Thứ Bảy, 30 tháng 4, 2011 by LTSA

SAIGON -- Một giBản tin từ trang blog Dân Làm Báo hôm 29/4/2011 có nhan đề “Ai đã tiếp tay “xóa sổ” Giáo Xứ Thanh Bình?” đã kể chuyện một giaó xứ tại quận 2 Sài Gòn đã bị xóa sổ sạch sẽ để tư bản đỏ sẽ xây khu giaỉ trí gọi là “Đảo Kim Cương.”
Nơi naà trước kia là một trại phong, và chính phủ đã dùng bạo lực giải tỏa, yêu cầu mọi người trong trại này phải dọn về trại phong Bến Sắn.
Bản tin ký tên Người Thanh Bình của trang tin này viết trích như sau.
“Nay toàn bộ bà con trong trại phong đã bị cưỡng chế, với thân phận bệnh hoạn, không được ai nâng đỡ kể cả tinh thần lẫn vật chất, công với sự thiếu hiểu biết, nên đã bị cường quyền đền bù với giá rẻ mạt ! ...
Tên thường gọi : Trại phong Thanh Bình, Phường Bình Khánh, quận 2 , Saigòn.
Đất trại phong Thanh Bình trước kia của Hội Thừa Sai Paris (MEP) bán lại cho Tòa Tổng Giám Mục Sài Gòn, diện tích thửa đất này 106 mẫu, nhằm mục đích phục vụ người phong. Giáo Xứ Thanh Bình do Đức cha Phaolô Nguyễn Văn Bình thành lập do đó trại mang tên Ngài, Ngài giao cho Hội Bạn Người Cùi Việt Nam điều hành trại phong.
Trước năm 1975, người trong trại phong dùng đất cất nhà ở, canh tác làm ruộng kiếm kế sinh nhai. Thành viên trong trại đa số là người giáo dân công giáo. Có nhà nguyện, có giáo dân và có linh mục đến dâng lễ thường xuyên và trại phong Thanh Bình trở thành giáo xứ Thanh Bình.
Trong biến cố 1975, chủ tịch ban điều hành Hội Bạn Người Cùi Việt Nam vượt biên. Thành phố lấy lý do chủ hộ vượt biên nên quản lý trại phong Thanh Bình. Tuy vậy các hoạt động tôn giáo vẫn diễn ra bình thường. Giáo dân trong trại phong vẫn đi lễ, linh mục vẫn thường xuyên đến dâng lễ trong ngôi nhà thờ có từ thời mới thành lập trại.
Nhà Thờ Thanh Bình. Nay chỉ là một bãi gạch bị đập nát! San bằng!
Sau khi thành phố quản lý 106 mẫu đất của trại phong Thanh Bình, thành phố chỉ chừa lại cho dân trong trại phong 7,1 mẫu làm thổ cư và 5,7 mẫu để canh tác. Nằm trong một hòn đảo, bao vây bởi con rạch lớn và ghe thuyền có thể qua lại.
Nay có kế hoạch giải tỏa trại phong và dự trù đưa bệnh nhân về trại phong Bến Sắn. Để biến thành hòn đảo Kim Cương; vui chơi giải trí , với tiêu chuẩn 5 sao. Hiện nay giá 1m2 đất tại đây khoảng 70.000.000 VNĐ ( bảy mươi triệu ) Trong khi đền bù cho dân với giá ban ơn: 1.200.000 VNĐ!
Đài Đức Mẹ. Bị đập nát ! Chỉ còn lại chân đài ! Ai đem Đức Mẹ đi nhốt ở mô ?
Thực chất, đất này vẫn là sở hữu của Tòa Tổng Giám Mục Saigon. Hội Bạn Người Cùi Việt Nam chỉ là hội đại diệnTòa Giám Mục quản lý trại phong chứ không phải là sở hữu chủ. Nhân đây cũng xin nói thêm: Hội Bạn Người Cùi Việt Nam không phải là của chính quyền trước năm 1975, mà chỉ là một đòan thể công giáo tiến hành được ủy quyền điều hành trại phong nhân danh Tòa Tổng Giám Mục.
Vì lẽ sang nhượng cho Tòa Tổng Giám Mục với mục đích phục vụ người phong nên Hội Thừa Sai Paris bán lại 106 mẫu đất này cho Tòa Tổng Giám Mục Saigon với giá chỉ 1 đồng bạc.
Nay toàn bộ bà con trong trại phong đã bị cưỡng chế, với thân phận bệnh hoạn, không được ai nâng đỡ kể cả tinh thần lẫn vật chất, công với sự thiếu hiểu biết, nên đã bị cường quyền đền bù với giá rẻ mạt!
Bà Nguyễn Thị Quế, 83 tuổi, vào trại năm 1968: “Chúng tôi sẽ sống ra sao nếu không được bồi thường về nhà, đất khi bị thu hồi?”
Ngay cả ngôi nhà thờ, cũng bị ai đó phá dỡ, kể cả Đài Đức Mẹ cũng bị đập phá ! Nay chỉ còn trơ trọi một bãi đất trống, chân đài Đức Mẹ bị xô đổ, chỉ còn lại một khúc bê tông! Vào khoảng cuối tháng 3/2011.”(hết trích) Độc giả có thể đọc thêm chi tiết ở trang: danlambaovn.blogspot.com/

aó xứ đã bị xóa sổ sạch
by LTSA

Có lẽ một trong những mốc thời gian – đúng hơn là mốc lịch sử - mãi đậm nét trong tâm trí nhiều người dân Việt là Biến cố năm 1975

Trĩu nặng nỗi âu lo

Ngày 30-04-1975 khi Saigòn thất thủ về tay CS Hà Nội, khi các chiến xa và xe tăng của quân “Giải Phóng” húc đổ những cánh cổng sắt nặng nề của Dinh Độc Lập, khi người “thua trận” ở Miền Nam trĩu nặng nỗi âu lo, tủi hận, oán hờn, khi cảnh “bể dâu” ngập tràn Miền Nam Tự do gây nên cảnh xót xa niềm hưng phế.

Nhân còn vài ngày nữa là đến thời điểm lịch sử này, Blog Việt Thức phổ biến “Bài thơ cho Tháng Tư Đen” của nhà thơ Ngô Minh Hằng, mở đầu rằng:

Năm tháng theo nhau rụng xuống đời
Tháng Tư lại đến, biển sầu khơi !
Tháng Tư này nữa là bao nhỉ
Mà vẫn xa quê, vẫn phận hời ???

Tóc đã phai xanh, tuổi đã chiều
Vì sầu tổ quốc, vẫn đăm chiêu
Phần thương dân tộc trong hờn tủi
Phần xót quê hương đỏ giáo điều …

Rồi nỗi “Buồn Tháng Tư” của tác giả Trúc Xanh trên blog Dân chủ-Nhân quyền cho VN cũng chất chứa “niềm đau muôn thuở”:

Tháng Tư nào nắng trưa hè vụt tắt.
Tháng Tư nào dài dặc một đêm đen.
Tháng Tư nào nghe máu ứa trong tim.
Tháng Tư nào thành niềm đau muôn thuở.

Tháng Ba gãy súng


Sài Gòn ngày 30-04-1975. AFP PHOTO.


Qua bài tựa đề “Tháng Ba gãy súng. Tháng Tư tan hàng” đăng trên blog Việt Thức, tác giả Huy Phươngkhông rõ “liệu chúng ta còn nhớ gì không” khi Tháng Ba đã qua và tháng Tư đã đến?

Có còn nhớ “Những hàng dương trên bờ biển Thuận An và Tư Hiền đã xanh mướt qua mấy mùa mưa gió, rừng núi cao nguyên trên đường lộ 7B đã đâm lộc nẩy chồi bao bận”? và “Những ai đã trải qua thời gian tù đày khắc nghiệt còn nhớ gì những ngày lội suối băng rừng, thân còm, bụng lép.

Những ai đã đến được bến bờ qua những ngày lênh đênh trên biển cả, còn nhớ gì những nỗi hãi hùng, đau đớn tủi nhục mà tiếng kêu gào oan khiên không đến được trời xanh”? Và rồi ngày 30 Tháng Tư lại đến, tác giả e rằng “cuộc chiến cũng như người chết đã bị lãng quên”!

Nhưng tác giả vẫn tin rằng những hình ảnh “ Tháng Ba Gãy Súng”, “Tháng Tư tan hàng” trong hỗn loạn, chết chóc đau thương và tủi nhục ấy khó mà nhạt nhòa trong ký ức của những người thua cuộc. Tác giả Huy Phương hồi tưởng thảm cảnh đã xảy ra:

“Tháng Ba Gãy Súng” làm cho chúng ta có một chút gì nhớ đến Cao Xuân Huy, người lính Thủy Quân Lục Chiến đã vứt súng trên biển Thuận An, trong đoàn quân lui binh hỗn loạn, không được yểm trợ phi pháo, trước mặt là biển cả muôn trùng, sau lưng là giặc đuổi cận kề, mà không hề có tàu thuyền nào vào ghé bến.

Những người lính dũng cảm mới hôm qua đây, phút chốc đã trở thành những mục tiêu cho những du kích bắn sẻ và những tên tiền sát viên địch điều chỉnh pháo binh, điều mà một người lính TQLC khác là Tô Văn Cấp đã đau đớn đặt tên cho chốn lui quân, nơi tuyệt lộ này là “pháp trường cát”, nơi chiến trường phơi thây bao chiến sĩ của chúng ta.

Tháng Ba gãy súng làm cho chúng ta nhớ lại đoạn đường xương máu kinh hoàng từ Phú Bổn về duyên hải trong những ngày bỏ cao nguyên, làm tan rã một quân đoàn. Một cuộc rút quân không kế hoạch, không có cấp chỉ huy, không có quân bạn yểm trợ, đem con bỏ chợ, hỗn loạn và chết chóc khốn cùng.

Người lính lâu nay ở với xóm làng, rừng núi, khuya sớm đùm bọc nhau, ngày nay một người lính lên xe ra đi, năm người dân bồng bế dắt díu nhau chạy theo. Nỗi đau của người lính hôm nay là không bảo vệ được người dân, vì vận nước, ngay người lính có súng mà phải vứt súng, có đất mà phải bỏ đất.

Tháng Tư tan hàng, người lính bị trói tay, người lính bị phản bội, người lính ở lại sau cùng để cho những chuyến tàu chở người ra đi, để cho những chuyến phi cơ rời phi đạo đi về một chân trời hy vọng tự do, bỏ lại quê hương tù đày. Bao nhiêu thảm cảnh đã xảy ra cho miền Nam sau ngày “tan hàng” hay “mất nước”, danh từ sử dụng tùy theo sự suy nghĩ, nỗi mất mát và tâm trạng của mỗi người.”

Khúc ruột ngàn dặm


Thuyền nhân Việt Nam vừa đến được Malaysia

vào những năm cuối thập niên 70. AFP PHOTO


Qua bài “Hoài niệm 30-4: Tìm mãi yêu thương” được phổ biến trên nhiều trang mạng nhật ký, thầy Nguyễn Thượng Long từ Hà Đông “nghĩ rằng đã là người Việt Nam, dù là người chiến thắng hay là kẻ chiến bại, dù ở đâu trên mặt đất này thì ai ai vào ngày tháng đó cũng thở phào và không ít thì nhiều đều có chung cảm hứng yêu thương nhau như vậy.

Nhưng những gì đã diễn ra sau mốc lịch sử đó lại không hoàn toàn như vậy…”. Thầy Nguyễn Thượng Long cho biết:

“Thế hệ chúng tôi…sinh ra và lớn lên cùng với sự ra đời của nhà nước “Việt Nam Dân chủ Cộng hòa – Độc lập Tự do Hạnh phúc”.

Tuổi ấu thơ chúng tôi trôi đi cùng với những cuồng nộ của một thế thái nhân tình rất xa lạ với những phẩm chất truyền thống của một dân tộc bản chất là hiền hòa.

Kí ức đầu đời của thế hệ chúng tôi chưa thể nhạt nhòa về những gì đã đến sau những phát triển quái gở của chủ thuyết “Đấu tranh giai cấp”, về con đường chuyên chính vô sản, về bạo lực cách mạng mà những người cộng sản đã du nhập vào đất nước chúng tôi. Vẫn còn nguyên đó những câu hỏi đầy ám ảnh:

Tại sao lại phải “Đào tận gốc, trốc tận rễ” đám Trí – Phú – Địa – Hào… rồi bây giờ lại gọi đó mới chính là nguyên khí của đất nước!

Tại sao lại phải cải tạo thực ra là đánh sập công thương nghiệp tư bản tư doanh tới 2 lần (Miền Bắc sau năm 1954 – Miền Nam sau 30/4/1975). Sau 1986 đến nay lại phải làm lại gần như từ đầu.

Tại sao sau ngày 30/4/1975, ngày con Lạc ở miền Bắc chiến thắng cháu Hồng ở miền Nam, người chiến thắng không thực lòng hòa hợp, hòa giải mà lại tạo ra những thương tổn không đáng có trong lòng những kẻ bại trận.

Những ngày tháng tù đầy, cải tạo và phân biệt đối xử với quân nhân, viên chức chính quyền cũ và vợ con gia đình họ đến nay vẫn là những kí ức đầy hãi hùng. Vì những hãi hùng này mà ngày đó hàng triệu người con đất Việt phải liều thân bỏ xứ ra đi…”

Thưa quý vị, có lẽ 1 trong những vấn đề gây nhiều tranh cãi nhất sau ngày 30 Tháng Tư năm 1975 là lời kêu gọi của giới cầm quyền VN dành cho “khúc ruột ngàn dặm” hãy cùng xoá bỏ hận thù, hòa hợp hòa giải dân tộc.

Trước khi lâm nạn, Blogger Phan Kiến Quốc – tức GS Phạm Minh Hoàng – có nhận xét về những bài kêu gọi sự hòa hợp, xoá bỏ hận thù qua bài viết của ông tựa đề “Xoá bỏ hận thù: Tại sao không ?”. Blogger Phan Kiến Quốc nhận xét:

“Ngay trong lúc đi tìm sự hòa hợp, chúng ta vẫn chỉ đi tìm từ phía “kẻ thắng”, nên khó mà tìm ra sự đồng thuận.
Blogger Phan Kiến Quốc

 “Chủ đề này đã nhiều lần được đưa lên báo, đã có nhiều cuộc hội thảo, đã có nhiều phát biểu nhưng hình như nó vẫn còn nguyên vẹn, nếu không báo chí và truyền thông chẳng có hàng loạt bài “bức xúc” như vậy.

Nhưng sau khi đọc những bài viết này thì những trăn trở trong tôi chẳng những không bớt mà còn nổi sóng hơn. Cái thắc mắc trước tiên là các bài viết hầu như đều bắt đầu bằng điệp ngữ “Không có kẻ thắng người thua nhưng cả dân tộc Việt Nam thắng”, nhưng tất cả các bài viết đều xuất phát từ “kẻ thắng”, họa hoằn lắm thì cũng thấy ông Nguyễn Cao Kỳ, Tướng Nguyễn Hữu Có, nhưng những nhân vật này từ lâu cũng chẳng còn ở phía “kẻ thua”.

Điều đó có nghĩa rằng ngay trong lúc đi tìm sự hòa hợp, chúng ta vẫn chỉ đi tìm từ phía “kẻ thắng”, nên khó mà tìm ra sự đồng thuận.”

Qua bài tựa đề “36 năm đất nước thống nhất, một tội danh bị đánh tráo, nỗi buồn riêng và chung”, blogger Lê Diễn Đức lưu ý rằng:

“Dưới bàn tay cai trị của Đảng cộng sản Việt Nam, rõ ràng các khái niệm đã được đánh tráo trơ trẽn và nhanh chóng”, từ “phản động” thành “khúc ruột ngàn dặm”, rồi “phù phép biến hoá tội danh” cho tới hãy “quên quá khứ, hướng tới tương lai”.

Blogger Lê Diễn Đức nhận thấy:

“Giờ đây, lực lượng đông đảo những người “trốn ở lại nước ngoài” mỗi năm gửi về nước nhiều tỷ đôla, mang tiền về nước đầu tư, Nhà nước ra Nghị quyết 36 gọi họ là bộ phận không thể tách rời khỏi cộng đồng dân tộc, là “khúc ruột ngàn dặm”, có thể xênh xang “áo gấm về làng”:

Ngày đi, Đảng gọi Việt gian
Ngày về thì Đảng chuyển sang Việt kiều
Chưa đi: phản động trăm chiều
Đi rồi thành khúc ruột yêu ngàn trùng!”

Thanh Quang cảm ơn quý vị vừa theo dõi Mục Điểm Blog hôm nay, và mong gặp lại tất cả quý vị cũng vào tuần tới.

Thanh Quang, phóng viên RFA
by LTSA

QUỶ ĐỎ


Nước Việt chìm trong nỗi khổ đau ,
Côn đồ thống trị đảng ngu lâu .
Dân nghèo xác nhục lo từng bữa ,
Trí thức hồn kinh chịu cúi đầu .
Bán nước ngu dân thời cộng sản ,
Theo đuôi liếm đít bọn Nga ,Tàu .
Rồng Tiên đảng trị thành trâu ,ngữa,
Quỷ đỏ làm sao có mạnh giàu ./.




DIỄN HỀ

Sắp khoai vô ấm trước trong nồi ,
Đảng cử dân bầu đã biết ai ?
Mặt trận hiệp thương tay đảng cả ,
Nhân dân phiếu bỏ diễn hề thôi .
Thớt tanh nhặng bọ tranh nhau bậu ,
Nghị gật đầu tôm chỉ đến ngồi .
Bán nước theo Tàu quân đảng cướp ,
Cầu vinh chịu nhục phận làm tôi ./.





THĂNG LONG
Thứ Sáu, 29 tháng 4, 2011 by LTSA

Sau ngày Cộng sản chiếm miền Nam 30/4/1975, khẩu hiệu “Chủ Nghĩa Mác Lê Bách Chiến Bách Thắng” đã được giăng khắp hang cùng ngõ hẻm. Khẩu hiệu trên cũng được các cán bộ cộng sản từ Bắc vào lên lớp giảng dạy cho dân miền Nam . Thực ra khẩu hiệu chỉ nói lên một điều duy nhất: chủ nghĩa Mác Lê do một thiểu số cộng sản cầm quyền lần này đã thắng Dân Tộc Việt Nam . Chúng ta đều biết chủ nghĩa Mác Lê là một chủ nghĩa quốc tế. Tại Việt Nam , chủ nghĩa này kết hợp với tư tưởng và hành động bạo chúa của Stalin và Mao trạch Đông. Chủ nghĩa Mác Lê Stalin và Mao lấy đấu tranh giai cấp, lấy bạo lực cách mạng để cướp và nắm giữ chính quyền.

Giở lại trang sử Việt Nam, những năm đầu 1920, khi Hồ chí Minh vừa gia nhập Quốc Tế Cộng Sản, Hồ đã gây ra nạn phân hóa trong hàng ngũ những ngừơi đấu tranh giành độc lập dân tộc tại Pháp. Những người Quốc Gia đã nhận ra ngay Cộng sản là một thế lực Quốc Tế. Nếu theo chủ nghĩa này khi đánh đuổi được người Pháp Việt Nam sẽ lại lại lọt vào vòng thuộc địa của đế quốc Liên Sô. Quốc Tế Cộng Sản còn chủ trương tiêu diệt giai cấp, tiêu diệt những thành phần quốc gia dân tộc. Chủ trương này đi ngược với truyền thống: dân tộc con trăm trứng - anh chị em một nhà. Bởi vậy các chiến sỹ quốc gia đã công khai bất đồng chính kiến với Hồ chí Minh và một thiểu số người chạy theo Quốc Tế Cộng Sản.

Ngày nay nhiều nguồn sử liệu cho thấy Hồ chí Minh và đảng Cộng sản Việt Nam đã nhận các khỏan tài chính to lớn từ Liên Sô để thực hiện “Cách Mạng Cộng Sản” tại Đông Dương. Thậm chí có những bức thơ Hồ chí Minh bèo nheo với Quốc Tế Cộng Sản không được Quốc Tế Cộng sản trả tiền tương xứng về công lao “khuyển mã” của mình. Hồ lại còn bán Cụ Phan Bội Châu cho Pháp vừa có tiền vừa mượn tay Pháp tiêu diệt được một lãnh đạo Phong trào chống Pháp không theo Cộng sản.

Khi Chủ Nghĩa Mác Lê bắt đầu lan tới Việt Nam những năm 1930-40, đảng Cộng sản thay vì đấu tranh giành độc lập cho đất nước, tự do cho dân tộc, lại lo đấu tranh giai cấp. Đảng Cộng sản lấy chủ trương "trí, phú, địa, hào đào tận gốc trốc tận rễ", lấy bạo lực cách mạng làm phương tiện tiêu diệt mọi thành phần không theo cộng sản. Nạn nhân của Sô Viết Nghệ Tĩnh, của Nam Kỳ Khởi Nghĩa không phải là người Pháp mà lại chính là những người Việt Nam không theo Cộng sản và những người nông dân bị Cộng sản lường gạt mang thân mình lót đường xây dựng đế quốc Liên Sô .

Ngày 9/3/1945, khi Nhật đảo chánh Pháp và trao quyền cho Hòang Đế Bảo Đại. Chính phủ Trần trọng Kim được thành lập, vừa lo nạn đói, lo cải cách xã hội và giáo dục, lo soạn thảo hiến pháp, lo xây dựng một chính quyền dân chủ. Việt Minh ngược lại xây dựng bạo lực để nổi dậy cướp chính quyền.

Sau đó đến lượt người Nhật đầu hàng Đồng Minh. Ngày 19/8/1945, Việt Minh cướp được chính quyền, Hòang Đế Bảo Đại phải thóai vị. Khi đã củng cố được quyền hành đảng Cộng sản quay súng tiêu diệt mọi tổ chức hay cá nhân không theo cộng sản. Đức Thầy Hùynh Phú Sổ, Lý Đông A, Trương Tử Anh, Phan Văn Hùm, Tạ Thu Thâu và hằng trăm lãnh đạo các Tổ Chức Quốc Gia khác đã bị Cộng sản tiêu diệt. Hàng chục ngàn các chiến sỹ đấu tranh cho độc lập và tự do dân tộc thuộc Cao Đài, Hòa Hảo , Việt Quốc và thuộc hàng trăm các Tổ Chức Chính Trị Quốc Gia khác đã bị đảng Cộng sản xuống tay tiêu diệt. Nhân lực và tiềm lực của Dân Tộc đã bị đảng Cộng sản bán rẻ cho Tổ Quốc Liên Sô trong Thế Giới Đại Đồng.

Tất cả Chương Trình quan trọng của đảng Cộng sản đều đã được Báo cáo cho Quốc Tế Cộng sản. Gần đây hai bức thư của Hồ Chí Minh gởi Stalin, xin được xem xét và cấp chỉ dẫn cho Chương trình Cải cách Ruộng đất của Đảng Lao động Việt Nam đã được phát hiện trong đống hồ sơ của Cục Lưu trữ Quốc gia Nga. Một ngày không xa chúng ta sẽ có được những tài liệu đảng Cộng sản buôn dân bán nước để viết lại một trang sử bi hùng dân tộc.

Người Pháp quay lại Đông Dương và từng bước trao trả độc lập cho cả 3 nước Việt Miên Lào . Nhưng người Pháp cương quyết không trao quyền lực cho Hồ chí Minh vì biết rõ ông ta là một cán bộ Quốc Tế Cộng sản, đảng Cộng sản và Việt Minh chỉ là một tổ chức ngọai vi của đảng Cộng sản Quốc Tế. Người Pháp từng bước chính thức trao trả độc lập cho Cựu hoàng Bảo Đại để thành lập chính quyền Quốc Gia. Những người Quốc Gia với tâm huyết giành độc lập và thống nhất đất nước đã liên kết dưới sự lãnh đạo của Cựu Hòang . Trong khi đó vì muốn đảng Cộng sản nắm được độc quyền chính trị, Hồ Chí Minh cương quyết tiếp tục chiến tranh tiêu diệt chính quyền, quân đội và mọi cá nhân, tổ chức Quốc gia.


Năm 1949, đảng Cộng sản Trung Hoa chiếm được lục địa Trung Hoa, khi ấy Mao Trạch Đông nói rõ ý đồ dùng Đông Dương làm bàn đạp và đảng Cộng sản Việt Nam làm tay sai để bành trướng phong trào Cộng sản xuống các nước Đông Nam Á. Sẵn mang bản chất tay sai từ thể xác lẫn tư tưởng, Hồ và đảng Cộng sản Việt Nam đã sang Tàu rồi sang Nga để chính thức nhận lãnh trách nhiệm Quốc Tế tại Đông Dương. Chính yếu tố này đã làm cho cuộc chiến tranh Đông Dương lần thứ nhất (1945-1954) mở rộng thêm và càng ngày càng khốc liệt hơn.

Chiến tranh Việt Nam còn được gọi là chiến tranh Đông Dương, vì ngòai chiến trường chính là Việt Nam, còn hai chiến trường phụ là Lào và Cam Bốt. Đảng Cộng sản Việt Nam đã được Quốc Tế Cộng Sản phân công nhiệm vụ trên cả ba chiến trường.

Nếu Đông Dương không có đảng Cộng sản Việt Nam thì Đông Dương đã không xảy ra chiến tranh. Thật vậy sau thế chiến thứ hai, tất cả các nước trong khu vực Đông Nam Á có hoàn cảnh địa lý và chính trị tương tự Việt Nam đều đã giành được độc lập, được tự do và đều không bị lâm vào chiến tranh như tại Đông Dương. Người Pháp cũng đã từng bước chính thức trao trả độc lập cho Cựu hoàng Bảo Đại để thành lập chính quyền Quốc Gia.


Khi chiến tranh Đông Dương đến hồi khốc liệt nhất, đảng Cộng sản đã theo lệnh của Liên Sô và Trung Cộng chia đôi đất nước Việt Nam . Thay vì lo cho đời sống của người dân miền Bắc, đảng Cộng sản lại tiếp tục đưa quân đội và khí giới vào miền Nam . Nói một cách khác nếu không có đảng Cộng sản Việt Nam thì cuộc chiến tranh Đông Dương lần thứ nhất đã tránh được, và cuộc chiến tranh Đông Dương lần thứ hai (1954-1975) dĩ nhiên đã chẳng xảy ra.

Sau Hiệp Định Đình Chiến Geneve, tiếp tục vai trò bành trướng được Quốc Tế Cộng Sản giao phó, quân đội và cán bộ cộng sản với trang bị vũ khí của Liên Sô, Trung cộng và các nước Đông Âu, đã ào ạt xâm lấn ba quốc gia Đông Dương. Phản ứng lại Hoa Kỳ và các Quốc Gia Đồng Minh gởi quân sang nhưng chỉ nhằm bảo vệ các quốc gia này không để lọt vào tay quân cộng sản. Phía Cộng sản tăng cường chiến tranh. Cuộc chiến càng ngày càng trở nên khốc liệt hơn. Phía Cộng sản quyết tâm nhuộm đỏ Đông Dương, trong khi đó Hoa Kỳ lại vẫn chạy theo chiến lựơc ven bờ chỉ lo giữ Đông Dương thay vì tấn công Khối Cộng Sản.

Để duy trì chiến lược bảo vệ Đông Dương Hoa Kỳ đã phải trả một giá rất đắt cả về cả nhân lực lẫn tài lực. Trên các Đài truyền hình Hoa Kỳ tin tức chiến trường tạo ra hình ảnh Hoa Kỳ đã thất bại trong cuộc chiến tại Việt Nam . Mỗi tuần hàng ngàn binh sỹ Hoa Kỳ tử trận hay bị thương, cuộc chiến như đang xẩy ra tại chính Hoa Kỳ. Phong trào phản chiến nổi lên gây ảnh hưởng đến chính giới và chính sách Hoa Kỳ.

Mặt khác Hoa Kỳ khi ấy đã bắt tay được với Trung Hoa Cộng Sản. Vì thế họ cũng thay đổi chiến lược và chính sách tại Đông Dương. Hiệp Định Ba Lê được ký kết. Hiệp Định này lại ngầm chấp nhận sự hiện diện quân đội Bắc Việt tại Đông Dương. Hoa Kỳ rút quân đội trong khi đó quân đội Bắc Việt lại gia tăng xâm nhập người và vũ khí vào Nam . Quốc Hội Hoa Kỳ lại quyết định cắt giảm Quân viện cho Việt Nam Cộng Hòa. Thiếu quân trang, quân cụ Việt Nam Cộng Hòa đã lọt vào tay quân cộng sản ngày 30/4/1975.

Trong gần 3 thập niên từ 1949 tới 1975, dân tộc Việt đã kiên cường chống lại Khối Cộng sản Quốc Tế do Nga Tàu lãnh đạo. Bao chiến sỹ Quốc Gia , chiến sỹ quân đội Việt Nam Cộng Hòa và người dân miền Nam đã anh dũng chiến đấu bảo vệ miền đất cha ông để lại và xây dựng một miền Nam tự do. Ở cuối cuộc chiến Trung cộng lộ rõ bản chất xâm lược mang quân xâm chiếm Hòang Sa. Ngặt nỗi quần đảo này đã đựơc Hồ và đảng Cộng sản Việt Nam chuyển giao cho Trung cộng từ những năm 1958.

Ba mươi sáu năm qua, thiểu số cầm quyền cộng sản đã thiết lập một thể chế tòan trị tại Việt Nam . Thiểu số cầm quyền cộng sản lại xuất thân từ những kẻ chuyên lấy đấu tranh giai cấp, lấy bạo lực cách mạng làm phương tiện tiến thân. Như Hồ chí Minh họ đã hiến dâng thể xác và tinh thần cho tư tưởng ngọai lai Mác Lê Stalin Mao , vì thế họ luôn sẵn sàng tình nguyện làm tay sai cho ngọai bang Nga Tàu . Ngay sau 1975, Đảng Cộng sản lại đưa Việt Nam vào hai cuộc chiến tranh ở biên giới Tây Nam (1975-1989) và biên giới phía Bắc (1979-1989), hai cuộc chiến này lại do những mâu thuẫn nội bộ giữa các đảng Cộng sản Liên Sô, Trung Quốc, Việt Nam và Cam Bốt tạo ra. Đảng Cộng sản Việt Nam khi ấy luôn mồm hãnh diện làm “nhiệm vụ quốc tế” cho Liên Sô để chống lại “chủ nghĩa bá quyền Trung Quốc”.

Chiến tranh từ 1945 đến 1989 đã làm cho hàng triệu binh lính và thường dân vô tội Việt Nam bị chết và bị thương tổn cả tinh thần lẫn thể xác. Chiến tranh cũng làm phân hóa dân tộc chỉ mang lợi cho đảng Cộng sản tiếp tục cầm quyền và Trung cộng từng bước thực hiện chiến lược xâm chiếm Việt Nam . Trung Cộng đã đánh chiếm Hòang Sa, Trường sa và nhiều phần lãnh thổ Việt Nam. Thế mà đảng cộng sản lại bắt bớ, đàn áp mọi tiếng nói yêu nước đòi bảo vệ chủ quyền lãnh thổ. Gần đây chúng ta lại biết thêm Bộ Chính trị đảng Cộng sản Việt Nam đã bán sống Tây Nguyên cho Trung Cộng khai thác bauxite, bán rừng để Trung cộng tòan quyền khai thác hay xây dựng căn cứ để xâm thực Việt Nam.

Sau chiến tranh đảng Cộng sản đưa tòan dân tộc Việt vào nhà tù cộng sản, mọi tiếng nói bất đồng đều bị đảng Cộng sản xuống tay đàn áp dã man. Mất tự do, mất dần độc lập quốc gia, ngày 30/4/1975, miền Nam lọt vào tay quân cộng sản, nhưng cũng là ngày khởi đầu cho một cuộc đấu tranh mới: đấu tranh để giành lại tự do, dân chủ và vẹn tòan lãnh thổ.

Ba mươi sáu năm qua, cứ đến 30/4 hằng ngàn bà con khắp các tiểu bang tại Úc châu lại hướng về Canberra biểu tình trước tòa Đại sứ Việt cộng. Những người biểu tình nhắc nhở nhau Úc châu là vùng cấm Việt cộng và phải góp một bàn tay mang dân chủ tự do đến cho Việt Nam .

Ba mươi sáu năm qua, Úc Châu luôn luôn nêu cao tinh thần quyết tâm giải thể cộng sản mang tự do dân chủ đến cho Việt Nam . 30/4 năm nay Cộng Đồng Ngừơi Việt Tự Do tại Úc châu sẽ vận động đồng bào khắp nơi trên Thế giới đồng ký tên Thỉnh Nguyện Tự Do Dân Chủ cho Việt Nam . Thỉnh nguyện thơ này sẽ được đồng bào tất cả các tiểu bang ký tên, cũng như sẽ đưa lên trên mạng để đồng bào khắp nơi trên thế giới cùng ký.

Đặc biệt vào ngày 12/6/2011 sắp tới Cộng Đồng Người Việt Tự Do tại Victoria sẽ tổ chức một cuộc biểu tình tuần hành với tiêu đề là “ Vinh Danh Cờ Vàng - Giải Thể Cộng Sản Việt Nam ”. Đòan biểu tình sẽ phát xuất từ Federation Square, tuần hành vào giữa trung tâm thành phố Melbourne để tiến về Quốc Hội Victoria trao Thỉnh Nguyện Thư. Cuộc biểu tình nhằm nói lên nguyện vọng của người Việt tại Victoria luôn luôn ước mong và đấu tranh để tự do dân chủ sớm đến với dân tộc Việt Nam. Mong Cách Mạng Hoa Nhài sớm đến Việt Nam . Các Tiểu Bang khác tại Úc châu cũng đang thảo luận với các hội đòan để hoặc sẽ tổ chức biểu tình cùng ngày hoặc sẽ tổ chức trao Thỉnh Nguyện Thư đến chính giới địa phương.

Cộng đồng Úc châu cũng như Cộng đồng Người Việt Tự Do Hải Ngọai luôn hướng về quê cha đất tổ để Việt Nam sớm có Tự Do. 30/4 khi ấy sẽ chỉ còn là một ngày trong lịch sử. Lịch sử một Dân Tộc đã kiên cường chống lại chủ nghĩa Mác Lê, Quốc Tế Cộng Sản và thiểu số tay sai “cõng rắn cắn gà nhà” cộng sản Việt Nam.

Nguyễn Quang Duy

Melbourne, Úc Đại Lợi

27/4/2011
by LTSA

Ngày 30 tháng 4 năm 1975 kết thúc cuộc chiến tranh hiểm hóc tại Việtnam. Trên danh nghĩa là cuộc ‘chiến tranh Quốc Cộng’ của Việtnam, do Bắc Việt Cộng Sản thực hiện cuộc xâm lăng Miền Nam, qua công cụ của họ là Mặt Trận Dân Tộc Giải Phóng Miền Nam. Nhưng thực tế nó là một cuộc ‘chiến tranh thế giới thu nhỏ’, do Hoakỳ làm chủ soái về phiá Thế Giới Tự Do và Thế Giới Cộng Sản đứng ẩn mặt sau lưng Cộng Sản Bắc Việt. Chính vì vậy mà dư luận quốc tế và kể cả dư luận của người Mỹ cũng chỉ nhìn thấy Hoakỳ là thế lực quốc tế hiện diện và điều khiển toàn diện, quyết định tối hậu của vận mệnh cuộc chiến tranh quái ác tại Việtnam. Nên 30/04/1975 là ngày Việtnam mất tự do đã thành một vết thương hằn sâu trong tâm thức Hoakỳ, mỗi khi chính quyền Mỹ tham dự vào cuộc chiến nào trên thế giới thì dư luận Mỹ, và người Mỹ, ngay lập tức liền nghĩ tới sự sa lầy của Mỹ tại cuộc chiến Việtnam. Thế giới kết tội cho Mỹ là ‘bỏ rơi Đồng Minh’ của mình, từ đó nghi ngờ thiện chí của Mỹ. Tuy thực tế lịch sử nhân loại đã chứng minh rằng, chính do cuộc chiến Việtnam, và do Mỹ để cho cộng sản nuốt trọn Việtnam đã là một yếu tố quan trọng khiến Liênxô sụp đổ, mà Mỹ không phải tốn một viên đạn nào ở đó. Thế giới thoát khỏi cảnh ‘chiến tranh lạnh’, buớc sang tiến trình kinh tế thị trường ‘toàn cầu hóa’ và ‘dân chủ hóa toàn cầu.

Hoakỳ, tuy với danh nghĩa là ‘bảo vệ tự do cho Miền Nam Việt Nam’. Nhưng thực tế không phải là để tiêu diệt Việtcộng cho Miền Nam, mà để Mỹ Hoá cuộc chiến tranh Việtnam, nhằm đẩy Quốc Tế Cộng Sản vào thế ‘Huynh Đệ Tương Tàn’. Chính vì biết rõ Liênxô, Trungcộng đang lâm vào thế không đội trời chung. Sau khi Stalin chết, tại đại hội khóa 20 của cộng đảng Liênxô, Khurushchev đọc Báo Cáo Chính Trị hạ bệ thần tượng Stalin, Mao Trạch Đông, quyết liệt chống ‘phong trào xét lại’ này, với mưu đồ không che dấu là lên ngôi lãnh tụ của toàn thế giới cộng sản, thay chỗ của Stalin. Nga, Tầu công khai chống nhau từ đó. Hồ Chí Minh đã ma mãnh, cho Lê Duẩn đi với Liênxô, đích thân Hồ đi với Trungcộng để vừa kéo 2 đàn anh đang trong thế thù địch sinh tử với nhau vào chi viện cho cuộc xâm lăng của Cộng Sản Việt Nam, vừa không phải lựa chọn đứng về phía Nga hay Tàu. Như vậy trên bản chất của vấn đề là cả 3 phe trong Quốc Tế Cộng Sản: Liênxô, Trungcộng và Việtcộng sẽ phải tìm thế cách khai thác cuộc xâm lăng đó sao có lợi nhất cho mình. Phía Thế Giới Tự Do, Mỹ loại những trở ngại cho công cuộc ‘Mỹ hoá’ chiến tranh Việtnam, dù trở ngại đó là Tổng Thống Việt Nam Cộng Hoà, Ngô Đình Diệm, hay là ngay Tổng Thống Hợp Chúng Quốc Hoakỳ, John F. Kennedy đều bị hy sinh mạng sống cho việc tiến hành cuộc chiến quái gở này. Trong cuộc chiến, các vị tư lệnh chiến trường của Mỹ, không được quyền đánh thắng hay quyền thua. Có nghĩa là phải để cho cuộc chiến kéo dài cho tới khi đạt được mục tiêu chính trị. Chính vì vậy đã làm cho cuộc chiến diễn biến trong tình trạng ‘sa lầy’ làm cho trên 58 ngàn binh sĩ Mỹ tử trận, hàng mấy trăm ngàn lính chiến Việtnam Cộng Hoà bị hy sinh, hàng triệu lính Việtcộng bỏ mình, và nhiều triệu dân chúng Việtnam thương vong, với bao nhiêu của cải đổ vào cuộc chiến. Khiến cho phong trào phản chiến tại Mỹ bùng lên mãnh liệt, buộc các chính khách dù là ‘diều hâu’ cách mấy cũng nghĩ tới giải pháp hòa bình.

Sau cuộc tổng tấn công Tết Mậu Thân 1968 của Việtcộng vào các đô thị Miền Nam, để thỏa mãn mơ ước ‘giải phóng Miền Nam’ của Hồ Chí Minh bị thảm bại, trước sự phản công ngoạn mục của Quân Đội Việt Nam Cộng Hoà. Lực lượng du kích, cán bộ nằm vùng của Giải Phóng Miền Nam hầu như bị tiêu vong. Quân đội Bắc Việt vào thay thế. Cộngsản Bắc Việt nắm trọn quyền chủ động tại chiến trường Miền Nam và trong các cuộc thương thuyết. Hồ Chí Minh chết tức tưởi, quyền hành hoàn toàn lọt vào tay Lê Duẩn thân Liênxô. Tổng thống Dân Chủ Mỹ, Lyndon B. Johnson xem như đã đưa cuộc chiến cán mức cần thiết, ông không ra tranh cử. Tổng thống Cộng Hòa Mỹ, Richard Nixon đắc cử, tiến hành giải pháp hòa bình. Hội nghị Paris chuyển động. Năm 1971, Mỹ đẩy Trung Hoa Quốc Gia – Đàiloan ra khỏi Liên Hiệp Quốc, đưa Trungcộng vào thay thế, sau khi Mao Trạch Đông đã thực hiện cuộc ‘Cách Mạng Văn Hóa’, kể từ ngày 05/08/1966, loại hết các đối thủ chính trị, để nắm toàn quyền tại Trungcộng nhằm bắt tay với Mỹ. Ngày 21/02/1972, Nixon gặp Mao tại Bắckinh, ngày 28/02/1972 Nixon và Chu Ân Lai ký Thông Cáo Chung Thượng Hải. Mỹ, Tầu liên minh với nhau để chống Liênxô. Cuộc chiến tai quái Việtnam xong nhiệm vụ.

Hiệp Định Paris chấm dứt chiến tranh Việtnam có hiệu lực từ 8 giờ sáng ngày 28/01/1973, để cho Mỹ rút quân, còn quân Bắc Việt không bị rút về Bắc. Do vậy chiến tranh giữa Cộngsản và Quốcgia vẫn tiếp diễn tại Miền Nam. Ngày 19/01/1974 Trung cộng chiếm quần đão Hoàngsa dù lúc đó quân đội Mỹ chưa rút hết khỏi Việtnam. Tổng thống Nixon chủ trương “Việtnam hóa chiến tranh”. Nhưng chính ông đã bị mất chức vào ngày 08/08/1974 bởi chủ trương này. Ngày 30/04/1975 Việtcộng chiếm đóng Sàigòn, để rơi chiếc mặt nạ Dân Tộc Chủ Nghĩa Chống Ngoại Xâm, Giành Độc Lập, xuất hiện với bột mặt thực Cộng Sản Duy Vật Cực Đoan, trung thành với Chủ Nghĩa Xã Hội trả thù rửa hận, coi người Miền Nam là ‘ngụy quân, ngụy quyền, và nguỵ dân., tha hồ đàn áp, đầy ải kẻ thua, cướp đoạt tài sản, nhà cửa, ruộng đất, khiến hàng triệu người phải bỏ nước liều chết vượt biên tìm tự do. Cuối cùng loại luôn thứ công cụ của chúng là Mặt trận Dân Tộc Giải Phóng Miền Nam và chính phủ lâm thời Cộng Hoà Miền Nam Việt Nam, để thống nhất Viêtnam gọi tên là: Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam, dưới sự lãnh đạo Độc Tài Toàn Trị của đảng Cộng Sản Việt Nam. Trung thành với Liênxô. Chống lại Trungcộng. Bắt thanh niên Việtnam phải hy sinh ‘làm nghĩa vụ quốc tế’ đánh Khmer Đỏ đàn em Trungcộng tại Campuchia. Trungcộng tràn quân sang Việtnam dậy cho Việtcộng ‘một bài học’. Đúng là cả Liênxô, Trungcộng, Việtcộng và Cộngsản khắp nơi đều rơi vào chiếc bẫy ‘Huynh Đệ Tương Tàn’ của Mỹ. Trungcộng trở mặt với dân Trung Hoa trong vụ đàn áp tại Thiên An Môn. Mỹ không mất một viên đạn nào mà khối Đông Âu được giải thoát. 1991 Liênxô sụp đổ. Điều đau buồn nhất là Việtcộng không nhân cơ hội ngàn năm một thuở này thoát ra khỏi ảnh hưởng của cộng sản đã hết thời, mà lại quay về thần phục Trungcộng. Để học thứ chế độ ‘nửa dơi, nửa chuột’. Rồi bị hiến đất, dâng biển, cúng tài nguyên, tạo điều kiện cho Trungcộng thôn tính trọn vẹn Việtnam và toàn vùng Đông Nam Á. Năm 1995, Mỹ quyết định quay lại Việtnam. Việtcộng coi đây là chiếc phao cứu hộ. Nhưng lại không dám Dân Chủ Hoá chế độ để dựa vào dân, phát huy thế chủ động dân tộc trong mặt trận ngoại giao quốc tế. Vẫn ‘bổn cũ soạn lại’ là ‘đu dây’, giữa Mỹ với Tầu, như thời Hồ Chí Minh, giữa Tầu với Nga. Nhưng một khi Tầu thoả hiệp để ngồi được vào chiếu thứ hai ăn chia với Mỹ, thì Việtcộng phải làm tôi hai chúa, mà kẻ trực tiếp ra lệnh đầy gian tham, ác ý là Trungcộng. Dù sao nhân kỷ niệm ngày 30/04 cũng phải lưu ý Mỹ rằng: Ngày nào Việtnam chưa có tự do, ngày ấy vết hằn nhức nhối vẫn còn nặng chĩu trong tâm thức Hoakỳ. LÝ ĐẠI NGUYÊN - Little Saigon ngày 26/04/2011
Thứ Năm, 28 tháng 4, 2011 by LTSA

Đã gần 40 năm qua, người Việt Quốc-gia gọi biến cố 30-4-1975 là ngày quốc-hận. “Hận” này, theo tôi hiểu là “hận” mất nước. Nhưng phong trào xét lại lịch-sử Chiến-tranh Việt-nam (CTVN) khởi đầu từ thập-niên cuối của Thế-kỷ 20 đã đánh đổ những sai-lạc về thực-chất của cuộc chiến do bộ máy tuyên-truyền của Đảng CSVN và các thế lực quốc-tế chủ-trương.[1] Ngày nay có nhiều bằng-chứng cho thấy biến-cố 30 tháng 4 năm 1975 chỉ là một khúc quanh trong cuộc chiến quốc-cộng: Ngày 30-4-75 không những đã làm cho chính-nghĩa quốc-gia trở nên sáng chói mà còn báo hiệu giai đoạn mở đầu cho chiến thắng cuối cùng của những người Việt-nam yêu-chuộng tự-do chống lại chế-độ độc-tài Cộng-sản và chủ-nghĩa Cộng-sản vô thần, vô tổ-quốc và vô gia-đình.

1- Biến-cố 30 tháng 4 là ngày quốc-hận ?

Tại sao lại có biến-cố 30 tháng 4 năm 1975, ngày mà phe Cộng-sản Việt-nam tiến vào thủ-phủ của người quốc-gia như chỗ không người? Xin trả lời ngắn gọn là: Vì người Mỹ đã đi đến quyết định là sự tiếp-tục tồn tại của một chính-quyền quốc-gia trên bán đảo Đông-dương đã trực-tiếp phương hại đến quyền lợi và chính sách của Hoa-kỳ trong chiến-tranh lạnh.

Đến nay có nhiều bằng chứng cụ-thể cho thấy người Mỹ đã quyết tâm hủy-hoại mọi cơ-hội chiến thắng Cộng-sản Hà-nội của phe người Việt quốc-gia. Sol Sanders một bình luận gia chính-trị quen thuộc tiết-lộ: “Washington đã chiến-thắng trong cuộc chiến tại Việt-nam cho đến khi Henry Kissinger và nội-các Nixon trong giai-đoạn “détente”, đã vận-động hậu-thuẫn tại quốc-hội Mỹ và Moscow, nhằm cắt đứt viện-trợ quân-sự cho Quân-lực VNCH sau khi đã biến guồng máy chiến tranh này lệ-thuộc hoàn toàn vào viện-trợ của Hoa-Kỳ.”[2] Trong khi đó Robert F. Turner, cựu Giám-Đốc của Center for National Security, tiết-lộ trên tờ Washington Times rằng “Quốc-Hội Hoa-kỳ đã hành động sai lầm vì đã nghe theo TNS Ted Kennedy (Massachusett) và Đảng Dân-chủ, khiến chúng ta bị thất-bại bất ngờ trong khi chiến thắng đã gần kề.”[3] Thật ra đây chỉ là một cách chạy tội, đổ lỗi qua lại.

Các nhà làm chính sách của Hoa-kỳ đã chủ-trương rằng để cho Đảng CSVN cai-trị Việt-nam, mối giao hảo giữa Hoa-kỳ và Trung-quốc sẽ được hàn-gắn lại và sẽ làm cán cân quân-bình lực lượng trong chiến tranh lạnh nghiêng hẳn về phía thế-giới tự-do. Peter Rodman, Phụ-Tá của TS Kissinger đã nhìn nhận rằng “Nixon/Kissinger đã bỏ Việt-nam để đổi lấy mối giao-hảo Hoa-kỳ – Trung-quốc và sau đó dùng Trung-quốc để chống lại Nga-sô.”[4] Đặc biệt, một tài liệu mật gồm 28,000 trang đã cho thấy TS Kissinger, một nhà làm chính-sách và cũng là một nhà thương-thuyết, đã sắp đặt để quân-đội Bắc-việt tiến vào chiếm miền Nam sau khi Ông đưa quân Mỹ rút ra khỏi miền Nam.[5]

Như vậy sự-thật về cuộc chiến quốc-cộng trong giai đoạn 1954-1975 là quân-đội quốc-gia không thua quân-đội cộng-sản. Nhưng về mặt chính-trị, áp lực mạnh mẽ của quốc-tế vì muốn đưa Đảng Cộng-Sản Việt-nam lên cai-trị toàn bộ nước Việt-nam, người Mỹ đã phá-hỏng mọi cơ hội bảo vệ tổ-quốc Nam Việt-nam của phe người quốc-gia. Để có thể tiếp-tục cuộc chiến một mất một còn với ĐCSVN, ngày 30 tháng 4 năm 1975 phe quốc-gia bị bắt buộc phải tái-phối-trí chiến lược, lìa bỏ quê-hương. Chúng ta chưa mất nước vì những người tin tưởng vào chính nghĩa quốc-gia vẫn còn đó, quê-hương vẫn còn đó, đầu-não lãnh-đạo cuộc chiến vẫn còn đó. Nguyễn Ánh chạy qua Xiêm rồi trở về dựng lại cơ-đồ. De Gaulle cũng không để mất nước Pháp khi phải chạy qua Anh. Như vậy có nên gọi biến-cố 30-4-75 là ngày mất nước không?

2- Ngày 30-4-1975: Ngày “Ô-Nhục” của tổ-quốc Việt-nam?

Kể từ ngày 30-4-1975, ĐCSVN lên nắm chính-quyền, mọi người dân Việt đã sống và chứng-kiến tận mắt một giai-đoạn lịch-sử đen tối nhục nhã chưa bao gìơ có trong lịch-sử dựng nước và giữ nước của Ông cha. Đây là quan-điểm của những người Việt đang sống ở Việt-nam, của sinh-viên du-học, và của lớp trẻ lớn lên ở hải-ngoại trở về Việt-nam để kinh doanh.

Nhà-văn Trần-Như, người đang sống ở trong nước nhận định về xã-hội Việt-nam dưới sự cai-trị của ĐCSVN như sau:

“Giặc Tầu đô-hộ nước ta một ngàn năm không ai vong thân, không ai lẫn lộn căn cước. Giặc Pháp đô-hộ Việt-nam một trăm năm, dân Việt vẫn là Việt-nam. Giặc Hồ mang học thuyết cộng-sản vào cai-trị nước ta mới có 60 năm dân bị lẫn lộn căn cước và vong thân. Xã hội Việt-nam từ khi lập quốc cho tới nay chưa có thời nào suy đốn như thời Hồ.”[6] Nói một cách dễ-hiểu, NHỤC là vì người dân trên đất Việt ngày nay không còn văn-hóa không có nhân-phẩm; họ đang sống như một con vật vì con vật không có văn-hóa và nhân phẩm.

Còn tổ-quốc và đất đai đã bị ĐCSVN vừa bán vừa dâng hiến cho kẻ thù truyền kiếp của dân tộc là Trung-quốc.Văn-hóa còn dân-tộc còn. Trong hơn 1000 năm Tầu đô-hộ “không ai vong-thân, không ai lẫn-lộn căn-cước” vì phong tục tập quán của Việt-nam sau lũy tre xanh vẫn được duy-trì, dân chúng không bị Tầu-hóa. Nhưng năm 1954 tại miền Bắc, ĐCSVN đã phá-hủy toàn bộ lũy tre-xanh bao bọc hệ-thống làng-xã tự-trị để thành-lập những nông-trường tập-thể với máy cầy Liên-sô xây dựng xã hội chủ-nghĩa. Trong đó mọi người vô-sản ăn cùng, ngủ cùng, làm cùng. Lẫn lộn căn cước là vậy. Vong thân vì Cộng-sản coi con người chỉ là công cụ sản-xuất bị tước đoạt nhân-phẩm nên chỉ còn là con vật. Đây là một lối-sống hoàn toàn xa-lạ đối với nếp-sống Việt-nam. ĐCSVN đã hủy-diệt văn hóa, lịch-sử, ngôn-ngữ cũng như linh-hồn Việt-nam để giúp Trung-quốc dễ bề nô-lệ hóa dân tộc. Văn-hóa mất dân-tộc mất. Nhục vì lịch-sử oai-hùng đối-kháng giặc phương Bắc của Ông-Cha đã bị kẻ nội-thù ĐCSVN “rước voi về” xóa bỏ tất cả.

Công dân Việt-nam Hà-Sĩ-Phu tóm-tắt kết qủa công-trình xây-dựng Xã-Hội Chủ-Nghĩa của ĐCSVN như sau: “Dân tộc phải đương đầu với một cuộc tổng khủng hoảng nhân cách! Xã hội đang lộn ngược do thang gía-trị lộn ngược. Chủ-nghĩa vô hồn tạo ra một khoảng trống ghê-rợn về văn-hóa, lý-tưởng và nhân cách.”[7]

Một sinh viên VN sang du-học tại Úc trong đợt đầu tiên khi Việt-nam vừa mở-cửa đổi mới, tâm-sự với tôi: “Chú ơi khi ra tới ngoài này, chúng cháu không dám nhận mình là người Việt-nam nữa!” Chính hậu-qủa cai-trị của một tầng lớp lãnh đạo thiển-cận giáo-điều đã làm sinh-viên này thấy xấu-hổ vì mình là người của một nước nghèo đói và chậm tiến nhứt thế-giới.

Những cảm nhận này của các du-học-sinh đã được Anderson Quách thấy tận mắt và kể lại rất đầu đuôi xúc-tích. Anderson là một cậu bé tị-nạn đến Mỹ lúc mới 5 tuổi và trở lại Việt-nam làm ăn vào tháng 10 năm 2007 với hy-vọng đầu-tư để phát-triển đất nước. Tuy nhiên sau 2 năm đắn đo tìm hiểu, Anderson mất 200,000 đô mà vẫn không thực hiện được mục đích của mình đành phải bỏ cuộc trở về Mỹ. Anderson nhận xét, lãnh đạo Việt-nam hiện nay không những bất-tài mà còn bất-tín và thiếu đạo-đức. Hậu qủa là một xã-hội băng hoại chờ đợi ngoại-nhân đến tiếp-quản. Về Hồ-Chí-Minh, “Tôi nhận ra rằng hai vị anh-hùng thời còn đi học của tôi có rất nhiều bí mật xấu xa mà chế-độ đã dùng mọi thủ-đoạn để biến họ thành thần-thánh, giúp cho họ gĩư vững địa vị và quyền hành. Đọc kỹ tiểu sử của Hồ Chí Minh sẽ tìm thấy một chính-trị-gia qủy-quyệt, nhiều mờ ám, dù nhìn ở bất cứ góc độ nào . . . Ông tự viết tiểu-sử để ca-tụng mình (Trần Dân Tiên), không nhìn nhận cha-mẹ, cũng như 12 đứa con rơi rớt từ các cuộc tình khắp thế-giới, viết đơn cầu xin thực dân Pháp với những lời tang bốc trơ trẽn (lá thơ gởi Quan Toàn Quyền Pháp năm 1912), làm mật-vụ cho Nga, khoe là trọn đời độc-thân để phục-vụ tổ-quốc trong khi có ít nhất 3 người vợ. . . Chuyện Ông thủ-tiêu không biết bao nhiêu là đối-thủ chính-trị có thể hiểu được vì Ông làm chính-trị kiểu Cộng-sản, chỉ biết theo gương bậc thầy như Stalin hay Mao. Nhưng tôi thật khó chịu khi phải đi khắp Việt-nam và nhìn những biểu-ngữ ca tụng “tấm gương đạo-đức của Bác Hồ”.

Anderson viết tiếp: “Sau 1 năm ở Việt-nam, tôi hiểu được một sự thật căn bản của xã-hội: Tất cả mọi con người, mọi con số đều là gỉa-dối. Quan chức nói dối để giữ quyền hành bổng lộc; doanh nhân nói dối vì quan chức đòi hỏi; người dân nói dối vì nói sự thật sẽ làm mình đau-khổ rồi còn bị công-an bắt. Nói dối trở thành một hiện tượng tự-nhiên, như ăn uống, không ai suy nghĩ thêm về khía cạnh đạo-đức của hiện-tượng này.”[8]

Ngoài cái nhục không được làm người đúng với phẩm gía con người ở ngay trên đất nước của mình, dân-tộc hiện nay còn phải chịu cái nhục lớn nhất từ xưa đến nay, đó là “hồn-thiêng sông-núi” đã bị người cộng sản đặt lên “mâm” để trước bàn thờ cúng “Bác Mao”. Thay vì lãnh-đạo đất nước bảo vệ sự toàn-vẹn lãnh-thổ, thì ĐCSVN lại cúi-đầu nhận làm “thái-thú” cho ĐCS Trung-quốc; họ sợ mất Đảng hơn mất nước.[9]

Nhân dân Việt-nam phản đối Trung-Cộng chiếm Hoàng-Sa và Trường-Sa lại bị chính-quyền của mình đàn-áp tàn nhẫn. Đảng-viên Phạm Đình Trọng viết: “Ý thức dân-tộc bị coi nhẹ đến đau lòng còn biểu hiện ra trong việc làm trong hành-xử của nhà nước với dân. Thanh -niên sinh-viên học-sinh tập họp trước sứ-quán Trung-Hoa, ôn-hòa phản đối Trung-Hoa sát nhập quần-đảo Hoàng-sa, quần-đảo Truờng-Sa vào lãnh thổ Trung-Hoa. Đó là nền văn-minh Lạc-Việt lên tiếng, là ý-thức dân tộc Việt-nam lên tiếng! Nhà nước dùng công-cụ bạo-lực trấn-áp tiếng nói chính đáng của nền văn-minh Lạc-Việt, trấn-áp ý-thức dân-tộc chính-đáng của nhân-dân . . .”[10]

Rồi vào tháng 12, 2007, khi bị Hồ Cẩm Đào điện thoại trách mắng về việc để sinh-viên Việt-nam biểu-tình phản đối Trung-Cộng xâm chiếm lãnh-thổ, Tổng Bí-Thư Nông Đức mạnh liền thề-thốt rằng “Vì tình hữu-nghị đời-đời bền vững với Trung-quốc, lãnh đạo Việt-nam sẵn sàng dâng-hiến tất cả.” Có nghĩa là ĐCSVN đã sẵn-sàng làm nội-ứng tay-sai biến Việt-nam thành một chư hầu của Trung-quốc với những bước đi cụ thể như: dâng hiến 789 cây-số vuông đất-đai thuôc Cao-bằng và Lạng-sơn; bán 11,000 cây-số vuông trên biển và chủ-quyền của hai quần-đảo Hoàng-sa và Trương-sa; giao dự-án khai thác quặng “bo-xit” trên Tây-Nguyên cho Tầu và 20000 công nhân người trung-quốc; cho phép người trung-quốc tự do đi lại ở Việt-nam từ Lạng-sơ đến mũi Cà-mâu (không cần hộ chiếu).

Nếu qúi độc-gỉa chưa thấy rõ cái “nhục” mà Trung-cộng cố tình gây ra cho dân Việt, tôi xin nhắc lại mấy trường hợp sau đây. Dân ta đánh-cá trong hải-phận Việt-nam bị tầu Trung-cộng đuổi đi sau đó còn bắn chết người và đánh chìm tầu của người Việt. Đặc biệt lúc ấy chiến-hạm Việt-nam chỉ đứng nhìn như không có chuyện gì xẩy ra. Sau đó Trung-cộng nói đấy là sự thỏa thuận chung.[11] Vào ngày 29 tháng 4 năm 2008, khoảng 200 thanh niên Trung-cộng mặc đồng-phục Olympic 2008 với cờ quạt ngang nhiên kiêu hãnh diễn-hành tại thành-phố Hồ-Chí-Minh. Trước tòa Đại-sứ Trung-quốc ở Hà nội, có khoảng 30 thanh-niên Trung-quốc biểu-tình hô khẩu-hiệu “Hoàng-sa và Trường-sa là của Trung-quốc”; không có chuyện gì xẩy ra. Nhưng khi sinh-viên Việt-nam biểu tình chống Trung-cộng chiếm Hoàng-sa và Trường-sa thì lại bị nhà cầm quyền Việt-nam đàn-áp bắt bớ. Không nhục sao?

Mới đây ĐCSVN còn cho dịch ra tiếng Việt cuốn sách của Trung-Quốc, “Ma Chiến-Hữu”, ca-ngợi quân-đội Trung-quốc anh-hùng trong trận chiến Việt-Trung năm 1979. Sách dịch ra tiếng Việt lập tức được cho phổ biến khắp Việt-nam. Trong khi đó sách Việt ca-ngợi anh-hùng VN và chống Trung-quốc lại bị thâu-hồi? Báo-chí và dân-chúng không được phép dùng chữ “Trung-cộng” để chỉ “Trung-quốc”! Như vậy có nhục không?

Bằng chứng viện dẫn cho thấy biến-cố 30 tháng 4 năm 1975 đánh dấu ngày ĐCSVN đưa dân chúng Việt-nam vào một cuộc sống ô-nhục, ngang với loài vật. ĐCSVN lãnh-đạo, xóa căn cước Việt của người dân, đưa đất nước vào vòng nô-lệ Trung-cộng. Một chuyện chưa từng xẩy ra trong lịch-sử nước Việt. Nếu người dân Đức coi bức tường Bá-Linh là bức tường “Ô-Nhục”, dân-chúng Việt-nam phải gọi ngày 30-4 là ngày “quốc-nhục” mới thật đầy-đủ ý-nghĩa và đúng.

3- Biến-cố 30-4-1975: Một khúc quanh trong cuộc chiến quốc cộng

Nghị-trình duy nhất và vô cùng cấp-bách của cộng-đồng tị-nạn Việt-nam tại hải-ngoại hiện gìơ chính là “Cái nhục của chậm tiến và cái họa nô-lệ Tầu-cộng” của Việt-nam dưới sự cai-trị của ĐCSVN. Trong ý-nghĩa này, ngày “quốc-nhục” tiếp-tục nhắc nhở những ngừõi yêu-chuộng tự-do rằng cuộc-chiến “quốc-cộng” vẫn còn đang tiếp-diễn. Nhưng hiện-nay cán-cân quân bình lực lượng đã nghiêng hẳn về phe người quốc-gia. Kể từ ngày 30 tháng 4 năm 1975, ĐCSVN đã để lộ ra bộ mặt thật của họ khiến cho chính-nghĩa của phe quốc-gia trở-nên mạnh-mẽ và sáng chói hơn bao gìơ hết. Đúng như tướng Do Thái Ông Moshe Dayan nhận định trong chuyến thăm viếng Nam Việt-nam: “Nếu muốn thắng cộng-sản, Miền Nam phải thua Cộng-sản trước đã.”

Trong khoảng từ 1930 đến 1975, Cộng-sản Việt-nam đội lốt Chủ-nghĩa Dân-tộc để đánh lừa người Việt yêu nước và dư-luận thế-giới. Nhưng từ 1975 đến nay họ đã hiện nguyên hình là một đảng say mê quyền-lực, một đảng cướp. Họ thi hành triệt để giáo điều Mac-xit Lenin-nit để củng cố quyền-lực và ăn cướp bóc-lột của dân-chúng qua các chính-sách cải-cách ruộng đất, kiểm-kê và đánh tư-sản, trăm hoa đua nở, chế-độ lý-lịch “đào tận gốc tróc tận rễ”, hợp tác xã sản-xuất, nông-trường tập-thể, làm theo chỉ-tiêu hưởng theo nhu cầu, vân vân . . .

Cái chính-nghĩa dân-tộc mà ĐCSVN dung làm bình-phong để lừa-gạt những người yêu-nước từ trước đến gìơ đã bị chính lãnh-tụ Hồ-Chí-Minh vô tình đạp đổ. Trong lúc hấp hối Bác Hồ đã thổ-lộ với các đồng-chí trong Bộ Chính-Trị là mình sẽ đi gặp “Bác Stalin và Cụ Lênin!” “Dân-tộc” gì mà khi sắp chết lại không muốn gặp Lê-Lợi, Hưng Đạo là các anh-hùng dân tộc, hay Ông Bà tổ-tiên của mình mà lại đòi về với mấy người Nga? Vì thế ĐCSVN đã mất cái thế nhân-dân. Chính-quyền và cán bộ hiện nay đều chân trong chân ngoài để tháo chạy vì tổ-chức của ĐCSVN đã hoàn toàn phân-hóa rữa nát, mất định-hướng, nơm nớp lo sợ diễn tiến hòa-bình.

Chính lời trăn-trối của Hồ Chí Minh phủ-nhận chính-nghĩa dân-tộc và trao cái thế nhân-dân lại cho phe quốc-gia. Rồi “cái họa nô-lệ Tầu và cái nhục không được làm người” do hậu qủa cai-trị của ĐCSVN từ 1975 đến nay đã trao thế chủ-động trong cuộc chiến quốc-cộng vào tay của phe người quốc-gia. Tóm lại thực-tế “tự hủy-diệt” của phe Cộng-sản đã mở đường đưa phe quốc-gia vào thế thượng-phong và chiến thắng cuối cùng.

Thêm vào đó, Cộng-đồng người Việt hải-ngoại hiện nay như Cựu Đại-sứ Lâm-Lễ-Trinh phân tích có một tiềm lực kinh tế, chính-trị, giáo-dục và trí-tuệ hơn hẳn tổ-chức chính-quyền của nhà nước XHCN Việt-nam. Ví-dụ như tổng-sản-lượng quốc-gia của Việt-nam vào năm 2001 là 14.5, tỉ trong khi đó lợi-tức của 3 triệu người tị-nạn là 15 tỉ.[12] Số tiền của hải ngoại gởi về giúp bà con hiện nay đã lên đến gần 7 tỉ tức là xấp-xỉ 1/2 tổng sản lượng của cả nước. Điều đáng lưu-ý là trong số 3 triệu người này lại có một lực lượng chuyên-viên lỗi-lạc trong mọi lãnh vực lên đến 300,000 người. Theo Ông Lâm Lễ Trinh, đây là một con số thống kê chưa từng thấy tại các nước ĐNA.

Cuối cùng, một điều rất hiển nhiên cần lưu-ý đó là thời-cơ và thế ngoại vận của phe người Việt quốc-gia đang làm cho chế-độ độc-tài CSVN tuyệt-vọng. Về thời cơ chẳng hạn, cuộc cách mạng tin học và trào lưu “toàn-cầu-hóa” hoàn toàn không thuận lợi cho các chế-độ độc-tài. Vì thế tiến trình dân chủ-hóa Việt-nam sẽ không thể nào đảo ngược được. Phe người Việt quốc-gia, khởi đầu với nền Đệ-Nhất Cộng-Hòa tại miền Nam Việt-nam do Ông Ngô Đình Diệm lãnh đạo, chủ-trương xây dựng một chế-độ dân chủ đích-thực. “Xã-hội khép kín” của ĐCSVN đã bị cuộc cách-mạng tin-học và cơn-bão “toàn cầu hóa” mở tung ra và còn đang tiếp-tục mở rộng hơn nữa với những phong trào đòi dân-chủ ở trong nước bắt tay làm đầu-cầu cho hải-ngoại tiến vào mở trận-đánh cuối-cùng: ĐCSVN gọi đó là “Diễn tiến Hòa-bình”. Bây giờ chính là thời cơ của phe yêu-chuộng tự-do và độc-lập thực-sự của dân-tộc vì cả thế-giới hô hào dân-chủ-hóa.

Thế thượng phong của hải-ngoại về mặt trận ngoại-giao lại càng rõ rệt hơn. Trong thời chiến, Nam Việt-nam bị Hà-nội cấu kết với các cường quốc để tạo ra những phong-trào phản-chiến trên thế-giới, vận-động mua chuộc đại-diện dân-cử tại các quốc-hội trên thế-giới và những cuộc trao đổi quyền-lợi đội lốt các hiệp-định Geneve 1954 và Paris 1973. Ngày nay chính người tị-nạn đang dùng “gậy ông đập lưng ông” trả lại ĐCSVN những gì họ đã làm trước đây. Các lãnh đạo và đại-diện ngoại-giao của Việt-nam hiện nay mỗi khi thăm viếng để xin-xỏ một điều gì ở các quốc-gia có người tị-nạn, đều phải trốn chui trốn nhủi không dám đi vào cửa chính. Người Việt quốc-gia ở hải-ngoại hiện nay ngoài các hoạt-động về kinh-tế xã-hội kỹ-thuật giáo-dục, đã bắt đầu tích-cực tham gia vào các cơ chế dân-cử sẵn-sàng dùng các phương thức dân-chủ hiến định để đập tan những hành động gian manh của CSVN tại các quốc gia này. ĐCSVN đang ở vào thế “tứ bề thọ địch”!

4- Thay lời kết

Việc ĐCSVN bán đất bán biển và làm tay sai cho chủ-nghĩa bành-trướng của Trung-Cộng đang đẩy mạnh và làm cho trận-chiến cuối cùng giữa hai phe “quốc và cộng” bùng nổ sớm hơn người ta tưởng. Nhờ vào kỹ thuật tối tân của tin học, những gì mà ĐCSVN cố tình dấu-diếm đã được thế-giới bên ngoài, chính xác hơn là cộng-đồng người Việt tự-do hải ngoại, biết đến. Ví-dụ bí-mật về vụ bán biển được gởi ra quốc-ngoại từ email ngày 20 tháng 8 năm 2008 gồm cả bản Anh-ngữ lẫn Việt-ngữ và đã được Đại-Tá Phạm Bá Hoa trích dẫn như sau: “. . . Ngày 25 tháng 12 năm 2000, Chủ-tịch Trần Đức Lương sang THCS gặp Chủ-tịch Giang Trạch Dân và hai bên cùng ký hiệp ước. Theo đó VNCS bán một phần biển cho THCS với gía 2,000,000,000 mỹ kim (2 tỉ), và THCS trả cho Việt-nam dưới hình thức đầu-tư . . . . .”[13] Nhờ đó, hải-ngoại mới hay biết sự việc và đang vận dụng mọi tài nguyên sẵn có để bổ túc tiếp cứu cho những gì mà kẻ-sĩ trong nước đang bị kềm-kẹp không thể phản-ứng hữu-hiệu được.[14]

Một cây viết trong Việt-nam (có lẽ cũng là 1 đảng viên cao cấp) với bút-hiệu “Người Buôn Gío” tung lên “net” bài viết báo động mất nước. Ông cho biết vì những khó-khăn dưới chế-độ CS, kẻ-sĩ đành bó tay, không thể làm tròn sứ mạng “thất-phu hữu-trách”. Theo Ông, việc ĐCSVN gạt bỏ mọi can-ngăn tự quyết-định để THCS khai thác quặng bo-xit trên Tây-Nguyên chính là muốn mở đường cho người Tầu đào “mồ chôn nước Việt”. Ông cho rằng vấn đề Hoàng-sa và Trường-Sa rồi cũng thế:

“Nếu Tây-Nguyên đã là phần của người Trung-quốc làm ăn, thì việc tranh cãi về Hoàng sa – Trường sa có thể đoán kết-qủa là vô-nghĩa. Không phải ngẫu nhiên mà khi các nhà sử-học Bắc-kinh được tài-trợ quy-mô, bài bản để sưu-tập tài-liệu hay chế-biến lịch-sử để chứng minh chủ-quyền các hải-đảo đó là thuộc về họ. Chính-phủ Việt-nam vẫn bình chân như vại, một số nhà tâm-huyết do điều kiện hạn-chế chỉ sưu-tầm tìm hiểu trong khả năng của mình, kinh phí tự-túc do bản thân bỏ ra. Thậm chí việc Hoàng sa-Trường sa không được báo chí nhắc đến là khó khăn cho những trí-thức và học-gỉa trong qúa-trình tìm tòi tài-liệu, vô hình chung biến hai quần-đảo này thành đề tài bí-mật không được bàn tán công khai.”[15]

Nhờ chủ-trương tài-trợ quy mô của Bắc-kinh cho các nhà sử-học, THCS đã có được bài bản để hỗ-trợ về mặt công-pháp cho âm mưu bành-trướng của họ tại biển Đông. Ví-dụ họ sửa lịch-sử, viết sách nói rằng Hoàng-sa Trường-sa là của Trung-quốc rồi đưa vào trường học để dậy cho học-sinh Việt-nam; họ vẽ ra bản đồ lãnh-hải 12 hải-lý để bao gồm các quần đảo nói trên; họ đặt ra tên mới cho hai quần đảo này là Huyện Tam-sa và thuộc về tỉnh Hải-nam của Trung-quốc; họ xây cất các hạ-tầng cơ-sở kể cả phi-đạo và hải-cảng; họ đem những giống cây lục địa ra và trồng ở đó; quân-đội cũng được điều động ra đồn trú. Về mặt tuyên-truyền họ bắt đầu lên-tiếng tuyên bố Chủ-quyền của Trung-quốc trên các hòn-đảo này; họ cho công bố bản-đồ; cho người biểu-tình ủng-hộ; ra lệnh cho ĐCSVN bịt miệng những người nói ngược lại. Ví-dụ như “Văn-thư đề ngày 7-12-07 cấm sinh-viên biểu-tình của Phó Hiệu-trưởng Đại-học Công-nghệ Hà-nội, Ông Hà Quang Thụy, Bí Thư Đảng-ủy . . . . Văn thư đó còn đòi các thủ-trưởng phải góp-phần vào việc ngăn-chận biểu-tình.”[16]

Báo-chí hải-ngoại và “internet” là một nguồn thông-tin dồi-dào về các tin tức liên-quan đến cái xã-hội bị bưng-bít ở Việt-nam. Tuy-nhiên họ không được đào-tạo để làm những công-việc bài-bản quy-mô như các học-gỉa và sử-gia Trung-quốc đã làm để phục-vụ cho âm-mưu bành-trướng của ĐCSTQ chiếm đoạt Hoàng-sa và Trường-sa của Việt-nam. Đây là một vấn đề lớn-lao vì nó liên-quan đến cuộc tranh-chấp quyền lợi giữa hai quốc-gia. Nếu hai bên không thể giàn-xếp ổn-thỏa bằng con đường ngoại-giao, vụ-việc sẽ phải được giải-quyết tại tòa-án quốc-tế. Vì thế để có thể lập được một hồ-sơ pháp-lý cho một vụ án quốc-tế là chuyện của những chuyên-gia công-pháp quốc-tế, những nhà thương-thuyết ngoại-giao lão-thành, những sử-gia học-gỉa uyên-thâm, mới mong thực-hiện được một căn bản pháp-lý vững-chắc để đánh bại đối-phương. Ngoài kiến thức chuyên-môn còn phải có tài-nguyên dồi-dào và thời-gian để thực-hiện. Xin lấy một ví-dụ, Trung-quốc công-bố một bản-đồ trong đó bao-gồm hai quần-đảo tranh chấp. Cùng lúc đó họ trưng bầy hình ảnh khai quật được một số đồ-gốm đời nhà Minh trên đảo Trường-sa chẳng hạn. Muốn cãi lại họ chúng ta phải có đủ bằng chứng là người Việt-nam xuất hiện tại đây trước đời Minh.

Để đáp-ứng nhu-cầu này, vào khoảng giữa năm 1995 một tổ-chức đã được thành-lập tại hải-ngoại với cái tên là Ủy-Ban Bảo-Vệ Sự Vẹn-Toàn Lãnh-Thổ (BVSVTLT). Vì nhu cầu đòi-hỏi, năm 2008 tổ-chức phải lập thêm một đơn vị đặc-trách về vấn-đề Hoàng-sa và Trường-sa tên là Ủy-Ban về Hoàng-sa và Trường-sa. Ủy-Ban BVSVTLT gồm các luật-gia, các gíao-sư về công-pháp, các sử-gia và học-gỉa uyên-bác. Họ đang hy-sinh đáp lại tiếng kêu cứu của núi-sông làm tròn trách nhiệm “thất-phu hữu-trách”. Người sáng lập ra tổ-chức này là một Ông gìa 73 tuổi. Trước đây, ở Việt-nam, Ông là Phụ-tá Khoa-Trưởng Luật-khoa, Giáo-sư chính-trị và công-pháp. Sau 1975 là học-gỉa tại Hoover Institute, nghiên-cứu về “Cách-mạng, Chiến-tranh và Hòa-bình, Đồng Giám-đốc Dự-án Oral Life History tại Viện Nghiên-cứu Đông Á Đại-học U.C. Berkeley, California.

Thành-qủa mà Ủy-ban này đã thực-hiện được trong năm 2008 là một Bạch-Thư về Hoàng-sa và Trường-Sa. Và cũng trong năm 2008 này họ đã hoàn-tất được một hồ-sơ pháp-lý về Hoàng-sa và Trường-sa, sau 13 năm dài nghiên-cứu sưu-tầm. Hồ-sơ này sẽ giúp cho chính-quyền hậu cộng-sản của Việt-nam đưa vấn-đề tranh-chấp chủ-quyền trên hai quần-đảo Hoàng sa và Trường sa giữa Việt-nam và Trung-quốc ra trước tòa-án quốc-tế.

Hiện nay Ông đang dùng hết thì gìơ hưu-dưỡng đi khắp năm châu để diễn-thuyết cho đồng hương và “giáo-dục” các nhà làm chính-sách ở các nước sở tại về những việc phi-pháp mà ĐCSVN đang tiếp tay thực hiện âm-mưu bành-trướng của Trung-Cộng, trong đó có vụ Hoàng-sa Trường-sa và hậu-qủa của nó. Ông gìa đó chính là Giáo-sư Tiến-sĩ Nguyễn Văn Canh.

Đây là một vấn-đề lớn có liên-quan đến lợi-ích của toàn dân toàn quân, vượt lên trên lợi-ích của các phe phái cho nên những buổi nói chuyện của GS Nguyển Văn Canh đã được đồng-hương khắp nơi trên thế-giới hân-hoan đón-nhận. Ngoài ra sự ra đời của Ủy-ban BVSVTLT là sự lên tiếng của hải-ngoại đáp-lại lời kêu cứu của thức-giả và dân-chúng ở trong nước. Phải chăng đây là một sơi dây nối kết trong và ngoài nước và mọi thành-phần người Việt-nam yêu nước lại với nhau? Theo tôi, chính cái “nhục nô-lệ và họa mất-nước mà ĐCSVN đã gây ra đã khiến hưng-vận của nước Việt-nam tái xuất-hiện.

Nên gọi ngày 30-4-75 là ngày quốc-hận hay là ngày quốc-nhục? Có một điều chắc chắn đó là ngày đánh dấu giai đọan mở đầu chiến-thắng cuối-cùng của người Việt không cộng-sản.

TS Nguyễn Ngọc Tấn
by LTSA

Từ giữa thế kỷ 20 môn kinh tế học mới bắt đầu chú ý đến luân lý như một tài nguyên; có người gọi thẳng là Love (tình thương), có người gọi là Civic spirit hoặc Civic Culture (tinh thần công dân), hoặc như Albert O. Hirschman từ năm 1970, gọi chung là các tài nguyên tinh thần (moral resources).

Gọi là một tài nguyên, người ta công nhận nó giống như một thứ “Vốn” chung của xã hội, nó có thể giúp gia tăng của cải, sẽ sinh lợi không khác gì các thứ vốn như tiền bạc, đất đai, hiểu biết, vân vân; và nó cũng có thể bị phí phạm, hao mòn, hay được làm cho đầy, cho phong phú thêm.

Dần dần, hầu hết các nhà kinh tế đã đồng ý “tài nguyên tinh thần” rất quan trọng, nên giữ gìn và phải học cách sử dụng sao cho hiệu quả nhất. Một thứ tạo nên tài nguyên tinh thần là Niềm Tin (Trust) trong xã hội. Kinh tế chỉ có thể phát triển nếu mỗi người ký một hợp đồng có thể tin rằng phía bên kia sẽ hết sức thi hành bản hợp đồng đó. Ngay cả những doanh nhân không thích ký hợp đồng, nhưng họ biết đang làm ăn những người đáng tin (quân tử nhất ngôn), khi bắt tay nhau là họ có thể tin nhau rồi, thì việc kinh doanh của họ rất phát đạt. Các Hoa kiều hải ngoại hay làm ăn kiểu đó. Nhưng nếu niềm tin được bảo vệ bằng các định chế chính thức của xã hội, như luật lệ, hệ thống tư pháp sạch sẽ và tòa án công minh, thì thứ tài nguyên đó sẽ giúp cho kinh tế phát triển rất mạnh. Chỉ khi nào chứng kiến những xã hội lạc hậu về kinh tế vì người dân không ai dám tin ai mà cũng không nghĩ người khác sẽ tin mình, thì mới thấy thiếu niềm tin là mất một tài nguyên kinh tế rất quan trọng. Trong các xã hội lạc hậu, mọi người sống ích kỷ không nghĩ đến người khác, không có lòng tôn trọng công ích hơn tư lợi, thì nền kinh tế không thể nào phát triển cao được; vì mọi người khó cộng tác với nhau.

Tại sao có những xã hội mà người ta tạo được tài nguyên tinh thần rất giầu, còn nhiều xã hội thì không? Tài nguyên tinh thần cần được gieo giống, rồi được tưới tẩm, hết thế hệ này sang thế hệ khác. Muốn hiểu diễn trình cấu tạo nên tài nguyên tinh thần, có thể dùng một phương pháp kinh tế học là Game Theory (Lý thuyết Trò chơi). Một câu chuyện nổi tiếng là Chuyện Hai Người Tù (The prisoners dilemma). Ðại khái, có hai người bị bắt, nếu cộng tác với nhau cùng khai vô tội thì sẽ được bị án rất nhẹ, còn nếu nếu phản phúc thì cả hai sẽ bị án nặng nề. Nhưng hai người tù không tin được nhau. Khi suy xét một cách thuần lý, cuối cùng mỗi người tù thấy chọn đường phản phúc thì có lợi nhất, mặc dù cả hai đều bị thiệt. Trong xã hội, mọi người đều biết suy nghĩ như thế. Ðiều này trái ngược với nhận xét chung là trong rất nhiều xã hội người ta vẫn tin tưởng nhau, vẫn cộng tác với nhau. Làm cách nào giải thích được hiện tượng nghịch lý này?

Các nhà nghiên cứu kinh tế và xã hội học đã thấy là có một cách để bảo đảm một người sẽ không phản phúc, là tiếng tăm. Nếu anh bị mang tiếng là hay phản phúc thì sẽ bị mọi người ruồng bỏ, không ai tin anh nữa, đó là một hình thức trừng phạt. Một “định luật” được công nhận là khi một người tham dự vào “nhiều cuộc chơi lập lại rất nhiều lần” (repeated games) thì dần dần họ sẽ sợ bị người chung quanh trừng phạt, do đó sẽ chọn hành vi cộng tác để được tín nhiệm. Có những điều kiện giúp cũng có luật chơi tín nhiệm này: Số người tham dự nhỏ (trong một xóm ai cũng biết ai, phản phúc là tự loại mình); hoặc thông tin về hành vi của mọi người đều dễ phổ biến cho tất cả biết (không cấm tự do thông tin, không có những quyết định trong các phiên họp bí mật); và các người tham dự biết giá trị của những lợi ích tương lai chứ không chỉ chú tâm đến hiện tại. Khi xã hội đã thiết lập được một hệ thống trừng phạt và tưởng thưởng như thế, niềm tin chung sẽ gia tăng. Nếu ngược lại, có lúc hệ thống tưởng thưởng và trừng phạt này bị phá vỡ vì xã hội theo những luật chơi mới, niềm tin sẽ tan mất. Muốn lập lại, phải bắt đầu cuộc chơi lại từ đầu, xây dựng niềm tin lên dần dần, mất nhiều thời gian.

Trước Hirschman có người đã nhận xét rằng Niềm Tin là “một thứ tài nguyên càng sử dụng thì càng giầu hơn chứ không bị hao mòn; nhưng nếu không được đem dùng thì nó sẽ dần dần tiêu tán.” Nó cũng giống như một kỹ năng (skill), chẳng hạn tài chơi đàn, hay nói được một tiếng ngoại quốc. Nó cũng không hiếm hoi như quặng mỏ hoặc trình độ giáo dục.

Albert Hirschman đưa ra một cách nhìn mới. Ông nhận thấy có hai trường hợp khiến tài nguyên tinh thần có thể bị hủy hoại: Một là khi nó không được dùng tới, sẽ hao mòn đi, như người khác đã thấy. Hai là nếu nó bị sử dụng nhiều quá, quá khả năng cung cấp của loài người, thì cũng sẽ giết chết nó.

Hirschman (năm nay 96 tuổi) đã nhìn thấy, từ 1970, 80, tình trạng tài nguyên tinh thần bị hao mòn hay bị hủy diệt, trong cả hai hệ thống kinh tế tư bản và cộng sản. Trong kinh tế tư bản, người ta không chú ý vận dụng tài nguyên tinh thần, vì rất khó đo lường để đưa nó vào phương trình kinh tế. Cho nên, tài nguyên tinh thần có thể bị hao mòn (atrophy) vì mọi người chỉ lấy lợi nhuận làm thước đo thành công. Nếu niềm tin còn tồn tại trong thế giới tư bản, đó là nhờ các định chế pháp luật và các quyền tự do dân chủ, chúng bảo đảm những người cộng tác được thưởng, kẻ phản phúc bị trừng phạt.

Trong hệ thống kinh tế cộng sản thì ngược lại. Họ tận dụng tài nguyên tinh thần, cổ động niềm tin vào chủ nghĩa, vào khả năng giới lãnh đạo; họ không coi niềm tin giữa các cá nhân là quan trọng như một tài nguyên tinh thần; vì tất cả đã được thay thế bằng niềm tin chung vào chủ nghĩa cộng sản. Chỉ cần động viên niềm tin vào đảng cho vững chắc là mọi chuyện sẽ thành tựu. Nhưng hệ thống kinh tế và chính trị cộng sản cổ động niềm tin quá khả năng cung cấp của tất cả mọi người, nhất là các đảng viên. Họ đưa ra những khẩu hiệu, như “Con người mới” của Fidel Castro, “Tự chủ” của Kim Nhật Thành. Ðiều nguy hiểm là sự thành công của cả hệ thống lại tùy thuộc vào tài nguyên tinh thần này. Cho nên họ đòi hỏi, “muốn có xã hội cộng sản phải có con người cộng sản.” Mà một mẫu người lý tưởng theo kiểu các tôn giáo vẫn đề cao như thế thì chỉ có trong tưởng tượng, không xã hội loài người nào đạt được. Hậu quả là hệ thống kinh tế cộng sản tạo ra một xã hội sống giả dối, dùng nhiều mặt nạ khi sống với nhau. Lối sống đó tất nhiên phá hoại tất cả tài nguyên tinh thần. Tình trạng tài nguyên tinh thần bị hao mòn là một phần nguyên do đã gây ra hậu quả kinh tế trì trệ rồi sụp đổ.

Ðảng Cộng Sản ở hai nước Trung Quốc và Việt Nam đã “đổi mới kinh tế.” Họ đã khai thác ngay được một thứ tài nguyên lớn, là sức người. Chỉ cần họ nới lỏng guồng máy kiểm soát kinh tế; cứ cho người dân được thêm một chút tự do làm ăn là khả năng sản xuất của người ta chắc chắn sẽ tăng lên. Nhưng cả hệ thống chính trị của hai nước vẫn chưa nghĩ đến chuyện khôi phục lại các tài nguyên tinh thần đã bị mất. Ngược lại, việc họ tìm cách bảo vệ quyền lợi các đảng viên bằng hệ thống tham ô toàn diện còn làm cho các tài nguyên tinh thần bị hủy hoại mạnh và nhanh hơn trước. Tình trạng đạo đức giả chỉ tăng lên chứ không giảm đi, vì nó thể hiện từ cấp cao nhất: lý thuyết, tư tưởng chính thức của guồng máy cai trị. Họ vẫn nói đi theo chủ nghĩa Cộng Sản, nhưng trong thực tế họ pha trộn một hệ thống tư bản thời hoang dã với một chế độ công an trị thời phát xít. Miệng đề cao công ích nhưng ai cũng chỉ lo vơ vét tư lợi. Tham ô và nhũng lạm quyền hành được phơi bầy công khai, trâng tráo, trong khi nhà nước vẫn hô hào chống tham nhũng. Tài nguyên tinh thần đã bị phá hoại toàn diện chứ không phải chỉ bị hao tổn như khi còn theo kinh tế xã hội chủ nghĩa.

Một độc giả Người Việt mới viết cho tòa soạn kể chuyến đi thăm quê hương mấy tháng. Vị độc giả nhận thấy guồng máy chính quyền bóc lột dân; chuyện đó nhiều người đã nói. Nhưng ông (hay bà) còn thấy, “người dân cũng bóc lột lẫn nhau vô tội vạ, đối xử với nhau bằng những cái mặt nạ nhân nghĩa giả dối trơ trẽn!”

Hồi đầu Tháng Ba năm 2011, ký giả Carl Robinson sau khi thăm Việt Nam, mới nêu một nhận xét: “Sau gần 60 năm cai trị của đảng Cộng Sản ở miền Bắc và hơn 35 năm ở miền Nam, tất cả người Việt Nam ngày nay theo chủ nghĩa cá nhân tột cùng. Thay vì tinh thần hướng về cùng một mục đích chung và đoàn kết với nhau thì bây giờ ai cũng chỉ lo cho bản thân mình, như tâm trạng sauve qui peux (ai chạy được thì thoát, tiếng Pháp trong nguyên văn)…” Robinson cho biết ông đã đi khắp nơi, gặp rất nhiều người ở Việt Nam trong 18 tháng trời.

Không biết Carl Robinson có đọc Albert O. Hirschman hay không, nhưng ông mô tả tình trạng ở Việt Nam hiện nay giống hệt điều mà nhà kinh tế đã nêu ra trước đây mấy chục năm: Lạm dụng tài nguyên tinh thần sẽ hủy hoại nó. Ông kể đã thấy người Việt Nam được đảng và nhà nước đối đãi giống như các học sinh trong các trường mà trong đó các vị giáo sĩ dạy trẻ những quy luật không bao giờ được ai theo cả: “Tất cả mọi người được coi như trẻ nít, được học giáo lý suốt ngày bằng những khẩu hiệu, các ngày lễ lạt, các giấc mơ vĩ đại. Khi tôi than phiền với một số người ở một thành phố ven biển gần đây về những bài phát thanh tuyên truyền mỗi sáng, một người cười lớn nói, Ðó chỉ là tuyên truyền thôi; chúng tôi không bao giờ nghe cả!”

Ðó là một cách tiêu diệt tài nguyên tinh thần một cách có hệ thống. Muốn xây dựng lại được vốn liếng tinh thần mà tổ tiên đã xây dựng trong mấy ngàn năm trước người Việt Nam biết sẽ phải làm gì. Phải thay đổi cách sống chung với nhau, tất cả mọi người. Một chế độ đã hủy hoại tài nguyên tinh thần của dân tộc hơn một nửa thế kỷ qua, không có lý do gì để tiếp tục việc tàn phá đó nữa.

Không phải ai cũng ở Việt Nam lâu ngày, được đi nhiều, thấy nhiều, gặp gỡ và chứng kiến nhiều cảnh sống để kết luận như ký giả Robinson. Nhưng chắc phần lớn mọi người quan sát đời sống ở nước ta hiện nay đều thấy nền tảng tinh thần, đạo đức đã bị xói mòn khá nặng nề trong mấy chục năm qua. Ðó là một sự mất mát lớn.

Tài sản mất sẽ tạo lại được. Của cải mất rồi có lúc lại làm ra, khá nhanh. Tự do bị mất, mất rất nhanh, ngay lập tức sau ngày 30 Tháng Tư, nhưng thế nào cũng sẽ đòi lại được, cũng không lâu lắm đâu. Nhưng có một thứ đã mất mất, mất từ từ chậm chậm; mà muốn phục hồi được rất khó, đó là nền tảng tinh thần của xã hội. Cái vốn tinh thần phải hàng ngàn năm mới dựng lên được. Khi muốn phá, chỉ cần một thế hệ cũng đủ. Muốn dựng lại, cần vài ba thế hệ mới hy vọng xong.

Vậy chúng ta đã mất gì sau ngày 30 Tháng Tư năm 1975? Nếu nhìn lại lịch sử cả nước Việt Nam thì câu hỏi không còn là ngày 30 Tháng Tư nữa. Bởi vì chỉ có người Việt ở miền Nam bắt đầu thấy các tài nguyên tinh thần bị xói mòn từ ngày đó; còn đồng bào ở miền Bắc đã bị mất mát như vậy từ một phần tư thế kỷ trước, tính đến nay hơn 60 năm rồi.

Ngô Nhân Dụng
by LTSA

VIỆT NAM (TH) - Thêm 3 cán bộ cao cấp bị bắt về tội tham nhũng tại tỉnh Bạc Liêu và tỉnh Trà Vinh.


Tại Bạc Liêu, người rơi vào “sổ phong thần” là ông chánh văn phòng Ủy Ban Nhân Dân tỉnh Bùi Văn Hồng 59 tuổi. Ông này được coi là “có liên quan” đến vụ tham nhũng bạc tỉ tại Công ty Cổ phần Xây dựng và Phát triển nhà Bạc Liêu.


Giám đốc và kế toán trưởng công ty này đã bị bắt trước đó về tội “gây thất thoát ngân quỹ nhà nước gần 15 tỉ đồng.” Giấy tờ sổ sách và lời khai của hai nghi can này cho biết ông Bùi Văn Hồng đã nhận tiền hối lộ của họ khoảng 120 triệu đồng.


Theo báo VNExpress, ngày 25 tháng 4, ông Hồng đã bị bắt để điều tra.


Vụ khác xảy ra tại tỉnh Trà Vinh khiến ông Lê Văn Việt, trưởng công an thành phố Trà Vinh bị khởi tố về tội “tha người trái phép.” Ðồng thời, ông phó viện trưởng Viện Kiểm sát thành phố Trà Vinh - Nguyễn Văn Ðoàn cũng bị lột chức vì liên quan trong vụ này.


Theo báo Dân Trí, hồi tháng 9 năm 2009, công an thị xã Trà Vinh phá vỡ đường dây mua bán ma túy lớn nhất tỉnh Trà Vinh, bắt 7 người. Chỉ 3 tháng sau, trong khi chuẩn bị đưa các nghi can ra tòa xét xử, ông Lê Văn Việt lại “móc” với ông Ðoàn hủy bỏ lệnh tạm giam Huỳnh Lê Hoàng. Vài hôm sau khi được thả, Huỳnh Lê Hoàng lên máy bay sang Nhật “đoàn tụ gia đình.”


Vì Huỳnh Lê Hoàng được coi là “nghi can đã bỏ trốn” nên tòa đành ra lệnh tạm đình chỉ xét xử và truy nã cho đến khi nào bắt lại được. (?)


Các bị cáo khác đều lãnh án từ 2 đến 9 năm tù về tội mua bán, vận chuyển ma túy.


Người ta đang xem xét mối liên quan giữa ông trưởng công an thành phố Trà Vinh Lê Văn Việt với Huỳnh Lê Hoàng, một nghi can quan trọng trong đường dây ma túy lớn nhất tỉnh Trà Vinh từ trước đến nay đã được thả để định cư ở Nhật.
by LTSA

BÌNH DƯƠNG (BD) - Lần đầu tiên hoạt động trị bệnh của một lương y được chính báo nhà nước thừa nhận là “kỳ diệu,” là “độc nhất vô nhị” tại Việt Nam.


Chỉ trong hai ngày 21 và 22 tháng 4, lương y Võ Hoàng Yên 36 tuổi, quê quán ở huyện Cái Nước, tỉnh Cà Mau đã chữa cho hàng trăm người bệnh câm điếc, bại liệt hoàn toàn miễn phí tại chùa Thiên Ân, tỉnh Bình Dương.


Theo báo Bình Dương, chỉ sau vài phút được lương y đặt tay bấm huyệt, nhiều bệnh nhân bị bại liệt bỗng dưng đứng dậy và đi lại được. Người bị câm điếc hoặc nói ú ớ cũng khỏi bệnh bất ngờ.


Báo Bình Dương còn cho biết, hàng trăm người tập họp tại chùa Thiên Ân, người từ Phú Thọ, Hà Nội, Lào Cai vào, người từ An Giang lên...


Bà Nguyễn Thị Năm, cư dân Hà Nội bị liệt hai chân sau một tai nạn suốt 6 năm nay, chỉ được bấm huyệt trong vòng 15 phút, bà bất ngờ đứng dậy, bước đi được một cách thần kỳ. Bà Nguyễn Thị Lan, ngụ tại Thủ Ðức cũng bỏ chiếc xe lăn ngồi nhiều năm nay chỉ sau 10 phút được lương y Võ Hoàng Yên và các học trò bấm huyện, kéo chân...


Ông Ðỗ Vy Tân, nhân viên liên minh hợp tác xã An Giang cho biết con trai ông tên Ðỗ Minh Trường 17 tuổi bị bại liệt tứ chi, không nói được thành tiếng nhờ ông Yên chữa giúp. Bệnh của Trường thuyên giảm rất nhiều, trước đây đã chữa chạy lung tung nhưng không bớt.


Nhiều người bệnh khác như bà Phan Thị Biệt, ngụ tại thị xã Thuận An; ông Nguyễn Văn Bai 58 tuổi, ngụ tại số 204 đường Nguyễn Trãi, Sài Gòn... được bấm huyệt ở cổ, lưng, vai, đầu... đi đứng, nói chuyện lại được.


Theo nhà sử học Ðinh Văn Học, cư dân quận 11 Sài Gòn, sự xuất hiện của lương y Võ Hoàng Yên và phương pháp bấm huyệt của ông là một “hiện tượng mới và hiếm trong y học.”


Ðiều kỳ lạ là ông Yên chưa hề có giấy phép hành nghề, cũng chưa được kiểm chứng hoạt động. Theo ông Ðinh Văn Học, phương pháp bấm huyệt của ông Yên cần được nghiên cứu, kiểm chứng để duy trì và phát triển về lâu dài.


Cũng theo báo Bình Dương, lương y Võ Hoàng Yên xuất thân từ một gia đình nghèo, được gửi vào chùa Hưng Nghĩa Tự ở Cái Nước, Cà Mau tu học. Tại đây, ông được các nhà sư huấn luyện cách chữa bệnh bằng phương pháp y học cổ truyền.


Ông tâm sự rằng phương pháp khai thông huyệt đạo để chữa khỏi bệnh câm điếc, bại liệt, thoái hóa cột sống... của ông không có gì huyền bí. Ông đã giúp nhiều người khỏi bệnh trừ một số trường hợp “vô phương cứu chữa” vì bệnh nặng lâu ngày.
Thứ Ba, 26 tháng 4, 2011 by LTSA

THỦ DẦU MỘT 25-4 (TH) - “Gia đình chị Nguyễn Thị Linh (sinh năm 1976, ngụ phường An Lạc, quận Bình Tân) sửng sốt vì nghe tin anh Nguyễn Công Nhật, làm việc tại công ty TNHH Kumho, chuyên sản xuất lốp ô tô, đóng tại huyện Bến Cát đã chết tại nhà tạm giữ của công an huyện Bến Cát-Bình Dương.”


Bản tin báo Người Lao Ðộng hôm Thứ Hai 25 tháng 4, 2011 cho hay như vậy và thuật tin tiếp rằng “Chị Linh, là chị vợ của anh Nhật, cho biết công an huyện Bến Cát tạm giữ anh Nhật từ 4 ngày trước do liên quan đến vụ công ty anh bị mất trộm một khối lượng lớn lốp xe vào năm ngoái”.


Theo nguồn tin, buổi tối ngày 25 tháng 4 “cơ quan công an đã yêu cầu gia đình chị Linh ký vào biên bản để làm thủ tục khám nghiệm tử thi nhưng gia đình không đồng ý và yêu cầu một cơ quan khám nghiệm độc lập, khách quan. Gia đình chị Linh đã nhiều lần liên hệ bằng điện thoại với lãnh đạo công an huyện Bến Cát nhưng không được.”


Ông Nhật là nạn nhân thứ 5 bị công an đánh chết trong 4 tháng đầu năm nay, không kể những người bị họ đánh gãy tay, dập xương hay vỡ đầu. Riêng tháng 3 có 4 người dân đã bị công an đánh chết.


Trần Văn Dữ, cư dân thị trấn Ngã Năm tỉnh Sóc Trăng, say rượu đánh mẹ nên bị công an bắt giam và tra tấn dã man hôm 30 tháng 3, 2011. Ðược thả ra vào buổi chiều tối cùng ngày thì ông này nằm chết gục ngay bên ngoài trụ sở công an thị xã.


Ngày 6 tháng 3 năm 2011, Nguyễn Lập Phương, 46 tuổi, chết ở trụ sở công an huyện Thủy Nguyên, tỉnh Hải Phòng, vì tội trộm mấy buồng cau của một khu công nghệ.


Ngày 8 tháng 3 năm 2011, Trịnh Xuân Tùng, 54 tuổi, chết ở bệnh viện Việt Ðức, Hà Nội vì bị trung tá công an Vũ Văn Ninh đánh gãy cổ ở bến xe Giáp Bát. Tội của ông này là cò kè đòi giảm số tiền phạt 150,000 đồng “không đội mũ bảo hiểm”.


Ðêm 14 sáng ngày 15 tháng 3 năm 2011, Ðặng Ngọc Trung, 48 tuổi, chết ở trụ sở công an xã Tiến Hưng, thị xã Ðồng Xoài khi bị lôi về đây sau một vụ “cự cãi, ẩu đả” với một cô gái ở quán karaoke trước nhà. Công an nói rằng ông Trung “thắt cổ tự tử” nhưng thân nhân của ông không tin và đòi giảo nghiệm tử thi. Nay không ai biết gì thêm.


Thống kê cho thấy hơn 20 người dân đã chết trong tay công an từ giữa năm 2007 đến nay. Trừ một hai vụ công an phạm tội được đem ra xử án với các bản án nhẹ, còn lại đều cho chìm xuồng.


Bản phúc trình nhân quyền của Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ thống kê năm 2010 có 9 người dân ở Việt Nam bị công an đánh hoặc bắn chết. Trong số những vụ này, chỉ có một tay trung úy công an đánh chết người ở Bắc Giang là bị kêu án 7 năm tù. Các vụ khác không hề được nói đến.
by LTSA

LÂM ÐỒNG (DV) - Hôm 24 tháng 4, lại thêm một con voi thuộc khu du lịch Nam Qua, ở hồ Tuyền Lâm, thành phố Ðà Lạt, bị sát hại một cách dã man. Sau khi giết voi, kẻ gian không hề lấy ngà và lông đuôi voi như thường thấy mà vẫn để nguyên các “món quý” này tại hiện trường.


Tin của báo Dân Việt cho biết, “Có lẽ vì chưa kịp cưa ngà và cắt đuôi nên kẻ gian đành phải bỏ lại những thứ quý đó!”


Trước đó, tin đồn lông đuôi voi có thể chữa được bá bệnh, nhiều kẻ gian đã liên tục chặt đứt đuôi của nhiều con voi ở Lâm Ðồng.


Theo báo Dân Việt, “con voi vừa bị sát hại tại khu du lịch hồ Tuyền Lâm, Ðà Lạt là con voi đực duy nhất còn cả ngà lẫn đuôi. Như vậy, hiện cả Lâm Ðồng chỉ còn 5 con voi trong các khu du lịch và tất cả đều không còn ngà và đuôi!”


Báo Dân Việt dẫn lời một nhân viên của khu du lịch Nam Qua cho hay, “Trước khi bị sát hại vào đêm 23 rạng sáng ngày 24 tháng 4, con Beckham hoàn toàn khỏe mạnh. Và, chỉ một phút sơ sẩy thôi, kẻ gian đã dắt trộm rồi sát hại!”


Con voi bị chết là của công ty Du lịch sinh thái Nam hợp đồng với một người dân ở Ðăk Lăk đưa về làm du lịch tại khu du lịch Nam Qua từ 7 năm qua.


Ðiểm voi bị sát hại cách khu điều hành khoảng 3 cây số, xung quanh điểm voi chết có nhiều cây rừng bị giẫm đạp và đổ rạp. Voi bị chết là con voi đực, đã 38 tuổi, chết trong tư thế nằm nghiêng, hai chân sau bị cắt gân, một chân bị xích vào gốc cây to.


Cơ quan chức năng tỉnh Lâm Ðồng đưa ra nhận định: Có thể, thủ phạm là người rất am hiểu về khu rừng trong khu du lịch hồ Tuyền Lâm. Hơn thế, hung thủ còn khá rành con Beckham (tên voi) thì mới có thể điều khiển nó đi một đoạn đường rừng dài đến 3 cây số.


Thời gian gần đây, do những tin đồn thổi về công dụng của lông đuôi voi (chữa trị được những bệnh nan y, đem lại may mắn và hạnh phúc cho ai làm chủ...) nên nạn săn “vĩ mao voi” diễn ra ráo riết ở Tây Nguyên nói chung và Lâm Ðồng nói riêng.


Trước đó, vào nửa cuối năm 2010, con voi Beckham này đã hai lần bị kẻ gian chém trọng thương nhưng nhờ được cứu chữa kịp thời nên voi vẫn được bảo toàn mạng sống. Bởi vậy, mấy tháng vừa qua, cứ đêm đến, voi Beckham luôn được đưa xuống xích ở gần khu nhà điều hành và cho ăn cỏ do người cắt hằng ngày thay cho việc xích trên đồi thông và ăn cỏ tự nhiên như trước đây.


Tại Lâm Ðồng, vụ săn đuôi voi mới nhất diễn ra hồi cuối tháng 8 năm 2010 tại khu du lịch đèo Prenn (Ðà Lạt), cách khu du lịch Nam Qua chỉ vài kilômét.


Anh Phan Ðắc Mậu Ðại, chủ của hai con voi nạn nhân, kể lại: “Vào sáng 31 tháng 8 năm 2010, như thường lệ, tôi đến khu du lịch để Prenn để đưa voi đi ăn và sau đó phục vụ khách du lịch. Ðến nơi, tôi bất ngờ phát hiện 2 con voi trong bầy voi 3 con của tôi có dấu hiệu bất thường. Kiểm tra thì tôi sững sờ khi thấy cả 2 chiếc đuôi của 2 con voi đã bị kẻ gian chặt mất khoảng 20cm”.


Trước đó, một trong 3 con voi của anh Ðại cũng đã bị kẻ gian chặt trộm mất phần đuôi; sau đó đến lượt hai con voi còn lại. Tuy nhiên, đó chưa phải là lần đầu tiên voi Lâm Ðồng bị chặt trộm đuôi mà theo cơ quan chức năng thì đây đã là vụ trộm đuôi voi thứ 4 xảy ra tại tỉnh này chỉ trong vòng không đầy một năm.
Thứ Hai, 25 tháng 4, 2011 by LTSA

THÊM MỘT NỐT NHẠC

*Nhân xem hình các em ở Hà Nội tưởng niệm ca, nhạc sĩ Michael Jackson




Các em khóc,
thương một người nghệ sĩ
Có em nào thương khóc đời tù giam?

Các em khóc,
thương cho một người Mỹ?
Có em nào thương khóc cả… Việt Nam?

Mừng các em,
dù “con Đoàn, cháu Đảng”;
dù “vô thần” vẫn… rung động trái tim.

Mừng các em
“không” thác loạn cuồng say
Giặc vào nhà, chớ lười lĩnh nằm im!

Nhé các em!
Xin thêm chút cảm tình
Hãy cùng đau với vận nước thăng trầm

Nhé các em!
Thương chòm xóm, bà con;
Thương dân nghèo phải bán máu nuôi con
Thương dân oan đang chí tử trăm đòn
Thương quê hương đang cung điệu trầm buồn,
Không “Rock, Pop”*. Lệ bao người chan chứa

Nhé các em! Hãy thêm lòng biết ơn
Bao công khó của tiền nhân dựng nước
Máu Cha Ông, sử ghi lại lòng son
Không phải để cho cháu con bán nước.

Ta cũng tiếc một tài năng vừa mất
Nhưng niềm đau rất lớn vẫn: San Hà!
Ta cũng phục người đa tài, thành đạt
Nhưng thương nhiều vẫn duy nhất: Việt Nam!

Ý Nga, 30.6.2009.
Calgary, AB, Canada.
* Michael Jackson là một ca sĩ được giới trẻ yêu chuộng qua cách hát và trình diễn dòng nhạc “Soul, Funk, Disco, Rock”; anh còn được vinh danh là vua nhạc “Pop”,

Translated by Thoai Lien
One More Musical Note
*From witnessing the youngsters shed tears for Michael Jackson

You cry,
Showing affection for a musician.
Is there anyone shedding tears for those in prison?

You cry,
Showing affection for an American?
Is there anyone shedding tears for our nation -- Việt Nam ?

(I) congratulate you,
Though the children of "the high-ranking" communists;
Though the "atheist", (you) still have the hearts to feel.

(I) congratulate you,
“Not” crazy nor untamed,
Enemy's intruding, not lying motionless!

Hear me well!
Please give a bit more sentiment
To feel the nation's ill-fate

Hear me well!
Love your kin and your neighbors
Love the poor who have to sell their blood to feed their children.
Love the victims, being beaten up multiple times
Love the nation tragically under distraught,
No “Rock, Pop”*. many shed tears!

Hear me well!
Learn to appreciate
The hardship our forefathers have built the nation
Their blood, our history had recorded over the years…
It's not for the successors to sell.

I also regret having lost a great artist,
But the greater pain still lies on the nation!
I also admire a successful, talented individual
But the one I love most is still Việt Nam !
Translated by Thoai Lien

* Michael Jackson was the musician being admired by lots of fans through his performance “soul, Funk, disco, rock”; he was also honored as the king of “Pop”.
by LTSA

HÀ NỘI (TH) - Hàng dỏm, hàng giả, đồ ăn thức uống độc hại, cái gì có ở Trung Quốc thì có ở Việt Nam?


Báo chí ở Trung Quốc cách đây một tuần lễ kêu rằng cơ quan an toàn thực phẩm của tỉnh An Huy bên Trung Quốc đã mở cuộc điều tra về việc một số nhà hàng đã sử dụng chất phụ gia độc hại để biến thịt heo và thịt gà thành thịt bò. Nhờ mùi vị, màu sắc giống như thịt bò, họ đánh lừa được người tiêu thụ vì thịt bò đắt hơn thịt gà thịt heo, kiếm thêm nhiều tiền hơn.


Ngày Thứ Sáu, báo Gia Ðình & Xã Hội có bản tin nói rằng người ta có thể thấy các loại “phụ gia” đánh lừa khẩu vị và mắt nhìn bán tràn lan ngay tại Hà Nội và nhiều nơi khác tại Việt Nam.


“Người bán hàng ở cửa hàng H.C (chợ Bắc Qua, Hà Nội) đưa ra cả đống túi nilon bột đủ sắc màu khi được chúng tôi hỏi mua phụ gia chế biến thịt lợn thành thịt bò. Người này nói, phụ gia có mùi thịt bò là nhiều nhất trong các phụ gia chế biến thịt các loại. Cửa hàng đã có tới hơn chục loại từ bột đến nước.” Tờ Gia Ðình & Xã Hội kể như vậy và dẫn chứng những loại bột có màu nâu vàng, không nhãn mác, chỉ được ghi vội dòng chữ bằng bút xanh: Bột bò! Khi túi bột này mở ra, mùi thịt bò kho xộc ra nồng nặc, được bán ở cửa hàng nói trên.


Khi được nhà báo hỏi: “Sao lại vón cục thế? Hay hết hạn sử dụng rồi?”


Người bán hàng trả lời khéo léo: “Chất phụ gia này nó thế, phải vón cục mới ngon. Hàng này giờ hiếm lắm, vì thời gian vừa qua nhiều khách đến lấy về ướp thịt nấu cơm văn phòng, cơm bụi. Giờ cũng không còn nhiều nên để lại giá 380,000đ/kg.”


Không những “phụ gia” ở dạng bột, còn có cả “phụ gia” ở dạng nước mà người bán nói “Thịt gì cũng ra mùi bò hết.”


Người bán hàng cho biết thêm là: “Một số hàng khô bán tại chợ này đều dùng chất tạo mùi bò ngâm tẩm làm thịt bò khô đấy. Nên các chị mua về mà dùng chế biến cơm văn phòng là hợp lý nhất.” Giá loại nước có cao hơn loại bột với giá 450,000 đồng/lít.


Tại một cửa hàng khác, nhà báo được cho xem hai loại phụ gia. Một loại bột trông sần sùi như chưa được lọc kỹ. Người phụ nữ bán hàng tên T.H cho hay “loại phụ gia bột trắng giờ hiếm lắm. Hiện nay, mọi cửa hàng ăn đều chuộng loại này.”



Nhà báo thử bốc một ít chất phụ gia, thấy nhặm tay như bốc vào đám trấu. Mùi hắc hơn loại bột của cửa hàng trước.

“Chị T.H cho biết, loại phụ gia này ngấm nhanh, làm tăng đậm hương vị bò hơn. Ðặc biệt, chất này còn làm biến đổi màu y như màu thịt bò, người ăn không hề cảm nhận đang ăn loại thịt nào giả bò. Giá của nó lên đến 500,000đồng/kg.”

Báo Gia Ðình & Xã Hội còn cho hay: “Một số người trong chợ Bắc Qua còn mách PV phải ra phố Hàng Bồ mới có nhiều chất phụ gia thực phẩm, nhất là phụ gia thịt bò. Khi tiếp cận, người bán hàng tại một cửa hàng ở phố Hàng Bồ có ý nghi ngại, chỉ nói gọn: ‘Loại gì cũng có, nhưng phải mua nhiều mới bán.’ Tại cửa hàng này, các can mà theo người bán hàng chỉ là chất phụ gia hương vị thị bò, thấy có ghi chữ Trung Quốc.”

Hiện cơ quan kiểm soát thực phẩm cũng chỉ mới biết tin. Ông PGS.TS Nguyễn Công Khẩn, cục trưởng Cục An Toàn Vệ Sinh Thực Phẩm (Bộ Y Tế) chỉ nói rằng, trước những thông tin về phụ gia “cao thịt bò” biến thịt heo thành thịt bò có xuất hiện tại thị trường Việt Nam, cơ quan này “đã có chỉ đạo tiếp tục giám sát và lấy mẫu để xét nghiệm. Hiện chưa thể có kết luận gì về chất phụ gia này là có hàm lượng vượt quá quy định hay không.”
by LTSA

SAIGON (VB) -- Hộp xốp, hộp nhựa thuộc loại độc hại vẫn dùng thoải mái...

Vào tháng 4 năm ngoái, theo khuyến cáo của Cục An toàn vệ sinh thực phẩm - Bộ Y tế thì trên thị trường, các loại hộp xốp, hộp nhựa đựng thức ăn, nước uống thường được làm bằng loại xốp polystyrene (PS) cùng các hợp chất expanded polystyrene (EPS), polypropylene (PP) và polyethylene terephthalate (PET).

Xe chất hàng cao như núi, dân bỏ mối hộp xốp, ly nhựa...(Photo VB)


Trong số các vật liệu trên thì PP chịu được nhiệt cao nhất (100oC - 120oC) trong thời gian dài, trong khi 3 loại còn lại không thích hợp với thức ăn nóng hơn 100oC.

Cũng theo khuyến cáo, mặc dù PS là vật liệu an toàn, nhưng các hóa chất dùng để sản xuất PS (trong đó có styrene và ethylbenzene) lại là các chất có hại cho sức khỏe, gây các hiệu ứng thần kinh, ảnh hưởng chức năng gan, tụy.

Thực tế là để hạ giá thành, các tổ hợp sản xuất hộp xốp thường dùng các loại nguyên liệu xấu, không rõ nguồn gốc, nên sản phẩm làm ra đều tiềm ẩn nguy cơ chứa cả các kim loại nặng độc hại, như chì và cadmium.

Phản ứng của dư luận lúc đó là nhiều người dân Sài Gòn đã tẩy chay hộp xốp, hộp nhựa, có người mua cơm, xôi, chè… ngoài đường cứ đòi đựng bằng bao nylon, lá chuối, giấy…

Tuy nhiên, do vừa tiện dụng vừa rẻ tiền, các loại hộp xốp, ly nhựa lại phổ biến trở lại ở các quán cơm, gánh chè, xe đẩy bán nước sâm.v.v…

Và lựa lúc sáng sớm, ngoài đường vắng xe cộ và không có công an giao thông đứng đường, bằng những chiếc xe chất hàng cao như núi, dân bỏ mối hộp xốp, ly nhựa lại rộn rịp hoạt động…
Chủ Nhật, 24 tháng 4, 2011 by LTSA

Kết quả một nghiên cứu dịch tễ công bố trong British Journal of Cancer, số tháng 7 năm 2007 đã gây nhiều thắc mắc e ngại cho bà con vẫn thường ăn bưởi mỗi buổi sáng để giảm cân. Và cũng gây ảnh hưởng tới sự tiêu thụ, mua bán bưởi tại nhiều nơi, trong đó có Việt Nam.

Nghiên cứu được mấy khoa học gia tại hai Đại học Southern California và Hawai thực hiện. Họ yêu cầu hơn 46,000 phụ nữ trong tuổi mãn kinh trả lời mấy câu hỏi như bao lâu ăn bưởi một lần và ăn nhiều hay ít trong thời gian 12 tháng vừa quạ Trong số các phụ nữ này, có 1,657 vị đã được chẩn đoán ung thư vú. Kết quả gợi ý là phụ nữ ăn từ ¼ trái bưởi hoặc nhiều hơn mỗi ngày có thể tăng rủi ro ung thư vú lên tới 30% so với người không ăn bưởi. Lý do là bưởi có thể làm tăng hàm lượng estrogen trong máu. Mà cao estrogen là một trong nhiều rủi ro đưa tới ung thư nhũ hoa.

Các nghiên cứu trước đây đã chứng minh rằng, một phân tử có tên P450 3A4 (CYP3A4) có ảnh hưởng vào sự chuyển hóa hormon estrogen. Và bưởi có thể làm tăng hàm lượng estrogen bằng cách ức chế phân tử kể trên, khiến cho estrogen tích tụ nhiều hơn. Tuy công bố như vậy, nhưng các nhà khoa học cũng vội vàng lưu ý rằng, đây mới chỉ là nghiên cứu sơ khởi với trái bưởi chứ chưa phải là với nước bưởi và cần phải có nhiều nghiên cứu khác để xác định.

Bình luận về kết qủa này, phát ngôn viên khoa học Liz Baker của Cancer Research UK, nói: “Mặc dù các hóa chất trong trái bưởi đã được biết là có tương tác với mấy dược phẩm, nhưng kết quả này mới chỉ là nghiên cứu đầu tiên và duy nhất nói lên sự liên hệ giữa bưởi và rủi ro ung thư và chính các nhà nghiên cứu cũng đồng ý là cần có nhiều nghiên cứu khác để xác định. Ngoài ra, ai cũng biết rằng tiêu thụ một hỗn hợp năm loại rau trái mỗi ngày có thể làm giảm rủi ro của nhiều bệnh, kể cả vài loại ung thư.”

Tiến sĩ khoa học dinh dưỡng Joanne Lunn tại British Nuitrition Foundation cho hay, đây là một cuộc nghiên cứu lý thú nhưng nghiên cứu này cũng chỉ là một mảnh của trò chơi lắp hình, có thể giúp ta hiểu hơn ảnh hưởng của dinh dưỡng đến sức khỏe.

Kết quả trên được phổ biến rộng rãi trong dân chúng qua báo chí, truyền thanh. Bà con đồng hương trong ngoài nước xôn xao, e ngại không dám ăn bưởi, báo hại nông dân kêu trời như bọng, vì bưởi trồng thì nhiều mà người mua giảm trông thấỵ Thiệt hại quá lớn khiến cho người đứng đầu hành chánh Việt Nam phải ra lệnh điều tra nguồn thông tin.


Có nhiều giống bưởi khác nhaụ Theo tiến sĩ Nguyễn Minh Châu, Chủ tịch Southern Fruit Tree Research Institute, nghiên cứu tại Hoa Kỳ tập trung ở loại bưởi chùm Citrus Paradisi, khác với bưởi Citrus Maxima trồng ở Việt Nam. Bác sĩ Nguyễn Chấn Hùng, Giám đốc viện Ung Thư Sài Gòn cũng lên tiếng trấn an đồng hương trong nước là bưởi ở Việt Nam an toàn.

Xin cùng tìm hiểu thêm về những trái bưởi thơm ngon này.

Bưởi (Grapefruit) là cây cùng họ với cam quít, trái tròn, to, vỏ mỏng, màu vàng, múi nhiều nước giôn giốt chua ngọt, gây cảm giác dễ chịu khi ăn.
Theo nhiều nhà thảo mộc, bưởi có nguồn gốc Trung Hoa và Ấn độ tử nhiều ngàn năm về trước. Ở Tây phương, bưởi được Griffith Hughes mô tả đầu tiên vào năm 1750 và gọi bưởi là “trái cấm” của hải đảo Barbados.

Bưởi được trồng nhiều ở Jamaicạ Sau đó giống bưởi được đem trồng tại nhiều quốc gia Bắc Mỹ. Tại Hoa Kỳ, các tiểu bang Florida và Texas là nơi trồng nhiều bưởi nhất.

Có nhiều loại bưởi khác nhau như:

- Bưởi Duncan hình tròn, lớn tới 12 cm đường kính, vỏ vàng lạt, cùi (pulp) mềm nhiều nước, vị thơm.
- Bưởi không hột Marsh hình tròn hơi dẹp hai đầu, kích thước từ 9-12 cm, vỏ nhẵn mầu vàng nhạt, cùi rất nhiều nước với vị thơm đặc biệt.
- Bưởi Paradise Navel hình cầu dẹt, nhỏ tráị
- Bưởi Star Ruby vỏ mầu vàng, cùi chứa nước mầu đỏ, có hoặc không có hột.

Bưởi Việt Nam có cùi dầy, múi to mà nhiều loại rất ngọt như bưởi ở các địa phương Đoan Hùng, Hưng Yên, Phúc Trạch, năm Roi, Biên Hòa.

Khí hậu ấm nóng vùng nhiệt đới rất thích hợp cho sự tăng trưởng của bưởi. Độ ẩm cao làm vỏ mỏng trong và vỏ bưởi dày hơn khi không khí khô.

Mặc dù bưởi có quanh năm, nhưng từ mùa đông tới đầu xuân, bưởi ngon hơn.

Thành phần dinh dưỡng

Một trái bưởi cỡ trung bình cung cấp khoảng: 200 calori, 39mg sinh tố C, 4,500 IU sinh tố A, 325mg kali, 40mg calci, 50mg phosphore, 25mcg folate, 1mg sắt, 1g chất xơ hòa tan pectin. Loại bưởi mầu đỏ và hồng còn có thêm beta carotene, một chất chống oxy hóa mà cơ thể sẽ chuyển hoá thành sinh tố Ạ Bưởi có thể ăn trái hoặc vắt lấy nước. Trái bưởi cắt đôi rồi xúc ăn bằng thìa hoặc bóc vỏ ăn từng múi.

Cất giữ bưởi

Bưởi có thể để ngoài phòng ít ngày cho thêm chín rồi cất trong tủ lạnh. Nước bưởi cần được chứa trong bình thủy tinh, cất trong tủ lạnh. Nên đổ nước bưởi đầy gần nắp bình để tránh bị oxy hóa, làm mất sinh tố C. Khi mua, lựa trái bưởi chắc, nặng, vỏ nhẵn thín, mỏng thì mới nhiều nước. Thường thường bưởi có vỏ màu vàng, nhưng nếu hơi xanh thì nước ngọt hơn. Tránh trái bưởi mà vỏ phồng lên, nhẹ tều vì ruột khô teo, không có nước.

Ích lợi cho sức khỏe

Bưởi vừa là loại trái cây được nhiều người ưa thích, vừa có tác dụng trong việc phòng bệnh và đôi khi chữa bệnh nữạ Trước hết, bưởi là nguồn cung cấp sinh tố C rất phong phú mà sinh tố này có nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe.

1. Kết quả nhiều nghiên cứu cho biết sinh tố C: tăng cường hệ thống miễn nhiễm giảm rủi ro cảm cúm do nhiễm vi khuẩn, virus; là chất chống oxy hóa rất mạnh, giúp làm chậm sự hóa già và tổn thương của tế bào; giảm cholesterol nhờ đó ít nguy cơ bệnh tim mạch; giúp cơ thể hấp thụ nhiều chất sắt; làm vết thương mau lành; và tránh khỏi bệnh hoại huyết vì thiếu sinh tố nàỵ Những trái bưởi có màu hồng hoặc đỏ là nhờ có chất lycopene, thuộc nhóm carotenoid. Lycopene làm giảm nguy cơ cơn suy tim (heart attack) và ung thư nhiếp tuyến.

2. Nhiều nghiên cứu cho biết ăn bưởi trái tim sẽ tốt hơn, cholesterol xuống thấp, làm giảm nguy cơ ung thư, tránh được các bệnh nghẽn tắc động mạch. Thực vậy, bưởi có nhiều chất xơ hòa tan pectin. Mà các chất xơ thì có công dụng làm giảm cholesterol trong máu, do đó làm giảm nguy cơ vữa xơ động mạch. Nhiều nghiên cứu cho thấy chất pectin còn công hiệu hơn thuốc cholestyramine vẫn được dùng để làm giảm cholesterol trong máụ Bác sĩ James Ceda quan sát một nhóm người ăn bưởi đều dặn mỗi ngày thì thấy cholesterol giảm xuống tới 8%.

3. Kết quả nghiên cứu ở Hà Lan cho hay bưởi giảm nguy cơ ung thư bao tử, còn kết quả bên Thụy Điển nói bưởi giảm nguy cơ ung thư tụy tạng. Các nhà nghiên cứu tại Đại học Harvard theo dõi sự dinh dưỡng của hơn 48,000 bác sĩ và nhân viên y tế, thấy rằng những người tiêu thụ thực phẩm có nhiều lycopene sẽ giảm nguy cơ bị ung thư nhiếp tuyến tới 50%. Lycopene có rất nhiều trong bưởị Ngoài ra, các hóa chất khác trong bưởi như phenolic acid, limonoid, bioflavonoid cũng có tác dụng ức chế với sự tăng trưởng của tế bào ung thư.

4. Nhiều người bị đau nhức khớp xương, ăn bưởi thấy như bớt đau, có lẽ là nhờ bưởi có những phytochemical ngăn chặn chất prostaglandins làm viêm khớp xương.

5. Bưởi là món ăn được những người muốn giảm cân ưa chuộng. Có người sáng dậy điểm tâm bằng một trái bưởi, rồi ăn trưa cũng bưởi để “giữ eo”. Lý do là đã có một phong trào cổ võ bưởi có khả năng đặc biệt tiêu hủy những tảng mỡ béo ở vòng số 2, số 3. Đây có lẽ là một thông tin hơi phóng đại, vì không có thực phẩm nào có thể làm tiêu mỡ béọ Tuy nhiên, vì có ít năng lượng và nhiều chất xơ, ăn nửa trái bưởi đã gần no bụng, nên chỉ có thể ăn thêm được một ít thức ăn khác, nhờ đó mà không mập. Nước hạt bưởi được giới thiệu như có chứa một chất kháng sinh, trị vi khuẩn và nấm. Đó là kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học SakamatọS Maitani vào năm 1996 và nhiều nghiên cứu khác tại Ba Tây, Áo, Viện Pasteur Paris.

Các cụ ta lấy lá bưởi đun sôi để xông, tắm làm giảm nhẹ các khó chịu của cảm lạnh nhức đầụ Dân gian dùng hạt bưởi đốt cháy thành than, nghiền nhỏ để chữa nhiễm trùng chốc đầu ở trẻ em.

Tương tác giữa bưởi và dược phẩm

Bưởi có tương tác khá mạnh đối với một số dược phẩm thường dùng. Nước bưởi ngăn cản tác dụng chuyển hóa và hấp thụ dược phẩm của một loại enzyme trong ruột, khiến cho hàm lượng thuốc lên cao, đôi khi gây ra tác dụng phụ có hạị Tương tác này đã được biết tới từ lâu nhưng nhiều khi bệnh nhân và ngay cả bác sĩ cũng quên hoặc không để ý tớị Do đó, cơ quan Thực Dược Phẩm Hoa Kỳ đã yêu cầu các nhà bào chế phải ghi rõ lời báo động tương tác này trong phần giới thiệu các loại thuốc mới ra đời.

Các dược phẩm sau đây có thể có tương tác với bưởi: thuốc chữa cao cholesterol như Lipitor (Atorvastin), Zocor (Simvastin), Mecavor (Lovastin), Baycol (Cerivastatin); thuốc hạ huyết áp Plendil (Felodipine), Sular (Nisoldipine), Adalat, Procardia (nifedipine), Nimotp (nimodipine); thuốc trị tâm bệnh Buspar (Buspirone), Halcion (Triazolam), Tegretol (Carbamapezine), Valium (Diazepam), Zoloft (Sertraline), Anafranil (clomipramine); thuốc trị nhiễm HIV Invirase (Saquinavir), Crivivan (indinavir); kháng sinh clarithromycin, erythromycin; thuốc trị giun sán albendazole; thuốc trị loạn cương dương Viagra.

Nếu đang dùng các dược phẩm kể trên, không nên ăn hoặc uống nước bưởi, ngoại trừ khi có sự đồng ý của bác sĩ. Cũng không nên đợi 24 giờ sau khi ăn bưởi rồi mới uống thuốc, vì tương tác vẫn xảy ra.

Kết luận

Xin bà con đừng vội vàng liệng bỏ những trái bưởi mọng ngọt tràn đầy dinh dưỡng, những ly nước bưởi mát lạnh, thơm ngon. Và cũng cần sáng suốt trước kết quả một vài nghiên cứu về một vấn đề sức khỏe, bệnh tật nào đó. Kết quả một nghiên cứu đầu tiên bao giờ cũng là tin “nóng hổi”, “sốt dẻo”, gây nhiều chú ý, nhưng kết quả này chưa phải là kết luận chung của y khoa học. Thông thường, các nghiên cứu khoa học đều được thực hiện một cách nghiêm túc, trải qua nhiều giai đoạn với nhiều kiểm chứng khắt khe trước khi kết luận. Cho nên nếu chỉ mới là kết quả của một vài nghiên cứu, thì xin hãy bình tâm, không nên hoảng hốt. Ta cứ từ từ đế cao cảnh giác theo dõi và từ từ tiếp tục “vừa phải” thói quen tốt đang có. Chờ tới khi các giới chức hữu trách có thẩm quyền “đóng triện son” phán quyết tốt- xấu rồi đáp ứng ngay, xét ra có lẽ cũng chưa đến nỗi muộn.

Bác sĩ Nguyễn Ý-Đức

---------------------------------------------------------------------

Lợi và hại của trái bưởi
2007.09.14

Trà Mi, phóng viên đài RFA

Bưởi là một loại trái cây nhiệt đới được nhiều người ưa chuộng không chỉ vì mùi vị thơm ngon, bổ, mát, mà còn vì nhiều công dụng tốt đối với sức khoẻ.

Thế nhưng, một cuộc nghiên cứu mới đây do các nhà khoa học ở Mỹ thực hiện đã khiến nhiều ngừơi hoang mang khi đưa ra kết quả rằng các phụ nữ trong độ tuổi mãn kinh ăn bưởi mỗi ngày có thể bị tăng nguy cơ ung thư vú lên tới 30% so với những người khác. Với sự cộng tác của bác sĩ Nguyễn Ý Đức từ bang Texas, Hoa Kỳ, chương trình hôm nay sẽ giúp quý vị và các bạn hiểu rõ hơn về lợi, hại của trái bưởi đối với sức khoẻ của con người.

Trà Mi: Xin cảm ơn bác sĩ rất nhiều đã dành thì giờ cho cuộc phỏng vấn này. Trước tiên xin được hỏi thăm bác sĩ về những mặt lợi ích của trái bưởi đối với sức khoẻ con người. Xin bác sĩ cho biết trong trái bưởi có những thành phần dinh dưỡng như thế nào, giúp ích cho chúng ta về những phương diện gì?

Lợi ích của trái bưởi

Bác sĩ Nguyễn Ý Đức: Bưởi là loại trái cây có rất nhiều chất dinh dưỡng, trong đó có nhiều chất có thể giúp ích cho cơ thể của chúng ta. Thứ nhất, trong thành phần dinh dưỡng của trái bưởi có nhiều loại sinh tố và khoáng chất mà cơ thể rất cần. Thí dụ về sinh tố C thì trong một trái bưởi trung bình có tới 39 milỉgam.

Ngoài ra trong đó có potassium là một khoáng chất mà cơ thể con người cần tới, nhất là đối với những người uống các loại thuốc hạ huyết áp thì rất cần potassium. Trong trái bưởi còn có chất sắt, chất xơ, phosphore và các loại sinh tố. Trong bưởi cũng có sinh tố A rất cần cho cơ thể, nhất là đối với những người lớn tuổi mà tầm nhìn của thị giác bắt đầu giảm và buổi tối thường hay bị quáng gà.

Trái bưởi có rất nhiều ích lợi cho sức khoẻ vì những thành phần dinh dưỡng trên đây. Chẳng hạn sinh tố C làm tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể và giúp cơ thể chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn, đồng thời sinh tố C cũng là một chất chống oxy-hoá rất mạnh và giúp cơ thể trì hoãn sự lão hoá.

Trong trái bưởi cũng có chất lycopene mà nhiều công trình nghiên cứu chỉ ra rằng nó có thể làm giảm nguy cơ suy tim và làm giảm nguy cơ ung thư nhiếp hộ tuyến nơi đàn ông.

Một điểm lợi khác là trong trái bưởi có một chất có thể làm hạ cholesterol trong cơ thể. Chúng ta biết cholesterol thường làm tắt nghẽn động mạch. Và chất pectin trong trái bưởi có thể làm giảm cholesterol mà theo một số nghiên cứu cho biết thì pectin có thể làm giảm cholesterol đến 8%.

Trà Mi: Thưa bác sĩ có nhiều phụ nữ thưòng dùng bưởi buổi sáng để giúp làm giảm cân vậy không biết thật sự trái bưởi có hiệu lực như vậy không ạ?

Bác sĩ Nguyễn Ý Đức: Thật ra mà nói thì chính trai bưởi hay bất cứ một thứ thực phẩm nào đó không có khả năng đốt chất béo trong cơ thể con người, nhưng đối với trái bưởi thì nó có một điểm lý thú là thứ nhất bưởi cho rất ít calori.

Một trái bưởi trung bình chỉ cho khoảng 200 calori mà thôi. Thứ hai, bưởi có nhiều chất xơ, cho nên nếu ta ăn một trái bưởi trung bình rồi thì ta cảm thấy bụng hơi lưng lửng và do đó ta không muốn ăn thêm nữa. Do đó bưởi có thể giúp ta giữ được trọng lượng cơ thể bình thường bằng cách là làm ta chán ăn, không ăn nhiều.

Chúng tôi xin phép đề nghị cô Trà Mi cũng như quý vị thính giả là nếu muốn không bị mập phì thì có thể tiếp tục sử dụng bưởi mỗi ngày một lần cũng tốt, nhưng mà nên cho rằng trái bưởi là một chất dinh dưỡng chứ không phải là một loại thuốc để giảm cân.

Trái bưởi và nước bưởi

Trà Mi: Thưa, hồi nảy bác sĩ có nói về mặt lợi ích của trái bưởi, thành phần vitamin A và C rất cao, nếu như chúng ta so sánh giữa việc tiêu thụ một trái bưởi, một trái cam, hay là một viên vitamin C, thì lượng vitamin mà trái buởi cung cấp thì nhiều hay là ít hơn bao nhiêu?

Bác sĩ Nguyễn Ý Đức: Với một viên vitamin thì tuỳ theo số lượng hoạt chất hay là sinh tố người ta đặt trong viên đó. Nhưng ý kiến chung của các nhà dinh dưỡng là trong bất cứ một thực phẩm nào cũng đều có các sinh tố, hoá chất mà cơ thể con người cần.

Vì thế cho nên nếu tiêu thụ những loại rau, trái cây, hoặc các thực phẩm thì tốt hơn là chúng ta phải uống thêm các loại sinh tố mua ở ngoài chợ. Thành ra sự so sánh rất dễ hiểu là tại vì trong các loại thực phẩm thì các loại sinh tố hiện hữu một cách tự nhiên, trong khi đó các viên sinh tố chỉ là các hoá chất tổng hợp.

Trà Mi: Xin hỏi thêm bác sĩ là giữa trái bưởi và nước bưởi được nguời ta chế biến sẵn, về mặt lợi ích thì cái nào hơn cái nào?

Bác sĩ Nguyễn Ý Đức: Nước bưởi có cái lợi là khi chúng ta cảm thấy khát, chúng ta uống một ly nước bưởi thì cảm thấy thoải mái ngay. Nhưng ăn trái bưởi lại có điểm lợi là trong đó có rất nhiều chất xơ.

Chúng ta biết rằng chất xơ có nhiều tác dụng tốt cho cơ thể, như làm giảm cholesterol, như làm cho sự tiêu hoá hay sự đại tiện loại bỏ chất bã trong cơ thể được dễ dàng, tránh được táo bón. Ngoài ra ăn bưởi có thể làm giảm nhu cầu ăn uống của chúng ta từ đó tránh được bệnh mập phì.

Trà Mi: Những chất của trái bưởi được chiết xuất và đóng thành chai (tức là đã qua chế biến) và được nói là 100% nước bưởi thiên nhiên, không có thành phần hoá học, vậy có nên tin không ạ?

Bác sĩ Nguyễn Ý Đức: Thật ra về chuyện đó thì mình cũng nên dè dặt một chút vì đa số những loại nước được biên chế như vậy thường có những hương vị của trái cây nhiều hơn là chính trái bưởi. Đó là điểm thứ nhất. Thứ hai là thường những loại nước ngọt thật ra có rất nhiều đường mà đa số các loại đường đó là đường trắng hoặc hoá chất mà nếu mình sử dụng nhiều quá thì cũng có ảnh hưỏng đến cơ thể.

Vì thế chúng tôi xin đề nghị quý vị là nếu quỵ vị có thể vắt trái bưởi, trái cam lấy nước và để dành trong tủ lạnh để uống thì tốt hơn là những thứ nước mua ngoài thị trường. Tất nhiên những loại nước chế biến đó cũng có tính dinh dưỡng, nhưng điểm hại có lẽ nhiều hơn là điểm lợi.

Gây tương tác thuốc

Trà Mi: Cảm ơn bác sĩ rất nhiều. Bây giờ xin được bàn đến khía cạnh thứ hai tức là những nghi ngờ về các tác hại của trái bưởi. Có hai vấn đề mà Trà Mi muôn được hỏi thăm bác sĩ. Thứ nhất là nghe nói khi mình dùng trái bưởi trong lúc điều trị thuốc men thì nó có khả năng gây tương tác thuốc, phải không ạ?

Bác sĩ Nguyễn Ý Đức: Rất đúng. Điều này đã được khoa học chứng minh. Có một số thuốc mà chúng ta đưa vào cơ thể có thể tương tác với một vài loại hoạt chất như là hoạt chất trong trái bưởi. Những chất đó có thể làm cho sự chuyển hoá của thuốc chậm lai, do đó thuốc có thể bị tích trữ ở trong cơ thể nhiều hơn và do đó nó có thể tác dụng quá mạnh đối với cơ thể.

Thí dụ thuốc chữa cao huyết áp (cao máu) đều có tương tác với nước trái bưởi, hoặc các loại thuốc chữa cholesterol cũng có tác dụng như vậy, hoặc các loại thuốc trị tâm bệnh, thuốc trầm cảm đều có cái tác dụng như vậy.

Và đặc biệt chúng ta phải nhớ rằng ở Việt Nam vấn đề thuốc chữa giun sán có rất nhiều và được sử dụng rất nhiều, và loại thuốc chữa giun sán này là loại albendazon đều có tương tác với trái bưởi.

Một điểm thú vị nữa là loại thuốc trị loạn cương dương Viagra đõi với nam giới thì có tương tác với lại hoạt chất trong trái bưởi. Vì thế chúng tôi xin phép đề nghị là khi sử dụng một vài loại thuốc nào đó thì nên hỏi ý bác sĩ coi có thể dùng bưởi được không.

Cũng có người nghĩ rằng sau khi uống nước trái bưởi độ một ngày hay lâu hơn thì liệu còn có tương tác đó hay không. Xin nói rõ là khoa học đã chứng minh rằng tương tác đó vẫn còn. Vì thế khi sử dụng các loại thuốc mà chúng tôi vừa kể thì nên tránh dùng buởi hoặc uống nước bưởi.

Khả năng gây ung thư vú

Trà Mi: Và vấn đề thứ hai xin bác sĩ giải đáp là kết quả một cuộc nghiên cứu mới đây đưa ra một phát hiện rất mới ảnh hưởng không ít cho người dân mình. Đó là các nhà khoa học Mỹ nghiên cứu và đưa tới một kết luận tạm thời là những phụ nữ ăn bưởi mỗi ngày có rủi ro ung thư vú cao hơn người không ăn bưởi. Về kết quả này thì ý kiến của bác sĩ ra sao ạ?

Bác sĩ Nguyễn Ý Đức: Xin cảm ơn cô đã dùng từ "tạm thời" vì quả là rất đúng. Cách nay hơn một tháng có một số nhà nghiên cứu ở hai Bang California và Hawai đã làm những nghiên cứu và họ cũng chỉ gợi ý rằng nếu những phụ nữ tới tuổi mãn kinh mà ăn 1/4 trái bưởi mỗi ngày thì có thể (vâng, xin nhấn mạnh là có thể) tăng rủi ro về ung thư vú.

Lý do là tại vì trong bưởi có một hoạt chất có thê làm cho lượng estrogen trong cơ thể tích tụ lại cao hơn. Mà lượng estrogen nếu cao quá thì có thể đưa tới rủi ro về ung thư vú.

Sau khi nghiên cứu xong, các nhà nghiên cứu đó cũng nói rằng đây chỉ là một kết quả tạm thời và "chúng tôi cần phải có nhiều nghiên cứu khác nữa để xác định".

Và đồng thời các khoa học gia khác cũng đều lên tiếng và họ cũng nói rõ ràng rằng đây là một kết qua nghiên cứu lý thú nhưng chưa đủ dữ kiện để xác định rằng trái bưởi gây ra ung thư vú. Như vậy là chúng ta không nên hốt hoảng vì cái kết quả nghiên cứu tạm thời đó để rồi bỏ ăn bưởi - một loại trái cây có rất nhiều chất dinh dưỡng.

Trà Mi: Thật ra trước đây Trà Mi cũng được biết là có rất nhiều kết quả nghiên cứu cho rằng trái bưởi có khả năng giúp giảm nguy cơ các loại ung thư như là ung thư bao tử, tuỵ tạng, hay là ung thư nhiếp hộ tuyến.

Bác sĩ Nguyễn Ý Đức: Xin thưa rằng đã có nhiều nghiên cứu khoa học xác định trai bưởi có những hoạt chất có thể phòng ngừa một số các loại ung thư giống như ung thư dạ dày, ung thư nhiếp hộ tuyến và ung thư tuỵ tạng. Những kết quả này đã được chấp thuận và chúng ta hy vọng rằng trong tương lai sẽ có nhiều kết quả xác định sự việc đó.

Trà Mi: Nhiều nghiên cứu nói rằng trấi bưởi có khả năng giảm nguy cơ một số ung thư, nhưng cuộc nghiên cứu gần đây thì lại nói rằng trái bưởi có thể làm tăng rủi ro bị ung thư vú. Như vậy xin hỏi thêm bác sĩ là trước những thông tin đó thì mình nên có thái độ ra sao cho phù hợp?

Bác sĩ Nguyễn Ý Đức: Chúng tôi xin đề nghị thế này. Trước một thông tin chưa được xác định thì chúng ta nên bình tĩnh, theo dõi, trong khi đó nếu chúng ta đã có những thói quen tốt đối với một phương thức hay một món ăn nào đó thì chúng tôi đề nghị là chúng ta cứ tiếp tục và chờ tới khi nào có một sự xác định chung cuộc của giói chức y tế cũng như là của các nhà khoa học.

Chỉ đến lúc đó chúng ta mới quyết định tránh hay loại bỏ thói quen tốt đó thì cũng không chậm trễ gì.

Riêng đối với trái bưởi thì chúng tôi xin kết luận rằng chưa có một bằng chứng nào nói bưởi gây ung thư vú, vì thế chúng tôi xin đề nghị với bà con là đừng vội vàng liệng bỏ những trái buởi mộng ngọt và tràn đầy sức dinh dưỡng và những ly nước bưởi mát lạnh và thơm ngon đó, thưa quý vị thính giả.

Trà Mi: Xin cảm ơn bác sĩ rất nhiều đã dành thời gian cho chương trình này.