Thứ Bảy, 14 tháng 5, 2011 by LTSA

LTS: Truyền thông Việt Nam cho hay, có khoảng 250 ngàn người trong 7 huyện của tỉnh Thanh Hóa đang đối mặt với cái đói. Ðó là các huyện Mường Lát, Quan Hóa, Quan Sơn, Bá Thước, Lang Chánh, Thường Xuân và Như Xuân. Cái đói đang hiện diện và rình rập 1/4 triệu người là bởi hạn hán làm thất mùa, nhưng nguyên nhân chính vẫn là người nông dân đang mất dần đất canh tác. Cộng tác viên Liêu Thái của Người Việt vừa có chuyến đi đến các địa phương bị đói của tỉnh Thanh Hóa và gởi về loạt phóng sự này.

THANH HÓA - Như Xuân là một huyện nằm dọc theo đường Trường Sơn, có thể nói, chúng tôi chưa bao giờ nhìn thấy cái nghèo, cái đói đến độ tả tơi, rách nát như ở đây.

Giữa cái nắng gay gắt, gió Lào táp mặt, những mái nhà tranh liêu xiêu, cũ mốc và thấp lè tè cứ như một người mất sức đang cúi rạp mình bám vào đất để tránh cơn lốc lửa. Thỉnh thoảng, vài người già mang gùi nặng nhọc lê bước dọc theo con đường đầy nắng gió, lốc bụi và tiếng còi hơi xe tải rúc lên từng hồi.

Nhìn đâu cũng thấy đói nghèo

Ba giờ chiều, chúng tôi đến thôn Xuân Thượng, xã Thượng Ninh, huyện Như Xuân. Ðến đây, có thể nói một câu ngắn gọn: Bốn bề, nhìn đâu cũng thấy đói nghèo!

Nhìn thấy hai đứa nhỏ đang ngồi trước mái hiên nhà tranh rách tươm, ủ rũ nhìn ra đường, chúng tôi ghé vào thăm. Hai đứa nhỏ nhìn thấy người lạ, chúng hốt hoảng chạy vào nhà, chừng vài phút sau, một người phụ nữ xuất hiện, cô mời chúng tôi vào nhà.

Trong nhà trống hoác, nhìn quanh, không thấy gì ngoài một cái bàn ọp ẹp, hai cái ghế cũng ọp ẹp không kém, bốn vách nhà bằng phên nứa đã thủng lổ chổ, một cái giường tre và một cái bếp chỉ bắc trên đó độc nhất một cái ấm nước, bên cạnh bếp là một chai nước mắm loại xoàng nhất và hai cái nồi treo chỏng vơ trên vách.

Như muốn giải thích cho sự nghèo khó của mình, cô gái tên Bùi Thị Lợi, mẹ của hai đứa bé nói: “Anh chị lên lúc này không đúng bữa cơm nên em đã dọn hết bếp rồi, không có chi cho anh chụp hình cả, chứ lúc nãy em có nấu cơm thì nhìn nó đẹp hơn...”

Tôi hỏi: “Anh đi đâu rồi chị?” Lợi nói: “Dạ ảnh đi làm thuê dưới miền xuôi rồi, nhà làm nông, mùa này không có lúa để gặt nên xuống dưới xuôi làm thuê.”

Lợi cười buồn: “Bọn em mới ra riêng được 5 năm nay, chưa có gì cả, xe đạp còn chưa có để đi mà làm gì dám mơ đến xe máy chứ. Cố gắng làm ăn tu bổ lại cái nhà cho bớt dột đã rồi tính tiếp, có làm gì đâu ngoài chuyện ruộng đồng, rồi khoai sắn, rồi lại lên rừng kiếm củi bán lấy tiền đi chợ, tiền đâu mà dám mơ...”

Hỏi thăm mỗi ngày nhà Lợi đi chợ bao nhiêu tiền, Lợi cười: “Tụi em mỗi tháng đi chợ ba lần thôi, chủ yếu là ăn rau rừng, nấu cơm, chan nước mắm và hái một ít rau rừng ăn là qua ngày rồi, lâu lâu xuống chợ mua một bữa cá, một ít thịt cho mấy đứa nhỏ khỏi bị thèm ăn là đủ rồi, mỗi lần đi chợ em mua cả năm, sáu chục ngàn đồng luôn cho mấy đứa nó ăn cho đã thèm đó anh chị à!”

Chưa thấy ký gạo cứu trợ nào...

Tôi hỏi thêm: “Vậy nhà mình đã nhận được gạo cứu trợ chưa?” Lợi lại lắc đầu: “Dạ chưa thấy gì anh ạ, đâu thấy gì đâu. Nghe nói có cứu trợ từ năm ngoái, nhưng cho đến bây giờ vẫn chưa thấy gì, nhà em đã nợ gạo của chủ đại lý gần bốn chục ký rồi, đợi tới mùa gặt mới bán lúa cho ông bà ấy mà trừ nợ.”

Lợi cho biết, nhà cô làm ba sào lúa (1,500m2) trên bìa rừng, mỗi năm làm hai vụ, đất khô cằn nên chẳng có bao nhiêu lúa, ngoài lúa, nhà cô còn làm thêm mấy sào khoai mì nhưng bán cũng chẳng được bao nhiêu tiền. Ở đây, bà con ai cũng vậy. Ðược chừng ấy đất và cứ quanh quẩn chừng ấy đất rồi lại đi làm thuê, xuống xuôi, vào Nam mà kiếm ăn...

Lang Chánh, cán bộ nuốt gần hết phần cứu trợ

Chúng tôi đến huyện Lang Chánh khi trời xế chiều, hai bên đường là rừng núi vắng hoe, một người đàn bà tay bị tay xách đi ăn xin đang trở về làng sau một tuần hành khất dưới phố. Bà cho biết mình tên Hoa, khai tên theo tiếng Kinh, bà là người dân tộc Tày, đã hơn năm đời bám rừng bám núi ở xã Yên Khương, bỏ hẳn du canh du cư. Nhưng càng bám rừng thì càng đói.

Nhà bà Hoa có ba người con, họ đã bỏ làng đi từ mười năm trước, bà sống một mình, kể từ ngày họ ra đi, bà không nhận được tin tức gì. Bà chỉ biết cày xới trên mấy thửa ruộng bậc thang, tổng cộng diện tích chưa đến 500m2, trước đây thì có nhiều ruộng nhưng do con bà đi hết nên người ta thu hồi đất, chia cho người khác. Mà bây giờ nếu có đất bà làm cũng không nổi, tuổi cao, sức yếu, bà đành mang bị đi ăn xin.

Hai mẹ con bà Hơn và cô Hằng đang cuốc cỏ cái vườn sắn được đầu tư hơn 10 triệu đồng bởi nguồn tiền xóa đói giảm nghèo. (Hình: Phi Khanh/Người Việt)




Bà Hoa bảo rằng, có nhiều người đi ăn xin nhưng không phải cả làng. Nhưng với đà này, lúa gạo làm không ra, đất thì không có, nhà nước nói là cứu trợ nhưng thật ra khi về đến tay dân thì không còn gì nữa...”

“Nói cho có vậy, mấy mươi năm sống ở đây, tôi kinh nghiệm lắm rồi. Nói là cho mỗi người một bịch muối, gửi tiền về, nhưng thay vì tính một bịch muối trị giá ba ngàn đồng theo giá ngoài chợ thì lại tính lên bảy ngàn đồng. Khi nói thì cho con bò, nhưng nhận thì còn bằng cái đuôi bò, thì kệ, cứ có mùi bò cũng được!” Nói xong, bà Hoa lắc đầu, thở dài.

Bà con huyện Lang Chánh tuy gặp thời tiết hạn hán, không được mùa, trúng vụ, nhưng vẫn chưa có chuyện mất trắng mùa nào, ít ra thì cũng gặt được một ít lúa đắp đổi qua ngày. Nhưng kể từ ngày đất rừng không còn được tự do khai thác, đất rừng đã qui hoạch thành vườn, thành trang trại của các cán bộ về hưu, cán bộ xã, huyện... thì đời sống của bà con lâm vào khó khăn, đói kém bởi không còn đất để canh tác.

Và khi bà con mất hết mọi thói quen sinh hoạt thường nhật, mất thói quen khai phá nương rẫy, vào rừng săn bắt, cái đói cận kề thì nhà nước hô hào cứu trợ. Nhưng chuyện cứu trợ nghe to tát, bà con nhận được chẳng bao giờ đủ sống qua mươi ngày, nửa tháng.

Phóng sự của Liêu Thái/Người Việt
by LTSA

QUẢNG NGÃI (NLĐ) - Một ngư dân của huyện đảo Lý Sơn đã thiệt mạng trong khi lặn tìm hải sâm ở vùng biển Trường Sa.

Theo bản tin báo Người Lao Ðộng, ngư dân Nguyễn Văn Vinh, 22 tuổi, thiệt mạng ngày 9 tháng 5, 2011 vừa qua vì “trục trặc hệ thống dẫn hơi” khi đang ở độ sâu 50 mét.

Những năm gần đây, theo nguồn tin: “Lặn hải sâm là một nghề cho thu nhập cao, thu hút nhiều ngư dân Lý Sơn tham gia. Tuy nhiên nghề này luôn gặp nhiều rủi ro về tính mạng do thiếu dụng cụ bảo hộ lao động an toàn.”

Tháng 6 năm ngoái, một ngư dân khác của đảo Lý Sơn cũng đã thiệt mạng khi lặn tìm hải sâm ở độ sâu 40 mét và cũng bị trục trặc hệ thống ống dẫn hơi.

Hải sâm là một loại sinh vật biển trông giống như con đỉa nên còn được ngư dân gọi là đỉa biển với thân hình dài và da có lông, sống trong lòng biển trên khắp thế giới. Tên tiếng Anh của loài này là Sea cucumber nghĩa là dưa biển do thân hình loài vật này giống quả dưa, hải sâm có xương trong nằm ngay dưới da.

Hải sâm rất đắt nên ngư dân sống bằng nghề lặn tìm hải sâm có đời sống sung túc. Giá hải sâm khô trên thị trường có thể tới $200 USD/kg.

Một bài báo của tờ Thanh Niên ngày 24 tháng 6, 2007 kể rằng trong vòng từ 2006 đến giữa năm 2007 đã có tới 26 ngư dân Lý Sơn tử vong và hàng chục người khác đã trở thành tàn phế chỉ vì lặn tìm hải sâm.
by LTSA

Hình ảnh chúa Jesus, Đức mẹ, giáo hoàng... lần lượt xuất hiện một cách bí ẩn trên đồ dùng, vật dụng đời thường.

Trong đêm kỷ niệm 2 năm ngày mất của giáo hoàng John Paul II, nhiếp ảnh gia không chuyên Grzegorz đã chụp được tấm hình đống lửa cháy bùng với hình ảnh tương tự “vóc dáng” của ông. Thời gian khoảnh khắc của tấm ảnh là 21.37:30 – vô tình trùng khớp với giờ lâm trung của giáo hoàng.
by LTSA

Một danh ngôn mà chúng ta thường nghe “thế giới có rất nhiều kỳ quan, nhưng kỳ quan tuyệt vời và vĩ đại nhất vẫn là trái tim người mẹ”

Thật vậy, bao nhiêu thơ viết về mẹ cũng không đủ, bao nhiêu nhạc hát về mẹ cũng không vừa. Biển Thái Bình bao la, nước sông Hằng cuồn cuộn nhưng không sao có thể so sánh được với tấm lòng của mẹ. Bản nhạc nào viết về mẹ cũng hay, bài thơ nào viết về mẹ cũng cảm động bởi vì ngôn ngữ dành cho mẹ là ngôn ngữ của trái tim.

Mẹ là biểu tượng trọn vẹn và tuyết đối của tinh thần Chân Thiện Mỹ. Nếu có một người để chúng ta có thể san sẻ những điều thầm kín, riêng tư nhất, thì người đó phải là mẹ. Nếu có một người có thể tha thứ cho chúng ta dù phạm phải bất cứ một lỗi lầm gì, người đó sẽ là người mẹ. Tôi tin, nếu chúng ta biết dành ý nghĩ đầu tiên của một ngày, thay vì để nghĩ đến chuyện hơn thua, danh lợi nhưng là để nghĩ về mẹ, nghĩ về khuôn mặt của mẹ, tiếng cười của mẹ, lời dặn dò của mẹ hay thậm chí chỉ để gọi tiếng mẹ thôi, chúng ta sẽ có một ngày an lành và hạnh phúc.

Mẹ là người mang ta đến cuộc đời, và cũng là nơi ta trở về. Người đàn bà chân mang đôi dép ngược, khoát chiếc mền rách, như trong một câu chuyện thiền mà chúng ta có thể đã từng nghe kể, dù bao mùa mưa nắng vẫn không than van, không oán trách, vẫn chờ đơi ngày về của đứa con mãi mê trên đường đi tìm chân lý. Nếu chân lý mà chàng trai trẻ kia đi tìm là tình thương và sự thật thì chân lý sẽ không ở đâu xa mà trái lại vô cùng gần gủi. Trong tấm thân gầy yếu nhỏ nhoi của người mẹ chứa đựng cả một đại dương của hy vọng, tình yêu, sự thật và lòng vị tha sâu thẳm.

Hơn mười năm trước, tôi có viết một bài thơ về mẹ, trong đó có hai câu đã trở thành quen thuộc:

Ví mà tôi đổi thời gian được
Đổi cả thiên thu tiếng mẹ cười.

Bài thơ ra đời trong một đêm mưa, sau lần điện thoại đầu tiên với mẹ tôi từ Việt Nam. Giọng của mẹ như vọng lại từ một thế giới khác xa xôi. Tôi viết rất nhanh, nhanh hơn khi viết những bài thơ khác nhiều. Những dòng chữ, những câu thơ đúng ra là từ mơ ước, thao thức đã ấp ủ trong tâm thức tôi từ lâu lắm, chỉ chờ dịp để tuôn ra. Tôi không làm thơ, tôi chỉ chép như có một người nào đang nhắc nhở bên tai mình. Nguyên văn bài thơ như thế này:

Nhấc chiếc phone lên bỗng lặng người
Tiếng ai như tiếng lá thu rơi
Mười năm mẹ nhỉ, mười năm lẻ
Chỉ biết âm thầm thương nhớ thôi

Buổi ấy con đi chẳng hẹn thề
Ngựa rừng xưa lạc dấu sơn khê
Mười năm tóc mẹ màu tang trắng
Trắng cả lòng con lúc nghĩ về

Mẹ vẫn ngồi đan một nỗi buồn
Bên đời gió tạt với mưa tuôn
Con đi góp lá nghìn phương lại
Đốt lửa cho đời tan khói sương

Tiếng mẹ nghe như tiếng nghẹn ngào
Tiếng Người hay chỉ tiếng chiêm bao
Mẹ xa xôi quá làm sao vói
Biết đến bao giờ trông thấy nhau

Đừng khóc mẹ ơi hãy ráng chờ
Ngậm ngùi con sẽ dấu trong thơ
Đau thương con viết vào trong lá
Hơi ấm con tìm trong giấc mơ

Nhấc chiếc phone lên bỗng lặng người
Giọng buồn hơn cả tiếng mưa rơi
Ví mà tôi đổi thời gian được
Đổi cả thiên thu tiếng mẹ cười.

Bài thơ đơn giản và dể hiểu, không có gì phải cần bình giải. Tất cả chỉ để nói lên tâm trạng của một người con xa mẹ, bay đi như chiếc lá xa cành, mười năm chưa về lại cội. Năm tôi viết bài thơ, mẹ tôi, đã ngoài 60 tuổi và đang sống trong căn nhà tôn nghèo nàn ở Hòa Hưng Sài Gòn. Căn nhà nhỏ có giàn hoa giấy đỏ đó là nơi tôi đã sống 8 năm.

Nhớ lại đêm cuối cùng ở Sài Gòn, tôi đón xe xích-lô từ cửa sông về chào mẹ. Trời mưa lớn. Nhưng khi gặp mẹ, với tâm trí ngàn ngập những lo âu, hồi hộp cho chuyến đi, tôi không kịp nói một câu cho trọn vẹn ngoài ba tiếng “con đi nghe”. Và như thế tôi đi, đi không ngoảnh lại, đi như chạy trốn. Để rồi hai ngày sau, khi chiếc ghe nhỏ của chúng tôi được hải quân Mỹ cứu vớt trên biển Đông vào khuya ngày 13 tháng 6 năm 1981, đứng trên boong chiến hạm USS White Plains nhìn về phía Nam, tôi biết quê hương và mẹ đã ngoài tầm tay vói của mình. Đời tôi từ nay sẽ như chiếc lá, bay đi, bay đi, chưa biết ngày nào hay cơ hội nào trở về nguồn cội.

Nếu có một quốc gia mà những người dân của quốc gia đó đã phải từ chối chính đất nước mình, từ chối nơi đã chôn nhau cắt rốn của mình, tôi nghĩ, đất nước đó không còn bao nhiêu hy vọng. Việt Nam sau 1975 là một đất nước sống trong tuyệt vọng như thế. Dân tộc Việt Nam những năm sau 1975 là một dân tộc sống trong tâm trạng những kẻ sắp ra đi. Sài Gòn giống như một sân ga. Chào nhau như chào nhau lần cuối và mỗi ngày là một cuộc chia ly. Bắt tay một người quen, ai cũng muốn giữ lâu hơn một chút vì biết có còn dịp bắt tay nhau lần nữa hay không. Gặp người thân nào cũng chỉ để hỏi “Bao giờ anh đi, bao giờ chị đi”, và lời chúc nhau quen thuộc nhất mà chúng thường nghe trong những ngày đó vẫn là “Lên đường bình an nhé.”

Đất nước tuy đã hòa bình rồi, quê hương đã không còn tiếng súng nhưng lòng người còn ly tán hơn cả trong thời chiến tranh. Đêm cuối ở Sài Gòn lòng tôi ngổn ngang khi nghĩ đến ngày mai. Ngày mai sẽ ra sao? Nếu bị bắt tôi sẽ ở tù như lần trước nhưng nếu đi được thì sẽ trôi dạt về đâu?

Suốt sáu năm ở lại Sài Gòn, tôi chỉ nghĩ đến việc duy nhất là ra đi. Khi chiếc ghe nhỏ bị mắc cạn trong một con lạch ở Hải Sơn buổi sáng ngày 11 tháng 6 năm 1981, trời đã sáng, nhiều người, kể cả một trong hai người chủ ghe, cũng bỏ ra về, nhưng tôi thì không. Tôi phải đi dù đi giữa ban ngày. Tôi phải tìm cho được tự do dù phải bị bắt và ngay cả phải trả giá bằng cái chết. Tự do đầu tiên, biết đâu cũng sẽ là cuối cùng và vĩnh viễn. Nhưng hai ngày sau, khi đứng trên boong tàu Mỹ, tôi biết mình vừa mất một cái gì còn lớn hơn ngay cả mạng sống của mình. Đó là đất nước, quê hương, bè bạn, con đường, tà áo, cơn mưa chiều, cơn nắng sớm, và trên tất cả, hình ảnh mẹ. Không phải những người ra đi là những người quên đất nước hay người ở lại bám lấy quê hương mới chính là người yêu nước. Không. Càng đi xa, càng nhớ thương đất nước, càng thấm thía được ý nghĩa của hai chữ quê hương. Không ai hiểu được tâm trạng người ra đi nếu không chính mình là kẻ ra đi.

Nói như thế không có nghĩa là tôi hối hận cho việc ra đi. Không, tôi phải đi. Nhưng chọn lựa nào mà chẳng kèm theo những hy sinh đau đớn. Bài hát Sài Gòn Vĩnh Biệt, tôi thỉnh thoảng nghe trên đài VOA khi còn ở Việt Nam như những mũi kim đâm sâu vào tâm thức. Bao nhiêu điều hai ngày trước tôi không hề nghĩ đến đã bừng bừng sống dậy. Bao nhiêu kỷ niệm tưởng đã chìm sâu trong ký ức đã lần lượt trở về. Tự do, vâng, tôi cuối cùng đã tìm được tự do nhưng đó chỉ là tự do cho chính bản thân mình. Những gì tôi đánh mất còn lớn hơn thế nữa.

Nhớ lại đêm thứ hai trên biển, khi biết chiếc ghe chiều dài vỏn vẹn mười mét rưỡi nhưng chứa đến 82 người của chúng tôi vừa cặp vào thành tàu chiến của Mỹ thay vì Ba-Lan hay Liên-Xô như mọi người trên ghe lo sợ, ai cũng hân hoan mừng rỡ. Đám bạn tôi, có đứa thậm chí còn hô lớn “USA, USA” và ôm chầm lấy những người lính hải quân Mỹ đang dang tay đỡ từng người bước lên khỏi chiếc cầu dây đang đong đưa trên sóng. Tôi cũng vui mừng, biết ơn và cảm động nhưng không ôm chầm hay hô lớn. Lòng tôi, trái lại, chợt dâng lên niềm tủi thẹn của một người tỵ nạn. Chiếc cầu dây mong manh tôi bám để leo lên chiến hạm, trở thành chiếc cầu biên giới, không chỉ cách ngăn giữa độc tài và tự do, của quá khứ và tương lai, mà còn giữa có quê hương và thiếu quê hương. Tôi nghĩ thầm, cuối cùng, tôi cũng như nhiều người Việt Nam khác, lần lượt bỏ đất nước ra đi mà thôi. Dù biện minh bằng bất cứ lý do gì, tôi cũng là người có lỗi với quê hương.

Tôi nhớ đến mẹ, người mẹ Hòa Hưng vất vả nuôi nấng bảy đứa con, trong đó tôi là con lớn nhất, trong một hoàn cảnh hết sức khó khăn. Mẹ tôi bán bánh bèo ở đầu đường để nuôi chúng tôi ăn học. Mẹ tôi tình nguyện đi kinh tế mới ở Sông Bé để các em tôi còn được phép ở lại Sài Gòn học hết bậc phổ thông. Mẹ tôi đi mót lúa, mót khoai gởi về nuôi nấng chúng tôi trong những ngày đói khổ.

Trong tâm trí tôi, hình ảnh bà mẹ Hòa Hưng, đêm đầu tiên trong căn nhà không vách trên vùng Kinh Tế Mới, khoảng 20 cây số phía Nam thị trấn Đồng Xoài vào năm 1976. Cánh rừng vừa được khai hoang vội vã này không ai nghĩ một ngày sẽ được gọi bằng một cái tên rất đẹp, khu Kinh Tế Mới. Kinh Tế Mới là những căn nhà lá mỗi chiều chỉ hơn mười mét do những bàn tay học trò của thanh niên xung phong dựng lên, nối nhau chạy dọc theo cánh rừng hoang.

Tôi kính yêu me. Mẹ Hòa Hưng là người săn sóc tôi trong những tháng ngày khó khăn nhất của tôi và người đã thôi thúc tôi viết nên bài thơ Đổi Cả Thiên Thu Tiếng Mẹ Cười trong đêm mưa hơn mười năm trước. Tuy nhiên, mẹ của Đổi Cả Thiên Thu Tiếng Mẹ Cười không phải là người đã mang tôi vào cuộc đời này.

Người mẹ sinh ra tôi đã chết khi tôi còn rất nhỏ. Nhỏ đến nỗi tôi gần như không biết mặt mẹ mình. Trong tuần hoàn của vũ trụ, giọt nước còn biết mẹ mình là mây, chiếc lá còn biết mẹ mình là cây, còn tôi thì không. Tôi là đứa bé cô độc, một con người cô độc, không anh em, không chị em. Tôi lớn lên một mình với cha tôi trong cảnh gà trống nuôi con trong căn nhà tranh nhỏ ở làng Mã Châu, quận Duy Xuyên. Đêm đêm nằm nghe cha kể chuyện thời trai trẻ buồn nhiều hơn vui của đời ông. Những ngày tản cư lên vùng núi Quế Sơn. Những ngày sống trong túp lều tranh dưới hàng tre Nghi Hạ. Và dưới hàng tre Nghi Hạ nắng hanh vàng đó, cha mẹ tôi đã gặp nhau, đã chia nhau ly nước vối chua chua thay cho chén rượu tân hôn nồng thắm. Dù sao, bên khung cửi vải, bên lò ươm tơ, họ đã cùng nhau dệt một ngày mai đầy hy vọng. Mặt trời rồi sẽ mọc bên kia rặng tre già, mặt trăng rồi sẽ tròn bên kia giòng sông Thu, những ngày chiến tranh, tản cư cực khổ sẽ qua đi nhường bước cho hòa bình sẽ đến.

Nhưng rồi chiến tranh như một định nghiệp, đeo đuổi theo số phận của đất nước chúng ta, đeo đuổi theo số phận của đời tôi. Năm tôi 13 tuổi, chiến tranh đã cướp đi cha tôi, người thân yêu cuối cùng của tôi. Chiến tranh lan tràn đến làng Mã Châu, đẩy tôi ra khỏi xóm lụa vàng thân quen để làm người du mục trên quê hương đổ nát của mình. Từ đó tôi ra đi. Từ chặng đường đầu tiên trên căn gác hẹp trong con hẻm 220 Hùng Vương Đà Nẵng, đến chùa Viên Giác Hội An, xóm nghèo Hòa Hưng, trại tỵ nạn Palawan và hôm nay trên nước Mỹ, nơi cách chặng đầu tiên trong hành trình tỵ nạn của tôi hàng vạn dặm.

Hình ảnh duy nhất của tôi về mẹ là ngôi mộ đầy cỏ mọc dưới rặng tre già ở làng Mã Châu. Ngày tôi còn nhỏ, mỗi buổi chiều khi tan trường tiểu học, trên đường về tôi thường ghé thăm mộ mẹ. Nhổ những bụi cỏ hoang, trồng thêm những chùm hoa vạn thọ. Tôi ưu tư về cuộc đời và về thân phận của mình ngay từ thuở chỉ vừa năm, bảy tuổi. Tại sao tôi chỉ có một mình? Tại sao mọi người đều lần lượt bỏ tôi đi? Nếu mai mốt ba tôi cũng đi thì tôi sẽ sống với ai? Lớn lên tôi sẽ làm gì? Tại sao đất nước tôi lại có chiến tranh? Những người du kích bên kia sông là ai? Và ở đó những buổi chiều vàng, bên ngôi mộ nhỏ của mẹ, tôi để lòng tuôn chảy những suy tư, dằn vặt đang bắt đầu tích tụ. Từ khi năm bảy tuổi tôi đã linh cảm cuộc đời tôi sẽ là những ngày đầy biến cố. Tôi đã nghĩ đến chuyện một ngày nào đó tôi sẽ đi xa khỏi rặng tre già, khỏi ngôi làng tơ lụa Mã Châu dường như thôn làng nhỏ bé này sẽ không đủ lớn để chứa hết những buồn đau, u uất của tôi. Nếu tuổi thơ là tuổi hồn nhiên với những cánh diều bay, với những con bướm vàng thơ mộng thì tôi đã không có tuổi thơ. Tuổi thơ tôi là một chuổi ngày ưu tư và chờ đợi một điều gì sắp đến.

Mẹ tôi qua đời vì bịnh trong một xóm nhà quê nghèo khó nên không có ngay cả một tấm hình để lại cho tôi. Cha tôi thường bảo, tôi giống cha nhiều hơn giống mẹ. Tôi cũng chẳng có cậu hay dì nên tôi lại càng không thể tìm đâu ra được một nét nào của mẹ trong những người thân còn sống. Vì không biết mẹ, nên mẹ trở thành tuyệt đối. Khi nhìn ánh trăng tròn trong ngày rằm tháng Bảy, tôi nghĩ đó là khuôn mặt dịu dàng của mẹ, nhìn nước chảy ra từ dòng suối mát tôi nghĩ đến dòng sữa mẹ, nhìn áng mây trắng bay trên nền trời tôi nghĩ đến bàn tay mẹ, nhìn những vì sao trên dải thiên hà tôi nghĩ đến đôi mắt mẹ. Nói chung, hình ảnh nào đẹp nhất, tinh khiết nhất, thiêng liêng nhất, đều được tôi nhân cách hóa nên hình ảnh mẹ. Vẻ đẹp của mẹ tôi là vẻ đẹp không những tuyệt vời mà còn tuyệt đối.

Tôi về thăm mộ mẹ lần cuối vào năm 1980 trước ngày vượt biển. Ngôi mộ đầy cỏ mọc hoang vu. Sau 1975, ngay cả người sống cũng không ai chăm nom đừng nói gì chuyện chăm nom cho người đã chết. Hôm đó, tôi ngồi nơi tôi đã từng ngồi trong thời thơ ấu và kể cho mẹ nghe đoạn đời chìm nổi của mình. Tôi nói với mẹ rằng tôi sẽ ra đi khỏi nước và hứa sẽ về dù biết nói như thế chỉ để an ủi hương hồn mẹ mà thôi. Tôi cầu mong mẹ phò hộ cho đứa con duy nhất của mẹ được bình an trong những ngày sóng gió sắp xảy ra.

Ôi đời mẹ như một vầng trăng khuyết
Vẫn nghìn năm le lói ở đầu sông.

Vâng, vầng trăng bên dòng sông Thu Bồn từ đó không còn tròn như trước nữa.

Ai cũng có một cuộc đời để sống. Nỗi bất hạnh nào rồi cũng nguôi ngoai. Vết thương nào cũng lành đi với thời gian. Tuy nhiên có một nỗi bất hạnh sau bao nhiêu năm dài vẫn còn, đó là bất hạnh của dân tộc Việt Nam. Điều làm tôi đau xót nhiều hơn cả, không phải vì tôi mất mẹ, không phải vì tôi xa mẹ nhưng chính là sự chịu đựng của hàng triệu bà mẹ Việt Nam triền miên suốt mấy chục năm qua, từ chiến tranh sang đến cả hòa bình.

Trên thế giới này, bà mẹ Nga, mẹ Ý cũng thương con như một bà mẹ Việt Nam. Trong lúc tình yêu của một bà mẹ ở quốc gia nào cũng bao la, cũng rộng lượng, cũng vô bờ bến, tôi vẫn tin một bà mẹ Việt Nam thì khác hơn nhiều. Bà mẹ Việt Nam, ngoài là biểu tượng cho tất cả những nét đẹp của quê hương, đất nước, tình thương, còn là những hình ảnh đầy thương tích, tủi buồn nói lên sự chịu đựng, gian nan, khổ cực không thể nào đo lường hết được. Hình ảnh bà mẹ giăng tấm vải dầu trên một góc đường Trần Hưng Đạo để che nắng che mưa cho bầy con thơ dại đang đói khát. Hình ảnh bà mẹ chết đói sau khi ghe của mẹ đi lạc nhiều tuần trên biển. Hình ảnh bà mẹ chết trong mỏi mòn tuyệt vọng dưới gốc me già trên góc phố Sài Gòn vào một ngày mưa bão. Hình ảnh bà mẹ chết cô đơn trong chiếc thuyền chài nghèo nàn. Tất cả hình ảnh đau thương đó đã trở thành mối ám ảnh thường xuyên trong tâm trí tôi. Ám ảnh nhiều đến nổi, dù viết về bất cứ chủ đề gì, thể loại gì, văn hay thơ, cuối cùng tôi cũng trở về với hình ảnh mẹ. Mỗi bước chân tôi đi trên đường đời mấy chục năm qua vẫn còn nghe vọng lại tiếng khóc của những người phụ nữ Việt Nam bất hạnh, đã khóc trong chiến tranh, khóc trong hòa bình, khóc trong bàn tay hải tặc giữa biển Đông và khóc trên xứ người hiu quạnh.

Mơ ước lớn nhất của tôi, vì thế, không phải cho tôi mà cho những người mẹ đang chịu đựng, để các mẹ có cơ hội được sống trong một đất nước không còn hận thù, rẻ chia, ganh ghét, một đất nước chan chứa tình đồng bào, một đất nước thật sự tự do, ấm no, hạnh phúc. “Đổi cả thiên thu tiếng mẹ cười” trong một ý nghĩa rộng hơn là ước mơ của tôi, của anh chị, của cô chú và của tất cả những ai còn nghĩ đến sinh mệnh của dân tộc, về một ngày đẹp trời cho đất nước mình. Quá nhiều máu và nước mắt đã đổ trên mảnh đất linh thiêng và thống khổ Việt Nam. Mỗi người Việt Nam, hơn bao giờ hết hãy trở về với mẹ như trở về với chính cội nguồn uyên nguyên của dân tộc mình. Trong đêm rằm tháng Bảy này, xin hãy cùng nhau thắp lên những ngọn nến, dù nhỏ, dù đơn sơ nhưng được làm bằng chất liệu dân tộc, nhân bản và khai phóng đã được tổ tiên chúng ta hun đúc sau hơn bốn ngàn năm lịch sử.

Đời tôi là những cơn mưa dài. Mưa khi tôi rời làng Mã Châu, mưa trong đêm đầu tiên trong căn gác trên đường Hùng Vương Đà Nẵng, mưa dưới gốc đa già ở Chùa Viên Giác, mưa khi tôi vừa đặt chân đến Sài Gòn lần đầu tiên và mưa lớn trong đêm tôi rời đất nước ra đi. Nhưng tôi chưa bao giờ tuyệt vọng, chưa bao giờ cảm thấy cuộc đời là hố thẳm. Tôi không sống trong hôm qua, trái lại mỗi ngày là một chặng đường mới của đời mình. Tôi bình tĩnh đến độ hồn nhiên khi đón nhận những khắc nghiệt đến với đời tôi và tôi rất lạc quan trong khả năng chuyển hóa hoàn cảnh của chính mình.

Trong cuộc đời này, tôi đã nhiều lần vấp ngã nhưng nhiều người cũng đã giúp vực tôi dậy, lau khô những vết thương trên thân thể và trong cả tâm hồn. Tôi mang ơn xã hội nhiều đến nỗi biết mình sẽ không bao giờ trả hết. Tôi biết ơn những người đã che chở cho tôi và cũng cám ơn cả những người đã dạy tôi hiểu giá trị của gian lao, thử thách. Cám ơn đất nước đã cho tôi được làm người Việt Nam, cám ơn mẹ Duy Xuyên mang tôi đến thế gian nầy, cám ơn mẹ Hòa Hưng nuôi nấng tôi trong những ngày bà con thân thuộc đã ruồng bỏ tôi, cám ơn cây đa già chùa Viên Giác che mát cho tôi suốt năm năm dài mưa nắng. Nếu một mai tôi ra đi không kịp viết điều gì, thì đây, những kỷ niệm của một lần ghé lại.

Trần Trung Đạo
by LTSA

Các kỹ sư Nhật Bản vừa trình làng kiểu xe lửa cao tốc, và sẽ bay chứ không phải chạy, nhưng không dùng kỹ thuật đêm hơi điện từ như kỹ thuật cũ của maglev. Xe lửa sẽ có tên là Aero Train sử dụng các cánh để bay là là trên mặt đất, hoàn toàn chạy bằng năng lượng gió và mặt trời. Buổi giới thiệu kỹ thuật này đã thực hiện trong hội chợ IEEE International Conference on Robotics tại Thượng Hải, Trung Quốc. Tốc độ cao nhất sẽ là 200 kilômét/giờ, chậm hơn các loại cao tốc khác, nhưng sẽ cứu được môi sinh địa cầu.(Photo Aero Train)
Thứ Năm, 12 tháng 5, 2011 by LTSA

Trọng Nghĩa - Theo hãng tin Mỹ Bloomberg vào hôm nay 11/05/2011, ConocoPhillips, tập đoàn dầu khí lớn thứ ba tại Mỹ vừa xác nhận kế hoạch bán cổ phần của họ trong ba công trình khai thác dầu hỏa và khí đốt tự nhiên ngoài khơi bờ biển Việt Nam. Theo ông John McLemore, một phát ngôn viên của Conoco, đó là các đề án nằm trong vùng biển Đông.

Theo cứ liệu công bố trên trang web của ConocoPhillips, tập đoàn có trụ sở tại Houston (Texas) này hiện nắm giữ 23,3% cổ phần trong một cụm gồm 5 mỏ dầu thuộc lô 15-1, cũng như 36% cổ phần của mỏ Rạng Đông trong lô 15-2 tại khu vực bể Cửu Long. Trong năm 2009, sản lượng các mỏ dầu này đạt mức tương đương 32.000 thùng mỗi ngày. Ngoài ra, Conoco cũng chào bán 16.3% cổ phần của họ trong đường ống dẫn khí Nam Côn Sơn, công suất 700m3/ngày, nối liền bể Nam Côn Sơn với miền Nam Việt Nam.

Kế hoạch rút khỏi các công trình khai thác dầu khí tại Việt Nam của Conoco nằm trong khuôn khổ chương trình bán bớt tài sản của tập đoàn này để có thanh khoản mua lại mua lại cổ phiếu và đẩy mạnh tăng trưởng. Vào năm ngoái, thông qua một chương trình công bố một năm trước đó, ConocoPhillips đã bán được khoảng 7 tỷ đô la tài sản mà một phần định dùng cho việc giảm nợ.

Trả lời hãng Bloomberg bằng thư điện tử, ông McLemore xác định là kế hoạch bán cổ phần của họ trong các đề án tại Việt Nam nằm trong khuôn khổ chương trình giảm trừ đầu tư kể trên. Paul Sankey, một chuyên gia phân tích thuộc ngân hàng Đức Deutsche Bank, vào cuối tháng tư vừa qua, đã ước lượng rằng trị giá tài sản của Conoco tại Việt Nam lên đến khoảng 1,5 tỷ đô la.

Theo ông Jason Gammel, một nhà phân tích tại công ty Macquarie Capital Châu Âu tại Luân Đôn, việc bán cổ phần tại Việt Nam sẽ cho phép ConocoPhillips giảm bớt sự hiện diện tại một khu vực không đáng kể trong hoạt động kinh doanh của họ.

Theo chuyên gia này, đó chỉ là một phần rất nhỏ trong hoạt động tổng thể của tập đoàn Mỹ, nhưng lại có khả năng hấp dẫn được các bên khác. Quan tâm đến các cổ phần của Conoco có thể là các tập đoàn Trung Quốc hay Ấn Độ, nhưng câu hỏi đặt ra là liệu chính phủ Việt Nam có đồng ý phê duyệt việc bán cho các công ty đó hay không.

Theo hai quan chức cấp cao của ConocoPhillips xin ẩn danh, thì họ đã thảo luận với tập đoàn dầu khi nhà nước Việt Nam (PetroVietnam) về kế hoạch bán phần hùn nói trên. Lý do là vì PetroVietnam nắm giữ 50% cổ phần trong lô 15-1, trong lúc ConocoPhillips, hai tập đoàn Hàn Quốc Korea National Oil Corp và SK Corp, tập đoàn Geopetrol nắm giữ 50% cổ phần còn lại.

PetroVietnam cũng giữ 51% trong dự án đường ống dẫn khí Nam Côn Sơn, phần còn lại, gồm 32.7% đã được Tập đoàn Anh BP đã đồng ý bán cho Công ty Dầu khí TNK-BP của Nga vào tháng 10 năm ngoái, và ConocoPhillips nắm giữ 16,3% còn lại.

Riêng về mỏ Rạng Đông, Công ty Dầu khí Việt - Nhật (JVPC) nắm giữ 46.5% cổ phần, trong khi PetroVietnam nắm giữ 17.5% và ConocoPhillips sở hữu phần còn lại.

Theo một quan chức Việt Nam, việc Conoco bán phần hùn vốn của mình trong ba công trình kể trên cần có sự phê chuẩn từ Ban giám đốc của PetroVietnam và của Bộ Công thương. Theo Bloomberg, Thứ trưởng bộ Công thương Việt Nam, ông Lê Dương Quang đã từ chối bình luận kế hoạch trên.
by LTSA

QUẢNG NGÃI (SGTT).- Chỉ nội một đêm trong tuần qua, 5 chú chó cưng của cư dân làng biển Sơn Trà, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi bị thú dữ tấn công.

Dân chúng làng biển xôn xao đồn ầm về con thú dữ xuất hiện ban đêm, xé xác, moi ruột chó ăn thịt.

Báo Sài Gòn Tiếp Thị ngày 10 tháng 5 trích lời của cựu cán bộ hội Liên Hiệp phụ nữ xã Bình Đông – Phan Thị Bích Ngọc cho biết đã mục kích sự việc kỳ lạ xảy ra khoảng 10 giờ đêm 6 tháng 5. Đêm đó, nhà bà có hai con chó: một con đột nhiên phóng lên bàn thờ nằm im thin thít; một con bị cắn đứt đầu, xé xác làm đôi nằm giữa sân, bị móc mất ruột gan phèo phổi…

Cũng vào đêm nói trên, 4 con chó nhỏ nhà ông Nguyễn Dảnh ở lân cận cũng bị moi ruột chết tương tự. Liên tiếp những đêm sau, cảnh tượng đáng sợ nói trên tái diễn tại một số nhà khác trong vùng.


Nhóm công an xã tuần tiễu cho biết phát giác dấu chân lạ trên bãi biển, nghi của một loài thú dữ xuất hiện vào ban đêm.


Một em nhỏ học lớp 7 ở xã Bình Sơn cũng tiết lộ đã nhìn thấy một con vật 4 chân, lông đen, lớn gấp 4 lần một con chó berger ở thôn nhà. Nhiều cư dân khác thì nghe được tiếng gầm gừ của một loài thú dữ ở vùng biển, kéo dài khoảng 15 phút trong đêm.

Hiện nay, sợ thú dữ ăn thịt, hầu hết cư dân trong vùng đều không dám rời khỏi nhà vào ban đêm. Một vài gia đình đã di tản sang huyện khác để trú ngụ, tránh tai họa bất ngờ. (PL)
Thứ Tư, 11 tháng 5, 2011 by LTSA

Ông Boris Eltsine, Cựu Tông thống Nga, cựu Ủy Viên Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Liên Sô, đã từng tuyên bố :

« Chế độ cộng sản chỉ có thể bị thay thế, chứ không thể cải tổ.

Tại sao ?

Thay thế có nghĩa là phải làm cách mạng để thay thế hoàn toàn chế độ, từ ý thức hệ, thể chế chính trị, bắt đầu bằng hiến pháp, tới giai tầng lãnh đạo, và trật tự xã hội. Khác với cải tổ là vẫn giữ chế độ, vẫn giữ giai tầng lãnh đạo và trật tự xã hội cũ; nhưng chỉ thay đổi một vài sự kiện nhỏ, như tu chính hiến pháp, thay một vài người lãnh đạo, và làm xoa dịu một vài bất công quá lộ liễu, trong khi đó thì đại đa số dân vẫn sống trong bất công.

Một trong những nguyên do chính của sự việc chế độ cộng sản chỉ có thể thay thế chứ không có thể cải cách là vì đó là một chế độ độc tài toàn diện, đi từ A tới Z.

Nếu nhìn trong lịch sử nhân loại cận đại, thì chỉ có 2 chế độ độc tài mà ngày hôm nay người ta gọi là độc tài toàn diện, toàn trị, có nghĩa là cai trị trên mọi lãnh vực của đời sống con người, đó là chế độ toàn trị phát xít Hitler và chế độ toàn trị cộng sản. Hai chế độ này, mặc dầu bề ngoài chống nhau, nhưng bản chất của nó giống nhau, chỉ là mặt trái, mặt phải của một đồng tiền. Cả hai đều là tàn dư của chế độ quân chủ phong kiến, cả 2 chỉ là đống tro tàn của chế độ quân chủ phong kiến, nhưng trước khi tàn, nó bùng lên ở bên phải, đó là chế độ phát xít, bùng lên ở bên trái, đó là chế độ cộng sản ; nhưng cả hai đều biết dùng những phương tiện khoa học hiện đại để tăng cường cho độc tài của mình. Đó cũng là ý kiến của nhà văn hào nổi tiếng Georges Orwells, tác giả quyển Trại xúc vật ( Animal Farm), xuất bản năm 1945, ví cộng sản như loài xúc vật, rồi quyển « 1984 », xuất bản năm 1949, nói đến độc tài cộng sản là một độc tài cực quyền và đã biết lợi dụng kỹ thuật của khoa học để tăng cường cho những hành động độc tài, như hành động dùng máy bay trực thăng nhòm vào cửa sổ người dân, để theo dõi đời sống tư nhân của họ. G. Orwells tiên đoán cộng sản sẽ sụp đổ năm 1984, vì vậy quyển truyện mang tên 1984. Chế độ phát xít Hitler cũng vậy, muốn kiểm soát con người từ cách suy nghĩ cho tới hành động ngoài đời, chi phối đời sống xã hội trên mọi lãnh vực, từ tư tưởng, kinh tế, chính trị, quân sự, công an, tuyên truyền. Cả hai chế độ đều cai trị dân bằng cái loa, cái còng và cái súng. Cái loa chính là bộ máy tuyên truyền xảo trá, bôi bác sự thật và cho dân ăn bánh vẽ. Chính Goebel, Bộ trưởng Thông tin tuyên truyền phát xít, có nói : « Dù một sự việc không phải là sự thật ; nhưng chúng ta cứ nhắc đi, nhắc lại nhiều lần, lúc đầu dân không tin, sau trở nên bán tín, bán nghi, cuối cùng tin đó là sự thật. » Chúng ta chỉ lấy một sự kiện nhỏ là cả 2 chế độ, đều bắc loa ở mọi đầu phố, ra rả tuyên truyền, bắt dân phải nghe từ ngày này qua ngày khác, không muốn cũng phải nghe.

Về lãnh vực tuyên truyền, thì cộng sản học phát xít. Theo những sử gia, thì khi tiến vào Bá Linh năm 1945, việc đầu tiên Hồng quân Liên sô tìm kiếm, ngoài những nhà bác học Đức, còn có nhật ký của Goebel, với mục đích để học hỏi cách tuyên truyền của ông.

Chính vì chế độ cộng sản cũng như chế độ độc tài phát xít là toàn diện, được ví như một tảng đá, người ta không thể tách nó ra để sửa chữa, cải tổ từng mảnh, từng phần, vì nếu tách ra, thì nó sẽ bể tan. Chỉ có cách là dùng nó, hay vất nó đi, dùng tảng đá khác.

Một nguyên nhân khác, đó là là chế độ được dựng trên sự không tưởng của lý thuyết Mác, lâm vào cảnh đẽo chân để đi vừa giày, từ đó kéo theo sự dối trá để lừa bịp, và dùng cái súng và cái còng để đàn áp, tạo nên một giai tầng lãnh đạo vừa gian manh, dối trá, vừa ác ôn, côn đồ, một bọn ăn cướp, giết người công khai, vì chúng mang danh chủ nghĩa và có quyền.

Ở đây, tôi không thể phê bình chi tiết lý thuyết của Marx, xin quí vị xem những bài trước của tôi (1), tôi chỉ xin nêu ra một vài điều không tưởng và sai lầm. Chẳng hạn Marx chủ trương bãi bỏ quyền tư hữu. Đây là điều sai lầm và không tưởng : Sai lầm ở chỗ là quyền tư hữu không thể bãi bỏ mà chỉ có thể chuyển nhượng. Chính vì vậy, mà khi đảng cộng sản cướp được chính quyền, nói rằng bãi bỏ quyền tư hữu, đánh tư bản mại sản ; nhưng thực tế là tước đoạt quyền tư hữu của toàn dân, để trao vào tay một thiểu số cán bộ đảng đoàn, xã hội trở nên vô cùng bất công, trái hẳn với điều Marx mơ ước rằng xã hội cộng sản là một xã hội công bằng, cũng như trái hẳn với điều Marx nghĩ là quyền kinh tế quyết định ; nhưng trong xã hội cộng sản, quyền chính trị quyết định. Không tưởng ở chỗ là bãi bỏ quyền tư hữu chính là bãi bỏ một động lực giúp con người làm việc, nên xã hội cộng sản bị lâm vào cảnh cha chung không ai khóc, ruộng chung không ai cày, nhà chung không người chăm xóc.

Những người cộng sản, bắt đầu từ Lénine, nhờ một đảng, dùng bạo lực cướp được chính quyền, áp dụng lý thuyết sai lầm và không tưởng của Marx, bị lâm vào hoàn cảnh « Đẽo chân để đi vừa giày« , dùng bạo lực để đàn áp, giết chóc những ai không nghe theo, đồng thời dùng bộ máy thông tin, tuyên truyền để nói dối người khác và lừa bịp dân.

Không phải là một sự tình cờ khi ông Gorbatchev, đã từng là Tổng Bí Thư Đảng Cộng sản Liên sô tuyên bố :

« Tôi đã bỏ hơn cả nửa đời người đấu tranh cho lý tưởng cộng sản ; nhưng nay tôi phải đau buồn mà nói rằng : Cộng sản chỉ biết tuyên truyền và nói láo. »

Ngày hôm nay, không những sự kiện tuyên truyền và nói láo, mà cả những việc giết người, không chỉ giết dân Nga, mà cả những dân tộc khác, như vụ giết hơn 20 000 sĩ quan quân đội Ba Lan trong thời kỳ Đệ Nhị Thế Chiến. Chính đương kim Tổng Thống Nga, Medvedev, trong dịp Kỷ Niệm 50 Chiến thắng Đệ Nhị Thế Chiến, đã tuyên bố :

« Chế độ cộng sản là một guồng máy sản xuất sự dối trá và giết người, không những giết chính dân mình, mà cả dân tộc khác. »

Nhà kinh tế học Nga, ông Girsh Itsykhovic Khanin, làm cho người ta ngạc nhiên về công trình nghiên cứu của ông về kinh tế Liên Sô suốt thời gian cộng sản nắm quyền. Theo ông, từ năm 1928 tới năm 1985, Tổng sản lượng quốc gia Liên sô không phải tăng trưởng gấp 84 lần, như giới lãnh đạo thường rêu rao, mà chỉ được nhân lên gấp 6,6 lần. Chẳng hạn từ năm 1928 tới năm 1940, Tổng sản lương chỉ tăng trưởng là 3,2%, trong khi đó chính quyền rêu rao là 13,9% ; từ năm 1980 tới năm 1985, tăng trưởng chỉ là 0,6%, trong khi chính quyền nói là 3,5% ( Theo Capital – Histoire – Les grandes Empires économiques – Hors série Mai-Juin 2011- Paris).

Một chế độ mà dựa trên một lý thuyết vừa sai lầm và vừa không tưởng, lại được áp dụng bởi một nhà nước độc tài, dựa trên độc đảng, chỉ dùng cái loa để tuyên truyền, bôi bác sự thật, cho dân ăn bánh vẽ, dựa trên cái súng và cái còng để dọa nạt, bỏ tù, giết những ai không nghe lời, thì chế độ này chỉ có thể bị thay thế, chứ không thể cải tổ, như chính lời một cán bộ cao cấp Đảng Cộng sản và đồng thời sau này là Tổng thống xứ Nga, ông Boris Eltsine, đã nói.

Paris ngày 09/05/2011

Chu chi Nam

(1) Xin xem thêm những bài về cộng sản, trên http://perso.orange.fr/chuchinam/
Thứ Ba, 10 tháng 5, 2011 by LTSA

Những ngày này Hàn Quốc đang ‘tạm giữ’ tàu Hoa sen VN để xiết nợ , trước đó thì tàu Global bị Trung cộng bắt giữ , Vinalines phải trả 800.000 Dollars để chuộc về , đó chỉ là mảnh vỡ nhỏ trôi nổi khi tập đoàn Vinashin mắc cạn trong hồ cá của Thủ tướng . chuyện làm kinh tế thất bại thì bị xiết nợ là chuyện bình thường bởi thương trường là chiến trường dứt khoát phải có kẻ thắng người thua , phải giành chiến thắng bằng mọi giá , không có chuyện thương xót hay nhân đạo. các doanh nghiệp trong và ngoài quốc doanh đều phải nợ , đời sống cộng đồng ai cũng phải có cái gì đó để mà gọi là…nợ . Nói chung là nợ đời , nhưng một Quốc gia này bị Quốc gia khác xiết nợ dưới hình thức nào thì điều này hoàn toàn khác . Trước tiên đảng CSVN phải chịu trách nhiệm về nỗi nhục này và ‘lãnh tụ Vinashin’ còn ai ngoài Thủ tướng NTD . Nhắc đến Vinashin là nhắc đến món nợ 4,4 Tỷ Dollars do những ‘thiên tài’ của đảng gây ra , là nhắc đến những kẻ dám làm không dám chịu nhận trách nhiệm và đổ hết vào bồn cầu chính trị của đảng xem như xong . Không ai bị kỷ luật kể từ khi Nguyễn tấn Dũng làm Thủ tướng . Vậy thì với đảng Thủ tướng đúng là người ‘đức độ’ tấm gương của ‘vị cha trẻ dân tộc-Vinashin’ cần phải được ban tuyên giáo cộng sản nhân rộng cho toàn dân học tập tấm lòng bao dung hiếm thấy của ông Thủ tướng tham nhũng nhất Châu Á .

Người dân chưa quên lời hứa của Thủ tướng NTD ở nhiệm kỳ một là chống tham nhũng bất kể cấp nào – yêu sự thật ghét giả dối v.v và v.v…Thiên hạ ai cũng hy vọng những tưởng từ ấy ‘mặt trời chân lý chiếu qua tim’ hồ hỡi phấn khởi theo TT dong buồm ra biển lớn…đến khi giật mình nhìn lại mới thấy thuyền của TT là thuyền thúng thì thôi rồi…Còn chi đâu dân ơi , có còn lại chăng Vinashin thôi . Giờ thì Vinashin cũng thành truyện hai vạn dặm dưới đáy…bồn cầu ba đình , chỉ có hơn 80 triệu dân là phải há mồm cho TT & đảng cộng sản đổ món nợ Vinashin vì cái tội ngu dốt ngồi thuyền thúng cứ đòi ra biển lớn của đảng .

Đâu phải chờ TT thú nhận Thế giới mới biết VN nghèo , đâu cần lỗ phun chữ của đảng đưa tin thiện hạ mới biết ai là kẻ cướp kẻ cắp , tin tức của trên dưới 700 tờ ‘đặc sản’ của đảng giống như gạo làm bằng cao su Polymer có xuất xứ từ bên Tàu dân ‘nhai’ không nổi nuốt không vô . Đó là cái giá phải trả cho một chế độ xem thường trí thức , đó là hậu quả của việc bỏ tù trí thức yêu nước chứ không yêu đảng , đó là cái giá khi buộc Viện khoa học IDS phải đóng cửa để thuyền thúng của TT dong buồm ra biển lớn , và bao giờ thì TT cùng các cụ ‘mở mắt’ để giữ nhà VN cho dân , để làm đầy tớ theo đúng nghĩa đen của từ này mà ‘bác&đảng’ rêu rao hơn nửa thế kỷ trước. Câu trả lời là không bao giờ lãnh đạo CSVN chịu ‘mở mắt’ khi chưa được phép của đám con cháu Tần thuỷ Hoàng , Kẻ thù truyền kiếp của người VN ở phương bắc , chúng chỉ cần những con chó hung dữ đui mù biết cắn xé là đủ , khốn thay loài khuyển tặc này lại có xuất xứ từ VN . Chẳng ai ăn ở không để đánh phá ác liệt như ông Trương tấn Sang phát biểu trong cuộc họp báo vừa rồi . Vậy có khi nào đảng tự hỏi vì sao nhắc đến đảng cộng sản người dân luôn nguyền rủa từ đời Hồ chí Minh đến Nông đức Mạnh và sắp tới là Nông quốc Tuấn cháu nội của ‘Tiên sinh’ Hồ chí Minh ?

Huế – Saigon – Hà nội đều có từ vài ngàn đến vài chục ngàn người dân cần cứu trợ gạo khẩn cấp , các cụ có xót xa khi bên mâm cao cổ đầy , tiện nghi sang trọng khi người dân nghèo chỉ mong được ăn no chứ chưa dám nghĩ được ăn ngon ? Các cụ dạy gì , nói gì về lòng nhân đạo với con cháu các cụ ? Các cụ hãy soi gương và nhìn thật kỷ gương mặt bản thân rồi soi lòng xem có xứng đáng để được gọi là lãnh tụ hay lãnh đạo ?

Hãy trả tự do ngay tức khắc cho tất cả những người tù lương tâm , tù chính trị bởi những ai dám chống đảng đa số đều thuộc thành phần trí thức Luật sư – Bác sĩ và các nhà khoa học không có ai là vô học hành nghề thiến lợn hay học luật trong rừng như ngài cựu ý tá TT . Phải giải thể đảng cộng sản để tầng lớp trí thức yêu nước thương dân cống hiến cho Tổ Quốc . Phải xin lỗi họ về những hành động phi nhân như đảng cộng sản đã từng làm trong Cải cách ruộng đất hay Nhân văn giai phẩm . Phải xin lỗi toàn dân về công hàm bán nước của tên phản quốc Phạm văn Đồng củng Hồ chí minh – Trường Chinh – Lê Duẫn – Lê đức Thọ…đã gây bao tang tóc cho đồng bào miền bắc và miền nam từ 30.04.1975 .

Hãy ngừng ngay lập tức việc quân đội cộng sản đàn áp truy sát người Dân tộc thiểu số Hmong tại Điện biên , đã có 49 người chết trong đó có cả phụ nữ và trẻ em , tội ác trời không dung đất không tha cho những tên đồ tể cộng sản . Xứ sở đất nước VN không còn – không phải của riêng đảng cộng sản . Người Việt Nam bất tìn nhiệm đảng cộng sản đó là sự thật . Ngày tàn đảng cộng sản không còn xa và chắc chắn nó sẽ đến vì Ý Dân là Ý Trời các cụ ạh .

Kẻ nào gieo gió sẽ gặt bão , dùng bạo lực sẽ chết vì bạo lực . Ai ăn nho xanh sẽ bị ghê răng , chơi dao có ngày đứt tay . Bài học này đến đứa con nít cũng biết chẳng lẽ các cụ cả lại không ? Đã đến lúc các cụ nên chuẩn bị đọc kinh cầu siêu cho nhau .

nguoithathoc1959
Thứ Hai, 9 tháng 5, 2011 by LTSA

NGHỆ AN (Bee.Net) - Chỉ vì can gián hai nhóm hỗn chiến, một người đàn ông lãnh gần 100 viên đạn hoa cải khắp vùng lưng.

Ông Hạnh với gần 100 vết đạn khắp lưng. (Hình: Bee.Net)


Nạn nhân, ông Trần Hữu Hạnh 50 tuổi, ngụ tại thành phố Vinh, Nghệ An đã được đưa vào bệnh viện cứu sống kịp thời.

Theo Bee.Net, đêm 6 tháng 5, ông Hạnh tham dự buổi tiệc cưới của người nhà ở phường Cửa Nam, thành phố Vinh. “Rượu vào lời ra” sinh ra cự cãi giữa hai nhóm người dẫn đến xô xát. Ông Hạnh đứng giữa ngăn cản không cho hai bên xáp lá cà.

Một người trong nhóm đánh nhau nổi giận móc súng bắn bằng đạn hoa cải gần 100 phát nhắm vào ông Hạnh khiến ông này quỵ xuống tại chỗ.

Ông Hạnh được đưa vào bệnh viện cứu cấp, có lẽ nhờ vậy mà cuộc xung đột chấm dứt nơi đó.
by LTSA

Mưa Đêm Và Một dấu Hỏi

Thơ:
Ý Nga
Nhạc & trình bày:
Nhóm DÂN CHỦ CA

MƯA ĐÊM Và MỘT DẤU HỎI



LỜI NHẠC của DanChuCa.org
1.
Mưa đêm! Mưa đêm buồn quá!
Mưa đêm! Mưa đêm buồn quá!
Kìa cơn gió lộng! Kìa cơn gió lộng, càng thêm nhớ Nhà

Mưa đêm! Mưa đêm buồn quá!
Mưa đêm! Mưa đêm buồn quá!
Ba mươi năm đã trôi qua! Ba mươi năm đã trôi qua
Mưa đêm! Mưa đêm ai khóc
Mưa đêm ai khóc san hà bất an?
Đ K:
Chọn con đường gió ngược
Vắng vẻ, lạnh tứ bề
Dốc cao, ôi dốc cao vất vả ghê!
Bao giờ, ôi bao giờ?
Bao giờ về đến đích?
Dốc cao, ôi dốc cao.
Bao giờ ơi bao giờ?

2.
Mưa đêm! Mưa đêm buồn quá!
Mưa đêm! Mưa đêm buồn quá!
Cuối bài thơ em chấm
Một dấu hỏi thật đau
Bây giờ và mai sau
Ai trả lời em được?
Ai trả lời em được?

Thơ Ý Nga

MƯA ĐÊM

Mưa đêm buồn quá! Mưa đêm!
Kìa cơn gió lộng càng thêm nhớ Nhà
Ba mươi năm đã trôi qua
Mưa đêm ai khóc san hà bất an?

MỘT DẤU HỎI
Cuối bài thơ em chấm
Một dấu hỏi thật đau
Bây giờ và mai sau
Ai trả lời em được?

Chọn con đường gió ngược
Vắng vẻ, lạnh tứ bề
Dốc cao. Vất vả ghê!
Bao giờ về đến đích?
Ý Nga -Canada
by LTSA

SAIGON (VB) -- Cả tháng nay, Sài Gòn tuy đã lai rai mưa nhưng ban ngày rất nóng bức nên nhiều người tìm đến những gánh, xe bán rong sương sâm, sương sáu… để giải khát và ăn cho hạ nhiệt.
Nguyên liệu rất dân dã để làm món sương sâm (còn gọi là sâm sâm) chỉ là loại dây leo ra lá xanh thẫm hình trái tim mà ở thôn quê, người mình có thể hái ngoài vườn, rửa sạch rồi cho vào cối giã cho thật nhuyễn.

Sài Gòn nóng kinh khủng: sương sâm, sương sáu bán mùa nóng, giúp hạ nhiệt.(Photo VB)



Cần vừa giã vừa đổ thêm nước vào cối hoặc vắt sâm sâm ra thau để hòa lấy chất nhựa rồi dùng một mảnh vải vắt lấy nước màu xanh.
Chất nhựa màu xanh thẫm nhớt nhớt ban đầu ấy sau một hai tiếng đồng hồ thì đông lại.
Kế đó thắng nước đường bỏ vào là hoàn tất cái món ăn mát tuyệt vời này, thậm chí không hay ướp lạnh hay thêm nước đá vẫn mát lạnh và có cái mùi hương thanh thanh đồng nội.
Về món sương sáo thì lá sương sáo chỉ chế biến được sau khi phơi khô, nấu với nước cho rục nát, lọc lược bỏ xác, chứa vào tô, thau sẽ kết đông thành khối có màu đen tuyền, mùi hăng hắc đặc trưng…
Ở những gánh, xe bán hai loại “nhựa lá cây” kia thường có bán thêm món mủ cây trôm (màu trắng) hay mủ cây gòn (màu nâu), ăn cũng rất mát và lạ miệng nhưng mắc tiền hơn nhiều.
by LTSA

SAIGON (VB) -- Nhiều người trồng rau tại nhà vì sợ rau chợ ô nhiễm, vừa tiết kiệm, vừa vệ sinh.
Do giá cả liên tục leo thang cùng những tin tức về thực phẩm nhiễm bẩn, nhiều gia đình ở Sài Gòn đã tìm cách tự “canh tác” ngay tại mảnh vườn, ban-công hay sân thượng nhà mình.

Trồng rau tại nhà vì sợ rau chợ ô nhiễm, vừa tiết kiệm, vừa vệ sinh.(Photo VB)


Dù diện tích những chỗ này thường rất hẹp nhưng một khi biết tận dụng và khéo xoay sở, các chủ nhà vẫn có thể gầy nên một mảnh vườn rau tại gia vừa sạch vừa tốn rất ít chi phí.
Trước hết là tận dụng tối đa những chậu kiểng, khay nhựa, rổ rá, thùng các loại … có sẳn trong nhà, nếu thiếu thì mua thêm loại thùng xốp từ hàng trái cây ngoài chợ.
Chủ nhà thường bắt đầu bằng những loại rau, cây dễ trồng và thu hoạch được dài kỳ, như: rau má, rau muống, mồng tơi, rau lang, các loại rau thơm.v.v…
Tất cả đều được trồng từ thân, rể của rau mua ngoài chợ, tức không tốn khoản tiền mua hạt giống.
Phân bón hữu cơ cũng được tự tạo từ các loại rau, lá cây, vỏ củ quả… lặt bỏ khi làm bếp. Đã có “tay nghề” làm vườn kha khá thì chủ nhà có thể mua hạt giống về trống trong các thùng giá thể (cần rất ít đất) các loại rau “có giá” hơn, thơm ngon và bổ dưỡng hơn, như: tần ô, rau cải, rau mầm…
Và cứ thu hoạch xoay vòng từ vườn rau mini của mình, lúc nào chủ nhà cũng có thể bày ra các món rau tươi, sạch cho bữa cơm gia đình.
by LTSA

Giáo phận Vinh: Ngôi nhà thờ đang bị phá và linh mục ứng cử Hội đồng nhân dân Tỉnh” là nhan đề một bản tin trên trang Nữ Vương Công Lý hôm 6-5-2011.
Bản tin trích như sau:
“Chúng tôi nhận được những hình ảnh về ngôi nhà thờ đang bị phá bởi cần cẩu, máy xúc, ô tô… của nhà nước – nhà thờ Giáo họ Thiên Lý, thuộc giáo xứ Dũ Yên, hạt Kỳ Anh, Hà Tĩnh. Những hình ảnh này làm nhiều người xúc động. Đằng sau những tấm ảnh đó là gì?
Dự án bán đất, bán biển trọn gói cho Tàu
Thời gian gần đây, bạn đọc Nữ Vương Công Lý đã biết các thông tin về Giáo phận Vinh với Giáo hạt Kỳ Anh, nơi có khu công nghiệp Vũng Áng. Đây là một dự án thuộc tập đoàn Formosa của Đài Loan được Hà Tĩnh giao trọn gói mọi vấn đề cốt tử như Điện, Luyện cán thép và cảng biển. Nói theo cách của người dân Hà Tĩnh, thì đây là dự án bán đất, bán biển trọn gói của Ủy ban Nhân dân Tỉnh Hà Tĩnh cho Tàu được Thủ tướng chính phủ bảo hộ và khởi công.
Hiện nay, khu công nghiệp Vũng Áng bao gồm rất nhiều khu vực dân cư, đồng ruộng… của vùng đất Kỳ Anh đã và đang được giải tỏa để bàn giao cho Tàu. Trong đó có khu vực đông đúc giáo dân như Kỳ Trinh, Kỳ Thịnh, Kỳ Lợi… với các Giáo xứ như Dũ Lộc, Dũ Yên và Đông Yên với hàng ngàn giáo dân.
Dự án được khởi công và thi công, nhưng người dân không hề được hỏi ý kiến, bàn bạc hoặc ít nhất được biết quyền lợi của mình là gì. Họ chỉ biết cúi đầu chấp nhận bị đuổi ra khỏi làng mạc, quê hương mình khi nhà nước yêu cầu để giao đất cho nước ngoài.
Vấn đề giải tỏa các khu vực không phải công giáo đã được thực hiện bằng các biện pháp như tuyên truyền, dùng vũ lực, bắt ép… đã dần dần có kết quả. Người dân được đưa đi từ những vùng dân cư lâu đời đến những vùng chó ăn đá, gà ăn sỏi với việc di dời, đền bù rẻ mạt nhưng dưới sức mạnh của bạo lực, súng đạn họ vẫn phải chấp nhận. Nói về vấn đề này, một linh mục đã thốt lên: “…thương dân vì họ đang bơ vơ tất tưởi như đàn chiên không có người chăn dắt”. (Mt 9,36-10,8)
Duy có các vùng giáo dân được các mục tử coi sóc vẫn đoàn kết đấu tranh đòi quyền lợi của mình. Vùng Dũ Lộc, Đông Yên đang là một quá trình đàm phán và thỏa thuận để đảm bảo quyền lợi của người dân. Nhiều chiêu bài mua chuộc, dọa dẫm, dụ dỗ đã không làm chuyển lay được tinh thần giáo dân nơi đây đoàn kết. Vì vậy nhà cầm quyền Hà Tĩnh buộc phải thương lượng.
Trở lại chuyện ngôi nhà thờ bị phá.
Ngôi nhà thờ đang bị phá này là nhà thờ của Giáo họ Thiên Lý, Giáo xứ Dũ Yên, một giáo họ nằm trong vùng giải tỏa của chính quyền Hà Tĩnh.
Khi khu vực dân cư thuộc Giáo họ Thiên Lý được lệnh giải tỏa khỏi khu vực sẽ giao cho Đài Loan, người dân đã phân vân và lo lắng, nhưng cuối cùng, họ vẫn phải bỏ nhà bỏ cửa ra đi. Riêng khu vực Nhà Thờ, đã có một sự thỏa thuận nào đó và cuối cùng thì nhà cầm quyền tuyên bố rằng dân phải đi và nhà thờ sẽ bị phá vì Linh mục đã nhận tiền đền bù cho khu vực đó.
Hỏi chuyện một số người, người ta rất ngạc nhiên là tại sao linh mục này đã nhận số tiền đền bù ít ỏi và nhanh chóng như thế để buộc người dân phải ra đi và nhà thờ được phá bỏ “hợp pháp”?”(hết trích)
Phần sau bản tin có nhiều phân tích và đặt câu hỏi về vấn đề đền bù này. Đặc biệt, bản tin còn có một số hình ảnh xe ủi lô đang ‘tháo gỡ’ khu nhà thờ.

Nguồn: VietBao
by LTSA

Huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên, vừa xảy ra một cuộc biểu tình lớn nhiều ngàn người. Mục tiêu chính thức, theo thông tin từ các hội nhân quyền bản doanh ở Hoa Kỳ, là xin thêm quyền tự trị và xin tự do tôn giáo. Trong khi đó, các bản tin chính phủ VN nói rằng dân tộc Hmong bị xúi giục để đòi ly khai lập vương quốc Hmong, và vì bị mê hoặc với các lời tiên tri “về miền đất hứa” của Đạo Vàng Chứ (một phiên bản điạ phương của Đạo Tin Lành).
Bản tin từ thông tấn nhà nước Úc nói rằng người biểu tình tới 5,000 người, đã bắt nhiều cán bộ huyện Mường Nhé trong khi biểu tình; nhưng cơ quan bất vụ lợi Center for Public Policy Analysis (viết tắt CPCA, trụ sở ở Washington DC, Hoa Kỳ) nói rằng biểu tình này là ôn hòa, không bạo động.
CPCA nói, nhà nước VN đã đưa quân đội tới giải tán biểu tình, hạ sát 28 người, làm bị thương 33 người, với hàng trăm người mất tích (hoặc là đã trốn vào rừng, hoặc là đã bị bắt giam). Hiện nay, toàn vùng đã được niêm phong, cấm phóng viên quốc tế vào lấy tin. Trong khi đó, các bản tin quốc nội đều được lọc qua thông tấn nhà nước TTXVN.
Sự thật như thế nào? Có phải Mường Nhé đòi ly khai lập quốc? Có phải Trung Quốc muốn bẻ gãy từng chiếc đũa của đất nước Việt Nam?
Nguy hiểm cho Việt Nam là: Huyện này giáp giới với Lào và với Trung Quốc, lâu dài sẽ liên tục bị nhiều thế lực quốc tế vào dễ dàng, và vì vùng này quá nghèo nên dân cũng dễ bị mua chuộc, và vì dân thất học nhiều nên cũng dễ bị hứa hẹn mê hoặc. Có ai, hoặc chính phủ quốc tế nào, tính dàn dựng cho Mường Nhé ly khai lập quốc, kiểu như vùng Đông Timor đã tách ra khỏi Indonesia để lập quốc gia mới hồi năm 2002?
Hầu như các nhà hoạt động dân chủ tại Việt Nam đều giữ im lặng. Một phần, có lẽ vì không tìm được thông tin chính xác, phần vì sợ có một ai, hay một nhóm nào trong cuộc biểu tình Mường Nhé, thực sự là có liên hệ tới một âm mưu ly khai nào... như thế, chính nghĩa dân chủ hóa cho đất nước Việt Nam sẽ bị nghi ngờ.
Hoặc, có thể chỉ đơn giản hơn, bên cạnh yếu tố tôn giáo, chỉ là vì dân chúng Mường Nhé quá đói, và vì đất rừng bị phá sạch, thế là trở thành dân oan... nên phải biểu tình? Nghĩa là, cũng y hệt như dân oan ở Sài Gòn, Hà Nội, Bình Thuận... khi mất đất sống? Và cũng có thể là tổng hợp tất cả các lý do: tôn giáó (coi chừng mê tín Đón Lên Nước Trời…), đất sống (coi chừng lâm tặc, cán bộ chiếm đất…), quốc tế (cần coi chừng Trung Quốc…) xui giục?
Nhà giáo Đỗ Việt Khoa, người nổi tiếng vì các hoạt động chống tiêu cực, trên trang blog của ông ngày 4-5-2011, viết vài dòng mở đầu trước khi trích BBC:
“Có tin trên BBC về vụ việc này. Không thấy báo ta đề cập. Vụ việc liên quan đến việc bị lôi kéo theo “đạo Vàng Chứ” của người Hmong. Đọc kỹ thông tin thấy đó là đạo do Vàng Pao viết ra để lôi kéo người Hmong. Câu chuyện về phỉ Vàng Pao thì có từ rất lâu, sau 1975.
Năm 2007 có giáo viên ở Chua Ta-Mường Nhé lặn lội xuống tận Bộ GD ĐT kêu cứu. Sau đó gv này có xuống nhà tôi nói chuyện về tình hình trường trên đó, khẳng định sự tham nhũng của lãnh đạo trường và sự bao che của huyện. Sự việc đó khiến tôi nhớ đến cái tên Mường Nhé.”(hết trích)
Như thế, theo nhà giáo Đỗ Việt Khoa, lý do có thể thấy: tôn giáo, quốc tế xúi giục, cán bộ tham nhũng... Nhưng có đúng sự thật đơn giản như thế không?
Điều thấy rõ rằng, dân quá nghèo, vì đất sống bị tàn phá thê thảm. Baó Lao Động ngày 3-11-2009 trong bản tin “Choáng váng với rừng ở Mường Nhé” đã kể rằng, trích:
“Từ năm 2004 đến nay, chưa một ngày nào tôi thôi bị ám ảnh bởi chuyến đi bộ 15 ngày "ăn rừng, ngủ bản", ròng rã khám phá cộng đồng dân cư trong khu bảo tồn thiên nhiên lớn nhất Việt Nam ấy: Mường Nhé.
Cả nước biết đến khu bảo tồn có diện tích hơn 300.000ha đó. Khi có thiên tai, đói khát, bà con nơi này đã quen với hình ảnh những chiếc trực thăng cứu trợ đậu như chú đại bàng xám ngoài đầu bản, chứ chưa bao giờ biết đến cái bánh tròn của ôtô, xe máy hay xe đạp. Cái tình của bà con vùng phên giậu, vẻ đẹp tuyệt kỹ của những tàng cây cổ thụ, của thác cao, suối sâu đã làm tôi thổn thức nghĩ tới cái giá của sự hoang sơ...
Bây giờ, cuối năm 2009, trở lại Mường Nhé, tôi liên tục choáng váng vì thảm cảnh miền "rừng vàng" sắp biến mất, vì những con số không thể tưởng tượng nổi của nạn phá rừng, di dân tự do....
...Vì làm những cái việc tối thiểu, sơ giản đó quá muộn màng, nên hậu quả rừng bị tàn sát đến choáng váng kia không còn làm ai thấy ngạc nhiên nữa. Đến nay, diện tích chính thức được bảo vệ nghiêm ngặt của Khu bảo tồn thiên nhiên Mường Nhé chỉ còn có 45.000ha. Trừ một số diện tích bị cắt sang Mường Tè (do quá trình tách huyện), số còn lại: Cả trăm nghìn hécta rừng đã bị phá, nói đúng hơn, vì khu bảo tồn hơn ba trăm nghìn hécta kia bị rỗng ruột từ rất lâu, nay đang tiếp tục bị xẻ thịt trên diện rộng...”(hết trích)
Như thế, có nghĩa là cán bộ tham nhũng, móc nối lâm tặc, kết hợp với tình hình dân chúng đói nghèo, di dân tự do tràn ngập...
Bản tin Reuters hôm 6-5-2011 tập trung vào khía cạnh tôn giáo. Bản tin nhan đề “Rare rally tests Vietnam's religious tolerance” (Cuộc biểu tình hiếm hoi thăm dò sự bao dung tôn giaó của chính phủ VN).
Bản tin nói, quân đội tiến vào giải tán cuộc biểu tình của 7,000 người. Có ít nhất một cán bộ nhà nước bị người biểu tình bắt giữ trong khi thương thuyết.
Bản tin Reuters ghi lời một linh mục Công Giáo gần khu vực này, dẫn lời giáo dân nói như trên.
Nhưng Daniel Mont, chuyên gia kinh tế tại World Bank, nói có lẽ vì dân chúng quá nghèo khổ, và dân vùng này không hội nhập nhiều với xã hội VN, và không có nhiều người nói tiếng Việt thông thạo.
Carlyle Thayer, chuyên gia về VN tại đại học Úc Châu University of New South Wales, nói vùng này quá xa và không gây nguy hiểm gì cho chế độ.
Reuters nói, linh mục Phạm Thanh Bình, một lãnh tụ Công Giáo ở thị trấn Sapa, nơi có liên lạc tới Mường Nhé, nói quân đội đã niêm phong toàn vùng, và cắt hết điện và viễn thông.
Linh mục nói, có một cán bộ bị người biểu tình bắt giữ.
Bách Khoa Tự Điển Wikipedia ghi về huyện này:
“Mường Nhé là một huyện miền núi, nằm trên ngã ba biên giới giữa Việt Nam với hai nước láng giềng là Trung Quốc và Lào. Phía Tây Bắc giáp tỉnh Vân Nam Trung Quốc. Phía Tây và Tây Nam giáp Lào. Phía Nam giáp huyện Mường Chà tỉnh Điện Biên. Phía Đông và Đông Bắc giáp huyện Mường Tè tỉnh Lai Châu. Điểm cực Tây của Việt Nam là A Pa Chải-Tá Miếu, chính là ngã ba biên giới, nằm tại xã Sín Thầu, có tọa độ địa lý kinh độ 102°8' Đông, vĩ độ 22°44' Bắc. Diện tích tự nhiên ở đây chủ yếu là rừng chiếm 55%.
Mường Nhé được thành lập theo Nghị định 08/2002/NĐ-CP ngày 14 tháng 1 năm 2002 trên cơ sở điều chỉnh địa giới hai huyện Mường Tè và Mường Lay (cũ) của tỉnh Lai Châu cũ.
Tại thời điểm tháng 4 năm 2009, huyện Mường Nhé có 249.950,43 ha diện tích tự nhiên và 49.835 nhân khẩu, có 16 đơn vị hành chính trực thuộc là các xã: Chà Cang, Pa Tần, Nà Hỳ, Nà Khoa, Nà Bủng, Chung Chải, Mường Nhé (trụ sở huyện lỵ), Mường Toong, Quảng Lâm, Nậm Kè, Sín Thầu, Nậm Vì, Na Cô Sa, Pá Mỳ, Sen Thượng, Leng Su Sìn.
Vào đầu những năm 1980, rừng Mường Nhé giữ kỷ lục trên cả nước ta, với diện tích được khoanh đếm bảo vệ hơn 310.000ha. Cán bộ bảo tồn từng ước tính những đàn voi đi rinh rợp, đi nườm nượp khắp Mường Nhé, là khoảng 250 con; đàn bò tót khoảng 300 cá thể; nai, hoẵng, sơn dương, cầy cáo thì rất nhiều.
Thế nhưng, đến nay, kho báu thiên nhiên ở khu bảo tồn Mường Nhé và vùng lân cận đã và đang bị tàn sát đến khó tin.
Đến năm 2009, diện tích chính thức được bảo vệ nghiêm ngặt của Khu bảo tồn thiên nhiên Mường Nhé chỉ còn có 45.000ha. Trừ một số diện tích bị cắt sang Mường Tè (do quá trình tách huyện), số còn lại: Cả trăm nghìn hécta rừng đã bị phá, nói đúng hơn, vì khu bảo tồn hơn ba trăm nghìn hécta kia bị rỗng ruột từ rất lâu, nay đang tiếp tục bị xẻ thịt trên diện rộng...”(hết trích)
Có thực là không nguy hiểm như giáó sư Đại Học ở Úc Thayer nói?
Có phải Đông Timor ly khai thì sẽ không nguy hiểm gì cho Indonesia (hay phải chăng, Úc từng nói rằng Đông Timor sẽ không hại gì Indonesia...)? Có phảỉ Trường Sa và Hoàng Sa (giả sử) ly khai thì sẽ không nguy hiểm cho Việt Nam?
Nhưng nếu cho thêm quyền tự trị thì sao? Nếu không, hẳn là phải làm cho dân chúng vùng naỳ giàu hơn, trẻ em đi học vấn cao hơn, và hội nhập với xã hội VN rộng hơn, đồng thời các nhân quyền căn bản phải nới rộng...
Không có cách nào khác, để có một xã hội tốt đẹp hơn.


Trần Khải
by LTSA

HÀ NỘI 6-5 (TH) - Nhà cầm quyền Hà Nội gửi công hàm đến tổng thư ký LHQ phản đối cả Trung Quốc và Philippines về vấn đề chủ quyền các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Theo bản tin TTXVN hôm Thứ Sáu “Ngày 5 tháng 4 năm 2011, phái đoàn thường trực Philippines tại Liên Hợp Quốc gửi công hàm đến tổng thư ký Liên Hợp Quốc bác bỏ yêu sách ‘đường lưỡi bò’ của Trung Quốc. Ngày 14 tháng 4 năm 2011, phái đoàn thường trực Trung Quốc gửi công hàm đến tổng thư ký Liên Hợp Quốc nêu ý kiến về công hàm của phái đoàn Philippines.”

Bản tin TTXVN ngày 6 tháng 5 năm 2011 nói “Do hai công hàm nói trên đều đề cập đến vấn đề chủ quyền đối với quần đảo Trường Sa, nên ngày 3 tháng 5 năm 2011, phái đoàn thường trực Việt Nam tại Liên Hợp Quốc đã gửi công hàm số 77/HC-2011 đến tổng thư ký Liên Hợp Quốc một lần nữa khẳng định, hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là bộ phận không tách rời của lãnh thổ Việt Nam.”

Bản tin này lập lại những lời tuyên bố trước đây nói “Việt Nam có đầy đủ chứng cứ lịch sử và pháp lý khẳng định chủ quyền của mình đối với hai quần đảo đó”.

Hàng năm, Việt Nam và Trung Quốc có các cuộc họp về vấn đền biên giới lãnh thổ, chủ quyền biển đảo nhưng nội dung các cuộc họp không hề tiết lộ cho quần chúng biết.

Từ giữa tháng 6 đến đầu tháng 8, Trung Quốc cấm đánh cá trên biển Ðông dù thời gian này là chính vụ của ngư dân Việt Nam đánh cá xa bờ.

Ngư dân Việt Nam đánh cá hay khai thác hải sản, rong biển gần quần đảo Hoàng Sa thường bị tàu tuần Trung Quốc đâm chìm hoặc kéo về đảo Phú Lâm đòi tiền chuộc.

Mới đây, một blogger tên Mai Thanh Hải tiết lộ nhiều tàu đánh cá Trung Quốc vẫn xâm nhập hải phận Việt Nam đánh trộm hải sản mà biên phòng CSVN chỉ đuổi đi chứ không dám bắt giữ hay phạt. Không những vậy, tin tức còn bị các báo ỉm đi chứ không đăng tải.
by LTSA

THỦ DẦU MỘT 6-5 (Bee) - Xác một phụ nữ bị mất đầu, mất cả cánh tay trôi trên sông ngang qua thành phố Thủ Dầu Một mà người ta nghi đây có thể là một vụ án mạng giết người phi tang bằng cách ném xuống sông.


Theo bản tin của Bee.net ngày Thứ Sáu, buổi sáng ngày 6 tháng 5, khi người dân đang đi đò ngang qua sông Bạch Ðằng, phường Phú Cường, thị xã Thủ Dầu Một thì “phát hiện mùi hôi nồng nặc bốc ra từ đám lục bình. Dõi mắt theo, mọi người kinh hoàng khi thấy thi thể của một phụ nữ không đầu trong thời kỳ phân hủy đang trôi.”


Nguồn tin cho hay đến trưa cùng ngày, khi thủy triều có dấu hiệu rút, một số nhân viên bảo vệ công trình sửa chữa nhà hàng nổi Bình Dương phát hiện thi thể người xấu số đang trôi ngược về hướng Sài Gòn nên vội báo cho cơ quan chức năng.


Nguồn tin nói lực lượng chức năng phường Phú Cường sử dụng một chiếc đò ngang tiến hành tìm kiếm, trục vớt xác chết. Sau một khoảng thời gian ngắn, họ đã “tìm thấy thi thể một người phụ nữ trong tình trạng không mặc quần áo, không có đầu và cánh tay trái. Riêng cánh tay phải và chân trái của nạn nhân có nhiều dấu hiệu bị cắt nhưng không đứt hết.”


Bee.net thuật theo nhận định ban đầu của cơ quan chức năng thì “có khả năng đây là vụ giết người rồi hung thủ ném xác xuống sông nhằm phi tang”. Nguồn tin nói cơ quan chức năng đã tổ chức khám nghiệm tử thi để phục vụ công tác điều tra.
by TDTH

(Đọc để biết thêm cái ác và thâm độc của Việt cộng !)





Nhà tôi cả thảy năm anh chị em, không tính người chị lớn đi làm xa, trừ luôn đứa em út nhỏ dại, còn lại ba anh em, ngày xưa mỗi lần rời nhà, cha mẹ tôi thường dặn rằng: Đứa nào đi học buổi chiều, phải gần gũi, giúp đỡ ông nội buổi sáng và ngược lại, lúc thư thả có thể đi chơi, nhưng không được đi xa, để ông bà nội kêu một tiếng là phải nghe. Đặc biệt khi nhà có khách, không được bước qua khỏi cái đà cửa kia. Lời dặn dò kèm theo năm mươi, năm mươi. Nghĩa là có thưởng, có phạt. Sở dĩ cha mẹ tôi phải lo lắng vì vào lúc tuổi ngoài tứ tuần, ông tôi bị mù và nhà hay có khách.

Khách đến nhà thuở ấy, thường mấy ông sư trên chùa, thầy thuốc bắc, thầy đồ, vài thầy tôi còn nhớ: Thầy Thích Như Vạn, trụ trì chùa Long Tuyền, Hội An và thầy phó giám đốc trường trung học tư thục Bồ Đề, Hội An, thỉnh thoảng các Sư Cô, chùa Sư Nữ, thuốc bắc: Thầy Chánh Tôn, thầy Long, thầy Cửu Khải, còn lại thầy Đồ nhiều hơn. Những người học chữ Nho, gọi chung thầy Đồ, thật ra nhiều cụ trong số này chưa từng đi dạy.

Không nói, hẳn quý vị cũng biết, mấy ông cụ này gặp nhau đàm đạo những gì, không Phật pháp, cũng Trang, Lão, Khổng Mạnh. Tôi thằng bé lên mười, nghe ví như vịt nghe sấm, trong lòng thật sư reo vui khi hai viên bi thủy tinh đụng nhau kêu cái “cắt”, nhưng vì “nhiệm vụ” bấm bụng đứng hầu. Công việc thằng bé ngày đó là châm nước trà, có khi cầm cục mực xạ ra hiên ngồi mài, để các cụ viết liễn, hoặc chạy qua bên quán bà Thông mua xấp giấy quyến, quấn thuốc rê.

Xen kẽ chuyện Phật, Khổng Mạnh, đôi hồi các cụ kể chuyện quê nhà thời gian 1945 – 1954, trong đó có chuyện Cao Đài giết người, tôi nhớ mãi, nhớ hoài. Tưởng như chết đi sống lại, tôi vẫn không quên từng chi tiết, nhớ luôn cái cảm xúc của một đứa bé lên mười, khi nghe người lớn kể chuyện.
1945 – 1954 không riêng Quảng Nam, miền trung mà cả nước bị Cộng Sản chiếm vùng nông thôn, nơi phố thị Pháp đóng, trước khi nói chuyện Cao Đài, xin kể vài cái chết thời đó.

1/ Bà Vấn chết: Bà này khùng, ác thay bà không khùng hẳn cho, nhiều khi tĩnh táo rất khôn ngoan, người ngoài làng lần đầu gặp, không tài nào biết bà ta khùng. Một hôm Việt Minh tổ chức mít ting, chúng tập cho người dân hô khẩu hiệu, nội dung như:
- Đả đảo bọn địa chủ ác ôn ngoan cố.
- Đả đảo thực dân phong kiến.
- Chủ tịch Hồ Chí Minh muôn năm (ngày đó hô gọn, chứ không lòng thòng vĩ đại, sống mãi, như về sau này). Sau những tiếng đã đảo, hoan hô là những giây phút rất tĩnh lặng, phút tĩnh lặng ấy tử thần ập vào hồn bà Vấn, hốt nhiên bà nói lớn: ” Muôn chi mà muôn, bắt hô, tau hô. Được chừng mô, thì được .”. Người nông dân cày sâu cuốc bẩm, họ không biết chính trị, nhưng họ biết sợ chết. Những người đứng gần són ra quần, người vị trí xa hơn họ nghiến chặt răng, mồ hôi rịn ra đầy mày mặt, cũng không dám đưa tay lên quẹt. Cán bộ giả lơ, không nói một lời, kể như họ không nghe, mitting được giải tán. Mọi người ra về, không ai dám đi chung với bà Vấn, người cùng lối về, họ cũng tìm đường khác, dù đi vòng xa hơn.
Ngày mai, ngày mốt, không ai dám nhắc tên bà Vấn, nhiều ngày qua đi cũng vậy. Người nhìn người với đôi mắt thất thần, bà Vấn vắng mặt trong làng từ sau ngày mitting. Nhưng không một ai dám hỏi, cứ xem bà Vấn chưa có mặt trên đời này. Chừng mười ngày sau, mấy trẻ chăn bò chạy hộc tốc từ rừng Rang về báo: Có một xác chết như thế, như thế… Cha mẹ của chúng nạt ngang: Câm miệng, đứa nào bướng bị tát tai. Xế chiều ủy ban sức người vác cuốc đào hố chôn xác, sau 1954 có người kể lại bà Vấn bị đập bể đầu, xác nằm lâu ngoài rừng, kỳ nhông, kỳ đà ăn mất mấy ngón tay, ngón chân…

2/ Ông Mót chết: Ông Mót nghèo hơn ba đời, ba đời nhà ông có khẩu khí, làm cho những ông lớn, quan làng từ thời Tây vô cùng khó chịu.

Chuyện kể về cha ông Mót: Cái tật ăn nói xóc ốc nhiều đời gia truyền, nhưng làng tổng muốn trị ông, hơi khó. Vì ông lúc nào cũng đàng hoàng, tư cách. Lý Trưởng nghĩ ra được một kế, gọi lên, cho ông chức hội đồng làng, cha ông Mót nói: Bẩm ông Lý dạy sao tôi nghe vậy, nhưng chức hội đồng do dân bầu, làm sao tôi dám ngang nhiên làm được, Lý Trưởng nói: Đành rằng dân bầu, nhưng ta với ông huyện bảo cử, thế nào chú mày cũng được, nếu bằng lòng ta viết thư, ngày mai cầm lên trình ông huyện, cha ông Mót đồng ý. Lý Trưởng mừng rơn, cho người nhà theo dõi, thấy cha của ông Mót, áo dài, khăn đóng lên huyện, Lý Trưởng nhà ta yên chí, thế nào ông ấy cũng chịu đưa đầu vào thòng lọng. Ngờ đâu sắp đến huyện đường ông tìm bụi rậm, cỡi tụt quần dài vắt vai, còn mỗi áo dài, khăn đóng với quần đùi. Ông xăm xăm tiến vào huyện, lính lệ ngăn cản, bảo rằng quan huyện ưu ái, mới mời ông lên, ông ăn mặt dị hợm chúng tôi đâu dám cho vào. Cha ông Mót ngữa mặt lên trời cười khanh khách, nói: Đời bây giờ, mình chơi trên, dưới bỏ. Mấy chú à, nói xong cha ông Mót quay lưng ra về.

Ông Mót: Thời 1945 – 1954. Việt Minh chiếm đóng hình thức xôi đậu, phần nhiều hoạt động về đêm, ban ngày trốn trên núi. Một đêm nọ, ủy ban mời họp, dân làng tụ tập khá đông trước đình, nhưng cán bộ chưa tới, người ta bàn tán chuyện ruộng đồng. Có người ngước mặt lên trời quở: Trời đầy sao, ngày mai nắng ghê lắm á, ông Mót vọt miệng nói: Mấy cái vì sao được tích sự chó gì, ban đêm lao xao, ban ngày trốn biệt! Nhiều ngày vắng bóng ông Mót, người nhà vác cuốc, giả như đi thăm ruộng, phát hiện ông ta chết dưới khe đá mài, nơi nầy thường gọi là: Vực ông Khâm.

Ông Mót chết, thời đó người viết bài này chưa chào đời, về sau lên trung học, vào thư viện đọc Tam Quốc Diễn Nghĩa, đến trang Nễ Hành, chợt liên tưởng về cha con ông Mót, chết vì vạ miệng. Thời thực dân phong kiến, đất nước bị nô lệ, cha ông Mót tha hồ nói, sợ cái miệng của ông, người ta mua chuộc, bằng cách “thăng quan, tiến chức” Qua thời Việt Minh sống trong “vùng tự do” ông Mót bị bay đầu, như Nễ Hành gặp Hoàng Tổ!

Cao Đài giết người:

Cao Đài An Tráng: Người quê tôi thường nói đầy đủ “Cao Đài An Tráng” khi nói về Cao Đài, trước khi viết bài này, tôi có mời gặp quý cao niên Cao Đài người đồng hương Quảng Nam, để hỏi thêm vài sự kiện, quý cao niên xác định: Có 100% chuyện Cao Đài giết người, còn vài thắc mắc khác, họ hứa để dịp khác.

An Tráng, tên một làng quê thuộc quận Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam, làng An Tráng tiếp giáp quận Hiệp Đức. Nơi nầy rừng thiêng nước độc, thậm chí trâu bò cũng sốt rét, người ở lưa thưa. Không rõ nguồn gốc từ đâu, hạt giống Cao Đài bay về giữa xứ hoang địa, thời sơ khai này. Tại sao đạo Cao Đài không bắt nguồn phát triển từ đầu quận, nơi có chợ, quán, trường học, sầm uất? Nơi đường sá giao thông tiện lợi? Đường lên An Tráng có hai ngã, một: Đi từ Tam Kỳ, qua Việt An, lên ngã ba Phú Bình, hai: Từ Hương An, quốc lộ một, xuyên qua quận Quế Sơn, cũng gặp nhau tại ngã ba Phú Bình, đi khoảng 50 km về hướng tây là An Tráng, tại đây cũng như những làng khác sống nghề nông, sinh hoạt quanh quẩn trong lũy tre, ít tiếp xúc, hoặc đi đâu xa. Dĩ nhiên họ rất thuần phát nông dân hiền hòa, chơn chất. Theo đạo Cao Đài trong tâm hướng làm lành lánh dữ, về mặt tôn giáo chắc chắn họ chung một hệ thống. Nhưng làng An Tráng không hề biết đến Cao Đài Tây Ninh, có quân đội chống Pháp, đánh cả Việt Minh, không biết tướng Trịnh Minh Thế, ngày xưa ở quê tôi, dân An Tráng ra đường rất dễ nhận biết, vì họ mặc áo dài, quần dài, và đội khăn niềng, tất cả chỉ một màu trắng. Từ bé, câu chuyện Cao Đài giết người, đã nhập tâm, và ám ảnh đời tôi thật sâu sắc, những năm trung học, trường Trần Quý Cáp Hội An, chung lớp có anh Quyền tu sĩ đạo Cao Đài, gốc An Tráng. Tôi hỏi anh, và thân phụ của anh, cũng xác định Cao Đài An Tráng chỉ biết tu hành, ngoài ra không biết gì khác. Thế nhưng tại những vùng nông thôn Quảng Nam, bị Cộng Sản chiếm thời gian 1945 – 1954, Cộng Sản muốn giết: Trí, Phú, Địa, Hào, chúng đợi đêm khuya tụ tập trước ngõ của người mà chúng muốn giết, đánh phèn la, đánh mõ, miệng hô: “Đả đảo Cao Đài giết người, đả đảo Cao Đài giết người”.

Chúng hô vang và liên tục như thế, trước khi khởi động mõ, phèn la, đả đảo. Nạn nhân đã bị trói chặt trong nhà, nhà nào ban đêm bị như vậy, sáng ra người nhà, tự động đến những nơi heo hút tìm xác, âm thầm đêm chôn. Thường chôn trong âm thầm, không đủ điều kiện để gọi là đám ma và chỉ có người trong tộc mới có cớ đến giúp nhau. Chưa hết, lúc chôn cất, cán bộ lân la đến hỏi người trong tang quyến: “Vì sao ông X, ông Y chết?” Tất nhiên không ai dám nói Việt Minh giết, họ nói cho xong: “Không biết”. Nhưng không dễ xong với Cộng Sản, cán bộ ra về, sáng hôm sau người lớn nhất, trong gia đình bị mời lên cơ quan. Cũng với câu hỏi đó “Ai giết ông X?” Nếu tiếp tục không biết, họ sẽ hỏi tiếp “đêm xảy ra sự việc, gia đình có nghe ai hô khẩu hiệu gì không?” người nhà nạn nhân thuật lại “có nghe đả đảo Cao Đài giết người” cán bộ buộc họ phải nói theo “ông X bị Cao Đài giết”, sau đó chúng tiếp tục cử người khác đến hỏi, hỏi mãi cho đến lúc người nhà thuộc lòng “Cao Đài giết người” CS mới chịu buông tha. Ai “ngoan cố” cứ một mực “không biết”, CS bắt tự túc sắn, khoai (không có gạo) lên trại Tiên Lãnh, đi tăng gia sản xuất, từ ngữ sau 1975: Học tập cải tạo. Từ đó người ở phương xa đến hỏi, người nhà nạn nhân cũng đáp gọn: Cao Đài giết người. Vậy còn ai nghi ngờ gì nữa, khi chính vợ con ngườibị giết, chính người trong cuộc đều nói “Cao Đài giết người” !?

1954 bọn Cộng Sản biến mất. Nhiều năm sau chế độ đệ nhất Cộng Hòa, đã khôi phục một miền nam phú cường, thanh bình, Nhưng tiếng Cao Đài giết người, vẫn còn phảng phát đó đây, trên quê hương Quảng Nam. Mới đây tôi hỏi các vị cao niên trong Cao Đài An Tráng, câu hỏi: Vì sao sau ngày quốc gia lập lại, không một ai đứng ra tố giác tội ác Cộng Sản, thanh minh cho Cao Đài An Tráng?

Câu trả lời: Làng An Tráng cao tay lắm vài ba chục nóc nhà theo Cao Đài, trong đó chỉ vài người có chức sắc, chúng giết liền các chức sắc, sau khi thanh toán Trí Phú Địa Hào, duy nhất ông Huỳnh Ngọc Trí, người đứng đầu có trình độ khá nhất thoát được, định đi tìm ông Huỳnh Thúc Kháng, để kêu oan, nhờ che chở, nhưng vừa tới Quảng Ngãi, bị Cộng Sản giết mất xác. Người đứng đầu thì chết, xóm làng xiêu lạc từ đó đến nay. Hỏi anh có cách chi mà thanh minh? Kể chuyện xưa để làm gì?

Mong rằng hôm nay, các cao niên Quảng Nam, Quảng Ngãi (và những nơi khác tương tự) còn khương cường minh mẫn, quý vị tâm tình cùng con cháu, về một sự thật phủ phàng, đen tối trên quê hương mình.

Bởi vì Xuyên suốt hai mươi năm chiến tranh và giờ đây, nơi hải ngoại. Bọn Cộng Sản vẫn gian ác, nham hiểm. Thủ thuật tuyên truyền của chúng thay đổi khá điêu luyện, khá thành công, vì chúng biết thay đổi, vận dụng theo từng không gian và thời gian. Tuy nhiều hình thức thay đổi, nhưng cũng từ cái gốc cũ “ngậm máu phun người, hoặc ném đá giấu tay” Lớp người đi trước không ôn cố, lấy gì tuổi trẻ tri tân?

Người quốc gia nhân bản, chuyên làm việc đạo đức. Nhưng thường bị mang tiếng ác trong dân, bọn Cộng Sản bất nhân lại được hiểu : “Đạo đức”. Nhìn lại hai biến cố 1-11-1963 và 30-4-1975, với hai biến cố này chúng ta có thể nói rằng thụ động trong tuyên truyền, cũng là một trong nhiều nguyên nhân đưa đến thảm trạng cho đất nước.

Khắc ghi qúa khứ, hướng về tương lai tranh đấu.

Nhiều bài báo phân tích: Vì sao hoa lài không đến Việt Nam, hoặc Cộng Sản Việt Nam sẽ không sụp đổ. Bài rất chí lý, chính xác. Nhưng đó mới chỉ là ngọn mà thôi, thật sự cái gốc ở Bắc Kinh. Nếu bây giờ tình thế Trung Cộng đang sôi bỏng như Libya. Bảo đảm 14 tên bộ chính trị đảng CSVN chạy mất đất.(*) Tương tự như vậy, chúng ta thường tranh đấu rất hăng say, khi vài ngàn kilomet lãnh thổ, lãnh hải bị xâm phạm.Nhưng không mấy chú trọng điều mất lớn hơn là chủ quyền quốc gia đã không còn, nghĩa là14 tên cầm đầu Việt Nam hiện nay là đầy tớ của bọn Cộng Bắc Kinh.

Làm thế nào để toàn dân biết được mối quốc nhục này? Nếu cho rằng người ta biết từ khuya rồi, điều này không sai. Nhưng biết mới chỉ là bước đầu của thông tin. Từ BIẾT tới TIN là một khoảng cách đáng kể. TIN là sứ mạng của tuyên truyền.

Ông Bút.
by TDTH

-BIỆN PHÁP LẬT ĐỔ BẠO QUYỀN CSVN-
LÝ TỐNG
Sau khi Cách Mạng Hoa Lài bùng nổ ở Bắc Phi và Trung Đông, trên các Diễn Đàn đã có nhiều ý kiến thuận-ngược về một cuộc Cách Mạng Hoa Lài tại Việt Nam. Sau bài viết với biện luận: "Khi chưa có đủ điều kiện chủ quan và khách quan mà hành động phiêu lưu thì chỉ là hành động tự sát" bị kết án: “Tòng phạm với CSVN vì đã dẹp cơ hội nổi dậy của quần chúng và kỳ đà cản mũi Cách Mạng” Nguyễn Minh Cần đã phải “chữa cháy” bằng: “Mười Bài Học Từ Cao Trào Cách Mạng Ở Tunisia Và Egypt” với phản biện: “Lịch Sử bao giờ cũng cho ta những cú bất ngờ.” Riêng Nhà văn Tô Hải, sau “Hồi Ký Của Một Thằng Hèn,” lại “phản-phản tỉnh” với “Hương Hoa Lài... Làm Tôi… Nhức Óc!” bằng phát biểu: "Tình hình nổi dậy lật đổ chính quyền ở các nước Bắc Phi chưa thể nào lan tới Việt Nam hiện nay… Lúc này chưa phải là có thời cơ, địa lợi, nhân hoà!...” nên bị kết án “phản tỉnh giả, phản kháng cuội,” dùng “khổ nhục kế để lặn sâu, trèo cao” và tên Tô Hải đã được đổi thành Tố Hãi.
Theo tôi, CÁCH MẠNG HOA LÀI phải xảy ra “NOW or NEVER!” bởi, với bản chất người Việt, thời cơ dù đã “chín mùi” ngay cả “rữa mùi” vẫn “bình chân như vại” tiếp tục nằm “há miệng chờ sung rụng.” Sung phải rụng đúng miệng, rụng trật thì “Thà chết còn hơn ngồi dậy lượm ăn” bởi “Phong lưu/vô tâm vốn sẵn tính người An Nam !” Riêng đối với bài “Đã Hội Đủ Điều Kiện Cho Một Cuộc Nổi Dậy Ở Việt Nam Chưa” của Mặc Giao, tôi góp thêm một số điều kiện CẦN và ĐỦ, trong đó điều kiện ĐỦ là cơ sở tạo điều kiện CẦN và chỉ CẦN vài chục ngàn người đạt điều kiện ĐỦ cũng ĐỦ thực hiện cuộc CÁCH MẠNG ĐUA XE HOA LÀI TẠI VIỆT NAM.
A. BIỆN PHÁP LẬT ĐỔ BẠO QUYỀN:
Muốn lật đổ các Chế độ Độc tài để biến địa cầu thành miền đất an lạc cho nhân loại được sống với những quyền tự do căn bản đã được “Công ước Quốc tế về các Quyền Dân sự và Chính trị” (ICCPR: International Covenant on Civil and Political Rights) quy định và được Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc thông qua ngày 16 tháng 12 năm 1966, có thể dùng một trong ba (3) biện pháp: NGOẠI LỰC, NỘI LỰC hoặc TỔNG LỰC.
I. NGOẠI LỰC: Phương Thức Lật Ðổ Bạo Quyền, Bạo Chúa bằng Ngoại Lực:
1. Huỷ bỏ đạo luật “Cấm ám sát lãnh đạo nước ngoài” cùng các điều khoản lỗi thời trong Công pháp Quốc tế liên hệ như “Targeted Assassination.”
2. Treo giá đầu Bạo Chúa 10-20 triệu Mỹ kim như vụ Trùm khủng bố Bin Laden để khuyến khích phe đối lập, dân chúng, đàn em Bạo Chúa, nước lân bang hạ sát Bạo Chúa lấy tiền thưởng.
3. Dùng Predator Drone, phi cơ không người lái, bay tầm cao, điều khiển từ xa, trang bị tia Laser, Hellfire Missile để ám sát Bạo Chúa như vụ giết 6 tên khủng bố Al Qaeda tại Yemen.
4. Dùng hỏa tiễn Tomahawk bất ngờ đánh vào các dinh thự Bạo Chúa.
5. Tổ chức toán đặc nhiệm nhảy dù bí mật ám sát Bạo Chúa như SEAL Team Six bằng trực thăng Stealth Black Hawk tại Abbottabad tối 1/5/2011.
6. Tấn công đột xuất, đột nhập bắt cóc Bạo Chúa như vụ Noriega ở Panama .
7. Sử dụng chiến thuật “đánh phủ đầu” để tiêu diệt Bạo Chúa và đồng đảng như tại Iraq với Saddam Hussein.
8. Sử dụng chiến tranh qui ước nếu các biện pháp trên không hữu hiệu.
Qua kinh nghiệm chiến tranh vùng Vịnh và chiến tranh Afghanistan, việc lật đổ Bạo Chúa bằng Ngoại Lực có thể kết thúc trong vài tuần hoặc trong vòng một tháng nếu đủ quyết tâm.
II. TỔNG LỰC: Dùng Nội Lực và được Ngoại Lực yểm trợ (như tại Lybia hiện nay nhưng Liên Minh phải có mục tiêu rõ ràng: Loại bỏ nhà độc tài Muammar Gaddafi.)
III. NỘI LỰC: Lật đổ Chế độ Độc tài dùng toàn Nội Lực như biện BIỆN PHÁP LẬT ĐỔ BẠO QUYỀN CSVN sau đây.
B. BIỆN PHÁP LẬT ĐỔ BẠO QUYỀN CSVN:
Muốn cuộc CÁCH MẠNG ĐUA XE HOA LÀI TẠI VIỆT NAM trở thành hiện thực, cần thỏa mãn 2 yếu tố CẦN và 1 yếu tố ĐỦ. Hai yếu tố CẦN: CHIẾN LOẠN QUỐC NỘI BÌNH ĐỊNH HẢI NGOẠI. Yếu tố ĐỦ: CHUYỂN HÓA TƯ DUY.
I. CHIẾN LOẠN QUỐC NỘI
1. TẤN CÔNG YẾU HUYỆT
Muốn thắng VC cần đánh vào yếu huyệt chúng tự phơi ra, tự vạch trần trong cái gọi là “Bốn Nguy Cơ”: Tụt hậu Kinh tế, Chệch hướng XHCN, Âm mưu Diễn biến Hòa bình và Tệ nạn Quan liêu, Tham nhũng .
(1) TỤT HẬU KINH TẾ: Ngoài các biện pháp các Cường quốc Tự do áp dụng để gây áp lực theo chính sách từng quốc gia, việc chúng ta có thể làm trong khả năng và quyền hạn để gây tác động lớn gồm:
a. BẦU CỬ: Chỉ bầu những người Đại diện Quốc gia và Tiểu bang có lập trường dùng viện trợ và kinh tế như một vũ khí bắt buộc VNCS phải tôn trọng Nhân quyền và các quyền Tự do, Dân chủ cơ bản của nhân dân VN. Muốn loại bỏ những đại diện dân cử đi ngược lại nguyện vọng đại đa số quần chúng chỉ có 2 biện pháp: Ủng hộ ứng cử viên đối thủ của họ hoặc đưa người của ta tranh cử.
b. GỬI TIỀN: Chấm dứt gửi tiền về nước, ngưng biếu không cho VC mỗi năm “8-9 tỉ Mỹ kim” qua đường giúp đỡ thân nhân. Nếu thân nhân ở VN có ý chí tự lập, tự cường, với số tiền cứu trợ trong hơn 30 năm qua họ đã có đủ khả năng tài chánh để ổn định cuộc sống. Nếu họ dùng tiền mồ hôi xương máu của người thân ở nước ngoài để hưởng lạc, thì việc chúng ta tiếp tục giúp phương tiện hưởng lạc chỉ làm họ thêm suy đồi, trụy lạc và xã hội thêm nhiều tệ đoan, tệ nạn. Bằng chứng là giới trẻ có tiền chỉ ăn chơi sa đọa, không có ý chí tự cường, tự lập. Nguy hiểm nhất là chúng ta giúp phương tiện để VC trường tồn, tiếp tục đàn áp, bóc lột chính thân nhân và dân tộc ta .
c. TUYÊN TRUYỀN-KHÍCH ĐỘNG (Agit-Prop): Tuyên truyền, khích động, xúi giục và yểm trợ các cuộc đình công, khiếu kiện, thắp nến, cầu nguyện… trong nước.
d. TẨY CHAY HÀNG HÓA: Cộng đồng Tỵ nạn VN tại nước ngoài hàng năm tiêu thụ cả trăm triệu Mỹ kim hàng hóa do VC xuất khẩu. Số lợi nhuận từ xuất khẩu hầu đều vào hầu bao của bọn Tư bản đỏ. Thu nhập của người dân từ các ngành, nghề xuất khẩu chăng tăng thêm, nhiều gia đình còn bị sạt nghiệp khi phải phá bỏ các đồn điền cao su, mía đường hay bán gạo, thủy sản với giá rẻ mạt dưới giá thành do kế hoạch sai lầm của Nhà nước hay tình trạng độc quyền của các công ty thu mua.
e. CÔNG NGHỆ: Ngưng đầu tư và chuyển giao công nghệ về VNCS bởi sự yểm trợ nầy chỉ làm “Cộng giàu Đảng mạnh” và “Dân nghèo Nước yếu.”
f. CỨU TRỢ NHÂN ĐẠO: Ngưng mọi cứu trợ nhân đạo. Biện pháp nầy phù hợp với lời phát biểu đúng đắn và chín chắn của nhà tranh đấu Hoàng Minh Chính tại Đại học Harvard: “Đem tiền bạc về VN thực ra chỉ để nuôi béo cho chế độ, cho chúng bỏ túi, và củng cố chế độ, chẳng lợi ích gì cho nhân dân VN.”
(2) CHỆCH HƯỚNG XHCN: Muốn tồn tại, VC “cố tình” chệch hướng XHCN, nhưng nếu để mất “Mác XHCN” VC sẽ không còn lý do để tiếp tục cầm quyền, tiếp tục đè đầu cỡi cổ dân chúng, nên chúng “chơi chữ”: “Kinh tế Thị trường Định hướng XHCN” theo kiểu dị hợm “lấy râu ông nọ cắm cằm bà kia.” Vậy muốn diệt VC, chúng ta phải giúp chúng đi đúng hướng XHCN để chúng mau “Xuống Hố Cả Nút.” Sau thời gian được hưởng mùi “phồn hoa giả/dã tạo” (kiểu tư bản man dã), nếu VC phải buộc trở về chế độ tem phiếu, Xếp Hàng Cả Ngày, đưa con người Xuống Hàng Chó Ngựa với chế độ hà khắc như cũ, dân chúng sẽ liều mạng vùng lên theo gương Nông Dân, Dân Oan đòi lại nhà cửa, ruộng đất bị cướp đoạt, Giáo Oan các Tôn giáo đòi đất, cơ sở, Tự do Tôn giáo, Công Nhân viên đình công, bãi thị đòi tăng lương, hạ vật giá và người Thượng đòi quyền tự trị… bằng các cuộc nổi dậy với quy mô lớn, có tổ chức và phối hợp theo mô hình Cách Mạng Hoa Lài tại Trung Đông và Bắc Phi, sớm loại bỏ Chế độ CSVN.
(3) ÂM MƯU DIỄN BIẾN HÒA BÌNH: Trong thời đại bùng nổ thông tin, các phương tiện cực kỳ hữu hiệu như Radio, Truyền hình, Fax, Điện thoại, đặc biệt Internet, Facebook, Twitter và các loại Cell Phone … sẽ xuyên bức tường lửa, giúp phá vỡ từng mảng của sự bưng bít thông tin của nền chính trị vô đạo trong nước, tạo bước đột phá chuyển hóa chế độ, xóa bỏ đảng CSVN. Một mặt các Nhà Dân chủ trong nước đẩy mạnh, triển khai hoạt động phát tán tài liệu chống đối dưới dạng đơn Kiến nghị, Thư góp ý, Hồi ký chui, đòi hỏi và lên án VC vi phạm các quyền Tự do, Dân chủ, Quyền Công dân như: Tự do Tư tưởng, Tín ngưỡng, Thông tin, Ngôn luận, Báo chí, Quyền Hội họp, Lập hội, Lập đảng, Biểu tình, Bầu cử, Ứng cử, và các quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo vệ về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm …đã được quy định trong các Điều 69,70,71,72 của Hiến Pháp VNCS và Điều 19 của Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền mà CSVN đã ký kết. Dùng các Tư Liệu Lịch sử chân chính, có giá trị để lật tẩy sự tuyên truyền lừa bịp, dối trá của VC như bài: “Nói với các bạn trẻ về sự thật ở VN” của L/S Nguyễn Hữu Thống; dùng kiến thức chuyên môn về Luật pháp Quốc tế để chứng minh những vi phạm Quyền Tự do, Dân chủ tại VNCS qua các cuộc phỏng vấn trên các Đài Quốc tế như L/S Trần Thanh Hiệp; đòi Trưng Cầu Dân Ý về Độc đảng-Đa đảng của Phương Nam, dùng các tư liệu về lãnh thổ, lãnh hải để chứng minh và lên án VC dâng đất, dâng biển cho quan thầy Trung Cộng; Lời Kêu gọi tẩy chay Bầu Cử của 4 Linh mục Công giáo. Tất cả cá nhân, nhóm đối lập, tất cả các Tôn giáo: Phật giáo, Thiên Chúa giáo, Cao đài, Hòa hảo, Tin lành cần tập họp đội ngũ trong Phong Trào Dân Chủ VN thống nhất để truyền bá, xiển dương tư tưởng Dân chủ, Tự do, Nhân quyền, Đa nguyên, Đa đảng, Pháp trị, Tự do Bầu cử, Ứng cử chống lại Nhất nguyên, Độc đảng, Đảng cử Dân bầu, từng bước chuyển hóa xã hội, giác ngộ tinh thần “vô úy,” giúp các tầng lớp nhân dân vượt khỏi nhu cầu bậc thấp, tiến lên nhu cầu bậc cao của “Maslow's Hierarchy of Needs,” tạo nên thành trì nòng cốt để xây dựng Lực lượng Đối lập, lợi dụng tình hình có những vấn đề xuất hiện trong nội bộ Đảng ở cấp cao, như vụ Tổng Cục 2, Vinashin… để tuyên truyền, khích động, gây mâu thuẫn nội bộ, gây mâu thuẫn giữa các bộ phận, lực lượng, giữa Quân đội và Công an, An ninh, Tình báo để chúng tự thanh trừng, thanh toán lẫn nhau; đánh tỉa từng bộ phận, cô lập các thế lực bảo thủ, đặc biệt ủng hộ các thành phần cải cách, tiến bộ, gây bùng nổ rối loạn, khủng hoảng toàn diện để xóa bỏ Đảng CSVN và Chế độ XHCN tại VN, bởi “Chỉ CS mới thắng được CS” vì họ cùng lò, biết tẩy xấc, các mánh của nhau, biết chửi đúng nơi, đánh đúng chỗ, trị đúng bệnh. Chống Cộng kiểu những người từ nước ngoài về “đấu tranh” lại bị VC chính hiệu nói móc: “Địt mẹ! Ông chẳng biết mẹ gì về CS mà cũng đặt bày về nước chống Cộng” thì chắc chắn sẽ “Go nowhere!”
(4) TỆ QUAN LIÊU THAM NHŨNG: Bọn Đầu gấu, Đầu sõ VC biết trước số phận bi thảm của chúng trong tương lai sau khi Liên Sô, Đông Âu sụp đổ, sau khi các Phong trào Dân chủ trên thế giới dùng Sức Mạnh Quần Chúng (People’s Power) trong các cuộc Cách Mạng Nhung… thập niên 80s, 90s, đặc biệt Cách Mạng Hoa Lài đang làm rung chuyển Trung Đông, Bắc Phi để hạ bệ các tên Bạo chúa, Chế độ Độc tài, nên tìm mọi cách bóc lột, ăn cướp, ăn cắp, biển thủ, tham nhũng, tham ô, chính sách ngoại hối và kiểm soát tiền Việt kiều du lịch hiện nay… để vơ vét càng nhiều càng tốt, chuyển tiền ra các ngân hàng bí mật nước ngoài để chuẩn bị “Hạ cánh an toàn” họăc nước đến chân … thì nhảy tẩu thoát, an hưởng phần đời còn lại với núi vàng, biển đô la chiến lợi phẩm. Nhờ quan liêu, tham nhũng chúng tạo được “bè cánh quyền lợi” gồm những tên Đầu sõ có chức có quyền, cấu kết với những “cây tiền” và bọn xã hội đen (như năm Cam) để giữ vững và củng cố địa vị. Cần phong tỏa, “đóng băng” tất cả tài sản của bọn Đầu gấu Bắc Bộ Phủ ở các trương mục bí mật, chận đường đô la, vàng tiếp máu vào VNCS, và toàn dân quyết tâm ngưng hối lộ cho quan chức VC cao cấp. Mất nguồn thu nhập và dự trữ tiền “cứng,” VC chỉ còn “tiền hàng mã hình Hồ,” Thế Lực của chúng sẽ yếu, các Liên Minh ma quỷ sẽ rạn nứt dần, dễ dàng bị tấn công bởi các Lực lượng Dân chủ, nhất là các thành phần Cựu Kháng chiến, Cựu Quan chức và Đảng viên cao cấp tiến bộ được đại đa số dân chúng ủng hộ. Khuyến khích và yểm trợ các cuộc biểu tình đòi đất, đòi nhà của Nông dân, Dân oan như vụ vườn Hoa Mai Xuân Thưởng …
2. TIÊU DIỆT THẾ LỰC SỐNG VÀ BIỂU TƯỢNG CHẾT: Gồm Lăng Hồ Tặc và Hội trường Ba Đình nhân Đại Hội Đảng, Ngày Quốc Khánh, Đại Thắng Mùa Xuân, Bầu Cử… Các biện pháp từ khó thực hiện, hiệu quả lớn đến dễ thực hiện, hiệu quả nhỏ:
(1) TIN TẶC (Hacker): Ngoài Chiến Tranh Tin Học của Nguyễn Khắc Anh Tâm trong Tiến đến một Trận Ðồ Điện Toán đánh sập chế độ cộng sản ở Việt Nam” bằng máy điện toán, Internet, Facebook, Twitter và các loại Cell phone hay của NCKD qua biện pháp gọi điện thoại theo gương Nam Tư phản đối công an CSVN đánh dân và giết dân, làm đình động mọi hoạt động của nhà cầm quyền CSVN vì tất cả đường dây điện thoại của công an từ cấp phường, xã, quận, huyện, thành phố và tỉnh đều bị quá tải, chúng ta có thể sử dụng biện pháp Tin Tặc như sau:
a. ĐỆ THẤT HẠM ĐỘI: Dùng tin tặc thượng thặng xâm nhập Hệ thống Điện toán của Đệ Thất Hạm Đội Hoa Kỳ tuần tiểu ở Thái Bình Dương, truyền tọa độ Lăng Hồ Tặc và Hội trường Ba Đình, hay địa điểm Bộ Chính Trị Đảng CSVN họp… vào bộ phận hướng dẫn đầu đạn Tomahawk đã đặt trên giàn phóng. Đến giờ khai mạc Đại Hội, cuộc họp cấp cao… tin tặc ra lệnh khai hỏa, các Hỏa tiễn Tomahawks của Đệ Thất Hạm Đội sẽ tìm diệt tòan bộ các cấp Lãnh đạo nòng cốt của Đảng CSVN và Lăng Hồ Tặc.
b. DRONE: Dùng tin tặc xâm nhập máy điện toán của Trung Tâm Điều Khiển Máy Bay Không Người Lái (DRONE) mang hỏa tiễn Hell Fire đang bay, chuẩn bị bay hoặc sẵn sàng đợi lệnh bay, điều khiển các phi cơ nầy bay đến Hà Nội và phóng hỏa tiễn tấn công hai địa điểm trên.
(2) NÉM BOM-BẮN ROCKET: (Kế hoạch của Lý Tống năm 1992.)
a. KẾ HOẠCH LÀO: Liên lạc Tướng Vàng Pao, qua Lào công tác với đội quân kháng chiến H’Mong, tìm cơ hội đánh cắp máy bay tại Lào, bay về Hà Nội đánh sập Lăng Hồ Tặc bằng Anti-Tank Rocket hoặc Bom. Kế hoạch nầy cũng có thể thực hiện bằng cách đột nhập các phi trường chứa máy bay quân sự VC gần Hà Nội đánh cắp phi cơ để ném bom.
b. KẾ HOẠCH THÁI LAN: Sau khi kế hoạch hợp tác với Vàng Pao và H’Mong Kháng chiến bất thành lại được tin Tổng Thống Bill Clinton viếng thăm VNCS, tôi đã chuyển qua kế hoạch cất cánh từ Cao Miên. Do bị Người Dẫn đường phản bội, giấy phép bay bị FAA Miên tịch thu, phải chuyển qua Thái Lan, cất cánh từ Hua Hin bay về Sài Gòn rải truyền đơn kêu gọi đồng bào chớp lấy cơ hội công khai tập họp chào đón Clinton, biểu tình nổi dậy, lật đổ bạo quyền VC.
(3) ĐÀO HẦM: Dùng máy đào cống rãnh lọai nhỏ, đào đường hầm từ một vị trí thuận lợi gần Lăng Hồ Tặc và Hội Trường Ba Đình, dùng máy GPS định hướng đến tọa độ. Đào đến dưới Lăng và Hội Trường, đặt chất nổ có sức công phá mạnh, có bộ phận kích nổ từ xa hoặc bằng điện thoại di động (cell). Đúng thời điểm đã định, bấm nút kích nổ hoặc gọi số điện thọai đặt trong bom.
(4) PHÁO KÍCH: Mua chuộc, thuyết phục, đánh cắp Hỏa tiễn 122 ly hoặc súng cối, đại pháo. Người phụ trách là pháo thủ chuyên nghiệp sử dụng thành thạo các loại vũ khí nầy. Chỉ cần vài quả hỏa tiễn 122 ly, pháo, cối được điều chỉnh chính xác đủ khả năng sát hại các tên đầu sõ CS, đánh sập Lăng Hồ.
(5) CẢM TỬ: Dùng cảm tử quân lái xe bom hoặc mang bom tự sát bất thình lình đâm vào một trong hai mục tiêu trên. Không nổ bom tại các bến xe buýt, tàu điện ngầm hoặc khu thị tứ gây thiệt mạng thường dân vô tội như quân khủng bố, chỉ tấn công các mục tiêu đầu não chính trị hoặc quân sự nên sẽ không bị thế giới lên án hoặc kết án khủng bố. Công tác nầy nếu dùng tín đồ Muslim vào cuộc Thánh chiến sẽ có người tình nguyện để trở thành Thánh Tử đạo, lên Thiên đàng cưới 72 trinh nữ tuyệt trần, ở dinh thự 74 phòng, ăn 72 món… Nhưng với bản chất Dân-Tù của người VN, khó tìm được một Phạm Hồng Thái…trong đại bộ phận thanh niên sa đọa, trong đám quần chúng vô cảm và trong những Cựu Tù Chính trị, Tù binh hải ngoại bởi điều đáng “sợ” mới như ĐCB đề cập trong Thép Đen IV:“Bây giờ lại sợ chết no, Hết thời sắn độn bo bo ngày nào!”
(6) KHINH KHÍ CẦU-BONG BÓNG BAY : Dùng khinh khí cầu lọai nhỏ hoặc một chùm bong bóng bay mang chất nổ được kích hỏa từ xa. Nghiên cứu, thử nghiệm trước và bơm khí vừa “đủ” để khinh khí cầu hoặc bong bóng bay ở độ cao vừa phải, sát nóc Hội Trường hoặc Lăng Hồ Tặc (ở độ quá cao không gây hiệu quả lớn còn gây thiệt hại nhân mạng thường dân). Canh hướng gió để bay chính xác qua hai vị trí nầy, không chệch hướng quá xa như VC đang “chệch hướng XHCN” hiện nay. Cần thực tập nhiều lần tại những nơi vắng vẻ, đặc biệt theo dõi thường xuyên hướng gió thay đổi tại Hà nội. Người thứ nhì phụ trách kích nổ có thể quan sát bằng mắt trần (đứng gần mục tiêu) hoặc bằng ống nhòm (đứng xa) để bấm bom đúng lúc khinh khí cầu-bong bóng đến mục tiêu.
(7) PHI CƠ ĐỒ CHƠI (Toy Airplane): Rất nhiều trẻ VN hiện nay có khả năng tài chánh mua các lọai phi cơ đồ chơi và sử dụng khá nhuần nhuyễn đủ sức biểu diễn các động tác nhào lộn tuyệt cú mèo bằng remote control. Thiết kế lại phi cơ để có thể mang theo khối chất nổ nhỏ có sức công phá lớn. Điều khiển phi cơ bay đến mục tiêu và đâm vào nóc Hội Trường, Lăng Hồ để đánh bom vào thời điểm đã định.
8. XE ĐỒ CHƠI (Toy Car): Xe đồ chơi điều khiển từ xa cũng cần thiết kế lại để không bị mất thăng bằng và đủ sức mang nổi khối chất nổ phụ trội. Lợi dụng những lúc trời mưa, gần tối, bóng đêm, điều khiển xe tiếp cận Lăng Hồ theo hành trình đã nghiên cứu ít chướng ngại. Đội Lính Phòng Vệ Lăng Hồ khó phát giác, đề phòng. Kích nổ bằng remote control. Ý kiến nầy phổ biến nhiều năm trước khi Mỹ thí nghiệm Toy Cars tại sa mạc Iraq như một vũ khí tấn công mới.
3. TRUNG CỘNG XÂM LƯỢC
Thay vì “Biểu Tình tại Gia” trong nước hay “Biểu Tình Ngoài Đường” tại Thụy Sĩ và khắp nơi lên án Trung Cộng xâm lăng VN qua vụ Hoàng-Trường Sa, qua vụ Beauxit Cao Nguyên, chúng ta “chọc” cho Trung Cộng (TC) tấn công xâm lược VN càng sớm càng tốt mới còn cơ hội Cứu Nước! Khi TC xâm lăng, không “hợp tác với VC” để chống ngoại xâm như một số người, tổ chức chủ trương; trái lại, chúng ta sẽ “Ngư ông đắc lợi,” lợi dụng cuộc chiến để tiêu diệt VC, bởi kẻ nội xâm, nội thù còn nguy hiểm gấp ngàn lần “ngoại xâm, ngoại thù!” Còn VC thì càng ngày càng mất đất, mất biển, càng lệ thuộc tiệm tiến vào Tàu, và một khi bị hoàn toàn thống trị của Tàu qua tay của bọn ngụy quyền tay sai VC, chẳng quốc gia nào có quyền lên tiếng hoặc can thiệp. Nhưng một khi bị TC tấn công xâm lược công khai, và sau khi đã tiêu diệt trọn vẹn mọi mầm mống VC, Dân ta có thể đoàn kết một lòng để đánh ngoại xâm và thế giới có đủ pháp lý để đưa quân và vũ khí đến giúp. Đó là “đòn tự sát-sát địch” để sống còn như các phim kiếm hiệp khi bị địch thủ tấn công sau lưng và ôm chặt.
Như vậy, thay vì lên án TC xâm lược, chúng ta cần tìm biện phap “chọc” TC xâm lược càng sớm càng tốt để giải quyết đại nạn “nội xâm, nội thù” của VN, theo câu thơ viết theo giọng “Quảng Nôm, Quảng Ngỡi” (Quảng Nôm hay cỡi Quảng Ngỡi hay boàn/bàn) và kiểu đổi “con người” thành “con ngài” của Nguyễn Du khi bí vận, thiếu từ dựa theo ca dao:
“Thương cha đừng chọc ăn mày” àThương Tổ Quắc phải chuặc Ba Tàu!”