SUY NIỆM TIN MỪNG CHÚA NHẬT VI PHỤC SINH ( C) ( Ga 14, 23-29 )

Thứ Tư, 29 tháng 5, 2013 by: Lý Tưởng Người Việt

THỰC THI LỜI CHÚA

 

Kính thưa quý vị, Tin Mừng Chúa Nhật VI Phục Sinh ( Ga 14,23-29) hôm nay, có hai động từ nổi bật từ đoạn Tin Mừng . Đó là " YÊU MẾN " và " GIỮ LỜI", cùng với những động từ có liên quan " sẽ đến" và "ở lại", "đã sai" , và " sẽ sai đến", "sẽ dạy" " sẽ làm", "để lại (ban) bình an", "đừng xao xuyến" và "đừng sợ hãi".

Theo đó, chủ đề Tin Mừng hôm nay phải là " Thi hành Lời Chúa dạy", đó là nền tảng căn bản cho cuộc đời. người Kitô hữu.Vì khi yêu mến ai, thì phải lắng nghe người đó, không thể yêu mến Chúa Giêsu , mà không nghe Lời Người, điều kiện yêu mến, được Chúa Giêsu cụ thế hóa bằng động từ" giữ Lời". "Giữ" ở đây vừa là "gìn giữ" vừa là "thực thi", nếu là giữ có nghĩa là bỏ vào tủ khóa lại" cất giữ" thì vô nghĩa, bởi vì Lời Chúa là kho tàng thiêng liêng, chứ không phải là kho tàng trần thế. Nếu Lời Chúa được gìn giữ như kho tàng trần thế, thì sẽ không có kết quả, bởi vì, như vậy sẽ là không khác gì đào lỗ giấu đi, như nén bạc không sinh lời và như vậy sẽ bị trả lẽ.

Nhưng Lời Chúa là Lời Hằng sống, là giá trị vĩnh tồn, không bị mối mọt, không bị trộm cắp và sẽ sinh lợi, nếu như được gieo vào lòng người và được thực thi. Rõ ràng, " yêu mến" Thiên Chúa phải đồng nghĩa với việc " thực thi Lời Chúa". Vì chính Chúa Giêsu đã nói: " Ai yêu mến Thầy, thì sẽ giữ Lời Thầy." ( c 23a). Nhưng không dừng lại ở Chúa Giêsu, mà kết quả là : " Cha của Thầy sẽ yêu mến người ấy." , và " Cha của Thầy và Thầy sẽ đếnở lại với người ấy." ( 23 b).

Như vậy, "sẽ yêu mến" , "sẽ đến""ở lại", là ba động từ ở thời tương lai mà Chúa Giêsu đã mặc khải về Chúa Cha cho chúng ta, vì điều kiện để được biết Chúa Cha và được Chúa Cha yêu mến, đó là thực thi Lời của Chúa Giêsu. Vì Lời của Chúa Giêsu, không phải chỉ là Lời của Người mà thôi, mà là Lời từ Thiên Chúa là Cha, Đấng đã sai Chúa Giêsu đến. Nên chi, Chúa Giêsu chính là Đấng Thiên Sai, được Thiên Chúa Cha sai đến để mang Lời của Ngài cho nhân loại.

     Tiếp đến, là Chúa Thánh Thần, ĐẤNG BẢO TRỢ, sẽ sai đến để "sẽ dạy" những ai tin vào Chúa Giêsu.

Rõ ràng Thầy dạy chân lý không ai khác đó chính là Chúa Thánh Thần, là Thần Chân Lý. " Sẽ làm" cho những gì mà chúng ta đón nhận từ Chúa Giêsu trở hoa trái. Theo đó, Hoa Trái mà chúng ta nhận được chính là ân sũng của Chúa Thánh Thần, vì nếu Chúa Thánh Thần không đến, thì những gì Chúa Giêsu giảng dạy không sinh hoa trái nơi con người. Đây chính là tâm điểm của Mầu Nhiệm Thiên Chúa Ba Ngôi. Chúa Giêsu không đơn độc khi rao giảng Tin Mừng, cũng như Người không tự mình mà có, mà là bởi sự hằng hữu từ Ba Ngôi.

Từ đó, những điều mà Chúa Giêsu đã nói và làm cho chúng ta và vì chúng ta sẽ trở nên khí cụ bình an cho chúng ta, và một lần nữa Chúa ban bình an cho chúng ta, bình an mà Người "để lại" là bình an của Nước Trời, bình an của Ba Ngôi Thiên Chúa, rõ ràng khác với bình an của Thế gian ban tặng. Một sự bình an vững chắc, một sự bình an là thực thi Tin Mừng, một sự bình an tràn đầy lòng yêu mến.

Lời chúc bình an của Chúa Giêsu cũng là Lời của ân sũng từ Ba Ngôi Thiên Chúa. Chúa Giêsu đã chỉ rõ cho chúng ta thấy sự bình an của Người là : " Lòng anh em đừng xao xuyến, cũng đừng sợ hãi." ( c 29b ).

Thật vậy, đó là sự bình an đích thực, sự bình an vững chắc , vì thế gian không bao giờ có được sự bình an nầy, một khi thế gian từ chối Thiên Chúa. Vì lâu đài kiên cố không phải là bình an đích thực, tiền bạc đầy nhà không phải là bình an đích thực, tài năng trổi vượt không phải là bình an đích thực, binh hùng tướng mạnh không phải là bình an đích thực, vì "tên trộm đích thực" là thần chết, tử thần muôn đời sẽ ban cho những ai theo nó.

Lạy Chúa Giêsu, Chúa đã để lại bình an cho chúng con, thứ bình an phát xuất từ tình yêu Thiên Chúa, nên chi thế gian không có được, vì thứ bình an ấy không từ thế gian, mà đến từ Thiên Chúa, xin cho chúng con biết đón nhận bằng cách chúng con biết thực thi Lời của Chúa trong mọi hoàn cảnh./. Amen

 

05/05/2013

P. Trần Đình Phan Tiến ( Bước Theo )

Filed under: