đặt ra vấn đề với dấu hỏi lớn : Dùng kẻ gian hùng để lật tên tham nhũng (thì kết quả sẽ ra sao)?

Đây là tương tác giữa ba phía, ông Nguyễn Bá Thanh, ông Nguyễn Tấn Dũng và ông Nguyễn Phú Trọng (ông Trương Tấn Sang có thể phụ vào cho ông Trọng thôi). Ông Thanh đúng là đối thủ xứng đáng của ông Dũng, cân sức cân tài. Hai ông đều tham nhũng và đều mưu mẹo nhưng tham nhũng thì ông Dũng hơn, mưu mẹo thì ông Thanh hơn (xứng mặt gian hùng!). Về phe cánh thì ông Dũng hơn, bù lại ông Thanh có thể có thể dựa thế vào nhóm Trọng-Sang. Hai con hổ tương đương, vẫn gờm nhau, có đánh nhau không hay lại lựa nhau để thỏa hiệp chia quyền? Nếu thỏa hiệp thì phe Trọng-Sang nguy to. Vì thế xem việc Đảng dùng ông Bá Thanh để đối phó với ông Dũng quả là phương án 5 ăn 5 thua, kể cũng mạo hiểm.

phamminhthong 

Ông Pham Minh Thông, nạn nhân của ông Thành Hình: Dân Làm Báo

Liên kết Trọng-Thanh có một điểm vướng: Ông Trọng bám lý thuyết cổ hủ và thân Tàu rõ ràng, đó là 2 nhược điểm trước dư luận, ông Thanh thực dụng và chưa có tiếng xấu đầu hàng Tàu, liệu có dại gì kết với cánh hàng Tàu để bị mang tiếng? Nếu Thanh có dựa vào Trọng thì cũng chỉ thời gian đầu.

Ông Trọng thì không thể đảo ngược quan điểm thân Tàu, nhưng hai ông Thanh và Dũng sẽ có thái độ ứng xử thế nào với Tàu, với Mỹ, đó chính là ẩn số có thể gây đột biến, chưa chắc đã là đột biến với Tàu nhưng là đột biến trong sắp xếp quyền lực nội bộ. Biết đâu đây chẳng là cơ hội để ông Thanh hay ông Dũng có thể độc quyền thực hiện mô hình Putin hoặc liên kết nhau như Putin và Medvedev? Dù sao cũng là cơ hội tý chút cho một đột biến sẽ có thể?

Về chống tham nhũng: Trong dư luận và đối với nhân dân thì kẻ càng tham nhũng càng là điểm yếu, nhưng trong đấu đá chức quyền thì tham nhũng là điểm mạnh. Thời nay các quan chúc trong đảng và trong chính phủ ngoài mặt chống tham nhũng nhưng bên trong luôn liên kết với tham nhũng và bảo vệ tham nhũng chóp bu, vì như thế chính là bảo vệ mình. Nếu bác Hồ còn sống mà cứ đi đôi dép "Bác đi từ ở chiến khu bác về" hoặc giữ cái "tủ gỗ vừa treo mấy áo sờn" thì "Bác" cũng bị "cho đi Tây" luôn! Kẻ cầm quyền bây giờ khoe thanh liêm là dại, đã là quan chức chẳng đứa nào theo anh thanh liêm, mà làm gì có thanh liêm, thanh liêm là tham nhũng ít hoặc tham nhũng kém. Vì thế thật là nhầm lẫn khi đồng nhất việc chống Nguyễn Tấn Dũng với chống tham nhũng!

Vậy ông Bá Thanh sẽ chống tham nhũng không? Thoạt đầu tất nhiên là có, nhưng chỉ chống tham nhũng cấp dưới hoặc lợi dụng chống tham nhũng để chống phe khác minh. Còn về lâu dài thì "ông thánh" cũng không chống được tham nhũng của chính thể này, vì tham nhũng chính là nguồn gốc sức mạnh của họ và mục tiêu của họ. Trong chính thể này kẻ cầm quyền nào chống tham nhũng là tự sát, chỉ có dân và những người dân chủ mới muốn chống tham nhũng thật mà thôi.

6/1/2013,

Vũ Quốc Uy