Thứ Bảy, 23 tháng 4, 2011 by LTSA

Đây là dân chơi Hà nội, theo Phùng Nguyên viết trên báo Tiền Phong. Dân chơi Hà nội thời CS chuyển sang kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa. “Con cháu các cụ cả” và những người ăn theo chơi sang, chơi trội như ngạo nghễ những người Việt hải ngoại, nhiều nhứt ở Mỹ, chuyên sống bằng nghề gây quỹ đem tiền về cứu trợ, làm từ thiện, làm phước ở VN. Dân chơi Hà nội “chơi” giày sang Ý 22 triệu đồng VN, khoảng 1,100USD. Túi xách da 80 triệu đồng, còn túi Louis Vuitton, giá 245 triệu đồng, cô nhân viên bán hàng cười: “Người Việt Nam mua nhiều lắm, vào đây chủ yếu người mình. Anh không biết đấy thôi, nhiều bà vào đây mua túi xách dày dép cả trăm triệu đồng mà như mua mớ rau, con tép”. “Nhiều địa chỉ bán đồ hiệu của D&G, Just Carvalli, Versace, Armani, Louis Vuitton trên phố Tràng Tiền, ở Vincom Tower, Parkson. Quý ông bỏ ra 120 triệu khoảng 600USD để tậu bộ veston của Ý đã trở nên bình thường. Hà Nội có nhiều xe hơi loại cực kỳ siêu: đã có những siêu xe triệu đô như Bentley Continental GT, Porsche Cayenne, Lamborghini Murcielago, Chrysler 300C Limousine. Còn loại Lexus, BMW, Bentley, Mercedes, Porsche, Range Rover là chuyện thường. Hà Nội hiện có vài chục chiếc Roll – Royce Phantom loại này.
Trong năm 2010, khi kinh tế đất nước đang rất khó khăn thì thì Bộ Tài Chánh chính thức cho biết tổng số tiền mà nước ta chi để nhập hàng xa xỉ phẩm là 10 tỷ USD.
Rượu Tây, thịt bò Kobe có người Mỹ gốc Việt cả đời chưa được thưởng thức một lần, nhưng đối với dân chơi Hà nội là “chuỵên thường ngày” ở huyện. Họ ăn như trâu ăn cỏ, nhậu như trâu uống nước tại các nhà hàng ngoại quốc bốn năm sao. Một bữa nhậu vài người của họ tốn cả ba bốn tỷ tức cả mấy chục ngàn USD là chuyện thường.
Thế mà có một số ít người Việt hải ngoại vốn là những người tỵ nạn CS khoe về VN ăn chơi và làm phước; nghĩ cũng mắc cỡ trước việc dân chơi Hà nội giàu nứt đố đổ vách, quăng tiền qua cửa sổ như thế.
Với túi tiền của người Mỹ gốc Việt hay người Việt hải ngoại ở Âu, Mỹ, Úc không đủ để “boa” cho người phục vụ chớ đừng nói ăn với nhậu, hay làm từ thiện.
Nội hai chữ “đi” “về” VN thôi là một vấn đề tranh luận. Về địa lý về là trở lại xứ gốc như du học sinh “đi Tây”, sau khi tốt nghiệp trở về Việt Nam ở và làm việc. Còn “đi” Việt Nam thăm cố quốc, cố hương rồi quay trở lại nơi định cư coi như xứ gốc là quê hương thứ hai. Cho đến bây giờ có thể mạnh dạn nói số người đi Việt Nam thì nhiều, và số người về Việt Nam ở lại rất là ít — không đáng kể.
Về chánh trị, có người nói Việt Nam là đất nước nhà của người Việt trong ngoài nước, chớ không phải của VC. VC chỉ “tạm chiếm,” quan chỉ nhứt thời, dân mới vạn đại. Nên chữ Việt Nam là chỉ nước Việt Nam, còn Việt Nam Cộng sản là chỉ chế độ CS Hà Nội đang cai trị Việt Nam, cai trị không do dân tự do bầu lên mà đảng cử dân bầu nên không gọi là chánh quyền mà gọi là nhà cầm quyền. Nhà cầm quyền này của Đảng CS, vì đảng CS, do Đảng CS nằm tại Hà nội nên gọi là nhà cầm quyền CS Hà nội như gọi nhà cầm quyền Trung Cộng là nhà cầm quyển CS Bắc Kinh – chớ không có ý kỳ thị Nam Bắc gì cả. Do vậy, kể cũng tội nghiệp cho người làm truyền thông tiếng Việt, “con nhiều cha rất khó chiều,” hễ dùng chữ Việt Nam mà thiếu chữ CS phía sau thì có người gọi vào báo, kêu vô đài “sửa mũi mấn liền”.
Trở lại vấn đề về đi VN ăn chơi, làm từ thiện. Người Việt hải ngoại đi VN, nếu có ăn thì cũng ăn tại những hàng quán kha khá một chút, chớ tiền đâu mà vào nhà hàng năm sao như dân chơi Hà nội. Thế thì khó tránh mối lo dài dài và lớn lao nhứt là vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm ở VN quá bết bát. Ngay khi kỹ không cơm hàng cháo chợ, ăn ở nhà bà con đi nữa, thì thực phẩm, rau cải cũng phải mua, nó ô nhiểm khi nuôi trồng rồi.
Còn chơi thì đừng mong có bò lạc, cỏ non như những người đứng đường, dân mối, lái xe taxi, honda ôm chỉ dẫn. Bịnh xã hội ở VN trong giới giang hồ cao nhứt đến TT Bush còn phải viện trợ ngăn ngừa bịnh Aids mà ở VN gọi là Sida.
Đó là chưa nói tai hoạ lây truyền cho vợ hay chồng. Cái gì không biết cho vợ chồng dù gốc Việt ở Mỹ mà biết người phối ngẩu phản bội có tang chứng như vậy là coi như “anh đi đường anh, tôi đường tôi, tình nghĩa đôi ta có thế thôi” rồi.
Chưa có số thống kê về số người về VN làm ăn ở khá lâu và đi VN chơi làm phước, gia đình ly tán, nhưng nghe nói khá nhiều trong hàng ngũ người Mỹ gốc Việt.
Kế đến là đi về VN làm phước. Chuyện này lại càng tréo cẳng ngỗng nữa. Cán bộ, đảng viên CS, và những người ăn theo giàu nứt đố đổ vách, ăn chơi, xài tiền như quăng qua cửa sổ. Họ sống nhờ dân, nhờ nước thì họ phải trả lại cho cộng đồng quốc gia dân tộc chớ. Tại sao họ không làm mà người Việt hải ngoại bỏ nước ra đi với hai bàn tay trắng, làm lại cuộc đời từ đầu mà những tổ chức và những người chuyên sống bằng nghề gây quỹ cứ bòn vét người Việt hải ngoại để đem tiền về VN làm phước. Có giúp thực không. Có giúp trực tiếp đến người dân không hay để cho ban xã hội, ủy ban và công an CS ăn xới, ăn bớt mới cho hợp dân phát chẩn, trị bịnh, v,v…
Vã lại nhà cầm quyền CS Hà nội cũng có mời, có thỉnh những người sống bằng nghề từ thiện về làm đâu. Trong chế độ CS, công tác từ thiện là độc quyền của Đảng Nhà Nước và Mặt Trận Tổ Quốc. Họ không kêu gọi mà len lỏi, bon chen, xin xỏ về làm, phải chăng vì muốn áo gấm trở về làng, khoe giàu khoe sang với đồng bào, dù số tiền làm từ thiện của “Việt Kiều” đem về không đủ cho con cháu cán bộ có chức có quyền chơi trong một bữa tiệc nhỏ nữa.
Xin nhắc lại nhập cảng xa xí phẩm thôi, một năm là 10 tỷ Đô là cho dân chơi Hà nội, thì số tiền của những người sống bằng nghề từ thiện đem về VNCS chẳng thấm tháp vào đâu cả. CS đâu có coi ra gì. Có người làm từ thiện phải chạy chọt, làm “thủ tục đầu tiên”, đút lót cho đảng viên, cán bộ địa phương, họ mới cho họp dân phát chẩn chụp hình đem về Mỹ khoa trương, chứng minh là giao thẳng cho dân./.

Vi Anh
Thứ Sáu, 22 tháng 4, 2011 by LTSA

Để chuẩn bị cho đại hội đảng cộng sản khóa XI, Việtcộng đã ra sức đánh bóng lại ‘thần tượng’ Hồ Chí Minh, bắt toàn đảng, toàn dân phải học tập ‘đạo đức’, ‘tư tưởng’ của họ Hồ và chủ nghĩa Mác-Lênin. Trong khi đó, một cuộc hội họp ở Hànội ngày 07/10/2010 của 20 đảng viên trí thức kỳ cựu, từng ở hàng lãnh đạo đảng, chính phủ, quân đội đã công khai góp ý với đảng rằng: “Đường lối kiên định chủ nghĩa Mác-Lênin là sai lầm, giả dối, nguy hiểm…Kiên định Chủ Nghĩa Xã Hội cũng là sai lầm giả dối…đã thất bại phá sản hiển nhiên. Chủ Nghiã Xã Hội trước mắt và tương lai, gắn liền với Kinh Tế Thị Trường thì chưa ai hình dung ra sao, làm sao thực hiện được!? Đây là một quan niệm ảo tưởng viển vông, lừa dối, không khoa học”.Nhưng hầu như tất cả đều không đả động gì tới ông Hồ Chí Minh. Thế rồi đại hội XI của cộng đảng Việtnam vẫn kiên định chủ nghĩa Mác Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, nhằm tiến lên Chủ Nghĩa Xã Hội tại Việtnam.

Hiện nay, trước sự bừng lên phong trào chống Trungcộng xâm lăng trong quân đội và dân chúng, Việtcộng đã tung ra một luận điểm cho rằng: “Trungcộng đã không còn trung thành với chủ nghiã Mác-Lênin nữa, mà chỉ nêu lên chủ trương “Xã Hội Chủ Nghĩa đặc thù Trungquốc”. Nên Việtnam mới đề cao “Chủ Nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh” trong nghị quyết nhằm khẳng định độc lập tính giữa 2 đảng và 2 dân tộc”. Nhưng thật là trớ trêu, ngày 15/04/11, trong buổi gặp giữa Nguyễn Phú Trọng tổng bí thư Việtcộng với Quách Bá Hùng phó chủ tịch quân ủy trung ương Trungcộng, họ Quách đã đề cao chủ nghĩa Mác-Lênin. Trong thông cáo viết: “Trungquốc và Việtnam sẽ luôn trân trọng tinh thần hữu nghị truyền thống giữa hai bên, được các cố lãnh đạo cộng sản Hồ Chí Minh và Mao Trạch Đông và các nhà lãnh đạo khác của hai nước ở các thế hệ sau vun đắp”.

Nói về cái gọi là ‘tư tưởng Hồ Chí Minh’ thì trong VIẾT CHO MẸ VÀ QUỐC HỘI của Nguyển Văn Trấn có đoạn: “Trong Báo Cáo Chính Trị của Hồ Chí Minh (ở đại hội đảng khóa II) có câu: “Về lý luận Đảng Lao Động Việt Nam theo chủ nghĩa Mác-Lênin, lấy tư tưởng Mao Trạch Đông làm kim chỉ nam”. Nguyễn Văn Trấn phản ảnh riêng với Hồ Chí Minh: “Có đồng chí còn nói: Hay ta viết ‘tư tưởng Mao Trạch Đông và tư tưởng Hồ Chí Minh có phải hay không!”. Hồ Chí Minh vội vàng gạt phắt đi: “Không, tôi không có tư tưởng ngoài tư tưởng chủ nghĩa Mác-Lênin”. Rõ ràng là họ Hồ đã thú nhận mình là người không có tư tưởng, và cũng không dám nhận đứng ngang hàng với Mao Trạch Đông, mà chỉ nhận: “Tôi chỉ có phương pháp để giải quyết thỏa đáng từng vấn đề của ta. Như tôi thường nói ‘lạt mềm buộc chặt’ đó là phương pháp cột cái gì đó của tôi. Mà cho đến phương pháp như vậy thì cũng do sự chỉ biểu của phương pháp biện chứng. Chớ còn tư tưởng là quan niệm về vũ trụ, về thế giới, về xã hội con người thì tôi chỉ là học trò của Mác, Angghen, Lênin, chớ làm gì tôi có tư tưởng ngoài triết học Mác”.

Đối với trật tự của quốc tế cộng sản thì Hồ Chí Minh tỏ ra cung kính là thế, nhưng đối với các đàn em và người Việtnam thì họ Hồ lại ra sức đánh bóng mình, kể cả việc công khai cầm nhầm tác phẩm của người khác. Dưới bút hiệu Trần Dân Tiên do Hồ Chí Minh viết, tự ca tụng mình, tự nhận là tác giả của tác phẩm BẢN ÁN CHẾ ĐỘ THỰC DÂN PHÁP- Le procès de la colonisation Francaise, xuất bản năm 1925-1926 tại Paris Pháp, dưới bút hiệu Nguyễn Ái Quốc, vốn là 3 tác giả họ Nguyễn Yêu Nước cùng viết. Đó là các ông Nguyễn Thế Truyền, Nguyễn An Ninh, Nguyễn Đắc Lộc, trong nhóm Le Patriot của các cụ Phan Châu Trinh, Phan Văn Trường. Họ là trụ cột của tờ báo VIỆT NAM HỒN. Khi bút hiệu Nguyễn Ái Quốc được nhiều người biết tiếng, nhiều tổ chức yêu nước của các dân tộc thuộc điạ muốn gặp. Theo cụ Mai Lâm Nguyễn Đắc Lộc chủ nhiệm tờ tuần báo Tân Dân ở Saigon trước đây kể lại: “Vì không muốn để cho những người cốt cán bị mật thám Pháp theo rõi, cụ Phan Châu Trinh quyết định để cho Nguyễn Tất Thành, thợ chụp ảnh, nhận là Nguyễn Ái Quốc đi giao dịch”. Từ đó Nguyễn Ái Quốc tức Hồ Chí Minh sau này, mới có dịp bỏ hàng ngũ dân tộc chạy theo quốc tế cộng sản. Rồi vẫn cứ nhận mình là tác giả Nguyễn Ái Quốc của Bản Án Chế Độ Thực Dân Pháp.

Gần đây, trên các diễn đàn đã phổ biến rộng rãi một tài liệu video của INA – Viện Quốc Gia Pháp còn lưu trữ tài liệu âm thanh, hình ảnh về: Hồ Chí Minh trả lời phỏng vấn bằng tiếng Pháp, tháng 06/1964. Được ông Nguyễn Ngọc Quỳ khám phá ra vô số những lỗi sơ đẳng về văn phạm Pháp ngữ. Chỉ trả lời có 6 câu hỏi ngắn gọn, mà Hồ Chí Minh đã phạm 9 lỗi văn phạm. Ông Nguyễn Ngọc Quỳ đặt câu hỏi: “Làm sao với khả năng chừng đó mà có thể viết được cuốn Le procès de la colonisation francaise?”. Nhà văn Thụy Khuê đã sưu khảo cùng nội dung và kết luận là: “Hồ Chí Minh chưa đọc quyển Bản Án Chế Độ Thực Dân Pháp, nói gì đến là tác giả”. Thực ra, một người lang bạt giang hồ như Hồ Chí Minh, xuất thân từ bồi tàu, thợ chụp ảnh, học ngoài đường phố, học trong đấu tranh, học trong các lớp huấn luyện cán bộ cộng sản quốc tế, không xuất thân từ học đường, khoa bảng thì dù có thông minh cách mấy, cũng không thể viết được tác phẩm bằng tiếng Pháp, mà có thể chỉ nói được ‘tiếng bồi’, đúng với tầm mức như ông đã trả lời cuộc phỏng vấn sai văn phạm nêu trên .

Thế nhưng điều đáng nói ở đây, là các nhà trí thức, học giả, ký giả Pháp, và sau này, kể cả Mỹ nữa, đã từng tiếp xúc với Hồ Chí Minh lại cố tình quên đi cái quá khứ cộng sản đặc sệt của ông ta, mà cứ cột chặt ông ta vào với cái tên Nguyễn Ái Quốc, để rồi ca tụng ông ta là một ‘nhà ái quốc chân chính’. Phải chăng trong thời điểm chiến tranh lạnh, người Pháp không muốn nhận mình thua trước phong trào cộng sản quốc tế, mà chỉ nhận mình thua trước cuộc Kháng Chiến Dân Tộc của Việtnam do Hồ Chí Minh, một nhà ‘yêu nước’ lãnh đạo. Mặc dù, thực tế, khi Hồ Chí Minh được chia một nửa nước Việtnam đã triệt để áp dụng chủ nghĩa cộng sản tại Miền Bắc. Nhận lệnh Liênxô, Trungcộng thực thi cuộc Cải Cách Ruộng Đất, tiêu diệt tận gốc rễ tinh thần, cơ cấu Làng Xã Tự Chủ truyền thống của dân tộc Việtnam. Rồi phân công ra, đích thân Hồ Chí Minh luồn cúi Tầucộng, Lê Duẩn làm đầy tớ Liênxô để nhận viện trợ tiến đánh Miền Nam Việtnam, trong khi Liênxô, Trungcộng đang ở thế chống nhau. Rồi phản chiến Mỹ cũng thổi ông Hồ lên tận mây xanh. Chính vì thế mà khi Mỹ bắt tay xong với Trungcộng. Chiến tranh Việtnam đối với Mỹ hết tác dụng. Khi đó Hồ Chí Minh đã chết. Việtcộng chiếm trọn Việtnam. Lê Duẩn cầm quyền, đương nhiên Việtnam lọt vào ảnh hưởng của Liênxô chống lại Trungcộng. Liênxô sụp đổ, bọn Việtcộng lại quay sang thần phục Tầucộng. Từ đó ‘thần tượng Hồ Chí Minh’ lại được phục hồi. Vậy, khi khám phá ra việc Hồ Chí Minh ‘chôm’ tác phẩm Bản Án Chế Độ Thực Dân Pháp, đúng là phát súng ân huệ cho ‘thần tượng Hồ Chí Minh’ của cộng sản Việtnam.

LÝ ĐẠI NGUYÊN – Little Saigòn ngày 19/04/2011.
by LTSA

Tiểu Sử Tướng Nguyễn Khoa Nam
Tướng Nguyễn Khoa Nam sinh tại Đà Nẵng ngày 23 tháng 9 năm 1927, gốc làng An Cựu Tây, huyện Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên, xuất thân từ một gia đình văn học, tôn sùng đạo Phật.
Thân phụ ông là cụ Nguyễn Khoa Túc, Thanh Tra Học Chánh thời Pháp thuộc tại Đà Nẵng, hồi hưu năm 1941. Thân mẫu ông là cụ Công Tôn Nữ Mộc Cẩn, thuộc dòng Tuy Lý Vương. Trong nhiều khía cạnh, ông được thừa hưởng tất cả tinh anh của hai bên nội, ngoại.
Ông là con trai giữa trong gia đình có năm anh em, nhưng hai anh lớn mất sớm, đến năm 1975 chỉ còn lại ba chị em. Chị ông là bà Nguyễn Khoa Diệu Khâm, phục vụ trong ngành Y Tế tại Sài Gòn và đã hồi hưu. Em trai là ông Nguyễn Khoa Phước, phục vụ trong ngành Giáo Dục và cũng là cựu Nghị Sĩ dưới chế độ Việt Nam Cộng Hòa.
Tướng Nguyễn Khoa Nam đậu bằng Thành Chung Pháp năm 1944 sau đó bằng Tú Tài I năm 1946. Tốt nghiệp Trường Hành Chánh Huế, ông làm việc tại Sở Ngân Sách Trung Việt cấp bậc Chủ Sự Phòng từ năm 1951.
Cũng như nhiều thanh niên cùng lứa tuổi, ông đã bị gọi động viên, gia nhập khóa 3 Sĩ Quan Trừ Bị Thủ Đức vào tháng 4 năm 1953. Mãn khóa hồi tháng 10 năm 1953, ông đã gia nhập binh chủng Nhảy Dù với cấp bậc Thiếu Úy. Trong suốt thời gian từ tháng 12 năm 1953 cho đến ngày chia đôi đất nước vào tháng 7 năm 1954, trên cương vị một Trung Đội Trưởng thuộc Tiểu Đoàn 7 Nhảy Dù, Thiếu Úy Nam đã tham gia nhiều cuộc hành quân trên chiến trường Bắc Việt.
Vào mùa hè năm 1955, là Đại Đội Trưởng thuộc Tiểu Đoàn 7 Nhảy Dù, Trung Úy Nam đã tham gia chiến dịch hành quân tảo thanh lực lượng Bình Xuyên ra khỏi Thủ Đô Sài Gòn. Cuối năm 1955, ông được bổ nhiệm chức vụ Đại Đội Trưởng Đại Đội Kỹ Thuật Dù. Trong thời gian này ông được cử đi viếng thăm các trung tâm huấn luyện Nhảy Dù tại Pau (Pháp) và tại Nhật. Đầu năm 1961, ông được thăng cấp Đại Úy. Năm 1962, Đại Úy Nam được đề cử tham dự khóa học về Chiến Tranh Rừng Rậm tại Fort Braggs rồi năm1963, khóa Bộ Binh Cao Cấp tại Fort Benning, Hoa Kỳ.
Cuối năm 1965, ông được thăng cấp Thiếu Tá và giữ chức vụ Tiểu Đoàn Trưởng Tiểu Đoàn 5 Nhảy Dù. Tháng 2 năm 1966, đơn vị ông tham dự cuộc hành quân Liên Kết 66 tại Quảng Ngãi do Sư Đoàn 2 Bộ Binh tổ chức nhằm tấn công một đơn vị của Sư đoàn 2 Bắc Việt và do chiến công này Thiếu Tá Nam được trao tặng Đệ Tứ Đẳng Bảo Quốc Huân Chương.
Sau đó, ông được vinh thăng Trung Tá và được đề cử giữ chức vụ Chiến Đoàn Trưởng Chiến Đoàn 3 Nhảy Dù. Cuối năm 1967, chiến đoàn Dù do ông chỉ huy đã chiến thắng trận đánh đồi 1416 Ngok Van ở Kontum, tiêu diệt một Trung Đoàn Chủ Lực Bắc Việt. Ông được ân thưởng Đệ Tam Đẳng Bảo Quốc Huân Chương và là sĩ quan thứ hai của Sư Đoàn Nhảy Dù, sau Trung Tướng Đỗ Cao Trí, được trao tặng huy chương cao quý này lúc còn mang cấp bậc trung tá. Ông cũng được gắn huy chương Distinguished Service Medal của Tổng Thống Hoa Kỳ.
Đầu năm Mậu Thân 1968, các chiến đoàn Dù được nâng cấp thành các lữ đoàn. Lữ Đoàn 3 Nhảy Dù được điều động về Sài Gòn tham gia trong trận Mậu Thân 1 và 2 ở ven đô Đô Thành Sài Gòn - Chợ Lớn và ông được vinh thăng Đại Tá trong thời gian này.
Đầu năm 1970, ông được đề cử giữ chức vụ Tư Lệnh Sư Đoàn 7 Bộ Binh kiêm Tư Lệnh Khu Chiến Thuật Tiền Giang. Giữa năm 1970, ông được vinh thăng Chuẩn Tướng Nhiệm Chức tại mặt trận, cho đến tháng 10 năm 1971 thì được vinh thăng Chuẩn Tướng Thực Thụ. Năm 1972, ông được vinh thăng Thiếu Tướng Nhiệm Chức và tháng 10 năm 1973 được lên Thiếu Tướng Thực Thụ.
Vào tháng 11 năm 1974, Thiếu Tướng Nguyễn Khoa Nam được bổ nhiệm làm Tư Lệnh Quân Đoàn IV - Quân Khu 4 cho đến ngày 30 tháng 4 năm 1975. Khi Cộng Sản cưỡng chiếm miền Nam, với tư cách Tư Lệnh Quân Đoàn IV-Quân Khu 4, Thiếu Tướng Nguyễn Khoa Nam đã quyết định không đầu hàng địch và đã tuẫn tiết vào sáng ngày 1 tháng 5 để bảo toàn khí tiết của một vị tướng lãnh của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa. Ông tự sát khi mới 48 tuổi
by LTSA


Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng của Việt Nam đã phê duyệt kế hoạch cổ phần hóa một phần một trong những công ty sản xuất thép lớn nhất của quốc gia là Tổng công ty thép VNSteel.

Theo bản tin của Reuters, vốn điều lệ đăng ký của VNSteel là 6800 tỷ đồng. Nhà nước nắm giữ 90% vốn, với giá trị cổ phần là 6.120 tỷ đồng.

Tuy nhiên, chính phủ Việt Nam chưa công bố chi tiết về thời gian cho tiến hành cổ phần hóa hoặc khả năng tham gia của giới đầu tư nước ngoài.

Trong quý đầu năm nay, Việt Nam đã sản xuất khoảng 1,33 triệu tấn thép, tăng trên 10% so với cùng thời gian năm ngoái.

Nguồn: Reuters, Laodong.com.vn