Nguyễn Cao Kỳ và Dương Văn Minh bao che cho Việt cộng nằm vùng như thế nào?

Thứ Hai, 17 tháng 12, 2012 by: Lý Tưởng Người Việt

sinh-vien-saigon-bieu-tinh-2 thumb_medium331_218

Thân tặng độc giả Việt Vùng Vịnh: cựu Thiếu tá Nguyễn Tường Thược, Đài Phát Thanh Việt Nam Hải Ngoại tại Philadelphia và New Jersey* Bán Nguyệt San Việt Báo Hải Ngoại. Trúc Giang MN

1* Mở bài

Nguyễn Cao Kỳ và Dương Văn Minh đã từng bao che, giúp đở, chứa chấp, cung cấp phương tiện và vũ khí cho Việt Cộng nằm vùng để đánh phá hậu phương Việt Nam Cộng Hoà. Hai ông tướng nầy có trách nhiệm trong việc đưa đồng bào miền Nam VN vào chế độ độc tài tàn bạo của Chủ Nghĩa Cộng Sản.

Hành động phản bội dân tộc được thể hiện qua việc bao che và giúp phương tiện cho sinh viên Việt Cộng nằm vùng Huỳnh Tấn Mẫm như dưới đây.
2* Chương trình Quân Sự Học Đường
Sau Mậu Thân 1968, chính quyền VNCH quyết định thành lập Sư đoàn sinh viên bảo vệ thủ đô, cho sinh viên tham gia các khoá học quân sự. Huỳnh Tấn Mẫm kể lại như sau:
"Lúc đó Thành Đoàn chỉ đạo chúng tôi tìm cách đánh phá chương trình nầy. Chúng tôi tổ chức những cuộc biểu tình yêu cầu bãi bỏ chương trình nầy. Phong trào được mọi tầng lớp hưởng ứng mạnh mẽ nên nhanh chóng lan rộng ra. Sau đó, tôi bị bắt vì sự phản bội nhưng phong trào đấu tranh vẫn diễn ra mạnh mẽ, liên tục". Huỳnh Tấn Mẫm kể tiếp, "Khi tôi được thả ra cùng với hơn 30 người trong nhóm hoạt động, Thành Đoàn một lần nữa nhanh chóng chuyển hướng hoạt động, chúng tôi được chỉ thị là để cho sinh viên vào các quân trường tham gia các chương trình học quân sự rồi tìm cách đánh phá từ bên trong."
Huỳnh Tấn Mẫm cương ẩu, nói dóc bịa chuyện trơ trẽn:
"Từ trong các quân trường, phong trào đấu tranh của sinh viên lại dấy lên mạnh mẽ hơn dưới một hình thức khác. Họ tụ tập nhau, lấy vạt giường ra đốt, rồi ca hát suốt đêm. Những sĩ quan nào khắc nghiệt với sinh viên thì liền bị trùm mặt lại rồi đánh…Do bị để ý theo dõi từ trước, tôi bị nghi là chỉ đạo những vụ đấu tranh nầy nên bị bắt giam 5 ngày. Trong 5 ngày đó, phong trào đấu tranh trong quân trường vẫn diễn ra, vì không có chứng cớ nên chúng phải thả tôi ra".
3* Huỳnh Tấn Mẫm "tranh thủ" Nguyễn Cao Kỳ
Trong nhật ký, Huỳnh Tấn Mẫm kể lại như sau:
"Đánh giá sự rạn nứt giữa Tổng thống Thiệu và Nguyễn Cao Kỳ, đầu tháng 9 năm 1971, Thành Đoàn chỉ đạo tìm cách "tranh thủ" ông Kỳ. Nhờ sự môi giới của dân biểu Hồ Ngọc Nhuận, ông Kỳ chịu tiếp phái đoàn Tổng hội Sinh viên chúng tôi".
3.1. Hội đàm tại trại Phi Long
"Một phái đoàn khoảng 10 người gồm: Huỳnh Tấn Mẫm, Hạ Đình Nguyên, Võ Như Lanh, Nguyễn Thị Yến, Phan Công Trinh, Lê Văn Nuôi…được tiếp đón tại trại Phi Long trong khuôn viên phi trường Tân Sơn Nhất.
Nguyễn Cao Kỳ xuất hiện, tươi cười, niềm nở bắt tay từng người. Vóc dáng cao lớn, khuôn mặt hồng hào phương phi với hàng ria mép dầy.
Nằm phủ phục bên chân Kỳ là một con chó khổng lồ, lông, bờm rậm rạp y hệt sư tử.
Lúc chúng tôi gặp Kỳ, ông hỏi:
- Tôi nghe người ta nói mấy anh là Cộng Sản, có phải vậy không?
Lúc đó tôi nhanh miệng hỏi lại ông:
- Họ nói vậy mà Phó tổng thống có tin không? Nghe vậy, ông Kỳ im lặng. Thực chất, ông Kỳ cũng biết chúng tôi là Cộng Sản, nhưng ông muốn hợp tác với chúng tôi để nhờ chúng tôi chống lại ông Thiệu. Sau đó, ông Kỳ hỏi:
- Mấy anh cần gì ở tôi?
Tôi nói:
- Thưa ngài Phó tổng thống, như ngài thấy đó, chương trình Quân Sự Học Đường đang gây sự bất bình lớn trong sinh viên và công chúng, nếu không dẹp bỏ thì tình hình sẽ không yên ổn được. Tôi thay mặt họ đề nghị ngài kiến nghị với Tổng thống Thiệu, tạm hoãn hoặc bỏ chương trình nầy thì tình hình mới yên ổn được.
Chúng tôi tấn công tiếp:
- Đề nghị Phó tổng thống cấp cho Tổng hội Sinh Viện một trụ sở, vì lực lượng cảnh sát của ông Thiệu đã chiếm giữ trụ sở 207 Hồng Bàng của chúng tôi rồi.
Ông Kỳ trả lời:
- Tôi nói ông Thiệu hoài mà ông không nghe, cứ xen vào nội bộ của các anh làm gì. Gặp tôi, các anh đòi gì tôi giải quyết cho hết, đòi trụ sở có trụ sở, đòi xe hơi có xe hơi! Nhưng tôi đâu có quyền nên chỉ có cách lấy một ngôi nhà trong dinh quốc khách của Phó tổng thống, số 4 Tú Xương giao cho các anh làm trụ sở. Đồng ý không?
3.2. Chiến dịch phá bầu cử
"Hai ngày sau, để phô trương lực lượng với Kỳ, chúng tôi tổ chức một cuộc xuống đường đánh với cảnh sát dã chiến ngay trên đường Cường Để. Nguyễn Cao Kỳ và nhóm tham mưu của ông ta ngồi trên trực thăng, lượn nhiều vòng để chứng kiến cuộc giao tranh giữa lực lượng xung kích của Sinh viên Học sinh với cảnh sát, diễn ra trong khói lựu đạn cay mịt mù và tiếng nổ ầm ĩ của bom xăng.
Ngày hôm sau, Kỳ thuận giao cho chúng tôi ngôi nhà số 4 đường Tú Xương với đầy đủ văn phòng phẩm và xe cộ. Tại đây, chúng tôi gặp nhóm tham mưu của Kỳ để nhận toà nhà. Tôi gọi đùa, họ là "ban tham mưu chim cò" vì nhóm cận thần nầy toàn mặc áo chim cò, tướng tá bệ vệ được tuyển chọn từ các đơn vị người nhái và không quân.
Nhóm tham mưu nầy đề nghị chúng tôi tính hết những gì cần thiết ra thành tiền để họ đưa tiền cho chúng tôi tự mua sắm. Chúng tôi từ chối nhận tiền, chỉ yêu cầu cung cấp máy đánh chữ, giấy và máy in truyền đơn và vũ khí. Chúng tôi hỏi:
- Các ông có loại vũ khí nào có thể đánh sập các phòng phiếu, tiếng nổ lớn nhưng không sát thương cho người không?
- Có. Chúng tôi có loại MK3. Các anh cần bao nhiêu?
- Ít nhất là 2,000 trái để chúng tôi đánh suốt 2 tuần lễ trước ngày bầu cử."
Theo lời thuật của Huỳnh Tấn Mẫm, ngày 3-10-1971, Nguyễn Cao Kỳ đã bí mật giao 5,000 lựu đạn MK3 (loại lựu đạn huấn luyện chỉ gây tiếng nổ, không sát thương) cho họ ném vào những tụ điểm thùng phiếu để phá cuộc bầu cử.
Huỳnh Tấn Mẫm lại cương ẩu, nói dóc như sau:
"Trận đánh đầu tiên mà SVHS tranh đấu sử dụng lựu đạn MK3 là trận diễn ra trước Đại học Vạn Hạnh. Từ cuộc biểu tình trong sân trường, sinh viên tràn ra đường Trương Minh Giảng, tất cả những thùng phiếu làm bằng gỗ "đặt trên lề đường để tiện cho người qua lại bỏ phiếu" bị đánh sập tan tành, khói bụi mịt mù. Cùng lúc, các bích chương tranh cử bị SV kéo xuống, dùng bút lông sửa chữ "Liên danh 1" thành chữ "Liên danh lì", chữ "dân chủ" thành chữ "Dân chửi", chữ "Thiệu" thành chữ "Thẹo" rồi treo lại đàng hoàng.
Chiến dịch "MK3" làm rung chuyển dư luận, dân chúng hoảng sợ, không dám đi bầu. Thiệu điên tiết, ra lịnh cho Tổng nha Cảnh sát truy lùng bắt một danh sách 127 sinh viên."

alt

SVHS đang đốt phá các bích chương tranh cử tổng thống của liên danh Thiệu – Hương năm 1971.

3.3. Trước toà án quân sự mặt trận
"Những tháng sau bầu cử 1971 đến đầu năm 1972, những thủ lãnh phá thùng phiếu, xung kích đốt xe Mỹ như Huỳnh Tấn Mẫm, Hạ Đình Nguyên, Võ Như Lanh, Nguyễn Xuân Thượng, Võ Thị Bạch Tuyết, Lâm Thành Quí, Lê Văn Nuôi …đều lần lượt bị bắt.
Ngày 18-3-1972, 10 sinh viên được đưa ra toà án quân sự mặt trận ở Nha quân Pháp số 3 Bến Bạch Đằng để xử về tội "phá rối trật tự trị an".
Biện hộ chúng tôi là luật sư Nguyễn Long và LS Vũ Văn Mẫu.
Trong cáo trạng đọc tại toà có câu: "Bị cáo Lê Văn Nuôi khai, lựu đạn MK3 dùng để đánh phá bầu cử là do cựu phó Tổng thống Nguyễn Cao Kỳ cung cấp. Toà cho gọi nhân chứng Nguyễn Cao Kỳ. Ông Kỳ không có mặt.
"Trước khi đi, chúng tôi chuẩn bị phương án phá phiên toà. Dao lam được bẻ đôi, cột giấu vào tóc. Chúng tôi lấy dao ra, cắt vào tay, lấy máu viết lên tường toà án chữ "Tự do hay là chết".
4* Nguyễn Cao Kỳ "xớt" Huỳnh Tấn Mẫm
4.1. Cuộc rượt đuổi sôi nổi trên đường phố
Cuối tháng 9 năm 1971, Huỳnh Tấn Mẫm được đưa tới khách sạn Caravelle, đường Tự Do, để trả lời phỏng vấn của đài BBC, sau đó, Mẫm trở về Trụ sở của Tổng vụ Thanh niên Phật tử số 294 Công Lý. Vì biết bị theo dõi nên Mẫm chạy lên tầng cao nhất của trụ sở, nhưng cảnh sát đã kịp thời bao vây. Mẫm đang lúng túng tìm đường thoát thân thì Ngô Thế Lý, Đoàn trưởng Đoàn Sinh viên Phật tử Đà Lạt đưa Mẫm vào một căn phòng và khoá lại.
Thấy nguy cho Mẫm, Nguyễn Thị Yến vội gọi điện thoại cầu cứu cho dân biểu Hồ Ngọc Nhuận và Kiều Mộng Thu. Nhuận gọi ngay cho Nguyễn Cao Kỳ xin giải vây cho Huỳnh Tấn Mẫm. Ông Kỳ liền phái hai sĩ quan cấp tá mang 2 xe jeep tức tốc đến Trụ sở Tổng Vụ Thanh niên Phật tử, Hồ Ngọc Nhuận cũng lái chiếc La Dalat đến nơi.
Cảnh sát không dám ngăn chận 2 xe jeep quân đội của 2 sĩ quan cấp tá và xe của dân biểu, nên cả 3 xe vào bên trong trụ sở Tổng vụ.
Một sĩ quan khoát vội cho Mẫm một chiếc áo nhà binh rồi đưa Mẫm cùng một số sinh viên lên 2 xe jeep để cảnh sát không nhận ra ai là Huỳnh Tấn Mẫm.
Theo kế hoạch, xe La Dalat của Hồ Ngọc Nhuận dùng kế nghi binh đánh lạc hướng cảnh sát. Xe bít bùng của Hồ Ngọc Nhuận phóng ra trước, kế đến là xe jeep chở Mẫm, xe jeep sau chở sinh viên, làm nhiệm vụ chận hậu và bảo vệ xe trước.
Đến ngã tư Trương Tấn Bữu, xe của Nhuận chạy về hướng Lăng Cha Cả, hai xe jeep quẹo trái chạy trên đường Trương Minh Giảng hướng về trung tâm thành phố. Cảnh sát chia làm hai đuổi theo.
Trời sắp tối, cuộc rượt đuổi giữa xe cảnh sát và xe jeep quân đội diễn ra trên đường phố giống như trong ciné. Xe cảnh sát hụ còi không ngừng và giữ liên lạc điện đàm với cấp chỉ huy. Những tài xế cừ khôi của cảnh sát và của tướng Kỳ tranh nhau từng khoảng đường với tốc độ cao. Phe mình rượt đuổi phe ta rất sôi nổi. Chiếc xe jeep cố tình lạng qua lạng lại không cho xe cảnh sát vượt qua, xe chở Mẫm bỏ xa xe cảnh sát. Tới khu đông người ở chợ Bến Thành, Mẫm xuống xe rồi chen lẫn vào đám đông tìm đến ẩn náo trong sạp trái cây của "má" Tám Ảnh ở cửa Bắc chợ Bến Thành. Má Tám Ảnh cho người liên lạc với "má" Văn Hoa, chủ tiệm may Văn Hoa số 100 đường Lê Thánh Tôn.
Sau đó, Hồ Ngọc Nhuận xin Dương Văn Minh che chở cho Mẫm thời gian suốt 6 tháng.
4.2. Hồ Ngọc Nhuận dùng kế nghi binh giải vây Huỳnh Tấn Mẫm
Hồ Ngọc Nhuận thuật lại. "Chiếc La Dalat cà mèn của tôi, mà cảnh sát Sài Gòn đã nhẵn mặt, bất ngờ xông thẳng vào Trung tâm Quảng Đức, quay đầu ra đường. Anh em sinh viên bu lại vây kín, hè nhau buông các tấm phủ xuống che chiếc xe bít bùng. Trong tích tắc, tôi lái vọt ra đường, nhấn hết ga hướng về sân bay Tân Sơn Nhất. "Lực lượng rằn ri" hùng hỗ đuổi nà. Gần tới phi trường, thay vì chạy thẳng hay rẻ vào trại Phi Long của tướng Kỳ, tôi đột ngột ngừng xe lại, chậm rãi cuốn những tấm phủ lên và ngồi lại tay lái, châm…thuốc hút. Trong xe, ngoài tôi, không một bóng người. Biết bị trúng kế "điệu hổ ly sơn", rằn ri bực tức, chắc chắn là có chửi thề.
5* Dương Văn Minh đã cưu mang Huỳnh Tấn Mẫm suốt 6 tháng trời
Từ tiệm may Văn Hoa của "bà má Văn Hoa", Huỳnh Tấn Mẫm gọi điện thoại kêu Nguyễn Thị Yến nhờ dân biểu Hồ Ngọc Nhuận tìm chỗ trú ẩn cho y. Hồ Ngọc Nhuận vội gọi cho văn phòng của Dương Văn Minh. Đến trưa hôm sau, Dương Văn Minh (DVM) phái thiếu tá Trịnh Bá Lộc đến đón Mẫm ở điểm hẹn là ngã tư Nguyễn Trung Trực-Lê Thánh Tôn, cách tiệm may Văn Hoa khoảng 100 mét rồi đưa thẳng về nhà số 3 Trần Quý Cáp. Tướng Minh cho Huỳnh Tấn Mẫm (HTM) ở trong căn phòng đầy đủ tiện nghi, có điện thoại và nhà vệ sinh. Theo điều kiện, Mẫm không được tiếp xúc với bất cứ ai trong nhà, ngoại trừ thiếu tá Trịnh Bá Lộc cung cấp thức ăn hàng ngày.
Thiếu tá Lộc xác nhận trong hồi ký "Saigon et moi": "Tôi được biết anh Mẫm trong thời gian chuẩn bị vận động bầu cử Tổng thống VNCH nhiệm kỳ 2, năm 1971. Lúc đó anh là Chủ tịch Tổng hội SV Sàigon, anh hoạt động chống TT Thiệu và đang bị truy nã.
Một nhân vật trong ban tham mưu chính trị của Đại tướng DVM (Db Hồ Ngọc Nhuận) giới thiệu anh và xin cho anh được lánh nạn trong căn nhà dùng làm văn phòng tranh cử. Tôi được chỉ thị cung cấp thực phẩm cho anh, do đó chúng tôi có dịp tiếp xúc với nhau hàng ngày."
Nhờ có điện thoại, HTM liên lạc với đồng bọn dưới cái tên Hoàng. Mẫm ở đó suốt 6 tháng.
Vào đầu tháng 1 năm 1972, Mẫm bí mật rời khỏi căn nhà chuẩn bị cho việc ra tranh cử vào Ban Đại diên sinh viên Y khoa.
Ngày 5-1-1972, sau phiên họp ở Y khoa, trên đường về cư xá Minh Mạng, HTM bị an ninh bắt trước cửa bịnh viện Hồng Bàng. Thời gian tung hoành của HTM chất dứt từ đó.
Sau nầy HTM thuật lại: "Thời gian ở nhà của DVM tôi và ông Minh có nói chuyện với nhau. Tôi đề nghị ông vào thành phần thứ ba nhưng ông từ chối. Ông nói: "Qua biết mấy em là Cộng Sản nhưng qua không thể là thành phần thứ ba được. Qua phải trở thành thành phần thứ hai, thay thế Thiệu-Kỳ thì mới có hy vọng hoà hợp hoà giải dân tộc được".
Với chủ trương đàm phán với VC, ông Minh cưu mang HTM để bảo vệ "người anh em", một "đồng chí":.
Thực ra, ngoài HTM, DVM còn cho 2 cựu dân biểu là Dương Văn Ba, Phan Xuân Huy và ký giả Kỳ Sơn (Nguyễn Đình Nam) đang bị truy nã, và cả cán bộ VC Nguyễn Văn Cước ẩn náo trong tư dinh của ông. Họa sĩ Ớt, Huỳnh Bá Thành cán bộ VC cũng đến Dinh Hoa Lan, số 98 Hồng Thập Tự. (Còn nhà số 3 Trần Quý Cáp là nhà của người em, sau là Đại tá Dương Thanh Sơn, QLVNCH).
6* Quá trình "tranh thủ Dương Văn Minh
Dương Văn Minh sinh ngày 19-2-1916 tại Mỷ Tho, gia đình có 4 trai 3 gái. Dương Văn Minh là con trai cả. Kế đến là Dương Thanh Nhựt (sau làm đại tá VC), con thứ 5 trong gia đình là Dương Thanh Sơn (sau lên đại tá VNCH)
Theo tài liệu của VC, thì công tác địch vận đối với DVM bắt đầu từ năm 1962 với nhiều lực lượng, ban ngành tham gia: Ban Binh vận của TW Cục Miền Nam, Tình báo, An Ninh T-4 (Sài Gòn Gia Định (ở mật khu) và Trí vận.
1. Ban Binh vận TW Cục Miền Nam
Năm 1960, Võ Văn Thời, thuộc TW Cục Miền Nam, yêu cầu Tổng Cục Chính Trị QĐ cử Dương Thanh Nhựt (Mười Ty) về Nam để tác động và tranh thủ Dương Văn Minh. Sau một thời gian được huấn luyện, cuối tháng 12 năm 1960 Dương Thanh Nhựt lên đường vào Nam.
Tháng 8 năm 1962, Dương Thanh Nhựt (DTN) móc nối liên lạc được với gia đình, bắt đầu từ cậu ruột là Nguyễn Văn Di, rồi người vợ ở lại miền Nam sau khi chồng tập kết ra Bắc, tên Sử Thị Hương. Sau đó, Mười Ty gặp mặt em trai là Dương Thanh Sơn (sau lên đại tá VNCH) và người em gái của Mười Ty, cũng là em của DVM là Dương Thu Vân.
Thấy thuận lợi, Mười Ty đưa một cán bộ mật, đem ý kiến của lãnh đạo đến trao đổi với DVM về việc đề nghị đảo chánh Ngô Đình Diệm.
Sau đảo chánh ngày 1-11-1963, Dương Văn Minh giữ vai trò quốc trưởng, Mười Ty có đến nhà DVM số 98 Hồng Thập Tự (Dinh Hoa Lan), sau đó, đến nhà em là Dương Thanh Sơn, số 3 Trần Quý Cáp và ở đó thời gian 10 ngày.
"Trong thời gian giữ vai trò quốc trưởng, DVM có những hành động tiến bộ có lợi cho cách mạng". (Theo tài liệu của Việt Cộng).
- Quyết định hủy bỏ 16,000 ấp chiến lược.
Phía VC đề nghị hai việc, là hủy bỏ ấp chiến lược và không chủ trương đánh ra Bắc. Dương Văn Minh ra quyết định hủy bỏ 16,000 ấp chiến lược. Khi Đại sứ Cabot Lodge hỏi, thì DVM trả lời rằng tập quán của người VN là không muốn rời xa mảnh đất gắn bó với đời mình và không muốn xa mồ mả ông cha. Dồn dân vào áp chiến lược là chủ trương sai.
- Bộ trưởng QP/HK Mc Namara và tướng Harkin yêu cầu quốc trưởng DVM để cho HK ném bom ra miền Bắc, không ném ồ ạt, mà ném bom nổ chậm trên đê sông Hồng. Miền Bắc sẽ bị lũ lụt, mất mùa, dân sẽ đói. Dương Văn Minh lắc đầu từ chối.
- Tháng 1 năm 1964, Đại sứ Cabot Lodge yêu cầu quốc trưởng DVM chuẩn thuận cho thực hiện kế hoạch 34 A, tổ chức hoạt động gián điệp của biệt kích chống miền Bắc, Dương Văn Minh không trả lời.
- Theo kêu gọi của MTDTGP/MN/VN, Dương Văn Minh muốn thương lượng để thực hiện bầu cử tự do, thực hiện chế độ trung lập, thành lập Chính phủ Liên hiệp, nhưng Mỹ cự tuyệt, chống hoà đàm, chống xu hướng trung lập.
- Cuối tháng 4 năm 1964, Mỹ đưa Nguyễn Khánh lên làm Chủ tịch Hội Đồng Quân nhân Cách mạng kiêm Thủ tướng bằng một cuộc đảo chánh. Nguyễn Khánh tuyên bố "Tôi đảo chánh Dương Văn Minh để cứu đất nước khỏi rơi vào tay Cộng Sản".
Sau ngày 30-4-1975, các sĩ quan tùy viên như trung tá Trương Minh Đẩu, thiếu tá Hoa Hải Đường và em tướng Minh là đại tá Dương Thanh Sơn đều đi tù cải tạo.

alt

Ông Nguyễn Hữu Thái đứng thứ hai bên phải, tay cầm tập giấy, chứng kiến Tổng thống chính quyền Sài Sòn Dương Văn Minh chuẩn bị tuyên bố đầu hàng. (Ảnh của ông Nguyễn Hữu Thái ). Photo Kỳ Nhân.

7* Dẹp tan đám sinh viên Việt Cộng nằm vùng
7.1. Phủ Đặc Ủy Trung Ương Tình Báo ra tay
Năm 1971, phong trào sinh viên tranh đấu do Thành Đoàn Cộng Sản HCM lãnh đạo đã quậy tưng bừng tại thủ đô Sài Gòn, nhưng sau 2 vụ ám sát, SV Lê Khắc Sinh Nhựt (28-6-1971) và GS Nguyễn Văn Bông (10-11-1971), thì Tướng Nguyễn Khắc Bình, Phủ Đặc Ủy Trung Ương Tình Báo kiêm Tư Lệnh Cảnh sát Quốc gia, quyết tâm đối phó với cái đám SV VC nằm vùng nầy.
Trọng trách được giao cho Ban A-17, (thuộc Phủ Đặc Ủy TW Tình báo) dưới quyền của ông Nguyễn Thành Long (hỗn danh là Long Quắn), một cấp chỉ huy kiệt xuất.
A-17 nhập cuộc. Thế trận nhanh chóng gây bất lợi cho Thành Đoàn CS. A-17 bao gồm những cán bộ chọn lọc, đa số xuất thân từ các phân khoa đại học, số còn lại thì đang học và đã từng có vài năm đại học, cho nên tất cả đều am tường các sinh họat đại học. Được sự hợp tác chặt chẽ của ngành Cảnh sát Đặc biệt Đô Thành, cho nên trong một thời gian ngắn, công tác ổn định đại học đã thành công mỹ mãn. Các Ban đại diện SV đã về tay SV quốc gia.
Đa số SV VC nằm vùng đều bị bắt, một số chạy trốn ra khu. Các tổ chức bị phá vở.

alt

Huỳnh Tấn Mẫm (trái) và Trịnh Bá Lộc, 2005. Trịnh Bá Lộc nguyên là thiếu tá tùy viên của cựu tướng Dương Văn Minh (hình của TBLộc).

Sau năm 1975, Thành Đoàn cho ra những tài liệu khoe khoang thành tích đánh phá hậu phương của VNCH, nhưng họ phải công nhận là đã bị đánh bại. Trong cuốn "Trui rèn trong lửa đỏ" Hoàng Chức Nguyên đã viết: "Bởi vì từ năm 1972, địch đã ra tay khủng bố, càn quét đè bẹp các phong trào đấu tranh. Hầu hết những cơ sở tập hợp công khai của sinh viên đều bị chúng phá hủy hoặc chiếm đóng, tình hình im ẳng, căng thẳng, không một cuộc đấu tranh công khai lớn nhỏ nào nổ ra được".
7.2. Việt Cộng muốn vắt hết chanh
Theo tiến trình thi hành Hiệp định Paris ngày 27-1-1973, thì ngày 20-2-1974 Huỳnh Tấn Mẫm được đưa đưa lên Lộc Ninh để trả cho VC, nhưng vì còn muốn lợi dụng HTM nên phía CS không nhận HTM, với lý do là hắn không phải là tù binh, không phải là VC và yêu cầu trả đương sự về với gia đình. Mẫm cay đắng phải chấp nhận tiếp tục ngồi tù do các đồng chí của mình xếp đặt.
Trong hồi ký của Diệu Ân, trang 247, Ngô Đa đã viết: "Anh Mẫm có tâm sự với tôi, anh thật lòng muốn được trao trả về Lộc Ninh để sớm thoát khỏi cái địa ngục trần gian, thoát khỏi những trận đòn tra khảo tàn khốc, không thể chịu đựng nổi. Nhưng do yêu cầu của tổ chức lúc bấy giờ, nên tôi buộc phải đòi địch trả tự do cho tôi trở về gia đình ở Sài Gòn".
Ngày 26-4-1974, 2 tháng sau, Mẫm được chuyển ra trại chiêu hồi tại eo biển Lagi, Hàm Tân, Mẫm ở đó đến những ngày gần 30-4-1975.
Tình hình biến chuyển nhanh chóng, quân đội VNCH đang di tản khỏi Hàm Tân. Viên sĩ quan phụ trách, một mình dùng ghe đưa Mẫm vào Nam. Qua các bót cảnh sát Long Hải, Vũng Tàu, Gò Công, Chợ Gạo, Long An, Tổng Nha, không chỗ nào chịu nhận Mẫm.
Cuối cùng, viên sĩ quan áp tải đưa HTM vào bót cảnh sát Thảo Cầm Viên để ngủ qua đêm. Sáng hôm sau, ngày 29-4-1975, Thủ tướng 2 ngày Vũ Văn Mẫu tuyên bố, người tù chính trị đầu tiên được thả là Huỳnh Tấn Mẫm. Khoảng 10 giờ sáng, chuẩn tướng cảnh sát Bùi Văn Nhu đích thân chở HTM đến Dinh Hoa Lan giao cho thiếu tá Trịnh Bá Lộc, tùy viên của DVM.
Sau năm 1975, Huỳnh Tấn Mẫm bị cách chức Tổng biên tập báo Thanh niên. Lê Văn Nuôi bị cách chức Tổng biên tập báo Tuổi trẻ chỉ vì cho đăng tải một bức hí họa trong đó phi cơ tư bản Mỹ trở lại VN đã rải ra những tờ đô la và đăng một bảng thăm dò dư luận, trong đó thanh niên VN xem Bill Gastes là thần tượng. (chớ không phải là Hồ Chí Minh).
8* Vài nhận xét về Nguyễn Cao Kỳ
Một Phó tổng thống VNCH mà vì địa vị cá nhân đã bao che, giúp đỡ phương tiện và vũ khí cho kẻ thù đế đánh phá hậu phương VNCH thì thật sự là một hành động phản bội không thể tha thứ được.
Sau nầy, ông bị VC lợi dụng để tuyên truyền cho việc thực hiện thành công NQ 36, mục đích đánh phá các phong trào đòi nhân quyền của các cộng đồng người Việt tỵ nạn Cộng Sản ở hải ngoại.
Nhiều người xí xoá sau khi ông chết, cho rằng "nghĩa tử là nghĩa tận", thật ra nhóm chữ nầy được dùng sai về cái nghĩa của nó. Trước hết chữ "nghĩa" là lẽ phải. Là điều làm khuôn phép cho cách xử thế. "Nhân nghĩa lễ trí tín" là phương châm tốt để thực hiện nếp sống. "Nghĩa" còn là quan hệ tình cảm tốt trước sau như một. Nghĩa vợ chồng.
"Nghĩa tử là nghĩa tận" là làm trọn nghĩa đối với người chết bằng mọi cố gắng lớn nhất, bất chấp mọi khó khăn, không tính toán, do dự.
Do đó, không thể dùng nhóm chữ nầy vào trường hợp của ông Kỳ.
Trước đây, tôi không tán thành những người chửi bới vị cựu Phó Tổng thống VNCH của mình bằng những từ ngữ thô tục, nặng nề nhất, nhưng vừa qua, sau khi xem một Video clip được cho rằng VC phổ biến sau cái chết của ông Kỳ, tôi nhận thấy họ chửi rất đúng. Nội dung video clip được tóm tắt như sau.
"Cần phải có một chiến thắng để thống nhất đất nước. Tôi đã chiến đấu và chúng tôi đã không làm được, mà phía bên kia đã làm được. Đó là một sứ mệnh vinh quang của lịch sử. Cộng đồng người Việt hải ngoại hành động như một bọn côn đồ, những tên Kèo, tên Cột đóng vai hề hạng bét, kêu gọi phục quốc. Phục cái gì? VN có mất nước cho Tàu, cho Tây đâu mà phục quốc?
Họ hô hào, chúng ta có sức mạnh, có trí tuệ, có chất xám, có tiền, nhưng khi được cầm tiền thì anh ta ôm tiền trốn mất. Cái dốt của NCK là không biết được thống nhất đất nước để đưa cả dân tộc vào chế độ độc tài tàn bạo của CNCS.
Bọn nâng bi, bợ đít VC cũng nhắm mắt trơ trẽn ca ngợi thành tích thống nhất để đưa cả nước lên chủ nghĩa ưu việt, không còn cảnh người bóc lột người, mọi người làm việc theo khả năng mà được hưởng theo nhu cầu, vì khi bước lên CNXH thì của cải vật chất xã hội thừa mứa.
9* Kết luận
Một người thân cận đã từng sát cánh với ông Kỳ nêu nhận xét như sau: "Những gì tôi biết, hình như có hai Nguyễn Cao Kỳ, một NCK phản bội đồng đội, phản bội chính mình và một NCK từ 1966 đến 1975 có lòng với đất nước…" Nhận xét nầy chỉ đúng có một nửa, vì ông Kỳ đã phản bội dân tộc từ năm 1971 khi bao che, giúp phương tiện và vũ khí cho tên VC nằm vùng Huỳnh Tấn Mẫm đánh phá hậu phương VNCH.
Trúc Giang
Minnesota tháng 12 năm 2012

Xin mời nghe ''tướng ăn cơm Quốc Gia, thờ ma Việt cộng'' lý luận thật ấu trĩ:

Nguyễn Cao Kỳ trên truyền hình VTV1 tại Việt Nam ngày 30/4/2005

Nguyễn Cao Kỳ trên truyền hình VTV1 tại Việt Nam ngày 30/4/2005 - YouTube

Filed under: