SUY NIỆM TIN MỪNG CHỦ NHẬT 30 TN (B) (Mc10,46-52)

Thứ Tư, 24 tháng 10, 2012 by: Lý Tưởng Người Việt

SUY NIỆM TIN MỪNG CHỦ NHẬT 30 TN (B) (Mc10,46-52)

                                             (Gr 31, 7-9 ; Dt 5,1-6)

                                 LÒNG TIN ( The faith)

Đoạn Tin Mừng (Mc10, 46-52) hôm nay, thuộc phần c), phần bổ túc, kết thúc đoạn 10.

Tiên tri Giêrêmia cho thấy Thiên Chúa sẽ thể hiện tình thương đối với dân của Ngài bởi Đấng Cứu Thế. Người là vị Thượng Tế được phàm nhân mong đợi. Bài đọc I hôm nay có cùng ý nghĩa như đoạn (Is 35,5-7), Thiên Chúa sẽ giải thoát dân của Ngài qua Đấng Cứu Thế Giêsu.

Điều ấy được bài đọc II dẫn giải cho thấy Chúa Giêsu là Vị Thượng Tế tối cao( Dt 5,1-6), đồng thời diễn tả hình bóng Vị Mục Tử của Thiên Chúa, Đấng cứu độ nhân loại, cũng là hình ảnh vị mục tử của phàm nhân, tức vị Linh mục của trần thế.

Theo đó, linh mục là người của trần thế được mặc lấy Nhân tính và Thiên Tính của Chúa Giêsu, Con Thiên Chúa làm Người, Đấng là Vị Mục Tử hoàn hảo. Vì mọi mục tử đều do phàm nhân sinh ra ( Dt 5,1).Nên chi linh mục trần gian là người của trần gian được thánh hóa nhờ ân sũng là Bí Tích truyền chức, để nhờ Bí Tích ấy mặc lấy CON NGƯỜI của Đức Kitô, hầu trở nên hoàn thiện trong sự bất toàn của phàm nhân.

Vì vậy, linh mục được thánh hóa trên con đường nên thánh, nhưng linh mục có hai loại :Triều và Dòng.

Linh mục triều theo phẩm trật của Giáo Hội, thuộc thành phần giáo sĩ. Họ chỉ có một lời hứa độc thân và vâng lời Giám Mục sở tại, họ không có lời khấn khó nghèo. Vì vậy, linh mục triều sống tại giáo xứ và giáo xứ là vương quốc của họ, cha xứ được xem như là một ông vua, vì vậy rất nhiều chuyện cười ra nước mắt đối với linh mục triều, điều nầy hệ tại quy chế giáo sĩ của linh mục triều. Vì giáo hội không có chủ trương đào tạo linh mục triều như là những tu sĩ dòng đích thực. Nên chi có sự khác nhau giữa dòng tu và giáo xứ.

Về đời sống tâm linh, linh mục triều tự thánh hóa mình và nhờ vào cộng đoàn giáo dân của giáo xứ. Vì vậy, đôi khi họ rất chao đảo khi chưa có kinh nghiệm, họ cần lời cầu nguyện rất nhiều từ phía giáo dân. Nhưng đôi khi cũng vì những nỗ lực hy sinh của đời linh mục triều,áp lưc của công việc, làm cho họ nếu thiếu ý chí, sự gắn kết mật thiết với Thiên Chúa, họ cũng dễ dàng phạm những lỗi bình thường của một phàm nhân. Cộc cằn ,nóng nảy, thô lỗ, thậm chí to tiếng, quát tháo, đánh đập bề dưới của họ, thật là đau lòng, và cuối cùng nếu không chịu đựng nỗi họ cũng xin rút lui, cởi áo trả lại Giáo hội. Thật tội nghiệp! những bất cập ấy là do không có ơn gọi thật và cá nhân họ không thỏa hiệp với sự thiêng liêng, mà thỏa hiệp với những nhu cầu thế tục và như thế họ bỏ cuộc. Vì vậy, đừng tưởng khoác chiếc áo chùng thâm là ta trở thành Thiên Chúa.

Nhưng bên cạnh những khó khăn của đời linh mục triều, là cuộc đời tu trì gắn bó hơn sát sao hơn, nhờ vào cộng đoàn tu trì, gọi là dòng tu.

Tu dòng là một hình thức sống cộng đoàn huynh đệ, và họ có ba lời khấn: khó nghèo, khiết tịnh và vâng lời một cách triệt để hơn,nhờ chu tòa ba lời khấn này mà đời tu sĩ của họ được bảo đảm hơn, trước và sau khi trở thành linh mục, họ, linh mục dòng có những điều kiện thuận lợi hơn, như họ được thánh hóa nhờ dòng tu, họ ý thức ơn gọi tu sĩ hơn là chức linh mục. Vì bản chất tu dòng là thuộc thành phần giáo dân hơn là thành phần giáo sĩ. Tuy nhiên, cũng có một số dòng tu thuộc thành phần giáo sĩ. Nhưng mọi tu sĩ nói chung là thành phần giáo dân, vì ngoài tu triều ra không có thành phần nào thuộc giáo sĩ.

Giáo dân có chức thánh là tu sĩ linh mục, vì tu sĩ là thành phần giáo dân, tu sĩ không có chức thánh là giáo dân, chứ không phải là giáo sĩ, vì vậy một ông thầy dòng không có chức là một giáo dân. Vì vậy, linh mục dòng là một tu sĩ có chức thánh chứ không phải là giáo sĩ, trừ phi dòng tu đó thuộc hàng giáo sĩ. Vì đặc sũng của dòng tu, tu sĩ vị linh vẫn là tu sĩ theo linh đạo cuả dòng tu đó. Vì cho tới nay, nhiều người nhìn thấy đời sống của một vị linh mục triều và ít nhiều khi thấy hình ảnh của linh mục dòng họ thường đem ra so sánh, tất nhiên không khỏi khập khiểng khi hai đường lối hoàn toàn khác nhau.

Hình ảnh một vị linh mục triều sáng lạng phải là một linh mục phục vụ hết mình vì đoàn chiên. Nếu không, thì họ chỉ là một anh thợ chăn thuê không hơn không kém. Điều đó có nghĩa là anh

Phải noi gương Thầy Giêsu từng giây từng phút trong cuộc đời linh mục của mình.

Vì thực tế nêu trên cho thấy, không có linh mục triều được phục vụ bên cạnh Tòa Thánh, thường là các linh mục dòng được gọi phục vụ những công việc bác ái xã hội, và những công việc giảng

dạy, còn linh mục triều chỉ chuyên phục vụ xứ đạo mà thôi. Nếu vị nào trổi vượt về mọi mặc thì được gọi lên chức linh mục hoàn thiện đó là Giám mục.

Để hiểu rõ hơn vấn đề hôm nay, cần phải có một phẩm chất đạo đức đó là lòng tin. Lòng tin ,niềm tin, đức tin là phẩm chất đạo đức cần có trong cuộc đời người Kitô hữu.

Anh mù Bạc- ti- mê, mà đoạn Tin Mừng (Mc 10) hôm nay mô tả, là một bằng chứng sống động.

Anh ta mù, thì anh ta khao khát điều gì ? Há chẳng phải là được sáng hay sao? Niềm khát khao của anh ta thật chính đáng, và đối với anh ta còn hơn chính đáng nữa, có thể nói là cháy bỏng.bởi vì anh ta không nhìn thấy Chúa Giêsu, Người đã chữa mắt cho người mù vô danh trước đây (Mc 8,22-26). Như vậy anh ta chỉ nghe về Đức Kitô, và anh tin tưởng Đấng ấy cũng chữa cho mình được sáng mắt. Tâm trạng khát khao đến cháy bỏng đó của Bartimaeus, Chúa Giêsu biết rõ, và Người đã chứng nhận lòng tin đó.

Tâm trạng của người mù vô danh trước đây, khác hẳn với Bartimaeus hôm nay, anh mù trước không chủ động đến gặp Chúa Giêsu , vì có người đưa anh đến, vì vậy tâm trạng của anh ta không cháy bỏng, tuy mù nhưng anh ta không biểu lộ được lòng tin, có thể anh ta nhi ngờ ở trong lòng, không biết ông nầy có chữa được cho mình hay không. Vì vậy ,Chúa biết và Người không khen anh ta, nhưng vì động lòng trắc ẩn nên Người đã chữa lành, nhưng tiến trình được sáng mắt chậm hơn anh Bạc-ti-mê. Và Chúa không cho tiết lộ, nhưng tin lành đồn xa, anh mù họ Timaeus nầy đã nghe thấy và khi Chúa đi ngang qua ,thì anh ta chủ động gặp Chúa, anh ta kêu lên và xưng Danh Tánh của Người : " Lạy ông Giêsu, Con vua Đavit, xin dủ lòng thương xót tôi !" ( c 47b ), quá tuyệt vời ! vì ngoài Phêrô ra chưa có người nào tuyên xưng Danh Tính Chúa Giêsu, như vậy, sứ vụ Thiên Sai của Người ,Messia, được công khai hóa, không dấu giếm nữa.

Cụm từ "Con Vua Đavit", được minh bạch hóa có nghĩa là Đấng Cứu Thế, vì Đấng Cứu Thế được sinh ra từ dòng dõi Vua Đavit. Nhưng những kẻ khác bảo anh ta im đi, anh ta càng kêu lớn tiếng lần thứ hai (c 48 b).Như vậy Chúa Giêsu không thể làm ngơ trước tâm chân tình của Bartimaeus. Việc cho anh ta sáng mắt chỉ là lời đối đáp qua lại như hỏi chuyện bình thường giữa Chúa Giêsu và anh ta, Chúa chưa làm động thái gì cả. Qua lòng tin anh ta biểu lộ một cách quyết liệt và cử chỉ dứt khoát, vứt áo choàng, đứng phắt dậy và đi đến với Chúa Giêsu.

Người hỏi : " Anh muốn tôi làm gì cho anh?". Anh ta đáp :" Thưa Thầy ,xin cho tôi nhìn thấy được." (c 51). Và Chúa nói: " Anh hãy đi, lòng tin của anh đã cứu anh!".

Như vậy Chúa Giêsu đã xác định với người mù Bartimaeus là lòng tin của anh ta đã chữa lành anh ta. Qủa thật, tức khắc anh ta nhìn thấy được và đi theo Người trên con đường Người đi. (c 52).

Như vậy, đoạn Tin Mừng hôm nay cho chúng ta thấy hai vấn đề quan trọng đó là: Lòng tin và sự cầu nguyện. Thái độ lòng tin mà anh Bartimaeus có được và anh ta đã biểu lộ niềm tin ấy, thái độ không sợ hãi, không do dự, không nghi ngờ, lòng khao khát, sự dứt khoát dủ bỏ những thứ mình có, vì chiếc áo choàng đối với người ăn mày là cả một gia tài, nhờ nó che nắng, che gió, và nhờ nó làm mền , là chiếu để ngủ nghĩ. Nhưng anh ta vứt bỏ tất cả, để được sáng mắt, rồi sau đó được Chúa tuyển dụng. đi theo Người.

Vấn đề thứ hai là: cầu nguyện, sự đối thoại với Chúa và anh mù là một hình thức cầu nguyện sống động, chỉ là như hai người bạn. như vậy sau lòng tin là sự cầu nguyện. Con người phải kêu cầu Thiên Chúa một cách chân thành và chắc chắn Thiên Chúa sẽ đáp lại, Người không bao giờ làm ngơ trước nhu cầu chính đáng của chúng ta, vì Thiên Chúa là Đấng giàu lòng xót thương. Người mù con mắt thể xác hôm nay là một bài học cho chúng ta về mặt tâm linh, tuy sáng mắt thể lý , nhưng con mắt tâm linh lại mù.

Lạy Chúa Giêsu, xin thương xót con, vì con mắt tâm linh của con bị mù, mù trước những vấn nạn, những nhu cầu của tha nhân. Mù vì những chân lý của Chúa và tình thương của Người. Lạy Chúa , xin mở con mắt tâm linh của con để con được nhìn thấy và đi theo Chúa như anh mù Bratimaeus hôm nay./ Amen

28/102012

P.Trần Đình Phan Tiến( bước theo )

Filed under: