Thứ Bảy, 22 tháng 12, 2012 by Lý Tưởng Người Việt

ĐIỆP-MỸ-LINH

giangsinh2Nhìn thẳng vào mắt Kelly, Mai Trâm lắc đầu:

- Tôi không thể ký được. Tôi phải hỏi ý kiến luật sư của tôi.

- Nếu cô muốn hội ý với luật sư của cô thì chiều nay cô có thể nghỉ sớm để gặp luật sư của cô; bởi vì, ngày mai cô đến đây mà cô chưa ký thì cô sẽ không được vào phòng làm việc.

- Bà xử ép tôi. Nếu tình thế đưa đến như bà nói thì tôi xin gặp ông Sếp của cơ quan này ngay chiều nay.

Kelly nhấn nút điện thoại. Vì lịch sự, Mai Trâm bước đến cửa để khỏi nghe cuộc điện đàm. Chỉ một thoáng thôi, Kelly gọi:

- Cô Nguyễn! Ông Lee đang có mặt tại văn phòng của ông ấy; cô có thể lên gặp ông ấy ngay bây giờ.

- Ông Lee nào? Tôi muốn gặp ông Heinline, Sếp của cơ quan này.

- Ông Heinline đi rồi. Ông Lee vừa thay thế ông Heinline cách nay mấy hôm.

Vì tính ít trò chuyện với mọi người, Mai Trâm thầm ngạc nhiên, nhưng không nói. Vói lấy mảnh giấy bị Kelly "buộc tội", Mai Trâm nói "Cảm ơn" rồi quay ra cửa.

Nghe tiếng gõ cửa, Lee vẫn chăm chú nhìn vào computer và nói:

- Vào đi.

- Chào ông Lee.

Lee ngẫng lên. Vừa thấy Mai Trâm, Lee thoáng giật mình, nhíu mày. Mai Trâm cũng hơi ngỡ ngàng vì thấy Lee trông quen quá. Lee nói tiếng Việt:

- Chị làm ơn đóng cửa lại.

Sau khi Mai Trâm đóng cửa, Lee hỏi:

- Có phải chị là chị Mai Trâm, ngày xưa học…

Lee chưa dứt câu, Mai Trâm đã nhớ ra:

- Còn anh là Lê Bảo Toàn, ngày xưa đàn GuitarPiano trong ban văn nghệ, đúng không?

- Chị cũng là một "cây xanh giờn" chứ đâu có vừa.

- Bỏ hết rồi!

- Tại sao bỏ? Bỏ cái gì?

- Chuyện dài dòng lắm. Còn anh chị, lên "chức" Nội Ngoại gì chưa?

- Chuyện của chị dài dòng thì chuyện của Toàn cũng không thể ngắn được. Bây giờ mình giải quyết chuyện Kelly trước, nha. Mời chị ngồi.

Nghe Toàn xưng tên như ngày xưa, Mai Trâm thầm vui. Sau khi nghe Mai Trâm trình bày sự việc, Toàn cười:

- Toàn nghĩ chị không phải là người đầu tiên rơi vào tình cảnh này. Hiện tại kinh tế khó khăn, mấy tam cá nguyệt vừa qua công ty vẫn lỗ lã cho nên họ tìm cách để nhân viên thâm niên tự xin nghỉ việc, công ty khỏi phải trả tiền thất nghiệp và họ sẽ thuê người mới, trả lương thấp hơn. Đó là một cách tiết kiệm cho công ty chứ không phải Kelly có ý xấu với chị.

- Như vậy là không công bằng.

- Toàn sẽ giải quyết trường hợp của chị một cách công bằng; vì những điều chị đòi hỏi để việc làm của chị được kết quả tốt là những điều rất quan trọng để bảo đảm cho công ty sau này, nếu chẳng may, công ty bị kiểm kê.

Toàn xoay người, chỉ vào computer, tiếp:

- Toàn đã đọc hồ sơ cá nhân của chị; chỉ khổ một điều là tiếng Anh không có dấu mà mấy ông bà Mỹ lại không viết chữ đệm "Mai" cho nên Toàn không nghĩ Tram Nguyễn là chị. Toàn nhận thấy tìm được một nhân viên làm việc chăm chỉ, có kinh nghiệm như chị không phải dễ. Một lý do khác là, sau mấy mươi năm bặt tin, nay gặp lại chị, Toàn rất vui mừng vì Toàn được sống lại những ngày hồn nhiên của thời được bạn bè tặng biệt danh là "Toàn Antique".

Mai Trâm và Toàn cùng cười.

Ngày xưa Mai Trâm được nhiều nam sinh để ý vì nàng đẹp, hiền, phong cách quý phái, nghiêm trang. Toàn được nhiều học sinh đặt biệt danh "Toàn Antique" vì Toàn "cả gan" theo đuổi và không cần che dấu sự say mê của Toàn đối với Mai Trâm – người học trên Toàn ba lớp và lớn hơn Toàn ba tuổi.

Bây giờ gặp lại và được Toàn hứa sẽ giải quyết công việc một cách tốt đẹp, Mai Trâm rất vui, chào "Mr Lee", trở về bàn làm việc của nàng.

Chiều, trên đường lái xe về nhà, trong khi Mai Trâm bùi ngùi nhớ lại mảnh giấy nhỏ, chữ viết rất nắn nót "Je t'aime", phía dưới ký tên Toàn, được gắn nơi ghi-đông xe đạp của nàng thì điện thoại cầm tay reng. Nàng nhấn nút speaker rồi "Allo". Tiếng Toàn:

- Mọi việc đã giải quyết xong. Mai chị cứ vào làm việc bình thường, xem như không có gì xảy ra cả, nhé.

Theo luật lệ của công ty, Mai Trâm nghĩ câu cuối cùng của Toàn gồm hai phần: Phần đầu, không có gì rắc rối với Kelly; phần sau: không có gì xảy ra giữa Mai Trâm và Toàn, nghĩa là cả Toàn và Mai Trâm đều không nên để nhân viên trong sở nhận ra tình bạn ngày xưa giữa hai người.

Tự dưng Mai Trâm cảm thấy buồn buồn. Sang Mỹ, bạn của Mai Trâm ai cũng đi học lại, chỉ riêng Mai Trâm thì phải đi làm ngay; vì Nhuận – người chồng mà Mai Trâm vừa ly dị – ngày xưa cũng như sau 1975, không cho nàng đi học. Số vốn văn hóa và kiến thức mà Mai Trâm có được là nhờ Cha Mẹ của nàng nuôi nàng ăn học cho đến khi Nhuận cưới nàng!

Sự thua thiệt và những cay đắng, khổ lụy trong đời làm vợ lúc nào cũng được Mai Trâm âm thầm chịu đựng và che dấu; vì nàng nhớ lời Cha Mẹ dạy "Xấu chàng, hổ thiếp!"Do đó các con cũng như bằng hữu không ai biết gì về bề trái của Nhuận. Ngược lại, Nhuận mặc cảm và nghĩ rằng nhiều người đã hiểu rõ con người thật của chàng cho nên Nhuận thường bịa những chuyện không đâu về Mai Trâm để nói với các con và mọi người; chỉ với mục đích làm cho mọi người không có cảm tình với nàng. Vì vậy Mai Trâm thích sống thầm lặng, không muốn giao thiệp với ai cả.

Sự gặp gỡ bất ngờ với Toàn chiều nay khiến Mai Trâm nghĩ ngợi mông lung. Không biết gia cảnh của Toàn hiện tại ra sao? Toàn nhắc đến biệt danh "Toàn Antique" với dụng ý gì hay chỉ là vô tình? Sự cách biệt giữa Sếp lớn và nhân viên khiến Mai Trâm nghĩ rằng nàng khó có cơ hội tìm hiểu.

Như để trả lời những thắc mắc của Mai Trâm, sau khi nàng dùng cơm tối xong, điện thoại reng. Mai Trâm "Allo". Giọng của Toàn:

- Lúc chiều Mai Trâm đi về có bị kẹt xe không?

Nhận thấy Toàn không dùng chữ "chị" nữa, Mai Trâm thoáng lưỡng lự rồi đáp:

- Dạ, cảm ơn Boss, không bị kẹt xe. Còn Boss có bị kẹt xe hay không?

- Cho xin chữ Boss đi.

- Vậy thì gọi là Mr. Lee, được không ạ?

- Vâng, trước mặt nhân viên khác thì nên giữ kẻ một tý; ngoài ra, cứ gọi tên như ngày xưa vậy.

- Dạ.

- Chiều mai Mai Trâm ở lại dự tiệc Giáng Sinh với mọi người chứ?

- Dạ, ít khi tôi tham dự lắm, vì tôi không thích đám đông.

- Người đã từng xuất hiện trước đám đông không biết bao nhiêu lần mà bây giờ lại không thích đám đông, lạ thật!

Mai Trâm không thích đám đông vì mỗi khi cùng Nhuận xuất hiện trước đám đông lúc nào Nhuận cũng có những hành động và cử chỉ nhố nhăng để tạo sự chú ý của mọi người, làm Mai Trâm mắc cở. Đôi khi gặp người bạn cũ, biết khả năng văn nghệ của Mai Trâm, yêu cầu nàng lên sân khấu thì – trước khi Mai Trâm kịp trả lời – Nhuận đáp ngay: "Thôi, bả không thích đâu". Nhưng, ngay sau đó, Nhuận đến xin ban tổ chức cho chàng hát một bài. Nghe Nhuận "hét" Mai Trâm chỉ biết lắc đầu, cúi mặt. "Hét" xong, Nhuận "xin khán giả một tràng pháo tay". Trong khi mọi người vỗ tay, Nhuận vẫn còn đứng trên sân khấu, mở ví, lựa tờ giấy bạc nào "lớn" nhất, tặng ban nhạc. Trên đường trở về chỗ ngồi, Nhuận vừa đi vừa than phiền hơi lớn để nhiều người cùng nghe: "Ban nhạc này chơi tệ quá chứ gặp ban nhạc khác tui hát hay hơn nhiều!" Tư cách của Nhuận là như vậy cho nên Mai Trâm chỉ thích ở nhà.

Không nghe Mai Trâm nói gì, Toàn gọi:

- Mai Trâm!

- Dạ. Xin lỗi. Đang bị phân tâm.

- Mai ở lại, vì Toàn, nha.

- Dạ, vâng.

Chiều hôm sau, cạnh cây Noel rực rỡ và trong tiếng nhạc Giáng Sinh rộn rả, mọi người vừa ăn uống vừa cười đùa vui vẻ. Bất ngờ Kelly đưa cao chiếc mũ đỏ của ông già Noel vẫy qua vẫy lại rồi nói:

- Xin các bạn chú ý. Xin các bạn chú ý.

Im lặng. Kelly tiếp:

- Giáng Sinh năm nay chúng ta có Sếp mới. Đó là niềm vui, đúng không?

Mọi người cùng nhìn Toàn, cười rồi reo "Yeah!" Kelly tiếp:

- Tôi đoan chắc với các bạn, nếu các bạn được nghe Sếp mới của chúng ta đàn thì bữa tiệc Giáng Sinh hôm nay sẽ vượt xa những ý nghĩa bình thường.

Trong khi mọi người vừa nhìn Toàn vừa reo vui thì Toàn nhìn Kelly bằng ánh mắt ngạc nhiên, không hiểu do đâu Kelly biết được Toàn chơi đàn. Nhưng Toàn nhớ lại ngay. Cách nay hai hôm, lúc đưa đứa cháu nội, tên Joshua, đi học Piano, Toàn gặp Kelly đưa con đi học Violon. Muốn lấy lòng Sếp, Kelly tỏ ra thân mật với Joshua. Joshua vô tình cho Kelly biết rằng Joshua thích học PianoGuitar vì Joshua muốn giống ông Nội. Kelly giữ kín chi tiết này, đợi đến hôm nay mới dành ngạc nhiên cho mọi người.

Toàn bước ra, đứng giữa phòng, nghĩ rằng chàng có thể từ chối mà không ngại bị mất lòng ai:

- Cảm ơn Kelly. Cảm ơn các bạn. Nhưng tôi đi làm tôi không mang đàn theo.

Kelly cười lớn, khoát tay cho Ted; Ted chạy vào văn phòng lấy Guitar ra. Toàn tròn mắt nhìn Kelly:

- Đàn của ai vậy, Kelly?

- Tôi biết Ted đàn Guitar. Hôm qua tôi nhờ Ted đem theo Guitar cho tôi mượn.

Mọi người cùng cười. Toàn so giây đàn rồi nói:

- Bây giờ tôi xin đệm để các bạn cùng hát Silent Night. Okay?

Im lặng. Toàn dạo một đoạn rồi bắt giọng: "Silent night…" Mọi người tiếp vào: "holy night. All is calm, all is bright…" Nhìn cây Noel rực rỡ ánh đèn và nghe một tổng hợp âm thanh không đồng nhất, Toàn cảm thấy vui vui. Thỉnh thoảng Toàn cười và lắc đầu vì vài người bắt vào không đúng nhịp.

Riêng Mai Trâm, khung cảnh Giáng Sinh và âm điệu ca khúc Silent Night gợi nơi lòng nàng những buổi chiều Giáng Sinh xưa, khi Nhuận nhắn về, bảo nàng và các con thay quần áo đẹp, chờ sẵn, Nhuận sẽ về đưa Mẹ con nàng đi nhà thờ Đức Bà xem lễ và đi phố xem đèn Giáng Sinh. Nàng và các con chờ đến khuya vẫn không thấy Nhuận về. Gần sáng, Nhuận về. Mai Trâm thuật lại tình cảnh các con và khuyên Nhuận khi đã hứa với các con thì nên giữ lời để dạy cho con những bài đức dục tốt. Nhuận nạt: "Tụi nó là con tui chứ bộ tụi nó là Ông Nội tui hay sao mà bắt tui giữ lời?" Vậy là vợ chồng cãi nhau và bao giờ cũng chấm dứt bằng những cái tát, những cú đá do Nhuận "tặng" Mai Trâm. Về sau Mai Trâm mới biết lý do Nhuận không về với Mẹ con nàng là vì Nhuận bận vui say với vũ nữ, với "bồ".

Đang buồn vì kỷ niệm xưa bị khơi động, Mai Trâm thoáng giật mình vì tiếng Kelly:

- Cô Nguyễn! Đi về.

Nhìn quanh, mọi người tuần tự ra về, nhân viên trực đêm bắt đầu mở tất cả đèn, Mai Trâm vội vàng theo Kelly.

Vừa cho xe nổ máy, Mai Trâm nhận được điện thoại của Toàn:

- Mai Tâm rời phòng hội chưa?

- Dạ rồi. Đang cho máy xe nổ.

- Chiều nay Mai Trâm bận gì không?

- Dạ, không. Toàn cần gì?

- Toàn mời Mai Trâm ghé nhà thăm Lam Ngọc, bà đầm của Toàn, được không?

Rất muốn làm quen với vợ của Toàn để dễ có thái độ đối với Toàn, Mai Trâm đáp:

- Dạ, cho xin địa chỉ.

*       *

*

Thấy Mai Trâm xúc động quá độ, Toàn đưa nàng rời phòng của Lam Ngọc, nhẹ nhàng khép cửa phòng lại. Sau khi dìu Mai Trâm ngồi vào xa lông, Toàn đích thân lấy một ly nước đá lạnh đem đến cho nàng. Mai Trâm đón nhận và hớp từng ngụm nhỏ. Đợi cho sự xúc động của nàng dịu xuống, Toàn bảo:

- Mai Trâm ra sân sau ngắm vườn của Toàn, nha.

Biết Toàn muốn tránh ánh mắt tò mò của Linda – người đàn bàn da đen giúp việc –Mai Trâm đáp: "Okay".

Thấy trên deck chỉ có một chiếc ghế, Mai Trâm hơi ngạc nhiên, nhưng nhớ lại tình cảnh của Toàn, đành im lặng. Linda đem ra một ghế cao. Toàn ngồi vào ghế cao, mời Mai Trâm ngồi vào ghế thấp:

- Sau giờ làm việc và cuối tuần, đây là "giang sơn" của Toàn.

Sự xúc động vẫn còn lắng động trong lòng, Mai Trâm chỉ biết thở dài. Trong khi Toàn chưa biết gợi chuyện bằng cách nào thì Linda rụt rè xuất hiện, nói nhỏ với Toàn:

- Thưa ông Lee, văn phòng bác sĩ để lời nhắn trong máy điện thoại.

- Cảm ơn. Tôi sẽ nghe sau.

Mai Trâm tỏ ra lo lắng:

- Toàn nên nghe ngay, nhỡ có gì khẩn cấp cho Lam Ngọc thì sao?

Toàn chần chừ. Mai Trâm và Toàn đều có một cố tật là khi nào bị xúc động mạnh thì phát ngôn bằng tiếng Anh:

- Please, Toàn.

Toàn thở dài, đi vào nhà.

Khi trở ra, thấy Mai Trâm nhìn chàng như chờ đợi, Toàn nói, giọng không vui:

- Họ nhắc Toàn về những điều phải làm trước khi trở lại để họ theo dõi tình trạng cuộc giải phẫu vừa qua.

- Tại sao Toàn bị giải phẫu?

- Toàn bị Prostate cancer!

- Oh, No!...No!

Mai Trâm gục mặt vào lòng bàn tay, khóc. Toàn vịn vai nàng:

- Mai Trâm! I'm okay. I'm okay.

Với đôi mắt nhạt nhòa, Mai Trâm ngước nhìn Toàn. Toàn nhìn nàng bằng đôi mắt ửng đỏ. Nếu không thấy bóng Linda nơi cửa sổ bếp, có lẽ Mai Trâm đã chồm về phía Toàn, hug Toàn thật chặt như muốn truyền nghị lực cho người em trai.

Sau phút xúc động, Toàn nói:

- Toàn mời Mai Trâm về nhà với mục đích để Mai Trâm biết rõ cuộc sống của người bạn xưa, chứ không phải để Mai Trâm thương hại Toàn.

- Không. Tôi cảm phục Toàn thì đúng hơn.

- Nhiều khi Toàn buồn cho thân phận của mình và Toàn không thiết tha điều gì nữa.

- Đừng nên bi quan, Toàn ạ! Hãy nói chuyện với các con của Toàn xem các cháu có nghĩ đến một giải pháp nào khác để cất bớt gánh nặng cho Toàn hay không?

- Dạ, có. Nhưng vì khi Lam Ngọc bị stroke, nằm trong phòng hồi sinh thì ở phòng đợi Toàn nguyện rằng: Nếu ơn Trên cứu Lam Ngọc qua được cơn ngặt nghèo này, Toàn thề sẽ chăm sóc nàng đến mãn đời!

- Toàn thủy chung với Lam Ngọc, đó là điều quý hóa mà không phải người đàn ông nào cũng có thể thực hiện được. Để thể hiện lòng chung thủy tuyệt đối của Toàn dành cho Lam Ngọc, tôi nghĩ Toàn không nên kết thân với bất cứ người phụ nữ nào khác.

Nghĩ rằng Mai Trâm nói bóng gió xa xôi, Toàn nhìn vào mắt nàng:

- Toàn không phải là Thánh. Toàn chỉ là người đàn ông bình thường. Mai Trâm không nghĩ rằng người đàn ông cũng cần một bờ vai – nhất là bờ vai của một phụ nữ mà đã hơn một lần người đàn ông đó mơ tưởng – khi tinh thần bị suy sụp hay sao?

- Nhưng Toàn chưa biết gì về gia cảnh của tôi.

- Hôm đầu tiên Mai Trâm gặp Toàn, Toàn đã cho Mai Trâm biết rằng Toàn đã đọc hồ sơ cá nhân của Mai Trâm rồi, nhớ không? Hơn nữa, bây giờ cũng như ngày xưa, tình cảm Toàn dành cho Mai Trâm lênh láng và trong lành như dòng suối chảy xuôi một chiều; Mai Trâm không phải đáp ứng

- Lam Ngọc bị như vậy bao lâu rồi?

- Khoảng hơn mười năm.

- Lúc nào tôi cũng tưởng rằng cuộc đời của tôi bị vùi dập đến thê thảm. Nhưng bây giờ biết rõ hoàn cảnh của vợ chồng Toàn, tôi mới thấy rằng những gì đã đến trong đời tôi so với sự không may của gia đình Toàn thì chẳng là gì cả.

Toàn đứng lên:

- Thôi, ngồi đây nói toàn chuyện buồn không hà! Mời Mai Trâm vào nhà, mình đàn, hát cho vui.

Mai Trâm ngồi vào xô-pha. Toàn đến bên Piano. Toàn "gõ" vài notes để bắt giọng rồi vừa đàn vừa hát: "Yêu ai, yêu cả một đời. Tình những quá khắc khe khiến cho lòng ta đau tủi cả lòng vì yêu ai mà lòng hằng nhớ…" (1) Mai Trâm đến bên Toàn, hỏi nhỏ:

- Tại sao Toàn chọn ca khúc này?

- Để tặng Mai Trâm.

- Toàn không sợ Lam Ngọc nghe Lam Ngọc buồn à?

Toàn cúi đầu, giọng khổ sở:

- Lam Ngọc chỉ khác thực vật vì bà ấy tự thở được. Thế thôi!

- Xin lỗi. Tôi không còn lòng dạ nào để nghe đàn nữa. Toàn cho hôm khác, nha.

Vừa đậy nắp Piano Toàn vừa đáp: "Vâng."

Tiễn Mai Trâm ra cửa, Toàn hỏi:

- Tối mai Mai Trâm có thể cho Toàn mời Mai Trâm đi nghe nhạc, được không?

- Đến mấy clubs hít khói thuốc không tốt đâu. Vả lại tôi khiêu vũ dỡ lắm.

Vừa lắc đầu Toàn vừa lấy ví ra và đáp:

- Không. Đây là một buổi hòa nhạc quốc tế.

Toàn cho Mai Trâm xem vé vào cửa buổi hòa nhạc của Yanni. Mai Trâm không nén được vui mừng:

- Làm thế nào Toàn biết tôi thích Yanni?

- Đây là quà của con trai của Toàn. Sau khi nghe Toàn kể về sự hội ngộ bất ngờ với Mai Trâm và hai chữ Je t'aime ngày xưa Toàn gắn lên ghi-đông xe đạp của Mai Trâm, cháu cười, ra vẻ cảm thông. Sáng nay cháu ghé sở, tặng Toàn hai vé vào cửa và "Chúc Ba tìm được nguồn vui."

Toàn và Mai Trâm cùng cười. Toàn tiếp:

- Mấy giờ chiều mai Toàn có thể đón Mai Trâm được?

- Tôi tự lập quen rồi.

Biết Mai Trâm còn ngại ngùng, Toàn không ép, trao nàng một vé vào cửa.

 

*       *

*

Nhìn khung vải màu xanh thẫm điểm những ngôi sao lấp lánh trên sân khấu, Mai Trâm tưởng như nàng có thể thấy lại vùng trời đầy sao của những ngày thơ dại. Những ngày thơ dại đó, Mai Trâm đã sống với âm thanh, với ánh sáng, với những buổi hòa đàn và những tràng pháo tay vang dội mà lúc nào Mai Trâm cũng ấp ủ trong lòng như những kỷ niệm không bao giờ nhạt phai. Khi thấy đoàn nhạc công từ từ tiến lên sân khấu, vào vị trí, phía sau nhạc cụ của mỗi người, Mai Trâm chợt cảm thấy xót xa và tội nghiệp cho những buổi hòa đàn ngày xưa!

Mai Trâm thầm nghĩ, ban nhạc tầm cỡ như vậy thì nhạc trưởng thế nào cũng xuất hiện một cách rực rỡ, đầy hào quang hoặc là một cách đạo mạo với một baton(2) trên tay. Nhưng không! Yanni xuất hiện với quần trắng, giày Tennis, áo thun đen ngắn tay, mái tóc bồng bềnh, dài chấm vai. Trong từng tràng pháo tay vang dội, với dáng vẻ rất tự nhiên và đầy tự tin, Yanni cười tươi, để tay phải lên lồng ngực bên trái, cúi chào khán giả.

Yanni bước vào giữa hai Keyboards, mỗi Keyboard có ba tầng, trong tư thế sẵn sàng. Vừa khi tràng pháo tay của khán giả hơi dịu xuống, Yanni phất tay trái về phía ban nhạc. Tổng hợp âm thanh trổi lên cùng lúc với bàn tay phải của Yanni lướt nhanh trên phím Keyboard. Yanni phất tay trái về hướng nào thì tất cả nhạc cụ từ hướng đó trổi lên.

Thấy Yanni vừa điều khiển ban nhạc bằng tay trái và tay phải đàn theo, vừa nhún chân, lắc vai rồi nghiêng người, hất mái tóc bồng bềnh theo mỗi thì mạnh (temps fort), Mai Trâm kinh ngạc đến sửng sờ. Mai Trâm biết có những conductors(3) điều khiển ban nhạc không cần baton – như nhạc sư Mozart – nhưng vừa điều khiển bằng tay trái và hòa đàn với ban nhạc bằng tay phải thì nàng chỉ thấy một Yanni mà thôi.

Giữa khi Yanni như hòa nhập, như quay cuồng theo dòng nhạc thì Mai Trâm chợt nhớ câu nói của Elvis Presley: "Music should be something that makes you gotta move, inside or outside."

Trong phần trình diễn, tất cả nhạc khúc được trình tấu đều do Yanni sáng tác. Lắng nghe một lúc, Mai Trâm nhận ra dòng nhạc của Yanni là sự phối hợp tuyệt vời của nhạc Jazz, ClassicalSoft Rock. Khi nghe được những giai điệu dịu dàng, thiết tha của nhạc khúc Nightingale, Mai Trâm nghiêng sang Toàn:

- Toàn có nhận biết là nhạc của Yanni phản phất âm hưởng nhạc Á Đông không?

- Dĩ nhiên. Yanni là dân Greece mà. Tên thật của Yanni là Yiànnis Hryssomàllis.

- Sao Toàn biết hay vậy?

Toàn cười, không đáp. Mai Trâm tiếp:

- Tôi nghe và thích Yanni từ lâu, nhưng chưa bao giờ thấy Yanni trình diễn.

- Đây cũng là lần đầu Toàn thấy Yanni. Yanni có một kỹ thuật trình diễn rất khác lạ.

- Trong văn học nghệ thuật mình phải tự tìm cho mình một nét riêng.

Toàn gật đầu, cười.

Bản nhạc dứt. Thấy khán giả vừa vỗ tay vừa đứng lên, Mai Trâm và Toàn cũng đứng lên. Yanni lại cúi chào với bàn tay phải để lên lồng ngực bên trái. Khán giả từ từ ngồi xuống. Yanni bước sang chiếc Piano à queue. Với giọng trầm và ấm, Yanni giới thiệu nhạc khúc Felitsa mà Yanni đã sáng tác cho Mẹ.

Nghe Yanni nói tiếng Anh như một người Mỹ chính gốc, Mai Trâm lại nghiêng sang Toàn:

- Sao Yanni nói tiếng Anh hay quá vậy?

- Yanni tốt nghiệp cử nhân Tâm Lý Học từ đại học Minesota mà.

Tự dưng Mai Trâm cảm thấy buồn và xót xa cho Elvis Presley; vì trước khi trở thành thần tượng của không biết bao nhiêu triệu người trên thế giới, Elvis Presley là một chàng tài xế xe tải! Elvis Presley và Yanni chỉ giống nhau ở một điểm là cả hai đều tự học nhạc lý mà thành danh.

Từ nãy giờ chỉ thưởng thức toàn nhạc hòa tấu, bây giờ nghe Yanni giới thiệu và ca sĩ Jeanette Clinger dịu dàng xuấy hiện trong chiếc áo dạ hội màu đen có những chấm kim tuyến lấp lánh, Mai Trâm nghĩ rằng mọi người sẽ được thưởng thức một ca khúc tuyệt vời.

Nghe ban nhạc dạo phân đoạn đầu, Mai Trâm tự hỏi, không hiểu làm thế nào giọng của Jeanette có thể "lên" đến những âm vựt cao như vậy! Khi giọng soprano của Jeanette vang khắp hội trường thì sự tuyệt vời trong màn trình diễn này không những chỉ với tiếng ngân dài mà còn là sự bất ngờ đầy thú vị đối với Mai Trâm – Jeanette Clinger không hát mà chỉ hò theo giai điệu của nhạc khúc. Trong khi âm thanh của dàn Violon "đưa" giọng hò của Jeanette vút cao như cánh hạc chao lượn trong không gian tràn ngập ánh trăng thì âm thanh trầm trầm của dàn Violoncelle như bóng của cánh hạc chập chờn, chập chờn trên đồi thông.

Đang bị giọng hò của Jeanette cuốn hút, Mai Trâm chợt cảm nhận được hơi ấm nơi cánh tay của nàng. Một cách nhẹ nhàng và từ tốn, bàn tay của Toàn chạm vào tay của Mai Trâm. Những xao xuyến nhẹ nhàng dâng lên cùng lúc với những ý tưởng đã dày vò nàng suốt đêm qua và cả ngày nay. Mai Trâm tự hỏi: Chấp nhận tình yêu của Toàn có phải là tội lỗi hay không? Các con sẽ nghĩ gì? Bằng hữu sẽ nghĩ gì? Ở tuổi này mà nàng lại vương vấn vào cuộc tình "tay ba"? Nhưng nghĩ lại, suốt mấy mươi năm làm vợ của Nhuận, Mai Trâm đã giữ được Nhuận cho riêng nàng hay không? Và nàng đã phải chia xẻ Nhuận cho bao nhiêu phụ nữ khác? Khi các con vào đại học, đứa nào thích phân khoa gì thì tự chọn lấy, có đứa nào chọn ngành theo ý muốn của Mai Trâm không? Khi lập gia đình các con cũng chủ động tất cả chứ có đứa nào hỏi ý kiến nàng đâu? Còn bằng hữu, từ mấy mươi năm qua bằng hữu đã bị Nhuận "đầu độc" tinh thần rồi; vậy thì Mai Trâm có cần ý kiến của những người bạn đó hay không? Nếu yêu Toàn mà cố tình tách rời người vợ tật nguyền của Toàn ra khỏi vòng tay bảo bọc của Toàn thì đó là tội lỗi. Còn yêu Toàn chỉ vì muốn chia xẻ nghịch cảnh của Toàn; chỉ vì muốn đem đến cho Toàn chút hạnh phúc muộn màng trong chuỗi ngày còn lại của Toàn thì…

Giòng ý tưởng của Mai Trâm bị đứt đoạn vì tiếng vỗ tay vang dội. Đèn sáng. Khán giả vẫn đứng vỗ tay trong khi Yanni hơi khom người, lại để bàn tay phải lên lồng ngực, cúi chào.

Sau khi choàng áo ấm cho Mai Trâm, Toàn đưa nàng ra chỗ đậu xe. Trước khi Mai Trâm bước vào chiếc SUV, Toàn nắm tay nàng:

- Mai Trâm! Cảm ơn Mai Trâm đã cho Toàn những giờ phút rất cần thiết cho đời sống nội tâm của Toàn.

Mai Trâm mỉm cười, im lặng. Toàn từ từ kéo nhẹ tay nàng về phía chàng. Mai Trâm tựa đầu lên vai Toàn rồi đưa tay mở cửa xe. Toàn nâng tay nàng cho đến khi nàng ngồi vào sau tay lái. Mai Trâm hạ cửa kính xuống:"Bye, Toàn". Toàn đưa tay giữ cửa kính để cửa kính không thể quay lên rồi nhìn nàng đắm đuối. Mai Trâm hơi bối rối, nhưng không tránh ánh nhìn của Toàn. Toàn hơi chồm vào trong xe, đặt lên môi Mai Trâm nụ hôn thật dịu dàng. Ánh đèn đường soi rõ hai ngấn lệ long lanh từ đôi mắt buồn của Mai Trâm. Rời môi nhau, Toàn bịn rịn:

- Drive carefully, Mai Trâm.

- Take care of yourself. Take care of her too.

- I love you.

Xa xa, tiếng đàn rộn rã trong nhạc khúc Jingle Bells của James Lord Pierpont.

ĐIỆP-MỸ-LINH

www.diepmylinh.com

  1. Nỗi Lòng của Nguyễn Văn Khánh.
  2. Cây nhỏ để điều khiển ban nhạc.
  3. Người điều khiển ban nhạc.
by Lý Tưởng Người Việt

thamhoacs1

Ảnh: Hội nghị bán nước Thành Đô! Người đứng giữa là Giang Trạch Dân, cựu tổng bí thư cộng sản Trung Hoa, Phạm Văn Đồng, đồ đen, thứ ba bên trái, Đỗ Mười thứ ba bên phải!

Hội nghị Thành Đô 1990, tập đoàn cộng sản Hà Nội do nguyễn Văn Linh, Phạm Văn Đồng dẫn đầu, đã ký hòa ước đầu hàng Trung cộng. Tương tự như văn kiện về Hoàng Sa, Trường Sa, Biển Đông của VN mà Phạm văn Đồng đã ký năm 1958, hòa ước Thành Đô là văn kiện dọn đường cho sự mất nước của VN. Bằng hành động, những phần tử cầm đầu cộng sản hiện nay đã xác nhận đại họa mất nước của 90 triệu người dân VN! Đảng cộng sản đã bán nước! Việt Nam đã mất nước! Quân đội VN đi về đâu? Nhân dân, đồng bào Việt Nam đi về đâu?

Nhiệm vụ của quân đội

1-      Bão vệ đồng bào

2-      Bão vệ sự toàn vẹn lãnh thổ

3-      Bão vệ chủ quyền quốc gia trước quân xâm lược bất cứ từ đâu đến…

Là 3 nhiệm vụ chính của mọi quân đội trên thế giới. Với Việt Nam, nhiệm vụ của quân đội bão vệ sự toàn vẹn lãnh thổ quốc gia, nói cụ thể, bao gồm:

-          Bão vệ biên cương

-          Bão vệ hải đảo

-          Bão vệ Biển Đông.

Cả ba nhiệm vụ chính của quân đội, quân đội được lãnh đạo bởi đảng CSVN, đã chẳng làm được điều nào!

Những kẻ phản quốc!

Tình đồng đội giữa những người lính chiến phải là: Không được bỏ bạn chiến đấu của mình ở lại phía sau, dù chỉ một người, một khi họ bị thương tích trong chiến đấu. Hơn tám mươi chiến sĩ hải quân bị Trung cộng thảm sát trong nước biển Trường Sa khi trong tay anh em hoàn toàn không vủ khí! Cấp chỉ huy nào chỉ huy lực lượng tác chiến trong tay mình kiểu này? Học ở đâu, trường nào mà lại chỉ huy đơn vị mình tự sát kiểu này?

Trên dưới 45.000 chiến sĩ trẻ Việt Nam, nam và nử, bị quân Trung cộng thảm sát, thây nằm ngổn ngang trên biến giới khi trận địa im tiếng súng! Khói còn xông lên từ chiến hào và các hầm trú ẩn pha lẫn mùi khét của thịt người của các anh chị em bộ đôi, du kích địa phương VN bị quân Trung cộng dùng súng phun lửa thiêu sống!

Nhưng hôm nay, quân đội VN được những phần tử chính trị " lãnh đạo" đảng cs dạy rằng:

1-      "Đối với Trung Quốc hai điều không được quên: họ đã từng xâm lược chúng ta nhưng ta cũng không được quên họ đã từng nhường cơm xẻ áo cho chúng ta. Ta không thể là người vong ơn bội nghĩa ."

2-      "… nếu trường đại học nào còn để sinh viên tham gia biểu tình bất hợp pháp trước hết khuyết điểm thuộc về các đồng chí Hiệu trưởng và Ban Giám hiệu trường đó, trước hết thuộc về Bí thư Đảng ủy – phòng quản lý sinh viên của trường Đại học đó".

 

Trên dưới bốn mươi lăm ngàn binh sĩ VN bị quân Tàu cộng sản sát hại thây chất thành đống cao, không phải chỉ bốn, năm người! Những thanh niên nam nử VN vô tội trong màu áo bộ đội của quân CSVN, họ đã hy sinh đến tận cùng thân xác, thịt xương của họ đã nát tan… giữa chiến trận thảm sát hải hùng để đổi lấy lòng tri ân của người sống, nhất lại là những người bạn đường chiến đấu, đồng đội của họ, những người đã chỉ huy họ là:

 

-          Không một ngày lễ tưởng niệm chính thức hàng năm để tưởng nhớ sự hy sinh vô bờ bến của họ!

 

Quân đội phải quên việc quân xâm lăng đã tàn sát quân ta, quân đội không thể là người vong ân bội nghĩa với kẻ cướp nước! Thế thì:

-          Chính phủ này là chính phủ gì?

-          Đảng cộng sản lãnh đạo này là đảng gì?

-          Quân đội này là quân đội gì? Người của quân đội này từ đâu ra?

-          Quân đội này là quân đội của ai? Làm việc cho ai?

-          Quân đội này là quân đội của nhân dân VN, phải làm việc cho nhân dân VN, hay làm việc cho đảng cộng sản bán nước, hay quân đội này làm việc cho Trung cộng?

Quân đội VN đi về đâu?

Người VN cả nước đang thấy rất rõ những lãnh đạo cộng sản đang biến quân đội nhân dân VN thành quân đội phải tri ân kẻ xâm lăng, phản bội bạn đồng ngũ, phản bội ngư dân VN đã chết dưới tay giặc Trung cộng xâm lược!

Được lệnh của những kẻ bán nước, có sự cho phép của những kẻ cầm đầu bán nước, Trần Đăng Thanh mới nói, và dám nói được. Thay mặt lãnh đạo đảng cộng sản, thay mặt lãnh đạo nhà nước cộng sản, tên Thanh này đã nói rõ cho toàn dân Việt Nam biết lãnh đạo nhà nước cộng sản là ai, lãnh đạo đảng cộng sản là ai, và để phục vụ cho chủ nhân Trung cộng, những kẻ này đang cố gắng biến quân đội của nước Việt Nam xhcn thành một đám quân ô hợp, sẵn sàng quên bạn, quên đồng chí, quên đồng bào…nhưng đời đời phải nhớ ơn kẻ cướp nước Trung cộng!

Trời hởi! Trên khắp thế giới có quân đội nào có được những cấp chỉ huy "quý hóa, tài ba, lỗi lạc" như quân đội Việt Nam Xã Hội Chủ Nghĩa?

Có quân đội nào trên thế giới được sự lãnh đạo cực kỳ anh minh và sáng suốt như những đảng trưởng của đảng cộng sản bán nước từ thuở còn ban sơ?

Nước Việt Nam, nhân dân Việt Nam đi về đâu?

Từ thời kỳ của Hồ Chí Minh, đảng cộng sản luôn lấy phương châm bán nước làm kim chỉ nam để kéo dài chức vụ; lấy sự quỳ lạy, phụng sự kẻ thù cướp nước để giữ ghế! Nhân luân, đạo lý đối với ngay chính những đồng ngũ, đồng chí của mình, những kẻ trộm cướp đứng đầu đảng cộng sản đang cai trị toàn dân VN coi như là những gì hết sức phản động!

Thôi rồi nước Việt Nam! Thôi rồi nhân dân Việt Nam! Khi trộm cướp lên ngôi mà đồng bào VN thì qúa đổi thờ ơ, nhút nhát nên mới có cảnh vong gia, thất thổ, nô lệ cho người ngày nay!

Ôi! Lý tưởng cộng sản, chế độ cộng sản, nhân sự lãnh đạo của đảng cộng sản! Tất cả chỉ  là băng đảng của những kẻ lưu manh tập họp lại, dựa thế những kẻ ác ôn nước ngoài Nga Xô, Trung cộng ….để đàn áp đồng bào, cướp bóc lương dân, từ thuở mới hình thành đến mãi tận ngày nay!

Một đồng tiền Hồ đóng thuế cho chúng cũng uổng! Góp con, góp chồng, góp anh em cho chúng nó lập thành quân đội chỉ để hổ trợ cho bọn tham nhũng cướp đất, đuổi nhà của người dân khốn khó! Thân mình chống giặc, nằm xuống, hàng chử khắc trên bia chúng cũng cho người đục bỏ! Ngược lại, lính của giặc chết trên đường xâm lược lại được phép xây cất nghĩa trang nghiêm trang, hoành tráng ngay trên đất Việt Nam!

Đã hết, đã hết thật rồi đồng bào Việt Nam ơi! Đóng thuế nuôi quân, nuôi con, nuôi chồng, nuôi anh em mình trong quân đội chỉ trông cậy vào quân đội để bão vệ quốc gia, dân tộc; dưới sự "lãnh đạo" của tập đoàn trộm cướp, quân đội Việt Nam cộng sản đang bị biến thành một đám cướp cạn (!) hồ lốn cướp đất, cướp đất, hãm hại, sát hại trở lại mình… chỉ uổng cho công lao, uổng xương máu người thân, ruột thịt của đồng bào Việt Nam!

Mất 6 tỉnh Nam Kỳ về tay người Pháp, cụ Phan Thanh Giản đã uống thuốc độc tự tử! Mất thành Gia Định, các tướng Nguyễn Tri Phương, Nguyễn Văn Thành, Hoàng Diệu tự tử! Miền Nam thua đau cộng sản Hồ Chí Minh và tập đoàn bán nước, các tướng Nguyễn Khoa Nam, Lê Văn Hưng, Trần Văn Hai, Lê Nguyên Vỹ tuẩn tiết! Cả đến những sĩ quan cấp nhỏ của binh chủng nhảy dù, những chiến sĩ nhảy dù của VNCH miền nam Việt Nam…cũng đã tự tử tập thể tại Chợ Lớn, những sĩ quan cảnh sát của VN Cộng Hòa đã tự tử trước bậc thềm quốc hội VNCH!

…Còn những tên như Trần Đăng Thanh, Lê Thanh Hải, Nguyễn Tấn Dũng, Nguyễn Phú Trọng…quân Trung cộng cướp nước, đồng bào Hà Nội, Sài Gòn biểu tình chống giặc, bọn bán nước lãnh đạo cộng sản ra lệnh đàn áp, bỏ tù người dân yêu nước! Bốn mươi hai người xin phép biểu tình ở Sài Gòn, kêu gọi đồng bào xuống đường biểu tình chống xâm lăng Trung cộng:

1-      Lê Thanh Hải, bí thư thành ủy Sài Gòn thúc đẩy đám thanh niên ngô nghê làm nghề công an dưới quyền phải chận dứng, phải đàn áp: "…tụi nó nguy hiểm lắm!"

2-      Nguyễn Tấn Dũng: "…cương quyết không để nhen nhóm hình thành các tổ chức chính trị đối lập!"

3-      Nay thì Trần Đăng Thanh: "…họ đã từng xâm lược chúng ta nhưng ta cũng không được quên họ đã từng nhường cơm xẻ áo cho chúng ta. Ta không thể là người vong ơn bội nghĩa ."

Nước mất, giặc tràn vào đầy nhà, dân biểu tình chống giặc bị đàn áp, người yêu nước bị tù đày, càng lúc càng đông! Sinh viên biểu tình chống giặc xâm lăng: khuyết điểm thuộc về các đồng chí hiệu trưởng và ban giám hiệu trường đó…" "… nếu trường đại học nào còn để sinh viên tham gia biểu tình bất hợp pháp trước hết khuyết điểm thuộc về các đồng chí Hiệu trưởng và Ban Giám hiệu trường đó!

Nói cách khác, theo lũ bán nước, các hiệu trưởng, ban giám hiệu các trường phải dạy sinh viên Việt Nam:

"Giặc xâm lăng cướp nước ta, ta phải quên những thanh niên VN, nam và nử …đã vị quốc vong thân, để họ lạc loài trong nhang tàn, khói lạnh! Nhưng ta không được vong ân, bội nghĩa với Trung quốc, kẻ đã xâm lăng, kẻ bắn bia chiến sĩ hải quân của VN ta, kẻ đã thảm sát ngư dân VN ta, kẻ đã tàn sát 45 ngàn chiến sĩ ta trên biên giới, vì họ đã nhường cơm, sẻ áo cho ta!"

Giặc Tàu xâm lược nhường cơm, sẻ áo cho người đang sống, đang bán nước, người đã chết vì giặc tàn sát, còn đâu để được hưởng phần cơm áo mà giặc Trung cộng nhường cho?

Ha! Ha! Băng đảng bán nước đã tự vất bỏ chiếc mặt nạ của những tên lưu manh, chuyên nghề dối trá, lừa thầy, phản bạn, dối trá với người chung quanh để hiện nguyên hình là những tên bán nước không còn gì để chối cãi! Lời tuyên truyền của cộng sản: " Chống Trung cộng làm cho Trung cộng mang quân tấn công vào Việt Nam" chỉ là một luận điệu dối trá, bịp bợm, che đậy cho chủ tâm bán nước cho Trung cộng với ý đồ kéo dài chức vụ cá nhân của tập đoàn bán nước của đảng cộng sản!

Việt Nam, hơn bốn ngàn năm lập quốc, chế độ đứt khúc, nhưng quốc gia, dân tộc vẫn mãi trường tồn…Hởi những kẻ bán nước, trong mọi thời đại, trước toàn dân Việt Nam, tội bán nước là tội gì các người có biết? Cộng sản Trung Hoa là một chế độ tàn ác nhất thế giới, hoàn toàn đi ngược lại văn minh nhân bản của con người. Đẩy cho nước Việt Nam chìm dần vào ách cai trị của Trung cộng là các người đẩy 85 triệu dân Việt Nam trong nước vào chổ chết! Bao gồm mọi đảng viên cộng sản, mọi trí thức của chế độ cộng sản VN, những đảng viên không có cùng tâm địa bán nước… sẽ là những người ưu tiên hàng đầu sẽ bị Trung cộng tiêu diệt! Tội ác của các người cao ngút tận trời xanh, các người có biết?

Tồi tệ, nguy hiểm đến thế này là cùng!

Tình hình hiện nay của 85 triệu đồng bào VN trong nước tồi tệ, nguy hiểm đến cỡ này là cùng!

1-      Đã đến lúc người Việt Nam cần phải thay đổi hệ thống cai trị, điều hành quốc gia VN hay chưa?

2-      Nếu chờ đợi, sẽ còn chờ đợi tình hình tồi tệ, nguy hiểm đến cỡ nào hơn nữa?

3-      Đã đến lúc toàn dân VN phải cương quyết, thẳng tay gạt bỏ tất cả những kẻ lưu manh trong sinh hoạt chính trị của quốc gia VN hay chưa?

4-      Đã đến lúc toàn dân VN đồng loạt nói lên tiếng nói mang hết sức mạnh ý chí của mình, tiếng nói là lệnh truyền cho đảng cộng sản về điều mình muốn hay chưa?

5-      Đã đến lúc người VN nói thật, nói công khai ở chổ công khai, ý chí, ý muốn của mình hay chưa?

6-      Nếu đã đến lúc, người VN khắp nước có nên đứng dậy để có cùng chung một tiếng nói:

-          Nhân dân VN muốn có Tự Do, Dân Chủ.

-          Nhân dân VN không muốn nô lệ cho bất cứ ai, đặc biệt là Trung Hoa cộng sản!

Thời điểm này…

1-      Nhân dân VN đã thấy rõ hậu quả tai hại ghê gớm của sự thiếu kiểm soát chặt chẽ của nhân dân lên bộ máy điều hành quốc gia của Việt Nam?

2-      Nhân dân VN có cần phải thực hiện ngay một hệ thống luật pháp nghiêm ngặt, nghiêm minh, hữu hiệu và đầy uy quyền để áp đặt sự kiểm soát nghiêm ngặt nhất của toàn dân VN lên hoạt động của mọi "chính trị gia", mọi bộ trưởng của nội các chính phủ và sự thăng cấp, thăng thưởng, phát lương đối với mọi tướng lãnh trong hàng ngũ quân đội, cảnh sát, an ninh, công an của một nước Việt Nam mới không cộng sản?

3-      Nhân dân VN khắp nước có nên đồng loạt đứng dậy kêu gọi quân đội bão vệ hòa Bình của LHQ vào Việt Nam để giúp 85 triệu người VN một mặt chận đứng mọi hành động xâm lăng, mọi mưu mô thôn tính nước VN của Trung cộng, để nhân dân VN khắp nước rãnh tay tổ chức bầu cử tự do cho bộ máy công quyền tương lai mà toàn dân VN vô cùng cần thiết và khao khát?

Nếu muốn, nay đã đến lúc toàn thể đồng bào VN trên khắp mọi miền đất nước phải nói lên sự thật:

1-      Sự thật về điều mình nghĩ, nói sự thật về điều mình muốn và nói công khai ở chổ công khai…nói đồng loạt. Cả nước đồng loạt nói một tiếng nói chung….

2-      Nếu đồng bào làm được như thế…thì đồng bào VN, nhân dân Việt Nam sẽ thực hiện được mọi điều mình muốn cho hiện tại của mình và cho tương lai của mọi thế hệ con, cháu của mình.

3-      Sức mạnh đoàn kết trong hành động của toàn dân VN là sức mạnh ghê gớm của cả một dân tộc 90 triệu người để không một thế lực siêu cường nào có thể dập tắt, áp đảo, hoặc áp đặt ý muốn của nó lên chúng ta được.

4-      Việt Nam đang ở vào một thời điểm cực kỳ lâm nguy mà chỉ sức mạnh đoàn kết của toàn dân trong hành động, vận dụng hết sức mạnh ghê gớm của toàn dân, mới cứu được người VN

5-      Chỉ có sức mạnh đoàn kết trong hành động của 90 triệu người Việt Nam mới chứng minh cho tập thể bán nước của tập đoàn cộng sản rằng những kẻ bán nước đừng có hy vọng "bẻ nạng chống trời"!

Một khi đồng bào Việt Nam cùng đứng dậy, cùng nói chung một tiếng nói đòi hỏi phải hay đổi bộ máy điều hành quốc gia, thay đổi hệ thống chính trị, đấy là thông điệp toàn dân trực tiếp gứi đến những phần tử phản quốc:

Phải khuất phục, đầu hàng ý chí của toàn thể nhân dân VN để được sống. Ai chống lại tất phải chết!

Nhân dân VN chỉ còn có một trong hai sự lựa chọn:

1-      Hoặc sống trong tự do với một bộ máy công quyền, một hệ thống luật pháp do chính nhân dân Việt Nam lập ra:

  1. Một hệ thống Tự Do, Dân Chủ đích thật
  2. Với những tiêu chuẩn hàng đầu:
  • Công Bằng
  • Bác Ái
  • Nhân Quyền

2-      Hai là chết đau khổ, chết nhục nhả trong tay Trung cộng và bọn bán nước!

3-      Toàn thể đồng bào Việt Nam: Phải ra khỏi sự kiểm soát của Trung cộng ngay từ bây giờ! Đây là lời cảnh báo cao nhất! Khẩn thiết nhất!

Sai Gòn, ngày 16, tháng 12, năm 2012

Tăng Nhơn Phú                            

Tài liệu tham khảo:

1-      http://www.bing.com/images/search?q=Falun+Gong+Persecution&;Form=IQFRDR#view=detail&id=78233195A7B31D5C63113D59A93E52B156148626&selectedIndex=448

2-      http://clearharmony.net/articles/200605/33014.html

3-      http://www.bing.com/images/search?q=Chinese+Riots&;Form=IQFRDR#view=detail&id=18FA1D9FE72525CB1FDD2163EFEB27CEC54587B9&selectedIndex=300

4-      http://www.guardian.co.uk/world/gallery/2012/mar/29/tibet-exiles-protest-india

 thamhoacs2

                       

Ảnh: Dân Làm Báo. Nghĩa trang liệt sĩ người Trung quốc.                             Ảnh phải: Dân Làm Báo. Bia mộ tử sĩ Việt Nam trong cuộc chiến tranh biên giới với Trung cộng với những hàng chử bị đục bỏ.                                                                                                  

Những hình ảnh về sự tàn ác của Trung cộng!

thamhoacs3

Ảnh: Một cảnh xử tử người của cộng sản Trung Hoa!

thamhoacs4

 

 

Ảnh: Người thực hành Pháp Luân Công, những nạn nhân của công an cộng sản Trung Hoa. Câu chuyện về cuộc đời của cô Zhu Xia là một bi kịch thảm khốc, hãy vào link để đọc câu chuyện thương tâm của cô http://clearharmony.net/articles/200605/33014.html

by Lý Tưởng Người Việt

ây bọn VẸM: Căm thù Mỹ, mang ơn Trung Quốc có phải là chính sách?
 

Các ngài không muốn chống cộng (CSVN) hãy đọc . Còn VẸM thì VN sẽ là nô lệ cho Tàu cộng . Bọn VẸM GIAN, THAM, ÁC, ĐỂU CÁNG chịu làm nô lệ cho Tàu để giữ đảng CS .

Căm thù Mỹ, mang ơn Trung Quốc có phải là chính sách?

babui 012012_6

 Chọn lựa cuối cùng cuả đảng CSVN.
 

Căm thù Mỹ, mang ơn Trung Quốc có phải là chính sách?

Mặc Lâm, biên tập viên RFA
2012-12-19
Một giảng viên thuộc học viện Chính trị Bộ quốc Phòng vừa có bài diễn thuyết về Biển Đông khiến ai nghe cũng phải ngạc nhiên trước lập luận giữ lòng thù hận với Mỹ và cố xoa dịu những gì mà Trung Quốc đang làm.
alt

Chủ trương của Đảng?

Những phát biểu của ông phản ánh lập trường của chính phủ Việt Nam trước mối quan hệ Việt-Trung-Mỹ về Biển Đông đã phần nào giải mã các động thái của chính phủ chống biểu tình hay phản ứng yếu ớt trước các hành vi xâm lấn của Bắc Kinh.
Trên trang mạng Ba Sàm vừa phổ biến một băng ghi âm quan trọng bài diễn thuyết của ông Trần Đăng Thanh, được giới thiệu là Nhà giáo ưu tú, Đại tá Phó giáo sư Tiến sĩ thuộc Học viện Chính Trị Bộ Quốc phòng nói chuyện trước một cử tọa gồm các nhân sự về mặt Đảng trong các trường Đại học như: lãnh đạo Đảng ủy khối, lãnh đạo Đảng, Tuyên giáo, Công tác chính trị, Quản lý sinh viên, Đoàn, Hội thanh niên các trường Đại học - Cao đẳng Hà Nội.
Trước một số người nghe quan trọng như vậy chứng tỏ ông Trần Đăng Thanh là người có thẩm quyền nói tiếng nói của Đảng Cộng sản Việt Nam mặc dù trong một môi trường khép kín và không công khai với dư luận.
Thông thường, các bài giảng chính trị luôn được phổ biến nội bộ và đó là kim chỉ nam trong các chính sách, đặc biệt là an ninh quốc phòng và ngoại giao. Nó thể hiện lập trường của đảng trong tình hình đang xảy ra và đảng viên phải tuân theo mà không được tranh cãi hay bàn thảo.
Cuốn băng dài và khá đơn điệu. Sau khi giảng giải những gì đang xảy ra hầu như khắp thế giới ông Phó giáo sư quay lại tình hình Biển Đông với các chi tiết mà nhiều học giả đã nói trong sách hay trong các cuộc hội thảo. Không có điều gì mới do ông Thanh phát hiện, cái mới là những điểm ông nêu ra về lập trường, nhận định và giải pháp mà Việt Nam đang theo và ông yêu cầu cử tọa phải lĩnh hội để uốn nắn sinh viên vào quỹ đạo này.
Mặc dù cố minh chứng rằng chính phủ không ưa gì Trung Quốc bằng cách trích dẫn những chiến thắng lịch sử mà sách vở đã ghi, ông Trần Đăng Thanh đã làm người ngồi nghe nếu ai có ý thức về vai trò Trung Quốc trong các cuộc chiến tranh với Việt Nam phải tức giận bỏ ghế đứng lên rời phòng họp nếu không sợ mất nồi cơm của mình. Ông Phó giáo sư Tiến sĩ nói:
Trong 4 năm kháng chiến chống Pháp, 21 năm chống Mỹ, nhân dân Trung Quốc, nhà nước Trung Quốc đã từng nhường cơm xẻ áo dành cho chúng ta từ hạt gạo, từ khẩu súng, từ đôi dép để chúng ta giành thắng lợi trong kháng chiến chống Pháp và thắng Mỹ. Như vậy ta không quên họ đã từng xâm lược chúng ta nhưng ta cũng không được quên họ đã từng nhường cơm xẻ áo cho chúng ta. Ta không thể là người vong ơn bội nghĩa, đấy là đối với Trung Quốc hai điều không được quên (*).
Chính ông Thanh mới là người không được quên khi ông không nhắc lại các cuộc xâm lược của Trung Quốc đối với Việt Nam trong cuộc chiến tranh biên giới năm 1979 cướp Hoàng Sa năm 1974 và Gạc Ma năm 1988.
Ba cuộc chiến ấy đã vượt xa con số tiền bạc, khí tài mà ông Thanh luôn nặng nợ với Trung Quốc. Bao nhiêu bộ đội, anh hùng liệt sĩ cùng người dân vô tội đã ngã xuống dưới họng súng của Trung Quốc đã bị ông Thanh bỏ quên một cách cố ý trong bài giảng chính trị này. Lời kêu gọi nhớ ơn Trung Quốc giúp Việt Nam chiến thắng trở thành lạc điệu đối với những người đã ngã xuống để cho ông Thanh có cơ hội đăng đàn diễn thuyết hôm nay.
Trung Quốc không giúp Việt Nam vì tình nghĩa mà lý do thật sự là dùng Việt Nam để đánh Mỹ nhằm phát triển hệ thống Cộng sản Chủ nghĩa, vì vậy công ơn mà Trung Quốc nếu có thì chỉ riêng bản thân Đảng Cộng Sản Việt Nam phải mang chứ không liên can tới người dân Việt.
Cũng vậy, Mỹ tham dự vào chiến tranh Việt Nam trong chiến lược ngăn chặn Chủ nghĩa Cộng sản mà nước này thấy rất sớm sự nguy hại của nó, vì vậy nếu căm thù Mỹ thì người Cộng Sản có lý do hơn người dân Việt Nam.
Trung Quốc vào Việt Nam bằng tiền, Mỹ vào Việt Nam bằng cả hai thứ: tiền và sinh mạng. Giữa Mỹ và Trung Quốc khác nhau chỗ đó và ông Thanh nên tỉnh táo nhìn nhận bi kịch lịch sử để không ngộ nhận về lòng tốt của Trung Quốc và nhắc nhở cái mà ông gọi là tội ác trời không dung đất không tha của Mỹ khi ông nói:
Các đồng chí nhớ người Mỹ chưa hề, chưa từng và không bao giờ tốt thật sự với chúng ta cả. Phải nói rõ luôn. Nếu có tốt chỗ này, có ca ngợi chúng ta chỗ kia, có ủng hộ chúng ta về Biển Đông chẳng qua vì lợi ích của họ. Họ đang thực hiện "thả con săn sắt, bắt con cá rô". Họ chưa bao giờ tốt thật sự với chúng ta, tội ác của họ trời không dung, đất không tha.

Phải biết ơn TQ, căm thù Mỹ

000_Hkg7552575-200.jpg
Một người biểu tình cầm poster chống Trung Quốc tại Hà Nội ngày 08 tháng 7 năm 2012. AFP photo
Nhà giáo ưu tú, Đại tá-PGS-TS Trần Đăng Thanh, giảng viên Học viện Chính trị thuộc Bộ Quốc phòng chưa ngừng ở đó, giữa hội trường Đại học ông công kích sự mở rộng giáo dục của người Mỹ tại Việt Nam là diễn tiến hòa bình của các đại học Mỹ. Ông Thanh khẳng định:
Để thay đổi Việt Nam, Mỹ cần phải dựa vào kinh tế và chất xám của thế hệ trẻ Việt Nam được học tập và đào tạo tại Mỹ và phương Tây. Và họ khẳng định hợp tác giáo dục là con đường ngắn nhất để cải thiện hình ảnh con người Mỹ trong con mắt người Việt Nam ở thế hệ tương lai. Thông qua giáo dục đào tạo là con đường ngắn nhất, con đường hiệu quả nhất để cải thiện hình ảnh người Mỹ trong con mắt thế hệ trẻ người Việt Nam. Cho nên một trong 9 mũi tiến công là người Mỹ đang thực hiện diễn biến hòa bình trên lĩnh vực giáo dục đào tạo của chúng ta.
Một mặt kỳ vọng vào Hoa Kỳ điều này điều khác nhưng mặt khác trong một buổi lên lớp kín đáo lại không tiếc lời mạt sát đối tác của mình là một hành động thiếu lương thiện không nên có đối với một người mang học vị Phó giáo sư.
Tuy nhiên những điều vừa nêu không có ý nghĩa gì nếu so với ý đồ thật sự bài nói chuyện của ông Đại tá giảng viên Học Viện chính trị Bộ Quốc phòng Trần Đăng Thanh.
Điều then chốt mà ông muốn gửi tới người nghe là thuyết phục họ không nên đả kích Trung Quốc trong vấn đề Biển Đông, ông nói:
Chúng ta không được phép là chĩa mũi dùi vào một phía nào đó mà hiện nay thiên hướng là cứ tập trung vào mỗi ông Trung Quốc. Xin thưa với các đồng chí nếu chúng ta chỉ tập trung vào mỗi một mình ông Trung Quốc là hoàn toàn chưa đúng, chưa chính xác mà phải đặt trong mối quan hệ tổng thể Việt Nam với Trung Quốc, Việt Nam với Mỹ, và Việt Nam với các nước ASEAN.
Nếu theo dõi tình hình Biển Đông không ai là không thấy sự quyết đoán và lộng hành của Trung Quốc đối với hai nước Việt Nam và Philippines. Khi kêu gọi đừng chĩa mũi dùi vào Trung Quốc phải chăng ông Thanh muốn thay mặt Bắc Kinh để phân trần cho hành động bá quyền của họ?
Ông Trần Đăng Thanh còn nói thay tiếng nói của Đảng và chính quyền hiện nay trong chính sách Biển Đông qua thông điệp:
Cái không được mất thứ ba đó là mối tình đoàn kết nhân dân hai nước. Nói điều này thì có người bĩu môi, có người chưa đồng tình. Nhưng thôi xin thưa với các đồng chí, lịch sử giao cho dân tộc chúng ta phải sống bên cạnh cái nước ta bảo họ tư tưởng nước lớn, không phải tư tưởng, họ là nước lớn thật sự. Nói tư tưởng thế nào được, họ là nước lớn thật sự. Dân số của họ là 1 tỷ 354 triệu người dân, ta có 87 triệu, họ là nước lớn thật sự, cứ bảo tư tưởng nước lớn, họ nước lớn ,không phải tư tưởng, thật sự!
Trong khi cả nước chán ngán cái khẩu hiệu "Mối tình đoàn kết nhân dân hai nuớc" kể từ sau bài học chiến tranh biên giới thì đến năm 2012, hơn ba mươi năm sau, ông Trần Đăng Thanh đem con số 1 tỷ 354 triệu người Trung Quốc để đe dọa đất nước và con người Việt Nam. Người có lòng tự trọng không ai lại sợ đất nước của người khác đến như thế.
Bài thuyết giảng của ông Phó Giáo sư Tiến sĩ, giảng viên Học Viện chính trị Bộ Quốc phòng Trần Đăng Thanh làm cho những nghi ngờ bấy lâu trong người dân được giải mã một cách trọn vẹn. Chỉ tiếc một điều bài nói chuyện này chưa được chuyển sang tiếng Anh để các học giả Hoa Kỳ, nhất là những người khuynh tả còn tin tưởng vào sự đổi mới của Đảng và chính phủ Việt Nam thấy rõ hơn một góc tối khác của "tư duy căm thù đế quốc Mỹ" vẫn còn đó, ăn sâu và mòn ruỗng trong từng tế bào của một bộ phận không nhỏ ngày nay.
(*) Trích từ BaSam's blog
by Lý Tưởng Người Việt
16.4.1975
car15Ánh nắng chói chan, chan hòa trên bầu trời Phan Rang, sáng nay. Tựa lưng vào nền gạch tháp. Phóng mắt nhìn về hướng phi trường; lòng tôi nao nao sôi xục. Ba dẫy hangar trông rõ nhất, gợi lại trong tri nhớ tôi dòn dập...Cũng vào giờ này, khoảng chín giờ sáng, ba mươi sáu năm trước. Lệnh di tản ra hướng biển để chờ tầu Hải-quân.
Cộng quân bắt đầu pháo vào phi trường từ bốn giờ sáng. Liên tục và dữ dội áng chùng nửa tiếng...Nơi đặt Bộ-tư-lệnh mặt trận.
Năm giờ sáng đơn vị đươc lệnh di chuyển đến Bộ-tư-lệnh
Giờ đây, đạn pháo không còn dôn dập nhưng lai rai, thi thoảng. Chúng tôi di chuyển trong tình trạng như thế. Mà cái hiện thực đang trùm phủ không chỉ lên người mà lên cả số phận. Như những cái máy, chân bước mà lòng không thể xua tan được cái "Mùi" khó tả của sự chết đang tán lạc quanh đây, đang phân phát, chia đều cho từng người, không sót một ai. Thứ  "Mùi vị" khiên đầu óc mê mụ đi, thân xác rã rời và không có ma lực hoặc thần lực nào châm dứt được "Thứ trò chơi" pháo khủng bố ấy. Mỗi quả pháo là một nổi kinh hoàng, vãi xuống bung thành những cái dấu chấm hết cho nhiều số phận.
Điều lạ lùng là cho tới giờ phút này. Sự phản pháo chả có. Phi trường của Sư-đoàn 6 KQ không có lấy một phản ứng. Mặt-trận không có pháo binh và phi cơ.
Hoàn toàn bất lực và cam chịu 
Trời sáng dần, gió lồng lộng, mặt trời đỏ rực nhô lên báo hiệu một ngày hè nắng chói. Trong cái hangar nằm giửa phi trường, nơi đặt Bộ-tư-lệnh mặt trận. Phía trước hangar trên sân, hai chiếc trực thăng cấp Tướng đậu cùng phi hành đoàn túc trực. Hangar kế bên đậu toàn xe jeep cần câu. Đơn vị chúng tôi đươc phân công bảo vệ  Bô-tư-lệnh. Cộng quân lúc này vẫn duy trì pháo, thi thoảng và rời rạc. Cái lạ là bên ta không có tiếng pháo giao tranh. Sự hoạt động duy nhất mang tính trận địa là chiếc L19, phi cơ trinh sát bay vòng vòng trên phi trường. Nhưng rồi, từ phi cơ bốc ra những làn khói và rất nhanh phi cơ lao xuồng bay một vòng thấp; đáp vội xuống phi trường. Đang lúc có một cuộc họp tư lệnh bên trong hangar. Chóng váng và ngắn gọn. Người ta trao đổi, báo cáo, nét mặt buồn so thể hiện trên mọi khuôn mặt. Hai dẫy lắp đặt máy truyền tin hoạt động nhộn nhịp, tất tả. Kẻ ra người vào vội vã đến va chạm, có người đã ngã chúi. Từ cửa hangar, tôi được phân công canh giữ và có dịp chứng kiến cảnh tượng diễn ra bên trong Bộ-tư-lệnh... Cũng giống như xem một phim câm, tôi suy đoán và ghi nhận mọi diễn tiến bên trong bằng hình ảnh chứ không thể nghe thấy bât cứ một lời nói nào từ những nhân vật chỉ huy. Nói môt cách khác tôi chỉ chứng kiến sự việc bằng vào cái tầm nhắm chỉ từ đỉnh đầu ruồi đến lô châu mai. Ngoài kia người ta đang tiếp cứu phi công của chiếc L19 lâm nạn. Nhưng rồi,vài người lính Không-quân leo vội lên chiêc xe đậu gân đó, nhìn thẳng về phía đường băng phi trường, tay chỉ trỏ; bât giác tôi nhìn theo rồi sửng sốt. Rất đông, rất đông, môt đoàn quân lũ lượt ào ạt di chuyển, đúng hơn là đang chạy, tựa như con trăn khồng lồ trườn tới. Một vị Trung tá già từ trong hangar đi vội ra và ra lệnh cho hai trực thăng cất cánh...
Không khi nơi đây sôi động hẳn lên kể từ lúc đó. Rồi đến lượt chiêc xe Không quân nổ máy biên dạng. Quang cảnh hỗn loạn, tất tật của mọi người, vội vã, câm nín... Sự giống nhau biểu lộ trên mọi khuôn mặt mà hơi hướng làn gió thất trận đang quất thẳng vào từng người, không chừa môt ai, kể cả những người kiêu hãnh nhất 3
Người ta chỉ kịp truyên nhau câu lệnh tìm đường ra bãi biển,sẽ có tầu Hải-quân đên đón.Và rồi không ai bảo ai nhịp chân cứ thế nối đuôi nhau tiên bước.Sự hòa đồng quan cũng như quân bỏ lại những chiếc xe jeep tội nghiệp,cùng xác người chết và bị thương,chờ địch quân chôn và chữa dùm!
Ra khỏi dẩy hangar, trên bải sân rộng, hai chiếc trưc thăng võ trang đang nổ máy trên chất đầy người.Và rồi, một cảnh tượng như xiếc, hai trưc thăng bốc ngược lên khá cao, rồi mới chịu bay đi. Từ trực thăng, ai đó đã làm rơi cái nón sắt xuống sân.
Thế là phi trường đang bị bỏ lại. Chiến thắng của cộng quân sau sáu tiếng đồng hồ tân công chỉ là cái phi trường trống rỗng, bởi người ta đã di chuyển mọi quân thiết bị từ những ngày trước. Tôi rùng mình tưởng tượng nếu vào thời điểm này, địch quân theo thông lệ trong chiên thuật, pháo đánh chặn thì không biết bao nhiêu máu đổ và sự điêu tàn hãi hùng tức khăc ào chụp xuống đoàn quân thất trận.
Khen thay cái ông tổng đạo diễn, mà chẳng ai muốn hỏi và biêt tên ông. Nhưng thầm cám ơn ông về sự xê xếp để có những thiệt hại rất it nhân mạng. Cũng như số phận của những vị Tướng tư lệnh... Hai trưc thăng của các ông đã bay đi nhưng không có chủ... Qủa thật người ta đã toan tính và định đoạt trên thân phận mọi người, bằng một trò chơi chiên tranh siêu thị, cũng như bóp cổ quân linh bằng chinh khả năng của họ. Bất chợt tôi liên tưởng đến đại thần Vi-tiểu-Bảo cùng trò chơi quân sự danh xưng Lôc đỉnh ký...Và một người Mỹ, sáng nay tại Bô-tư-lệnh, không võ trang,phục sức nửa dân sự, nửa quân đội với áo giáp, nón sắt,mang giầy lính, quần jean, áo Pull . Phải chăng miếng mỡ đã được đưa vào mồm mèo, chờ mèo nuốt. Để cáo chung đi cái hiệp định Paris bất lợi và khởi đầu cho cái Việt-Nam hóa chiên tranh.
Đên được cổng vào phi trường hạn mức cuối cùng đê phân định khu quân sự. Nắng đã  chếch trên đầu, tỏa rọi cái nóng nực và nắng chói chan của một ngày hè rực nắng. Trước mặt ngọn tháp Chàm, mầu gạch nung trên ngon đồi, âm thầm chứng kiến. Quay nhìn lại phía sau đoàn người vẫn lũ lượt tiến tới. Con đường độc nhất, lối vào phi trường giờ phải oằn lưng chịu đựng cái sức nặng cua đoàn quân, có lẽ đây là lần đâu tiên nó phải gánh chịu, kể từ khi người ta tạo ra nó... Hẳn rằng cái nhớ đời là cùng một lúc tiếp nhận nhiếu binh chủng đã in dấu giầy và mãi lưu dấu trên nó
4 Đoàn quân mỗi lúc một đông, chật kín cả một vùng bãi biển. Trước mặt con tầu ngoài xa vẫn bình thản đối diện. Ánh nắng chói chan đã chếch trên đầu, đẩy lùi cái lạnh của cát và gió liên tục xóa mờ những dấu giầy ngang dọc. Dưới tàn cây rừng cạnh cây phi lao, tựa đầu vào ba lô, gió biển cùng âm thanh từ cây phi lao khích thích giấc ngủ. Giật mình vì tiếng ai đó hát ông ổng, đúng hơn là gào lên "Người ta đã bỏ tôi rồi bạn ơi,bây giờ đi sớm về trưa một mình". Nhìn toàn cảnh mà lòng quá đỗi thất vọng cùng ê chề quấn quít quanh đây. Mọi người đã lục tục đi tìm bóng mát để tránh nắng. Giờ con tầu chiến ngoài xa cũng đã bỏ đi, kéo theo sư phẫn uất cực độ của người ở lại. Tiếng súng nổ ở phía làng chài, cùng đoàn người dơ tay đầu hàng. Đó là đoàn quân quyết định đi theo dọc bờ biển để đến mũi Cà ná. Trong tuyệt vọng họ đang tìm cái hy vọng. Cộng quân đã chiếm làng chài trước mặt, con đường duy nhất đê thoát. Gọng kìm đang từ từ xiết lại. Rủ Trung úy Ân, mới tìm gặp sáng nay, leo lên ngọn đồi cát sau lưng để quan sát. Đúng vào lúc này, tiếng súng lại nổ kèm theo gọng hét đầu hàng đi. Phản ứng tự nhiên tôi vội lao vào một bụi rậm gần đó và rồi nhìn thấy Trung úy Ân theo hiệu lệnh của tên du kích thiểu não đi vào đám người đang được tập trung. Nằm yên trong bụi rậm, chứng kiến cảnh tước vũ khi, rồi rồng rắn theo nhau dưới sự canh giữ của những tên du kích ăn bận theo kiểu nông dân áp tải về hướng làng và trong đoàn cái dáng lêu khêu, gật gù như con bửa củi của Trung úy Hưng thảm thương mà trước lúc ra đi, còn ngoái lại chỗ tôi ẩn nấp. Bất giác nghẹn ngào, tôi bật lên tiếng khóc. Trên bầu trời, từ hướng mũi Cà ná. Đoàn trực thăng xuất hiện bay cách bờ biển hơi xa, dễ chừng cả vài chục chiếc. Đã có những người linh bất chấp địch quân đang rình rập, chạy ra bờ biển đưa tay vẫy vẫy. Nhưng rồi, giống như bay thực tập. Đoàn trưc thăng lạnh lùng quay ngoắt bỏ đi. Đám người lếch thếch lại tìm nơi ẩn nấp. Một ông Thiếu tá Quân-cảnh đưa tay lên gỡ cặp lon trên cổ áo vất tung về phía sau 5 Ngoài tít mù khơi, một con tầu giữa biển cả, sau lưng nó, mặt trời đỏ rực từ từ nhô lên. Hình như con tầu bất động, trong lời cầu mong tha thiết, gấp rút giải cứu. Vì sau lưng mọi người,  địch quân đang dần tiến đến.
Giếng như con trăn đang bò, bỗng quay ngoắt trở lại. Bị ùn tắc ở phía trên, đoàn quân buộc phải dạt ra hai bên, mọi gương mặt với cử chỉ ngơ ngác hỏi han nhau và rồi tin tức cũng đươc nhanh chóng loan truyền. Trên quốc lộ, quân xa của Việt-cộng đang án ngữ với loa kêu gọi đầu hàng...Đã có những tốp quân xé lẻ di chuyển dọc theo quốc lộ dựa vào địa hình rậm rạp và nhà dân. Trung úy Hưng, cạnh tôi hỏi "Sao Hải, làm thế nào bây giờ" Lẳng lặng kéo hắn ngồi xuống "kệ mẹ nó, ngồi ăn cái đã"
Anh nắng trong ngày đã lịm vào dãy núi, từ mặt đất, cát bỗng nhanh chóng dịu lạnh và ngọn gió nhẹ êm mát se se trên khuôn mặt.Trạng thái vật vờ đến với tôi, ngả đầu vào ba lô vật vờ ngủ thiếp đi. Cái đá chân của Trung úy Ân làm tôi choàng tỉnh, trời nhá nhem tối có nghĩa tôi chả ngủ được lâu. Ngước nhìn, quanh đây cũng bớt đi sự đông đào. Người ta đã có thì giờ để theo những bàn soạn và hướng dẫn hợp lý về con đường đào thoát. Tôi, Hưng, Ân đồng ý đợi tối trời để di chuyển vì cho rằng có thể lợi dụng đêm tối và đó cũng là đoạn đường ngắn nhất để ra biển. Đồng đội trong đơn vị không biết bằng lúc nào, họ cũng đã ra đi. Kể cả ông Chỉ-huy-trưởng Đoàn. Biểu lộ bằng cái nhún vai, nhếch mép cười trong lòng tôi tự nhủ: Gia mình ở vào địa vị ông ta, thì đã làm khác hẳn và xem ông ta như một người chỉ huy chưa làm tròn trách nhiệm.
Trời tối hẳn, bóng đêm dầy đặc. Đã có chuyển động trong đoàn quân, lợi dụng đêm tối, từng tốp nhỏ lẻ đã vượt qua quốc lộ. Ba chúng tôi đang ở vào vị trí giữa đoàn người, di chuyển chậm vì sắp sửa đến cánh đồng trống song song với quốc lộ. Nghĩa là mọi người phải lộ nguyên hình. Di chuyển chẳng đươc bao lâu. Bất chợt, từ trên quốc lộ ánh đen pha chiếu thằng vào đoàn quân kèm theo hiệu lệnh,hàng thì sống, chống chết, hai tay bỏ lên đầu. Ngay lập tức, đoàn người đi sau ùn ùn tẽ ngang chay thục mạng vào những bụi tre hoặc nhà dân. Đúng lúc này, về hướng phi trường bầu trời sáng rưc rỡ bởi rất nhiều trái hỏa châu cùng lúc đươc bắn lên... Việt-cộng đang mừng chiến thắng . Quay nhìn về phía sau ,từng tốp người cam chịu tay vẫn trên đầu lầm lũi theo ánh đèn pha đi vào nơi bất định. Còn những người chúng tôi men theo dọc quốc lộ và rồi cũng qua được và nhắm thẳng hướng biển. Trung úy Ân đã thất lạc, chẳng hiểu đi vào với tốp nào.
Mùi tanh nồng nồng, đặc trưng của biển, theo gió se lạnh ào ạt thổi, khi mà chúng tôi bỏ lại sau lưng dẩy phi lao xen kẽ cây rừng. Trời bắt đầu sáng, mệt quá hai đứa tôi nghỉ vội trên một đụn cát và ngắm nhìn không gian bao la biển núi và biển lọt thỏm vào trong với ba phần tư núi rừng bao bọc.
Chỉ có thế, chả thấy tầu bè gì cả. Thất vọng,buồn rầu hiện trên khuôn mặt mọi người và chán chường, phờ phạc của cơ thể mệt nhoài. Mọi hy vọng ban đầu dần tan theo sóng biển. Kế hoạch giải cứu đã không thưc hiện...Hay là một sự gian dối bắt buộc. 6 Đoàn quân mỗi lúc một đông,chật kín cả một vùng bãi biển.Trước mặt con tầu ngoài xa vẫn bình thản đối diện.Anh nắng chói chan đã chếch trên đầu,đẩy lùi cái lạnh của cát và gió liên tục xóa mờ những dấu giầy ngang dọc.Dưới tàn cây rừng cạnh cây phi lao,tựa đầu vào ba lô,gió biển cùng âm thanh từ cây phi lao khích thích giấc ngủ.Giat mình vì tiếng ai đó hát ông ổng,đúng hơn là gào lên "Người ta đã bỏ tôi rồi bạn ơi,bây giờ đi sớm về trưa một mình". Nhìn toàn cảnh mà lòng quá đỗi thất vọng cùng ê chề quấn quit quanh đây.Mọi người đã luc tục đi tìm bóng mát để tránh nắng.Gio con tầu chiến ngoài xa cũng đã bỏ đi,kéo theo sư phẫn uất cực độ của người ở lại. Tiếng súng nổ ở phía làng chài,cùng đoàn người dơ tay đầu hàng. Đó là đoàn quân quyết định đi theo dọc bờ biển để đến mũi Cà ná. Trong tuyệt vọng họ đang tìm cái hy vọng. Cộng quân đã chiếm làng chài trước mặt, con đường duy nhất đê thoát. Gọng kìm đang từ từ xiết lại. Rủ Trung úy Ân, mới tìm gặp sáng nay, leo lên ngọn đồi cát sau lưng để quan sát. Đúng vào lúc này, tiếng súng lại nổ kem theo gọng hét đầu hàng đi. Phản ứng tự nhiên tôi vội lao vào một bụi rậm gần đó và rồi nhìn thấy Trung úy Ân theo hiệu lệnh của tên du kích thiểu não đi vào đám người đang được tập trung. Nằm yên trong bụi rậm,chứng kiến cảnh tước vũ khi, rồi rồng rắn theo nhau dưới sự canh giữ của những tên du kích ăn bận theo kiểu nông dân áp tải về hướng làng và trong đoàn cái dáng lêu khêu, gật gù như con bửa củi của Trung úy Hưng thảm thương mà trước lúc ra đi,còn ngoái lại chỗ tôi ẩn nấp. Bất giác nghẹn ngào, tôi bật lên tiếng khóc. Trên bầu trời,từ hướng mũi Cà ná.Đoàn trực thăng xuất hiện bay cách bờ biển hơi xa,dễ chừng cả vài chục chiếc.Đã có những người linh bất chấp địch quân đang rình rập,chạy ra bờ biển đưa tay vẫy vẫy.Nhưng rồi,giống như bay thực tập.Đoàn trưc thăng lạnh lùng quay ngoắt bỏ đi.Đám người lếch thếch lại tìm nơi ẩn nấp.Một ông Thiếu tá Quân-cảnh đưa tay lên gỡ cặp lon trên cổ áo vất tung về phía sau 7 Trong gió biền chiều nay, tôi cô đơn bên những tiếng thở dài cho những vật dụng không cần thiết được chôn dấu dưới cát. Chợt nhớ đến đồng đội, sao lúc này cần thiết lạ, biết sao trong tình cảnh toán loạn. Sáng nay,thấy bóng dáng Trung úy Thương, nhưng rồi chả biết biến vào đâu, chỉ thấy đi vội về phía làng chài... Hay cũng đã vào tay địch. Lợi dụng vào bóng đêm và lúc thủy triều đang xuống, lộ ra một khoảng cách khá xa bờ biển. Tôi đi tới mép nước sau cùng, tự đào cát, chôn vội cây súng CAR15. Người bạn thân thiết đã cùng tôi sinh tử, cộng hưởng mọi vui buồn đời linh,đằng đẵng sáu năm trong chiến đấu. Khởi đầu từ trại CCN nằm bên bờ biển Non-nước ( China beach ) để rồi giờ đây cũng tại bờ biển, dấu chấm hết mang địa danh Tháp-chàm Phan Rang. Sự ngẫu nhiên đến từ biển và rồi ngâm ngùi chia tay cũng tại biển, mãi mãi mong rằng CAR15 ngươi an tâm yên nghỉ khi mà nước biển sẽ dâng lên xóa sạch dâu vết tủi hờn và cát sẽ bồi đắp, để rồi muối mặn hóa kiếp thân ngươi. Trong tuyệt vọng, cùng đường ta chẳng muốn cả hai phải rơi vào tay kẻ thù...Ôi !định mệnh. Sự túng cùng đã làm lòng người bỗng chai đá, không biết sợ. Mục đích tìm lẽ sống là trên hết. Như một làn gió thổi tận tim gan, đem sức mạnh bồi đắp cơ thể. Đoàn tàn quân lặng lẽ, cương quyết bước đi hy vọng ẩn nấp vào bóng đêm cùng khoảng cách xạ trường tốt tạo ra bời thủy triều giúp mọi người yên tâm hơn khi phải vượt qua cái làng chài sinh tử. Mọi hy vọng đã đổ xụp và quấn quit dưới chân khi mà trên bờ biển tiếng hô đầu hàng vòng vọng xuống kèm theo vài tiếng súng nổ. Cảnh hỗn loạn lại lập lại theo những ánh đèn pin, đoàn người đi trước lũ lượt đầu hàng. Tức khắc tôi chạy trở lui theo linh tinh... Cắm đầu cắm cổ chạy thục mạng. Chả biết bao lâu,thấy mệt tôi nghỉ lại. Đêm cũng đã về khuya, gió biển vẫn hú từng chập trên hàng phi lao. Sương đêm thấm lạnh, biển sóng vẫn vỗ êm đềm. Một làn gió nhẹ như có hương hoa. Ngửa mặt,trời đêm ánh sao lung linh huyền hoặc. Cơ hội thoát thân đã không thể, đoàn người đang bị bao vây chờ ngày nạp mạng.Vẩn vơ suy tính,giải pháp trở lại đường cũ, tìm nhà dân tá túc, kiếm cơm nước rồi tính sau. Qủa là thiết thực khi mà cái đói và khát đang hoành hành cơ thể. Đứng lên bước đi với đôi chân nặng trĩu, dù rằng mọi đồ đoàn đã từ loại bỏ, chỉ còn thân xác và tâm hồn mang nặng tính âu lo. Xuyên bóng đêm, chân bước mà lòng bât định, cứ nhắm hướng sau lưng, bỏ biển. Giờ đã thấm mệt, có tiếng chó sủa và ngôi nhà lờ mờ trong đêm, ánh đèn leo lét chao gió khi tỏ khi mờ. Bụng đói tay chân đã có dấu hiệu bủn rủn, tôi cố lần bước tới và rồi nằm phịch trên hè nhà ai.... Cùng lúc hai con chó bu vào sủa oẳng quanh... Mặc kệ, hết sức rồi, tôi cứ nằm lăn ra. 8 Chủ nhà là hai ông bà khoảng trung niên, sống với hai cô con gái cũng đã có tuổi. Sau những giây phút ban đầu ngượng ngập, e dè. Bà chủ nhà đã cho cơm ăn, nước uống, tôi tạm qua được khó khăn, chỉ còn mệt và buồn ngủ lạ kỳ. Trời đã sáng rõ, cảnh yên bình tràn ngập, như không đang trong chiến tranh, đem lại cho tôi cảm giác thanh bình tại miền quê khi còn thơ ấu và quên hết những gi mới sảy ra. Trong sự trao đổi, hỏi han lúc ban đầu, giờ tôi mới có dịp để ý và nhận xét về những người mình mới quen và thừa nhận tình cảnh thất trận để xin được tá túc, nhất là một bộ quần áo để cải trang , trà trộn vào làm người dân với hy vọng tìm đường thoát thân. Bộ đồ lính của tôi đã được mang chôn dưới đất sau nhà. Tủi nhục trước tình cảnh bi thương của chính mình và ngâm ngùi trở về với thực tại, lòng tôi như ai cắt, cố tiếc những quá khứ binh nghiệp đã qua và nhủ thầm đây có phải là bước tàn cuộc... Hai con chó cứ mãi quanh quẩn hít hà chỗ đất chôn quần áo, đuổi mãi nhưng lại đến. Yên tâm với bộ đồ, giờ chỉ còn thiếu cái cuốc trên vai là tôi có thể nhập vai. Điều cân thiết lúc này là một giấc ngủ và tôi xin phép chủ nhà mượn cái võng, dù gì cũng đã hai đêm thức trắng. Vừa nằm xuống võng, tôi chột dạ, cảm thấy nhột nhạt trong người khi nghĩ đến ánh mắt khác thường, lạ lùng của ông chủ nhà ít nói, hay nhìn tôi rồi lại quay đi. Bằng con đường nào đó trong tâm cảm,tôi đã nhận ra điều ấy và bất an trước giấc ngủ. Giật mình thức giấc, có ai đó lay gọi và tiếng chó sủa gấp gáp ngoài sân. Mở mắt tôi đã thấy ngay tào tháo mà mấy ngày nay tôi trốn chạy. Hai tên bộ đội Bắc việt và một du kích đang đứng trước tôi. Thầm nghĩ thế là xong, cuộc đời đã có lối rẽ... Lúng túng trong bô dạng cố trấn an để lấy lại bình tĩnh. Tôi bị đẩy đi trong sự áp tải của địch mà chẳng kịp nói lời cảm ơn với gia đình chủ nhà. Chỉ có thể thể hiện bằng đôi mắt, tân đáy lòng với cái nhìn đầy trìu mến, tha thiết biết ơn tôi gừi lại gia đình sự xúc động trong tôi bằng một tình nghĩa thân thương. Khi ánh mắt tôi chạm đến ông chủ nhà, không hiểu sao ông vội quay đi. Căn nhà tôn thấp lè tè nằm trên đồi cát làng Sơn-hải, không một bóng cây, nắng hè dội xuống biển cát trắng rực nóng.Trong điều kiện như thế cộng thêm sự chả mấy rộng rãi của căn nhà, những tù binh chúng tôi chen chúc, mồ hôi luôn nhễ nhại. Ngoài kia người ta đang gỡ bỏ và vất đi cái bảng văn phòng ấp. Một sự trùng hợp hay ngẫu nhiên hoặc định số : Toán thám sát Hải Sơn được thành lập từ bãi biển Non-nước, ĐàNẵng,cùng với chiên trường trải qua nhiều trận địa trong suốt thời gian hơn sáu năm. Nay dấu chấm hết đươc an bài cũng là bờ biển mang danh Sơn Hải.... Sự đảo ngược của từ ngữ gân như là một điềm báo hiệu một định mệnh tất nhiên mà tôi tin là có thể. Chiều đến, một chiếc xe tải xuất hiện và sau đó dồn chúng tôi lên. Hẳn rằng đây là chuyến thứ bao nhiêu vì tôi chẳng thấy Hưng ,Ân và Thương. Nửa tiếng xe chạy, đã đến nơi phải đến. Một đoàn người chừng mười bộ đội, mà cái lạ là quần áo mới tinh đứng đợi sẵn. Cửa sau xe được mở, đứng bên dưới tên bộ đội dáng vẻ xếp tay câm cuốn sổ đọc to : Chuẩn-tướng Nhật, sau đó một tràng những sĩ quan cấp tá.Trên xe im phăng phác,tôi nhủ thầm vậy là Bô-tư-lệnh đã bị bắt, vì không gọi tên Tướng Nghi và Sang...Còn Tướng Nhật...ô hô, ông ta đã ra đi tư trong đêm, vì ông còn hai Trung-đoàn ở Bình-tuy. Bỏ lại một vị đại-tá và một Trung-đoàn Bộ-binh 9 Hẳn nhiên là cộng quân đã thả hết tù nhân trong trại, để lấy chỗ giam giữ chúng tôi. Gặp lại nhau, mừng mừng, tủi tủi ôm chặt Ân, Hưng, Long râu, Phúc mát, Đí mà lòng lâng lâng sương sướng, vì nay đã có sự chia sẻ của đồng đội. Chả được bao lâu, xếp hàng lãnh nắm cơm trưa, gói muối sả. Lòng trở về hiên thực, bi đát. Tù binh chiến tranh.
Ngày đầu trong trại, chứng kiến nhửng chiếc xe tải cập trại mang thêm những tù binh mới. Đồng đội trong đơn vị lân lượt xuất hiện với đủ mọi trang phục. Ân tượng nhất là ông Chỉ-huy-trưởng Đoàn với bô đồ dân sự, mang danh thầy giáo day tiểu học, chạy về gia đình ở Phan-thiết. Ông sẵn lòng cho mọi người biết, có lẽ chỉ vì sợ tố cáo thì bể địa.... Mơ tưởng đến một giấc ngủ ngon, trong suy tư : Mọi sự đã được an bài, lo lắng chi cho thêm sầu, thêm khổ... Cười trong bụng và dỗ giấc ngủ. Quanh đây những tiếng mộng mị có cã la hét Dưới ánh đèn vàng ệch trên những khuôn mặt, ngủ cười có, miệng há hốc chảy cả dãi, ngáy ào ào, thân co quắp... Ôi,thân phận và con người.
Tiếng ồn ào ngoài bể nước,t ôi vội chạy ra xem chuyện gì... Một người lính đã luống tuổi, mang phù hiệu Sư-đoàn Dù, đang nắm tay tên việt cộng can ngăn... Tôi là sĩ quan cao cấp nhất của Nhẩy-dù ở đây. Tôi xin gánh mọi trách nhiệm. Xin đừng đánh lính của tôi, họ vô tội.... Tên việt cộng vẫn phùng mang trợn mắt, miệng buông lời nhục mạ, lính Dù là đồ này đồ kia... Đối diên là anh lính Dù tay ôm mặt, có lẽ đã bị đánh, chỉ vì dành nhau rửa mặt. Do hỏi người kế bên, tôi được biết người can ngăn là Đại-tá Lương, Lữ-đoàn-trưởng Dù (Nguyễn-thu-Lương thì phải). Tôi thật sự khâm phục và bái phục. Trong dạ thật hả hê.
Ngồi xếp giữa sân, trong cái nắng chan chan nghe giáo huấn và điều lệ, sau đó họ phổ biến lệnh ai tố cáo một sĩ quan không khai báo sẽ đươc ưu tiên xét cho về trước. Hưng, Đí, Ân mặt buồn buồn gặp tôi cho biết đêm nay chuyển trại. Hải có về sớm, báo lại cho gia đình yên tâm. Bùi ngùi súc động tôi nhân lời cùng cái nắm chặt tay nhau.
Sáng nay trại rộng thêm ra vì bao Sĩ quan đã được di chuyển qua trại khác...Thế rồi, vào những ngày kế cận, trại đã bắt đầu thả người. Trước hết là những địa phương đã giải phóng, rồi lân lượt vào mỗi buồi sáng, từng tốp người được thả khỏi trại. Trong đơn vị tôi người hân hạnh đầu tiên ra về là ông Thiếu-tá Huấn, Chỉ-Huy-Trưởng Đoàn...  Điều này chứng tỏ, trong chúng tôi chả ai làm cái chuyện mất dậy là đi tố cáo.
Ngày 12 tháng 05 năm 1975. Cứ như thường lệ vào mỗi buổi sáng, danh sách thả tù binh được đọc tên. Bạn bè cùng đơn vị cũng được thả về khá nhiều. Hôm nay tôi có tên, mừng phấn khởi nhất là Thương sĩ Đệ, y tá tưởng Đoàn 1 cũng được thả cùng. Chia tay với vài người còn ở lại rồi cùng anh Đệ đên nơi tập trung làm thủ tục.
Câm tờ chứng nhận, lãnh ba ký gạo và it tiền; lâu quá nay quên bao nhiêu rồi, nhưng đại khái giá trị bằng hai chai bia và ba điếu capstan. Hai thằng dông bộ hỏi đường ra tỉnh đón xe quá giang về Sàigòn.
Ngày đầu tiên tiếp giáp với tự do. Cái dị ứng về mầu sắc làm tôi rất khó chịu, chả cảm tình gì với mầu đỏ, xanh, cái mầu xanh đáng ghét. Ra thẳng bến xe, hai thằng chờ xe từ Nha trang vào, đi nhờ xe của thằng bạn cậu chủ của hãng xe Phi-long.
Sau ba mươi sáu năm, thời gian đầu hòa nhập cuôc sống mới với trần hai bàn tay trắng, Mẹ già phải phụng dưỡng, cùng biết bao khó khăn của cuộc sống. Với mồ hôi, máu và lệ cùng sự phân biệt đối sử: Chữ ngụy mà mình vẫn còn được mang. Để tự an ủi chỉ còn cách sống gần với tâm linh cùng lao động quên thời gian và mình đã lấy lại được quân bình với thời gian sau hai bàn tay chai cứng và mười năm dành tiền tiết kiệm để đến được cái "Rừng xưa nhớ đời" mà lòng thổn thức "Trong cái nón sắt của anh. Mặt trời vãn có đó ban ngày và ban đêm mặt trăng cùng muôn muôn, triệu triệu vì sao vẫn còn đây..."(ca khúc)
Trong mắt nhạt nhòa, lệ tuôn trào, đứng trên bờ biển ngày nào. Hôm nay nói với dưới kia, vị trí này hơi khác xưa, nhưng đúng rồi...CAR15 ơi, ta nhớ mi vô cùng, nay ra thăm ngươi. Mong thần giao nào ứng nghiệm...Cởi bỏ áo quần, lội ra xa kia, chân luôn cùa quạng đào bới, hy vọng tìm thấy, mãi rồi chả thấy, hay tại hôm đó trời tối chăng?... Dù sao ta cũng đã mãn nguyện vì đã ở cùng ngươi cả nửa ngày rồi. Giờ thì ta phải đi lại con đường cũ, chả biết còn nhớ không, nhưng cứ mang máng lại hy vọng tìm thấy chủ nhà để cảm ơn và bộ đồ lính em mi.
Team Hải Sơn.
CCN ( Command Control North ) Chiến Đoàn 1 Xung Kích / Sở Liên Lạc / Nha Kỹ Thuật
CAR15
Non Nước / Đà Nẵng
Toán Hải Yến Chiến Đoàn 1 Xung Kích
CAR15
Toán Thám Sát Chiến Đoàn 1 Xung Kích