SUY TƯ VỀ LÒNG THƯƠNG XÓT CỦA THIÊN CHÚA QUA ĐOẠN TIN MỪNG (Lc 10,25-37)

Chủ Nhật, 14 tháng 7, 2013 by: Lý Tưởng Người Việt

THIÊN CHÚA THUỘC VỀ NHỮNG AI CÓ LÒNG THƯƠNG XÓT.

Đó là ý tưởng chính của đoạn Tin Mừng ( Lc 10, 25-37) hôm nay. Kính thưa quý vị ! Sự đối chất giữa Chúa Giêsu và người luật sĩ trong đoạn Tin Mừng cho thấy sự sống đời đời không dành riêng cho dân tộc nào, cho đất nước nào. Vì vậy Đạo công giáo không phải là đạo của người Dothai, hay của bất cứ dân tộc nào.

Ý tưởng chủ đạo của đoạn Tin Mừng hôm nay nói lên điều ấy. Quả thật, người Dothai họ chỉ biết kính mến Thiên Chúa theo luật và vì luật. Đối với họ tất cả chỉ vì luật, Cựu Ước đối với họ như một chiếc khuôn, chứ không phải là một chiếc bánh. Vì vậy, khi Đấng Cứu Thế đến và giảng dạy những chân lý của tình yêu, thì họ vô cùng bỡ ngỡ. Dù cho họ giữ luật một cách tỉ mỹ, nhưng máy móc và luật thì hoàn toàn vì "lý", chứ không phải vì tình. Do vậy, lý chỉ đúng khi hợp lý, và như vậy lý luận của họ về giới răn trọng nhất là mến Chúa và yêu người chỉ trở nên khi có " lý". Từ đó sẽ dẫn đến vô lý đối với " tình ". Nhưng sự kính mến Thiên Chúa trên hết mọi chỉ có lý khi phải yêu người thân cận như chính mình, thì người Dothai lại xem người thân cận là những người ruột thịt và thân yêu , có nghĩa là thân thuộc và như vậy là họ co cum, và gói gọn, cột chặt giới răn yêu người của họ lại. Chính vì thế, họ trở nên không phù hợp với lòng thương xót của Thiên Chúa. Vì vậy, Chúa Giêsu đến để canh tân lề luật. Nghĩa là luật vì con người chứ con người không vì luật. Và như vậy, một người luật sĩ Dothai đã chất vấn Chúa Giêsu về giữ luật. " Thưa Thầy , tôi phải làm gì để được sự sống đời đời làm gia nghiệp" ( c 25 ). Và Chúa Giêsu hỏi lại người luật sĩ: " Trong luật viết gì ?" , " Ông đọc thế nào ? ( c 26) . Và như vậy, ông ta trả lời một cách suông sẽ. Đến độ Chúa Giêsu khen ông ta : " Ông nói đúng lắm, cứ đi và làm như vậy sẽ được sống". ( c 28 ). Nhưng ông ta chưa mãn nguyện vì Chúa Giêsu chưa mắc bẫy ông ta. Nên chi , ông ta tiếp tục hỏi lại :" Nhưng người thân cận của tôi là ai?" ( c 29 b). Đây là vấn đề mà Chúa Giêsu đã mở rộng , đã bộc bạch về lòng thương xót của Thiên Chúa qua dụ ngôn người Samaria tốt lành. Chúa Giêsu đã dùng dụ ngôn nầy để nói về sự canh tân của Tân Ước. Từ đoạn Tin Mừng nầy Chúa Giêsu đã mở ra cho người Dthai thấy được lòng thương xót của Thiên Chúa trải rộng và phổ quát hết cho những ai biết đón nhận, bằng cách xác định ai là người thân cận của mình. Từ ngữ " thân cận " không còn bó hẹp, không theo nghiã hẹp mà theo nghĩa rất rộng. Ơn cứu độ không chỉ dành riêng cho dân tộc nào, mà là được ban cho tất cả những ai biết đón nhận Đấng Cứu Thế Giêsu Kitô- Con Thiên Chúa làm Người. Dụ ngôn người Samarai nhân hậu đây là một dẫn chứng của Chúa Giêsu về lòng thương xót của Thiên Chúa, Đấng đã tạo thành loài người. Một dẫn chứng để người luật sĩ hiểu rằng, :" Ai có lòng thương xót và thựcc thi, thì người ấy sẽ nhận được sự sồng đời đời làm gia nghiệp." Và chính Đấng Cứu Thế đã tự hạ mình và đồng hóa với người đau khổ, hoạn nạn. Người gặp nạn trong dụ ngôn trên chính là " Đấng Cứu Thế Giêsu", người Samaria trong dụ ngôn là biểu trưng cho dân ngoại, cho tất cả mọi dân nước biết đón nhận Tin Mừng Cứu Độ. Dụ ngôn trên còn cho thấy một ý nghĩa tiên trưng về Đấng Cứu Thế, Chính Chúa Giêsu muốn hé mở cho người luật sĩ nầy về mầu nhiệm Tử Nạn của Người. Qua dụ ngôn người Samaria nhân hậu, không phải chỉ là một việc bác ái bình thường, mà là Chúa Giêsu tiên báo một sứ điệp Tử nạn và Phục Sinh của Người cho nhân loại. Vậy ai thực thi bác ái, thì người đó có Thiên Chúa, và ai có Thiên Chúa, thì người ấy được nhận lãnh ơn cứu độ.Người gặp nạn trong Tin Mừng là những ai đau khổ và bất hạnh trong mọi thời, mà ta gặp. Vì nhân vật gặp nạn trong Tin Mừng mà Chúa Giêsu đã dẫn chứng chính là Người. Qua mọi thời đại các thánh là những người " Samaria " nhân hậu, vì đã biết đón nhận Đấng Cứu Thế qua những ai bé nhỏ và khổ đau. Vì những ai không biết đón nhận Thiên Chúa, thì quả là bất hạnh, vì họ không có lòng xót thương người bất hạnh.

Lạy Chúa Giêsu, Chúa đã bày tỏ lòng xót thương của Thiên Chúa qua dụ ngôn người Samaria nhân hậu, xin cho chúng con biết nhận ra chính Chúa là nạn nhân đang gặp nạn giữa đường, để chúng con biết đón nhận Chúa qua người anh em bất hạnh mà chúng con gặp trên đường,là biết đón nhận chính Chúa ./. Amen

12/07/2013

P. Trần Đình Phan Tiến ( bước theo )

Filed under: