Thứ Sáu, 9 tháng 11, 2012 by Lý Tưởng Người Việt

Hoả tiễn CHAMP mới của Mỹ


alt

 
 
Với loại hỏa tiễn CHAMP, quân đội Mỹ có khả năng loại khỏi vòng chiến các mục tiêu tác chiến điện tử của đối phương mà không cần phá hủy chúng. Mục tiêu tiềm năng hàng đầu là các loại radar chống máy bay tàng hình của Trung cộng.

Đài truyền hình Foxnews cho biết Mỹ vừa thử nghiệm thành công hỏa tiễn siêu âm dùng để tiêu diệt máy tính, radar thụ động và các thiết bị điện tử khác. Loại hỏa tiễn mới có tên gọi CHAMP (Counter-Electronics High Power Microwave Advanced Missile Project).

Cuộc thử nghiệm diễn ra ngày 16/10/2012 tại một bãi thử ở tiểu bang Utah. Gần một năm trước, loại hỏa tiễn này đã được thử nghiệm lần đầu, nhưng kết quả không được tiết lộ.
Trong cuộc thử nghiệm lần này, mục tiêu của CHAMP là một số tòa nhà hai tầng tại bãi thử, trong đó bố trí một số lượng lớn desk top computers và các thiết bị điện tử khác.
Sau khi bị CHAMP tấn công bằng bức xạ siêu âm định hướng
trong vài giây, tất cả các máy computers, các hệ thống chỉ huy và liên lạc trong các ngôi nhà hai tầng mục tiêu đã bị thiêu cháy. Vài giây sau, hệ thống điện bị hư, thậm chí hệ thống camera dùng để ghi kết quả thử nghiệm cũng bị hư hại.
Các đối tượng khác như người, động vật, hạ tầng hầu như không bị tổn hại.Trong vòng một giờ, hỏa tiễn CHAMP đã tiêu diệt thành công 7 mục tiêu mà chỉ gây ra tổn thất vật chất rất nhỏ không đáng kể.
Dự án CHAMP do công ty Phantom Works của Boeing thực hiện với sự hợp tác của thuộc Phòng thí nghiệm Không quân Mỹ (U.S. Air Force Research Laboratory-AFRL-Directed Energy Directorate team). Tham gia dự án còn có Raytheon Ktech và Sandia National Laboratories.

Chương trình CHAMP kéo dài trong 3 năm, ước tính trị giá 38 triệu USD. Với chương trình này, Bộ Quốc phòng Mỹ muốn chế tạo một hỏa tiễn có thể loại khỏi vòng chiến các hệ thống điện tử từ xa mà tổn thất phụ chỉ là tối thiểu. Hỏa tiễn có thể tấn công chính xác bằng các xung điện từ mạnh vào máy tính và thiết bị điện tử của đối phương.
CHAMP là hỏa tiễn được trang bị hệ thống bức xạ siêu âm cao tần công suất lớn có chức năng chánh là loại khỏi vòng chiến các hệ thống internet và thiết bị điện tử của đối phương.


Với chức năng diệt mục tiêu có thiết bị điện tử, CHAMP là vũ khí lý tưởng khi cần triệt bỏ tai mắt, khả năng nhắm và bắn của đối phương vì có thể loại khỏi vòng chiến toàn bộ thiết bị điện tử trong bán kính hoạt động mà không gây hại cho con người.
Các hỏa tiễn này làm nhiệm vụ dọn đường, tiêu diệt các thiết bị điện tử đối phương trước khi máy bay hay các đơn vị chiến đấu tiến vào một khu vực của đối phương.

Keith Coleman, người chịu trách nhiệm dự án CHAMP cho biết: "Công tri`nh này đánh dấu sự mở đầu của một kỷ nguyên mới trong chiến tranh hiện đại và chiến tranh điều khiển học. Chúng tôi hy vọng trong tương lai gần, các hệ thống này sẽ là phương tiện biến các thiết bị điện tử và máy tính của đối phương thành trở nên vô dụng, khiến họ không thể thu thập thông tin".
 
Khác với các radar chủ động, radar thụ động, hiện được cả Nga và Trung cộng xử dụng rộng rãi, phát hiện mục tiêu mà không để lộ dấu tích của mình ở khoảng cách xa. Tuy nhiên, chỉ một luồng siêu âm từ hỏa tiễn CHAMP có thể dễ dàng loại khỏi vòng chiến cả hệ thống phát hiện của đối phương mà không gây tổn hại đến nhân lực.
 

http://www.canhthep.com/modules.php?...key=1352174759
by Lý Tưởng Người Việt

Tôi mua bằng "B" 

 

 Từ Sâm Nha Trang 

 

abcVietNamHinhChuSCơ quan tôi có phong trào xóa mù Anh văn, ai không có bằng A cuối năm không được tiên tiến. Ai không có bằng B thì không được lên lương trước hạn. Xếp tôi đọc tiếng anh a,b,c là au, bờ, cờ mà vẫn có bằng C loại khá đó sao. 

Vì vậy, phong trào tiếng Anh ào ào như tằm ăn rỗi. Mà thực ra hàng của công ty tôi chỉ bán rặt một nước, đó là Trung Quốc, thi thoảng mới vượt rào qua Đài Loan thì cũng là Trung Quốc đó thôi. Mà các ông Trung Quốc tiếng Việt như gió nên quân ta chẳng cần tiếng Trung làm gì, cứ Việt là trên hết. Nhưng công ty đề ra là phải biết tiếng Anh nên chẳng ai dám phản và mình cũng cần có bằng B Anh văn để làm oai với thiên hạ chứ cả đời chẳng mở miệng với ông Tây lần nào.

Lớp học khoảng ba chục trò. Hai phần ba là trên dưới 40, còn lại đang ngồi trên ghế nhà trường. Trong số lớn tuổi, chủ yếu là cán bộ nhà nước và các doanh nghiệp.Trung tâm đậu nhờ một trường học, kẻng khua đúng giờ, bảo vệ mặc đúng đồng phục, nơi ghi danh và thu tiền đúng chỗ, bằng có dấu đỏ đúng của trường đại học có tiếng ở Hà Nội hẳn hoi .

Ngày đầu, cô giáo rất trẻ (mới ra trường, tôi đoán vậy) khai lớp bằng một câu chào, "hê lô, hao gà rù" (hello, how are you). Chỉ ba mươi phần trăm học trò hiểu (ai học bằng A tại trung tâm này thì hiểu vì cô đã dạy rồi), còn lại ngẩng cổ như vịt nghe sấm. Sau một lúc, số còn lại cũng hiểu, đó là "hau a du" vì cô là người Hải Rương (Hải Dương) nên phát âm "du" thành "rù" là vậy. Khi cô viết lên bảng thì bảy mươi phần trăm còn lại à lên một tiếng đồng thanh. Cô dạy được nửa tháng thì bai bai lớp và không thấy xuất hiện. Nghe nói cô đi làm phiên dịch cho trung tâm nghiên cứu ngôn ngữ Tây Âu (cô có bà con làm lớn ở Bộ ngoại giao, có người nói thế ).

Nhà trường thông báo thay giáo viên. Cô giáo mới hơn cô trước vài tuổi, ăn mặc bảnh chọe, áo xanh đọt chuối có con chim công mổ trước ngực tại nơi nhạy cảm (hẳn cô yêu thiên nhiên lắm mới cho chim mổ vào chỗ đó). Cô đến trường và về nhà luôn có người đàn ông tuổi xấp xỉ năm mươi, nghe nói làm chủ tàu nhưng không biết là tàu thủy hay tàu bay, dáng hình quả táo tàu, đưa đón bằng xe máy hãng SYM (cũng là người Tàu làm cả) và chào nhau bằng tiếng…Việt. Bước vào lớp, cô cúi đầu gập lưng như người Nhật, rồi cất giọng, " Xin cháo cá lợp"(xin chào cả lớp). Một nửa hiểu (chủ yếu là quê từ Thanh Hóa vào đến Thừa Thiên) số còn lại thì không. "Xin giời thiêu (giới thiệu), tôi tên Vính (Vinh), ở thành phố Vính, học đại học Vính, gốc là huyện Nghỉ Lo (Nghi Lộc), mới vô Vính vai nắm (vài năm)".

Giở sách, cả lớp đọc theo cô như vỡ lòng học abc. Cô chấm sinh viên Mạnh lớn tuổi nhất, tính theo tiêu chuẩn tóc bạc, công tác tại công ty đô thị thành phố. Học lấy bằng để được bổ nhiệm phó phòng phụ trách hút hầm vệ sinh và chữa cây bị bệnh do các ông tè bậy trên vỉa hè. Trò Mạnh nêu câu hỏi, cô trả lời.

Đại loại như trò chơi hỏi xoáy, đáp xoay trên ti vi. Sinh viên tóc bạc lí nhí "hau rè đu" (how are you). Cô đáp lại một cách mau mắn "ẻm phải". Cả lớp một phen ngẩng tai như gà nghe pháo giao thừa. Một nửa hiểu, một nửa thì không vì đó là "em phai" (I'm fine). Thực ra, hiểu tiếng Việt của cô còn khó hơn hiểu tiếng Anh.

Ba tháng trôi qua, trình độ hiểu tiếng Việt (tiếng địa phương của cô) có nâng lên chút đỉnh nhưng trình độ tiếng Anh thì vẫn y nguyên. Buổi kết thúc học kỳ một, cô nói lời tạm biệt lớp, cô nói bằng tiếng Việt để diễn tả nỗi xúc động của mình (nói tiếng Anh sợ trò hiểu nhầm thì chết). Ngoài trời mưa phùn, trong lớp học trò mưa nước mắt khi biết cô theo chồng đi Đài Loan, sang đó cô dạy tiếng…Việt cho người Việt gốc Hoa.

Thầy giáo bước vào phòng, khác hai cô giáo trước, để giữ gìn bản sắc tiếng Việt bị tiếng Anh đe dọa, thầy đứng nghiêm như quân đội dưới cờ, giơ tay phải lên trời (tay trái ôm cặp, nếu không có cặp chắc chắn thầy cũng giơ hai tay) như lãnh tụ chào công chúng và buông câu trụn lủn "xin chè các bà" (xin chào các bạn). Thầy có cách dạy sáng tạo là tiếng Việt xen lẫn tiếng Anh và tiếng Anh xen Việt như món trộn sa lát.

Ví dụ, "students (sinh viên) của chúng ta study (nghiên cứu) rất là very good (tuyệt vời)" hoặc "anh chị nào muốn presents (trình bày) thì hand up (đúng ra là to raise one's hand – giơ tay lên )", hoặc "mời anh sitdown" (ngồi xuống). Đại loại như thế. Thầy tâm sự thật lòng, "chưa có giáo viên, tôi dạy thay một buổi, có gì thiếu sót mong anh chị thum củm (thông cảm), có điều kiện mời đến công ty tôi tại Sờ Lòn ….thư gĩan cuối tuần, xin "cắt bơ" (goodbye – tạm biệt).

Thầy người Quảng Nôm (Quảng Nam) pha Quảng Ngỡ (Quảng Ngãi) vì cha và mẹ là hai tỉnh đó, nhưng sinh ra tại Qui Nhơn và lớn lên tại Nha Trang, làm việc tại công ty giải trí Sờ Lờ có lá mít tờ đờ (SL co.,ltd), vốn đầu tư nước ngoài năm mốt phần trăm, hèn chi thầy nói nửa Anh nửa Việt.

Lớp trưởng thông báo tin mừng là "nhà trường thuê giáo viên bản ngữ dạy một buổi sáng chủ nhật. Vì ngoại khóa nên phải đóng tiền, một người một trăm ngàn, ai không đóng xin mời đứng ngoài cửa mà nghe". Lớp chỉ vắng mấy trò là sinh viên chưa làm ra tiền, còn lại tham dự đầy đủ, lâu lâu mới có dịp may, bỏ qua là tiếc lắm .

Sáng chủ nhật, trò nam ăn mặc sáng sủa, trò nữ ăn mặc diêm dúa như đi đám cưới, nước hoa thơm lừng từ trên tóc xuống tận dưới…giày. Đúng bảy giờ, thầy giáo bước vào lớp. Thầy người da đen. Thầy làu bàu trong miệng, không ai hiểu thầy nói gì. Một vài từ nghe như là tiếng Anh, lại như tiếng Pháp hay tiếng Ả rập, Ấn độ gì đó không ai đoán được. Thầy dạy không cần sách vở, thầy nói bằng tay nhiều hơn bằng mồm, chỉ trỏ lung tung. Thầy nói cứ nói, trò nhìn cứ nhìn, ai có việc nấy. Hết hai tiết dạy đúp, thầy "goodbye", chỉ có câu này là nghe rõ nhất. Mọi người thắc mắc, "sao đóng tiền một buổi mà dạy có hai tiết". May đấy, thầy kéo dài thêm e rằng lớp bỏ về hết nên ai cũng vui vẻ, không ai đòi tiền lại. Mười lăm phút sau, đại diện giáo vụ đến xin lỗi lớp là bị lừa, nguyên do, khi liên hệ thì người Mỹ thiệt, nhưng khi giao hàng thì cũng người Mỹ nhưng gốc Zimbabue. "Mấy thằng Tây ba lô thiếu tiền trọ giở trò đồi bại, rút kinh nghiệm, rút kinh nghiệm", thầy xoa tay và nở nụ cười như hoa loa kèn.

Lớp phó Tào Đang Bắt (đang đảm chức trưởng phòng quản lý thị trường an ủi thầy, "nước mình xài đồ giả quen rồi, việc này là bình thường thôi, có chi mà buồn hả thầy".

Học kỳ cuối, giáo vụ thông báo thầy trưởng bộ môn đứng lớp. Thầy tên Trí người Nha Trang, dạy từ trước giải phóng. Thầy chào lớp bằng tiếng Anh, người Việt mà thầy nói như người Mỹ (vì hơn mười năm du học tại Mỹ).

Giờ giải lao, tổ trưởng tổ ba Nguyễn Pháp Luật (trưởng phòng tư pháp), băn khoăn hỏi, "sao thầy không ở nước ngoài". Thầy từ tốn, "ở bên đó rồi thì biết, cái gì cũng có giá của nó, tôi không rời được giàn hoa giấy nhà tôi trên đường Hùng Vương và buổi chiều đi dạo bãi biển Nha Trang, ở đây cũng có nhiều việc phải làm". Được biết, thầy đã dịch năm đầu sách và soạn thảo nhiều tài liệu giảng dạy trong nhà trường. Cuối kỳ, lớp trưởng Đặng Tập Hợp (chuyên viên Sở Nội Vụ) thông báo nộp một người một triệu gọi là bồi dưỡng cho thầy nhưng thực chất là mua bằng.

Lớp phó học tập là Nguyễn Thị Tính Toán (chuyên viên sở kế hoạch đầu tư) giải trình, "chi một triệu mà lên bậc lương thử hỏi lời hay lỗ". Mọi người vỗ tay "sáng suốt, sáng suốt". Các em sinh viên từ chối vì "bọn em thừa sức qua cầu mắc chi phải nộp".

Trước ngày thi một tuần thầy kèm lớp bốn buổi ngoài giờ. Giờ cuối cùng, lớp trưởng tặng thầy món quà gói giấy màu đỏ, trong có phong bì mỏng (đã đổi ra tiền đô cho nhẹ), thầy nhận và chúc lớp thi cử đạt điểm cao .

Kết quả như dự đoán, số khá giỏi thuộc về các trò sinh viên chưa làm ra tiền, số còn lại đạt trung bình (trên điểm bốn làm tròn lên năm). Lớp liên hoan, thầy đến dự và chúc mừng. Cuối tiệc, giọng thầy khản đặc (chắc thầy kèm lớp ngoài giờ hơi bị nhiều) "thầy tạm biệt Trung tâm để làm việc khác". Thầy nói, "rất tiếc không được tiếp tục giảng dạy, thầy tặng lớp món quà" và yêu cầu khi thầy về mới được mở ra, rồi bắt tay mọi nguời. Mấy trò nữ sồn sồn rút khăn mùi soa chấm chấm trên mắt.Thầy hòa vào dòng người lam lũ hối hả trên đường mưu sinh.Lớp trưởng mở chiếc hộp bằng tre, trong có đựng phong bì, tay run run như bắt tay cấp trên, mặt tái như bài thi ngậm nước.Số tiền tặng thầy còn nguyên, những tờ đôla mỏng cứng và sắc như dao cạo.

Liên hoan kết thúc, không ai chào ai, mọi người lặng lẽ ra về .

Nha Trang 

by Lý Tưởng Người Việt
Bài tháng trước khi viết về những tranh chấp nội bộ đảng Cộng sản Việt Nam, tôi có nhắc đến bạn Nguyễn Phương Uyên một bạn trẻ trong Phong Trào Tuổi Trẻ Yêu Nước vừa bị công an bắt. Bạn bị bắt vì đã rải truyền đơn với hai câu thơ "Vì Danh Dự Dân Tộc Chống Giặc Tầu, Vì Tương Lai Đất Nước Chống Tham Nhũng". (xin xem bài "Đánh 'Đồng Chí X': Chơi Mà Thực – Thực Mà Chơi."). Thứ bảy vừa rồi Phương Uyên bị đưa lên truyền hình đọc lời "thú tội" đã viết dán truyền đơn, vẽ treo cờ vàng ba sọc đỏ. Bài viết này xin tiếp tục sử dụng năm yếu tố cơ bản của lý thuyết trò chơi làm rõ tình hình vụ án.
 
Người chơi
0609Nguyen Tan_DungCuộc chơi lần này một bên nhà cầm quyền cộng sản đang ra tay đàn áp tuổi trẻ yêu nước, còn phía bên kia là các thành phần dân tộc đang tìm cách xích lại gần nhau.
Tin Phương Uyên bị bắt đã nhanh chóng lan rộng khắp nơi. Hình ảnh Phương Uyên một sinh viên năm thứ 3 trường Đại học Công nghệ Thực phẩm tươi cười ôm con gấu vải đã nhanh chóng trở thành một hình ảnh thân thương trên các diễn đàn tự do. Mọi người lo âu cho Phương Uyên một nạn nhân mới nhất của công an. Bạn bị bắt vì "ghét Trung Quốc", mà "ghét Trung Quốc" là một tình cảm chung cho tòan dân tộc Việt Nam, một dân tộc đang mất dần tự trị.
Hằng trăm bạn cùng lớp Phương Uyên nhanh chóng viết thư cầu cứu Trương Tấn Sang. Rồi hằng trăm người đồng ký một bức thư yêu cầu Trương Tấn Sang can thiệp trả tự do cho Nguyễn Phương Uyên. Khởi đầu công an còn chối, sau họ phải nhận, rồi lại phải mang Phương Uyên và Đinh Nguyên Kha lên truyền hình "thú tội". Sau đó cả một dàn tuyên giáo và công an mạng thi nhau vẽ tội cho hai người.
Ngòai tội thả truyền đơn và treo cờ vàng, bạn Đinh Nguyên Kha còn bị khép mua các hóa chất ở chợ Kim Biên về làm thuốc nổ. Bằng chứng là một băng thâu hình bạn Kha thử thành công thuốc nổ. Tiếng nổ nghe "tẹt" nhỏ hơn tiếng pháo lép thế mà bạn Kha dám nghĩ đến chuyện giật xập "tượng đài Hồ Chí Minh". Thật đúng là trò trẻ con do công an dàn dựng.
Người thứ ba tên Nguyễn Thiện Thành, học cùng trường Đại Học với Phương Uyên. Bạn Thành cũng thuộc Phong Trào Tuổi Trẻ Yêu Nước bị truy lùng đã phải trốn sang Thái Lan. Phương Uyên "thú nhận" nghe theo Thành gia nhập Phong Trào Tuổi Trẻ Yêu Nước để có tiền ăn học. Cha của Nguyễn Thiện Thành nghe thế đã chính thức cho biết: bên Thái con ông còn không đủ tiền sinh sống nói chi đến việc trợ cấp cho Phương Uyên. Lại thêm một trò trẻ con do công an dàn dựng.
Còn cha mẹ Phương Uyên thì tỏ ra hãnh diện và khâm phục hành động yêu nước của bạn. Họ tin rằng mọi chuyện chỉ là dàn dựng nhằm khép án và kết tội hai bạn trong Phong Trào.
Cả một dàn an ninh và tuyên giáo cộng sản chỉ đưa ra những bằng chứng thiếu thuyết phục về họat động chống đối nhằm lật đổ chính quyền của vài người trong Phong Trào Tuổi Trẻ Yêu Nước. Thói quen vu khống, dàn dựng của họ không mang lại kết quả lần này. Họ không dựng lên được một vở tuồng với các diễn viên đứng đằng sau Phong Trào Tuổi Trẻ Yêu Nước. Chỉ lộ ra là hình ảnh một nhóm nhỏ vài bạn trẻ yêu nước đơn phương và chủ động hành động. Họ không thể ngồi yên khi nước mất nhà tan.
 
Chiến Thuật (Tactics)
Dưới chế độ cộng sản những màn bắt cóc, khủng bố, khép tội, khép án vẫn thường xuyên xảy ra. Vào thời điểm đang xảy ra Hội Nghị 6, việc bắt cóc Nguyễn Phương Uyên là để lái dư luận đang sôi nổi bàn tàn về thắng lợi vẻ vang của đồng chí X con sâu chúa của bầy sâu cộng sản. Cũng là để khủng bố tinh thần giới trẻ, một tầng lớp đang thức tỉnh và liên kết biểu lộ tinh thần yêu nước thương nòi.
Hành động của nhà cầm quyền cộng sản cho thấy họ vẫn dùng những thủ đọan quen thuộc, không còn thích ứng với thời đại thông tin tòan cầu. Họ còn thiếu thiện chí và khả năng để hội nhập nền văn minh nhân lọai. Việc hai bạn trẻ bị đưa lên truyền hình nhận tội chỉ tạo thêm sự ngăn cách giữa người dân, giữa thế giới tự do và thiểu số cầm quyền Hà Nội.
Hành động viết dán truyền đơn, vẽ treo cờ vàng ba sọc đỏ mà các bạn bị khép tạo một dư luận rộng rãi. Thông tin mạng đã nhanh chóng bẻ gẫy các vu khống rẻ tiền của guồng máy an ninh và tuyên truyền cộng sản. Hằng trăm, hằng ngàn người đã chính thức lên tiếng, chia sẻ sự quan tâm và trách nhiệm. Mỗi người có cách suy nghĩ khác nhau, nhưng rõ ràng một xã hội đa nguyên đang hình thành và hầu như tất cả đều đồng cảm hay đồng thuận với hành động của các bạn trong Phong Trào Tuổi Trẻ Yêu Nước. Họ hành động vì không thể ngồi im.
 
Quy tắc hay luật chơi
Đảng Cộng sản là đảng cầm quyền vì thế họ vẫn chơi theo luật do họ đặt ra. Vẫn bắt cóc, vẫn khủng bố, vẫn khép tội, khép án, vẫn đứng trên dư luận và xem thường quốc tế. Cộng sản không thể thay đổi, nhưng luật chơi đã phải thay đổi.
Khi cộng sản chiếm miền Nam, thế hệ chúng tôi cũng đã từng làm như các bạn. Chúng tôi không thể làm ngơ xem cộng sản cướp bóc dân lành, bắt tù cha anh. Chúng tôi cũng viết dán truyền đơn, cũng vẽ treo cờ vàng ba sọc đỏ, nếu chúng tôi bị bắt không ai biết tới. Cuộc đấu tranh cho tự do vẫn đang tiếp diễn, khác chăng là các bạn trong Phong Trào Tuổi trẻ Yêu Nước đang được cả thế giới quan tâm. Cộng sản dù bản chất không đổi nhưng vẫn không dám thẳng tay đàn áp.
Chỉ ba năm về trước, sau vài ngày bị giam luật sư Lê công Định, kỹ sư Trần Hùynh Duy Thức, ông Trần Anh Kim, ông Lê Thăng Long và bạn Nguyễn Tiến Trung cũng phải lên truyền hình đọc lời "thú tội". Hành động của họ tạo một dư luận có lợi cho nhà cầm quyền, khác hẳn lần này, mọi người xem hai bạn như một nạn nhân của guồng máy công an cộng sản. Rõ ràng cách chơi và luật chơi của đảng Cộng sản đã hòan tòan bị bẻ gẫy.
An ninh cộng sản còn chơi trò hạ cấp đến trường Đại học Công Nghiệp Thực phẩm bắt các bạn sinh viên viết cam kết là chưa bao giờ viết lá thư gởi Trương Tấn Sang. Trước cổng trường, công an vừa chầu trực vừa hăm dọa, họ như sợ các bạn trẻ sẽ nổi dậy làm lọan cướp chính quyền.
Có áp bức ắt hẳn sẽ có đấu tranh luật chơi mới đã bắt đầu từ tuổi trẻ yêu nước, họ không thể ngồi im nhìn bạn mình bị áp bức, nhìn nước mất, nhìn nhà tan. "Vì Danh Dự Dân Tộc Chống Giặc Tầu, Vì Tương Lai Đất Nước Chống Tham Nhũng" trở thành một phương châm cho các bạn trẻ dấn thân hành động.
 
Phạm vi của Trò Chơi (Scopes)
Trước đây khi số người bất đồng chính kiến chỉ đếm trên đầu bàn tay, thì công an cộng sản dễ dàng canh giữ từng người. Hôm nay họ đã phải canh cả một trường Đại Học. Phạm vi cuộc chơi đã lan đến giới trẻ.
Trong đảng thì diễn biến hòa bình, tự diễn biến, tự chuyển hóa. Ngòai đảng thì người dân ngấm ngầm liên kết đứng lên. Nhà cầm quyền cộng sản nhìn đâu cũng thấy kẻ thù. Khi họ càng khủng bố càng bắt bớ thì vòng vây càng bị xiết chặt, dấu hiệu của sự cáo chung càng rõ hơn.
Phương Uyên và các bạn Tuổi Trẻ Yêu Nước đã dấn thân hành động "Vì Danh Dự Dân Tộc Chống Giặc Tầu, Vì Tương Lai Đất Nước Chống Tham Nhũng", mọi người đang nối bước theo sau.
 
Giá trị gia tăng (Added values):
Đảng Cộng sản đã chính thức xác nhận hiện đang đấu tranh cho sự sống còn của "Đảng". Ý thức của người dân mỗi ngày một gia tăng và hành động của người dân mỗi ngày một cụ thể, một quyết liệt hơn. Các bạn trẻ Việt Nam không còn thờ ơ việc nước, họ đã dấn thân hành động: "Vì Danh Dự Dân Tộc Chống Giặc Tầu, Vì Tương Lai Đất Nước Chống Tham Nhũng".
Còn gì giá trị hơn khi danh dự của dân tộc được phục hồi và tương lai của đất nước được vinh quang. Nội dung truyền đơn Phương Uyên viết và phổ biến đang trở thành châm ngôn, thành giá trị để mọi người dấn thân tranh đấu.
 
Kết Luận
Vừa viết bài này, tôi vừa theo dõi cuộc bầu cử tại Hoa Kỳ, vừa mong mỏi các bạn trẻ Việt Nam sẽ có những cơ hội công khai tranh luận mọi vấn đề một cách cởi mở thay vì vẫn phải tiếp tục viết dán truyền đơn, vẽ treo cờ vàng ba sọc đỏ. Một cuộc chơi vô cùng bất công cho các bạn. Nhưng nếu chúng ta cúi đầu thì đảng cộng sản sẽ tiếp tục đạp trên đầu chúng ta, tiếp tục bán nước, tiếp tục buôn dân. Cộng sản không cho chúng ta một con đường một cơ hội lựa chọn.
Trong khi Phương Uyên bị bắt, bị tù, tôi có quá lạc quan khi viết bài này hay không ? Thưa không:
Khi nghe tin Phương Uyên bị bắt tôi tìm thấy bên ngòai facebook Tiểu Vy (Nguyễn Phương) Uyên, bạn đã tự giới thiệu mình như sau "thik (thích) sự yên tỉnh nhưng sợ cô đơn, sợ bị bỏ rơi, sợ bị phản bội…". Phương Uyên không cô đơn, không ai bỏ rơi, ai phản bội bạn. Mọi người luôn quan tâm đến bạn.
Phải nói chính Phương Uyên đã giúp thế hệ chúng tôi bớt cô đơn. Bạn là biểu tượng sức sống, của niềm tin vào thế tất thắng của dân tộc. Đối đầu với bạn là một lũ già nua tham ô buôn dân bán nước đang bị đào thải.
Phương Uyên cũng tự đánh gía mình là "…ham chơi vui học hỏi …". Nếu thế hệ của chúng tôi trên đường đấu tranh chịu tích cực hơn, chịu hy sinh hơn, có thể bạn đã không phải trả một giá quá đắt cho cuộc chơi: "Vì Danh Dự Dân Tộc Chống Giặc Tầu, Vì Tương Lai Đất Nước Chống Tham Nhũng". Hãy xem tù đày như cuộc chơi, học hỏi từ cuộc chơi để trưởng thành. Đừng để con em của các bạn phải tiếp tục dấn thân tù đày.
Cũng bên ngòai Facebook, Phương Uyên cho biết phương châm của bạn là "Cuộc đời là đại dương mênh mông, ai ko (không) bơi sẽ chìm", bạn đã ra biển đầy sóng gió, bạn đang trưởng thành để trở thành một thuyền trưởng lái con tầu Việt Nam qua các cơn sóng gió. Sóng gió rồi sẽ qua, bạn sẽ trưởng thành sẽ trở thành lãnh đạo của một Việt Nam Độc Lập Tự Do.
Cám ơn Phương Uyên, cám ơn Nguyên Kha, cám ơn các bạn trong Phong Trào Tuổi Trẻ Yêu Nước, các bạn như những cánh én, nhờ các bạn tôi đã thấy mùa xuân, mùa xuân cho dân tộc Việt Nam.
Nguyễn Quang Duy
Melbourne, Úc Đại Lợi
9/11/2012
 
by Lý Tưởng Người Việt

Khi nói đến Ấp Chiến Lược, thì chỉ những người đã từng sống ở trong các vòng đai của Ấp Chiến Lược vào thời kỳ đầu của nền Đệ Nhất Việt Nam Cộng Hòa; NHƯNG, phải có một lương tâm trong sáng, một tấm lòng chân thành, thì họ mới viết lại những gì mà họ đã chứng kiến một cách trung thực.

Vậy, để lớp trẻ sau này, còn biết đến một công trình của người đi trước đã dày công xây dựng; bởi vậy, nên người viết xin phép tác giả Nguyễn Đức Cung để được trích đoạn trong bài:

ApChienLuoc

Xây dựng ấp chiến lược

Bộ sưu tập tem Ấp Chiến Lược phát hành ngày 26/10/1962

"Từ Ấp Chiến Lược đến biến cố Tết Mậu Thân, những hệ lụy trong chiến tranh Việt Nam" như sau:

1.2. Khu trù mật và Ấp chiến lược.

Trước khi nói đến các cơ cấu trên đây, thiết tưởng cần nhắc đến chính sách Dinh Diền được tổ chức trước đó để thấy rằng các nhà lãnh đạo của nền Đệ Nhất Cộng hòa đã có một cái nhìn xuyên suốt trong Chính Sách An Dân của mình.

Ngày 17.9.1954, Thủ tướng Ngô Đình Diệm ký nghị định số 928-NV thành lập Phủ Tổng Ủy Di Cư Tị Nạn, ngang hàng với một bộ trong Nội các, do ông Ngô Ngọc Đối làm Tổng Ủy Trưởng. Bên cạnh đó, vì số người Công Giáo di cư gần khoảng 70% trên tổng số tị nạn nên có một tổ chức cứu trợ tư nhân với tên Ủy Ban Hỗ Trợ Định Cư do Giám mục Phạm Ngọc Chi điều khiển. Tổng số dân rời bỏ miền Bắc để vào miền Nam là 875, 478 người và họ được đưa đến Sài Gòn, Vũng Tàu hay Nha Trang, sau đó đi định cư các nơi khác tùy ý họ lựa chọn.

Nói chung đối với hầu hết các cơ chế được tổ chức dưới thời Đệ Nhất Cộng Hòa và một khi đã bị giải thể, hay bị chính quyền kế tiếp coi như là một thứ con ghẻ không hề lưu tâm tới (trong thời Đệ nhị Cộng Hòa) tất nhiên sự kiện đó đã góp thêm rất nhiều yếu tố thuận lợi cho biến cố Tết Mậu Thân, mà rõ ràng nhất là hệ thống khu trù mật và ấp chiến lược được tổ chức và nâng lên thành quốc sách dưới thời Cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm.

Ngày nay ai cũng biết hệ thống tổ chức Khu trù mật và Ấp chiến lược là sáng kiến rất đỗi lợi hại của Cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm và Cố Vấn Ngô Đình Nhu, nhờ đó mà bọn du kích Cộng Sản đã một thời khốn đốn không hoạt động được gì hữu hiệu. Thật ra việc gom dân lập ấp là một kinh nghiệm lịch sử quý báu của tiền nhân trong lúc đất nước có chiến tranh. Người có sáng kiến tiên khởi về ấp chiến lược có lẽ phải kể đến Tỉnh Man Tiểu Phủ Sứ Nguyễn Tấn (1820-1871), tỉnh Quảng Ngãi. Năm 1863, Nguyễn Tấn đã áp dụng kế sách đó trong việc đánh dẹp người Mọi Đá Vách, Quảng Ngãi. Một sử liệu của Triều Nguyễn, Đại Nam Thực Lục, đã ghi lại như sau:

"Mới đặt chức Tiểu phủ sứ ở cơ Tỉnh man tỉnh Quảng Ngãi. Phàm các việc quan hệ đến sự phòng giữ dẹp giặc, thăng cử, chọn thải, lấy lương, gọi lính sát hạch, thì cùng bàn với chánh phó lãnh binh chuyên coi một nha mà tâu hoặc tư. Lấy người hạt ấy là Nguyễn Tấn lãnh chức ấy. Tấn trước đây thứ án sát Thái Nguyên, khi ấy quân thứ Thái Nguyên dần yên, nghe tin bọn ác man hung hăng, dâng sớ xin về bàn bạc để làm, trong 1, 2 năm có thể xong. Vua thấy giặc Man có phần cần cấp hơn, bèn y cho. Đến đây, chuẩn cho thăng hàm thị độc sung lãnh chức ấy, cấp cho ấn quan phòng bằng ngà. Tấn dâng bày phương lược: (nói: việc đánh giặc vỗ dân cần làm những việc khẩn cấp trước. Về 3 huyện mạn thượng du, phàm những dân ở linh tinh, tiếp gần với địa phận núi thì, tham chước theo lệ của Lạng Sơn đoàn kết các dân ở cõi ven một hay hai khu, đều đào hào đắp lũy, cổng ngõ cho bền vững. Nếu có lấn vào ruộng đất của ai thì trừ thiếu cho. Còn 1, 2 nhà nghèo, ở riêng một nơi hẻo lánh, thì khuyên người giàu quyên cấp cho dỡ nhà dời về trong khu; còn đất ở thì không cứ là đất công hay đất tư đều cho làm nhà để ở. Các viên phủ huyện phụ làm việc ấy, liệu nơi nào hơi đông người thì bắt đầu làm ngay, nơi nào điêu háo (ít dân), thì phái quân đến phòng giữ, ngăn chận, dần dần tiếp tục làm, để thử sức dân." [9]

Thành phố đổ nát

Cách đây hơn nửa thế kỷ, chế độ Cộng Hòa đã được khai sinh cùng với các quốc sách được ban hành như Khu trù mật và Ấp chiến lược, nhằm giải quyết cho công cuộc định cư của gần một triệu đồng bào từ bắc di cư vào Nam, và sau đó, để đối phó với chính sách khủng bố của du kích Cộng sản tái hoạt động ở các vùng nông thôn miền Nam.

Trong cuốn sách Chính sách cải cách ruộng đất Việt-Nam (1954-1994), tác giả Lâm Thanh Liêm đã viết về Khu trù mật như sau: "Khu Trù Mật là một cộng đồng nông nghiệp được chính quyền thành lập và gom thôn dân vào đấy sinh sống vì ở trong những thôn xóm hẻo lánh, xa cách các trục giao thông, do đó, chính phủ không thể kiểm soát được. Trước sự đe dọa của chiến tranh xâm lược Miền Bắc, Tổng Thống Diệm quyết định tập trung thôn dân sinh sống rải rác vào Khu Trù Mật, để tiện bề kiểm soát họ, đồng thời cô lập họ với "Việt Cộng", giống như cá thiếu nước không thể sống tồn tại được. Mỗi Khu Trù Mật có khoảng 3.000 đến 3.500 dân, có hạ tằng cơ sở giống tựa như trường hợp của một thành phố:

* Một khu thương nghiệp (với một ngôi chợ xây cất bằng gạch và tiệm buôn bán).

* Một khu hành chánh (có một chi nhánh bưu điện), xã hội (một Bảo sanh viện, một nhà trẻ) và văn hóa (các trường tiểu học và trung học cấp I, một phòng thông tin, nhà thờ và chùa chiền).

Các Khu Trù Mật được điện khí hóa. Vị trí của chúng được chọn lựa kỹ lưỡng, hội đủ các điều kiện thuận lợi để phát triển (đất đai trù phú, gần các trục giao thông).

* Khu Trù Mật có thể phát triển nông nghiệp, diện tích đất trồng có thể được nới rộng nhờ khẩn hoang thêm đất màu mỡ, để trong tương lai, các thế hệ trẻ tấn lên trở thành điền chủ.

* Khu Trù Mật có thể phát triển thương nghiệp và các lãnh vực dịch vụ khác, cùng phát triển các tiểu thủ công nghệ liên hệ với ngành nông nghiệp địa phương.

* Nhờ Khu Trù Mật, chính quyền có thể cải thiện điều kiện sinh sống của thôn dân: cư trú tập trung cho phép chính phủ thực hiện nhiều công trình phục vụ nhân dân, ít đòi hỏi nhiều đầu tư hơn hình thức cư trú lẻ tẻ, rải rác (chẳng hạn như công tác thủy nông, điện khí hóa, xây cất trường học, nhà bảo sanh v.v...)

Khu Trù Mật là nơi bảo vệ dân chúng chống lại chiến tranh xâm lược của Cộng Sản Bắc Việt. Ngoài việc kiểm soát dân chúng trong Khu Trù Mật, chính quyền địa phương còn trang bị vũ khí cần thiết, để nếu cần, có thể biến Khu Trù Mật thành một "tiền đồn", ngăn chặn đoàn quân Bắc Việt xâm nhập vào Nam.

Bởi vậy các Khu Trù Mật thường được thiết lập tại các địa điểm có tính cách chiến lược, dọc theo biên giới hoặc xung quanh một thành phố lớn, để tạo một vành đai an ninh. Đồng thời Khu Trù Mật cũng là thị trường tiêu thụ các nông sản và các chế phẩm tiểu thủ công nghiệp. Chính phủ cấp phát cho mỗi gia đình định cư một mảnh đất 3.000 m 2, để xây cất một ngôi nhà (với vật liệu do chính quyền địa phương cung cấp), một chuồng heo và một chuồng gà. Mỗi gia đình có một mảnh vườn cây ăn trái hoặc một mảnh vườn rau để tự túc mưu sinh."

Sử gia Robert Scigliano, thuộc viện đại học Michigan, cho biết Cộng Sản Hà Nội tuyên truyền phản đối chính sách Khu trù mật vì ngoài việc ngăn chặn Cộng Sản xâm nhập vào nông thôn, các Khu trù mật được xây dựng ở những vùng chiến lược chẳng hạn dọc theo một con đường chính hay một trục thủy lộ gây trở ngại rất nhiều cho việc chuyển quân của Cộng Sản".

Và kế đến, người viết cũng xin phép tác giả Trần An Phương Nam: Gia đình CB/XDNT Bắc Cali, để cũng được trích đoạn trong bài:

"Từ quốc sách Ấp Chiến Lược đến chương trình Xây dựng Nông Thôn" như sau:

"Khi thành lập công cụ xâm lược mang tên Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam" (MTGPMN) vào tháng 12 năm 1960. Cộng Sản Hà Nội quyết tâm thực hiện giai đoạn khởi đầu trong sách lược thôn tính miền Nam qua mặt trận du kích chiến, trọng tâm của mặt trận này là "lấy nông thôn bao vây thành thị" nói cách khác là chúng muốn kiểm soát địa bàn nông thôn, tranh thủ nhân tâm người dân nông thôn để lợi dụng lòng yêu nước của họ ngõ hầu buộc họ phải cộng tác, nuôi dưỡng, che chở cho du kích quân cộng sản. Kế tiếp là chúng sẽ dùng nông thôn làm bàn đạp để tấn công, tiến chiếm các thành phố để cướp chính quyền. Thoạt tiên kế hoạch xâm lược miền Nam của cộng sản Hà Nội là như vậy, chúng mong muốn thôn tính miền Nam chỉ cần sử dụng mặt trận du kích chiến mà thôi, không cần sử dụng đến các mặt trận khác như trận địa chiến hay vận động chiến v.v...

Nắm vững được sách lược của địch. Chính phủ Ngô Đình Diệm ban hành Quốc Sách Ấp Chiến Lược, đây quả là một đối sách đúng đắn và vô cùng lợi hại của chính quyền lúc bấy giờ, việc thi hành đối sách này đã làm cho từ bọn đầu sỏ chóp bu ở Hà Nội đến bọn công cụ tay sai MTGP ở miền Nam phải điêu đứng, hoang mang. Bởi vì mục tiêu căn bản của Quốc Sách Ấp Chiến Lược là tách rời du kích quân sự cộng sản ra khỏi nhân dân nông thôn, không cho chúng bám dựa vào nhân dân để xây dựng cơ sở và hoạt động phá hoại, cuối cùng là cô lập hoàn toàn để chúng phải chọn lựa, một là ra hồi chánh, hai là bị tiêu diệt. Tất cả các Ấp đều được bảo vệ bởi các rào cản kiên cố bao quanh, các cổng chính ra vào được canh gác đúng mức tùy theo địa thế, mỗi Ấp đều có từ một đến nhiều chòi canh có tầm nhìn xa, ban ngày người dân được tự do ra vào để làm ăn, tuy nhiên người lạ mặt muốn vào Ấp phải qua thủ tục kiểm soát chặt chẽ, ban đêm các cổng chính ra vào được đóng lại, tuy nhiên các trường hợp cấp thiết của dân chúng vẫn được giải quyết. Ngoài ra, các Ấp Chiến Lược đều có thiết lập hệ thống báo động để phát hiện mọi trường hợp xâm nhập lén lút, bất hợp pháp vào Ấp. Việc quản lý Ấp do một Ban trị sự phụ trách, việc phòng thủ bảo vệ Ấp do lực lượng Phòng vệ dân sự phối hợp với các đơn vị Thanh niên, Thanh nữ Cộng Hòa của Ấp sở tại phụ trách. Ấp Chiến Lược được tổ chức theo phương thức tự quản, tự phòng và tự phát triển.  

Quốc Sách Ấp Chiến Lược thực hiện rất hiệu quả, công việc tát nước để bắt cá, mặt trận du kích chiến của cộng sản bị ngưng trệ, du kích quân và hạ tầng cơ sở của chúng gần như không chốn dung thân, chủ trương bám dựa vào người dân bị bẻ gãy từ trứng nước. Tóm lại, Quốc Sách Ấp Chiến Lược đang trên đà thăng tiến và tỏ ra hữu hiệu thì bất ngờ bị hủy bỏ bởi chính những người có quyền cao chức trọng trong chính thể VNCH. Thật đáng tiếc vô cùng!"

Trên đây, là những trích đoạn đã viết về Ấp Chiến Lược, của hai vị tác giả Nguyễn Đức Cung và Trần An Phương Nam; riêng người viết bài này, trước đây, cũng đã có viết qua bài: Những Mùa Xuân Qua có một đoạn về Ấp Chiến Lược như sau:

Mô hình của một Ấp Chiến Lược:

 Tại quê tôi, ấp chiến luợc là những vòng đai có hai vòng rào gai rừng, ở giữa hai vòng rào là những giao thông hào sâu quá đầu nguời, rộng hơn hai mét, do dân làng cùng nhau đào, dưới lòng giao thông hào có cắm chông làm bằng những gốc tre già đã được vót nhọn, sắc, có ba cạnh. Còn vòng rào là những tấm  gai cứng nhọn, có bề rộng hai mét, bề cao hơn hai mét được ghép lại. Chúng tôi xin nhắc rằng: Vì để bảo vệ tánh mạng và tài sản của chính gia đình của mình nên mọi người dân quê đều hưởng ứng, họ rất vui vẻ với công việc này. Đặc biệt là lớp thanh niên, với những nụ cười, tiếng hát với nhau trong lúc cùng nhau thực hiện Ấp Chiến Luợc. Ngoài ra, dân lành còn dùng những chiếc thùng thiếc, loại thùng đựng dầu hỏa, hoặc thùng gánh nước đã bị hỏng, đem đục lỗ, cột dây thừng nhỏ đuợc tết bằng những sợi mây rừng; ban đêm sau 20 giờ Chiến Sĩ Dân Vệ đóng cổng ấp lại, rồi họ đem giăng dọc theo bờ rào Ấp Chiến Luợc và các lối đi  ở bìa vuờn, để ngăn bước chân của Việt cộng nằm vùng ban đêm thường lẻn xuống giết hại dân lành và cuớp gạo, muối của dân mang lên rừng để sống. Bọn trẻ như chúng tôi thì khoái đi giăng thùng lắm, chúng tôi đòi Chiến Sĩ Dân Vệ phải cho chúng tôi đi theo, giăng thùng xong chúng tôi còn trông cho có ai đó, hoặc con vật gì nó vướng dây để được đánh mõ còn nếu được "la làng" thì càng thích hơn nữa.

Tôi vẫn nhớ mãi về những năm tháng ấy thật vui, tôi nhớ dân quê tôi còn "phát minh" ra phong trào đánh mõ và la làng. Ngoài các trạm gác đêm của cá Chiến Sĩ Dân Vệ, thì nhà nào cũng sắm ra nhiều chiếc mõ tre; mỗi khi có tiếng thùng đổ thì mọi nguời đánh mõ ba hồi một dùi; nghĩa là đánh ba hồi dài, sau đó đánh một tiếng, còn nếu thấy có bóng dáng nguời xuầt hiện thì đánh mõ hồi một; nghĩa là đánh một hồi rất gấp, rồi kèm theo chỉ một tiếng. Lúc đó mọi nguời không ai đuợc đi lại phải chờ cho các Chiến Sĩ Dân Vệ kiểm tra xem tại sao thùng đổ, nếu là  Việt cộng nằm vùng xuất hiện, thì các Chiến Sĩ Dân Vệ sẽ tri hô và mọi nguời  đồng thanh la làng: "Cộng sản bớ làng, cộng sản bớ làng"; sau đó, dân làng tay cầm chiếc gậy có sợi dây thừng cuộn ở phía trên, tay cầm đuốc sáng trưng để vây bắt Việt cộng. Chính vì thế, mà tôi nhớ người dân đã bắt đuợc bốn cán bộ VC nằm vùng, nhưng tôi chỉ nhớ tên hai nguời là Duơng Đình Tú và Đỗ Luyện, cả hai đuợc đưa ra tòa sau đó họ ra Côn Đảo, đến khi trao trả tù binh họ chọn con đuờng ra Bắc. Còn nếu do một con chó thì họ sẽ la to: "Bà con ơi! chó vuớng thùng, đừng đánh nữa", thì dân làng họ mới thôi đánh mõ.

Một kỷ niệm mà không phải riêng tôi, mà có lẽ còn hai "nạn nhân" trong cuộc chắc chắn khó quên: Ấy là vào một đêm có đôi tình nhân đã hẹn hò nhau ở bìa vuờn, chắc họ đã ra đó lúc chưa giăng thùng, nên đến khuya khi họ quay về nhà, chẳng may họ đã vuớng phải dây và thùng thi nhau đổ, khi các anh Dân Vệ kiểm tra thì có bóng hai nguời họ hô: "Đứng im"; lúc ấy có tiếng cả hai  xưng tên và nói: "Tụi em đây, xin các anh đừng bắn". Nhưng lúc ấy, dân làng  đã đèn đuốc sẵn sàng, hai nguời mắc cỡ quá nên đứng im không dám nhúc nhích trông rất tội nghiệp. Sau đó, đôi tình nhân ấy không hiểu tại sao họ lại chia tay. Bây giờ hai nguời đều có gia đình riêng, ở cùng làng đã có cháu nội, ngoại.  Cô gái vuớng thùng năm xưa hiện nay lại là chị chồng của em gái tôi.

Tôi vẫn nhớ hoài những đêm vui kỷ niệm; ngày ấy, đêm nào bọn trẻ con trong làng cũng trông mong cho có ai đó, hay con chó, con  mèo vuớng thùng để đuợc đánh mõ, vì cả làng đều đánh mõ hòa với tiếng trống ở các trụ sở thôn làng, nghe thật vui tai, chúng tôi đứa nào cũng thích, cũng đòi cha mẹ sắm cho những chiếc mõ thật tốt, kêu thật to. Chúng tôi thích đánh mõ, đánh dai lắm, cho đến khi các Chiến Sĩ Dân Vệ đã la to lên: "Chó vuớng thùng, bà con ơi đừng đánh mõ nữa" các anh cứ la, còn chúng tôi thì vẫn cố đánh thêm mấy hồi nữa, vì mấy khi thùng đổ để đuợc đánh mõ đâu.

Hậu quả của việc phá bỏ Ấp Chiến Lược:

Mùa xuân năm 1964, Quê hương tôi không còn thanh bình nữa; bởi lúc ấy, Nền Đệ Nhất Cộng Hòa đã sụp đổ. Ấp chiến lược bị phá bỏ, vì như mọi người đều biết, từ thưở xa xưa tổ tiên chúng ta ở thôn quê quanh vườn người ta thường trồng tre, gai làm bờ rào, còn nhà thì có bờ dậu có cửa ngõ, làng thì có cổng làng, mục đích để phòng gian, như bài thơ "Cổng Làng" của Thi sĩ Bàng Bá Lân đã viết:

"Chiều hôm đón mát cổng làng

Gió hiu hiu thổi mây vàng êm trôi

Đồng quê vờn lượn chân Trời

Đường quê quanh quất bao người về thôn

Ráng hồng lơ lững mây son

Mặt trời thức giấc véo von chim chào

Cổng Làng rộng mở ồn ào

Nông phu lửng thửng đi vào nắng mai"

 Như vậy, từ thưở xa xưa, tổ tiên của chúng ta đã từng xây dựng Làng, có Cổng Làng mà mỗi đêm thường được đóng, để bảo vệ dân làng, và mỗi ngày khi: "Mặt Trời thức giấc véo von chim chào" thì "Cổng làng rộng mở ồn ào" để cho những "Nông phu lửng thửng đi vào nắng mai"; huống thay là trong thời chiến tranh, lúc cái "Mặt trận giải phóng miền Nam" do cộng sản Hà Nội cho ra đời, thì những kẻ vì ngu xuẩn hay cố tình kia lại ra lệnh phá bỏ Ấp Chiến Lược, là phá bỏ mọi trở ngại, khó khăn để cho Việt cộng đánh chiếm các làng thôn một cách dễ dàng.

 Tôi đã chứng kiến những ngày Xuân  1964, đầy khói lửa, hoang tàn, từng đoàn người bồng bế, hoặc gánh con thơ chạy trốn, dân quê tôi họ đã biết rất rõ về cái gọi là "Giải phóng miền Nam " vì cũng những người trong làng trước kia họ biết rõ là đảng viên cộng sản, sau đó họ biệt tích, rồi một ngày họ bỗng dưng từ trên núi trở về lại tự xưng là "Giải phóng miền Nam", nên dân quê tôi đã phân biệt Quốc, Cộng là hể ở trên núi xuống là cộng sản, chúng nói gì họ cũng không nghe, thấy bóng dáng cộng sản đâu là họ đều cõng - gánh con thơ tìm đường chạy trốn.

Kể từ đó, khi Ấp Chiến Lược bị phá bỏ, thì quê tôi, quận Tiên Phước gồm 15 xã, mà việt cộng đã chiếm hết 11 xã, chỉ còn có 4 xã nằm chung quanh quận lỵ, mà chẳng có xã nào còn nguyên vẹn, vì xã nào cũng mất một vài thôn; riêng xã Phước Thạnh, tức làng Thạnh Bình-Tiên Giang Thượng, gốm có 7 thôn, nhưng Việt cộng đã đánh chiếm mất 6 thôn, chỉ còn 1 thôn Đại Trung, nằm bên bờ Tiên Giang Hạ.

Và với những gì tôi đã viết trước đây, là hồi ức của một thời thơ ấu không hề biết thêu dệt; nghĩa là viết một cách vô cùng trung thực, thấy sao nói vậy, nhớ đâu viết đó, chứ không phải là văn chương.

Vì vậy, một lần nữa, người viết muốn lập lại là chỉ mong ước để cho lớp trẻ sau này còn biết đến một công trình của người đi trước đã dày công xây dựng.

Pháp quốc, 20/10/2011

Hàn Giang Trần Lệ Tuyền 

Thứ Ba, 6 tháng 11, 2012 by Lý Tưởng Người Việt

Khi Một Ông Sư Quậy…

 

alt

 

Vietbao

_Bạn thân,Chuyện vừa mới xảy ra tại VN, làm biết bao nhiêu Phật Tử nản lòng: một nhà sư lên sân khấu hôn môi với ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng. Chưa hết, đây là buổi văn nghệ gây quỹ, nghĩa là sư đã phạm giới vui chơi văn nghệ. Chưa hết, sư lại lấy tiền ra mua một chai rượu — Nghĩa là xài tiền chúng sinh cúng dường, và mua một món bị giới luật cấm.

Nhiều báo đã loan tin naỳ. Riêng báo Kiến Thức (Kienthuc.net.vn) có bài viết nghiêm túc của Minh Mẫn, một vị cư sĩ cao niên nguyên là một nhà sư từ thuở bé đã vào chùa, và đã hoạt động hộ pháp từ nửa thế kỷ nay.

Bài viết tựa đề "Phản cảm hình ảnh sư thầy bị "khóa môi" trên sân khấu," hôm 5/11/2012  đã viết, trích:

"Đêm nhạc gây quỹ giúp Wanbi Tuấn Anh trong cơn bạo bệnh do ca sỹ Đàm Vĩnh Hưng tổ chức diễn ra tại phòng trà Không Tên (TPSG) tối 4/11 được hai tu sĩ phật giáo: một Nam tông, một Bắc tông giúp tạo thêm nụ cười chua xót không chỉ khán thính giả tại sân khấu mà còn vô số khán giả phật tử trong và ngoài nước khi chứng kiến cảnh nửa đạo nửa đời.

Hai sư dùng tiền cúng dường của phật tử (cúng dường lo cho Tam bảo) mua chai rượu đấu giá với 55.000.000 đồng trong khi giá thực có 4.000.000 đồng khi họ Đàm tuyên bố sẽ khuyến mãi nụ hôn nếu ai mua được giá.

Thế là hai vị sư thầy này bất chấp giới luật nhà Phật cấm uống rượu, can đảm bỏ đồng tiền mồ hôi nước mắt của phật tử để mua vui trên sân khấu.

Ca sỹ họ Đàm "khóa môi" hai sư được thấy qua hình ảnh báo chí, hình như từ thuở đạo Phật xuất hiện trên thế gian này cũng chưa có màn nào "độc" như vậy. Chắc chắn ca sỹ họ Đàm không phải tín đồ Phật giáo nên hành động như thế có thể dễ hiểu nhưng còn các sư?

Ai cũng biết, nhất là tu sĩ, giới luật cho một chú Sa di đã là 10 điều, Tỳ Kheo là 250 giới, có nghĩa là từ thô đến tế trong cung cách sống hàng ngày đều nằm gọn vào giới. Chẳng những vậy, còn luật nghi gồm 24 điều mà một tiểu Sa di phải thuộc lòng bốn cuốn luật trước khi thọ giới.

Thế nhưng, hình ảnh trên sân khấu của hai sư phơi bày tất cả sự phản cảm mà từ lâu quần chúng đều tín rằng các sư là người gương mẫu, là người có tiêu chuẩn đạo đức đáng là thầy Trời Người, là bậc Ứng cúng, xứng đáng thọ nhận sự cung kính cúng dường của bá tánh.

Dân gian thường nói: "Trước khi nói phải uốn lưỡi bảy lần". Một nhân cách làm người đã phải như thế thì nhân cách làm một bậc xuất thế mà luật định về tứ oai nghi: đi, đứng, nằm, ngồi còn tinh tế hơn gái về làm dâu thời phong kiến.

Chẳng hiểu các vị sư thầy này đã được đào tạo từ học viện nào, từ thầy tổ nào, xuất thân từ tông môn nào mà còn tệ hơn người dân bình thường? (…..)

…Xin các vị lãnh đạo Giáo hội Phật giáo và bổn sư của hai vị sự thầy này trả lời giúp sự kiện đặc thù nầy. Mong thầy Trụ trì đang chứa hai sư này nên có thái độ giáo dục nghiêm túc nếu họ còn muốn trụ lại trong chốn Thiền môn."

Đức Phật thấy đệ tử vào quán nhậu sẽ làm gì? Thấy một ông tăng hôn môi nam ca sĩ thì Phật sẽ làm gì?

Không lẽ quay mặt đi?


 
This entry was posted in Tin Việt Nam and tagged , . Bookmark the permalink.

One Response to Khi Một Ông Sư Quậy…

  1. Thiện tai – Thiện tai!

    Nhìn mà nổi sần cả da gà, rởn cả óc mình! Thằng Đàm này thuộc giới " đàn giữa " thích homosexual đã đành, thế mà ông "Thích Đủ Thứ" này thuộc giới tu hú mà vẫn còn ham…Thiệt đáng tởm!

    À, mà sau khi vắt chân lên trán suy nghĩ lại, triệu cô hồn các đảng về tra hỏi thì " thấy vậy mà không phải vậy ", hồn mách rằng, thằng Thích Đủ Thứ này là công an tôn giáo, tiền do nhà nước cấp để chi, còn bổn phận nó chỉ lên đóng kịch và nó cũng thích hôn môi cùng giới nữa.

    Nhất cử lưỡng tiện, mục đích của nó là thực hiện những chiến dịch bôi bác, đánh phá tôn giáo đó nhằm thực hiện chủ trương đểu giả nhưng rất tinh vi này.

    Tui có nghe một nạn nhân trai, tâm sự cho tui rằng, khi trẻ đi hớt tóc, thằng thợ họ Đàm ngày xưa khi còn hàn vi bá dơ…nó làm thợ hớt, cạo, mò…thằng Đàm lấy tấm khăn cô-tông trắng trùm thằng em lại rùi vừa hớt vừa mò " con Tự Do " Trời ạ!. Thằng Đàm rên rĩ: " Em đẹp trai lắm, cứ ngồi yên, anh hớt cho thật đẹp và dĩ nhiên là miễn phí".

    Nghe chiện kể, nay thấy hình này, như vậy là tai nghe + mắt thấy = đủ chưa?.

    Nam Mô a la Đà Điểu

  2. Nguyên Thạch

by Lý Tưởng Người Việt

dunglendoanketVài năm trước, tôi đã viết bài: Cao Đài giết người, không phải bài báo hay ho gì. Nhưng nay cần nhắc lại, hầu mong ai đó thông minh, sáng suốt. Đấu tranh để trả lại sự thật cho SV Nguyễn Phương Uyên, hoặc tìm hiểu những thủ đoạn mới CS áp đặt cho người hiền lương, yêu nước.

Khi tôi còn bé, nhà có ông nội bị mù, vì vậy anh em chúng tôi thường túc trực bên ông, để giúp việc lặt vặt, ông tôi thường tiếp bạn, ngày nào cũng có khách, những ông cụ thường đàm đạo: Lão, Khổng, Phật Giáo, thỉnh thoảng kể chuyện quê hương thời Cộng Sản chiếm đóng. Một trong những chuyện đó, tôi không bao giờ quên chuyện: Cao Đài giết người.

Quê tôi Quảng Nam, thời 1945 - 1954 bị Cộng Sản chiếm đóng, thời ấy trong làng nhiều nhà khá giả, nhiều người biết chữ Nho, chữ Quốc Ngữ, và Pháp Văn, chỉ là những người có kiến thức thôi, chứ chưa đạt được bằng cấp gì. Ngoài kiến thức, họ được dân làng kính trọng, nhà ai gặp ma chay, tân gia đều cậy xin liễn đối, vợ chồng nào lục đục, họ kêu lại giáo huấn bằng luân thường đạo lý, Thanh Niên chơi bời lêu lổng, bỏ bê đồng áng, cũng được khuyên răn chí tình. Tóm lại lớp khá giả có uy tín, được trọng nễ trong làng. Dấu xưa từ bao đời truyền lại như thế, lớp khá giả vô hình trung lãnh trách nhiệm vừa như chính quyền, vừa như tòa án, kỳ thật họ chẳng tham chính, với bất cứ chức vụ nào, hoàn toàn những thường dân.

Khi Cộng Sản cướp chính quyền, cán bộ CS toàn xuất thân từ ở đợ, thợ rèn, cày thuê cuốc mướn, đảng đặt tên cho thành phần này: Bần Cố Nông, loại này lãnh đạo dân khinh bỉ, nói ai nghe? Vì thế CS tiêu diệt tầng lớp khá giả, để thế vai trò cai trị dân, cách giết người như sau:

Đợi lúc đêm khuya, CS tập trung thành phần cốt cán, đứng trước nhà nạn nhân, đánh phèn la inh ỏi, gõ mõ tre, miệng hô: Đã đảo Cao Đài giết người, đã đảo Cao Đài giết người...cứ thế tay đánh phèn la, đánh mõ, miệng la: Đã đảo Cao Đài giết người...khi tiếng hô, tiếng phèn la, tiếng mõ dứt, chúng đã trói người trong nhà đem đi rồi. Ngày mai mặt trời lên khá cao, thân nhân người bị bắt đêm qua, vác trên vai cây cuốc, giả như đi làm ruộng, để tìm xem chúng đã vứt xác ở đâu đó ngoài bờ mương, bờ ruộng, nếu không thấy ngoài đồng, về nhà cầm cây rựa, đóng vai tiều phu, thế nào xác cũng vất trên rừng, trên núi, âm thầm đem về chôn. Thân tộc, hay chòm xóm không dám bén mảng tới, dù chỉ một lời phân ưu, chứ đừng nói chuyện giúp đỡ. Nhưng bọn Cộng Sản lại mò tới! và nó hỏi tại sao cha của anh, hoặc chồng của chị chết? Đương nhiên không ai dám nói: Bị CS giết, chỉ nói: Không biết, năm bảy ngày sau, chúng cho người tới nhà "mời" thân nhân người chết lên ủy ban, chúng hỏi lại câu đó: Tại sao cha / chồng của anh / chị bị chết? Người nhà cũng trả lời không biết, hỏi tiếp: Cái đêm người nhà bị mất tích, có nghe thấy gì không, người nhà thuật lại: Nghe tiếng mõ, tiếng phèn la và "đã đảo Cao Đài giết người" chúng nó tiếp lời: Đó đó nhân dân tri hô Cao Đài giết người, tại sao anh / chị lại nói không biết, giờ đã biết chưa? Thân nhân buộc phải nói: Dạ biết Cao Đài giết người, tiếp theo sau nhiều tháng liền, chúng cử người đến nhà nạn nhân, cũng chỉ với một câu hỏi như trên, cho đến khi người nhà nạn nhân thuộc lòng "Cao Đài giết người" chúng vẫn chưa chịu buông tha. Đợi một thời gian phôi pha, chúng giả dạng dân thường, hỏi theo lối tò mò, thân nhân ngây thơ trả lời "bị Cộng Sản giết" vài ngày sau, người đó bị bắt đi tăng gia sản xuất, (cãi tạo lao động) tại Tiên Hội. Từ đó ai ai cũng khiếp vía, phải nhập tâm như kinh nhật tụng "Cao Đài giết người"

CS giết những người hiền lương, mà chúng quy: Trí Phú Địa Hào, bằng cách như đã nói trên, tiếp theo chúng định đưa những tín hữu đạo Cao Đài ra tòa, vì tội giết người, rất may CS chưa kịp thực hiện, ông Ngô Đình Diệm về chấp chánh, lập nền Đệ Nhất Cộng Hòa, bọn CS một số tập kết ra Bắc, số khác ở lại với xóm làng. Sau 1954 số này quỳ lê lết từ ngoài ngõ, vào tận nhà nạn nhân lạy lục xin lỗi, tất cả đều đượcthứ tha, những thân nhân của nạn nhân nói: Thôi, chuyện qua rồi, người chết nay làm gì đi nữa, cũng không còn, mấy chú vì ngu dốt, bị bọn CS xúi dục, mấy chú thực bụng hối ngộ, trở về sống với nghĩa tình làng xóm là tốt rồi.

Tại Atlanta, hội đồng hương Quảng Nam Đà Nẵng, rất đông hội viên sinh hoạt, một lần tôi kể chuyện trên cho những cao niên (trên bảy mươi tuổi) nghe, nghe xong tôi hỏi:

Chuyện này có thật không?

Mấy chú đáp: Thật chứ sao không!

Tôi hỏi mấy chú đạo Cao Đài: Vì sao suốt 20 năm, thời VNCH mấy chú không viết lại, để thanh minh, cho bổn đạo?

Trả lời: Thanh minh làm gì, sau 1954 tụi hắn bỏ chạy mất tiêu, thanh minh với ai chứ!?

Năm ngoái, khi đăng bài này, Bác Sĩ Tô Đình Đài, ở Ohio đã tìm liên lạc với tôi, ông xác nhận sự việc đúng 100%, chính BS Tô Đình Đài người làng An Tráng, người dân Quảng Nam thường nói Cao Đài An Tráng.

Một Trung Niên khác bày tỏ xúc động tột độ, khi viết về nơi chôn nhau, cắt rốn và những mối liên quan đến gia đình của anh, anh nói: Chính ông bà, cha mẹ của anh từng kể y như những gì tôi đã viết.

Lần thứ hai, tôi kể chuyện tang tóc xóm làng, để thấy được thủ đoạn CS lúc nào cũng nham hiễm, ác độc và mong ai đó có điều kiện, tranh đấu trả sự thật lại cho cháu Nguyễn Phương Uyên, hoặc ít ra cũng tìm được những thủ đoạn bọn CS áp đặt cho người yêu nước. Ngoài ra CS còn chuyên môn ghép lý tưởng hào hùng với vật chất. Những việc làm của Phương Uyên được hứa "cho một cái laptop." Tương lai của một sinh viên năm thứ ba, lẽ nào đánh đổi với một cái laptop, bèo bọt đến thế sao?

Bắt người, dùng nhục hình ép cung, buộc nạn nhân từ một công cuộc tranh đấu cho đất nước, qua một "tội" khác, nghề chuyên sâu của CSVN.

Ngày nay ai cũng biết bọn lãnh đạo CSVN là một lũ Việt gian, tay sai cho giặc Tàu. loại tay sai đến độ ngu trung, mỗi lần Trung Quốc xâm lược, họ cho tên gì đó phát ngôn nhân bộ Ngoại Giao, lên đài ngáp một câu xưa rích, xưa rác: " Việt Nam tái khẳng định, chủ quyền không tranh cãi về hai hòn đảo Hoàng Sa, Trường Sa." Ừ, phải rồi không tranh cãi vì đã hiến cho Tàu, dám tranh cãi với ai? Tôi nhớ mặt mày tên này cũng sáng sủa, học hành không thua ai, sao lại chọn nghề sống bằng cái lưỡi, bẩn qúa. Trước đó bà Phương Nga rời chức vụ, bàn giao lại cho y, chỉ mỗi câu này "chủ quyền không tranh cãi," Đúng qúa, tụi Tàu cặm cụi nó lấy, chứ có cãi vã gì đâu! Bà Phương Nga, cũng nhờ cái lưỡi, đong gạo được mấy năm trời.

Ngót hai trăm tên lãnh đạo đảng, không hề biết nhục, trước hiện tình quân Tàu xâm lược từ biển đảo, tới đất liền, không dám ho he một lời, đã thế dồn hết mưu mô thủ đoạn với cháu sinh viên. Dù các cháu chịu không xiết, đành ký nhận án, nhưng còn lòng công tâm, sự sáng suốt của người đời vẫn tìm ra sự thật, vẫn bình tĩnh giữ nguyên lòng mến mộ các bạn trẻ.

Lịch sử nước nhà không thiếu kẻ nối dáo cho giặc, làm tay sai cho ngoại bang. Nhưng ngàn năm trước, ngàn năm sau, không thể có ai đê tiên hơn được bọn Cộng Sản.

Hiện tại CSVN có hai tử huyệt:

1/ Làm tay sai cho giặc Tàu

2/ Tất cả đều là sâu dân mọt nước, loại sâu vỹ đại tương đương như khủng long.

Cứ nhắm hai tử huyệt này tiến công, CS không cách nào che đỡ được, xin đừng chuyển mục tiêu qua hướng khác. Lần đầu tiên đến Mỹ chào cờ VNCH, nước mắt tôi chảy dài, và không cách chi hát quốc ca được, vì qúa xúc động, rất nhiều bạn khác cũng nói như vậy. Tuy nhiên mong những nhà tranh đấu đừng đụng tới cờ Quốc Gia, vì ngày mai không còn CS cai trị, tự nhiên sẽ có những trang sử viết về VNCH và cờ vàng ba sọc đỏ, khi đó quốc dân chọn cờ nào là vấn đề khác nữa, bây giờ các bạn ở trong nước với tình thế qúa ngặt nghèo, nên quên nó, hoặc tạm quên, để không phải nhận lại một lực phản ngược lại, trong khi công cuộc tranh đấu còn qúa yếu. Ai chủ trương liên quan mật thiết với cờ vàng ba sọc đỏ, theo tôi có thể chưa thật tinh tế về chính trị, hoặc có thể cố tình "dẫn" bạn vào mê hồn trận. Tôi không ám chỉ Phương Uyên đã làm như báo CS đưa tin, tôi chỉ nghĩ về công cuộc đấu tranh chỉ cần hai điểm chính:

Chống Tàu xâm lược

Lên án tham nhũng

Tất nhiên với hai điểm này, vẫn không thoát tù, nhưng có ý nghĩa rất khác.

Ông Bút.

by Lý Tưởng Người Việt
Tác giả: Vi Anh
babui thamnhungTổng Thống Nguyễn văn Thiệu của Việt Nam Cộng Hoà có một câu nói để đời, "đừng nghe những gì CS nói mà hãy nhìn những gì CS làm". Câu này rất đúng khi "nhìn" hai thủ tướng Trung Cộng và Việt Cộng hô hào rầm rộ chống tham nhũng nhưng hành động tham ô tài sản kếch sù và biến tham nhũng thành quốc nạn ở Trung Quốc cũng như Việt Nam, nhưng "hạ cánh an toàn" vô sự, không rụng một sợi lông chưn nào cả. 
Một là Thủ Tướng Ôn gia Bảo của TC, của nổi có tới 2 tỷ 7 Mỹ kim, của chìm chưa tính. Tin này không phải do người Hoa tỵ nạn CS hay người Trung Quốc ly khai trong nước (mà Đảng Nhà Nước TC cũng như VC gọi là "lực lượng thù địch") đưa ra. Mà do một tờ báo lớn của Mỹ có tầm vóc quốc tế, có thông tín viên thường trú nhiều năm ở Thượng Hải điều tra, sưu khảo viết ra trên giấy trắng mực đen, kỹ thuật số trên mạng loan tải khắp hoàn cầu.
Tin này là tin chấn động nên báo Pháp, từ tờ Le Figaro, Le Monde, đến Liberaton, Humanité, hữu, trung, tả khuynh lẫn CS đều có thông tin, nghị luận và loan tải cho độc giả người Pháp nhận định. Tin quan trọng vì chỉ còn mươi ngày nữa là CS khai mạc Đại hội Đảng CS Trung Quốc lần thứ 18, cơ hội chuyển quyền rất quan trọng giữa lớp cũ và mới mưòi năm một lần. 
Nên Đảng Nhà Nước TC một mặt vẫn theo lối mòn suy nghĩ và hành động cũ khoá mọi cổng Internet vào các trang mạng báo chí Mỹ và nghiêm cấm các công cụ tìm kiếm có liên quan đến chủ đề này trên báo điện tử New York Times. Nhưng "mắt dân như mắt khóm", công dân mạng của TQ vẫn loan truyền, phát tán tin này trên các trang mạng xã hội. 
Mặt khác, phát ngôn Bộ ngoại giao TC lên tiếng cho đó là sự «bôi lọ» quốc gia và «phục vụ cho những kẻ xấu».
Còn gia đình Ô. Ôn gia Bảo dùng hai luật sư đính chánh, thanh minh, thanh nga và buông lời hăm doạ sẽ kiện báo New York Times. Hành động này cho thấy đây là lần đầu tiên nhà cầm quyền CS mượn tay gia đình dùng biện pháp pháp lý, thủ tục tố tụng quốc tế để bịt miệng báo chí quốc tế. Nhưng tác giả bài báo, thông tín viên lâu ngày của New York Times tại Thượng Hải trả lời trên blog của mình, những sư kiện và con số đó lấy từ những tài liệu công khai ở TQ. 
Thủ Tướng Ôn và Bộ Chánh trị Đảng CS ở Bắc Kinh lo là phải, chưa hết vụ Bạc hy Lai ở Trùng Khánh làm cho người dân TQ thấy hậu trường, thâm cung bí sử của CS là quá tồi tệ, trọc phú, tham ô, nhũng lạm, dâm ô, lại tới gia đình thủ tướng giàu có bất chánh, phe đảng tham nhũng, tràn lan, một kẻ làm quan cả làng ăn ké. 
Tờ báo thuật lại cha ông Ôn gia Bảo là một người bị bắt đi chăn heo thời Mao trạch Đông, mẹ bị cho nghỉ dạy học. Thế mà trong thời kỳ chuyển sang kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, mèo trắng, mèo đen, con nào bắt được chuột đều tốt của Đặng tiểu Bình, bà giáo không được "lưu dung" [xin nhấn mạnh chữ lưu dung, tức là tha cho ở lại trong nghề, chớ không phải lưu dụng là giữ cho làm việc lại] nay đã 90 tuổi lại đầu tư đến 120 triệu đô-la vào công ty bảo hiểm Bình An – một tập đoàn bảo hiểm và dịch vụ tài chính khổng lồ. 
Và bà vợ Ô. Ôn gia Bảo là bà Trương Bội Lê trở thành «nữ hoàng kim cương». Con anh em, trai, gái của Ông TT Ôn ai cũng làm ăn vốn đơn vị hàng triệu Mỹ kim cả. Nhưng tất cả thân nhân, gia đình và bạn bè của TT Ôn chỉ làm giàu khi Ô. Ôn lên làm thủ tướng TC. 
Không phải một mình TT Ôn bị báo Mỹ "chơi" một vố đau điếng trong thời điểm nhậy cảm chuyển lãnh đạo Đảng Nhà Nước TC đâu. Hãng thông tấn Bloomberg của Mỹ hồi tháng sáu năm nay cũng có đăng một bài điều tra gây chấn động về tài sản của ông Tập Cận Bình, nhân vật số một tương lai của Trung Quốc, cho biết gia sản của họ Tập có thể lên đến gần 300 triệu euro, do vợ ông và cô con gái của ông đứng tên phần đầu tư.
Không bíết có bàn tay lông lá của CIA Mỹ chỉ điểm gí về tài sản của các lãnh đạo CS được liệt vào hàng bí mật quốc gia hay không, mà báo chí Mỹ chơi rất kẹt cho CS Bắc Kinh như thế. 
Báo Pháp Le Figaro nhận định những tiết lộ mới về đời sống xa hoa, tài sản kếch xù của giới «quý tộc đỏ» giống như mìn đặt vào uy tín của Đảng Nhà Nước CS. 
Hai là Thủ Tướng VC Nguyễn tấn Dũng được Bộ Chánh Trị cứu để không phải cùng chết cả lũ. Ở VNCS, Thủ Tướng Nguyễn tấn Dũng vừa thoát khỏi một cuộc đấu đá nội bộ tổ chức dưới hình thức đại hội trung ương đảng, triệu tập trước định kỳ và kéo dài hai tuần. 
Tổng Bí Thư Nguyễn phú Trọng nhơn danh Bộ Chính trị và Ban Bí thư của Đảng CSVN làm một chuyện rất "chèo cỗ" và "cải lương", kép bị đâm sắp chết mà còn ca 6 câu vọng cổ, đứng ra nhận lỗi về những yếu kém, suy thoái và đề nghị Ban chấp hành trung ương «kỷ luật khiển trách Bộ Chính trị và một đồng chí trong Bộ Chính trị». Nhưng như sợ phạm húy, CS không dám gọi huỵch toẹt TT Nguyễn tấn Dũng mà nói "một đồng chí trong Bộ Chính trị» khi nói về kỷ luật. 
Sau đó TT Nguyễn tấn Dũng ra trước Quốc Hội, "nhận lỗi" mà không "nhận tội" vì văn hoá chánh trị của CS Hà nội không có truyền thống bãi miển, từ nhiệm, từ chức.
TT Nguyễn tấn Dũng người gây ra không biết bao nhiêu thất bại kinh tế, lổ lã cho các tập đoàn quốc doanh, nợ hàng tỷ Đô la dân đóng thuế cả đời trả không hết. Ông ta lại còn là người đứng đầu của Đảng Nhà Nước CSVN trong chương trình chống tham nhũng, nhưng biến tham nhũng ngày càng trở thành quốc nạn trầm kha, bất mãn của dân chúng động trời động đất. 
Nhưng Bộ Chánh trị sợ " kỷ luật" Ba Dũng là bức dây động rừng, chết cả lũ. Vì khi Ba Dũng dùng ngân sách rót qua các tập đoàn quốc doanh là để rửa tiền công của ngân sách ra tiền tư chia cho "các cụ" có chức có quyền chóp bu trong Đảng, "tư túi" nói theo văn chương CS Bắc Việt. Bây giờ ép Ba Dũng quá, "thằng nam kỳ cục này" nó nỗi quạo lên, nó cộc lên khai ra cả đám thì chết chùm cả lũ.
Nhưng để vớt vát cho Đảng, và cho dân xì bớt bất mãn. Ba Dũng đồng ý để Quốc Hội im lìm thông qua dự luật trong đó không để cho Thủ Tướng đương nhiên kiêm nhiệm chức Trưởng ban chỉ đạo phòng chống tham nhũng nữa. Nhưng luật chưa ban hành, có lẽ khi Ba Dũng hết làm thủ tướng họa may mới có chuyện đó.
Nhìn hai thủ tướng CS, hai cán bộ Đảng CS ra nắm quyền lực nhà nước, hai đảng viên cao hạng hai hay ba trong đảng của CS, TC lẫn VC, hô hào chống tham nhũng mà hành động tham nhũng và tạo tham nhũng như trên, thấy câu nói của TT Nguyễn văn Thiệu trong việc chống tuyên truyền của CS thật là đúng.
Thứ Hai, 5 tháng 11, 2012 by Lý Tưởng Người Việt
Trần Mộng Lâm.
 
thinkingNgày 26 tháng 10 đã qua, ngày 1 tháng 11 2012 cũng đã trở thành dĩ vãng.. Tuy nhiên sáng nay, tôi nhận được email của một anh bạn bên Cali. Tờ điện thư đã làm tôi suy nghĩ , và rất buồn.
Người viết cho tôi là một đàn anh, học trên tôi 2 lớp. Nay anh đã về hưu, sống yên ấm tại San Josée Cali, ngày ngày vác vợt ra sân Tennis để giữ sức khỏe cho tuổi già. Anh viết cho tôi :    
-Người đã oanh tạc dinh Độc Lập ngày xưa hiện nay đang là bạn chơi tennis ở San José Cali. Năm nay khá già, da nhăn, tay chân gầy guộc. Mình có hỏi nhỏ chuyện xưa thì anh tâm sự: Tôi không có ý giết cụ Diệm mà chỉ muốn giết NĐ Nhu vì hắn có mối thù không đội trời chung với họ hàng nhà tôi. Nhu đã giết chú...., họ hàng của tôi theo Quốc Dân Đảng...???
-Một người khác, ngày xưa đã giúp TT Thích Quảng Đức tự thiêu ở Sài Gòn cũng đang là bạn tennis ở sân đường 13 San José, đó là người mà chúng tôi kêu là me xừ dân biểu hai mùa. Cựu dân biểu khối đối lập thời TT Thiệu, và dân biểu Quốc Hội CS sau 75. Dân biểu VC mà chạy qua Mỹ, Thôi thì xem như ông ta đã tỉnh ngộ...đã được phe ta chiêu hồi, nên cứ chơi chung, vui vẻ với hắn, không kỳ thị chủng tộc.
Hôm nay San José tổ chức cúng giỗ Ngô T,T. Xin thắp một nén nhang tưởng nhớ người xưa.
Đọc lá thư, tôi hết hồn.
Anh bạn của tôi thật dễ tính. Tôi chịu không làm được như anh.
Miền Nam ngày xưa đầy những tên làm chính trị kiểu này.
Nếu đúng như lời anh bạn viết cho tôi và rất nhiều các bạn khác,, thì  ông pi-lốt, coi như có mối thù chính đáng đối với ông Nhu, tại  sao không có can đảm ám sát ông Nhu, giải quyết chuyện tư thù giữa các ông với nhau?
Nếu ông ám sát ông Nhu, thì không có chuyện gì đáng bàn. Ông oanh tạc Dinh Độc Lập, là tòa nhà có thể coi như Tòa Bạch Ốc của Mỹ, thì ông làm Miền Nam mất uy tín, yếu kém đi, dần dần tiến đến chỗ làm mất Miền Nam, dâng Miền Nam cho người CS, cũng là những tên có nợ máu với Việt Nam Quốc Dân Đảng. Có bao giờ ông nghĩ tới hậu quả của việc ông làm hay không? Chắc ông cho rằng việc ông oanh tạc Dinh Độc Lập chẳng dính dáng gì đến việc các sỹ quan VNCH sau này hàng hàng lớp lớp đi vào trại cải tạo, rất nhiều người đã bỏ mình hay gia đình tan nát sau khi Mỹ bỏ rơi Miền Nam. Có dính dáng đó, ông pi-lốt ơi.
Còn ông dân biểu đã từng giúp TT TQĐ tự thiêu. Thử hỏi ông: Thương Tọa TQĐ tự thiêu là vì mục đích gì. Chắc không phải vì tư thù như ông pilốt, mà là để đem sinh mạng mình cứu vớt chúng sinh Miền Nam. Kể từ khi TT TQĐ chết đi, dân Miền Nam đã được hưởng gì? Hay chỉ là càng thay đổi, thì càng tệ. Một sự tham nhũng thay thế bằng một sự tham nhũng khác. Một nền độc tài chừng vài người thay thế bằng một nền độc tài khác trăm lần đông hơn. Cái chết của TT TQĐ tiếc thay, không đem lại cho người dân miền Nam hạnh phúc, Tự Do, như có lẽ TT đã mong muốn.
Còn các ông tự gọi là trí thức Miền Nam, ngày xưa, trong đó có Huỳnh Tấn Mẫm, hùng dũng xuống đường không cần xin phép ai, nay chỉ dám nằm nhà ký kiến nghị, dù chỉ là để xin cho một em bé gái, không phạm một tội gì ngoài chuyện Chống Tầu (trên giấy tờ) cứu Tổ Quốc. Trên dưới một trăm ông ký kiến nghị làm một trò cười. CS chẳng thèm ghé mắt vào, chẳng trả vốn, trả lời gì. Việc một em gái nhỏ bị tù oan ức tuy rất đáng được giúp đỡ, nhưng tôi chỉ hỏi các ông trí thức đã ký kiến nghị: Sao không thấy các ông xuống đường đòi Trung Công trả lại đất và biển đã cưỡng chiếm của Việt Nam?
Trí Thức Miền Nam cũ cũng như Việt Nam hiện nay tập tành làm chính trị mà chẳng hiểu gì về chính trị. Chẳng hiểu gì về CS hồi trước 75 mà cũng bầy đặt thiên tả. Sau 1975, có thể họ đã hiểu CS, nhưng họ hèn, không dám hó hé, chỉ vì biết rằng ngày xưa ở tù thì còn có ngày ra, nay ở tù, lý lịch xấu thì tàn đời, không những đời mình, mà còn đời con, đời cháu.
Trí thức như vậy, dân Việt chết oan hồi Cải Cách Ruộng Đất, hồi Mậu Thân, trong các trại Cải Tạo, ngoài Biển Khơi, biết bao giờ mới được Giải Oan???
Anh T. ơi.
Anh viết cho tôi là anh muốn thắp một nén nhang để tưởng nhớ ông Ngô Đình Diệm.
Đừng làm thế, anh ạ.
Làm như vậy là giả dối đó, khi anh vẫn ra sân tennis chơi với những nhân vật đó. Hãy để cho linh hồn ông Diệm được yên nghỉ thì hơn...
Chủ Nhật, 4 tháng 11, 2012 by Lý Tưởng Người Việt
DungthamNhungHôm nay  Chúa Nhật ngày 04 tháng 10 năm 2012, Trung Ương Đảng Cộng Sản Việt Nam, Quốc Hội, Chính Phủ và lãnh đạo nhà nước cộng sản Việt Nam hết sức hồ hỡi phấn khởi trước nguồn tin "THÁI LAN SẮP TIẾP NHẬN LAO ĐỘNG VIỆT NAM".
Theo một mẫu tin ngắn trên báo Dân trí  thì "Thái Lan sẽ tiếp nhận lao động Việt Nam trong một số ngành nghề. Tuy nhiên tình hình Xuất khẩu lao động nói chung đến hết năm vẫn gặp nhiều khó khăn.
Thông tin từ Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội cho biết, phía Bộ Lao động Thái Lan đã đồng ý sẽ tiếp nhận lao động từ Việt Nam để đáp ứng nhu cầu trong nước. Tuy nhiên, việc tiếp nhận này chỉ giới hạn cho một số ngành nghề mà Thái Lan đánh giá sẽ thiếu hụt lao động trong những năm tới, trong đó có thủy sản và nông nghiệp. Đây là những ngành tiếp nhận nhiều lao động từ Myanmar và Lào.

 
Theo chuyên gia, việc mở cửa kinh tế và chính trị của Myanmar cùng sự gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới – WTO - của Lào, được cho là sẽ ảnh hưởng đến nguồn cung lao động, vì vậy, Việt Nam được xem là nguồn cung cấp thay thế. Cơ quan Phát triển xã hội và kinh tế quốc gia – NESDB - dự đoán trong 10 năm tới Thái Lan cần đến 5,36 triệu lao động nước ngoài.
Tín hiệu từ thị trường Thái Lan đã mang chút màu tươi sáng, giúp bức tranh của ngành xuất khẩu lao động bớt ảm đạm. Báo cáo từ Cục quản lý Lao động Ngoài nước  của Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội cho biết, tính đến hết quý III năm nay Việt Nam mới xuất khẩu lao động được 51.318 người, đạt 57% kế hoạch năm.
Nguồn lợi từ xuất khẩu lao nô
Lãnh đạo đảng và nhà nước cộng sản không mừng vui sao được trước nguồn tin này, vì trước đó phía Hàn Quốc thông báo sẽ chấm dứt việc nhận lao động Việt Nam vì lao động Việt Nam bỏ trốn quá nhiều. "Có tới gần 50% lao động đã hết hạn hợp đồng 5 năm, nhưng không về nước". "Mới đây, có 22 lao động bỏ trốn ngay tại sân bay khi vừa nhập cảnh Hàn Quốc khiến phía Hàn Quốc quyết định hoãn cuộc thi kiểm tra tiếng Hàn vào ngày 7 tháng 8. Bộ Lao động  thương binh và xã hội đã quyết định không tuyển dụng lao động đi Hàn Quốc ở những xã thuộc tỉnh Hà Tĩnh có nhiều người bỏ trốn là: Cương Gián, Cẩm Nam, Kỳ Ninh. Theo thống kê của bộ Lao động và việc làm Hàn Quốc, trong tổng số 60.000 lao động Việt Nam hiện đang làm việc tại Hàn Quốc, có tới 8.150 người đang cư trú bất hợp pháp. Hàng năm, có khoảng hơn 10.000 lao động nước ta được đưa sang Hàn Quốc làm việc.
Các Nữ Lao Nô đang chuẩn bị được bán qua Đài Loan
Sau khi phía Hàn Quốc có văn bản thông báo với Bộ Lao động tạm ngừng tuyển lao động Việt Nam sang làm việc khiến hàng vạn lao động đang chờ ngày xuất cảnh rất lo lắng. Để giải toả những băn khoăn này, chiều 23/10, Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội Phạm Thị Hải Chuyền đã có buổi trả lời những xoay quanh vấn đề trên tại Cổng Thông tin điện tử Chính phủ.
Bà bộ trưởng Chuyền cho biết: "Gần đây xuất hiện tình trạng người lao động Việt Nam không về nước sau khi hết hạn hợp đồng lao động mà ở lại làm việc và cư trú bất hợp pháp tại Hàn Quốc. Đặc biệt là từ năm 2012 đến nay, tỷ lệ lao động Việt Nam hết hạn hợp đồng không về nước chiếm khoảng 50% tổng số lao động phải về nước vì hết hạn hợp đồng. Chính vì vậy, vừa qua Hàn Quốc đã đề nghị Bộ Lao động – Thương Binh Xã Hội tạm thời chưa ký kết gia hạn bản Ghi nhớ về hợp tác lao động đã hết hạn vào tháng 9/2012 để hai bên phối hợp các biện pháp nhằm giảm tỷ lệ lao động Việt Nam hết hạn hợp đồng nhưng không về nước. Trong thời gian chưa ký kết gia hạn thỏa thuận, phía Hàn Quốc tạm thời chưa giới thiệu lao động mới cho người sử dụng lao động Hàn Quốc lựa chọn. Tuy nhiên, lao động về nước đúng thời hạn vẫn được tiếp tục sang làm việc tại Hàn Quốc. Đảng và nhà nước đang hết sức lo lắng về vần đề này." 
Lãnh đạo đảng và nhà nước lo lắng khi thị trường lao động ở Hàn Quốc có nguy cơ bị đóng cửa, một thị trường mà mỗi năm nhập cảng đến 10.000 lao nô của Việt Nam. Lãnh đạo đảng và nhà nước lại vui mừng, lại hồ hỡi, phấn khởi khi một thị trường lao động mới sắp mở ra: "THÁI LAN SẮP TIẾP NHẬN LAO ĐỘNG VIỆT NAM"!
Cái lo âu rồi cái vui mừng của lãnh đạo đảng và nhà nước nếu mỗi người chịu suy nghĩ một chút thôi sẽ thấy nhục, quá nhục cho quốc thể Việt Nam: Sinh con đẻ cái ra, rồi mong cho chúng được đi làm tôi mọi cho nhà giàu để cha mẹ lấy tiền, mà khi nhà giàu phát tín hiệu có thể không cần đến tôi đòi nữa, thì kẻ làm cha làm mẹ đó lại âu lo, phiền muộn. Rồi khi nghe đến một nhà giàu khác có thể cần thuê mướn tôi đòi, thì lại mừng vui. Nhục quá!
14 Lao Nô Việt Nam Trở về bằng 14 chiếc quan tài từ Nga
Chỉ bởi cái ngoa ngữ, cái mỹ từ để đánh lừa công luận mà lãnh đạo đảng và nhà nước cộng sản đã không thấy nhục, mà người dân nghèo cũng không nhận ra cái nhục, bởi người ta đã phải cầm cố, thế chấp nhà cửa, đất đai hương hỏa của tổ tiên để lại cho các ngân hàng nhà nước, mới có được vài trăm triệu đồng để mua được cái phận tôi đòi đó. Vì vậy mà họ cảm thấy kiêu hãnh trước xóm giềng họ mạc khi con em họ được ra nước ngoài, được đi xuất khẩu lao động. Họ có biết đâu để giành dụm đủ số tiền mà chuộc lại nhà đất đã cầm cố cho ngân hàng để có tiền mua được một xuất lao nô trước đó, thì còn em họ hàng ngày phải làm lụng quần quật suốt ngày như thân trâu thân ngựa, phải làm cả những công việc nặng nề, dơ bẫn và độc hại mà người bản xứ không bao giờ làm, nhưng đã hết đâu, họ còn thường xuyên bị nhiếc mắng, bị xỉ vả, bị đánh đập vì không làm vừa lòng chủ, thậm chí nhiều nữ lao động ngày thì lao động quần quật, đêm về còn phải làm nô lệ tình dục cho tất cả mấy cha con chủ nhà nữa chứ. Điều này chỉ có những người được xuất khẩu lao động đó và lãnh đạo đảng và nhà nước biết thôi chứ cha mẹ anh em của họ ở quê nhà có biết đâu để mà biết nhục!
Là các bậc phụ huynh, liệu chúng ta có cảm thấy hãnh diện với xóm giềng, với họ mạc không khi chúng ta cho con cái chúng ta đi ở đợ cho nhà giàu và biết được hàng ngày con cái chúng ta luôn bị đánh đập, mắng chửi và hàng đêm con cái của chúng ta lại phải làm nô lệ tình dục cho ông chủ nhà và các con trai của ông ấy? Và là phụ huynh, chúng ta sẽ cảm nghĩ gì khi con cái chúng ta đi ở đợ cho nhà giàu đến khi hết thời hạn phải ở đợ, phải làm kiếp tôi mọi rồi mà không chịu trở về nhà lại trốn lánh để ở lại đó bất hợp pháp?
Một Lao Nô Vừa Trở Về Từ Hàn Quốc
Sao cái thiên đường Xã Hội Chủ Nghĩa mà không giữ chân được thần dân của mình ở lại với bờ tre, gốc lúa, với giếng nước ao làng, với cây đa, mái đình với vô vàn kỷ niệm êm đẹp của thời thơ ấu… mà để họ trốn lại xứ người sau những hạn định 3 năm, 5 năm trong thân phận tôi đòi, ngựa trâu ở đó? Ôi cái thiên đường XHCN sao nên nổi 22 lao động phải bỏ trốn ngay tại sân bay khi vừa nhập cảnh Hàn Quốc, để không bao giờ còn phải quay lại với chốn thiên đường nữa. Các lãnh đạo đảng và nước cộng sản có hiểu vì sao không?
Xin đừng tiếp tục phỉnh lừa nhân dân bằng ngôn từ hoa mỹ nữa, bởi chẳng phải là "XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG" gì cả, mà đó chỉ là một kỹ nghệ buôn người, một kỷ nghệ buôn bán nô lệ của thế kỷ 21 mà thôi. Bán đất liền và biển đảo bán rừng đầu nguồn, bán bauxite Tây Nguyên vẫn chưa đầy túi tham hay sao mà cứ tiếp tục biến thanh niên, thiếu nữ Việt Nam thành súc vật để bán để mua như người ta bán mua nô lệ thời Trung Cổ. 
Những Lao Nô Việt Nam đang khóc sau nhiều ngày bị giam đói
"THÁI LAN SẮP TIẾP NHẬN LAO ĐỘNG VIỆT NAM" một nguồn tin vui cho lãnh đạo đảng và nhà nước cộng sản Việt Nam bởi tài sản ký gởi ở các ngân hàng quốc tế của họ sắp được tăng lên khi sắp có thêm một thị trường nữa để họ bán hàng triệu thanh niên, thiếu nữ đang chực chờ để được rời khỏi thiên đường XHCN Việt Nam để trở thành những nô lệ mới nơi xứ người.
Chủ nghĩa cộng sản có thực sự là giai đoạn phát triển cuối cùng của loài người như lý luận của Karl Marx hay không? Chế độ cộng sản Việt nam có phải là cái thiên đường nơi trần thế hay không sao đất đai, biển đảo cứ tiếp tục bị dâng bán cho ngoại bang? Sao thanh niên thiếu nữ của Việt nam lại cứ tiếp tục bị biến thành nô lệ để xuất bán sang các nước láng giềng?
Nguyễn Tấn Dũng, Nguyễn Sinh Hùng, Nguyễn Phú Trọng, Trương Tấn Sang và các lãnh đạo của đảng và nhà nước cộng sản Việt Nam ơi, sao cứ suốt đời buôn dân bán nước thế này?
Có ai cứu giúp được cho dân Việt tôi sớm thoát cảnh đọa đày do bị biến thành nô lệ để bị bán mua qua cái ngôn từ hoa mỹ là XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG như thế này không?
Ngày 04 tháng 11 năm 2012
Nguyễn Thu Trâm, 8406