Thứ Bảy, 16 tháng 6, 2012 by Lý Tưởng Người Việt
( Rất đau lòng, xin gởi bản Thương Ca này đến Ðồng Bào Việt Nam, những người Tị Nạn VC, và những người không tị nạn VC, mọi lứa tuổi, mọi đoàn thể trên toàn thế giớị)



Vâng, Ông bảo Ông là người chống cộng
Cộng cướp non sông, cộng nhốt Ông tù
Vâng, Bà bảo, cộng kia, bày thú độc
Bọn giết người, bán nước, chẳng ai ưa !

Nghe như thế, lòng nào không ngưỡng phục
Phục con tim trung nghĩa, tấm gương ngời
Và mừng nữa, mừng quê hương tù ngục
Có những bàn tay giữ lửa cho đời ...

Nhưng rất tiếc, rất buồn vì đuốc lửa
Lắm kẻ không dùng đốt cháy xiềng gông
Mà lại lấy soi chân người, tìm vết
Sỉ nhục nhau, làm tan nát cộng đồng !

Sỉ nhục cả người bền lòng tranh đấu
Dù tháng năm, mưa nắng, đứng biểu tình
Dù ngòi bút nhắm vào bày thảo khấu
Dù lằn ranh Quốc - Cộng giữ phân minh !!!

Rồi sự việc tăng lên và lan rộng
Toà án này tốt, xấu chẳng chừa ai
Xử cả  người XƯA chết do phản phúc
Xử đến người NAY vì cộng, chạy dài !

Xử như thế có làm đời trong sạch
Hoặc làm người chán nản đặng buông trôi ?
Nhưng chắc chắn cộng mừng vì đúng cách
Nghị quyết thi hành, đập nát, khuấy hôi

Xỉ nhục người phải chăng do mình tốt
Hay ghét ghen, mặc cảm ngập trong lòng ...
Hoặc đón gió, trở cờ và đội lốt
Để đạt mục tiêu đánh phá cộng đồng ???

Họ là ai, trẻ hay gìa, ai biết
Chỉ biết nhìn hậu quả thấy lòng đau
Xưa  tìm Tự Do, bao nhiêu người chết
Nay có Tự Do, sao đạp nát nhàu !!!

Vâng, Ông bảo Ông là người chống cộng
Cộng cướp non sông, cộng nhốt Ông tù
Vậy, Ông hãy đồng hành cùng dân tộc
Góp bàn tay ta chung diệt quốc thù !

Vâng, Bà bảo cộng kia, bày thú độc
Bọn giết người, bán nước chẳng ai ưa
Vậy, Bà hãy tránh xa lời mời mọc
Cùng chúng tôi, mau, tố giác tội đồ !

Hãy để sử ghi tiếng hờn lịch sử
Ai tội, ai công, phản bội, trung thành
Chuyện nước Việt Nam vì đâu, bức tử
Đã rõ ràng như ý nghĩa đấu tranh

Còn ngồi đó khoắng đục ngầu dĩ vãng
Mà đặt tên vẽ tội ích gì không
Có tránh khỏi lòng ghét, yêu, xuyên tạc ?
Lợi cho ai ? Vâng, chỉ cộng vui lòng !!!

Cộng rất vui vì có người tiếp sức
Phá rối, quăng dơ, đâm thọc, hỏa mù
Không phải tuyên truyền tốn hao tài, lực
Mà vỗ tay cười, chiến thắng cộng thu !!!

Đây, bản thương ca buồn như tiếng khóc
Gởi chị, gởi anh khắp chốn địa cầu
Nếu thực Ông - Bà nạn nhân Việt cộng
Hãy chống cộng thù, đừng đánh lẫn nhau !

Ðừng lụi lưng nhau đường dao chí tử
Bôi mặt, tung chiêu, kể cả đòn hèn
Nghị quyết này, sao làm giùm cộng chứ ?
Để cộng làm, nếu thật sự anh em !!!

Vâng, nếu thực Ông - Bà yêu tổ quốc
Xót quê hương, dân tộc, trọng công bình
Thì xin hãy đấu tranh cho đại cuộc
Để giống nòi, sông núi được tồn sinh !


Ngô Minh Hằng
by Lý Tưởng Người Việt


Mỗi độ vào thu ở xứ người
Thì lòng lữ khách giọt sầu khơi
Nhìn rừng lá biếc đầy hương sắc
Lại nhớ quê xưa. Lại ngậm ngùi !

Thu ở quê tôi lá cũng vàng
Mây thu lụa bạch, nắng hào quang
Lá  sen ai nhuộm màu trăng sữa
Mà để hương bay nức địa đàng?

Thuở ấy đời vui chẳng hận thù
Lòng trong như thể nắng  đầu thu
Sương khuya có lạc, rơi trên tóc
Cũng vọng thầm lên những diễm từ

Thuở ấy, khi thu má chớm hồng
Khi môi màu mật, mắt màu nhung
Là khi người đến và tôi đã
Tôi đã yêu người rất thủy chung!

Tình đã thăng hoa, đã tuyệt vời
Cho đời tấm tắc thật xinh đôi
Cho ta, hai trái tim đồng cảm
Ước cuộc trăm năm đến mãn đời

Nhưng đời tàn nhẫn quá, từ khi
Trăm nhánh sông chia chẳng hẹn về
Tôi khóc cho mình, cho vận nước
Tháng Tư nào tan tác phân ly...

Từ đấy Thu buồn bởi mất nhau
Ai đem ly biệt đến tinh  cầu ?
Ai đem nước mắt vào thu để
Thu đến, hồn thu cũng đớn đau...

Ngô Minh Hằng
by Lý Tưởng Người Việt


Trăm năm kiếp phận con người
Không ai tránh được phút rời thế gian
May thì thanh thản, bình an
Rủi thì đau đớn, gian nan, lạnh lùng
Nhưng chung một điểm cuối cùng
Linh hồn thoát xác về vùng huyền vi
Thế thôi, ai biết thêm gì
Biết chăng là cảnh chia ly đôi đường
Và đời, kẻ ghét, người thương
Và rồi ...cái lưỡi không xương ...đủ điều ...
Tốt thì ít, xấu thì nhiều
Xăm soi, bới móc, dệt thêu tận tình
Xấu người chưa chắc mình xinh
Sao không nghĩ đến phiên mình một mai ...

*
Thương người trong cỗ quan tài
Không sao đỡ được đòn ai đánh mình !

Hỡi ơi ...THẾ THÁI NHÂN TÌNH ...


Ngô Minh Hằng
by Lý Tưởng Người Việt
chien-si-qlvnchTôi có một người cha già, lại tàn tật, cụt một chân. Khi tôi sinh ra đời bố tôi cũng đã gần 50 tuổi. Trong một thời gian dài, bố tôi đóng vai trò của một người mẹ, tuy di chuyển khó khăn, nhưng ông lo lắng cho tôi không còn thiếu một thứ gì. Bạn bè thường gọi là "Ông nội trợ" và khen là đàn ông mà bố tôi có đầy đủ các đức tính của người phụ nữ Á đông "công, dung, ngôn, hạnh", nuôi con khéo léo không ai bằng.

Hồi còn bé, tôi không hiểu được, vì sao không phải mẹ tôi, mà bố tôi luôn luôn ở nhà chăm sóc cho tôi. Từ từ tôi mới nhận ra, trong đám bạn bè, tôi là người duy nhất luôn luôn có người bố bên cạnh. Thiếu tình mẹ, tuy nhiên, tôi cũng cảm thấy an ủi, mình là người rất may mắn, còn hơn nhiều đứa trẻ thiếu cả tình thương của cha lẫn mẹ.

Sau này tìm hiểu thì tôi biết, bố tôi là một lính VNCH, bị thương trên chiến trường, được mẹ tôi bảo lãnh đến Mỹ theo diện đoàn tụ, bà lo cho ông hưởng tiền trợ cấp tàn phế. Lúc tôi được hơn 3 tuổi, bố tôi và mẹ tôi ly dị, bà đã lập gia đình với một người đàn ông khác, nhường tôi lại cho bố tôi nuôi. Trong ký ức trẻ thơ, tôi có hình dung được hình ảnh của mẹ tôi một vài lần, khi bà đến thăm, nhưng rất xa lạ, vì luôn luôn bà đi chung với một người đàn ông nhìn tôi với ánh mắt lạnh lùng.

Tôi có tí mặc cảm về địa vị bố tôi ngoài xã hội, so với bố của những đứa trẻ khác, tuy nhiên việc chăm sóc tôi thì hoàn hảo, ông chăm lo cho tôi từ việc lớn đến việc nhỏ, không phải đụng tay vào bất cứ thứ gì.

Trong suốt thời gian tôi học tiểu học, ông còn thuyết phục ông tài xế xe bus đón tôi đi học ngay tại cửa nhà, thay vì ở trạm xe , cách xa nhà tôi 4 dãy phố. Khi tôi bước vào nhà, lúc nào bố tôi cũng chuẩn bị sẵn thức ăn trưa, nào cá kho, thịt kho, rau xào và có cả canh nữa. Lâu lâu cũng có thức ăn Mỹ, sandwich, hamburger, bơ đậu phộng, và còn thay đổi theo mùa. Giáng Sinh bánh có viền xanh hình cây thông, Valentine có hình trái tim..vv… Khi tôi lớn hơn một chút, vào năm đầu tiên trung học, tôi lại thích sống độc lập, tôi muốn thoát ra những cử chỉ yêu thương dành cho con nít của bố, vì sợ chúng bạn trêu chọc. Nhưng chẳng bao giờ bố buông tha tôi cả, một đôi khi tôi rất bực mình. Cấp trung học, tôi không thể về nhà ăn cơm được nữa, phải bắt đầu tập tự lo cho mình. Nhưng bố tôi lại thức dậy sớm hơn thường lệ để chuẩn bị bữa ăn trưa cho tôi. Ông cẩn thận ghi cả tên tôi bên ngoài túi giấy đựng đồ ăn. Lật dưới đít bao giấy, luôn luôn có một vài hình vẽ nhỏ, khi thì căn nhà, khi thì dòng suối, ngọn núi, chim cá và hình trái tim với dòng chữ "I Love You Tammy!" Nào hết đâu, bên trong những chiếc khăn giấy cũng có những dòng chữ triều mến "Bố thương con nhiều".

Ông luôn viết, hay có những câu nói bông đùa như thế để nhắc nhở là ông yêu thương tôi nhiều, và muốn làm cho tôi vui. Tôi thường lén ăn trưa một mình để không ai thấy được cái túi giấy và khăn ăn. Nhưng cũng chẳng giấu được lâu. Một hôm, một đứa bạn tình cờ thấy khăn ăn của tôi, nó chộp lấy la lên và chuyền đi khắp căn phòng cho mọi người xem. Mặt tôi nóng bừng, bối rối, mắc cỡ muốn chui đầu xuống đất. Bữa hôm đó tôi về, đã làm mặt giận với bố tôi và "cấm" ông ấy không được viết, vẽ "bậy bạ" trên khăn giấy nữa, để bạn bè không coi tôi như đứa con nít lúc nào cũng cần người lớn chăm sóc. Lần đầu tiên tôi thấy bố tôi buồn, lặng lẽ vào phòng đóng cửa.

Ngày hôm sau, tôi vô cùng ngạc nhiên vì tất cả bạn bè bu chung quanh tôi, chờ để được xem chiếc khăn ăn, nhưng lần này thì trống trơn, không có dòng chữ hay hình vẽ gì cả. Nhìn mặt bọn chúng thất vọng, hụt hẫng, tôi mới hiểu ra, tất cả chúng nó đều mong ước có một ai đó biểu lộ tình thương yêu ngọt ngào giống vậy đối với chúng.  Lúc đó lòng tôi len lén cảm thấy vui vui, dâng lên niềm tự hào về bố.

Tôi vội về làm lành với bố, và những giòng chữ, những hình vẽ yêu thương lại tiếp tục. Những năm còn lại trong trường trung học, tôi vẫn đều đều có những chiếc khăn đặc biệt ấy. Và từ đó, tôi giữ lại, chứa trong một cái hộp riêng, giấu kín. Chưa hết, khi vào đại học, tôi phải rời xa bố, tôi nghĩ thông điệp xưa kia của bố sẽ phải chấm dứt.

Nhưng tôi và bạn bè rất vui sướng vì những cử chỉ biểu lộ tình cảm của bố tôi vẫn tiếp tục qua hình thức khác. Ở cấp đại học, dĩ nhiên không còn thấy bố tôi đứng chờ khi tan học, vì thế, tôi hay gọi điện thoại cho ông, chi phí điện thoại khá cao, nhưng không sao, tôi chỉ muốn nghe được giọng nói của ông mà thôi. Suốt năm học đầu tiên, chúng tôi quen lối nói chuyện như thế và sau đó kéo dài một năm. Thường thì sau khi tôi nói lời tạm biệt, câu cuối cùng không bao giờ thiếu. "Này Tammy" Tôi thường trả lời "Dạ, gì thế bố?" "Bố thương con nhiều." "Con cũng thế. I Love You!" Hình như bố tôi nhận ra chi phí mắc mỏ cho những cuộc điện đàm, từ đó, tôi bắt đầu nhận thư mỗi thứ sáu. Ban thường trực phát thư của trường đều biết ai là người thường gửi lá thư này, mặc dù địa chỉ hồi âm luôn luôn ghi là KBC 1678. (Sau này tôi khám phá ra, KBC viết tắc là Khu Bưu Chính, địa chỉ trong quân đội ngày trước nơi bố tôi phục vụ. Còn số 1678 dễ quá, là số nhà tôi hiện tại.) Nhiều lúc bên ngoài bì thư, địa chỉ được viết bằng bút chì và tiếp theo đó là những lá thư có hình con mèo và con chó của gia đình tôi, có vẽ những hình tháp nhiều từng, hình cây cầu nhiều nhịp in trên sóng nước. Hè năm đó, bố tôi và tôi du lịch về Việt Nam, lúc đó tôi mới biết là Chùa Một Cột, Chùa Thiên Mụ, Cầu Tràng Tiền v.v… Sau chuyến du lịch ấy, tôi tìm hiểu về Việt nam nhiều hơn, nhất là cuộc chiến tranh trước 75, tôi bắt đầu thấy thương bố nhiều, ông là người lính bại trận, nhưng quân lực ấy đã chiến đấu dũng cảm cho tự do, cho hạnh phúc của người dân miền Nam trong suốt 20 năm. Nếu không bị đồng minh bán đứng, cuộc chiến chưa chắc ai thắng ai. Thư đến và được phát mỗi ngày sau buổi ăn trưa. Tôi thường đi nhận thư và mang theo mỗi khi đi uống cà phê. Tôi nhận thấy chẳng cần phải giấu giếm làm gì nữa, bởi bạn cùng phòng tôi là những đứa bạn hồi còn trung học, chúng nó biết rất rõ về những chiếc bao giấy, khăn ăn. Và rồi trở thành như một tập tục, tôi đọc thư, còn bì thư và hình vẽ thì

được chuyển khắp bạn bè, thư từ bố tôi thành niềm vui của cả phòng.

Trong năm cuối cùng đại học, bố tôi bị căn bịnh ung thư hành hạ. Mỗi khi tôi không nhận được thư vào ngày thứ sáu, tôi biết ông ốm nặng, không thể viết được. Ông thường thức dậy lúc 4 giờ sáng để có thể ngồi trong nhà yên tĩnh nắn nót viết những lá thư. Nếu không kịp cho đợt phát thư vào thứ sáu, thì chỉ sau đó, một hai ngày, thế nào rồi thư cũng đến. Bạn bè tôi bình bầu ông là "Người cha thương con nhất trên thế giới này!" Ngày lễ cha, Father's Day, chúng nó gởi một tấm thiệp phong tặng ông danh hiệu đó và tất cả đều ký tên trên tấm thiệp. Tôi tin rằng ông đã dạy cho tất cả chúng tôi về tình phụ tử, bạn bè tôi bắt đầu nhận những tấm khăn ăn giống như tôi từ gia đình chúng nó, với những lời để lại ấn tượng mà sẽ thôi thúc họ hãy biểu hiện tình thương của họ với con cái sau này. Suốt thời gian đại học, những lá thư và những cú điện thoại như một chu kỳ đều đặn. Ngày ra trường, tôi quyết định chọn công việc làm gần nhà, để được ở cạnh bố tôi, vì căn bệnh bố càng ngày càng nặng.

Thời gian được ở gần bố không còn bao nhiêu lâu nữa. Đó là những giây phút khó khăn, đau khổ nhất cuộc đời tôi phải trải qua. Tôi ở bên cạnh bố tôi một vài ngày trong bệnh viện trước khi ông mất. Vài giờ trước khi hấp hối, ông nắm tay tôi bảo "Bố nhờ con một điều, con về nhà lấy cho bố cái hộp gỗ mà bố để trên đầu tủ, đây là hộp chứa đựng những kỷ niệm đời lính mà bố yêu thương nhất. Bố muốn nhìn nó lại một lần." Tôi lái xe về nhà, và cũng tìm ra ngay chiếc hộp phủ đầy bụi thời gian. Có gì bên trong? Tôi tò mò mở nắp hộp. Mắt tôi bắt đầu cay cay nhòa lệ, khi nhìn thấy những tấm hình của bố tôi còn trẻ, trong những bộ quân phục thật oai phong. Có những tấm cầm súng đằng sau chiến trường còn bốc mùi lửa khói. Lật ra đàng sau, những ngày tháng cũ, 68, 70, 71, 72… với những địa danh xa lạ: An Lộc, Bình Long, Đồng Xoài, Khe Sanh… Dưới đáy hộp là căn cước quân nhân, giấy giải ngũ và những tấm huy chương, bộ lon gắn trên cổ áo khi ông mặc những bộ quân phục. Bây giờ thì tôi mới hiểu hết, không còn mặc cảm hình ảnh có ông bố tàn tật chỉ biết lo việc "nội trợ", ngược lại là đàng khác, Bố tôi đã một thời là một người lính chiến oai hùng, đổ máu hy sinh một phần thân thể mình cho một cuộc chiến đầy chính nghĩa, bảo vệ quê hương. Rõ ràng bố tôi chăm sóc tôi, vui vẻ làm những việc của người phụ nữ bao nhiêu năm nay, chỉ vì tình thương con mà thôi.

Ông thật là người cha tuyệt vời Tôi ôm cái hộp, chạy gấp lại bệnh viện, định nói lời xin lỗi với người cha thân yêu của mình, nhưng đã trễ! Người y tá trực cho biết, bố tôi vừa trút hơi thở cuối cùng. Rồi người y tá trao cho tôi chiếc khăn giấy nhà thương, với giòng chữ cuối cùng run rẩy của một người cha dành cho con "Tammy, ba thương con nhiều! Vĩnh biệt!" Nước mắt tôi trào ra như suối, cầm tấm khăn giấy trong tay áp vào ngực, tấm khăn giấy cuối cùng, mà cả cuộc đời mãi mãi không còn nhận được nữa. Lúc liệm xác, tôi bỏ theo chiếc hộp kỷ niệm đời lính vào hòm cho bố, còn những chiếc khăn giấy tôi sẽ giữ mãi bên cạnh cả cuộc đời tôi. Bây giờ thì những chiếc khăn giấy đã đổi màu vàng khè, nhưng tình tôi dành cho người bố càng ngày càng thấm thiết, bất diệt, muôn đời không thay đổi.

Happy Father's Day! Mừng Ngày Của Bố! Mừng ngày Quân Lực 19/6/2011.

~Hải Lê
by Lý Tưởng Người Việt
ToquocghionVào ngày 30-4-1975, khi những đôi dép râu giẫm lên hè phố Sài Gòn, bầu trời Miền Nam cũng vần vũ u buồn thì Tướng Nguyễn Khoa Nam, Tướng Phạm Văn Phú, Tướng Lê Văn Hưng, Tướng Lê Nguyên Vỹ và Tướng Trần Văn Hai đã anh dũng tuẫn tiết nêu cao hùng khí "Ninh thọ tử, bất ninh thọ nhục", thà chết chứ không chịu nhục của ngũ hổ tướng Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa.

TƯỚNG NGUYỄN KHOA NAM

Thiếu tướng Nguyễn Khoa Nam, Tư Lệnh Quân Đoàn IV/Quân Khu IV, sinh ngày 23
tháng 9 năm 1927 tại Đà Nẵng trong một gia đình nền nếp, khoa bảng. Ông là cựu học sinh trường Khải Định, tốt nghiệp Khóa Hành Chánh ở Huế, giữ chức Chủ Sự Tài Chánh từ năm 1951 đến năm 1953 thì nhập ngũ Khóa 3 Thủ Đức. Khi ra trường, ông tình nguyện phục vụ trong Binh Chủng Nhảy Dù và thuyên chuyển ra chiến đấu ở ngoài Bắc.

Sau Hiệp Định Genève 20-7-1954, đơn vị của ông được đưa về Miền Nam, lúc đó ông đang mang cấp bậc Trung úy. Đến năm 1955, ông giữ chức Đại Đội Trưởng thuộc TĐ7ND, về tham dự cuộc hành quân tảo thanh nhóm Bình Xuyên của Bảy Viễn ở Sài Gòn. Sau đó ông được thăng cấp Đại úy rồi đi du học chuyên nghiệp tại Pau, Pháp. Ông mang cấp bậc Đại úy từ năm 1955 đến năm 1964 thì lên Thiếu tá, giữ chức Tiểu Đoàn Trưởng TĐ5ND. Qua năm 1967, ông được thăng Trung tá với chức Lữ Đoàn Trưởng LĐ3ND, nổi danh ở trận đánh Đồi Ngok Van, Kontum. Cuối năm 1967 lại được vinh thăng Đại tá với Đệ Tam Đẳng Bảo Quốc Huân Chương. Trong trận Mậu Thân 1968, Bộ Tổng Tham Mưu điều động đơn vị ông về Sài Gòn để tảo thanh Việt Cộng ở vùng ven đô, gây nhiều thiệt hại cho chúng. Qua năm 1969, ông nắm chức Tư Lệnh SĐ7BB kiêm Tư Lệnh Khu Chiến Thuật Tiền Giang. Tháng 11-1969, ông lại được vinh thăng Chuẩn tướng nhiệm chức tại mặt trận cho đến tháng 11-1971 thì thăng Chuẩn tướng thực thụ. Tới năm 1972, Chuẩn tướng Nguyễn Khoa Nam được thăng Thiếu tướng nhiệm chức rồi mang Thiếu tướng thực thụ vào tháng 10-1973, đến tháng 11-1974 được bổ nhiệm giữ chức Tư Lệnh Quân Đoàn IV/Quân Khu IV.

Tướng Nguyễn Khoa Nam sống một cuộc sống rất giản dị, không vợ con, không xa hoa, không nhu cầu vật chất. Ông cũng mang tâm hồn nghệ sĩ, say mê hội họa và âm nhạc, giỏi về nhạc lý. Ông còn là một Phật tử thuần thành, ăn chay mỗi tháng 15 ngày, thường nghiền ngẫm kinh Phật và sách Nho Giáo. Ông là người trầm lặng, ít nói, sống nhiều về nội tâm, đươc tiếng phúc hậu, đạo đức, lấy Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín làm phương châm ở đời. Trong quân đội, ông là một vị tướng mẫu mực, một cấp chỉ huy tài giỏi, thương lính yêu dân nên được binh sĩ dưới quyền cũng như đồng bào kính mến.

Là Tư Lệnh Vùng, mỗi lần đi thanh tra hay thăm viếng các Tiểu Khu hoặc các đơn vị, Tướng Nam không bao giờ để cho các Tiểu Khu Trưởng, các đơn vị trưởng tiếp đón ông bằng tiệc tùng. Mỗi lần đi như vậy, ông chỉ mang theo khúc bánh mì thịt hay món ăn đơn giản, thanh đạm. Còn nếu gặp ngày ăn chay thì ông mang theo mấy trái bắp nấu hoặc vài củ khoai luộc. Nói đến Tướng Nguyễn Khoa Nam là phải nói đến "cái nón sắt". Đầu ông luôn đội nón sắt và ông luôn luôn nhắc nhở các sĩ quan, binh sĩ phải đội nón sắt cho an toàn. Sĩ quan và binh sĩ dưới quyền có nhiều giai thoại về "cái nón sắt" với Tướng Nam. Nhắc đến chuyện thương lính, trước khi tuẫn tiết, Tướng Nam đã một mình tự lái xe Jeep vào Quân Y Viện Phan Thanh Giản để thăm các chiến hữu của ông bị thương đang điều trị tại đây. Lần thăm viếng nầy nói lên sự vĩnh biệt thầm kín của ông với thuộc cấp.

Khi lệnh buông súng đầu hàng được ban ra vào lúc 10 giờ 00 sáng ngày 30-4-1975 thì rạng sáng ngày 01-05-1975, Tướng Nguyễn Khoa Nam đã dùng khẩu Browning bắn vào màng tang tuẫn tiết tại dinh Tư Lệnh nằm trên bờ sông Cái Khế ở Cần Thơ. Tướng Nam đã hào hùng chọn cái chết chứ không chịu đầu hàng nhục nhã. Khi tuẫn tiết, ông mặc lễ phục trắng với đầy đủ Dây Biểu Chương và Huân Chương các loại mà ông được ban thưởng, trên bàn viết còn để lại một vài vật dụng cá nhân và một món tiền 40.000 $, nhờ vị sĩ quan tùy viên đem về trao lại cho gia đình ông. Bốn mươi ngàn đồng vào thời điểm 30-4-1975 là món tiền quá nhỏ, nói lên đức tính liêm khiết của viên Tướng Tư Lệnh Vùng thuộc tập thể Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa. Chính vì vậy mà Tướng Nguyễn Khoa Nam được tiếng là người thanh liêm, chưa hề bị tai tiếng về tham nhũng hay bè phái. Trung tá Bác sĩ Hoàng Như Tùng, Giám Đốc Quân Y Viện Phan Thanh Giản cùng một số sĩ quan, binh sĩ của Quân Đoàn IV đã đứng ra mai táng Tướng Nam tại Nghĩa Trang Quân Đội Cần Thơ.

Vào năm 1984, gia đình Tướng Nam bốc mộ, hỏa thiêu hài cốt ông rồi đem về thờ tại Chùa Già Lam ở Gia Định. Trên đường về, khi qua bắc Cần Thơ và bắc Mỹ Thuận, thân nhân đã rắc một phần tro cốt của ông xuống sông Tiền Giang cùng sông Hậu Giang, nơi mà ông đã chiến đấu và chết cho đồng bằng Sông Cửu Long. Tro cốt của Tướng Nguyễn Khoa Nam đã hòa với làn nước phù sa Cửu Long Giang để bón từng bụi lúa, từng cọng rau tấc đất của quê hương cho thêm mầu mỡ.

Phần tro cốt còn lại được đem về thờ tại Chùa Già Lam ở Bình Hòa, Gia Định. Hòa Thượng Thích Trí Thủ, trụ trì Chùa Già Lam đã đứng ra làm lễ cầu siêu cho Tướng Nguyễn Khoa Nam vào ngày 18-03-1984. Buổi lễ cầu siêu được tổ chức rất trọng thể, nghiêm trang, mặc dù gia đình giữ kín để tránh phiền phức với công an Việt Cộng nhưng bà con và thân hữu, đặc biệt là nhiều sĩ quan, binh sĩ VNCH đến tham dự đông đảo ngoài sự tưởng tượng của gia đình và nhà chùa.

TƯỚNG PHẠM VĂN PHÚ

Thiếu tướng Phạm Văn Phú, Tư Lệnh Quân Đoàn II/Quân Khu II, sinh năm 1929 tại Hà Đông, Bắc Việt, xuất thân từ Khóa 8 Trường Võ Bị Quốc Gia Đà Lạt. Sau khi tốt nghiệp, ông tình nguyện phục vụ trong Binh Chủng Nhảy Dù.

Khoảng tháng 3-1954, tình hình mặt trận Điện Biên Phủ đang ở cường độ sôi động cho nên TĐ5ND mà Trung úy Phú giữ chức Đại Đội Trưởng được huy động nhảy dù vào tiếp ứng cho mặt trận nầy. Vừa vào vùng, Trung úy Phú đã chỉ huy binh sĩ dưới quyền mở các cuộc phản công đẫm máu trước các đợt xung phong điên cuồng bằng biển người của địch. Mặt trận tiếp diễn ngày một thêm khốc liệt thì qua ngày 15-4-1954, Đại tá De Castries, Chỉ Huy Trưởng cứ điểm Điện Biên Phủ được thăng Thiếu tướng, hai Trung tá Langlais và Ladande thăng lên Đại tá cùng 10 sĩ quan khác, mỗi người được thăng một cấp, trong đó có Trung úy Phạm Văn Phú. Đến ngày 26-4-1954, Đại úy Phú được cử giữ chức Tiểu Đoàn Phó TĐ5ND, qua những trận đánh ác liệt, chẳng may ông bị thương và bị Việt Minh bắt khi Điện Biên Phủ thất thủ vào ngày 07 tháng 05 năm 1954. Sau Hiệp Định Genève, ông được trao trả về Miền Nam và tiếp tục phục vụ trong Quân Đội Việt Nam Cộng Hòa.

Năm 1960, Đại úy Phạm Văn Phú được tuyển chọn phục vụ trong Lực Lượng Đặc Biệt do Đại tá Lê Quang Tung làm Tư Lệnh. Cuối năm 1962, ông lên Thiếu tá, đảm nhậm chức Liên Đoàn Trưởng Liên Đoàn Quan Sát 77 của LLĐB. Vào giữa năm 1964, ông chỉ huy Liên Đoàn này đánh tan Trung Đoàn 765 của cộng sản Bắc Việt ở Suối Đá thuộc tỉnh Tây Ninh. Sau trận này, ông được đặc cách thăng Trung tá với chức vụ Tham Mưu Trưởng LLĐB, một năm sau ông lại được thăng Đại tá nhiệm chức. Qua đầu năm 1966, giữ chức Phụ Tá Tư Lệnh SĐ2BB cho đến giữa năm 1966 được bổ nhiệm chức Tư Lệnh Phó và Xử Lý Thường Vụ sư đoàn này vì Thiếu tướng Hoàng Xuân Lãm, Tư Lệnh sư đoàn được bổ nhậm vào chức vụ Tư Lệnh Quân Đoàn I/Quân Khu I. Cuối năm 1966, ông được bổ nhậm làm Tư Lệnh Phó SĐ1BB cho đến giữa năm 1968 lại được cử vào chức vụ Tư Lệnh Biệt Khu 44, trách nhiệm về các tỉnh biên giới
Miền Tây Nam Phần thuộc Quân Khu IV. Năm 1969 được vinh thăng Chuẩn tướng tại mặt trận cho đến đầu năm 1970, Chuẩn tướng Phú được cử thay thế Thiếu tướng Đào Văn Quảng trong chức vụ Tư Lệnh LLĐB.

Cuối tháng 8-1970, Tướng Phú được Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu bổ nhiệm vào chức vụ Tư Lệnh SĐ1BB thay thế Thiếu tướng Ngô Quang Trưởng đảm nhận chức Tư Lệnh Quân Đoàn IV. Tháng 3-1971, Chuẩn tướng Phú được vinh thăng Thiếu tướng tại mặt trận sau cuộc Hành Quân Lam Sơn 719 ở Hạ Lào. Trong mùa hè đỏ lửa 1972, khi cộng sản Bắc Việt phóng ra các trận đánh lớn, Tướng Phú đã điều động, phối trí các trung đoàn của SĐ1BB một cách tài ba cho nên các phòng tuyến của ta ở Tây Nam Huế không bị chọc thủng bởi các cuộc tiến công của địch. Phải nói, SĐ1BB là một sư đoàn mà khả năng tác chiến có thể xếp ngang hàng Sư Đoàn Dù và Sư Đoàn Thủy Quân Lục Chiến, có trách nhiệm bảo vệ vùng địa đầu giới tuyến gồm Quảng Trị, Thừa Thiên và cố đô Huế, từng được chỉ huy bởi các vị tư lệnh sư đoàn tài giỏi như Tướng Đỗ Cao Trí, Tướng Ngô Quang Trưởng, Tướng Phạm Văn Phú, Tướng Lê Văn Thân. Đến tháng 9-1972, Tướng Phú được điều động về Quân Đoàn III, làm Chi Huy Trưởng Trung Tâm Huấn Luyện Quang Trung, một quân trường lớn nhất ở Việt Nam.

Vào tháng 11-1974, thể theo đề nghị của Thủ tướng Trần Thiện Khiêm và Phó Tổng thống Trần Văn Hương, Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu đã ký sắc lệnh bổ nhậm Thiếu tướng Phạm Văn Phú vào chức vụ Tư Lệnh Quân Đoàn II/Quân Khu II, thay thế Trung tướng Nguyễn Văn Toàn về làm Chỉ Huy Trưởng Binh Chủng Thiết Giáp. Đến ngày 10-3-1975, CSBV huy động 3 sư đoàn, gồm SĐ10, SĐ320 và SĐ316 tấn công vào tỉnh lỵ Ban Mê Thuột và Ban Mê Thuột bị thất thủ trước sức tấn công của 3 sư đoàn cộng quân. Trong khi Tướng Phú đang lập kế hoạch phản công tái chiếm Ban Mê Thuột thì Tổng thống Thiệu ra lệnh cho Tướng Phú rút bỏ cao nguyên về tái phối trí vùng đồng bằng Bình Định, Nha Trang. Tướng Phú đã nhiều lần yêu cầu Tổng thống Thiệu và Bộ Tổng Tham Mưu để ông tử thủ cao nguyên nhưng không được chấp thuận khiến ông thất vọng, chán nản. Rồi cuộc triệt thoái khỏi cao nguyên thất bại, gây hỗn loạn, kéo theo sự sụp đổ cả Miền Nam đã làm cho Tướng Phú khổ tâm hơn nên ngã bệnh phải vào điều trị ở Tổng Y Viện Cộng Hòa.

Đến ngày 30-4-1975, Tướng Biên Khu Phạm Văn Phú đã dùng độc dược tuẫn tiết nêu cao tiết tháo "tướng chết theo thành". Lại một vì sao sáng đã tắt trên bầu trời Miền Nam trong ngày u buồn của trang Hùng Sử!

TƯỚNG LÊ VĂN HƯNG

Chuẩn tướng Lê Văn Hưng, Tư Lệnh Phó Quân Đoàn IV/Quân Khu IV sinh năm 1933, xuất thân từ Khóa 5 Sĩ Quan Trừ Bị Thủ Đức. Ông phục vụ tại SĐ21BB từ Đại Đội Trưởng đến Trung Đoàn Trưởng, đã từng đảm nhiệm chức Tiểu Khu Trưởng Phong Dinh. Ông là một sĩ quan can trường, khả năng tác chiến cao, giỏi về lãnh đạo chỉ huy và rất thương yêu binh sĩ dưới quyền. Các cấp bậc của ông từ đại úy trở lên đều được đặc cách vinh thăng tại mặt trận. Từ Đại tá Trung Đoàn Trưởng Trung Đoàn 31 thuộc SĐ21BB, ông được cử giữ chức Tư Lệnh SĐ5BB ở Quân Khu III. Sau đó được vinh thăng Chuẩn tướng chỉ vài tháng trước khi cộng quân mở cuộc bao vây và công hãm thị xã An Lộc vào mùa hè đỏ lửa 1972. Trong suốt thời gian vây hãm, 4 sư đoàn địch đã mở những cuộc tấn công hung hãn bằng bộ binh, xe tăng và những cuộc mưa pháo khốc liệt, như ngày 11-5-1972, thành phố nhỏ bé An Lộc đã gồng mình hứng khoảng 8.000 quả pháo binh đủ loại của Bắc quân.

Trong trận An Lộc lịch sử nầy, Tướng Lê Văn Hưng, Tư Lệnh SĐ5BB, chỉ huy toàn bộ các lực lượng tử thủ, đầu đội nón sắt, mặc áo thun bên trong, áo giáp bên ngoài, quần đùi, tay cầm M16, tay cầm ống liên hợp, lựu đạn cài quanh mình, chiến đấu gần như 24/24 giờ nêu cao truyền thống anh dũng của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa qua câu: "Ngày nào tôi còn, An Lộc còn". Trong suốt thời gian bị vây hãm, Tướng Hưng và những người lính tử thủ của ông có bao đêm ngủ được những giấc ngủ bình an trên những chiếc giường ngay ngắn như những người bình thường ở hậu phương? Sau 68 ngày bị vây hãm trong hỏa ngục máu và lửa, An Lộc vẫn đứng vững nhờ sự chiến đấu oanh liệt, dũng cảm của lực lượng tử thủ. Khi An Lộc được giải tỏa, Tướng Lê Văn Hưng được báo chí cũng như đồng bào Miền Nam tặng cho danh hiệu "Anh Hùng An Lộc".

Tính đến 7 giờ 30 sáng ngày 30-4-1975, tình hình 16 tỉnh thuộc Quân Đoàn IV vẫn yên tĩnh, VC chỉ cắt một đoạn quốc lộ 4 từ Sài Gòn xuống Long An và Chuẩn tướng Hoàng Văn Lạc, Tư Lệnh SĐ9BB đang bay trực thăng chỉ huy cuộc giải tỏa đoạn quốc lộ nầy. Ngoài ra, VC cũng chỉ mở được cuộc tấn công vào tỉnh lỵ Chương Thiện mà Đại tá Hồ Ngọc Cẩn, Tiểu Khu Trưởng đang cố thủ, chỉ huy các cuộc phản công (Chính vì sự anh dũng cố thủ nầy mà sau ngày 30-4-1975, VC đã đem Đại tá Hồ Ngọc Cẩn ra xử bắn tại sân vận động Cần Thơ).

Đến 10 giờ 00 sáng ngày 30-4-1975, lệnh buông súng đầu hàng được ban ra trên đài phát thanh khiến mọi người từ quan cho đến lính ai nấy cũng đều sững sờ. Một vị Đại tá thuộc Quân Đoàn IV, khi nghe lệnh đầu hàng đã khóc sướt mướt, vừa khóc, vừa nói với thuộc cấp: "Đầu hàng rồi tụi bây ơi! Nhục ơi là nhục!". Ở một nơi xa khác, Chuẩn tướng Hồ Trung Hậu đang theo dõi bản đồ hành quân, khi nghe ông Dương Văn Minh tuyên bố đầu hàng, Tướng Hậu đã ném tung tấm bản đồ, tức tối thốt nên mấy tiếng: "Đồ chó đẻ!". Riêng tại văn phòng Tư Lệnh Phó Quân Đoàn IV, khi nghe lệnh đầu hàng, gương mặt Tướng Hưng mang đầy vẻ thất vọng, mắt ông chùng xuống... Đến 8 giờ 45 tối ngày 30-4-1975, Tướng Lê Văn Hưng đã dùng khẩu Colt 45 bắn vào ngực tuẫn tiết, viên đạn xuyên qua tim, máu thấm ướt cả bộ quân phục. Tướng Hưng đã trút hơi thở cuối cùng nhưng đôi mắt vẫn còn mở dường như biểu lộ sự uất hận. Phu nhân Tướng Hưng, bà Phạm Thị Kim Hoàng, đã vuốt mắt cho chồng, thay quần áo cho ông, một số sĩ quan và binh sĩ phụ bà lo việc tẩm liệm. Khi tẩm liệm, bà Hưng đã cẩn thận xếp ngay ngắn lá quốc kỳ màu vàng ba sọc đỏ đặt lên ngực ông, lá cờ biểu tượng Miền Nam Tự Do mà chồng bà và những người lính Cộng Hòa đã đổ nhiều xương máu để bảo vệ biểu tượng thiêng liêng nầy. Trong khi đang tẩm liệm thì Thiếu tá Lành, Tiểu Đoàn Trưởng Tiểu Đoàn 3/33 nghe tin Tướng Hưng tuẫn tiết đã tông cửa chạy ùa vào, ôm quan tài Tướng Hưng gào khóc thảm thiết: "Trời ơi!..."ông thầy"...ơi!" khiến ai nấy cũng đều bùi ngùi rơi lệ.

Sau khi tẩm liệm, mọi người hối hả, vội vã lo chôn cất Tướng Hưng vì sợ VC vào gây nhiều khó khăn, rắc rối. Sau đó, do sự sắp xếp của vài vị sĩ quan và binh sĩ, phu nhân Tướng Hưng được đưa vào tá túc tại một ngôi chùa để tránh phiền phức với VC. Về sau, cũng chính các vị sư của ngôi chùa nầy đã giúp xây mộ cho Tướng Lê Văn Hưng đàng hoàng.

TƯỚNG LÊ NGUYÊN VỸ

Chuẩn tướng Lê Nguyên Vỹ, Tư Lệnh SĐ5BB, sinh năm 1933 tại Sơn Tây, Bắc Việt trong một gia đình Nho học.. Ông gia nhập quân đội và theo học Khóa 1951 Trường Sĩ Quan Đập Đá ở Huế, tốt nghiệp với cấp bậc Chuẩn úy, được thuyên chuyển về Tiểu Đoàn 19 do Đại úy Đỗ Cao Trí (Sau nầy lên Trung tướng và bị tử nạn phi cơ trực thăng trong một cuộc hành quân) làm Tiểu Đoàn Trưởng. Lúc mang cấp bậc Đại úy, ông đuọc cử giữ chức Quận Trưởng Bến Cát thuộc tỉnh Bình Dương rồi lên dần cho đến chức Trung Đoàn Trưởng Trung Đoàn 8 thuộc SĐ5BB do Thiếu tướng Nguyễn Văn Hiếu làm Tư Lệnh Sư Đoàn. Ông đã nối tiếng là một Trung Đoàn Trưởng có khả năng tác chiến cao và đánh giăc rất gan dạ cho nên ông được các binh sĩ tặng cho danh hiệu "Nhất Vỹ, Nhì Gia", "Nhì Gia" là Trung tá Hà Văn Gia, cũng khét tiếng gan dạ. Đồng bào ở quanh vùng Lái Thiêu, Bến Cát, Lai Khê, Bình Dương, Bình Long, Phước Long đều biết tiếng Tướng Lê Nguyên Vỹ.

Vào mùa hè đỏ lửa năm 1972, khi VC bao vây và tấn công An Lộc, Đại tá Lê Nguyên Vỹ, Tư Lệnh Phó SĐ5BB cùng với Chuẩn tướng Lê Văn Hưng, Tư Lệnh Sư Đoàn đã điều động các đơn vị tử thủ đẩy lui nhiều đợt tấn công vũ bão của địch. Ở vào cao điểm khốc liệt nhất, địch mở những trận mưa pháo cực kỳ khủng khiếp, đồng thời tung chiến xa và quân bộ chiến mở những cuộc tấn công dứt điểm An Lộc, chính Đại tá Vỹ đã nhào ra chiến hào, ôm M72 bắn hạ chiến xa địch. Ông là người đầu tiên lập thành tích bắn hạ chiến xa cộng quân tại mặt trận An Lộc khiến các chiến sĩ ta lên tinh thần bắn hạ thêm nhiều chiếc khác, xác nằm ngổn ngang trong đường phố. Ông đã bị thương vì tai nạn trực thăng trong một cuộc hành quân khi còn là Tư Lệnh Phó SĐ21BB, chân đi khập khiễng, phải chống gậy. Sau khi học xong Khóa Chỉ Huy Và Tham Mưu Cao Cấp ở Hoa Kỳ về, ông được bổ nhậm giữ chức Tư Lệnh SĐ5BB vào tháng 6-1973. Tướng Vỹ cũng là một vi tướng thanh liêm, rất tích cực trong việc bài trừ tham nhũng. Ông đánh giặc gan dạ, chỉ huy tài giỏi, làm việc không kể giờ giấc, thanh liêm, hết lòng phụng sự tổ quốc nhưng có tật nóng tính. Tính ông nóng như Trương Phi trong truyện Tàu.

Khi lệnh đầu hàng được ban ra, Tướng Vỹ đã triệu tập một phiên họp tại Bộ Tư Lệnh Sư Đoàn, trong phiên họp ông đã nói: "Lệnh bắt chúng ta buông súng để bàn giao cho địch, nói thẳng ra là lệnh bắt chúng ta đầu hàng. Vì tôi là một vị tướng chỉ huy mặt trận tôi không thể thi hành lệnh nầy. Tôi nghĩ thân làm tướng là phần nào đã hưởng danh dự và ân huệ của quốc gia hơn các anh em nên tôi phải chọn lấy con đường đi riêng cho tôi...". Sau phiên họp, ông cho thuộc cấp trở về nhà, còn riêng ông, ông ra trước kỳ đài Bộ Tư Lệnh, nghiêm trang chào lá quốc kỳ màu vàng ba sọc đỏ lần cuối rồi dùng khẩu súng lục tự bắn từ dưới cằm, viên đạn trổ lên đỉnh đầu. Ông đã tuẫn tiết bằng chính khẩu súng chỉ huy của mình. Con đường mà Tướng Vỹ chọn ngày hôm nay đã có Hoàng Diệu, Nguyễn Tri Phương, Phan Thanh Giản và nhiều vị anh hùng khác đã lựa chọn ngày trước.
Một số sĩ quan và binh sĩ trong Bộ Tư Lệnh SĐ5BB đã lo chôn cất ông vào ngày 30-4-1975. Nhìn chiếc quan tài đơn sơ của dũng tướng Lê Nguyên Vỹ nằm sâu trong lòng đất lạnh mọi người đều ngậm ngùi, nuối tiếc! Nhưng hề gì, đã có hồn thiêng sông núi ấp ủ ông trong lòng Đất Mẹ.

TƯỚNG TRẦN VĂN HAI

Chuẩn tướng Trần Văn Hai, Tư Lệnh SĐ7BB, sinh năm 1929 tại Cần Thơ, theo học Khóa 7 Trường Võ Bị Quốc Gia Đà Lạt, sau khi tốt nghiệp ông tình nguyện ra chiến đấu ở các chiến trường Bắc Việt.
Đến năm 1954, khi đất nước bị chia đôi, đơn vị của ông được đưa về Miền Nam và ông được thăng cấp Đại úy, giữ chức Tiểu Đoàn Trưởng Tiểu Đoàn 81 Địa Phương ở Phan Thiết.

Năm 1961, sau khi tốt nghiệp Khóa Chỉ Huy Và Tham Mưu Cao Cấp ở Hoa Kỳ về thì được bổ nhiệm làm huấn luyện viên Trường Huấn Luyện Biệt Động Quân Dục Mỹ. Ông là người đề xướng ra các khóa huấn luyện Rừng Núi Sình Lầy và Mưu Sinh Thoát Hiểm. Năm 1963, ông được vinh thăng Thiếu tá, đảm nhận chức Chỉ Huy Trưởng Trung Tâm Huấn Luyện Dục Mỹ ở Nha Trang. Qua năm 1965, ông giữ chức Tiểu Khu Trưởng Phú Yên, sau đó về làm Chỉ Huy Trưởng Biệt Động Quân. Trong trận Mậu Thân 1968, ông chỉ huy các đơn vị Biệt Động Quân dưới quyền phản công Việt Cộng ngay từ giờ phút đầu tại Thị Nghè, Hàng Xanh, Phú Thọ và ở Chợ Lớn. Trong các trận đánh nầy, Biệt Động Quân đã dùng chiến thuật "đục tường" đánh với VC gây cho chúng nhiều thiệt hại và đẩy lui chúng ra khỏi thành phố.

Tháng 5-1968, ông được bổ nhiệm giữ chức Tổng Giám Đốc Cảnh Sát Quốc Gia. Qua năm 1970 được vinh thăng Chuẩn tướng với chức vụ Tư Lệnh Biệt Khu 44 thuộc Quân Khu IV. Đến năm 1971 ông trở về nắm chức vụ Chỉ Huy Trưởng Biệt Động Quân cho đến năm 1972 được bổ nhậm làm Tư Lệnh Phó Hành Quân của Quân Khu II, sau đó giữ chức Chỉ Huy Trưởng Trung Tâm Huấn Luyện Lam Sơn Kiêm Chỉ Huy Trưởng Huấn Khu Lam Sơn ở Dục Mỹ. Đến tháng 11-1974, ông được bổ nhiệm làm Tư Lệnh SĐ7BB Kiêm Chỉ Huy Trưởng Căn Cứ Đồng Tâm khi Thiếu tướng Nguyễn Khoa Nam về đảm nhận chức Tư Lệnh Quân Đoàn IV.

Chuẩn tướng Trần Văn Hai cũng là một vị tướng rất thanh liêm, không tham, sân, si chỉ hết lòng phụng sự tổ quốc. Khi rời chức vụ Tiểu Khu Trưởng Phú Yên để đáo nhậm nhiệm sở mới, hành trang của ông chỉ vỏn vẹn trong một cái túi vải nhỏ và ông đã nói lời từ biệt với thuộc cấp như sau: "Tôi cám ơn các anh chị đã tận tình làm việc với tôi trong thời gian qua, có thể người ta cho rằng mình là những đứa dại, chỉ biết làm việc mà không biết đục khoét. Nhưng tôi tin là mình đã làm đúng...". Còn khi về làm Tổng Giám Đốc Cảnh Sát Quốc Gia, người ta không thấy ông dùng xe dân sự lộng lẫy mang số ẩn tế mà ông chỉ dùng chiếc xe Jeep nhà binh cũ kỹ ông mang theo khi còn làm Chỉ Huy Trưởng Biệt Động Quân. Ngoài liêm khiết, Tướng Hai còn là con người thẳng thắn, bộc trực, không luồn cúi. Có thể nói ông thuộc mẫu người "Phú quí bất năng dâm, bần tiện bất năng di, uy vũ bất năng khuất".

Tướng Trần Văn Hai đã dùng độc dược tuẫn tiết vào khoảng 6 giờ 00 chiều ngày 30-4-1975 tại văn phòng Tư Lệnh SĐ7BB trong Căn Cứ Đồng Tâm. Trước khi tuẫn tiết, Tướng Hai có trao cho vị sĩ quan tùy viên một gói đồ trong đó gồm bảy mươi ngàn đồng tiền Việt Nam được gói trong một tờ giấy báo cũ nhờ trao lại cho mẹ ông, nói rằng quà của ông tặng cho mẹ và nói với bà đừng lo lắng gì cho ông cả!

Những tướng tá bỏ chạy ra hải ngoại chưa chắc đã là hèn nhưng 5 vị tướng can trường quyết tâm ở lại với các chiến hữu cho đến giờ phút lịch sử sang trang và chọn sự tuẫn tiết để biểu lộ cung cách mã thượng của những người trượng phu quân tử chắc chắn là những đấng anh hùng. Cái chết cao cả, đáng kính của họ là niềm hãnh diện cho QLVNCH nói riêng, cho nhân dân Miền Nam nói chung. Những sự tuẫn tiết anh dũng nầy đã khiến cho một viên cán bộ cao cấp của CSBV phải thốt nên lời thán phục bằng câu: "Làm tướng như vậy mới xứng đáng làm tướng!".

Khi còn sinh tiền, các tuẫn tướng đã chiến đấu dũng cảm, gót chân chiến binh của họ đã giẫm lên khắp nẻo đường đất nước từ Lạng Sơn, Cao Bằng, Điện Biên hay Ashau, A Lưới, Dakto, Tân Cảnh, Khe Sanh, Tam Biên, Hạ Lào của cao nguyên Trường Sơn ngút ngàn cho đến Đồng Tháp Mười, Thất Sơn Bảy Núi, U Minh, Lưỡi Câu, Mỏ Vẹt của vùng sình lầy Miền Tây Nam Phần. Đời chiến binh của họ ngày đêm cọ sát với tử thần trong các chiến trường bốc lửa khắp 4 Vùng Chiến Thuật để ngăn chận làn sóng xâm lăng của CSBV hầu chu toàn trách nhiệm bảo quốc, an dân. Nói làm sao cho hết các chiến công hiển hách, những nét kiêu hùng mà ngũ hổ tướng Miền Nam đã góp công tô điểm cho Pho Quân Sử Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa thêm sáng ngời!
Lê Thương
Richmond – Virginia
by Lý Tưởng Người Việt
( Kính dâng đất nước Việt Nam. Riêng gởi đến tất cả các anh cựu quân nhân trong quân lực VNCH  mọi binh chủng, những người đã một lòng trung thành góp công bảo vệ đất nước Việt Nam trước sự xâm lăng tàn khốc của CS)



Các anh, người lính tôi thương mến
Hải Lục Không Quân, khắp bốn vùng
Vì chữ quê hương, vì trách nhiệm
Quên mình, gìn giữ nước non chung



Ngày xanh, tạm gác bao nhiêu mộng
Những mộng riêng và hạnh phúc riêng
Để dệt cho đời, cho Tổ Quốc
Ước mơ tươi đẹp của ba miền



Gian lao nguy khốn nhưng anh vẫn
Dũng cảm, hiên ngang trực diện thù
Chiến thắng bao phen lừng chiến sử
Hào hùng, lẫm liệt để muôn thu !



Một "Hè Đỏ Lửa" cho giờ cuối
Quảng Trị cờ bay rợp Cổ Thành
Một Tết Mậu thân, hồi kết cuộc
Xâm lăng, xác giặc đã tan tành !



Các anh, người lính anh hùng lắm
Đã sống hiên ngang, sống kiếp người
Trong mỗi trái tim yêu SỰ THẬT
Anh là nguyên vẹn nét son tươi !



Anh không khiếp sợ, không đào thoát
Trong cõi cuồng điên của lửa binh
Anh chẳng xoay theo chiều gió loạn
Phản nòi phản giống để thân vinh !



Những câu "Tổ Quốc", câu " Danh Dự"
" Trách Nhiệm", trong anh đã ngọc vàng
Trước lệnh giao thành, buông súng đó
Anh ôm súng khóc, cõi lòng tan !



Anh không hèn yếu, không thua trận
Để Tháng Tư kia mất nước nhà
Mà bởi vì mình, dân nhược tiểu
Trên bàn cờ thế giới gian ngoa !



Trên bàn cờ ấy, bày lang sói
Kẻ phản đồng minh, kẻ phản nhà
Ta biết, năm châu, ai cũng biết
Đảng mừng "chiến thắng", lệ dân sa !!!



Thế là chiến thắng hay tàn bại 
Khi ngập lòng dân những oán hờn...
Khi đảng độc tài kia áp đặt
Gông xiềng thống trị khắp giang sơn ???



Khi mà cắt đất dâng Trung Quốc
Mảnh đất muôn đơì bởi máu xương
Là giọt nước tràn trên miệng chén
Là châm ngòi nổ giữa quê hương !!!



Tóc anh nay điểm màu sương tuyết
Như những thân tre đã cỗi già
Nhưng cõi lòng anh nao nức trẻ
Mừng măng đã mọc, đã xông pha !



Mừng măng, từng búp măng tươi đẹp
Hồn gội mưa xanh, tắm nắng ngà
Trọng lẽ công bình, yêu đạo lý
Sẽ vùng lên cứu nước dân ta !!!



Vùng lên quét sạch đời oan nghiệt
Đem ấm đem no đến mọi nhà
Xây móng tự do, nền hạnh phúc
Và ngày vui ấy sẽ không xa !



Anh ơi, ngày ấy, ngày vui ấy
Là ước, là mơ của mọi người
Từ cậu bé con, từ lão cụ
Đợi mòn con mắt, khát khô môi...



Đã chờ, đã sống trong hy vọng
Mong  một ngày mai nắng ngợp trời
Lúa trĩu đồng xanh, sông chật cá
Má hồng thôn nữ lại hồng tươi !



Và anh, người lính năm xưa đã
Buông súng mà lau nước mắt rơi
Dưới bóng cờ vàng anh sẽ được
Hát mừng đất nước đón ngày vui



Hát cùng tuổi trẻ, mừng dân tộc
Mừng những mầm xanh nở nhụy vàng
Mừng nước dân mình thôi thống khổ
Mừng ngày sông núi được trùng quang



Hỡi anh, người lính tôi thương mến
Hải, Lục, Không quân khắp bốn vùng
Dẫu mộng dời non và lấp biển
Chưa thành, nhưng góp đã bao công...



Trong ngày đất nước vui mừng đó
Tôi tặng riêng anh một nụ hồng
Để nhớ một thời anh vất vả
Một lòng  trung nghĩa với non sông !



Ngô Minh Hằng
Thứ Sáu, 15 tháng 6, 2012 by Lý Tưởng Người Việt
(Kính gởi đảng viên, quân đội nhân dân yêu nước các cấp và đồng bào Việt Nam

mọi giai tầng và mọi lứa tuổi )

 

Hỡi anh đảng viên các cấp
Vẫn từng yêu mến non sông
Mất đi Nam Quan, Bản Giốc
Hỏi anh, lòng có đau lòng ?

 

Hỡi anh, cán binh, bộ đội
Cả đời gìn giữ quê hương
Mà nay Nam Quan, Bản Giốc
Về người, anh có đau thương ?

 

Hỡi em, các sinh viên trẻ
Tương lai, rường cột sơn hà
Mất rồi, Nam Quan, Bản Giốc
Em ơi, lòng có xót xa ?

 

Hỡi bác nông phu cày cuốc
Cuộc đời là mảnh đất nâu
Than ôi, Nam Quan, Bản Giốc
Mất đi, lòng bác có  sầu ?

 

Hỡi những con dân nước Việt
Biết chăng, đảng cắt dâng người
Non sông, máu xương, cơ nghiệp
Ông cha xây dựng bao đời

 

Đảng đem Nam Quan, Bản Giốc
Và vùng lãnh hải, bán đi
Đảng phản quê hương, nòi giống
Hỡi ta, ta phải làm gì ???

 

Hỡi anh, mọi tầng, bộ đội !
Hỡi người, các cấp, đảng viên !
Hỡi em, học sinh, mọi tuổi !
Hỡi dân, ở khắp ba miền !

 

Có nghe sơn hà rung chuyển
Bởi người bán nước đấy không ?
Kết đoàn, hỡi toàn dân Việt
Đứng lên, đòi lại núi sông !Đứng lên trị phường bán nước
Là làm nhiệm vụ công dân
Đứng lên xóa đời bạo ngược
Là ta xây dựng, góp phần

 

Không ai có quyền quay mặt
Khi mà sông núi đau thương
Không ai có quyền chia cắt
Dâng người tài sản quê hương !!!

 

Ngô Minh Hằng

 

27.4.2002

 

 

GỞI NGƯỜI CHƯA GẶP 

 

Gởi anh một người chưa gặp
Đôi dòng tâm sự mênh mang
Tôi suốt một đời xuôi ngược
Đọc thơ anh thấy bàng hoàng.

 

Những lời chân thành tha thiết
Nghe đau buốt nhói con tim
Tưởng như lời người tri-kỷ
Mình đang mỏi mắt trông tìm.

 

Anh hỏi những người dân Việt
Trong, ngoài hai chữ phân minh
Đất nước đang cơn hoạn nạn
Có ai nghĩ đến riêng mình.

 

Chung một niềm đau dân tộc
Nào đâu phải của riêng ai
Giang sơn Tổ Tiên bồi đắp
Vào tay một lũ vô loàị

 

Đem đất dâng người: "Phản quốc!"
Đăng Dung dòng sử nhuốc nhơ
Bây giờ nước nghèo: "Bán nước!"
Ôi tuồng trán bóng mặt trơ!

 

Nhìn dẫy Trường Sơn quằn quại
Biển Đông giẫy giụa kêu gào
Mà thấy lòng đau thương hận
Dạ nào chẳng thấy nao naỏ

 

Là dân con Hồng cháu Lạc
Tuổi thơ học sử nước nhà
"Nam Quan Cà-Mâu một dải"
Bây giờ đọc thấy xót xa!

 

Người xưa bình Chiêm, phạt Tống
Dốc lòng giữ đất ông cha
Vó ngựa trưòng chinh đời Lý
Bắc, Nam rung chuyển sơn hà.

 

Lời hịch Đức Trần HưngĐDạo
Gươm thiêng Thái-Tổ hậu Lê
Voi thần Quang-Trung Nguyễn Huệ
Ngàn sau vẫn một câu thề.

 

Tôi cũng như anh trăn trở
"Hõi ta ta phải làm gì?" (*)
Ngọn đuốc tiền nhân để lại
Muôn đời soi tỏ hướng đi

 

Xin hẹn một ngày gặp gỡ
Quê-hương vang vọng tiếng cười
Mình sẽ cùng nhau vun xới
Cho đời mai hậu vui tươi

 

 

Trần Ngọc Nguyên Vũ

 

Chú thích: (*) Thơ Ngô Minh Hằng

 

 

 

 

 

GỞI NGƯỜI TÔI GẶP TRONG THƠ

(để cảm ơn bài thơ "Gởi Người Chưa Gặp"

 


Sáng nay đọc thư anh gởi
Mà lòng ấm giữa muà Thu
Cảm ơn bài thơ anh tới
Chia sầu đất nước âm u...

 

Tôi viết vần thơ hồi đáp
Gởi người tôi gặp trong thơ
Trên bước tha hương lưu lạc
Gặp đây âu cũng tình cờ !

 

Thơ anh từng dòng chân thật
Từng lời nghe đến xót xa
Lỡ sinh vào thời tao loạn
Trái tim gánh nặng sơn hà

 

Lời thơ, vang từng trang sử
Ý thơ  sáng những đường gươm
Ông, Cha, anh hùng, liệt nữ
Xin đừng phai nhạt màu gương...

 

Đọc thơ mà tôi xúc động
Khi chung mối hận quốc thù
Khi chung nhịp cầu lý tưởng
Ngày vềchung một ước mơ

 

Sáng nay bài thơ anh đến
Như dòng tâm sự gởi trao
Mắt rưng lệ hờn vong quốc 
Nhưng lòng rộn rã chiêm bao

 

Chiêm bao một ngày xuân thắm
Cờ vàng quê mẹ tung bay
Ta cười, nhìn quê rợp nắng
Vui nao hơn nỗi vui này....

 


Ngô Minh Hằng

5.11.2002
by Lý Tưởng Người Việt

(Tân Xuân Khai Bút. Riêng gởi những
người anh em bên kia giới tuyến)

Hỡi các anh, những đảng viên yêu nước
Hẳn tim hồng, nhiệt huyết đã bừng sôi ?
Vì núi sông, máu thịt tự bao đời
Nay bạo chúa cắt lìa, dâng Trung quốc !

Lịch sử ta, một ngàn năm Bắc thuộc
Một trăm năm đô hộ bởi Tây phương
Giữa buổi thăng trầm hưng phế quê hương
Có đôi  kẻ yếu hèn , lòng phản bội

Dẫu Mạc, dẫu Hồ gây điều tội lỗi (1)
Dâng ngoại bang xương máu, nước non nhà
Nhưng Tri Phương, Hoàng Diệu đó, chưa xa
Phan Thanh Giản, gương anh hùng, tiết khí

Thành bị mất, tướng giữ thành tự hủy
Chết theo thành, tạ tội với Tiền Nhân
Chỉ có  bạo  quyền bội nghĩa, vong ân
Mới bán nước, phản nòi như  thế được !

Chỉ có  bạo  quyền vui trên nhục nước
Trên đau buồn, trên thống khổ  dân ta
Lừa mị, độc tài, tàn ác, điêu ngoa
Khoe dân chủ nhưng cướp quyền dân chủ !

Mấy chục năm dài, các anh thấy chứ ?
Đất nước mình băng hoại đến thê lương
Người dân lành thì khốn khổ đau thương
Còn sông núi, bản đồ thu hẹp lại !!!

Trang sử ấy, vết nhơ này còn mãi
Khi cháu con ta hỏi, trả lời sao ?
Nếu chẳng vươn mình, tỉnh giấc chiêm bao
Để trị tội phường buôn dân, bán nước

Hỡi các anh chớ nuốt hờn, khiếp nhược
Xin bắt  đầu, trang sử mới Rồng Tiên
Hãy  thương yêu và cứu vớt dân hiền
Hãy nói thật, mở đường cho tuổi trẻ !

Trước nhục nước, uất hờn to lớn thế
Cúi đầu ư ? Quân đội ! Đứng lên nào !
Hỡi các đảng viên, chiến sĩ anh hào
Xin liên kết những lòng yêu nước lại !

Hãy can đảm hỡi chí hùng Nguyễn Trãi
Quốc thù này phải trả, bởi  thù chung !
Tội phản dân, bán nước lớn vô cùng
Anh biết thế và toàn dân biết thế !

Mấy chục năm anh lên rừng xuống bể
Bởi lòng anh yêu chủ nghĩa, quê hương
Nhưng hôm nay, chủ nghĩa ấy lật lường
Bán mảnh đất cả đời anh gìn giữ

Quê hương chung, lũ mặt người, dạ thú
Cắt chia riêng, đem triều cống, dâng Tàu
Tim Lạc Hồng tôi biết lắm, anh đau
Như tôi đã và toàn dân cũng đã !

Nhưng đau nhục mà không làm gì cả
Thì càng thêm trọng tội với quê hương!
Anh ở trong, mau châm đuốc, mở đường
Chúng tôi sẽ bên ngoài, cùng tiếp sức

Xin chính nghĩa  hãy tôn vinh quyền lực
Để ba miền dân nước sống yên vui
Hỡi các đảng viên có trái tim người
Hỡi quân đội, hãy tiên phong đứng dậy !

Dòng tâm huyết bản trường ca tôi đấy
Gởi về anh trong năm mới, ngày đầu
Đọc đi anh, chầm chậm nhé, từng câu
Cho dòng máu thắm  dần cùng ý chữ

Cho đến lúc lòng không ngờ vực nữa
Ta nhìn nhau, tay vói lấy bàn tay
Mẹ Việt Nam chờ đợi phút này đây
Trăm cái trứng không tị hiềm, chia rẽ

Ta sẽ đến cổng Nam Quan, anh nhé
Dựng cờ vàng, cắm lại mốc ngày xưa
Bản Giốc oai hùng, thác chảy vào thơ
Và lãnh hải, thu về từng mỏm đá

Ta sẽ hát bản trường ca anh  ạ
Bên tiếng cười hạnh phúc của quê hương
Sẽ xây đời đúng  nghĩa chữ yêu thương
Cho dân tộc, sơn hà vui đẹp mãi

Hỡi quân đội, anh chỉ cần quay lại
Là mặt trời chân lý rực bình minh
Hỡi các đảng viên, hãy trả thẻ mình
Lại cho đảng là dứt vòng oan nghiệt !

Hãy đứng thẳng hỡi anh hùng hào kiệt
Xin vì đời, vì tổ quốc, quê hương
Hỡi oc', hỡi tim, hỡi những can trường !!!
Tổ Quốc đợi và muôn đân chờ đợi!

Tôi cũng chờ anh, xin anh mau tới
Đến cùng tôi, chung  hát bản trường ca....


Ngô Minh Hằng

(Mồng Hai tết năm Nhâm Ngọ )

 (1)  Năm Đinh Hợi (1527) Mạc  Đăng Dung  cướp ngôi nhà Lê .  Năm Canh Tý (1540) Mạc  Đăng Dung tự trói mình ra hàng cùng 40 người trong gia đình ở cửa Nam Quan, quỳ lạy xin  nộp sổ đinh điền, xin dâng đất  năm động: Tê Phù, Kim Lạc, Cổ Xung, Liễu  Cát, La Phù và Khâm Châu cho giặc Minh.

Năm Ất Dậu (1405)  Hồ Qúy Ly nhường 59 thôn của đất Lộc Châu cho     nhà Minh.




Thơ hoạ bài "BẢN TRƯỜNG CA THỨ TÁM"
"Tân Xuân Khai Bút. Riêng gởi những người anh em bên kia giới tuyến" của Ngô Minh Hằng

Trần Việt Bắc


Các bạn đây, kẻ lắm lần vì nước
Chắc mật xanh, máu đỏ có khi sôi ?
Nhìn địa linh, chí khí ngự ngàn đời
Sao đem cống Bắc phương? Tang chung quốc!

Ðất nước này, trải thiên niên lệ thuộc
Có bao giờ dâng đất cống ngoại phương ?
Rồi trăm năm đất nước ngập uế hương
Vẫn chả mất chả mòn trong gang tấc (*)

Bọn bán nước bỏ theo lời đường mật
Ðem địa linh nhân kiệt của nước nhà
Aỉ Nam Quan, thác Bản Giốc nay xa
Mang cống Bắc gây căm hờn uất khí

Thủy chiến thua, thuyền trưởng theo tàu huỷ
Biên thành mất, thủ thành hận vong nhân
Sơn hà an, dâng đất kiếm ngoại ân ?
Ðất nước bình, phản quốc làm cho được!! ??

Khốn nạn thay cảnh chia sông cắt nước
Ðau nào mang biển đất cống người ta
Tàn hại gì bằng trên dối dưới ngoa
Dân làm chủ nhưng thực ra đảng chủ !!

Ðã bao nhiêu năm, phải tự hỏi chứ ??
Làm những gì ngoài bóc lột bất lương
Dân vừa đau, vừa khổ lẫn bi thương
Ðảng no đủ, giang sơn thì thu lại !!!

Tàng tích đấy, nổi nhục đây vương mãi
Ðàn trẻ hỏi: cha anh làm thế sao ??
Sao trả lời khi cố đầy hầu bao !!
Uổng công các bạn xả thân cứu nước !! ??

Các bạn ơi, dù bây giờ yếu nhược
Nhưng có sao, quân khí dậy trước tiên
Mang chính trực của đấng thánh hiền
Ðưa lời ngay dẫn đường cho lớp trẻ

Dạy chúng biết quốc tan, nhục cõi thế
Ðừng gằm mặt chịu đau như thuở nào !!!
Tiến lên đi cho xứng đáng kiệt hào
Vì tiền nhân đứng ra đòi đất lại

Phi Khanh nói: về đi con , hỡi Trãi !
Nhục nước đây, xâú hổ quốc dân chung !
Tiếng suối đây nhắc con oán khôn cùng
Con hãy về, lập công lưu hậu thế !

Ðã bao lâu, bạn trèo non lặn bể
Ðể giải phóng đất tổ với cố hương
Còn gì đâu, công lao ấy bị lường
Vất tuổi trẻ vào vùng không người giữ

Ðất nước đây, chắc của man cùng rợ ??
Sao xẻ xương chia máu cho bọn Tàu
Hồn sông núi đem chia cắt quặn đau
Tôi cũng thế và anh thì chắc đã !!!

Tim xát muối chắc xót hơn tất cả
Tôi xa quá, làm gì với cố hương ???
Bạn trong đó, hãy kêu tên dẫn đuờng
Nơi hải ngoại, tôi tìm người tiếp sức

Vì vận nước chúng ta cùng chung lực
Với niềm tin, rồi sẽ có ngày vui
Hãy quên thù, người Việt giống mọi người
Nay bỏ oán, chúng ta cùng vùng dậy!!

Bạn cùng tôi, tâm tư đọng nằm đấy
Nhớ tới nhau ta cùng gốc cùng đầu
Bạn thừa biết, tâm nặng lời bóng câu
Chữ không đủ, nhưng ý chìm trong chữ

Tôi vẫn biết tôi chả còn sức nữa
Nhưng vì nhau, hãy nắm chặt lấy tay
Quê hương ta cần đoàn kết giờ đây
Mẹ Âu cha Lạc nắm tay quên lối rẽ

Mình tay trong tay hát câu dân tộc nhé
Ngó thác cũ rồi mơ thấy chiều xưa
Nhìn cổng nhà cỏ "nam hướng" dậy thơ
Trông biển Nam sóng gào trên ghềnh đá

Mình cùng nhắp chén tương phùng bạn ạ
Tôi nhìn bạn nhẹ hát khúc hoài hương
Bạn nhắc nhẹ hoài hương đượm nguồn thương
Bỏ chữ "hoài" thay chữ "vẫn" thành mãi mãi

Có phải tôi mơ, nếu thế nên tỉnh lại
Chủ thuyết này, theo bạn thì quang minh
Còn với tôi, nó làm bạn quên mình
Rồi đưa ai vào giây oan vòng nghiệt

Quên đi, vì dân tộc người anh kiệt
Xoá hết, bởi vận nước đầy đau thương
Lại đây, chúng ta phủ nỗi đoạn trường
Tới mau, bạn và tôi lấp mối đợi .

Chúng ta kiên quyết chờ ngày sắp tới ,
Rồi hát chung điệp khúc khải hoàn ca ...

Ha! Ha! Ha!

Trần việt bắc
Tết Nguyên Ðán, Nhâm Ngọ
Tháng 2, ngày 12, 2002
Thứ Năm, 14 tháng 6, 2012 by Lý Tưởng Người Việt


KHI TA RỜI TRÁI ÐỊA CẦU

 
Mai ta từ biệt cõi đời
Hồn theo mây khói về nơi vĩnh hằng
Hóa thân với gió với trăng
Không còn phiền lụy bất bằng thế nhân

 

Ngày ta từ giã cõi trần
Tiễn ta, nếu đến mộ phần, xin vui
Vẫy tay, nhớ gởi nụ cười
Vì ta trả nợ xong rồi, trần gian ...

 

Chuyến đi, ta đã sẵn sàng
Khép đôi mắt lại nhẹ nhàng là xong
Bình an đã có tại lòng
Huyền vi ta bước theo dòng, thế thôi

 

Mai ta từ bỏ cuộc chơi
Thì ta xin cảm ơn đời, ta đi
Ðời người sinh ký tử quy
Tuần hoàn vũ trụ có gì lạ đâu

 

Khi ta rời trái địa cầu 
Cảm ơn đời đã nhiệm màu, đầy thơ....

 


Ngô Minh Hằng

by Lý Tưởng Người Việt


GƯƠNG ĐỨC THÁNH TRẦN

 
Người xưa, Hưng Đạo Đại Vương
Đặt quyền lợi của quê hương: hàng đầu
Thù nhà dù có thâm sâu
Vẫn không sánh nổi nỗi đau sơn hà
Nếu như thực hiện lời cha
Tài kia, trả mối thù nhà, dễ thôi
Nhưng lòng Ông tựa biển khơi
Đem tài bách chiến giúp đời, cứu dân
Giặc Nguyên tan dưới kiếm thần
Sử xanh liệt lẫm ba lần chiến công
Gương xưa đẹp thế, Lạc Hồng
Mà nay tiếp nối sao không một người !
Thay vì cứu nước, giúp đời
Tiếp tay vào cuộc đập tơi giặc Hồ
Để cùng dựng lại cơ đồ
Khi mà tổ quốc bên bờ tồn vong
Lại gây chia rẽ bao lòng
Lại đem oán hận trong vòng riêng tư
Vẽ ra thành mối quốc thù
Chém vào những xác đã nhừ đường dao
Thương ai chết tự năm nào
Làm sao biện bạch, làm sao đỡ đòn !
Cộng kia thì để sống còn
Nhưng quay súng lại nổ giòn vào ta ?!
Gương Trần Hưng Đạo chưa nhòa
Sao tâm chẳng ngộ để mà soi gương !
Giống nòi, tổ quốc tang thương

Đau không? sao mở chiến trường mà reo ?
Xin đừng giậu đổ bìm leo
Quên thời ngang dọc đỉnh đèo, vinh thân

 

Ngàn xưa, gương Đức Thánh Trần 
Không lau, xin chớ góp phần mờ gương !

 

Ngô Minh Hằng

 

Ghi Chú

 

Hưng-Đạo Đại-Vương sinh năm 1228, tên húy là Quốc Tuấn, con của An Sinh Vương Trần Liễu và Bà Lý Thị Nguyệt. Ông là cháu ruột của Vua Trần Thái Tôn.  An Sinh vương Trần Liễu lấy Thuận Thiên công chúa,  Trần Cảnh cưới người em Thuận Thiên công chúa là Lý Chiêu Hoàng khi bà mới 7 tuổi.  Lý Chiêu Hoàng không có con nên năm 1237, Trần Thủ Độ bắt vợ của Trần Liễu lúc ấy có thai ba tháng về làm vợ Trần Cảnh (chị thay cho em). Chính vì lẽ đó mà Trần Liễu oán giận Trần Cảnh .


Lúc sắp mất, An Sinh Vương cầm tay Trần Quốc Tuấn trăn trối : "Con không vì cha lấy được thiên hạ, thì cha chết dưới suối vàng cũng không nhắm mắt được".  Trần Quốc Tuấn ghi điều đó trong lòng, nhưng Ông đã đặt quyền lợi của tổ quốc lên trên mối tư thù và  một lòng phò vua giúp nước .  Nhờ lòng yêu nước và tài binh lược thần kỳ mà ba lần giặc Nguyên sang chiếm nước ta đều ba lần ôm nhục trở về.  Những chiến công oanh liệt của Ông đã đem lại vinh quang cho trang sử Việt và giúp xây quốc thái, dân an. Ông  được vua phong tước Hưng Đạo Đại Vương. Ông mất ngày 20 tháng 08 năm Canh Tý ( 1300 ), hưởng thọ 73 tuổi. Con dân nước Việt tôn Ông làm bậc Thánh,  kính cẩn gọi Ông là Hưng Đạo Đại Vương hay Đức Thánh Trần. Từ đầu thập niên 1960, quân chủng Hải Quân VNCH tôn vinh Ông làm Thánh Tổ.
Thứ Tư, 13 tháng 6, 2012 by Lý Tưởng Người Việt


"In commemoration of the hundred of thousand of Vietnamese People who perished on the way to Freedom (1975-1996)Though they died of hunger or thirst, of being raped, of exhaustion or of any other cause, we pray that they may now enjoying lasting peacẹ Their sacrifice will never be forgotten"

NÓI VỚI BẠO QUYỀN
 
 
Không ai muốn lìa quê hương, tổ quốc
Để tha phương nương náu đất quê người
Để hung hiểm giữa muôn trùng sóng nước
Hải tặc bạo cuồng, thịnh nộ ngàn khơi ....
 
Nhưng vì chữ Tự Do, vì Lý Tưởng
Người lại người trốn lén, dắt nhau đi
Có những con tàu thoát vùng gió chướng
Nhưng có những tàu gặp cảnh gian nguy 
 
Có những con tàu không còn vết tích
Tiếng thét hãi hùng chìm xuống đại dương
Có những xác người trôi vào vô định
Có những mảnh tàu vụn vỡ, tang thương !
 
Người sống sót trên đảo buồn, tị nạn
Những hoàng hôn, nhìn biển, xót xa người 
Trên mặt sóng, khói sương bay lãng đãng
Hay đó hồn oan tiếc nuối cuộc đời ...
 
Và người sống nhớ về người đã chết
Dựng tấm bia trên đảo họ dừng chân
Bia tưởng niệm những thuyền nhân nước Việt
Chết đau thương vì trốn chạy vô thần !!!
 
Hình ảnh đó là vết nhơ thế kỷ
Là những kinh hoàng nhân loại gớm ghê
Là sản phẩm đảng độc tài thống trị
Là nước Việt Nam khổ nạn, ê chề ...
 
Nên Việt Cộng muốn xoá đi tội ác
Do họ tạo ra mấy chục năm dài
Khi phá bỏ tấm bia sầu tị nạn
Là đảng giết người đã chết lần hai !!!
 
Vì đảng muốn những người cùng thế hệ
Phải quên đi lưỡi hái đảng gian hùng
Và lừa dối để đời sau, hậu thế
Hiểu sai lầm hùng sử của Cha, Ông !
 
Ôi, hiểm độc của những lòng dã thú
Lưỡi rắn miệng hùm nói trắng thành đen
Bia dẫu phá, nhưng lương tâm, lịch sử
Vẫn muôn đời minh bạch tiếng chê, khen !
 
Cứ lừa mị cứ che đi sự thật
Cứ phá hết đi dấu tích oan hờn
Nhưng che được nào trời long, đất sập 
Và phá được nào sức mạnh hỏa sơn ?!
 
Ngô Minh Hằng
by Lý Tưởng Người Việt
Có người hên, có người lắm nhiêu khê

Dáng em thon thả nõn nà - ảnh: David Nguyễn/Viễn Đông

Đàn ông gốc Việt ở ngoại quốc về Việt Nam tìm vợ là "chuyên không xưa đâu Diễm". Nhiều người còn cho là thịnh hơn trước nữa là đằng khác. Vì ngày nay ở Việt Nam, các em "chân dài" nhiều hơn, lại trẻ đẹp, và rất khoái có chồng ngoại kiều. Chịu khó tìm là có, ngay cả nhiều cô học cao hiểu rộng, lại đẹp dáng, đẹp nết, nhưng lại ưng lấy mấy ông lớn hơn mình 2, 3 chục tuổi tỉnh rụi.
Cớ sao "chồng gần không lấy em lấy chồng xa"? Lẽ đơn giản vì chồng gần ở Việt Nam khó có anh nào cùng trang lứa mà có tiền tài sự nghiệp, còn nếu có, đâu tới phận gái quê. Cái nghèo luôn luôn đeo đuổi họ, nhất là đối với những gia đình ở nông thôn. Không chịu nổi cảnh nhà dột cột xiêu, cuộc sống gia đình cơ cực, nợ nần, túng quẩn, lục đục… thì đành cam chịu lấy chồng xa dù có lấy "ông già" cũng được. Nhất là đối với mấy ông người gốc Việt ở Mỹ, mà ở Việt Nam vẫn quen gọi là Việt kiều Mỹ, dẫu sao cũng có đô la xài, còn có cơ hội đi Mỹ, biết rằng sang đấy chỉ có nước đi làm nail cũng được. Nhờ vậy mà Việt kiều vẫn còn "có giá".
Nhưng Việt kiều về quê ăn chơi, tìm bạn cưới vợ vẫn còn lắm nhiêu khê. Phóng viên David Nguyễn của báo Viễn Đông vừa có chuyến đi tháp tùng vài anh bạn về quê tìm vợ, xin gửi đến quý độc giả loạt phóng sự đặc biệt "Việt kiều về quê cưới vợ".

Chiêu đãi viên tại các nhà hàng - ảnh: David Nguyễn/Viễn Đông

Lấy vợ như kiểu ông T.B., hơn 62 tuổi, từ Mỹ nhờ người mai mối về quê ở An Giang. Cô là gái chưa chồng, vừa học 4 năm đại học kinh tế ra, còn lông bông chưa xin được việc làm. Vậy mà đùng một cái, ưng ngay ông T.B. rồi. Trong vòng một tháng, họ tổ chức lễ cưới rình rang, làm lễ nhà thờ đàng hoàng. Nhiều thanh niên cùng trang lứa ngắm nghía cô dâu mà lòng thì tiếc hùi hụi… tại sao K. lại ưng cái ông già khú đế vậy, thiệt hết nói. 
Còn ông T.B. thì có vẻ vui mừng ra mặt, quên hết tên tuổi, và trẻ hóa bất ngờ. Trước khi làm lễ đính hôn và tổ chức lễ cưới, đầu tóc ông trắng phếu; sau một đêm, tóc bỗng trở nên đen kịt. Nhiều người bên nhà gái bắt tay chúc mừng mà không biết xưng hô thế nào cho phù hợp vì con rể trẻ hơn ông già vợ. Nhưng không sao, cách nào cũng ứng xử được dù lúc đầu ngượng miệng. Có được một cô vợ trẻ như vậy thì dầu có bị người đời đàm tiếu "trâu già gặm cỏ non" cũng có sao đâu.


"Có gì mà em xấu hổ! Anh già nhưng vẫn còn phong lưu lắm!" - ảnh: David Nguyễn/Viễn Đông

Sau khi về lại Mỹ, ngày nào ông cũng gọi điện thoại về Việt Nam tâm sự với "cục cưng". Sáng ra, ông phải uống sâm, ngậm thuốc bổ mới đi đi lại lại được. Tuy nhiên, đôi lúc ông cũng không biết là còn đủ sức để bảo lãnh vợ trẻ sang Mỹ không. Đêm nằm nghĩ ngợi, ông T.B. vẫn quyết định làm thủ tục để bảo lãnh vợ đoàn tụ.
Nhưng trong thâm tâm thì ông lo canh cánh… vì bài học của nhiều người đi trước hay nghêu ngao: "Tôi đã lầm đưa em sang đây, để đêm về nghe tiếng thở dài...". Khi hỏi ý kiến bạn bè thì ai cũng khuyên đó là điều không tốt đẹp chút nào. Họ còn khuyên nên thực hiện kế sách… cưới rồi bỏ bên Việt Nam luôn, vài tháng về thăm một lần. Kiểu đi đi về về vậy cho chắc. Nhưng có cái gì là chắc đâu… 

Nhiều trường hợp tương tự như vậy… Chồng bên Mỹ nai lưng "cày bừa", dành dụm tiền gởi về thường xuyên cho vợ trẻ xài sang. Họ còn phải để dành để về thăm vợ, rồi quà cáp ông bà nhạc gia nữa, lại thêm mấy anh chị em… Nhưng có người cũng bị "cắm sừng" như thường. Tới hồi vợ báo đã có thai thì không biết tác giả là mình hay là ai, chỉ đoán được mù mờ. 
Thấy và biết vợ của ông T.B. cao ráo, trẻ trung, đẹp người đẹp nết, nên lần này về Việt Nam, anh T.Q. ở Cali cũng muốn tìm cho mình một cô vợ không thua gì ông ấy. Anh nói: "Vì mình còn trẻ hơn ổng, lại ăn nói có duyên, tự biết luôn".


Vũ nữ múa cột - ảnh: David Nguyễn/Viễn Đông

Trước khi về Việt Nam, anh T.Q. cũng đã nhờ bạn bè mai mối tìm vợ ở miền Tây. Vì anh nghe nói gái miền Tây mượt mà, chất phác, giống như vùng đất phù sa phì nhiêu, màu mỡ. Bạn bè chí cốt thì cũng có chấm vài người, xem ra cũng tạm cho là hợp lý để cưới về làm vợ, dù tuổi cách nhau cũng vài chục. Vậy mà khi gặp nhau, anh T.Q. cũng chưa chịu! Theo anh chấm thì chưa đúng tiêu chuẩn "chân dài", mặc dù chính mình thì lùn tủn. Thế là anh đành mở rộng phạm vi và khu vực để tìm vợ. Từ An Giang, qua Cần Thơ, lên Sài Gòn xuống vùng quê Rạch Giá.


Chiêu đãi viên hầu rượu chân dài tại các quán Karaoke - ảnh: David Nguyễn/Viễn Đông

Anh kể: "Có người hơi thích mình, thì mình không thích, còn người mình thích lại tỏ ra không thích mình. Có em mình thích mà cô ấy cũng chịu mồi nhưng kẹt cái là nhỏ tuổi quá, gái mới bước qua tuổi thiếu niên. Nhiều lúc đi ăn chung với nhau có cơ hội nói chuyện riêng với cô N.Y., mình còn mạnh miệng nói… phải chi anh kéo được em lên thêm vài chục tuổi thì hay biết mấy. Thế rồi cũng không đặng… ngày qua nhanh hơn, một tháng tìm vợ nhưng có được mối nào đâu. Chỉ có mối nào chịu ưng mình theo kiểu mì ăn liền. Đành phải sử dụng gấp thời gian còn lại để ăn chơi, bù lại những tháng ngày cô đơn một mình trên xứ Mỹ. Vừa ăn chơi hưởng thụ ở Việt Nam vừa nhờ người tìm mai mối kén vợ". 

Có quá nhiều mối bất đồng giữa lối sống Mỹ và lối sống Việt Nam. Nhiều Việt kiều về Việt Nam có người may mắn tìm được vợ trẻ đẹp. Nhưng cũng có người tìm hoài không ra mảnh tình giắt vai. Cuối cùng, họ đành "tìm em nơi chốn đông người" ở những quán bia… phòng trà… khách sạn... quán cà phê…
Phải trẻ đẹp, chân dài... mới chịu 

\
Nghèo nên các cô chịu làm bất cứ nghề nào!? - ảnh: David Nguyễn/Viễn Đông

Sau khi nhờ người mai mối giới thiệu, gởi hình cho xem thử… thấy cũng được được, anh B.T. ở San Jose Cali bắt đầu liên lạc qua email với "người trong mộng". Sau một thời gian ngắn, hai người đã tự tin hơn khi trò chuyện với nhau, rồi gọi điện thoại liên lạc thường xuyên hơn. 
Nhưng khổ nỗi, trong lúc "chat" với người này thì anh lại tìm thêm mấy mối nữa. Thủ tục đối với các cô mới cũng là gởi hình qua email cho nhau, chat online, rồi gọi điện thoại… Có nhiều cơ hội lựa chọn hơn, nhưng tất nhiên là mệt hơn, mất thời gian nhiều hơn. Có lẽ vì phải thường xuyên "tán" mấy cô mà công việc, thời gian nghỉ ngơi cũng bị ảnh hưởng không ít.


Gái chân dài phơi phới dạo phố - ảnh: David Nguyễn/Viễn Đông

Mức độ thân quen của họ chẳng bao lâu tiến triển rất nhanh, ngay cả người mai mối cũng "mù tịt" khi được hỏi chuyện anh T. cô B. tới đâu rồi. Đùng một cái, chàng xin được ngày phép, túm được mớ tiền mua vé bay về Việt Nam gặp mặt. Nhưng theo cố vấn của người mai mối, để không bị dính luôn một mối nào khi chưa biết thực tế ra sao, thì nên sử dụng chiêu "lơ lơ" chứ không mặn mà với một ai hết. Như vậy mới có dịp tuyển chọn và nới rộng chuyện tìm vợ. 
Trước đó cả mấy tháng, cô nào cũng nuôi hy vọng mình sẽ nổi bật hơn và chiếm nhiều ưu thế hơn các đối thủ khác. Còn người chưa được giới thiệu, cũng có chiêu kiểu "ván bài lật ngửa" vì chuyện tình duyên khó nói, khó đoán, tiến triển khó lường. Trong nhóm bạn gái, L. tiết lộ: "Mấy đứa bạn em, em nào cũng đi tắm trắng, uống nước mát, đắp da mặt, ăn diện lên một cách kỳ lạ giữa chốn bưng biền, làm ai cũng nhìn thấy và cũng biết là mấy cô chuẩn bị đón chàng về nước". 

Đến hẹn, anh T. còn dẫn theo anh C. và anh V. nữa. Các anh cũng toàn là những người đã và đang ly dị vợ. Mặc dù tuổi của họ đã quá 50, 60, ai nấy cũng còn có vẻ phong độ lắm. 

Càng gần đến ngày, càng nhiều các cô muốn có cơ hội để lọt vào mắt xanh của chàng. Đến ngày các anh về quê, đám con gái bà con dòng họ ở đâu ra nhiều thế. Khi ấy thì mấy cô từng biết trước qua chat, qua email bị lơ một cách khó hiểu. Vậy nên việc đi ăn, đi chơi tất cả đều phải tính thành từng gút để không bị "đụng hàng"; và lúc đó mới có cơ hội mạnh miệng làm quen. Khổ nỗi, đi một hai lần làm sao nói cho hết, hiểu cho được ý muốn của đối phương. Hết gút này tới tốp nọ xem ra cũng tổn thất nhiều tiền bạc và thời gian.


Gái chân dài quê ngượng ngùng trước con mắt soi mói - ảnh: David Nguyễn/Viễn Đông

Anh B. bực quá, nói thẳng với một cô gái mới đáng tuổi con mình: "Em ơi, anh không có thời gian… thật sự anh về lần này muốn tìm một nửa để sống vui vẻ những tháng ngày cô đơn đã mất. Nên em phải hợp tác với anh trong chuyện mình tìm hiểu nhau và mạnh dạn bỏ qua những thủ tục rườm rà. Xem lờ đi những dị nghị của người đời… mà tiến thẳng đến tương lai".
Khi trò chuyện với mấy anh, tôi "đi guốc trong bụng" họ, ông nào cũng muốn "đớp liền" để làm tin trong nhà. Nhưng đối với các cô, dù có thích Việt kiều thiệt, nhưng lấy gì làm chắc chắn để "hy sinh", đành phải dùng chiêu "thăm dò". Trong khi đó, mấy anh thì muốn "tình yêu mì ăn liền". Thế nên cuối cùng chẳng mối nào đi tới được. Ngược lại, một vài em mình cứ tưởng là "xứng đôi vừa lứa" thì mấy anh lại chê già, lùn, mập… Đối với con mắt người đời, cỡ mấy anh lớn tuổi mà vớ được mấy em kiểu như vậy cũng có phước lắm rồi… tại sao lại không chịu tiến tới mà cứ đi "mồi chài" lòng vòng, cuối cùng không được gì.
Sau này, tôi mới hiểu ra ý của mấy anh: "Đã có mác Việt kiều rồi thì cũng phải tìm, phải chọn cho được mấy cô trẻ đẹp, chân dài cho xứng đáng đồng tiền bát gạo chứ. Lấy vợ cũng phải lấy sao cho vợ cũ ở Mỹ nó biết mặt chứ. Đã đổ công sức tiền của về Việt Nam cưới vợ, phải chọn đẹp đẽ ngon lành, hơn vợ trước mới lấy. Còn lấy vợ xấu hơn nó cười chê cho cả đời".


Việt kiều ngồi xe xích lô… dạo phố "bóp kèn" - ảnh: David Nguyễn/Viễn Đông

Anh C. nói, thật ra về Việt Nam là tìm vợ đẹp mới ưng, còn không thà ở cô đơn như vậy thì hơn. Anh cho rằng phải phân định rõ ràng như vậy mới cảm thấy dễ chịu được; nếu như ý thì tiến tới, còn không có thì làm "Việt kiều về quê ăn chơi" cho đúng nghĩa, không mất thời gian vô ích. 

Nói tới đây thì một ông bạn Việt Nam phán liền cho anh bạn một câu: "Chuyện tình cảm mà anh xem như là chuyện mua thịt cá vậy! Cũng phải có chút lãng mạn chứ. Tuổi anh với tui đã đi qua cái thời trai trẻ, từng trải, mộng mơ yêu đương. Làm gì cũng phải để cho con người ta có chút tình cảm lãng mạn chứ. Không thể xử theo cách Mỹ là Yes hay No, phải để tình cảm đến với nhau một cách tự nhiên không ép uổng. Nhưng vậy mới có thể tiến tới lâu dài. OK?".
"Ngoài đường nhiều cô đẹp quá, mà mình tìm không được"
 Ôm "cục tức" trong lòng vì gần cả tháng trời lặn lội tìm kiếm hết người này mai mối, tới tự đi la cà ở đầu đường xó chợ, nhưng anh vẫn về tay không, khi so sánh với ông Việt kiều nọ già hơn mình nhiều tuổi, mà cưới được cô vợ như ý, có học thức lại có dáng đẹp, chân dài nữa. Như ổng mới đúng là "trâu già ăn cỏ non" còn như mình bảnh bao quá lại tìm mãi không ra cô nào như ý. Toàn là mấy em "bèo bèo", tức thiệt!
Thật ra trước khi về quê tìm vợ, người mai mối đã có nhiều lần tâm sự, cho biết: "Mấy anh phải suy nghĩ rõ ràng. Ở cái tuổi mấy anh thì phải tìm cô nào trạc tuổi 35, 40 thì còn coi được; chứ trẻ quá thì khó coi lắm, mà nếu làm gan thì chưa chắc gì kham nổi mấy cổ mười bảy… bẻ gẫy sừng trâu, anh có nghe chưa? Ngay ở Việt Nam hay ở Mỹ đều bị người đời nhìn bằng con mắt gièm pha, đàm tiếu, cảm giác khó chịu lắm". 

Chân dài đến kìa - ảnh: David Nguyễn/Viễn Đông

Cũng khổ cho các anh này, phụ nữ ở cái tuổi 35, 40 hơn… một là lỡ thời vì xấu quá, hai là tánh tình kỳ cục khó chịu. Còn dạng đẹp, coi được đã có chồng, có con hết rồi. Còn nếu có chồng mà chết hay ly dị thì lại ngại nặng gánh con cái…
Ở cái tuổi mười chín, đôi mươi thì nhiều lắm… nhưng cái tuổi hăm hở, mơn mởn này thích được cưng chiều, thích được ăn chơi đua đòi. Vả lại, quen biết chưa chắc gì thấu hiểu nhau, thông cảm nhau được vì tuổi tác chênh lệch quá. Chưa nói đến chuyện khó coi, khó ăn nói với con cái, người thân ở Mỹ. Xem ra tìm được người như ý quả là không dễ. Nhất là Việt kiều lâu lâu về nước một lần, bị lừa là chuyện thường xuyên. Lừa tình, tiền mất tật mang, nhiều ông bỏ mạng bên ấy luôn.

Có khi đi ăn cả đám - ảnh: David Nguyễn/Viễn Đông

Ông S. ở Mỹ sau khi ly dị vợ, nhờ người mai mối về Việt Nam cưới vợ. Một tháng qua mau không thể tưởng tượng, chưa kiếm được cô nào vừa ý mà tiền thì cạn túi. Mai mối đâu có ăn tiền ăn bạc gì đâu, nên người ta giúp cũng có giới hạn. Có dịp thì mới giới thiệu người, mà giới thiệu thì phải tổ chức ăn uống để gặp mặt, rồi sau đó mới bắt đầu "đi riêng" tìm hiểu. Nhưng có cô nào chịu đi một mình đâu…
Nên cũng có khi một, hai lần đầu còn dẫn theo cô bạn gái, hay là chị gái để "bảo đảm an toàn". Mỗi lần như vậy, về khách sạn thì trong lòng mấy chàng bực bội khó chịu vô cùng vì không có "xơ múi gì được" lại mất thời gian, tốn tiền gấp đôi. Nhưng rồi, mấy nàng cũng gọi điện thoại xin lỗi, ỉ ôi, gợi ý nhỏ to đưa đẩy. Mấy anh lại xiêu lòng và tràn đầy hy vọng trở lại với những lời hứa…
Nhưng đến giờ hẹn, cô nàng lại báo bận, báo bệnh, báo đủ mọi lý do để "cho qua". Theo một cô gái mà tôi biết, nằm trong danh sách được mai mối thì nàng tỏ ra chưa ưng ý ông Việt kiều này lắm: "Việt kiều gì mà tính toán quá, mở miệng là đòi hỏi!? Không biết chiều chuộng con gái mới quen gì hết". Vì chưa mặn mà nên các cô cũng chưa thật sự nhiệt tình mà chỉ "đùa giỡn" để "kiếm chút cháo", đồng thời thăm dò xem người kia có thật sự đáng để mình "dâng hiến"… Thế là mỗi tối đi với mấy nàng rồi lại về khách sạn một mình, ức quá, các anh đành đi mát-xa rồi mới về nằm không, chờ cơ hội.


Chiêu đãi viên cũng có dịp tiếp xúc với Việt kiều - ảnh: David Nguyễn/Viễn Đông

Anh C. vì chưa tìm được người đẹp nào để "đặt cọc" nên quyết định ở lại thêm nửa tháng để tự mình đi "săn" gái đẹp chân dài. Lân la hết khu du lịch này đến quán ăn nọ, rồi anh cũng quen được một vài cô chiêu đãi viên, sau đó rủ rê, tán tỉnh thẳng thừng qua điện thoại, rồi cũng mời được mấy cô đi ăn. Nhưng lần nào, họ cũng đến cùng với em gái hay với cô bạn gái…
Sau khi ăn vẫn chưa tìm được "khe hở" nào để tấn công, anh đành phải kéo dài thời gian bằng các chiêu khác. Nào là đi karaoke, đi bar tiêu thêm một mớ tiền. Tưởng là nàng đã chịu mồi, nhưng rồi anh cũng tự cho là mình "dại gái"… Một lần đi dạo phố miền Tây, một anh tức quá nói với tôi một câu: "Bà mẹ nó… sao ở ngoài đường quá nhiều em đẹp chân dài… vậy mà mình kiếm hoài không có là sao?".

Điểm hẹn là quán ăn, quá nước - ảnh: David Nguyễn/Viễn Đông

Lần khác qua quen biết với bạn của một người bạn, anh C. chịu khó nán lại Tây Đô vài bữa nữa để chờ gặp cô này. Nghe người bạn giới thiệu thì thích ơi là thích: "Cháu của em nó mới 22 tuổi thôi, chân dài lắm. Gái quê, nên anh gặp lúc đầu phải từ từ, nói chuyện đừng có nôn nóng mà hỏng chuyện". Nghe chân dài lại là gái quê nữa nên dù có ở lại một, hai ngày cũng không sao.

Hẹn 11 giờ trưa gặp nhau tại một nhà hàng khá lãng mạn, trữ tình bên bờ sông Hậu. Đến trước, chúng tôi ngồi nhâm nhi hết một, hai chai bia. Anh tha hồ tơ tưởng đến viễn cảnh cô gái đẹp sắp gặp, trong lòng sung sướng vô cùng. Rồi họ tới bằng một chiếc xe du lịch 12 chỗ ngồi. Nghĩ trong bụng chắc là gia đình này khá giả… càng làm cho anh C. tự tin hơn.
Khi ngồi vào bàn giới thiệu đây là ba mẹ của em, còn đây là bà dì, còn vợ chồng và hai đứa cháu kia là bà cô. Lúc này, anh C. mới lo sợ… cái gì mà giống như đi ra mắt chàng rể vậy. Còn đây là em nó. Con gái quê nên ăn nói còn quê lắm có gì anh chỉ bảo...


Mới quen nàng chân dài ở quê - ảnh: David Nguyễn/Viễn Đông

Sau khi ăn uống tàn tiệc, gia đình kêu tính tiền… chàng rể tương lai Việt kiều đâu để mất mặt. Nên anh đã giành phần trả tiền, cuộc ra mắt mất hết mấy trăm Mỹ kim. Trong lòng anh đau đớn hơn là vì cô gái trẻ thiệt, chân dài thiệt, nhưng miệng hô không chịu nổi. Anh đành hẹn có dịp sẽ quay lại về "bên nhà gái" chơi. Sau đó, anh rút lui và có ý trách người bạn, sao diễn tả không đúng sự thật gì hết
Tán tỉnh bằng điện thoại, tin nhắn


Mấy nàng trong chiếc áo bà ba dễ thương làm sao - ảnh: David Nguyễn/Viễn Đông
Nhiều Việt kiều về quê tìm người đẹp, đi tới đâu, có "mùi" Việt Kiều tới đó. Chẳng những mùi nước hoa "xịn" thơm ngào ngạt, quần áo, giầy dép, kính mát cũng toàn là hàng tốt. Tiền đô lẫn lộn với tiền đồng mới toanh. Điện thoại di động hai ba cái, cái để gọi riêng người ở Việt Nam, cái để liên lạc trực tiếp về Mỹ, cái để lên internet và "chat" với "mấy em".
Mặc dù các anh chưa tìm được mẫu người lý tưởng, nhưng người đẹp chân ngắn, chân dài đeo theo thì không ít. Tất cả họ đều lợi dụng nhau là chính. Một bên là "tình" và một bên là "tiền". Nhưng làm sao cho hài hòa mà không bị thô thiển như kiểu "tiền trao cháo múc". Vì thế mà cả hai phía đều có sự cân nhắc mất nhiều thời gian.


Sẵn dịp đi mát xa đấm bóp để hưởng thụ - ảnh: David Nguyễn/Viễn Đông

Những dòng tin nhắn tỏ tình càng lúc càng mãnh liệt hơn, mạnh dạn hơn. Có khi lên cao trào không còn kiềm chế được nữa, họ gọi điện thoại "tâm sự" với nhau cả đêm. Nhưng rồi cũng chỉ là những giây phút lãng mạn nhất thời, ít khi đến với nhau một cách thực tế.
Dù sao, họ vẫn nuôi được hy vọng "cá cắn câu". Cứ như vậy, nên mỗi sáng, các anh lại phải mua thêm 200.000 tiền thẻ điện thoại để nạp vào trương mục. Có khi họ mua luôn cả chục thẻ loại 2, 3 trăm ngàn để sơ cua, phòng hờ những lúc cần thiết không thể đi mua liền được.


Chụp hình trong khách sạn - ảnh: David Nguyễn/Viễn Đông

Mặc dù có lưu tên, lưu số các cô trong điện thoại, nhưng nhiều anh mới về Việt Nam vẫn còn rất lọng cọng trong việc sử dụng điện thoại di động, nhất là khi nhắn tin cho các cô. Anh D. mới đáp xuống phi trường có 2 tuần mà trong chiếc điện thoại của anh đã có cả trăm số điện thoại. Trong đó, hơn một nửa là số điện thoại của các cô.
Có một đêm nằm ở khách sạn, anh "chat" với một cô gái tên N. Lúc đầu là những dòng tin nhắn em, có khỏe không, đang làm gì đó, có nhớ anh không. Cô gái trả lời rất nhanh, trong đó không ít những chữ viết tắt làm anh đọc muốn "ná thở" mà không biết nói gì. Chỉ biết câu sau cùng là… em nhớ anh nhiều lắm. Rồi anh nhắc lại những lần hẹn hò trước, những lần đi ăn uống, karaoke, những lần đi xem ca nhạc, đi mua sắm quần áo và ngủ khách sạn…
Lo kể lể tán tỉnh liên miên một hồi, anh D. mới vỡ lẽ ra nàng không phải là "người ấy". Thì ra cô này anh mới quen chưa được bao lâu, cũng chỉ mới đi với nhau vài lần thôi… Quê quá, anh bèn dùng một vài câu tiếng Mỹ gọi là gỡ gạc, giả lả rồi "bye bye".


Da nàng sao trắng nõn nà - ảnh: David Nguyễn/Viễn Đông

Có dịp ngủ chung khách sạn với mấy anh Việt kiều vài đêm mới thấy các anh mới về Việt Nam chưa được bao lâu mà sao quen được nhiều thế. Điện thoại cứ reo liên tục, nói chuyện cù cưa rồi gửi tin nhắn tít tít cả đêm, rù rì, hú hí... Những câu nói qua điện thoại như "nhớ em không", hay "anh có khỏe không"… dễ làm các anh lộn cô này với cô kia. 

Anh V., một Việt kiều, cho biết, thật ra tìm vợ ở Việt Nam ngó dễ nhưng không dễ tí nào. Nếu có ai đó quen biết giới thiệu thì cơ hội tiến tới hôn nhân dễ hơn là tự đi tìm. Vì các cô chân dài ngày nay thấy Việt kiều vẫn còn thích lắm. Chỉ cần gặp nhau ở quán ăn, khách sạn, khu du lịch là họ làm quen ngay. Rồi họ nhờ mai mối tìm người muốn cưới vợ, xin số điện thoại và tâm sự mỗi khi đêm về. Chuyện quen biết mai mối diễn ra rất xôm tụ, hết cô này tìm đến cô khác gọi. Tất cả đều là những cuộc vui tốn kém nhiều tiền bạc, thời gian, nhưng tình cảm thu được chẳng là bao nhiêu.


Bám theo chân dài tìm cơ hội làm quen - ảnh: David Nguyễn/Viễn Đông

Một Việt kiều trạc tuổi 50 mà tôi từng biết, ông mua được mấy lô đất cất biệt thự ở Việt Nam. Nhu cầu của ông là tìm người yêu thôi chứ không cần tìm vợ. Thế là một ít tiền bỏ ra cho "đàn em" đi kiếm giùm mấy em người mẫu chân dài, kể cả những sinh viên đang học "đua đòi". Muốn đi ăn hả… chuyện nhỏ!
Muốn đi mua sắm quần áo thời trang, hay điện thoại di động cảm ứng hả… dễ thôi!
Theo anh lên Sài Gòn, hay ra Đà Lạt một vài ngày để ký hợp đồng mua biệt thự và ở thử… đương nhiên, là các cô sẽ nhận được tiền đô tính theo ngày. Và cứ như thế ông Việt kiều đại gia này thay đổi người tình như thay áo. Một cô người mẫu miệt vườn miền Tây khoe với mấy cô bạn là quen được ông Việt kiều đại gia này, nhờ vậy mà có được chiếc xe tay ga cùng một ít hàng hiệu.
Nhưng "xài" vài lần, ông Việt kiều biệt tăm, không nói lời chia tay… vì ông đang tò tí với một cô sinh viên chân dài đang có nhu cầu cần nhiều tiền để "trang trải" chuyện học hành và nợ nần của gia đình. Nhưng gần đây, có tin ông ấy đã "về bên kia thế giới" vì sử dụng quá nhiều thuốc "cường dương".


Đi ăn mà thấy chiêu đãi viên chân dài là xin số điện thoại ngay - ảnh: David Nguyễn/Viễn Đông

Nói đến chuyện này mới biết, gần đây nhiều Việt kiều về quê "yêu đương" và không ít trường hợp bị "chết trên chiến trận tình yêu" vì sử dụng quá liều thuốc kích dục. Nếu được xem lại các mẩu tin nhắn trong điện thoại của các anh, người ta sẽ thấy, sau những lần "mây mưa", các cô đều khen Việt kiều mạnh có khác. Một số anh Việt kiều trước khi ra phi trường chờ máy bay cất cánh, ngồi đọc lại tin nhắn, cười tủm tỉm, nhưng cũng đành xóa hết những gì "bí mật" trước khi về lại Mỹ.
Đi Việt Nam dễ có bồ nhí...


Tay trong tay dạo phố - ảnh: David Nguyễn/Viễn Đông

Đàn ông có rất nhiều lý do để đi Việt Nam. Làm ăn, kinh doanh, hợp tác, mua nhà đất, thăm cha mẹ già, dự lễ cưới, ma chay, đi du lịch… Khi mà cuộc sống ở Mỹ đã phần nào vững chãi, con cái học hành thành đạt, lập gia đình và có cuộc sống ổn định riêng tư… ấy cũng là lúc mà các ông nghĩ tới đôi điều cho cá nhân mình. Có người còn ước ao về già sẽ về Việt Nam sống "hưởng thụ" cho sướng!? Có người còn nói đùa với nhau, "Ta về ta tắm ao ta, dù trong dù đục ao nhà vẫn hơn".
Chính vì điều này mà đã có không ít những mối tình xuyên Thái Bình Dương trái ngang với bao cảnh đời kẻ khóc người cười. "Trâu già thích gặm cỏ non" cũng là lẽ đương nhiên theo quy luật "ba vừa" (vừa dễ "gặm", vừa rẻ tiền, vừa nhiều vô số tha hồ mà lựa chọn) chỉ có ở Việt Nam.


Vì tiền nhiều cô chấp nhận những công việc "lộ hàng" - ảnh: David Nguyễn/Viễn Đông

Ông T. H. ở thành phố Anaheim, Nam California, vào năm 2005 về Việt Nam với vợ con thăm người thân. Ông thấy thị trường bất động sản ở Việt Nam lên vùn vụt, nhiều người đầu tư vào lãnh vực này chẳng bao lâu giàu sụ.
Về lại Mỹ, ông bèn gom góp được một số tiền, gởi về Việt Nam hùn với người bà con mua đất… Không bao lâu, nghe giá đất lên cao gấp đôi, có lời, nên ông thường xuyên gọi điện thoại về Việt Nam để theo dõi tin tức. Đến năm 2009, thị trường nhà đất bị tuột dốc thê thảm…
Giá đất đóng băng, rồi bị rớt vào khu quy hoạch, tuy được đền bù nhưng không bao nhiêu so với ước tính mức lời ban đầu. Rồi lại có một số vấn đề tiền bạc "nội bộ", nên những lần như vậy ông lại phải về Việt Nam để giải quyết…
Bà vợ thấy cũng hợp lý… nhưng giải quyết kiểu gì không biết mà sau những lần từ Việt Nam về lại Mỹ thì tâm thần ông bất ổn, thơ thơ thẩn thẩn, điện thoại nói chuyện làm ăn gì mà rù rì, lén lút. Sau này, bà phát giác ra là đã có con với một cô gái trẻ đẹp. Từ đó, gia đình cứ lục đục mãi, vợ con mạnh ai nấy sống. "Thiên đường hạnh phúc" giờ đã thành "vực sâu địa ngục". Nhưng rồi tiếng gọi của tình yêu mạnh hơn, chàng công khai tuyên bố sẽ về Việt Nam lo cho mẹ con người ta, có điều kiện sẽ bảo lãnh qua Mỹ đoàn tụ luôn. 

Ông B.K. ở thành phố Los Angeles đã ngoài cái tuổi thất thập cổ lai hy, có vợ, có con, có cháu đùm đề. Cuộc sống đại gia đình ở Mỹ rất vững chắc và tốt đẹp. Nhưng ở cái tuổi hưu trí chẳng làm gì, ông hay về Việt Nam sống với mấy người con còn sót lại Việt Nam, vả lại còn có nhà cửa bên ấy. Sau nhiều lần được một vài người quen chở đi "ăn cỏ non", ông đã phải lòng một cô gái trẻ chân dài nhỏ hơn mình gần 35 tuổi. Sau khi bị gia đình phát giác, vợ con phản đối kịch liệt, hết lời khuyên ngăn khóc lóc, đến hăm dọa từ luôn… nhưng ông đã là người "anh hùng" thì "khó qua ải mỹ nhân".
Đã quá cái tuổi hồi xuân lâu rồi nhưng nhờ có tiền có của nên tình cảm của ông vẫn giữ được ở mức sâu đậm với cô gái trẻ. Để có tổ ấm riêng tư, ông quyết định bán đất để dành một phần tiền xây nhà cho cô vợ mới. Ông cũng công khai nói thẳng quyết định của mình sống đời còn lại ở Việt Nam và chẳng thiết tha gì việc trở lại Mỹ để cho vợ con "hành xác", mặc cho ai muốn từ thì từ! Theo ông, bây giờ còn sống được bao lâu nữa, phải biết tận hưởng cuộc sống tuổi già chứ?!

Trong cuốn Thúy Nga 79 chủ đề Dreams, trong lúc giới thiệu chương trình, một câu hỏi được nêu ra: "Món quà mà người đàn ông Việt Nam thích nhất là gì?". Câu trả lời: "Đó là mấy bà ở nhà giữ con cho mấy ông về Việt Nam chơi vài tuần" - Cả hội trường cười rần. Cái câu trả lời nửa đùa nửa thật nhưng rất đúng với tâm trạng của một số người đàn ông Việt Nam ở Mỹ.


Cô gái chân dài làm người mẫu quảng cáo, nếu được Việt kiều ưng là chịu liền! - ảnh: David Nguyễn/Viễn Đông

Phụ nữ thì ít ai muốn người đàn ông của mình về Việt Nam một mình, vì sợ dễ bị cám dỗ. Dù người đó chung thủy dữ lắm, thương vợ con bao nhiêu, thì cũng có thể xiêu lòng trước "cỏ non". Bà P.Đ. ở Riverside cho biết: "Dù biết chồng rất thương yêu mình nhưng dứt khoát một câu là không bao giờ cho chồng về Việt Nam với bất kỳ lý do gì. Làm như vậy chẳng khác nào thả cọp về rừng. Tôi đã từng chứng kiến nhiều trường hợp bạn bè, bà con về bên ấy một vài lần thì trở nên hư hỏng, không bị con gái quyến rũ kiểu này cũng bị kiểu khác. Cho đi du lịch ở đâu trên thế giới cũng được, nhưng ngoại trừ Việt Nam. Còn muốn đi thì đi luôn đừng có về nữa".


Đợi… - ảnh: David Nguyễn/Viễn Đông

Chị T.T. ở thành phố Long Beach nói: "Nếu đã lập gia đình, đi đâu nhất là về Việt Nam nên đi cả đôi… rất hạnh phúc, rất dễ thương, bởi vì cuộc sống ở Mỹ quá bận rộn, phải chịu nhiều áp lực cuộc sống và thiếu thốn tình cảm. Bởi vậy có những giây phút nào bên nhau được nên tận dụng, tình cảm gia đình sẽ gắn bó hơn, thú vị hơn.
Đương nhiên nếu có lý do chính đáng thì mình cũng cho ông xã về Việt Nam một mình… nhưng cũng là việc bất đắc dĩ và liều thôi. Lo thì cũng lo đó, nhưng ông bà ta có câu: Giữ người ở lại chứ ai giữ kẻ ra đi".