Nông dân Việt Nam càng được mùa càng khổ

Thứ Tư, 4 tháng 9, 2013 by: Lý Tưởng Người Việt

Báo Người Lao Ðộng hôm 28/8 trong bài viết mang tựa đề "Nông dân lại khóc ròng" cho hay sau khi kết thúc thu mua gạo tạm trữ (ngày 15-8), giá lúa tại đồng bằng sông Cửu long đã bắt đầu xuống mạnh. Đến ngày 18/8, giá mua lúa đã giảm từ 200 đồng đến 500 đồng một ký.

nong danTại Hậu Giang, dù chỉ mới thu hoạch khoảng 400 ha trên tổng diện tích 50.000 ha lúa vụ 3 nhưng giá lúa cũng đã bắt đầu giảm khiến nhiều nông dân lo lắng. Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Hậu Giang, cho hay giá lúa tươi IR 50404 còn 4.300-4.400 đồng/kg, lúa chất lượng cao khoảng 4.600 đồng/kg, giảm chút ít so với trung tuần tháng 8. Kế hoạch năm nay, Hậu Giang xuống giống 52.000 ha lúa vụ 3 nhưng đã có khoảng 2.000 ha người dân chuyển sang cây trồng khác. Tình trạng này cũng đã diễn ra ở miền Trung.

Một trong những nguyên nhân làm giá lúa xuống được cho là tại chính sách độc quyền xuất cảng gạo của Hiệp Hội Lương Thực Việt Nam (VFA).

Tổ chức này vì muốn có lời nhiều, đã hủy hợp đồng xuất cảng gạo chờ giá lên. Đến khi bán không được, họ lại lấy cớ còn kẹt gạo chưa xuất cảng được, đã không thu mua gạo của nông dân vào mùa thu hoạch.

Tình hình này đã khiến cho nhiều nông dân bỏ cấy lúa chuyển sang trồng các loại cây khác.

Ông Huỳnh Văn Gành, Giám đốc Sở Công Thương tỉnh Kiên Giang, lo lắng vì ở thời điểm này, toàn tỉnh mới chỉ thu hoạch được hơn 60% diện tích lúa. Như vậy, gần 40% sản lượng lúa còn lại sẽ rất khó tiêu thụ hoặc chịu cảnh xuống giá sau khi thời gian mua tạm trữ 1 triệu tấn đã kết thúc. Nếu tình hình xuất khẩu gạo không được thuận lợi thì chắc chắn người trồng lúa sẽ thêm phần gánh nặng".

Theo ông Gành, thật ra thì các địa phương ở ĐBSCL hoàn toàn có thể chủ động được việc thu mua tạm trữ lúa theo hướng có lợi cho nông dân. Các DN cũng thừa khả năng để cùng hợp tác với nông dân trong việc thu mua, chế biến và xuất khẩu gạo. Tuy nhiên, nếu cứ để VFA độc quyền xuất khẩu thì nông dân vẫn còn lẩn quẩn "được mùa xuống giá". Bởi lẽ, lúc thị trường có chuyển biến tốt, giá lúa lên cao thì các DN thường ít chịu đi thu mua cho nông dân hoặc ngược lại...

TB

Filed under: