Thứ Bảy, 28 tháng 5, 2011 by LTSA

CHÀO BUỔI SÁNG CUỘC ĐỜI


Chào buổi sáng ươm vàng lên sắc nắng
Sưởi ấm lòng nơi xứ lạnh vấn vương
Từng chú ong đang cất cánh lên đường
Hoa hé nụ khoe muôn ngàn sắc thắm

Hương nắng mới ướp muôn ngàn thế giới
Nắng xuân về đổi mới cả dương gian
Bừng sức sống xanh thắm cả đại ngàn
Từng giây phút chuyển luân đời đổi mới

Thời gian trôi chẳng bao giờ đứng đợi
Mốc thời gian tìm tới với muôn người
Bước vào đời tim đập mãi không ngơi
Khi đứng lại là ra ngoài thế giới

Thượng Đế ban vòng quay luôn thay mới
Hãy thương yêu cuộc đời tràn sức sống
Đời ta đi trôi mãi tựa dòng sông
Trong hay đục vẫn phải về biển cả

Sông giúp đời hay sông gầm cuộn phá
Sông chan nước đơm mạ trổ lúa cơm
Sông cuộc đời có để lại tiếng thơm?
Chào buổi sáng Dòng Sông đời vô giá.

27.05.2011 Trầm Hương Thơ
by LTSA

Thưa quý vị và các bạn,

Như quý vị và các bạn đã biết: Tên miền www.thongluan.org của chúng tôi đã bị cướp ngày 30/04/2011 và hiện nay trang www.thongluan.org đang nằm trong tay bọn tin tặc, chúng tôi đang nỗ lực tiến hành các thủ tục pháp lý để đòi lại tên miền này.

Chúng tôi không thể vắng mặt lâu hơn, nên tạm thời chúng tôi - Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên ra mắt trang nhà mới tại địa chỉ: www.ethongluan.org

http://www.ethongluan.org/index.php?option=com_content&view=article&id=82:hay-h-tr-chung-toi
Xin nhờ quý vị và các bạn RFI, RFA, VietCatholic, Người Việt Online, Dân Luận, Dân Làm Báo... tiếp tay và hỗ trợ chúng tôi đăng tải và thông báo tên miền mới của Thông Luận.
Chân thành cám ơn quý vị và các bạn.
Thay mặt BBT e-Thông Luận,
Phạm Đỉnh

P.S: Rất cám ơn quý anh chị BBT Đàn Chim Việt đã nhanh tay thông báo giúp chúng tôi:
http://www.danchimviet.info/archives/35319
Thứ Sáu, 27 tháng 5, 2011 by LTSA

GARDEN GROVE (NV) - Với hàng loạt hoạt động bất hợp pháp xảy ra gần đây trong các quán cà phê kinh doanh tại Garden Grove, HÐTP đã chấp thuận điều chỉnh luật thành phố nhằm hạn chế những trường hợp này, thông cáo báo chí của thành phố cho biết hôm 25 Tháng Năm.


Những quy định thay đổi bao gồm: cấm hút thuốc trong quán, cấm đánh bạc lậu (trong đó có việc cấm sử dụng máy đánh bạc trong quán cà phê), cấm nhân viên phục vụ trong quán cà phê mặc y phục khêu gợi, hoặc khỏa thân. Những điều luật này sẽ bắt đầu có hiệu lực vào Tháng Sáu, những ai không tuân thủ sẽ coi như phạm tội và sẽ bị truy tố.


Cảnh sát trưởng Garden Grove Kevin Raney cho biết, hoạt động phạm pháp trong những quán cà phê tại thành phố đang là một nan đề. Hôm 29 Tháng Ba, cảnh sát bố ráp 20 quán cà phê trong thành phố, bắt 23 người, tịch thu 186 máy đánh bạc và hơn $145,000 tiền mặt liên quan đến đánh bạc lậu.


Sau đây là những điều lệ được điều chỉnh trong Luật Thành Phố Garden Grove đối với những cá nhân/người chủ kinh doanh quán cà phê:


-Cấm sử dụng máy đánh bạc, đánh bạc lậu (được định nghĩa máy móc, phương tiện hoặc dụng cụ, dù sửa lại hoặc tái tạo, để nhận bất cứ hình thức tiền, thẻ tín dụng, hoặc vật tương đương với tiền, chơi bằng tay, bằng điện hoặc tự động) trong quán cà phê.


-Cấm sử dụng máy có tính cách khuyến khích hoặc dành để sử dụng cho Karaoke.


-Cấm biểu diễn văn nghệ, ví dụ như “one man band,” ngoại trừ nhạc sống (live music).


-Nhân viên phục vụ trong quán cà phê không được phơi bày những phần nhạy cảm trên cơ thể cho người khác thấy; bao gồm không được khỏa thân hoặc bán khỏa thân, mặc G-string bikini, hoặc những quần áo khêu gợi không che kín những bộ phận nhạy cảm trên cơ thể phụ nữ.


-Thiếu niên không được ở trong quán cà phê sau 8 giờ tối. Nghiêm cấm hút thuốc trong quán.


-Quán cà phê không được lắp cửa kiếng đen (tinted) để cản trở bên ngoài có thể nhìn vào.


Muốn xem nguyên bản về những điều chỉnh trong Dự Luật Thành Phố số 2792, Title 5, Chapter 10, Luật Thành Phố Garden Grove, xin vào trang web www.ci.garden-grove.ca.us.
Thứ Ba, 24 tháng 5, 2011 by LTSA

CSVN BỊA ĐẶT H'MÔNG ĐÒI TỰ TRỊ!

Dân tộc Mông hay H'Mông, hay người Mèo tức Miêu tộc đã nổi dậy ở Điện Biên đòi được tự do theo đạo Tin Lành và lập "vương quốc tự trị" (?). Tin từ Hà Nội cho HNV biết: "Tự trị là do mấy ông ấy bịa ra để dễ bề đàn áp. Dân Mèo ở rải rác khắp Thượng du, ở cả Yên Bái, Thái Nguyên mà tự trị cái gì! Đây là sự vu khống trắng trợn!". Vị giáo sĩ Tin Lành cho HNV biết tiếp: "Cũng như đồng bào theo đạo Chúa ở mọi nơi, người Mông sống theo lời Chúa, cầu nguyện mai này được về vương quốc của Thượng đế, tức nước Trời. Cuối tháng Tư, dân Mông ở nhiều tỉnh, không riêng Điện Biên, kéo nhau về Mường Tè, Mường Nhài, Mường Nhé đòi nhà nước cho tự do thờ phụng Chúa đồng thời đòi lại đất đã bị chiếm đoạt. Riêng dân Mường Tè, Mường Nhé và Mường Nhai đòi được sống yên lành ở bản, không bị xua đuổi". Vẫn theo vị giáo sĩ: "Mấy ông công an len lỏi vào dân biểu tình, giả dạng người Mông, khuấy động giương khẩu hiệu đòi tự trị, lập vương quốc riêng". Cuộc đàn áp Tin Lành diễn ra từ mấy năm nay, có thể nói dã man, theo vị giáo sĩ, "không cho tập trung để nghe lời Chúa và cầu nguyện dù chỉ vài ba hộ. Hàng trăm người đã bị bắt vào ban đêm đưa đi mất tích".

TRƯNG DỤNG QUÂN ĐỘI ĐÀN ÁP

Qua đài RFA 11-5 vừa qua, phát ngôn viên bộ NG-VNCS đã chính thức lên tiếng nhìn nhận "sự cố"! Từ chủ tịch UBND tỉnh Điện Biên đến trung ương cùng một miệng lưỡi: dân biểu tình đòi lập "vương quốc tự trị". Và đã yên, đâu về đấy! Theo tổ chức "Đoàn kết Thiên Chúa giáo toàn cầu" ở Luân Đôn (The Christian Solidarity Worldwide), 130 người Mông đã bị bắt. Tin từ Lai Châu, 6 người chết và một em bé 1 tuổi. Không yên! Lửa tôn giáo sẽ laị bùng lên bất cứ lúc nào. Ba mục sư Mông đã bị bắt, đem đi biệt tích từ mấy năm nay. Tín đồ bị tra tấn đánh đập với tội "phản động". Hà Nội phải điều động QĐND để đàn áp, đủ biết vụ nổi dậy rất nghiêm trọng, căng thẳng! Điều động cả công an biên phòng Lai Châu và Sơn La, quân đội Lào ở tỉnh Phông Saly cũng kéo qua tiếp tay. Quân Lào bắn chết một phụ nữ Mông. Xin lưu ý 2 tỉnh Bắc Lào Luăng Pra-băng và Phông Saly, dân H'Mông chiếm đại đa số và đây vẫn là sào huyệt của lực lượng H'Mông Vang Pao (ông tướng này mới qua đời ở Fresno, Cali.). Đạo Tin Lành truyền qua miền Tây Bắc Thượng du VN từ Thượng Lào. Trung Cộng đàn áp Tin Lành, VNCS theo đuôi. Vậy thôi! Thầy nào, tớ đó!



CON GIUN XÉO LẮM CŨNG QUẰN!



Mường là tên gọi một đơn vị hành chính gồm nhiều xã và bản, không liên quan đến dân tộc Mường. Theo bản tin của AP, Mường Nhé (Nhié) cách biên giới Lào khoảng 200 km, dân H'Mông nổi dậy vào ngày thứ Năm 5-5 trước ngày kỷ niệm Điện Biên Phủ 7-5. Theo tin loan báo từ "Center for Public Policy Analysis" (CPPA) ở Hoa Thịnh Đốn, 8 người biểu tình bị giết và hàng trăm người mất tích. Hãng thông tấn Pháp AFP cho biết rõ hơn QĐND đã được gửi tới tăng cường cuộc đàn áp. Theo tin từ một người ở Mường Chà kế bên cho biết dân Mông biểu tình đòi lại đất rừng bị chiếm đoạt. Một viên chức UBND tỉnh Điện Biên lại cáo giác rằng đây là cuộc biểu tình đòi quyền tự trị. Về con số dân biểu tình các nguồn tin khác nhau, 5.000 người, 7.000 người. Dưới chế độ CS, tập hợp được vài, ba trăm người chống đối đã là đáng kể. Với hàng ngàn người kể trên, tự con số đã là hãn hữu, nhất là ở miền biên giới Tây Bắc, địa thế hiểm trở, đường núi cheo leo. Dân biểu tình đem theo cả lều bạt, khoai bắp và nước uống. Do tập hợp từ cuối tháng 4 nên đến ngày 5-5, QĐND ra tay đàn áp, nước uống không còn, đồ ăn mang theo đã cạn hết nên phải tháo chạy. Tin cho biết, quân khu Tây Bắc báo động đỏ, vào thời gian du khách đang đổ về trung tâm "bảo tàng chiến tranh" ĐBP.
Vụ hàng ngàn dân Mông nổi dậy tự đã là một dấu hiệu nghiêm trọng, báo trước biến động lớn!

ĐỊNH CƯ ĐỊNH CANH ĐỂ CƯỚP RỪNG!

Ngoài tôn giáo, vấn đề dân sinh xã hội và đất rừng vẫn là động cơ thúc bách, nóng nhất ở khắp Thượng du chứ không riêng dân tộc Mông. Cách đây hơn 20 năm, ĐCSVN đề ra chính sách định cư định canh áp dụng cho các dân tộc thiểu số, đặc biệt ở miền Tây Bắc, tập trung đông đảo dân tộc H'Mông, Dao, Khơ Mú, Môn-Khơme "bám trụ" ở vùng này. Nhưng mấy năm nay, nhân danh chương trình "Định cư, định canh", dân H'Mông, Dao, Khơ Mú v.v... đã bị đánh bật ra khỏi cái trụ đó, sau khi rừng đã bị rút ruột, nhà nước cướp đất rừng, đưa dân xuống miền thấp, đất cằn cỗi.

Hơn 20 năm trước tạp chí Dân tộc học, Hà Nội đã nêu lên vấn đề: "phát triển không đồng đều nên có một bộ phận không nhỏ các dân tộc còn ở trình độ phát triển kinh tế - xã hội thấp kém mà một trong những biểu hiện là tình trạng du canh du cư của của đồng bào vẫn diễn ra. Những tộc người này sống chủ yếu ở vùng cao và vùng rẻo giữa thuộc những nơi xa xôi hẻo lánh hoặc vùng biên giới có tầm quan trọng to lớn về chính trị, an ninh, quốc phòng.

1) Bám trụ trên địa bàn ấy chủ yếu là các dân tộc nói ngôn ngữ H'Mông, Dao, Tạng, Miến, Môn-Khơme và một số dân tộc khác. Theo cách phân định vùng cao thường được giới hạn từ 700-800 m trở lên so với mặt biển, thuộc các vùng biên viễn phía Bắc và Tây Bắc.

2) địa bàn cao dốc, phân cắt mãnh liệt. Ví dụ, ở Mường Tè (Lai Châu) mãi đến năm 1980 mới có đường ô tô đến huyện. Giao thông nội huyện càng khó khăn hơn: từ xã lên huyện đường đi tính hàng ngày, hàng tuần như Mường Tè (Lai Châu), Bảo Lạc (Cao Bằng), Mù Căng Chải (Hoàng Liên Sơn) v.v... Do địa hình cao dốc, vùng cao ruộng ít rẫy nhiều. Các thung lũng nhỏ hẹp có điều kiện làm ruộng xen kẽ trong vùng như Đồng Mu (Cao Bằng), Đồng Văn, Yên Minh (Hà Tuyên), Mường Tè (Lai Châu) v.v... thường lại là địa bàn sinh sống của các dân tộc Tầy, Dao, Mông ..." (trích Dân tộc học, số 4-1990, tr. 10-12, bài khảo sát của Nguyễn Anh Ngọc, "Định cư, định canh - vấn đề quan trọng và cấp bách của việc thực hiện chính sách dân tộc ở vùng cao miền Bắc hiện nay").

Trong 20 năm qua, đảng và nhà nước CSVN đã thất bại qua các chương trình định cư định canh, tống xuất dân tộc thiểu số, cướp đất rừng cho Trung Cộng khai thác, từ 75% đất rừng năm 1990 nay chỉ còn vào khoảng từ 20-25%. Tương đối, Mường Nhé, Mường Tè, ruộng rừng còn kha khá. Lấy Mường Nhé, một huyện tân lập làm thí dụ, dân Mông ở đan xen với dân Thái, Khơ Mú, Dao, Tầy... Nhưng Mông là đa số ở trên cao tới 800m, sống nhờ vào rừng. Đầu năm 2000, dân Mường Nhé vào khoảng 25,000, trong đó có 149 bản dân Mông. Do đảng và nhà nước qui hoạch, đúng hơn là đuổi dân miền cao xuống dưới để TC phóng tay đốn gỗ, chặt cả cây non lấy củi, dân các vùng rẻo cao đổ về tìm cuộc mưu sinh ở Điện Biên khiến dân số tăng vọt, riêng huyện Mường Nhé, dân Mông đã lên đến khoảng 55,000 người. Vùng Mường Tè, Mường Nhái và Mường Nha thuộc khu rừng cấm. Trước năm 1940, sở lâm nghiệp của đô hộ Pháp rất bảo trọng, xếp danh mộc như gỗ gụ, gỗ vàng tâm. Thập niên 1980, bộ lâm nghiệp qui định khu bảo tồn thiên nhiên Mường Nhé với diện tích 310,000 héc ta rừng. Năm 2010, theo bộ nông nghiệp chỉ còn 45,000 héc ta! Chủ yếu là do TC khai thác. Dân bản địa đã nghèo lại càng nghèo. Lợi tức đồng niên năm 2010 của dân Điện Biên và cả dân H'Mông, Dao, Tầy, Khơ Mú, không hơn 200 đô la. Dân Thái khá hơn nhờ lợi tức trồng cây thuốc phiện "lậu" (lậu mà lậu công khai!). Xã hội H'Mông tệ nhất, dân mù chữ lên đến 88%, dân Dao rất gần gũi với dân Mông, 75% mù chữ. Chỉ có 5.6% trẻ em Mông được học tiểu học, Dao 6.5%, Khơ Mú 4.5%. Nạn "hữu sinh vô dưỡng" lên đến 55-60% vào năm 2010.

Người Mèo (H’mông) sống co cụm và hiền lành, rất sợ nhà cầm quyền. Năm 1940 (thời Pháp), người Mèo đông thứ 2 ở Lai Châu, 15,177 người so với người Thái 32,500 người. Người Kinh đứng thứ bảy, 1117 người. Năm 2004, người Kinh tăng vọt sau người Thái. Người Mèo dân số đứng thứ 4 ở tỉnh Tuyên Quang, trên núi cao từ 400-800m... Vậy thì làm sao lại dám đòi lập một "vương quốc tự trị"!

ĐỜI SỐNG DÂN MÔNG

Trước đây, dân H'Mông theo đạo thờ tổ tiên, ông bà. Ăn Tết Nguyên đán không khác người Kinh. Lễ dựng cây nêu được tổ chức từ ngày 25, 26 đến 29 Tết. Hợi lớn nhất là lễ hội Gầu Tào. Người Mông ở Sa Pa mở hội vào ngày mồng một Tết. Dân Mông Mường Khương mở hội ngày mồng 3 Tết, ăn uống chúc tụng nhau, thi bắn nỏ, bắn cung, đua ngựa ... (xem: Mã A Lềnh và Lý Seo Chúng, "Hội Gầu Tào của người H'Mông, Dân tộc học, số 1-1998, tr. 51-54). Dân tộc Mông thích âm nhạc, ưa ca múa, trang phục mầu sắc lộng lẫy.


NGUỒN GỐC DÂN TỘC H'MÔNG

Gọi đơn giản là dân Mông, qua thanh âm dễ lộn với dân tộc M'Nong ở Tây Nguyên. Do vậy cần đọc cho rõ là H'Mông hay gọi theo tên thông dụng bấy lâu nay là người Mèo. Bộ "Các dân tộc ít người ở Việt Nam" do viện Dân tộc học biên soạn khá công phu đầy đủ, xuất bản năm 1978, phân các dân tộc theo từng loại ngôn ngữ. Dân tộc H'Mông thuộc Ngữ hệ Đông Nam Á: nhóm 1 lớn nhất gồm Việt, Mường, Thổ và Chứt. 2. Nhóm Tây Thái, gồm 3 dân tộc Tầy, Thái và Nùng. 3. Nhóm Mèo Dao gồm H'Mông, Dao và Pà Thẻn. "Dân tộc H'Mông có nghề truyền thống rèn công cụ sản xuất, làm súng kíp (cả khoan nòng súng), trang phục đa dạng về kiểu dáng, rực rở, tinh tế về màu sắc và trang trí, có vốn văn học nghệ thuật dân gian đặc sắc, truyện cổ của người già ưa kể chuyện bên bếp lửa, có "Tiếng hát làm đầu" lời hát thắm thiết, có đàn môi độc đáo, kèn lá, khèn bè... và những điệu múa khèn, múa ô khỏe mạnh, duyên dáng cùng với những trò chơi đua ngựa bắn cung (trích Địa lý VN của TƯTB Hoa Kỳ 2004).

Lai Châu là một tỉnh rộng nhất Thượng du, nhưng cả tỉnh chỉ có một cánh đôàng rộng là Mường Thanh hay Mường Theng thuộc phủ Điện Biên nay là tỉnh, tách các huyện Mường Tè, Phong Thổ, Tsin Hồ, Điện Biên. Từ tỉnh lỵ Lai Châu đi Mường Tè, đường nhỏ quanh co, 60 km đi Mường Nhé và Ả Pa Chải, ngã ba biên giới Việt - Trung - Lào. Diện tích rừng trước đây là 75% toàn tỉnh, nay xơ xác, chỉ còn vào khoảng 25%. Dân H'Mông tập trung đông đảo ở miền núi cao Sin Chai. Họ ở ven núi, nơi có đèo Phạ Đín hay Cổng Trời, đỉnh cao tội ác lẫy lừng của chế độ CSVN. Từ thị trấn Lai Châu đi Mường Nhié, đường đi cheo leo rất hiểm trở. Nơi đây ở Nậm Nhàm còn bia vua Lê Thái Tổ trên vách đá bên sông Đà, gọi là “bia giữ nước”. Năm 2004, dân tộc Thái đứng đầu tỉnh Lai Châu, 52.2%, dân tộc Kinh 18%, dân tộc Mường 12%, dân tộc H'Mông 12%, dân tộc Dao rất gần gụi với dân Mông 2.76%, dân tộc Xinh Mun 1.45%, dân Khơ Mú 1.34%, dân tộc Lào 0.34%. Lai Châu có đường biên giới với Trung quốc dài 360 km, tiếp giáp với 2 tỉnh Luăng Băng và Phong Sa Ly (Lào) nơi tập trung dân H'Mông (và lực lượng võ trang của Vang Pao trước đây) đường biên giới dài 310 km, cũng là con đường buôn lậu thuốc phiện. Dân tộc Mông từ Hoa Nam di cư vào Thượng du miền Bắc khoảng 300 năm trước, chai thành mấy hệ tộc tùy theo mầu sắc trang phục như người Mèo, Mèo hoa, Mèo xanh, Mèo đỏ, Mèo đen, Nà Niẻo, Mán trắng, ở rải rác trên miền núi cao ở các tỉnh Hà Giang, Tuyên Quang, Lai Châu, Sơn La, Cao Bằng, Lạng Sơn và miền Cao Nghệ An, Hà Tĩnh (theo danh mục các dân tộc thiểu số Việt Nam, tạp chí Dân tộc học, số 4-1978, tr. 54-60). Điện Biên là tỉnh mới thành lập. Huyện Mường Nhé là huyện mới, trước năm 1945 là phủ Điện Biên gồm các bang Mường Hum, Mường Tè, Mường Nhai thuộc tỉnh Lai Châu, xứ Thái do họ Đèo quyền nhiếp thống lãnh từ đời nọ qua đời kia theo chế độ cống nạp cho triều đình Thăng Long rồi Huế. Dân tộc Mông phát triển nhanh nhất so với các dân tộc khác ở Thượng du, một phần dân H'Mông từ Hoa Nam tràn qua. Năm 1995, dân số là 411,074 người (theo Tổng cục thống kê HN 1995). Năm 2011 khoảng hơn 1 triệu. Tài liệu của trung ương tình báo Hoa Kỳ phổ biến năm 2004 về địa lý Việt Nam, cho biết dân tộc H'Mông tập trung khá đông đảo ở Sơn La, Lai Châu, tiếp giáp ngay với Thượng Lào và Vân Nam, vẫn quen ở trên miền núi cao.


Công giáo và Tin Lành phát triển rất nhanh ở miền Tây Bắc. Trung tâm Công giáo Mèo ở Pình Hồ phát triển vào thập niên 1980. Giáo phận Hưng Hóa từ ngày tái lập, giáo dân Mèo khá đông đảo. Nạn mù chữ xuống thấp. Dân H'Mông Miếu Hạ, Na Niẻo đã có người làm thầy giảng, nữ tu, nhưng sinh hoạt đạo quá khó khăn, khủng bố trắng bao trùm giáo phận. Do dưới xuôi tiếp trợ nên tương đối tồn tại được với 72 giáo xứ, chỉ có 24 linh mục, lớp già đã qua đời hết, hầu hết là giới trung niên và trẻ như Lm. Cao Trung Trực sinh năm 1969. Toàn giáo phận là 48,072 km2, dân số gần 7 triệu, chỉ có 197,436 giáo dân nhưng hoạt động rất tích cực nhờ 106 nữ tu và 2061 giáo lý viên, 2 thành phần này là cái đích nắm của công an, trong đó khoảng hơn 100 người H'Mông luôn luôn bị làm khó dễ. Tin Lành bị đặt ra ngoài xã hội và "luật pháp CS"! Chúng tôi chưa tìm được tài liệu về Tin Lành ở Thượng du. Theo Lm. Phaolô đang du học ở Pháp, đã từng làm lễ "chui" cho giáo dân "chui" người Mèo và Dao ở Mường Nhé và Mường Tè "cử hành thánh lễ trên đồi cao", Tin Lành phát triển rất nhanh. Theo Lm. Phaolô, điều này dễ hiểu do dân tộc Mèo - Dao, ngoài tín ngưỡng thờ kính tổ tiên, họ thành kính tin vào trời đất, "Ông Trời là trên tất cả, tối linh, tối thiêng. Do vậy Đức Chúa Trời đã dễ dàng đi vào tâm linh họ". Lm. Phaolồ cho biết ông có gặp một mục sư người Sàigòn ở Mỹ về, từ Hà Nội lên Lai Châu, mục sư lặn lội đến tận Mường Tè truyền giáo "chui". Một số mục sư từ ngã Loăng Pre-băng và Phong Saly lẻn qua các tỉnh Bắc Cạn, Lao Cai, Sơn La, Lai Châu. Đa số dân Mèo - Dao theo Tin Lành. Vẫn theo Lm. Phaolô, dân Mèo và Dao thích ca hát. Dân Mèo đọc được chữ Hán nhờ vậy Thánh kinh Hoa ngữ dễ dàng truyền đạt. Lm. An Tôn, giáo phận Hưng Hóa hiện đang du học ở thủ đô HTĐ cho biết: Thượng du ngày nay là quyền sở hữu của TC, họ đã vét nhẵn từ mỏ thiếc, mỏ đồng đến cả mỏ than bùn! Ta không còn gì! Dân thiểu số như Mèo, Dao, Khơ Mú sống nhờ vào rừng thì rừng đã rỗng ruột. Trước đây dân thiểu số còn được ăn thịt gà rừng, thỏ rừng, kể cả heo rừng nay thì ăn cơm gạo hẩm với lá sắn trộn muối!

Các đoàn thợ săn người TQ lùng sục ngày đêm bắt thú rừng. Nếu dân Mèo săn được một con cọp phải bán xương da cọp với giá rẻ mạt cho cán bộ để bán lại cho TQ với giá cao gấp 20, 30 lần. Dân thiểu số gạt nước mắt, uất hận chỉ còn tin nơi Chúa. Đó là an ủi cuối cùng của đời họ. Cho nên, dù đàn áp, truy lùng, dân càng nô nức theo đạo Chúa!

Theo Lm. An Tôn từng giảng đạo ở Pình Hồ, dân H'Mông và Dao say mê âm nhạc. Cũng do vậy, Tin Lành và Công giáo dễ dàng thu hút hai dân tộc này. Một số linh mục và mục sư lại khéo tay, dân tộc hóa Thánh ca theo làn điệu của dân Mèo-Dao. Âm nhạc Mèo rất phong phú với giai điệu đậm đà dân gian Mèo, trùng điệp như đồi núi miền cao. Qua âm nhạc, dân tộc Mèo có tình cảm dứt khoát với điệu đa thanh, nhiều dấu giọng (xem: Hồng Thao, Âm nhạc dân tộc Mèo, tạp chí Văn hóa nghệ thuật số 4-1972, tr. 47-49). Tiếng kèn và giai điệu ca hát Mèo dứt khoát và mạnh mẽ như truyện dân gian Mèo dứt khoát căm thù Hán tộc, mối căm thù trên 4,000 năm xưa. Có dịp tôi sẽ thuật lại một số truyện "dân Miêu căm hờn dân Hán"!

DÂN TỘC MIÊU BỊ HÁN TỘC TIÊU DIỆT

Dân tộc Miêu (Miao) tức Mèo, người Hán miệt thị như vậy, lại là giống dân văn minh trước Hán ở lưu vực sông Hoàng Hà, chính là hậu duệ của giống người nguyên thủy Hòa Bình (VN), chiếc nôi của loài người ở Á Đông, tổ tiên của cư dân Cúc Phương, khu rừng nguyên sinh thuộc ba tỉnh Hà Nam, Nam Định và Ninh Bình cách nay khoảng 10,000 năm mà nhân chủng học hiện đại đã phát hiện. Giống dân này cùng với nền văn minh Hòa Bình thời đồ đá mới đi lên phương Bắc sống ở Hoa Lục bao trùm ba châu thổ rộng lớn do 3 con sông tạo thành: Hoàng Hà, Dương Tử giang tức Trường giang và Việt Giang gọi chung là Trung Châu hay Trung quốc, từ Cam Túc, Tứ Xuyên, Việt quốc đến duyên hải. Cách nay hơn 4,000 năm, vua Thuấn Việt tộc truyền ngôi cho vua Đại Vũ Việt tộc, lập ra nhà Hạ (2205-1766 trước CN) một triều đại văn minh đầu tiên của TQ. Bấy giờ Hán tộc còn là dân du mục du canh ở trên các đồi cao hoàng thổ phía Bắc sông Hoàng Hà. Vua Đại Vũ bình định giống Tam Miêu, nhưng vẫn để dân Miêu sống hòa với dân Việt. Khổng Tử đã nói đến dân Hữu Miêu và vua Đại Vũ trong kinh Thư do ngài san định (Thượng thư tức kinh Thư, bản dịch của nhà văn Nhượng Tống, nxb VHTT tái bản, HN 2001, tr. 30-35). Dân du mục Hán tràn xuống trung châu, tiêu diệt gọn dân tộc Miêu, cướp đất đai ruộng vườn, một số nhỏ thoát chết chạy về phương Nam ở vùng Lĩnh Nam nước Văn Lang (Quảng Tây ngày nay) chính là tổ tiên của dân H'Mông ở Thượng Lào và Thượng du VN ngày nay. Dân Miêu đến nay vẫn còn nuôi lòng thù hận dân Hán "đến tận xương tủy" (xem: Cao Thế Dung, sơ thảo, Đất Việt trên nước Tầu - "nửa phần TQ ngày nay là đất cũ văn minh của dân tộc Việt" - Phần Việt - Hán - Miêu). Xin cáo lỗi quí độc giả, loạt bài "CIA - Bin Laden và cuộc chiến tình báo" phải gác lại kỳ sau. Thế tất thắng đang trong tay đại nghĩa dân tộc Việt.

HÀ NHÂN VĂN
(14/5/2011)
by LTSA

VIỆT NAM (TH) -Chiều ngày 21 tháng 5, tài công Lê Văn Ðức 28 tuổi, người điều khiển tàu, ông Lê Văn Quang và ông Ðinh Văn Quân, người điều hành nhà hàng và du thuyền Dìn Ký tọa lạc tại xã Bình Nhâm, Thuận An, Bình Dương bị bắt sau vụ chìm tàu làm 16 người chết và mất tích.


Ðây là vụ lật du thuyền nhà hàng làm chết người đầu tiên gây chấn động dư luận Việt Nam không kém vụ chìm tàu du lịch tại vịnh Hạ Long hồi tháng 2 vừa qua làm 12 người chết.


Cho đến 3 giờ sáng ngày 22 tháng 5, người ta vẫn chưa tìm được xác nạn nhân thứ 16: bé trai Phạm Xuân Khánh 9 tuổi.


Cuộc điều tra ban đầu nói rằng du thuyền Dìn Ký đã hết hạn đăng kiểm hôm 28 tháng 1 và có nghi vấn cho rằng tài công Lê Văn Ðức không có bằng lái tàu.


Theo báo Tuổi Trẻ, dư luận cho rằng du thuyền Dìn Ký dùng cửa gỗ chắn mưa khiến tàu mất thăng bằng trước sóng to gió lớn và dễ lật nhào. Hơn nữa, chiều cao của các du thuyền gỗ lẽ ra không được vượt quá chiều ngang của con tàu.


Bây giờ nhìn lại, người ta cho rằng tàu sắt không cửa ngăn, chắn gió lại an toàn hơn
Vụ chìm tàu Dìn Ký ở Bình Dương cũng khiến ngành du lịch Cần Thơ hốt hoảng xem xét lại độ an toàn của du thuyền Cần Thơ 3 tầng lầu ở bến Ninh Kiều chở hàng trăm du khách đi lại trên sông Hậu một đoạn dài suốt 90 phút.


Công ty nhà hàng - tàu du lịch Thái Bình Dương, Mỹ Khánh, Hai Lúa ở Long Xuyên (An Giang) cũng đang trong tình trạng báo động về độ an toàn.



Cũng theo báo Tuổi Trẻ, một nhân viên xin được giấu tên của nhà hàng Hai Lúa nói 5 du thuyền lớn nhỏ của nhà hàng này thật ra chỉ là loại phà gỗ gắn máy nổ.


Người dân Cần Thơ chưa quên vụ chìm nhà hàng nổi Mỹ Khánh ở thành phố Cần Thơ hồi tháng 1 vừa qua làm 200 du khách hoảng loạn tìm đường thoát thân. Cũng may, nhà hàng nổi neo đậu sát bờ nên không ai thiệt mạng. (PL)
by LTSA

Trước một trạm xăng gần cầu Thị Nghè lâu nay có một bác lớn tuổi kiếm sống bằng nghề bơm bánh xe. Đúng ra với cái xe đẩy đựng đồ nghề lỉnh kỉnh của thằng con trai bác bày ra lề đường thì anh ta nhận vá cả bánh xe xì nhưng do thường bận đi làm phụ hồ, anh ta cất hết vào tủ và khóa chặt, bình hơi nén được chất luôn lên xe đẩy cho gọn và chỉ chừa lại cái ống hơi. Có khách ghé bơm xe thì ông già gầy còm lại bỏ ghế ngồi, cất đi cây gậy chống, loạng choạng đứng dậy, cầm lấy đầu ống hơi… Hiện bác vẫn giữa giá bơm bánh xe như năm ngoái, tức một bánh 2000 đồng, hai bánh thì 4000 đồng, nếu khách cho luôn tờ 5 ngàn, không nhận thối lại thì bác rất mừng và cám ơn.(Photo VB)
by LTSA

Năm 1987, hơn 10 năm sau khi chiến tranh kết thúc GDP của Việt Nam là 36,65 tỷ USD trong khi đó của Philippines thậm chí còn thấp hơn của Việt Nam với chỉ 33,19 tỷ USD. Ba năm sau tức vào năm 1990 GDP của ta chỉ còn 6,47 tỷ USD trong khi của Philippines là 44,31 tỷ USD. Đến thời điểm hiện tại thì Philippines đã vượt khá xa Việt Nam. Xuất phát điểm của Việt Nam tính từ năm 1987 hoàn toàn cao hơn Philippines vậy tại sao chúng ta bị tụt lại quá xa? Ta có thể loại bỏ yếu tố chiến tranh tàn phá vì thời gian này Việt Nam đang trên đường tiến lên XHCN, hoàn toàn không có chiến tranh.

Cũng theo tác giả Phan Đình Minh Hùng thì trong bối cảnh chúng ta đạt được nhiều thành tựu vượt bậc, kinh tế tăng trưởng trung bình 7.26%/ năm trong 10 năm qua thì những câu nói như trên của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng được xem là hơi lạ.
Tại sao"Lạ" ?:
Một đất nước anh hùng, một đất nước trải qua hai cuộc chiến thần thánh chống Pháp và chống Mỹ, sau 36 năm: “vẫn là nước nghèo”.
Một đất nước đỉnh cao trí tuệ, một đất nước với chỉ số IQ cao với vô số Tiến sĩ: “vẫn là nước nghèo”.
Một đất nước với rừng vàng biển bạc, con người cần cù, chăm chỉ, thông minh: “vẫn là nước nghèo”.


Và tại sao"Quen"?:
Nước ta là nước nghèo điều này ai cũng biết. Nhưng mỗi lần đem Việt Nam ra so sánh với các nước khác chúng ta thường nghe: Việt Nam chịu nhiều thiệt hại mất mát trong chiến tranh; đạt được những thành tựu như hiện tại là nhờ sự lãnh đạo tài tình sáng suốt của Đảng và Nhà Nước


Nước Nghèo:
Trong khi ADB (Asian Development Bank) đưa chúng ta vào danh sách các nước có thu nhập trung bình thì Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng lại khăng khăng “Việt Nam vẫn là nước nghèo”. Nghe có vẻ nghịch lý nhưng nếu nhìn vào các khoản vay ưu đãi nhận được hàng năm chúng ta có thể hiểu được tại sao Thủ tướng lại hạ thấp mình như vậy. Chịu nhục, chịu bắt bớ chịu tù đày cho sự phát triển của đất nước người ta gọi là kẻ sĩ. Còn cố chịu nhục để duy trì sự lãnh đạo, duy trì một nền kinh tế yếu kém, duy trì một nền hành chánh quan liêu và một xã hội đầy rẫy những bất công thì không biết nên gọi là gì.










Bài đọc suy gẫm: Nước Chúng Em Vẫn Nghèo - Hoàng Ngọc Diệp.









Lòng trắc ẩn và sự hổ thẹn: Hoàng Ngọc Diệp là một người Việt ở nước ngoài. Ông về Việt Nam sống và mong cống hiến tâm sức để xây dựng đất nước đã gần 20 năm nay. Đây là những dòng tâm sự về hiện tình đất nước mà ông viết cho con trai của mình trên facebook.


Chúng tôi thấy sự xác đáng, chân thành và đau đớn trong bài viết này. Xin giới thiệu đến quý độc giả mục Đối Thoại. Tiền Vệ.


LÒNG TRẮC ẨN VÀ SỰ HỔ THẸN


(Những tâm sự gửi đến các con ruột và con nuôi của bố)


Như những lần trước đây, ở những nơi chốn, diễn đàn khác, bố sẽ tâm sự và gửi gắm tới các con những gì bố ưu tư và đau buồn! Bố đưa lên diễn đàn này không những để các con đọc mà còn để các bạn trẻ khác của bố và của các con cũng chia sẻ. Nhân, con giúp bố dịch cho chị Amy của con nhé!


Một câu chuyện nhỏ về lòng trắc ẩn.


Vào các năm cuối thập niên 1990 và đầu thập niên 2000, bố có dịp cùng đi hoặc tổ chức đưa các phái đoàn cấp lãnh đạo nhà nước thăm và làm việc ở các nước trong khu vực. Có lần đến Hong Kong cùng một số vị bên Bộ Lao Động và Bộ Kế Hoạch Đầu Tư, bố cố tình sắp xếp để sáng Chủ Nhật, ngày cuối của chuyến đi, đưa họ đi ăn sáng; để đến nhà hàng, mọi người phải đi bộ qua hai công viên nhỏ từ khách sạn.


Khi đi ngang qua hai công viên này, phái đoàn thấy lạ vì sao có quá nhiều phụ nữ da ngâm đen, như họ đến từ Việt Nam hay Philippines, đang tụ tập tại đó với nhau. Phái đoàn dừng lại chụp hình với những người này, hỏi ra thì quả là họ đến từ Philippines để làm người ở đợ (còn gọi một cách nhẹ nhàng là người giúp việc nhà) cho các gia đình tại Hong Kong.


Trong khi ăn sáng, bố kể cho phái đoàn biết hoàn cảnh của những người đi làm người giúp việc nhà này, bố cho biết họ may mắn hơn những phụ nữ Việt Nam đi làm người ở đợ tại các nước khác, vì Hong Kong, qua gần một thế kỷ dưới sự quản lý của Anh Quốc, đã xây dựng được hệ thống theo dõi và quản lý những người giúp việc tại Hong Kong; tất nhiên vẫn xảy ra một số vụ hành hạ và xâm phạm tình dục, nhưng ít hơn rất nhiều so với các nước khác như Hàn Quốc hay Đài Loan. Bố còn cho họ biết, qua nghiên cứu của Hiệp Hội Bảo Vệ Phụ Nữ Thế Giới, thì hầu hết những phụ nữ này sẽ không thể tìm được một gia đình hạnh phúc nếu họ đi ra khỏi nước và trở về khi còn trẻ, và gia đình sẽ đổ vỡ chia ly, hoặc không thể lập gia đình nếu họ đi và về khi ở tuổi trên 30.


Sau đó bố hỏi họ một loạt câu hỏi như “Tại sao chúng ta xuất khẩu những người đi ở đợ mà báo chí ca ngợi các kỷ lục xuất khẩu lao động?, “Quý vị có sẵn sàng đưa chị em gái hay con gái của mình đi làm người giúp việc nhà tại Đài Loan không”, “Nhà nước và quý vị có thấy việc xuất khẩu phụ nữ Việt Nam đi ở đợ là một sự hổ thẹn của đất nước không?” v.v… mọi người đều tỏ ra rất buồn; vài người thì giận dữ với bố vì cho rằng bố không biết gì về hoàn cảnh đất nước và đã xúc phạm họ! Tất nhiên, bữa ăn sáng không còn vui, rồi mọi người ra về trong im lặng.

Mười mấy năm qua, số người đi xuất khẩu lao động theo diện này vẫn cứ tiếp tục, mặc dù những bài báo nói về chuyện này đã giảm, nhưng vẫn chưa có một kế hoạch gì để bảo vệ cho họ; mặc dù như vậy, bố vẫn hằng mong nhà nước sớm xây dựng được các kế hoạch đào tạo và tìm công việc làm cho họ tại chính đất nước Việt Nam mình.




Cho đến nay bố vẫn cứ lo lắng, băn khoăn, thỉnh thoảng mất ngủ về những số phận này! Bố tin chắc trong mấy trăm ngàn người đang đi ở đợ, hay lao động chân tay cấp thấp nhất, ở nước ngoài, phải có những người bà con của bố và của các con trong số này!




Với bố, đây là một trong vô vàn điều trắc ẩn cần phải có trong mỗi công dân Việt Nam, từ cấp lãnh đạo cao nhất xuống tới ngay những người có số phận đen tối này! Các con có lòng trắc ẩn cho những số phận này hay những số phận khác còn đáng thương hơn nữa đang sống ngay tại đất nước mình không? Có đủ lòng trắc ẩn để chuyển nó thành năng lực để nhắc nhở, thúc đẩy các con phát triển và dấn thân mỗi ngày không? Các con phải luôn nhắc nhở bản thân mình nhé!


Một câu chuyện về sự hổ thẹn


Tại các thành phố lớn trên khắp nước, giờ đây, nơi nào cũng nhiều nhà lầu, nhiều chung cư trung bình hay cao cấp; hầu hết các công chức nhà nước từ cấp trưởng phòng trở lên, nhất là các cấp phó giám đốc sở trở lên, đều có nhà riêng, cho con đi du học nước ngoài, có vài cái nhà hay miếng đất thêm để làm của cho con. Trên đường phố thì đầy xe hơi các loại, trong đó có khá nhiều xe vô cùng đắt tiền, nhất là ở Hà Nội, Sài Gòn, và vài thành phố lớn khác. Có luôn cả những chiếc xe mà chính các bạn nước ngoài của bố phải ngạc nhiên là người Việt Nam mình làm sao mua nổi, vì ngay cả chính họ, những doanh nhân triệu phú USD, cũng chưa dám nghĩ tới!


Mỗi ngày chi tiêu của rất nhiều “thiếu gia”, “trung gia” hay “đại gia” thường lên đến vài chục triệu đồng, nhưng hình như họ không phải làm gì vất vả hay nặng nhọc hết!


Quả thật đời sống của người dân nói chung ở chừng mức nào đó rất phát triển, nhất là so với thập niên 1980s hay đầu thập niên 1990s. Còn đời sống của các vị lãnh đạo cấp quốc gia thì khỏi phải bàn! Bố đã gặp nhiều trường hợp kinh lắm. Cái cách họ cho con đi học, cách mua sắm nhà cửa, xe hơi để phục vụ cho các con của họ ở nước ngoài, thì các gia đình trung lưu, và ngay cả thượng lưu từ các nước khác cũng gửi con đi du học cùng trường không thể nào sánh nổi!


Mặt khác, nhìn chung xã hội Việt Nam mình thì những người nghèo lại còn quá nhiều! Sự cách biệt giữa những gia đình giàu có, chức quyền và đại đa số người dân còn lại càng ngày càng xa! Chỉ cần một trong những chiếc xe hơi của một gia đình giàu có là dư sức để cho cả một đại gia đình nghèo đang sống trong cùng thành phố có thể có nhà ở và con cái được đi học cả đời! Các con có bao giờ thắc mắc về điều này không? Các con có nhìn thấy sự vô tâm hay vô tình và bất bình đẳng của tầng lớp cao, tầng lớp lãnh đạo, đối với đa số nhân dân không?


Điều làm cho bố hổ thẹn nhất, phẫn nộ nhất, đó là chuyện xảy ra cách đây vài ngày!


Khi có những dấu hiệu thế giới sẽ đưa Việt Nam mình ra khỏi danh sách các nước nghèo, thì ngay lập tức lãnh đạo nhà nước, ông Thủ tướng, đã phát biểu, giải thích với thế giới rằng “Việt Nam vẫn còn là nước nghèo”,[*] nhằm để thế giới tiếp tục giữ nước mình trong danh sách các nước nghèo.


Lý do là vì họ muốn vẫn tiếp tục được nhận viện trợ!
Vài hình ảnh các đại gia chơi siêu xe tại Việt Nam, nguồn internet.
Mỹ, Mễ, Mít...nói chung là cả nước trầm trồ khi thấy Rolls-Roice do một đại gia Việt làm chủ, hiên ngang, hồ hởi, tự hào lăn bánh trên đường phố Hà Nội ?
Thứ Hai, 23 tháng 5, 2011 by LTSA

Nhìn những hình dưới đây thì thấy rõ bọn CsVN vô lương như thế nào rồi ...)

Lính Nhi Đồng " Sinh Bắc Tử Nam "
Nhìn những hình dưới đây thì thấy rõ bọn CsVN vô lương như thế nào rồi ...)








Chủ Nhật, 22 tháng 5, 2011 by LTSA

BÌNH DƯƠNG 21- (TH) - Sau gần một ngày, toán thợ lặn đã đưa được 15 trong số 16 nạn nhân của tai nạn chìm tàu kiêm nhà hàng nổi 2 tầng Dìn Ký lên bờ.

Các thợ lặn và nhóm người vớt xác tham gia tìm người mất tích trên sông. (Hình: Dân Trí)


Tai nạn kinh hoàng xảy ra vào khoảng 9 giờ tối ngày 20 tháng 5 năm 2011 khi nhà hàng nổi Dìn Ký đưa khoảng 50 người dự tiệc sinh nhật của một cậu bé 3 tuổi, con của chủ công ty Lan Anh, ra giữa sông Sài Gòn ở tỉnh Bình Dương.

Con tàu gặp mưa to gió lớn khi vừa rời bến được ít phút thì lật ngang, cách bờ chừng 100 mét. Toàn bộ nhân viên nhà hàng gồm cả tài công và quản lý cùng với một số người nhờ biết bơi đã thoát chết.

Chủ bữa tiệc, Quách Lương Tài, 40 tuổi, thoát chết nhưng mất vợ và hai con nhỏ. Ông tổ chức sinh nhật thứ 3 cho con trai là Quách Hồng Ðạt, mời thân nhân bằng hữu của mình và bên vợ.

Một người dự tiệc, Phạm Xuân Long, thoát chết nhưng cũng mất vợ và con trai. Việc lặn tìm các nạn nhân kẹt trong tàu Dìn Ký khó khăn vì tàu chìm ở độ sâu 25 mét và bùn đất vùi lấp bàn ghế, vật dụng bên trong tàu.


Nhà hàng nổi 2 tầng tức tàu Dìn Ký trước khi bị chìm. (Hình: Thanh Niên)



Theo bản tường thuật của VNExpress “Các nạn nhân khi được vớt lên đều còn nguyên vẹn. Riêng một phụ nữ bị trôi hết quần áo khiến lực lượng cứu nạn vô cùng đau xót, tìm vội mảnh vải phủ kín cho chị rồi chuyển lên cano đưa vào bờ. Hai bên bờ sông người dân đứng đông nghịt bất chấp trời nắng gắt. Nhiều giọt nước mắt rơi khi chứng kiến từng thi thể một được tìm thấy.”

Trong khi các thợ lặn hoạt động, một lễ cầu siêu được tổ chức ở trên bờ, nơi xảy ra tai nạn.

Phạm Xuân Trường, chánh văn phòng tỉnh Bình Dương cho hay chiếc tàu nói trên đã hết hạn kiểm định từ tháng 1 vừa qua. Còn có nghi vấn thuyền trưởng Lê Văn Ðức, 28 tuổi, không có bằng hành nghề.

Ông Ðức và hai người khác, quản lý tàu Lê Văn Quang và quản lý nhà hàng Dìn Ký Ðinh Văn Quân đã bị bắt để điều tra về nguyên nhân đã dẫn đến tai nạn. Nhà cầm quyền địa phương cũng đã “khởi tố vụ án” về vi phạm “qui định điều khiển phương tiện giao thông đường thủy gây hậu quả nghiêm trọng
Các vị sư làm lễ cầu siêu cho các nạn nhân ngay bên bờ sông. (Hình: Dân Trí)



Hiện còn thi thể của một cậu bé 9 tuổi có thể bị kẹt bên dưới các đống đồ đạc trong khoang tàu.

Trong 3 tháng qua, đã xảy ra 3 vụ chìm tàu/nhà hàng nổi ở Việt Nam. Vấn đề an toàn trên các chiếc tàu, nhà hàng này có vẻ không mấy được quan tâm.

Vụ chìm tàu kiêm khách sạn nổi Trường Hải ở vịnh Hạ Long ngày 17 tháng 2, 2011 đã làm 12 người thiệt mạng.