TRƯỚC GIỜ VĨNH BIỆT - Vĩnh Nhất Tâm

Thứ Hai, 24 tháng 9, 2012 by: Lý Tưởng Người Việt



Trước phút biệt ly: Về cõi Phật
Quanh Anh, các cháu (1) lệ tuôn ròng
Thương Cha: Một kiếp trong lao khổ
Đối diện trần ai… chẳng nản lòng.

Khí khái, hiên ngang thời ”giải phóng”
Lao tù vẫn giữ tấm lòng son.
Hai lần (2) vào ngục tâm như thạch
Trước cảnh sơn hà lúc bại vong.

Anh vẫn mĩm cười không oán hận
Dẫu đời bạc bẽo lúc sa cơ…
Lòng như bàn thạch không thay đổi
Dẫu phải trầm luân chẳng hững hờ…!

Nhớ thủa ra tù: Anh chẳng ngại
Áo tù (3) vẫn mặc bởi vì sao?
Hay, Anh đang ở trong Tù-lớn (4)!
Nhốt khối dân oan: “đảng tự hào”.

Bốn thập kỷ (5) qua dù vất vả
Sang trời xứ lạ khó nguôi ngoai
Qua từng khuôn mặt thời son trẻ
Tiềm thức từng trang mực chẳng phai
.
Hình ảnh người Anh giây phút chót
Tay trong tay... quang cảnh sum vầy
Biệt ly, Anh để lời trăng trối…
Trước cảnh âm dương thắm lệ đầy!

Cửa Bụt đón Anh về cõi Phật 
Bao quanh… ấm cúng (6) một gia đình.
Thật là mãn nguyện giờ ly biệt!
Màu nhiệm vô cùng! Thưa với Anh…!!!

Bắc California, 21.3.2012
Bút danh: Vĩnh Nhất Tâm 
Tên thật: Huỳnh đức Tâm

(1)   Thảo,Trinh,Phúc,Mận…
(2)   Theo lời thuật lại của gia đình, là Anh vào tù hai lần. Một lần lúc mất miền
Nam, Và lần thứ hai Anh bị bắt trở lại tù. Và từng nằm trong cảnh biệt giam.
      Tổng cộng hai lần là 13 năm tù.

(3)   Một người Anh khác đã kể lại là - Lúc ra tù thì anh vẫn mặc bộ đồ tù nhân và
ngồi trên chiếc xe đạp cũ kỹ. Yên sau anh buộc một cái cây, tợ hồ như một người xe thồ và như thế; Anh ngồi trên chiếc xe đạp xọc xạch ngang qua căn phố cũ Tam Kỳ thân thương và ghé qua một nơi, mà chắc chắn lòng Anh từng khắc ngậm ngùi và chua xót, lật dở từng trang tiềm thức nhớ về thời: Thanh Niên - Sinh Viên - Học Sinh Quảng Tín, trong ngôi nhà Việt Quốc bên trụ sở Hội-đồng Thị-xã Tam-Kỳ. Chắc có lẽ không còn cách nào hơn llà Anh giả dạng một người xe thồ để đi thăm lại những Người-đồng-chí còn sống sót sau những tháng năm tù kiệt sức để hàn huyền tâm sự đó chăng?

(4) Chỉ cả nước Việt Nam là nhà Tù-lớn.
     
(4)   Bốn Thập-kỷ tức là từ sau ngày chứng kiến trước bàn thờ Tổ-quốc, trước
Anh-linh Việt-tộc, trước vũ khí để sinh tồn, và trước Ngọn Cờ Độc Lập và bất khuất Vàng Đỏ chéo góc thời Khởi-nghĩa (10.2.1930) bên trái, và ngọn cờ Sao Trắng biểu trưng cho sự khiêm khiết của tinh thần cách mệnh sau này ở bên mặt, trước Chân-dung nhà Cách-mệnh Nguyễn Thái Học. Kính cẩn nghe lời dõng dạc của Người Anh đầu đàn chứng giám là nét son của một thời son trẻ, mãi còn tuần hoàn trong dòng máu từng Anh-Chị-Em khi nhận lời trước hồn thiêng sông núi.

(6) Cảnh ấm cúng bên cạnh Anh vào giây phút lúc bấy giờ thật xúc động, qua từng động tác của quý đứa con hiền ngoan và hiếu thảo đối người Cha trước giờ vĩnh biệt, mỗi đứa con mỗi bàn tay xoa ấm người Cha trên giường bệnh, cho đến lúc làn da bắt đầu lạnh dần … thấy và nghe ai mà không cảm động ứa nước mắt chứ!

Nhất là cháu Thu Trinh có thuật lại:
- Lúc ban ngày khi không thấy đủ khuôn mặt 4 đứa con một trai ba gái, thì Ba lại đảo mắt tìm kiếm và với tay ngoắt.
Một điều rất đổi ngạc nhiên, là cháu Thu Trinh còn kể lại một chuyện có ai tin người sắp lìa đời mà rất kỳ diệu ở chỗ là lúc ban đêm thì để các cháu thay đổi nhau là hai đứa ngủ và hai đứa thức để gần người Cha sợ cô độc. Quả thật khiến Nhất Tâm, là người em trong đại gia đình Việt Quốc này, thật vô cùng cảm kích không cách nào có đủ từ ngữ thật chính xác mà diễn đạt được hết ý của người Anh Tinh-thần: NGUYỄN VĂN THÁI. Thậm chí, một con Dâu và 3 người con Rễ và các cháu Nội Ngoại, nếu không phải là một xã hội mài ai ai cũng phải vật lộn với thời gian từng ngày để tồn tại, thì chắc anh cũng không thể nào mà không muốn tất cả đều có mặt…

Một cảnh đầm ấm thật hiếm xãy ra, mà Nhất Tâm chưa từng chúng kiến trên một nước thật văn minh, và văn minh đứng đầu ở hành tinh này trên cả hai mặt tinh thần và vật chất.