LÃNH ĐẠO NGÂN HÀNG TRUNG ƯƠNG ÚC CHẤP THUẬN HỐI LỘ QUAN CHỨC CỘNG SẢN VIỆT NAM

Thứ Sáu, 19 tháng 10, 2012 by: Lý Tưởng Người Việt

 

osb1 _3_-large-contentTin Melbourne - Tiếp tục theo dõi vụ án xử công ty thầu in tiền Securency đang diễn ra tại thành phố Melbourne miền nam nước Úc, tin cho biết không phải chỉ có hai công ty thầu in tiền Securency và Note Printing Australia tự ý trả các khoản hối lộ lớn cho quan chức ngoại quốc trong đó có Cộng sản Việt Nam, mà thật sự nó được chấp thuận từ các lãnh đạo ở Ngân Hàng Dự Trữ Trung Ương Úc, để giành mối thầu in tiền giấy nhựa polymer. Securency là công ty thầu dịch vụ in tiền liên doanh giữa Ngân Hàng Dự Trữ Liên Bang Úc với một công ty của Anh quốc, trong khi NPA là công ty của chính phủ Úc trực thuộc ngân hàng trung ương RBA.
Qua những lời khai của ông David John Ellery là thư ký của Securency, chính phó thống đốc của RBA là Graeme Thompson đã chấp thuận một phần số tiền được gọi là hoa hồng cho người môi giới nhưng thực chất là tiền hối lộ cho quan chức các nước khác. Người đứng đầu cầu để nhận những khoản hoa hồng tổng cộng lối $20 triệu Úc kim ở Việt Nam là Đại tá Tình báo Công an Lương Ngọc Anh, tổng giám đốc công ty Phát Triển Công Nghệ CFTD. Tiền hoa hồng cho ông này chiếm khoảng 20% dịch vụ thầu in tiền, nhưng chỉ cung cấp những chuyện lặt vặt như đưa đón phi trường, dịch một ít tài liệu, thông dịch trong các buổi họp, sắp xếp lịch hẹn, đánh máy, vân vân. Lương Ngọc Anh chỉ là bình phong nhận tiền, ký thác ở một số ngân hàng ở Thụy Sĩ và một số nước khác rồi sau đó phân phối lại cho xếp lớn ở Ngân Hàng Nhà Nước và các cấp cao hơn như thủ tướng hay tổng bí thư đảng Cộng sản Việt Nam.
Sau khi bị báo chí khui ra, bà đại diện thương mại Úc ở Hà Nội là Elizabeth Masamune khai ở tòa hồi tháng trước là đã có mối quan hệ tình dục với Lương Ngọc Anh hai lần. Ông Ellery khai ở tòa án bằng một văn bản được đọc hôm nay là Hội Đồng Quản Trị của Securency đã chấp thuận số tiền hoa hồng lớn bất thường mà mục đích là hối lộ quan chức ngoại quốc để giành được mối thầu in tiền. Ông Ellery khai hồi năm 2007 hay đầu năm 2008, ông nhận được chỉ thị rõ ràng từ Ban Giám Đốc Securency dù ông đã yêu cầu phải được cam kết ông không bị truy tố hình sự thêm gì về những lời ông khai. Ông đã bị truy tố về tội làm sổ sách gian lận trong vụ án hối lộ quan chức ngoại quốc để thầu in tiền.
Ông Thompson chưa bao giờ bị Cảnh Sát Liên Bang Úc thẩm vấn dù trong thời gian xảy ra vụ việc ông là Phó thống đốc ngân hàng trung ương Úc, đồng thời là đồng chủ tịch công ty in tiền NPA của chính phủ. Theo lời khai của ông Ellery, phiên họp của ban giám đốc Securency đã quyết định số tiền hoa hồng phải được trả, tức là đã chấp nhận phải hối lộ mới có hợp đồng. Dịp này ông còn cho biết giám đốc điều hành của Securency, ông Myles Curtis, đã hỏi luật sư cố vấn làm thế nào để sa thải Mark Ingram tức người tố cáo vụ hối lộ. Ông Thompson được ký giả yêu cầu bình luận về các lời cáo buộc thì ông từ chối. Như những lời khai trên thì RBA đã quyết chọn giải pháp hối lộ để tranh thầu chứ không phải vô can.

Filed under: