Thứ Bảy, 29 tháng 1, 2011 by LTSA



Có người, khi nghe đề cập đến những vấn đề liên quan tới
VN, nhất là những chuyện xấu xa của chế độ CS, thường giẫy
nẫy lên mà rằng: "Tôi không thích nói chuyện chính trị". Cũng có
người, khi thấy đồng hương đi biểu tình chống Cộng, thường
bỉu môi: "Tôi không thích những người làm chuyện chính trị".

Thưa bạn! Nếu tôi bảo: "Chính suy nghĩ đó đã nhuộm đỏ miền
Nam, và cũng chính phát biểu đó, đã chẳng những nuôi dưỡng
chế độ CS , mà còn tạo điều kiện cho CS thò cánh tay ra hải
ngoại, quấy phá Cộng đồng người Việt tỵ nạn". Chắc chắn bạn
sẽ không bao giờ tin tôi, chưa nói là bạn sẽ trút lên đầu tôi
những lời lẽ không đẹp, bẩn thỉu nhất, có khi không tìm thấy
trong từ điển.

Nầy nhé! Bạn theo tôi một thoáng trở về quá khứ, Bạn phải
đồng ý với tôi một điềụ Miền Nam được Thế giới Tự Do -
đứng đầu là Mỹ - chọn làm tiền đồn chống Cộng, ngăn chặn
hiểm họa CS đang bành trướng khắp vùng Ðông Nam A" . Ðó là cuộc
chiến tranh "ý thức hệ".

Phía Miền Bắc, CS lấy chính trị làm đầu (Ðảng lảnh đạo), và
tuân theo sách lược chính trị của CS Quốc Te^ ' . Trong Nam , "ý thức
Quốc gia", chỉ là một ý niệm trừu tượng, không có lý luận
khoa học, không được hệ thống hoá, không thể đương đầu nỗi
với lý thuyết "CS". Ðệ Nhất Cộng Hoà đã nghĩ ra đối sách,
với học thuyết "nhân vị", tiếc rằng chưa hoàn chỉnh và không
đủ sức thuyết phục nhân dân, trong công cuộc đấu tranh chính
trị với CS.

Miền Bắc có Liên Sô và Trung cộng hổ trợ đắc lực trên mọi
phương diện, vì có chung lý tưởng Quốc tế Vô sản. Miền Nam ,
Mỹ hổ trợ về quân sự là chính. Về chiến tranh chính trị, phải
nhờ Ðài Loan cố vấn. Thực chất, có lý thuyết, mà không có
phương tiện thực hành, có cũng như không. Nước Mỹ là một
nước "Tư bản", chuyện đối kháng với CS, là chuyện đương
nhiên. Chính phủ Mỹ, không cần đến Chiến tranh Chính trị, để
tranh thủ nhân dân. Họ chỉ có "Tâm lý chiến", mục đích phục vụ
và nâng cao tinh thần, sức chiến đấu của binh si~. Mỹ dem mô hình
của mình đến miền Nam và chỉ yễm trợ cho Tâm Lý Chiến. Hoàn
toàn không quan tâm đến chính trị và cũng chẳng cung cấp bất
cứ phương tiện nào để đấu tranh chính tri..

Ðiều dễ nhận thấy nhất là trong tổ chức Quân Ðội: CS Bắc
Việt đặt chính trị trên cả tác chiến. Chính Ủy có quyền uy
tối thượng. Trong khi đó, Quân đội miền Nam đặt chính trị vào
nhiệm vụ thứ yếu, là phó, là Ban 5, không chút thực quyền.

Kết quả Bạn thấy đó, miền Nam thất thủ tại chính trường Mỹ.
Người dân Mỹ chỉ thấy ảnh tướng Loan bắn vào đầu một tên
CS, mà không thấy hàng vạn nhân dân Miền Nam chết thê thảm vì
Việt Cộng bằng mọi hình thức: đấu tố, đấp mô, phá cầu,
đặt mìn, pháo kích bừa bãị tấn công... Nhân dân Mỹ chỉ biết
vụ Mỹ Lai, mà không hề biết Huế với những mồ chôn tập thể
Tết Mậu Thân. Người dân Mỹ chỉ biết cái gọi là Mặt trận
giải phóng miền Nam , chứ không hề thấy hàng hàng lớp lớp
những sư đoàn chính qui Bắc Việt xâm nhập miền Nam ... Thưa bạn.
Phải chúng ta thua vì chính trị không bạn?

Bây giờ, trở lại thực tại bạn nhé! Xin nhắc một điềụ VN là
một nước Xã Hội Chủ Nghĩa (xác định đi theo một Chủ nghĩa là
khẳng định đường lối chính trị đó bạn!), do Ðảng lãnh đạo
(Ðảng không là tổ chức chính trị thì là gì, hở bạn?. Ðiều 4
Hiến Pháp của họ có ghi rõ, bạn có thể tham khảo thêm). Hỏi Bạn
một câu : Nếu Bạn hợp tác với VNCS, có phải bạn chấp nhận
những điều nêu trên không? Nhắc thêm cho bạn một chi tiết, CS
có khẩu hiệu: "Yêu nước là yêu Xã Hội Chủ Nghĩa". Họ gài bạn
đấy! Họ khêu gợi lòng yêu nước của Bạn, dụ dỗ Bạn hợp tác
và cuối cùng gán cho Bạn cái lập trường chính trị, Bạn không
muốn cũng không được. Nếu Bạn cố cải chầy cải cối , là Bạn
chỉ đem tài năng và chất xám phục vụ Tổ quốc, chứ không màng
chính trị, tôi nhắc Bạn nhớ câu:"Hồng hơn Chuyên". CS đặt nặng
chính trị hơn chuyên môn, bạn ạ! Vẫn chưa tin ử Bạn cứ phạm
tội hình sự đi, Bạn sẽ được xét xử tại Toà án, và có ngày
về. Còn nếu Bạn dính dấp đến chính trị, đoan chắc Bạn sẽ bị
"cải tạo" trong tù, vô hạn định. Có lần, nếu Bạn có theo dõi
thời sự, chắc Bạn biết sự kiện một chiếc tàu y tế bị cấm
nhập bến ở VN? Ngay cả hoạt động chuyên môn phục vụ nhân đạo
cũng phải chào thua "phục vụ chính trị".

Cũng chả cần bạn cộng tác, tiếp tay với họ, bạn chỉ làm thinh,
làm ngơ trước các hoạt động của họ; Bạn đã đồng loả và tự
bày tỏ lập trường thân Cộng rồị Ðôi khi những hành động
tưởng như vô tình, làm theo "feeling" của mình. Bạn lại gây ảnh
hưởng tai hại cho người khác trong công cuộc chống Cộng. Cái
đó gọi là "thiếu ý thức chính trị", là "vô tình hại bạn", là
"đâm sau lưng chiến sĩ".

Có hai sự kiện " nhạy cảm" mà cộng đồng người Việt hải ngoại
vô cùng "bức xúc" (xin lỗi vì dùng chữ của CS). Sự kiện thứ
nhất là "các nghệ sĩ VN qua". Sự kiện thứ hai là "các nhà từ
thiện về". Nửa ý kiến ủng hộ, nửa chống đốị Có quá nhiều
phân tích về hai sự kiện nầy, ở đây, tôi chỉ nhìn qua khía
cạnh chính tri..

Bạn ái mộ một nghệ sĩ, tặng hoa, chụp ảnh lưu niệm. Bạn nghỉ
sao, nếu bức ảnh đó được guồng máy tuyên truyền khổng lồ
của CS minh họa trong chiến dịch lừa dối nhân dân, rằng thì là
:"Việt kiều niềm nở đón tiếp các nghệ sĩ từ trong nước qua,
trong tinh thần Hoà Hợp Hoà Giải Dân Tộc"?. Bạn vô tình làm hại
các cá nhân và tổ chức đối kháng rồi bạn biết không? Một
hành động nhỏ và "mua vui trong chốc lát" của Bạn đã gây tác hại
lớn và lâu dàị Tuy nhiên, nếu có ý thức chính trị, chỉ cần
Buổi văn nghệ đó, có nền là cờ vàng của chúng ta, ta có thể
hoá giải được mọi âm mưu thâm độc của CS, tha hồ bạn chụp
hàng nghìn tấm ảnh lưu niệm mà không bị ai lợi dụng và cũng
không hại ai cầ

Vấn đề thứ hai là công tác từ thiện tại VN, tôi không chống
đối, dù thâm tâm tôi vẫn nghĩ, tại sao lại phải giúp nhà nước
CS, lo chuyện an sinh xã hội, để họ tham nhũng, để họ làm giàu,
để họ củng cố phương tiện tuyên truyền thò tay đánh phá cộng
đồng (như các chưong trình Duyên Dáng VN tiêu pha hàng triệu đô
la, chương trình vệ tinh truyền hình VTV4...). Tôi cũng suy nghĩ,
thật sự ở VN không chỉ có các nhóm người được giúp đỡ là
bất hạnh, mà hầu như - trừ Ðảng ra - toàn dân đều bất hạnh
và cần được giúp đỎ Nhưng thôi, tôi nhìn sự kiện trên dây,
qua gốc độ ý thức chính tri.. Giả dụ mà các cơ quan từ thiện
nầy treo được tấm bảng : "Tổ chức nầy của Việt kiều...
tặng", cho mọi người cùng thấy và cùng hiểu là chính Việt
kiều chứ không phải Việt Cộng giúp đỡ họ, thì hay biết mấỵ

Nếu không làm vậy, việc từ thiện sẽ bị CS lợi dụng và tuyên
truyền lếu láo: "Ðảng đã vận động được khúc ruột xa nghìn
dặm về gíup Ðảng, giúp dân". Cướp công, cướp của là nghề
của hỗ Bạn chịu khó lật lại trang sử của Ðảng, Bạn sẽ thấy họ
rất thành công trong việc cướp công kháng chiến, cướp chính
quyền, và năm 75 họ cướp cả miền Nam. "Cứu cánh biện minh cho
phương tiện" là kim chỉ nam cho họ, Từ lời nói đến việc làm,
họ dùng mọi phương cách dù tà đạo, xảo trá, gian ác và dã man
đến đâu... miễn sao đạt được thắng lợi, đạt được mục
đích yêu cầu của hỗ Câu nóì của Cựu Tổng Thống Thiệu:
"Ðừng nghe những gì CS nói, mà hãy nhìn kỹ những gì CS làm", chỉ
phản ánh một khía cạnh dối trá, chưa nói hết bản chất của CS
là ác độc và tàn nhẫn.

Thưa Bạn. Nếu bạn qua Mỹ vì lý do kinh tế, tôi chúc bạn đạt
được giấc mơ của Bạn. Dĩ nhiên, muốn thành công trên đất Mỹ,
bạn phải hòa nhập vào xã hội Mỹ. Người Mỹ rất thích làm việc
thiện nguyện. Họ khuyến khích, tạo điều kiện cho mọi người
làm chuyện thiện nguyện, ngoài mục đích san sẻ bớt gánh nặng
cho Chính Phủ, nó còn mang giá trị đạo đức, khi quan tâm đến tha
nhân. Tôi tin chắc Bạn sẽ tiếp thu được đức tính nầy của
người Mỹ. Cho dù Bạn không thích chính tri.. Cho dù Bạn không thích
nhận mình là người Việt. Bạn cũng có thể thể hiện việc
thiện nguyện cho một cộng đồng tỵ nạn khốn khổ, tuy sống an
bình nơi miền đất hứa, mà lòng vẫn canh cánh về đồng bào và
quê hương nghìn trùng xa cách.

Chuyện thiện nguyện rất đơn giản. "Mình không giúp ích gì cho
cộng đồng, thì cũng không làm gì phương hại cho cộng đồng,
không làm đồng hương phiền lòng, nản lòng". Bạn không thích
chuyện chính trị, mà phê phán ý thức chính trị của người khác,
mặc nhiên, bạn đã đứng vào phe chính trị đối nghịch. Bạn hãy
làm một chuyện thiện nguyện trên bình diện tinh thần là "giữ
im lặng" trước công cuộc chống Cộng của người khác. Bạn đã
không ủng hộ thì cũng xin đừng biểu tỏ thái độ hoặc ngôn
ngữ chống báng. Ðược vậy, bạn gián tiếp giúp đỡ thiện
nguyện cho cộng đồng rồi đó!

Thực ra, nếu Bạn qua đây theo diện tỵ nạn chính trị một cách
trực tiếp, hay gián tiếp (do gia đình bảo lảnh), khỏi nói, Bạn
cũng phải hiểu rằng: Hai chữ chính trị, gắn liền vào cuộc
đời của người tỵ nạn chính tri.. Cho dù bạn muốn nhận hay không
muốn nhận.

Lại nữa, nếu bạn là một "con người" đúng nghĩa, Bạn phải mang
trong người Bổn Phận và Trách Nhiệm từ trong gia đình, cho đến
ra ngoài xã hội, cao hơn cả là Tổ quốc, tùy theo vai trò của
mình. Trong gia đình, vai trò là một người con, bạn phải có bổn
phận và trách nhiệm với Cha Mễ Là Chồng phải có bổn phận và
trách nhiệm với vợ....v..v.. Là một thành viên của cộng đồng,
bạn không thể trốn tránh bổn phận và trách nhiệm trước Cộng
Ðồng. Xa hơn nữa, là một người dân, Bạn phải có bổn phận
với dân tộc và nghĩa vụ với quốc giạ

Chúng ta đang sống trong một xứ sở Tự Dọ Bạn có quyền tự do
"không thích chính trị". Tôi xoá bỏ tư tưởng không tốt trong
đầu, khi cho rằng Bạn không thích chuyện chính trị chỉ vì Bạn
sợ đường về quê hương của Bạn gặp trở ngại với CS. Tôi
nghỉ đơn thuần, chỉ vì Bạn muốn ung dung tự tại, thụ hưởng
thành quả mà bạn đạt được trên đất khách quê người.

Tôi cũng chẳng có ý nghỉ là bạn phải có bổn phận và trách
nhiệm gì với cộng đồng. Tôi chỉ xin Bạn làm thêm một việc
thiện nguyện thứ hai, cụ thể là xa lánh các văn hoá phẩm độc
hại của CS, các cơ sở giao du với CS, các cửa hàng , chợ búa bán
hàng CS. Bảo đảm trăm phần trăm với Bạn, không có cái gì liên
hệ với CS mà không mang chất chính trị trong đó .

Lấy một ví dụ nhỏ thật nhỏ, trong các phim truyện VN, thế nào
bạn cũng có dịp nhìn lá cờ máu, nhìn hình tượng "ảo" ông công
an thật dễ thương dễ mến!... Chính trị chỗ đó, đó bạn !

Bạn không thích chính trị, tốt nhất là đừng xem, đừng thưởng
thức, đừng tiêu thụ, đừng phổ biến những gì dính dấp với
CS. Ðược vậy, Bạn mới công tâm, mới "fair" với tôn chỉ "không
thích chính trị" của bạn. Chắc là việc nầy không khó và cũng
chẳng ảnh hưởng gì không tốt đến cá nhân bạn, phải không bạn?
Chân thành cám ơn Bạn chịu khó đọc những dòng nầỵ

Chào Bạn.
by LTSA


Tất cả những ai trên thế giới (ta lẫn Tây) nếu quan tâm đến sự kiện người Việt biểu tình chống Trung Quốc chiếm đoạt quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa mấy năm gần đây đều biết đến blogger Điếu Cày, tức nhà báo tự do Hoàng Hải- Người tù nổi tiếng Nguyễn Văn Hải.


Điếu Cày nổi tiếng không phải vì đã tham gia vào những đợt biểu tình vào cuối năm 2007 đầu năm 2008, lúc đó có quá nhiều người tham gia biểu tình, trong đó chủ yếu là lớp sinh viên trẻ, tôi cũng tham gia biểu tình, đặc biệt có cụ nhạc sĩ (cách mạng, cựu đảng viên đảng CSVN) Tô Hải hơn 80 tuổi cũng xuống đường đi “biểu lộ lòng yêu nước” (lời cụ Tô Hải);

Điếu Cày nổi tiếng không phải vì anh là người chủ trương dùng internet đả phá bưng bít thông tin, dùng internet làm phương tiện bảo vệ sự thật, công lý cho những người bị oan ức;

Điếu Cày nổi tiếng không phải vì anh là thành viên của Câu Lạc Bộ Nhà Báo Tự Do (ngoài luồng), là tiếng nói của những người không có tiếng nói, là nơi phơi bày những sự thật trần trụi ở Việt Nam đang được người ta cố gắng che đậy bằng lớp son phấn mỹ miều “định hướng”, không chịu sự lãnh đạo của đảng cộng sản Việt Nam và Chính phủ Việt Nam. Anh chuyên nghiệp về nhiếp ảnh và camera hơn là một “phù thủy biến hóa ngôn từ”. Toàn bộ những bài viết của anh trên mạng chỉ là loạt bài tường thuật về việc anh kiện Công an phường Bến Thành (quận 1, Sài Gòn) ra tòa, kiện báo Công an TPHCM viết sai sự thật về vụ kiện của anh, việc anh đi biểu tình bị “an ninh còn đảng, còn mình” bắt giữ trái phép, bóp cổ và vu cho tàng trữ ma túy, những bài viết về việc bản thân anh liên tục bị Công an TPHCM (đủ loại) đến tận nhà hành hung, bắt giữ trái pháp luật;

Điếu Cày nổi tiếng vì một bản án nhà cầm quyền Việt Nam áp đặt lên bản thân anh và gia đình anh với tội danh “trốn thuế” mà cả thế giới văn minh đều biết là “ngớ ngẩn” và đó là bản án bịt miệng những tiếng nói đòi quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí.

Điếu Cày nổi tiếng vì là một “tội phạm kinh tế” loại tép riu (như bản án khẳng định) nhưng “được” nhà cầm quyền Việt Nam “ưu tiên” “bảo vệ kín” như một tên- khủng- bố- nguy- hiểm- tầm- cỡ- quốc- tế, cách ly ngay cả con gái ruột cũng không được vào phòng xử án nhìn mặt bố, bạn bè thân hữu, bà con láng giềng không ai được tham dự phiên tòa xem “ông Hải và bà Tân trốn thuế” như thế nào. Con gái út của anh ba năm nay cháu không được nhìn thấy bố mình;

Điếu Cày nổi tiếng vì là một “tội phạm kinh tế” loại tép riu nhưng được “ưu tiên” cấm người nhà thăm gặp hơn 1 năm trời, kể cả sau khi đã xét xử xong và bản án đã có hiệu lực; trong khi những người bị giam khác thì thăm nuôi, gặp gỡ thoải mái. Khi được cho thăm gặp thì không được nhận quà của gia đình như: sách vở, giấy bút để học tập dù những thứ này được luật pháp Việt Nam quy định cho phép mang vào và được viết to đùng trên bảng nội quy trại giam;

Điếu Cày nổi tiếng vì là một “tội phạm kinh tế” loại tép riu, theo quy định thì không phải đưa về giam ở cái xứ “muỗi kêu như sáo thổi, đỉa lội như bánh canh” tận Cái Tàu (nơi này dành cho khu vực miền tây Nam bộ, trong khi anh là người Sài Gòn), để được nghe cán bộ trại thông báo rằng có lệnh trên tịch thu không cho anh ngủ mùng, lý do là “án ngắn”. Một thứ lệnh miệng thể hiện sự hằn học đê hèn của kẻ có quyền.

Điếu Cày nổi tiếng vì là một “tội phạm kinh tế” loại tép riu, sau khi hết án lại tiếp tục bị giam tội “Tuyên truyền chống nhà nước XHCN Việt Nam”. Hóa ra hai năm rưỡi bị giam trong trại giam của “nhà nước ta”, ông Điếu Cày đã kịp thời làm thêm một việc khác là “Tuyên truyền chống nhà nước XHCN Việt Nam” (Điều 88 Bộ Luật Hình Sự), đối tượng được nghe “tuyên truyền” hẳn là cán bộ, giám thị trại giam, vì theo lời người nhà thì Điếu Cày bị biệt giam không tiếp xúc với bất cứ can phạm nào khác. Tháng 10 năm 2010, cháu Nguyễn Thị Thanh Hương, con gái lớn của anh đang sống và làm việc ở Canada, tưởng rằng bố cháu sắp được về nên cháu đã tích cóp mua sắm cho bố quần áo, giày dép, chăn màn… nhờ người quen gởi về Việt Nam. Nhưng cháu đã sốc và thất vọng khi biết tin bố cháu lại tiếp tục bị giam vì một tội danh mới.


Điếu Cày tiếp tục nổi tiếng vì bỗng dưng tại anh mà nơi ở của người khác (nhà chị Dương Thị Tân- vợ cũ và tôi) chẳng liên quan gì đến Điếu Cày bị nhà cầm quyền Việt Nam lạm dụng quyền lực khám xét trái pháp luật và chiếm đoạt tài sản cá nhân trái pháp luật. Sau lần anh bị bắt tội trốn thuế 2 nơi này đã bị “người nhà nước” lục soát từng centimet, nay lại bị đào xới thêm lần nữa lý do “khám xét nơi ở của Nguyễn Văn Hải”. Đáng lẽ, người ta phải đến khám xét ở trại giam là “nơi ở của ông Nguyễn Văn Hải” suốt hai năm rưỡi qua.

Điếu Cày nổi tiếng vì người nhà “bỗng dưng được thông báo” rằng “lệnh trên” cấm không cho gởi quà thăm nuôi với lý do “sợ bị đầu độc”. Ai cũng biết kẻ thù ghét cần đầu độc Điếu Cày, kẻ cần thấy Điếu Cày “mãi mãi bị bịt mồm” hẳn không phải là người vợ cũ và đứa con trai đã lăn lội “trên từng cây số” suốt hai năm rưỡi khắp các trại giam để thăm nuôi Điếu Cày thời gian qua.

Ngày 19/1/2011, chị Dương Thị Tân và cháu Nguyễn Trí Dũng lại đến Cơ quan ANĐT Công an TPHCM gởi quà thăm nuôi (theo quy định pháp luật) nhưng vẫn không được gởi.

Tết Tân Mão này, dù phạm bất cứ tội gì, trong khi ai ai cũng được nhận chút quà mang hơi ấm gia đình, thì người tù nổi tiếng Điếu Cày hoàn toàn không được nhận chút gì dù quà chỉ là thịt khô, ruốc khô và một ít trái cây Việt Nam thông thường. Lý do cán bộ trại giam nói với chị Tân là: “Cấp trên ra lệnh không nhận vì sợ bị đầu độc”. Người nhà Điếu Cày đầu độc Điếu Cày? Chuyện khôi hài chỉ có nhà cầm quyền Việt Nam mới có thể nghĩ ra.

Điếu Cày lại tiếp tục nổi tiếng vì tất cả những người đã từng bị bắt, bị truy tố theo Điều 88 Bộ Luật Hình Sự như ông Lê Công Định, ông Trần Huỳnh Duy Thức… gần đây nhất là ông Cù Huy Hà Vũ, thì đều được “nhà nước ta” cho gặp thân nhân và nhận quà thăm nuôi, nhưng với Điếu Cày thì không. Ai cũng biết là Điếu Cày đến cái tờ kiểm điểm, cái đơn xin ân xá anh cũng nhất định không viết, đừng nói gì đến việc “nhận tội” để show lên báo, đài. Có lẽ đó là lý do làm cho người nhà Điếu Cày hiện nay “không biết bị giam cầm ở đâu từ khi hết hạn tù ngày 20.10.2010”, “không được thăm nuôi, không được biết thông tin gì về ông Hải”. Chị Dương Thị Tân (vợ cũ anh Điếu Cày) cho biết chị và con trai Nguyễn Trí Dũng kể từ ngày anh Điếu Cày bị khởi tố tạm giam theo tội mới, cứ một tháng 2 lần, đến tết này là đúng 6 lần hai mẹ con mang thức ăn đến thăm nuôi rồi phải mang về, vì đều bị cán bộ Cơ quan ANĐT Công an TPHCM từ chối không cho gởi quà. Nếu tính cả thời gian án cũ, thì từ tháng 8 năm 2010 đến nay gia đình không gởi quà được cho Điếu Cày.

Tước đoạt cái Tết của công dân, kể cả đó chỉ là một cái Tết ngục tù trơ trọi và thiếu thốn bằng một lý do “trời ơi đất hỡi” là chuyện chỉ có ở đất Việt Nam “độc lập – tự do – hạnh phúc” này.
by LTSA


Cù Huy Hà Vũ có một nhân thân đặc biệt, có một gia thế đặc biệt, có một quan hệ xã hội cá nhân đặc biệt, tình hình hiện nay đặc biệt, điều luật truy tố ông rất đặc biệt, tất cả các điều đó khiến cho Đảng đã và sẽ còn tiếp tục gặp rất nhiều khó khăn trong việc giải quyết vụ án, kể cả muốn dùng các biện pháp đặc biệt trấn áp hay mua chuộc bị can cũng không thể làm được, và ngay cả tìm một chánh án để xét xử bị can cũng gặp khó khăn, chẳng ai muốn “bị” cử làm chánh án vụ Cù Huy Hà Vũ.

Trước thái độ thẳng thắn, táo bạo của Tiến Sĩ (TS) Cù Huy Hà Vũ, nhiều người nghĩ rằng đằng sau ông phải có một lực lượng lớn trong giới lãnh đạo đảng hỗ trợ. Điều này có thể đúng… nhưng không nhất thiết phải có điều đó. Hơn hai hết, ông biết về gia thế của ông. Gia đình ông là một trong rất ít “Hoàng Gia Cách Mạng”. Bố ông, Cù Huy Cận, một trong các công thần tạo dựng chế độ, đồng thời cùng với cậu ruột của ông, nhà thơ Xuân Diệu, hai người là hai ngôi sao sáng nhất trong thi ca Việt Nam cận đại. Bản thân ông lại là một trí thức được đào tạo bài bản của hai nền giáo dục Xã hội Chủ Nghĩa và phương tây. Việc làm của ông không mưu lợi cá nhân mà hoàn toàn vì các người dân nghèo khổ đang bị đàn áp, vì dân tộc, vì nguy cơ của tổ quốc trước họa xâm lăng của ngoại bang phương bắc. Cho nên chỉ có một số rất ít trí thức vì ganh tị cho ông là người “tự làm nổi”, và một số rất ít nhân vật lãnh đạo chóp bu bị ông tố cáo là thù ghét ông, đại đa số thành phần dân chúng và đảng viên, đặc biệt là giới cách mạng lão thành còn lại đều biểu đồng tình với ông, vì ông đã nói được cho họ, đã hành động thay cho họ, những điều mà họ rất muốn mà không nói và không làm được. Chính điều này khiến đảng đã phải suy nghĩ lung lắm, cuối cùng, mới dám bắt ông, mặc dù đó là điều lúc đầu họ không dám, không muốn.

Bắt ông rồi, cũng không dám ra lệnh cho đám cai tù hành hạ ông như đối với những nhà bất đồng chính kiến khác. Ai dám ra lệnh đó? Mà nếu có kẻ ra lệnh thì những cai tù nào dám thi hành? Đám công an cai tù dù ngu dốt lắm cũng phải biết hành hạ ông chẳng có lợi gì cho bản thân, có khi còn mang họa vì nguy cơ bị những đảng viên cao cấp khác âm thầm đồng tình với việc làm của ông, cảm tình với “gia đình cách mạng danh tiếng” của ông, sẽ trả thù.

Cá nhân ông cũng có mối quan hệ xã hội đặc biệt làm rào chắn bảo vệ ông. Ông là một trong rất ít trí thức xuất sắc trong nước. Điều này khiến ông được giới trí thức đàn anh và cùng trang lứa có cảm tình và nể vì đặc biệt. Bởi thế ông đã được giới trí thức đàn anh và bậc thầy của ông trên trang mạng bauxite trao cho chức vụ danh giá trong tổ chức này, “Cố vấn pháp luật.” Đây là cái áo giáp vô hình nhưng vững chắc bảo vệ ông.

Ông cũng là một nghệ sĩ hội họa có tài, từng được hân hạnh vẽ nhiều bức chân dung Đại tướng Võ Nguyên Giáp và tranh rất đẹp, đồng thời cũng là hội viên hội Mỹ Thuật Việt Nam. Ông thường được giới văn nghệ sĩ có uy tín trong cũng như ngoài đảng mời tham dự các sinh hoạt văn hóa, như cuộc hội thảo về Tự Lực Văn Đoàn tại Cẩm Giàng, quê hương của Văn Đoàn nổi tiếng này, mà bố ông cũng là một thành viên. Bởi thế, giới nghệ sĩ, một thành phần sĩ phu có uy tín trong nước, sẽ đứng về phía ông trong những việc ông làm. Lại thêm một lớp áo giáp nữa bảo vệ ông.

Tốt nghiệp tiến sĩ luật tại trường nổi tiếng nhất nước Pháp, Đại học Sorbone, nên ông rất thông thạo luật pháp của mấy nước văn minh phương tây cũng như rành rẽ những thiếu sót trong luật hình sự và luật hiến pháp của Việt Nam. Ông cũng từng rút kinh nghiệm đau thương qua vụ nhận tội của hai nhà tranh đấu cho nhân quyền Nguyễn Tiến Trung và Luật Sư Lê Công Định, cho nên không thể có chuyện ông nhận tội trước tòa. Trong bài “Về điều 79” gửi cho đài BBC ngày 17/12/2009, TS Hà Vũ nghiên cứu trường hợp Luật Sư Lê Công Định bị tuyên án 5 năm tù giam, quản chế 3 năm về tội “hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân” (điều 79 BLHS), ông đã phân tích tất cả các mánh lới của Cơ quan công an đe dọa và dụ dỗ LS Định để ông này nhận tội mong được hưởng khoan hồng giảm án. Do đó chắc chắn không thể có chuyện ông nhận tội dù với bất cứ biện pháp đe dọa hay dụ dỗ nào.

Mới đây, trong biên bản lời khai lập ngày 18-1-2011, từ trong tù TS Hà Vũ một lần nữa cho thấy thái độ cương quyết không nhận tội khi ông xác nhận 3 mục tiêu đòi hỏi lâu nay của ông là: Bác bỏ chủ nghĩa xã hội, đa đảng và liên minh với Hoa Kỳ, đồng thời ông cũng xác định, “Tổ Quốc Việt Nam hay là chết.” Cho tới giờ phút này của vụ án, TS Hà Vũ cho thấy ông cương quyết không nhận tội.

Ông lại rất khôn ngoan không để bị kết tội lật đổ chính quyền nhân dân theo điều 79 BLHS mà hình phạt cao nhất là tử hình như đảng đã từng áp dụng đối với mấy nhà tranh đấu khác. Trong bài “Về Điều 79” trích dẫn ở trên, ông viết, “Theo Điều 79 BLHS, người nào hoạt động thành lập hoặc tham gia tổ chức nhằm lật đổ chính quyền nhân dân là phạm “Tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân”. Phân tích trường hợp LS Lê Công Định ông viết tiếp, “Tại cơ quan an ninh Việt Nam, Lê Công Định thừa nhận đã tham gia “Đảng dân chủ Việt Nam”, thành lập “Đảng lao động” và “Đảng xã hội”, soạn thảo “Tân Hiến pháp”… và vì vậy cấu thành tội phạm quy định tại Điều 79 BLHS.” Từ kiến thức pháp lý như vậy, ông đã không để trường hợp mắc kẹt của LS Lê Công Định xảy ra với ông. Ông tránh không ở trong một tổ chức hay đảng phái nào. Ông hoạt động một mình. Một mình thì không thể nào bị kết tội lật đổ chính quyền.

Điều 88 luật Hình Sự được áp dụng để truy tố ông là một điều luật vừa trái điều 69 hiến pháp vừa trái nguyên tắc cơ bản của luật hình sự. Theo điều 88, “Người nào có một trong những hành vi sau đây nhằm chống Nhà nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười hai năm:

a) Tuyên truyền xuyên tạc, phỉ báng chính quyền nhân dân;

b) Tuyên truyền những luận điệu chiến tranh tâm lý, phao tin bịa đặt, gây hoang mang trong nhân dân;

c) Làm ra, tàng trữ, lưu hành các tài liệu, văn hoá phẩm có nội dung chống Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.” Việc định danh tội phạm như điều 88 quá mơ hồ khiến cho đảng, thông qua tòa án, có toàn quyền muốn kết án ai hay tha ai cũng được. Luật sư Trần Lâm, nguyên Thẩm phán Tòa án Nhân dân Tối cao, một người đã từng quyết định nhiều vụ án quan trọng của đất nước, đã nhận xét về vấn đề định danh tội trạng của điều 88 như sau, “… nếu bảo là chống đối cũng đúng, mà bảo là ông (Cù Huy Hà Vũ) muốn thực thi pháp luật thì cũng đúng.” Trong khi đó nguyên tắc cơ bản của luật hình là mọi định danh tội phạm phải rõ ràng và được giải thích chặt chẽ, không thể giải thích tùy tiện theo lòng thương, ghét của chánh án. Nội dung điều 88 cũng trái với quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí qui định trong điều 69 Hiến Pháp. (Điều 69 Hiến Pháp qui định “Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí; có quyền được thông tin; có quyền hội họp, lập hội, biểu tình theo quy định của pháp luật.”). Vì vậy sẽ nhức đầu cho tòa nếu mở đầu vụ xử mà luật sư của bị can nêu vấn đề tiên quyết là xét tính bất hợp hiến của điều 88 thì tòa sẽ phải đình chính vụ để chờ bản án của vụ tranh cãi tính hợp hiến của điều 88 mà chắc chắn nếu tranh cãi thì phần thắng sẽ về phía nêu khiếu nại.

Cù Huy Hà Vũ lại là một trong chỉ vài luật gia xuất sắc nhất trong nước rất am tường luật pháp của nền văn minh phương tây hiện đại mà đảng đang cố sức theo đuổi để thực hiện công cuộc đổi mới tư pháp. Cho nên việc xét xử ông sẽ chỉ khiến cho đảng lúng túng vì không một vị chánh án nào của đảng cũng như không một vị đại diện Viện Kiểm Sát nào có thể ngang tài đấu lý với cá nhân ông, vợ ông và mấy luật sư bào chữa cho ông. Chắc chắn TS Cù Huy Hà Vũ sẽ đấu lý với đại diện Viện Kiểm Soát và sẽ đưa vị chánh án và hội đồng xét xử vào thế kẹt: Nếu chấp nhận lý lẽ của TS Hà Vũ và các luật sư bênh vực ông thì sẽ bị đuổi khỏi đảng, khỏi cơ quan, bị tước đoạt mọi quyền lợi. Nếu tuân theo bản án định trước của đảng bộ thì tự biến mình thành một con rối và tự ghi tên mình vào danh sách những “trí thức” hèn hạ và ngu dốt nhất của đất nước vào đầu thế kỷ 21. Chẳng một ai muốn bị kẹt vào tình huống không lối thoát này. Vì thế tin từ trong nước cho hay không vị chánh án nào muốn được đề cử xét xử vụ này.

Ông cũng là một người trung niên, còn trẻ, khỏe, biết sống nhân nghĩa, chân tình với giới “giang hồ”. Văn phòng của ông chuyên tiếp những khiếu kiện của những người thấp cổ bé miệng vì thế ông được lòng giới “trọng nghĩa khinh tài” này. Sau lần tiếp xúc đầu tiên với ông để nhờ văn phòng luật của vợ chồng ông bênh vực, ngày 18/11/10 blogger “người buôn gió” đã viết “Mình chỉ quý anh Vũ thẳng tính”. Trước đó tác giả viết, “Anh Vũ thấy mình vào nói một thôi một hồi. – Đ.m. tao nói cho mày nghe, đã là vì đất nước thì phải nói, chứ nếu có sao tao mất nhiều chứ, đ.m. tao có công việc, có tiền, có danh dự của gia đình. Tao có phải thằng lông bông ngoài đường đâu. Có đứa bảo tao làm chính trị, đ.m. nó chứ, làm chính trị ở cái nước này thì chỉ có vào Đảng. Còn ở ngoài mà nói thì làm đ… có thằng nào làm được đâu, toàn bị cho là chống phá bỏ tù hết. Cái ở đây là mình đứng trên địa vị người dân yêu nước, mình phải nói những gì mà thấy nguy hại cho đất nước. Tao đ… đảng phái nào hết, thằng nào làm sai là mình phải nói cho nó chừa đi, thế dân mới đỡ khổ, nước mới mạnh được.” Cách nói của người trí thức Cù Huy Hà Vũ rất bình dân, rất bộc trực, rất thẳng thắn và đầy lòng yêu nước. Đó là giọng điệu “trọng nghĩa khinh tài” (ghi chú: khinh tài đây là khinh tiền) rất “Lương Sơn Bạc” (1). Thái độ đó đã khiến “giới giang hồ đích thực” kính trọng ông. Chính vì thế đảng muốn mượn những tay tù hình sự, giang hồ vặt trong trại giam để hãm hại ông như đã từng áp dụng đối với các nhà bất đồng chính kiến khác sẽ không được. Ngay cả sau này, khi thả ông ra khỏi tù, đảng cũng không thể kiếm được những tay côn đồ đe dọa tông xe gây tai nạn, thậm chí có thể làm thiệt mạng ông, hay áp đảo ném “cứt, đái, chất thải bẩn thỉu” vào nhà ông như đảng đã từng áp dụng với nhà cách mạng Cộng Sản lão thành Hoàng Minh Chính và những người bất đồng chính kiến khác. Cho nên, từ trong tù cho tới ngoài đời, nhà trí thức “hảo hớn” Cù Huy Hà Vũ có một vị trí “cao lừng lững” mà đảng không trấn áp được.

Để chứng minh các điều trên, mới đây đảng đã thua keo đầu khi lần đầu tiên phải cho một người bất đồng chính kiến tiếp tục lên tiếng công khai chỉ trích đảng qua một biên bản chính thức trong trại giam, trước sự hiện diện của luật sư bênh vực. Đó là biên bản lời khai lập ngày 18-1-2011, từ trong tù, trong đó TS Hà Vũ một lần nữa xác nhận 3 mục tiêu đòi hỏi của ông là: Bác bỏ chủ nghĩa xã hội, đa đảng và liên minh với Hoa Kỳ.

Chính vì thế, tại Hà Nội hay toàn miền Bắc, nơi danh tiếng cá nhân và gia đình ông nổi như cồn, đảng không ra lệnh nổi cho kẻ nào thi hành việc theo dõi và bắt ông được mà phải chờ khi ông vào Saigon, “cọp xuống núi”, nơi miền Nam nhiều người còn xa lạ với ông, mới chỉ thị tay sai bày mưu bắt ông một cách hèn hạ.

Việc xét xử TS Hà Vũ lại có thêm một khó khăn nữa trong nội bộ đảng cộng sản là thành phần nhân sự mới của Bộ Chính Trị có nhiều người chưa bị ông tố cáo, trong đó đặc biệt là vị tân Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng. Những vị này chắc chắn không những không dại gì trấn áp TS Cù Huy Hà Vũ mà còn âm thầm muốn dùng ông để làm đối trọng tranh dành quyền lực với các “đồng chí đối thủ”.

Do đó bây giờ bắt được TS Cù Huy Hà Vũ rồi thì làm gì với ông vẫn tiếp tục là một vấn đề làm đau đầu mấy tay chóp bu trong đảng bị ông tố cáo đích danh. Nói tóm lại, hiện nay trong khi ông biết rằng việc bắt giữ và xét xử ông sẽ chỉ giúp ông cơ hội làm nên lịch sử và đi vào lịch sử dân tộc như cha ông và bác ông thì thành phần chóp bu trong đảng như đang ngồi phải lửa. Muốn yên cũng không được. Cù Huy Hà Vũ đã tuyên bố với mấy nhà cách mạng lão thành là kỳ này dù chết ông cũng sẽ quyết không lui. Và ông mới tái xác nhận điều này trong biên bản khai báo ngày 18-1-2011 trích dẫn ở trên.

Mọi người hãy chờ xem tiếp màn giao đấu của “hiệp sĩ Cù Huy Hà Vũ diệt gian trừ bạo” và trận tái đấu sẽ bắt đầu trước phiên tòa sắp tới. Chắc chắn tại chính phiên tòa đó, nhà trí thức Tiến sĩ luật Cù Huy Hà Vũ sẽ biến phiên tòa xét xử ông thành phiên tòa xét xử thành phần chóp bu trong đảng đang phạm tội lừa gạt đồng chí, đồng bào với ý niệm giả dối “dân chủ tập trung”, đang nói một đằng làm một nẻo, đang giả danh chủ nghĩa Mác-Lê Nin trong khi đi ngược lại chủ nghĩa này, đang mượn danh ông Hồ Chí Minh để dụ dỗ những người còn tôn sùng ông, đang đàn áp không cho dân chúng lên tiếng khiếu kiện, đang cướp đất của dân qua hình thức đền bù rẻ mạt v.v… và đang dâng đất, dâng biển cho kẻ thù truyền kiếp Trung Quốc.

© Nguyễn Tường Tâm
by LTSA


Liên tục mấy tuần qua, các cuộc biểu tình, xuống đường của người dân Tunisia đã khiến Tổng thống Ban Ali phải cuốn gói trốn chạy ra nước ngoài, và chính phủ lâm thời cũng đang đứng trước áp lực từ dân chúng phải sớm tổ chức bầu cử để lập ra một chính phủ dân chủ.
Nhìn cảnh người dân Tunisia xuống đường lật đổ nhà độc tài Ben Ali, người ta đã tiên đoán rằng rồi đây khí thế này sẽ lan tỏa sang các nước lân cận trong khu vực Bắc Phi.

Quả thật vậy, nức lòng với khí thế xuống đường của người dân Tunisia, hôm qua Thứ Ba 25/01, người dân Ai Cập đã xuống đường, với những cuộc biểu tình rầm rộ, đòi chấm dứt 30 năm cai trị độc quyền của Tổng thống Mubarak.
Câu chuyện bắt đầu từ Tunisia
Câu chuyện người Tunisia rầm rộ xuống đường mà chỉ sau vài đêm đã khiến Tổng thống Ben Ali phải cao bay xa chạy, tưởng chừng là chuyện huyền thoại.
Chuyện bắt đầu từ anh sinh viên nghèo 26 tuổi Mohamed Bouazizi, bán hàng rong trên đường phố, nhưng bị cảnh sát tịch thu cả gánh hàng rong. Buồn bực và vô vọng vì vốn liếng duy nhất mà anh có được để làm kế sinh nhai đã bị cảnh sát tịch thu, anh quyết định phản kháng bằng cách biến mình thành ngọn đuốc sống. Cái chết thương tâm, vô vọng của anh đã làm bùng lên ngọn lửa vốn sẵn có trong xã hội Tunisia nghèo đói, đầy rẫy bất công. Hàng ngàn người tham dự tang lễ của anh và và chính cảm xúc của họ đã biến tang lễ thành cuộc biểu tình tuần hành và nhân rộng lên khắp cả nước.
Tunisia, một nước Bắc Phi bé nhỏ với hơn 10 triệu dân là một thuộc địa cũ của Pháp. Trong những năm gần đây tỷ lệ thất nghiệp trong thành phần thanh niên gia tăng. Nhiều sinh viên sau khi tốt nghiệp đã không kiếm ra việc làm, đành phải bỏ trốn sang Pháp tìm việc. Hàng ngũ sinh viên tốt nghiệp không kiếm được việc làm ngày càng đông đảo, đã kết nối với nhau qua hệ thống internet, trên các trang mạng xã hội.
Họ căm ghét chế độ độc tài thối nát, tham nhũng của Tổng thống Ben Ali, người giữ chức vụ này 5 nhiệm kỳ kể từ năm 1987. Anh em, giòng họ của tổng thống và các quan chức chính phủ thi nhau biển thủ tài sản quốc gia.
Mặc dầu chính quyền của Ben Ali thẳng tay đàn áp đối lập, biểu tình nhưng sự căm ghét trong lòng người dân Tunisia càng lúc dâng cao. Do đó khi ngọn đuốc của anh sinh viên Mohamed Bouazizi bùng lên thì nó khiến khối thuốc nổ trong lòng người dân Tunisia đặc biệt là giới trẻ, bộc phát mạnh mẽ không có gì ngăn cản được.
Hơn 100 người biểu tình bị tử thương trong nhiều cuộc đàn áp dữ dội của các lực lượng an ninh. Khi lực lượng cảnh sát bắt đầu yếu thế thì quân đội được lệnh thẳng tay đàn áp người biểu tình. Thế nhưng, gió đã xoay chiều, quân đội từ chối ủng hộ Tổng thống Ben Ali và thế là ông ta và gia đình phải cuốn gói chạy.
Trong lúc không khí đấu tranh sôi sục diễn ra ở Tunisia, người ta tiên đoán rằng sẽ có hiệu ứng Domino dây chuyền lan sang các nước Bắc Phi độc tài chung quanh như Libya, Ai Cập.
Sau cách mạng Hoa Lài, chính phủ lâm thời đã ra lệnh bắt giữ 33 người thân trong giòng họ bên vợ của cựu tổng thống Ben Ali. Và hôm nay, thông qua Interpol,Tunisia đã yêu cầu chính phủ Canada giải giao cựu tổng thống Ben Ali cùng gia đình với tội danh biển thủ công quỹ quốc gia.
Tính cho đến thời điểm này, tuy chuyện giải giao chưa thể thực hiện được vì nhiều trở ngại công pháp quốc tế, nhưng cái ngày Ben Ali và thân quyến phải trả lời trước công chúng Tunisia chắc chắn sẽ xảy ra.
Hương thơm cách mạng Hoa Lài thổi sang Ai Cập
Trong những tuần qua, người ta đã bàn tán đến ảnh hưởng dây chuyền Donimo từ cuộc cách mạng Hoa Lài tại Tunisia sang các nước lân cận, ám chỉ chính phủ độc tài của hai nước Libya và Ai Cập.
Được sự giúp sức của hệ thống internet và các trang mạng xã hội, hương thơm của cuộc cách mạng Hoa Lài đã lan tỏa nhanh chóng hơn người ta tưởng.




Tương tự như cựu Tổng thống Ben Ali của Tunisia, Tổng thống Mubarak của Ai Cập làm tổng thống gần hết 5 nhiệm kỳ với mỗi nhiệm kỳ là 6 năm, vị chi ông ngồi tại vị gần 30 năm kể từ tháng 10 năm 1981. Năm nay gần 83 tuổi, Mubarak đang tính đến chuyện dọn đường cho con trai Gamal Mubarak, 47 tuổi lên kế vị khi nhiệm kỳ của ông chấm dứt vào tháng 10 năm nay. Dư luận Ai Cập hiện nay đang bàn tán chuyện này.
Chán ghét sự cai trị độc tài của Mubarak, trong khi đời sống của người dân trở nên khó khăn trong những năm gần đây, cộng thêm nguồn cảm hứng từ hương lài của cuộc cách mạng Tunisia, hôm Thứ Ba 25/1, đã các cuộc biểu tình đòi chấm dứt sự cai trị của Mubarak đã đồng loạt nổ ra khắp nơi trên đất nước Ai Cập, từ Cairo đến Alexandria, Suez và Ismailia, kể cả các thành phố chạy dọc theo hạ lưu của sông Nile.
Các đoàn người biểu tình hô to “Đả đảo, đả đảo Mubarak”, hoặc “Mubarak, Saudi Arabia đang chờ mày đó”, ám chỉ nơi dừng chân của Mubarak một khi phải tháo chạy khỏi Ai Cập, giống như trường hợp của cựu Tổng thống Ben Ali.
Chưa hết, sục sôi với khí thế biểu tình, Phong Trào “Thanh Niên 6 Tháng 4″ dùng trang Facebook kêu gọi người dân tiếp tục xuống đường Thứ Tư ngày hôm sau và “phải tiếp tục cho đến ngày mai, cho đến khi Mubarak cút”. Lời kêu gọi còn nói “Ngày mai chúng ta không đi làm, không đến trường. Tất cả chúng ta đều xuống đường, tay trong tay đoàn kết vì đất nước Ai Cập. Chúng ta sẽ có hàng triệu”
Một người bán thịt ở trung tâm thủ đô Cairo nói với phóng viên “Phải có thay đổi, nhất định là như vậy. Những kẻ già nua phải cút để đám trẻ hơn lên làm việc”.
Một điều thú vị là nào giờ người dân Ai Cập rất sợ ba-tong, mật vụ cảnh sát thế nhưng hôm nay họ xuống đường với khí thế mạnh mẽ, tay trong tay hô vang các khẩu hiệu. Người bên dưới đường đã ngoắt tay kêu gọi những người đang đứng xem trên các ban-công cùng tham gia và nhiều người trong số đó đã vui vẻ xuống đường nhập vào dòng người biểu tình. Noi gương người thanh niên Tunisia, đã có đến 5 trường hợp thanh niên Ai Cập muốn biến thân mình thành ngọn đuốc công lý.
Hôm nay Thứ Năm, tuy tình hình có lắng đọng hơn vì chính phủ gia tăng đàn áp, cấm đoán biểu tình, nhưng trên trang Facebook các thành viên đối lập kêu gọi mọi người trở lại đường phố vào ngày mai Thứ Sáu.
Ngày mai chắc chắn sẽ hứa hẹn nhiều cuộc biểu tình nổ ra dữ dội hơn, bởi vì hôm nay ông Mohamed ElBaradei, một chuyên gia và là cựu tổng Thư Ký Cơ Quan Nguyên Tử Năng LHQ, đã tuyên bố ông sẽ trở về quê hương, để nhập cuộc với đoàn biểu tình để lật đổ Mubarak.

Ảnh hưởng Domino và điều tất yếu của các cuộc cách mạng
Như ta đã thấy, cuộc cách mạng Hoa Lài tại Tunisia đã truyền cảm hứng cho người dân bị áp bức tại các nước Bắc Phi trong một thời gian ngắn ngủi. Rõ ràng hệ thống Internet và các trang mạng xã hội đã nâng hiệu quả và tốc độ lan truyền của các lời kêu gọi xuống đường lên gấp bội. Mặc cho nhà cầm quyền ra sức ngăn cản, chặn tường lửa các trang mạng này nhưng người ta vẫn có thể vượt qua được.
Nỗi lo sợ trong mỗi con người là điều tự nhiên, nhưng ở một thời điểm nào đó khi áp bức bất công dồn người dân thấp cổ bé họng đến đường cùng rồi thì sự giận dữ bung trào ra như một cái lò xo, không có gì có thể ngăn cản nổi.
“Ở đâu có áp bức ở đó có đấu tranh” là quy luật của xã hội loài người. Hương Lài Tunisia sẽ tiếp tục lan tỏa đến các quốc gia như Miến Điện và các nhà nước cộng sản như Cu Ba, Việt Nam, Bắc Hàn, Trung Quốc,… trong một ngày không xa!

Lê Minh
by LTSA


Phạm Trần - Từ sau Đại hội đảng IX với Nộng Đức Mạnh “lên ngôi” Tổng Bí thư đảng tháng 4 năm 2001, mùi cơm Tầu, Vịt quay Bắc Kinh đã tỏa ra khắp cõi Việt Nam. Đến năm 2008, trong nhiệm kỳ hai của Mạnh, thì bàn tay Tầu đã mò tới Tây Nguyên để xây dựng nhà máy khai thác Bauxite mà Quốc hội, cơ quan quyền lực cao nhất Nước không được hỏi ý.
Sau đó, hàng lọat các Công ty Tầu được “trúng thầu” nhiều dự án phát triển Kinh tế của Việt Nam, quan trọng hơn cả là còn được quyền đưa công nhân của mình vào làm việc và đem hàng hóa, trang cụ sản xuất từ nước Tầu vào sử dụng, dù hàng hóa cùng lọai sản xuất từ Việt Nam có thừa.

Cho đến năm nay (2011), không ai biết đã có bao nhiều ngàn công nhân người Tầu đang có mặt ở Việt Nam, kể cả những người mượn cớ du lịch rồi ở luôn làm việc cho các công ty Tầu Cộng. Nhà nước chỉ nhìn nhận có khỏang 35 ngàn người, nhưng các tin của Báo Việt Nam ước lượng có tới 75 ngàn.

Một sự kiện khác chứng minh cho mùi Vịt Bắc Kinh đã khỏa lấp cả quyền làm chủ đất nước của dân Việt là người Việt đã bị cấm vào các cơ sở kinh doanh hay khu nhà máy do người Tầu chủ qủan. Công nhân Việt Nam cũng không được thuê mướn, dù chỉ làm những việc tầm thường.

Chuyện khai thác Bauxite còn nhiêu khê hơn.

Nguyễn Tấn Dũng, Thủ tướng đã hớn hở cam đoan rằng, sau khi dựng xong nhà máy, công ty Tầu Chalieco sẽ bàn giao tòan bộ cho Việt Nam. Nhưng Dũng quên nói cho dân biết rằng, sau khi lọc hết chất độc bùn đỏ bỏ vào hồ chứa ở Lâm Đồng và Đắk Nông thì Việt Nam phải bán quặng làm ra nhôm cho Tầu.

Bán với gía nào và lời lỗ ra sao thì chưa ai biết rõ, kể cả Chủ đầu tư là Tập đòan Than- Khóang sản Việt Nam (TKV). Các chuyên viên trong và ngòai nước, kể cả một số người làm việc cho TKV thì xác tín rằng, dự án khai thác Bauxite không có lời mà sẽ lỗ to vì chi phí qúa lớn so với giá bán ra thị trường.

Phía nhà nước cãi lại, nhưng họ lại quên cộng thêm các khỏan tiền chưa biết lấy đâu ra để làm đường bộ, đường sắt, xây bến cảng Kê Gà ở Bình Thuận để chuyên chở sản phẩm cho Tầu đem về nước.

Cho đến năm 2011, các dự án giao thông căn bản này vẫn còn trong vòng nghiên cứu. Ấy là chưa kể những hậu qủa về môi sinh dọc theo các tuyến lưu thông khi chuyên chở sản phẩm của Bauxite. Nhiều chuyên viên nói thẳng canh bạc khai thác Bauxite của Nhà nước hòan tòan bất khả thi, phí phạm và nguy hiểm tột cùng nếu chẳng may các hồ chứa bùn đỏ bị vỡ làm tràn chất độc diệt chủng xuống các mạch nước, sông, hồ và suối khe.

Hàng ngàn Trí thức và người Việt Nam yêu nước từ trong và ngòai nước, kể cả Đại tướng Võ Nguyên Giáp và Bà Nguyễn Thị Bình, nguyên Phó Chủ tịch Nước đã gửi thư hay ký tên vào hai Kiến Nghị, lần thứ nhất ngày 12/4/2009 và lần thứ nhì ngày 9/10/2010, yêu cầu ngưng ngay Dự án khai thác Bauxite để tránh hiểm họa cho dân tộc.

Những người ký tên cho rằng tài nguyên của Tổ tiên để lại, nếu chưa khai thác vẫn còn nguyên đó và hãy đợi khi nào Việt Nam có đủ kiến thức và phương tiện làm chủ khai thác thì làm cũng chưa muộn. Hơn nữa, ông Võ Nguyên Giáp và một số Tướng lãnh nghĩ hưu còn vạch ra mối nguy về Quốc phòng nếu để cho người Tầu vào thao túng ở vùng lãnh thổ chiến lược Tây Nguyên. Bởi lẽ cuộc chiến Việt Nam đã chứng minh kẻ nào làm kiểm sóat được Tây Nguyên thì sẽ làm chủ được cuộc chiến.

Rất tiếc cho số phận dân tộc là những người có trách nhiệm bảo vệ chủ quyền lãnh thổ là đảng Cộng sản Việt Nam đã bỏ ngòai tai những lời khuyên phải để, tiếp tục “chũi đầu xuống cát” đưa ra, vào ngày 25-4-2009, “Kết luận của Bộ chính trị về Quy hoạch phân vùng thăm dò, khai thác, chế biến, sử dụng bauxite giai đoạn 2007-2015, có xét đến năm 2025.”

Kết luận này có điểm quan trọng viết rằng:“ Chủ trương thăm dò, khai thác, chế biến bauxite là chủ trương nhất quán từ Đại hội IX và Đại hội X của Đảng đến nay. Triển khai các nghị quyết Đại hội, trong 2 nhiệm kỳ, Bộ Chính trị đã nhiều lần bàn và ra các nghị quyết, kết luận để lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng ngành công nghiệp bauxite, alumin, nhôm, phục vụ phát triển kinh tế đất nước nói chung, góp phần phát triển kinh tế-xã hội Tây Nguyên nói riêng.

Thực hiện nghị quyết của Đảng, Chính phủ đã chỉ đạo xây dựng và phê duyệt Quy hoạch phân vùng thăm dò, khai thác, chế biến, sử dụng bauxite giai đoạn 2007-2015, có xét đến năm 2025 với bước đi cụ thể và chỉ đạo triển khai 2 dự án khai thác bauxite, sản xuất alumin đầu tiên tại Tân Rai (Bảo Lộc, Lâm Đồng) và Nhân Cơ (Đắk Nông); đồng thời, chỉ đạo tìm kiếm, lựa chọn đối tác nước ngoài có năng lực để hợp tác phát triển kết cấu hạ tầng và đầu tư xây dựng ngành công nghiệp bauxite, alumin, nhôm. Chính phủ đã giao Tập đoàn Công nghiệp Than-Khoáng sản Việt Nam là đơn vị có kinh nghiệm trong khai thác khoáng sản làm chủ đầu tư thực hiện 2 dự án và chủ trì đàm phán với các đối tác nước ngoài.”



ĐẠI HỘI ĐẢNG IX VIẾT GÌ VỀ BAUXITE?

Nhưng hai Đại hội đảng IX và X đã nói gì về khai thác Bauxite?
Trong Báo cáo về “Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2001 – 2010’ ở Tây Nguyên, khóa đảng VIII dưới quyền Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu đã trình tại Đại hội Khóa đảng IX về khai thác Bauxite nguyên văn như sau:

“Tây Nguyên là địa bàn chiến lược quan trọng của cả nước cả về kinh tế - xã hội và quốc phòng - an ninh, có lợi thế để phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp sản xuất hàng hoá lớn kết hợp với công nghiệp chế biến, phát triển công nghiệp năng lượng và công nghiệp khai thác khoáng sản. Có chiến lược và quy hoạch xây dựng Tây Nguyên giàu về kinh tế, vững mạnh về quốc phòng, an ninh, tiến tới thành vùng kinh tế động lực.

Phát triển nhanh theo hướng thâm canh là chính đối với các cây công nghiệp gắn với thị trường xuất khẩu (cà phê, cao su, chè, bông...), chăn nuôi đại gia súc, trồng và bảo vệ rừng, cây dược liệu, cây đặc sản và công nghiệp chế biến nông, lâm sản. Phát triển thủy điện lớn và vừa, các hồ chứa nước cho thủy lợi. Khai thác và chế biến quặng bôxít. Phát triển công nghiệp giấy. Nâng cấp, khai thác tốt các tuyến đường trục và đường ngang nối xuống vùng Duyên hải. Phát triển sự hợp tác liên kết kinh tế - thương mại - dịch vụ với các nước láng giềng Lào, Campuchia. Có chính sách thu hút vốn đầu tư, bố trí dân cư và lao động và đất đai theo quy hoạch, nâng cao dân trí và trình độ công nghệ. Thực hiện tốt chính sách dân tộc, thật sự cải thiện đời sống vật chất và văn hoá của đồng bào dân tộc.”

Sau đó, chuuyện “Bauxite” đã được lập lại tại Đại hội đảng khóa X. Nhưng vấn đề không phải là khai thác hay không khai thác mà giao cho ai làm và ai có lợi, Việt Nam hay nước ngòai?

Trong điều kiện hiện nay và thực tế đã chứng minh việc khai thác Bauxite trên Tây Nguyên chỉ làm lợi cho Tầu Bắc Kinh vì sản phẩm của VN không bán cho ai khác ngòai Tầu là quốc gia đã “trúng thầu” xây dựng nhà máy khai thác khóang sản Bauxite và muốn mua hết lọai qúy phẩm này để phục vụ kỹ nghệ vửa rẻ, vừa đỡ tốn tiền vận chuyện nhờ ở bên cạnh Việt Nam.

Hơn nữa liệu Việt Nam nào có dám bán hàng cho nước khác ?

Tiếp đến là chuyện 10 tỉnh đấu nguồn, có vị trí chiến lược sát biên giới Tầu (có tin của Quốc hội là 18 tỉnh) cho các công ty Tầu Bắc Kinh, Hồng Kông và Đài Loan thuê đất rừng dài hạn 50 năm trồng cây kỹ nghệ.

Nhiều viên chức địa phương đã chóang váng không biết tại sao các Quan đầu tỉnh đã có quyết định cho thuê đất, nhất là tại những khu vực, nếu khi xẩy ra chiến tranh thì quân Tầu có thể thong dong chạy theo các con đường mòn do các công ty Tầu mới làm vòng quanh các ngọn đồi chiến lược để nã súng xuống quân Việt Nam ở dưới đồng bằng !

Nhiều trí thức trong nước đã lên tiếng lo ngại đến trường hợp công nhân Tầu sẽ lập ra các làng “tự chủ” ngay trong các khu đất thuê rồi sinh con đẻ cái họp thành một “nước Tầu” trong lãnh thổ Việt Nam thì lúc đó ai đuổi họ đi được ?

ĐƯỜNG SẮT TẦU XUYÊN VIỆT NAM?

Sau cùng là chuyện Tầu có kế họach làm đường tầu cao tốc nối liền với các nước Đông Nam Á để bành trướng kinh tế và thương mại.

Kế họach này đã do Báo China Daily tiết lộ Trung Quốc sẽ xây dựng một tuyến đường sắt cao tốc nối liền Quảng Tây, miền Nam Trung Quốc với Tân Gia Ba xuyên qua Hà Nội, sang Lào, Cao Miên để qua Thái Lan rồi xuống Mã Lai Á trước khi chạy đến Tân Gia Ba.

Nhưng ai đã cho phép Tầu Bắc Kinh làm đường sắt cao tốc xuyên qua lãnh thổ Việt Nam là điều những người cầm đầu đảng CSVN, đầu tiên là Nguyễn Phú Trọng, tân Tổng Bí thư đảng khóa XI mới được bầu ngày 18/1 (2011) phải trả lời trước nhân dân.

Trong chức vụ Chủ tịch Quốc hội, Nguyễn Phú Trọng đã chứng minh có khuynh hướng thân Tầu khi chống việc đem vấn đề khai thác Bauxite vào chương trình nghị sự để Quốc hội tranh luận, dù có yêu cầu của một số không nhỏ Đại biểu.
Trọng cũng chống cả việc đòi Chính phủ phải tường trính để cho Quốc hội chất vấn về áp lực của Tầu tại Biển Đông.

Do đó, không ai khỏi lo ngại khi có tin Nguyễn Sinh Hùng, Ủy viên Bộ Chính trị khóa XI, Phó Thủ tướng thường trực sẽ thay Trọng làm Chủ tịch Quốc hội.
Tại sao ?

Bởi vì Hùng rất hăng hái chuyện làm đường cao tốc nối liền Sài Gòn với Hà Nội và nối Hà Nội với Tầu.

Trong cuộc điều trần trước Quốc hội ngày 12/06/2010, Hùng nói : “ Tôi yên tâm. Yên tâm rằng phải làm. Yên tâm cùng Chính phủ xin Quốc hội chủ trương để làm. Yên tâm là Quốc hội và Chính phủ tính được bài để làm"

Cả Bộ trường Giao thông-Vận tải Hồ Nghĩa Dũng cũng “say làm đường cao tốc” không kém Hùng.

Trong Cuộc phỏng vấn của Báo Sài Gòn Giải Phóng ngày 3/1/2011, Dũng nói hùng hổ : “ Dứt khoát là phải làm. Nhưng mà thời điểm như thế nào thì phải tính kỹ, phải theo đúng thủ tục, quy định, rồi phải báo cáo Quốc hội. Chính phủ quyết tâm để chuẩn bị dự án chứ không phải là Chính phủ cứ làm mà không báo cáo Quốc hội như mọi người ngộ nhận.”

Dũng còn tiết lộ Việt nam “không lọai trừ việc cho Trung Quốc tham gia đấu thầu” làm đường Cao Tốc khi phỏng vấn bởi Báo Pháp Luật Thành phố Hồ Chí Minh ngày 18/6/2010.

Cũng may mà Quốc hội Việt Nam, trong cuộc bỏ phiếu ngày 19/6/2010, đã thẳng tay bác bỏ đề nghị làm đường sắt cao tốc, có kinh phí dự trù 56 tỷ Mỹ Kim, với số phiếu 208 trên tổng số 427 Đại biểu có mặt. Số đồng ý chỉ có 185 người. Số người không bỏ phiếu là 34.

Nhưng chuyện nhà nước “cố đấm ăn xôi” chưa ngừng ở đây mà hiện đang có nỗ lực đem dự án làm đường sắt cao tốc ra Quốc hội một lần nữa với sự chuẩn bị kỹ càng hơn cho chắc ăn.

Nhưng bao giờ đưa ra thì cũng phải đợi bầu xong Khóa XIII cùa Quốc hội, dự trù ngày 22/5 (2011).

Vì vậy, khi có tin đồn ở Hà Nội nói rằng Nguyễn Sinh Hùng đã được bố trí vào chức Chủ tịch Quốc hội thay vì Phạm Quang Nghị, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư đảng Hà Nội thì mọi người đều nghĩ ngay đến “âm mưu” làm đường cao tốc cho Tầu hưởng lợi lại có cơ hội sống mới dưới thời Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, nhưng mùi hôi hám của Vịt Bắc Kinh thiu lại cũng đi theo phủ kín cả đảng và Nhà nước CSVN. -/-
by LTSA


Mọi tập thể, mọi xã hội, mọi dân tộc đều tồn tại những bất đồng, những tranh chấp cần được hòa giải.



Mỗi tập thể, mỗi xã hội, mỗi dân tộc có phương cách gỉai quyết bất đồng và tranh chấp khác nhau.



Người Việt từ ngàn xưa đã xây dựng một quan niệm sống bao dung, hoà đồng dân tộc. Quan niệm này dựa trên tình cảm, tránh bất đồng, tránh tranh chấp. Theo truyền thống cha ông để lại người quốc gia luôn chủ trương “lấy tình thương xóa bỏ hận thù” và “đem đại nghĩa thắng hung tàn, lấy chí nhân mà thay cường bạo”. Chủ trương này đã gặt hái nhiều kết quả hết sức tốt đẹp. Như chỉ trong vòng mười năm Chính sách Chiêu Hồi của chính quyền Việt Nam Cộng Hòa đã đón nhận trên 200 ngàn cán binh cộng sản buông súng tìm về tổ ấm quốc gia. Thật khó mà tính hết những tang thương cho dân tộc nếu các cán binh này vẫn tiếp tục cầm súng chống lại quân đội quốc gia và tàn sát dân lành vô tội.



Tại các quốc gia dân chủ, người lãnh đạo quốc gia không phải chỉ đại diện cho đa số mà là đại diện cho tòan dân. Vì vậy những người lãnh đạo quốc gia được đa số bầu lên luôn cố gắng hòa giải dân tộc. Nhất là hòa giải các khác biệt từ quá khứ.



Cũng tại các quốc gia dân chủ, luật pháp công bằng là phương tiện hòa giải mọi tranh chấp cá nhân hay tập thể. Các tổ chức quốc tế cũng nhận lãnh vai trò hòa giải giữa các dân tộc và quốc gia trên thế giới.



Hòa giải dân tộc có thể xem là một quá trình chấp nhận sự thật để giảm thiểu phân hóa xã hội và cùng hướng về tương lai. Tiến trình hòa giải dân tộc thường được liên tục thực hiện qua nhiều giai đọan.



Tại Úc việc hòa giải giữa người gốc Anh và thổ dân được khởi đầu từ thập niên 1960. Năm 1967, qua một cuộc trưng cầu dân ý người Úc đã đồng ý tu chính Hiến Pháp công nhận quyền công dân của người thổ dân. Đến năm 2008, cựu thủ tướng Kevin Rudd đã chính thức xin lỗi việc làm sai lầm các chính phủ trước đây. Vừa rồi Thủ tướng Julia Gillard tuyên bố sẽ có trưng cầu dân ý vào năm tới 2011 để tu chính Hiến Pháp công nhận người thổ dân là cư dân đầu tiên trên lục địa Úc. Các chính phủ Úc luôn luôn tìm mọi cách hòan chỉnh các chính sách nhằm nâng đỡ người thổ dân, giữ gìn văn hóa, phong tục và lãnh thổ ông cha người thổ dân để lại.



Bài viết xin chứng minh đảng Cộng sản không chủ trương hòa giải dân tộc, quá trình hòa giải dân tộc đang được thực hiện bởi các thành viên trong cộng đồng dân tộc và đảng Cộng sản lo sợ việc hòa giải dân tộc sẽ dẫn đến sự sụp đổ của chế độ cộng sản tại Việt Nam .



Phân hóa dân tộc từ chủ trương cướp và cầm quyền bằng bạo lực cách mạng



Từ những năm 1930, đảng Cộng sản thay vì đấu tranh giành độc lập cho đất nước, tự do cho dân tộc, lại tin theo chủ nghĩa Mác Lê, lấy đấu tranh giai cấp làm chính cương, lấy khẩu hiệu "trí, phú, địa, hào đào tận gốc trốc tận rễ" lấy bạo lực cách mạng làm phương tiện tiêu diệt mọi thành phần quốc gia, cướp và nắm giữ quyền lực quốc gia.



Ngày 9/3/1945, Nhật đảo chánh Pháp và trao quyền cho Hòang Đế Bảo Đại. Chính phủ Trần trọng Kim được thành lập, vừa lo nạn đói, lo cải cách xã hội và giáo dục, lo soạn thảo hiến pháp, lo xây dựng một chính quyền dân chủ. Việt Minh ngược lại xây dựng bạo lực để nổi dậy cướp chính quyền. Trong tình hòa giải hòa hợp dân tộc, ít nhất năm lần chính phủ Trần Trọng Kim đã tiếp xúc với đại diện Việt Minh mời hợp tác nhưng không thành.



Sau đó đến lượt người Nhật đầu hàng Đồng Minh. Ngày 19/8/1945, Việt Minh cướp được chính quyền, Hòang Đế Bảo Đại phải thóai vị. Bước đầu đảng Cộng sản còn liên hiệp với các tổ chức quốc gia, nhưng khi đã củng cố được quyền hành đảng Cộng sản quay súng tiêu diệt mọi tổ chức hay cá nhân không theo cộng sản. Từ đó đảng Cộng sản từng bước cướp đi mọi quyền làm người của người Việt Nam . Những quyền mà ông cha ta đã phải đổ bao xương máu giành lại từ Tàu Tây Nhật.



Phân hóa dân tộc từ chiến tranh do cộng sản gây ra



Người Pháp quay lại Việt Nam, họ cương quyết không trao quyền cho Hồ chí Minh vì biết rõ ông là một cán bộ Quốc Tế Cộng sản và Việt Minh chỉ là một tổ chức ngọai vi của đảng Cộng sản Quốc Tế. Người Pháp chính thức trao trả độc lập cho Cựu hoàng Bảo Đại để đứng ra thành lập chính quyền Quốc Gia. Vì muốn đảng Cộng sản nắm được độc quyền chính trị Hồ Chí Minh đã quyết định tiếp tục chiến tranh tiêu diệt chính quyền, quân đội, mọi cá nhân, mọi tổ chức Quốc gia.



Năm 1979, khi khai chiến với Trung cộng, đảng Cộng sản Việt Nam công khai phổ biến tài liệu tố cáo tất cả các chiến tranh Đông Dương đều nằm trong một chiến lược toàn cầu do Mao Trạch Đông đề xướng. Theo tài liệu, Mao đã không hề che giấu ý đồ dùng Đông Dương làm bàn đạp và đảng Cộng sản Việt Nam làm tay sai để bành trướng phong trào cộng sản xuống các nước Đông Nam Á. Chính vì vậy chiến tranh đã lan rộng khắp Đông Dương và càng ngày càng trở nên khốc liệt hơn. Cuối cùng đảng Cộng sản Trung Hoa đã chỉ thị cho đảng Cộng sản Việt Nam ký hiệp định Genève với Pháp chia đôi đất nước.


Tại miền Bắc, đảng Cộng sản cho thi hành đấu tranh giai cấp, cải cách ruộng đất, nhân văn giai phẩm, cải tạo công thương nghiệp, xét lại chống đảng, … gây bao tang thương đổ vỡ cho dân tộc. Khi đã kiểm sóat được miền Bắc, đảng Cộng sản đã xé bỏ các hiệp định quốc tế Genève và Paris để xua quân cưỡng chiếm miền Nam , đưa cả nước vào nhà tù cộng sản.



Sau khi chiếm được miền Nam, đảng Cộng sản lại đưa đất nước vào chiến tranh biên giới Tây Nam để xâm lấn và thống trị Cam Bốt (1975-1989) và chiến tranh biên giới phía Bắc với “bá quyền” Trung cộng (1979-1989). Cả hai cuộc chiến đều từ những mâu thuẫn nội bộ ba đảng Cộng sản Trung Hoa, Việt Nam và Cam Bốt. Các cuộc chiến đã làm cho hàng triệu binh lính và thường dân vô tội Việt Nam bị chết hoặc bị thương. Chiến tranh còn làm phân hóa dân tộc chỉ mang lợi cho đảng Cộng sản đựơc tiếp tục cầm quyền và Trung cộng từng bước thực hiện chiến lược toàn cầu.



Nói tóm lại, đảng Cộng sản đã và đang gắn liền với tội ác, nguyên nhân chính phát xuất từ việc đảng Cộng sản đã từ bỏ căn nguyên dân tộc để chạy theo ý thức hệ Mác – Lê, lấy đấu tranh giai cấp và bạo lực cách mạng làm phương tiện cướp và nắm giữ quyền lực.



Phân hóa dân tộc thiểu số theo Tàu bán nước



Quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, ải Nam Quan, thác Bản Giốc , vịnh Bắc Bộ và nhiều phần đất do ông cha ta để lại đã bị đảng Cộng sản dâng hiến cho Tàu. Đảng Cộng sản Việt Nam còn cấu kết với Trung cộng tận dụng mọi tài nguyên đất nước. Ngay trong lãnh hải Việt Nam ngư dân Việt Nam mất quyền đánh bắt hải sản.



Độc lập dân tộc không còn giữ được, càng ngày đảng Cộng sản càng lộ nguyên hình tay sai cho ngoại bang Trung cộng. Ngày 19/1 là ngày mà giặc Tầu đã cướp Hòang Sa của Việt Nam . Với người dân đây là một ngày để chúng ta nhắc nhở nhau một phần lãnh thổ ông cha đang còn trong tay giặc. Ngày 19/1 năm nay lại là ngày mà đảng Cộng sản tấn phong một ông vua mới, Nguyễn Phú Trọng để tiếp tục chiến lược tòan cầu mà Mao Trạch Đông đã vạch cho nhân dân Trung Quốc. Vừa mới lên ngôi ông vua cuối của triều đại cộng sản đã vội vã sửa sọan triều cống Bắc Kinh. Đúng là một triều đại đày ô nhục.



Sáu mươi lăm năm cầm quyền



Sau sáu mươi lăm năm cầm quyền, Việt Nam nay đứng đầu thế giới về tham nhũng, đang lâm vào khủng hỏang tòan diện và càng ngày khủng hỏang càng trở nên trầm trọng hơn. Mọi tiếng nói kêu đòi công bằng, tự do, dân chủ và bảo vệ tổ quốc, đều bị đảng Cộng sản bắt bớ, khủng bố, sách nhiễu...



Đảng Cộng sản đang tiếp tục cuộc chiến thứ năm để chống lại đa số quần chúng không chấp nhận độc quyền cộng sản. Số người công khai đấu tranh giành lại tự do và dân chủ càng ngày càng đông hơn, bao gồm nhiều đảng viên cộng sản hay con em của họ. Những người này nay đã chấp nhận một sự thực là để tồn tại và phát triển Việt Nam cần đa nguyên đa đảng.



Trên thực tế, dưới chế độ độc tài đảng trị hiện nay, mọi quyền lực và quyết định đều nằm trong tay một thiểu số cầm quyền. Đảng đây là nói về tầng lớp cầm quyền này. Còn đại đa số đảng viên gia nhập đảng Cộng sản chỉ vì cuộc sống. Và cũng vì cuộc sống chính họ sẽ đứng lên giải thể guồng máy vừa đầy tội ác vừa thối nát cần được thay thế. Việc này đã xảy ra tại các quốc gia Đông Âu và Liên Sô .



Chủ trương đảng Cộng sản không phải là hòa giải dân tộc



Đưa Tổ Quốc đưa Dân Tộc đến đường cùng, thế mà đảng Cộng sản chưa bao giờ có thiện chí hòa giải với dân tộc. Đảng Cộng sản đã trải qua mười một lần Đại Hội. Mười một Đại Hội với mười một Báo Cáo Chính Trị duyệt xét và đề ra hướng đi cho tương lai nhưng chưa một Báo Cáo nào nhắc đến hai chữ “hòa giải” dân tộc.



Sau 30/4/1975, đảng Cộng sản sử dụng sách lược phân hóa “ta” (cộng sản) “ngụy” (quốc gia) để cai trị miền Nam . Hàng triệu “ngụy quân” và “ngụy dân” đã phải vào tù, phải đi kinh tế mới, phải tìm mọi cách để tránh xa cộng sản. Những người may mắn tìm được tự do đã thành lập Cộng Đồng Người Việt Tự Do. Ngày nay khi các lãnh đạo đảng Cộng sản xuất hiện tại hải ngọai đều phải đối đầu với các đòan biểu tình do người Việt tự do tổ chức. Thế mà, cái “Nghị Quyết 36” mặc nhiên xem họ nằm trong tầm kiểm sóat của đảng Cộng sản, chẳng đá động gì đến 2 chữ “hòa giải”.



Nếu chúng ta xem hòa giải như là một quá trình chấp nhận sự thật để giảm bớt phân hóa và hòa hợp dân tộc, thì đảng Cộng sản lại xem chấp nhận hòa giải là tự sát. Chả thế mà Chủ tịch nhà nước cộng sản Nguyễn Minh Triết từng tuyên bố: “… khẳng định trước sau như một là chúng ta tiến lên chủ nghĩa xã hội, chúng ta phải xây dựng Đảng của chúng ta. Dù ai nói ngả nói nghiêng, dù ai có muốn bỏ Điều 4 hiến pháp gì đó thì không có chuyện đó. Bỏ cái đó đồng nghĩa với chúng ta tuyên bố chúng ta tự sát, cho nên phải củng cố công tác chính trị tư tưởng, củng cố vai trò của Đảng…” Nói rõ hơn với chủ trương thống trị dân tộc đảng Cộng sản tiếp tục bằng mọi gía và làm mọi việc từ tiêu diệt đối lập, đàn áp quần chúng nhân dân, đến tay sai bán nước cho ngọai bang Trung cộng.



Trong góp ý Đại Hội Đảng lần trứơc, cố Thủ tướng cộng sản Võ văn Kiệt đã viết "... Trong nhiều giai đoạn lịch sử của cách mạng Việt Nam, phương pháp tư duy “tả khuynh”, chủ quan, duy ý chí đã từng giữ vai trò chủ đạo. Chỉ khi nào phương pháp tư duy đó vấp phải những khó khăn, thất bại thì nó mới tạm thời rút lui, để luồng tư duy khách quan, giàu trí tuệ đóng vai trò chỉ đạo, sửa chữa sai lầm và khắc phục hậu quả… Những vấp váp, trì trệ và sự chững lại trong tiến trình Đổi Mới, nguyên nhân của nguyên nhân có phải chính là xu hướng giáo điều “tả khuynh” vẫn còn tồn tại, muốn co kéo, kiềm chế những tiềm lực phát triển, nhưng lại mang danh nghĩa bảo vệ Đảng, bảo vệ Chủ nghĩa xã hội, chống chệnh hướng." Nói như ông Kiệt thì chỉ khi gặp khó khăn đảng Cộng sản mới chịu lùi bước còn bản chất luôn là giáo điều, cực đoan, bảo thủ, lừa bịp … để thực hiện chủ trương thống trị dân tộc.



Ngày 7-10-2010 vừa qua hơn 20 trí thức cộng sản đã gặp nhau trong một cuộc hội thảo khoa học tại Hà Nội để góp ý Dự Thảo Báo Cáo Đại Hội Đảng Cộng Sản lần thứ XI. Tất cả tham dự viên đều rất bi quan về tương lai của đảng Cộng sản Việt Nam vì “Dân không còn tin vào Đảng”. Giáo sư Trần Phương, nguyên Ủy viên trung ương đảng, chủ tọa Hội thảo dùng lời của Tổng Thống Hoa Kỳ Abraham Lincoln để diễn tả việc này “Người ta chỉ có thể lừa bịp được vài người trong mọi lúc, lừa được mọi người trong vài lúc; nhưng không thể lừa được mọi người trong mọi lúc!” Thật ra trong guồng máy độc tài chuyên chính, chính những người cộng sản cũng chẳng tin nhau, họ hành xử với nhau bằng lừa dối chỉ vì quyền lực và quyền lợi.



Bà Dương Thu Hương, nguyên phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, dứt khóat tuyên bố “Đảng vẫn đặt Dân tộc sau giai cấp, Cương lĩnh như thế không tập hợp được lực lượng.” Những tham dự viên đều là những trí thức trong đảng Cộng sản. Họ góp ý cho và vì sự sống còn của đảng Cộng sản. Những góp ý thẳng thắn này cho thấy đảng Cộng sản đang trong trạng thái cực kỳ khủng hỏang niềm tin và tư tưởng.



Những năm gần đây tầng lớp trí thức cộng sản tìm mọi cách thóat ly với “Đảng” để quay về hòa giải với các giai tầng xã hội khác. Họ công khai lên tiếng phản đối những sai lầm nghiêm trọng của đảng Cộng sản như nhựơng đất, nhượng biển, bán tài nguyên, bán rừng cho Trung cộng. Nhiều người như nhà báo Thiện Ý Tống Văn Công công khai tuyên bố đảng Cộng sản phải quay về với dân tộc, phải tách ra làm đôi, làm ba hay thành nhiều đảng nhỏ …



Mặc cho mọi tiếng nói đối lập, đảng Cộng sản vẫn chưa chịu nhìn nhận sự thật để quay về hòa giải với dân tộc. Họ vẫn tìm mọi cách tuyên truyền dối trá, che dấu lịch sử, lừa bịp dân tộc. Họ khép cho những nỗ lực tiến hành tự do dân chủ và hòa giải dân tộc là hành động “tự diễn biến, tự chuyển biến” và nằm trong chiến lược “diễn biến hòa bình” do các thế lực phản động phát động.



Tất cả những phát biểu trái với lập luận của thiểu số cầm quyền đều bị đe dọa hay bị đảng Cộng sản xuống tay đàn áp. Nhưng cũng chính sự độc đóan đàn áp mọi quan điểm khác biệt, người Việt trong và ngòai đảng Cộng sản mới tự nỗ lực tìm hiểu lẫn nhau, tìm ra sự thật để từng bước tự hòa giải dân tộc.



Thật ra diễn biến hòa bình chỉ là quá trình tìm hiểu và chấp nhận sự thật để tiến đến hòa giải dân tộc. Đảng Cộng sản lại xem quá trình thay đổi suy tư chính trị một cách ôn hòa bất bạo động này trực tiếp thách thức độc quyền cai trị của họ. Xem ra đảng Cộng sản thực sự rất sợ những đòi hỏi hòa giải dân tộc. Việc đảng Cộng sản gia tăng bắt bớ còn cho thấy họ công khai ngăn chận mọi nỗ lực giải quyết cuộc khủng hỏang tòan diện bằng phương pháp công khai, ôn hòa và bất bạo động.



Đấu tranh cho dân chủ để hòa giải dân tộc



Ngày 6-4-2006, khởi đầu bằng lời "Kêu Gọi Cho Quyền Thành lập và Hoạt động Đảng Phái Tại Việt Nam" của 116 nhà đấu tranh dân chủ quốc nội lên tiếng đòi đảng Cộng sản phải huỷ bỏ hiến pháp giả tạo, thay thế bằng một hiến pháp văn minh dân chủ, phi chính trị hóa hệ thống quản lý quốc gia, kêu gọi các đảng dân chủ công khai hoạt động, các đảng viên công sản phản tỉnh rời bỏ đảng Cộng sản quay về với dân tộc, quân đội, công an và cảnh sát đứng về phía nhân dân và kêu gọi toàn dân đứng lên tự giải thoát khỏi những trói buột cuả đảng Cộng sản. Các vị cũng kêu gọi thế giới hổ trợ nhân dân Việt Nam đứng lên giành lại quyền làm chủ đất nước.



Ngày 8-4-2006, Khối 8406 đã bắt đầu công khai họat động với hàng ngàn người tham gia. Kế tiếp là các đảng Dân chủ Việt Nam, đảng Thăng Tiến, đảng Vì Dân, đảng Dân chủ Nhân Dân, Công Đòan Tự Do, đảng Việt Tân đã từng bước công khai họat động. Các tổ chức chính trị cũng liên kết trong các công tác như rải truyền đơn kêu gọi tòan dân vùng lên giải thể chế độ cộng sản. Nhiều cá nhân không thuộc các đòan thể chính trị lên tiếng đòi đảng Cộng sản phải chấp nhận đa nguyên đa đảng và chấp nhận phải hòa giải với dân tộc.



Lẽ đương nhiên cao trào dân chủ đã trực tiếp đe dọa đến độc quyền cai trị. Vì thế đảng Cộng sản đã ra tay đàn áp. Linh mục Nguyễn văn Lý, luật sư Lê thị Công Nhân, luật sư Nguyễn văn Đài, luật sư Lê công Định, Trần Hùynh Duy Thức, Nguyễn Tiến Trung và hàng trăm nhà dân chủ khác đã bị độc tài cộng sản khép tội bỏ tù. Điểm đặc biệt là đa số những nhà dân chủ bị cộng sản khép án lại là những người trẻ được giáo dục và trưởng thành dứơi chế độ cộng sản. Nhiều người thuộc thế hệ hậu duệ của những người cộng sản nhận ra sự thực lịch sử và thực trạng đất nứơc nên cất tiếng đòi đảng Cộng sản phải trả lại quyền tự quyết cho dân tộc.



Lấy trường hợp anh Nguyễn Tiến Trung gia nhập quân đội nhưng nhất quyết không thề “trung với đảng”. Anh Trung tin rằng quân đội phải trung thành với tổ quốc, với đất nước, với dân tộc thay vì với đảng cầm quyền. Anh Trung còn hãnh diện là đảng viên Đảng Dân chủ Việt Nam và từng tuyên bố thi hành nghĩa vụ để quân đội trở nên đa đảng. Giới lãnh đạo quân đội đã bó tay chấp nhận cho đến ngày anh rời khỏi quân đội, bị bắt và bị khép án tù.



Một trường hợp khác là Tiến sỹ Cù Huy Hà Vũ. Ông Vũ là con nhà thơ Huy Cận và là con nuôi nhà thơ Xuân Diệu . Ông lấy tiến sỹ luật tại Pháp và mở văn phòng luật tại Hà Nội . Rõ ràng ông Vũ xuất thân từ tầng lớp quý tộc cộng sản và được đào tạo đã gia nhập tầng lớp thống trị cộng sản. Nhưng ông đã nhận ra sự thật từ chối lợi quyền để đứng về phía dân tộc. Ông Vũ công khai kêu gọi đảng Cộng sản hãy chấp nhận sự thật hòa giải với dân tộc.



Ngày 5/11/2010, công an cộng sản đã dàn dựng một vở tuồng “xét phòng” để bắt giam và khép tội cho ông. Không khiếp sợ bạo quyền, từ trong tù ngày 18/1/2011 ông Vũ đã khẳng định 3 quan điểm mà ông sẽ tiếp tục đeo đuổi trước phiên tòa. Thứ nhất, mọi người Việt Nam chỉ có một Tổ Quốc là Việt Nam , việc đảng Cộng sản tuyên truyền “ Tổ Quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa" chỉ là xuyên tạc sự thật. Thứ hai, đa đảng là con đường duy nhất để thực hiện một nước Việt Nam thực sự dân chủ, toàn vẹn lãnh thổ, giàu mạnh, công bằng và văn minh. Và thứ ba việc liên minh quân sự với Hoa Kỳ là cấp thiết và quyết định trong việc giữ vững chủ quyền, bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ, thu hồi lãnh thổ bị Trung cộng xâm chiếm, trong đó có quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.



Quan điểm của ông Vũ cũng là quan điểm được đại đa số dân tộc đồng thuận nhưng lại hòan tòan trái ngược với quan điểm của thiểu số cầm quyền những người đang quyết tâm xây dựng một “xã hội chủ nghĩa mang màu sắc Trung Quốc” (xin xem bài “Đại Hội Đảng Quyết Tâm Đổi Mới Kinh Tế Để Theo Kịp Trung Quốc”)



Đàn áp tôn giáo



Trong báo cáo thường niên 2010 về tự do tôn giáo, Ủy hội Hoa Kỳ về tự do tôn giáo đã đề nghị Bộ ngoại giao Hoa Kỳ đưa Việt Nam vào danh sách các quốc gia cần theo dõi. Báo cáo nêu rõ một loạt những hành động đàn áp tôn giáo bằng bạo lực và pháp luật độc đoán của nhà cầm quyền Việt Nam .



Ngày 17/12/2010, Hạ viện Hoa Kỳ , đã thông qua nghị quyết H.Res.20 đưa Việt Nam vào danh sách các quốc gia “cần quan tâm đặc biệt” (CPC), vì đảng cầm quyền Cộng sản đã vi phạm nghiêm trọng quyền tự do tôn giáo. Phát biểu sau cuộc bỏ phiếu, tác giả của nghị quyết Dân biểu đảng Cộng hòa Ed Royce , đã tuyên bố như sau: “… nếu muốn có quan hệ chặt chẽ với Hoa Kỳ , thì Việt Nam phải tôn trọng các quyền tự do cơ bản của công dân nước mình, kể cả tự do tín ngưỡng.” Xem thường phản ứng của Hoa Kỳ, Giáng sinh 2010 vừa qua, nhiều tín hữu Tin Lành tại Hà Nội, Sài Gòn, Thanh Hóa, Bình Dương … đã bị công an cộng sản đàn áp đánh đập.



Đảng Cộng sản xuống tay đàn áp tôn giáo vì họ không thể kiểm sóat đựơc các tổ chức tôn giáo và các vị lãnh đạo tôn giáo là những người có uy tín và khả năng huy động quần chúng vùng dậy giải thể chế độ cộng sản. Một thí dụ điển hình là gần nửa triệu giáo dân miền Bắc đã tập hợp cầu nguyện cho giáo xứ Tam Tài.



Trước Đại Hội đảng Cộng sản, linh mục Nguyễn văn Lý cho phổ biến một lá thơ kêu gọi dân chúng hãy đồng lòng vùng lên giải thể chế độ cộng sản để thiết lập chế độ dân chủ đa nguyên đa đảng. Phản ứng lại Thủ tướng cộng sản Nguyễn Tấn Dũng vội vã ra Công điện hỏa tốc số 2402/CĐ-TTg ra lệnh cho công an sẵn sàng đàn áp để bảo vệ an ninh Đại Hội. Hai nạn nhân đầu tiên của Nguyễn Tấn Dũng lại chính là Tùy viên chính trị của Tòa Đại Sứ Hoa Kỳ ông Christian Marchant và Dân biểu Liên Bang Úc ông Luke Simpkins . Sự thật về ổn định chính trị của đảng Cộng sản đã được phơi bày.



Dấu hiệu sụp đổ từ bên trong chế độ



Đại Hội Đảng lần này có một điều khá đặc biệt là các lãnh đạo “Đảng” công khai đấm đá lẫn nhau. Dư luận tin rằng Nguyễn phú Trọng dùng Quốc Hội, Trương Tấn Sang sử dụng báo chí đánh Nguyễn Tấn Dũng. Nguyễn Phú Trong lấy Quốc Hội để đánh Nguyễn Tấn Dũng. Diễn đàn mạng của “Chính phủ Việt Nam” công khai đăng loạt ba bài phê phán một số đại biểu quốc hội có dấu hiệu lạm quyền và gây hoang mang dư luận.



Đây là lần đầu tiên trong lịch sử các phe phái trong “Đảng” công khai sử dụng phương tiện truyền thông của “Đảng” để công khai tranh giành quyền lực cá nhân. Dư luận tin rằng đằng sau Trọng, Sang và Dũng là những Tập Đòan Tư Bản Đỏ đang công khai tranh giành quyền lợi.



Những công khai tranh chấp nội bộ được báo chí triệt để khai thác. Nhờ thế người dân đã nhận ra khả năng điều hành kinh tế của nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam . Vụ Vinasin chưa giải quyết xong, khủng hoảng tài chính xuất hiện, giá vàng, đô la tăng vụt, kéo theo lạm phát phi mã ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống hằng ngày của mọi tầng lớp dân chúng.



Xã hội thì phân cách giàu nghèo mỗi ngày một gia tăng. Việc người dân đụng độ với chính quyền địa phương vì nhiều lý do khác nhau càng ngày càng xẩy ra thường xuyên hơn và gay gắt hơn.



Trong Hồ chí Minh Toàn tập, tập 7, trang 358, Hồ Chí Minh đã diễn tả phản ứng của “giai cấp địa chủ” trong cuộc Cải Cách Ruộng Đất: "như con giun không biết nhảy, khi ta giẫm lên nó, nó cũng giãy trước khi chết”. Sau sáu mươi lăm năm thống trị, ngày nay tầng lớp lãnh đạo của đảng Cộng sản đã trở thành một tầng lớp thống trị. Việc đảng Cộng sản điên cuồng đàn áp bắt bớt và công khai tranh giành quyền lực đã phản ảnh lời tiên đóan của Hồ chí Minh tầng lớp thống trị cộng sản “cũng giãy trước khi chết”.



Về mặt quân sự, Hoa Kỳ đã thay đổi chiến lựơc Biển Đông và đảng Cộng sản đang phải chọn một trong hai: “theo Tàu mất nước, theo Mỹ thì mất đảng”. Đảng Cộng sản cũng lộ rõ lo sợ Quân đội Nhân Dân Việt Nam sẽ đứng về phía người dân để giải thể chế độ như đã từng xảy ra bên Đông Âu và Nga.



Ngay cả nếu đảng Cộng sản tiếp tục theo Tàu thì chính ngay Thủ tướng Trung cộng Ôn Gia Bảo cũng đã công khai cảnh cáo nguy cơ của đảng Cộng sản Trung Quốc nếu không “cải cách để dân chủ hóa xã hội” thì chế độ cũng chỉ tính theo ngày. Trung cộng mà sụp đổ thì lấy ai để bảo vệ Bộ Chính Trị và Trung Ương Đảng Cộng Sản Việt Nam ?



Trong thời gian gần đây một số cán bộ đảng viên cộng sản cũng kêu gọi hòa hợp hòa giải dân tộc. Người quốc gia cũng cần hết sức cảnh giác trong quá khứ mọi hình thức hòa hợp, liên hiệp hay liên kết với đảng Cộng sản chỉ sau một thời gian ngắn đều bị đảng Cộng sản tiêu diệt. Vì vậy khi đảng Cộng sản vẫn chủ trương không chấp nhận sự thật họ đã gây cho đất nước cho dân tộc, vẫn tiếp tục đàn áp, khủng bố dân lành, vẫn áp dụng sách lược chia để trị thì hòa hợp trên bất cứ phương diện nào với đảng Cộng sản cũng chỉ là đầu hàng, cứu nguy và tiếp tay với tội ác.



Nhắc đến điều trên để thấy công cuộc đấu tranh cho tự do và dân chủ đang đi đúng hướng là dứt khoát, triệt để, thay đổi tận gốc tận rễ để các thành phần cuồng tín cực đoan tay sai cho ngọai bang Trung cộng trong đảng Cộng sản không còn cơ hội thao túng. Mặc dù theo quan niệm sống bao dung, sống hoà đồng, dân tộc Việt không bao giờ chấp nhận những kẻ cầm quyền bán nước. Việt Nam phải trở thành một quốc gia không cộng sản.



Trong khi đảng Cộng sản đang lâm vào tình trạng bế tắc thì những người trẻ đấu tranh cho hòa giải dân tộc, cho dân chủ cho tự do như Luật sư Lê thị Công Nhân, Luật sư Nguyễn văn Đài, Luật sư Lê công Định, Luật sư Cù Huy Hà Vũ, Trần Hùynh Duy Thức, Nguyễn Tiến Trung, Phạm Hồng Sơn, Đỗ Nam Hải ... và nhiều người trẻ khác có cơ hội thử thách để sẵn sàng nhận lãnh trách nhiệm lãnh đạo một Việt Nam Tự Do Dân Chủ.



Những điều kiện Quốc Tế và tình hình trong ngòai đảng Cộng sản cho thấy một vận hội mới cho dân tộc đang diễn ra. Những điều kiện đang chín mùi để những người đấu tranh chủ động hướng dẫn tòan dân vùng lên giải thể chế độ cộng sản.



Ngày chế độ cộng sản sụp đổ sẽ là ngày vui cho tòan dân tộc. Trong chủ trương hòa giải dân tộc sẽ là ngày đại ân xá cho các lầm lỗi mà các cán bộ đảng viên cộng sản đã mắc phải vì nằm trong guồng máy “Đảng”. Lẽ đương nhiên phải lọai trừ thiểu số đang tiếp tục gây tội ác và sẽ có những trường hợp cá nhân cần được xét xử trong vòng thượng tôn luật pháp. Những người lãnh đạo Việt Nam tương lai sẽ nhận lãnh trách nhiệm hòa giải để mọi người trong cộng đồng dân tộc vui mừng chia sẻ một mùa xuân cho tòan dân tộc Xuân Hòa Giải Dân Tộc.
by LTSA


Sau hơn 80 năm tìm “lá diêu bông”, bản Dự Thảo Báo Cáo Chính Trị Đại hội Đảng lần này, trong phần B khỏan số 6, đảng Cộng sản phải chính thức tự thú đã thất bại trong “công tác xây dựng Đảng”. Phân tích lời thú nhận sẽ thấy ngay ra nỗi khủng hỏang chính trị mà giới cầm quyền cộng sản đang phải đương đầu.

Nền tảng Mác – Lênin không còn lừa dối được ai

Phần B khỏan số 6 của Dự Thảo Báo Cáo được mở đầu bằng lời xác nhận: “Công tác nghiên cứu lý luận, tổng kết thực tiễn chưa làm sáng tỏ được một số vấn đề về Đảng cầm quyền, về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Tính chiến đấu, tính thuyết phục, hiệu quả của công tác tư tưởng còn hạn chế; thiếu sắc bén trong đấu tranh chống âm mưu, thủ đoạn ‘diễn biến hòa bình’.”

Trên diễn đàn mạng Tuần Việt Nam, Cựu Chủ tịch Quốc hội Cộng sản ông Nguyễn Văn An đã lập luận mọi sai lầm mà đảng Cộng sản mắc phải là vì quá tin vào chủ nghĩa Mác Lênin và hệ thống chính trị Sô viết do Stalin tạo ra. Hệ thống này đã sai từ gốc đến ngọn nhưng lại được đảng Cộng sản vay mượn áp dụng vào Việt Nam để xây dựng cái gọi là “xã hội xã hội chủ nghĩa”. Mặc dù cả lý thuyết lẫn thực tiễn của nó đã bị chính đảng Cộng sản, Nhân Dân Sô – Viết và Khối Cộng sản đào thải nhưng cho đến nay giới cầm quyền cộng sản vẫn tìm mọi cách ngụy biện để duy trì hệ thống chính trị lỗi thởi này, ngõ hầu có cơ hội tiếp tục vơ vét cho một số it người trong Bộ chính trị và Trung ương đảng.

Cũng để góp ý Dự Thảo Báo Cáo, ngày 7-10-2010 vừa qua hơn 20 trí thức cộng sản đã gặp nhau trong một cuộc hội thảo khoa học tại Hà Nội. Tất cả tham dự viên đều đồng ý đảng Cộng sản nên từ bỏ chủ nghĩa Mác Lênin và định hướng “xã hội chủ nghĩa”, vì thực tiễn cho thấy chúng chỉ là ảo tưởng. Các tham dự viên cũng rất bi quan về tương lai của đảng Cộng sản Việt Nam vì “Dân không còn tin vào Đảng”. Giáo sư Trần Phương, nguyên Ủy viên trung ương đảng, chủ tọa Hội thảo dùng lời của Tổng Thống Hoa Kỳ Abraham Lincoln để diễn tả việc này “Người ta chỉ có thể lừa bịp được vài người trong mọi lúc, lừa được mọi người trong vài lúc; nhưng không thể lừa được mọi người trong mọi lúc!”

Dự Thảo Báo Cáo một cách gián tiếp xác nhận giới cầm quyền cộng sản cố bám giữ chủ nghĩa và hệ thống chính trị cộng sản chỉ để duy trì quyền lực thống trị ngườpi dân. Có quyền lực mới có quyền lợi. Trong khi ấy thì đại đa số các đảng viên đều đã mất hẳn niềm tin và đang tìm kiếm các tư tưởng các phương cách điều hành quốc gia khác để thay thế cả guồng máy lỗi thời này.


Đạo đức “Bác Hồ” kém hấp dẫn

Khi không còn tin vào chủ nghĩa cộng sản, một số các đảng viên đã góp ý đảng Cộng sản cần quay về với dân tộc học tập tư tưởng và tấm gương đạo đức của Hồ Chí Minh . Những người này lại quên rằng chính Hồ chí Minh đã nhiều lần xác nhận ông triệt để tin theo hệ tư tưởng Mác, Lênin, Stalin và Mao Trạch Đông. Ông cho biết mình chỉ là người thực hiện hệ tư tưởng nói trên và không có tư tưởng gì khác. Không phải ông Hồ đã quá tôn sùng hay sợ đụng chạm đến Mác, đến Lênin, đến Stalin, đến Mao Trạch Đông, sự thực cho đến nay đảng Cộng sản chưa đưa ra được những tư tưởng độc lập của Hồ chí Minh.

Có chăng trước đây ông Hồ vẫn dùng ngòi bút, dùng miệng lưỡi ngon ngọt lợi dụng chủ nghĩa dân tộc để tuyên truyền chủ nghĩa cộng sản khuyến dụ người dân tin theo “Bác và Đảng”. Tuyên truyền thì dễ nhưng thực hiện thì khó. Đúng hơn những lời nói của ông Hồ không thể nào thực hiện được dưới chế độ cộng sản, chúng trở thành những lời hứa hẹn, những lời lường gạt hay ảo tưởng. Những ảo tưởng do Hồ chí Minh trong niềm tin sắt đá vào hệ tư tưởng Mác, Lênin, Stalin và Mao Trạch Đông tự tạo ra.

Ngày nay những câu nói của Hồ chí Minh được những người một thời tin theo nhắc lại để đòi hỏi giới cầm quyền phải thực hiện. Nhưng giới cầm quyền cộng sản đã quá rõ điều “Bác” dạy không thể thực hiện được trong hệ thống chính trị hiện tại, nên giới cầm quyền quay ra khép cho những người đòi hỏi là bị ảnh hưởng của diễn biến hòa bình, tự diễn biến, tự chuyển hóa.

Những người không chấp nhận cộng sản thì càng ngày lại càng tìm ra nhiều sự thật về đạo đức Hồ Chí Minh . Chính vì vậy Dự thảo Báo Cáo đã phải nhìn nhận “Cuộc vận động ‘Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh ’ chưa thực sự đi vào chiều sâu, ở một số nơi có biểu hiện hình thức. Những điển hình tiên tiến làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh chưa nhiều.”

Lý Thuyết chọi thực tiễn

Trên lý thuyết, đảng cộng sản là đảng của giai cấp công nhân. Trên thực tế, chỉ công nhân trong các doanh nghiệp nhà nước là gia nhập đảng Cộng sản. Họ sống nhờ nhà nứơc bảo hộ, nên gia nhập đảng cũng chỉ vì quyền lợi vì miếng cơm vì manh áo. Họ đều được xem như các công chức nhà nước. Nói như Mác họ là công nhân quý tộc. Khi đảng Cộng sản còn khả năng bảo hộ cho các doanh nghiệp quốc doanh, nghĩa là còn bảo hộ cuộc sống tối thiểu của tầng lớp công nhân quý tộc và gia đình thì họ còn chấp nhận sự tồn tại của “Đảng”.

Một mặt giới cầm quyền cộng sản thừa biết hiệu năng sản xuất của các công nhân công chức này. Nhưng mặt khác vì sự sống còn của “Đảng” họ vẫn phải tiếp tục bòn rút tiền thuế của dân, vay mượn quốc tế, tận khai tài nguyên quốc gia, bán rừng, bán đất, bán đảo, bán biển để nuôi sống doanh nghiệp quốc doanh. Chính vì vậy giới cầm quyền cộng sản vẫn phải bám theo cái gọi là “định hướng xã hội chủ nghĩa” hay “kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo” để lý luận cho vai trò bảo hộ tầng lớp công nhân quý tộc này.

Tầng lớp công nhân chỉ thực sự hình thành trong doanh nghiệp tư nhân hay doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Dự thảo Báo Cáo nêu rõ tầng lớp này đã chối bỏ đảng Cộng sản Việt Nam : “Việc xây dựng tổ chức cơ sở đảng trong doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài còn chậm, vai trò của tổ chức đảng ở đây mờ nhạt.” Tầng lớp công nhân không còn chấp nhận đảng Cộng sản vì quyền lợi của họ và giới cầm quyền cộng sản càng ngày càng đối chọi.

Thật vậy Đại Hội lần thứ X, đã chính thức chấp nhận đảng viên được làm “kinh tế tư nhân không giới hạn về quy mô”. Nhiều lãnh đạo cộng sản và gia đình đã lợi dụng chức quyền để trở thành những nhà đại tư bản hay tập đòan tư bản đỏ. Bên cạnh đó giới tư bản ngọai quốc đầu tư vào Việt Nam chỉ nhằm lợi dụng việc nhà nước cộng sản bảo đảm giá công nhân rẻ và ngăn cấm công nhân đấu tranh đòi quyền lợi.

Đình công là vũ khí của công nhân để thương lượng với giới chủ. Thế mà tại Việt Nam đình công là bất hợp pháp. Đảng Cộng sản cho lệnh công an sẵn sàng đàn áp mọi cuộc đình công và bắt bớ những người đứng ra vận động tổ chức. Nói cách khác đảng, nhà nước và công đòan công sản luôn luôn toa rập với giới chủ để bóc lột tầng lớp công nhân. Ngược lại giới công nhân đang không ngừng đấu tranh cho quyền lợi, như đòi tăng lương, đòi quyền lợi lao động và nhất là đấu tranh để thành lập công đòan độc lập. Đây chính là mâu thuẫn lớn nhất giữa lý thuyết cộng sản và thực tiễn đang diễn ra tại Việt Nam .

Thực tế guồng máy của đảng Cộng sản

Dự thảo Báo cáo cho biết: “Tổ chức của một số cơ quan đảng, nhà nước và tổ chức chính trị-xã hội chưa thực sự tinh gọn, hiệu quả; chức năng, nhiệm vụ, mối quan hệ chưa rõ ràng. Việc đổi mới công tác cán bộ còn chậm; thiếu cơ chế, chính sách cụ thể để thực sự phát huy dân chủ trong công tác cán bộ, phát hiện và sử dụng người tài; chậm đổi mới cơ chế, phương pháp và quy trình đánh giá, bổ nhiệm, miễn nhiệm, từ chức đối với cán bộ; đánh giá cán bộ vẫn là khâu yếu. Tình trạng chạy chức, chạy quyền, chạy bằng cấp, huân chương chưa được ngăn chặn, đẩy lùi. Công tác cán bộ thiếu tầm nhìn xa. Chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ thấp. Môi trường làm việc, chính sách cán bộ chưa tạo được động lực để khuyến khích, thu hút, phát huy năng lực, sự cống hiến của cán bộ; chưa cổ vũ ý chí phấn đấu vươn lên, sự gắn bó, tận tuỵ của cán bộ đối với công việc. Không ít cơ sở đảng năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu thấp; công tác quản lý đảng viên chưa chặt chẽ, sinh hoạt đảng chưa nền nếp, nội dung sinh hoạt nghèo nàn, tự phê bình và phê bình yếu… Động cơ phấn đấu vào Đảng của một số người có biểu hiện lệch lạc, cơ hội.” Phần này không cần phân tích hay bình luận vì tự nó đã cho bạn đọc thấy guồng máy đảng Cộng sản đã mất đi khả năng họat động. Nói ví von máy vẫn nổ, lại nổ to, nhưng xe thì không còn khả năng lết tới.


“Cà rốt” không có chỉ có “cây gậy”

Khi không còn thuyết phục được các đảng viên tin theo đảng, giới cầm quyền cộng sản không còn cách nào khác hơn quay sang sử dụng “cây gậy”, Dự thảo báo cáo hăm dọa các đảng viên: “Việc xử lý, sử dụng và quản lý cán bộ, đảng viên có vấn đề lịch sử chính trị ở một số nơi còn phiến diện, thiếu chặt chẽ. Việc xem xét, giải quyết những vấn đề chính trị hiện nay của cán bộ, đảng viên còn lúng túng. Nhiều cấp ủy, tổ chức đảng chưa quan tâm chỉ đạo đúng mức công tác này.”

Dưới chế độ cộng sản, chính trị bao trùm tất cả mọi sự việc. Qua Dự Thảo Báo Cáo bạn đọc có thể thấy rõ các vấn đề chính trị là: “Tình trạng suy thoái về chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống trong một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên, nhân dân và tình trạng tham nhũng, lãng phí, quan liêu, những tiêu cực và tệ nạn xã hội chưa được ngăn chặn, đẩy lùi; sự phân hóa giàu nghèo ngày càng tăng; sự yếu kém làm chưa hết trách nhiệm trong quản lý của nhiều cấp, nhiều ngành, làm tăng thêm bức xúc trong nhân dân, làm giảm lòng tin của nhân dân đối với Đảng và Nhà nước.” Như thế thì có đảng viên nào mà không có “vấn đề lịch sử chính trị” hay “vấn đề chính trị hiện nay” để một ngày nào đó nếu không tiếp tục nghe theo chỉ thị của tầng lớp lãnh đạo thì sẽ bị đưa ra xử lý. Đúng là “cà rốt” không có chỉ có “cây gậy” để hăm dọa.


Đảng họat động ngòai vòng luật pháp quốc gia

Trên Tuần Việt Nam Cựu Chủ tịch Quốc hội Cộng sản ông Nguyễn Văn An còn cho biết “Đảng đã chính thức cầm quyền 65 năm, song cho đến giờ vẫn chưa có Luật về Đảng… Giai đoạn Đảng cầm quyền phải khác với giai đoạn Đảng còn đang đấu tranh hợp pháp và bất hợp pháp để giành chính quyền về tay nhân dân, vì khi đó chính quyền thực dân, phong kiến không cho phép đảng ta hoạt động hợp pháp, đặt đảng cộng sản ra ngoài vòng pháp luật. Ngày nay, Đảng cầm quyền hợp hiến (trong Hiến pháp điều 4 đã ghi), càng cần phải có Luật để tránh bao biện, làm thay, buông lỏng lãnh đạo; và cũng để dân có cơ sở giám sát, xây dựng Đảng; để nhà nước có cơ sở kiểm soát các tổ chức và đảng viên, cán bộ của Đảng làm theo Hiến pháp và Pháp luật.” Nói theo người thường trước đây đảng Cộng sản cướp chính quyền bằng họng súng thì nay vẫn điều hành chính quyền bằng họng súng.

Thật vậy, phương cách tổ chức và họat động của đảng Cộng sản vẫn ngòai vòng luật pháp quốc gia. Nếu không thì làm sao đảng cộng sản có thể bao che các đảng viên có “vấn đề lịch sử chính trị” hay “vấn đề chính trị hiện nay” vì không ít vấn đề đã vi phạm luật pháp quốc gia.

Ông An nói thế để đảng Cộng sản có thể danh chính ngôn thuận mà điều hành quốc gia. Có điều ông An quên rằng chính cái Điều 4 Hiến Pháp 1992 này đã phát xuất từ Cương lĩnh Chính Trị 1991. Nó được đảng Cộng sản áp đặt lên dân tộc theo đúng khuôn mẫu Hiến Pháp Sô viết có từ thời Stalin. Cương lĩnh này cho phép đảng Cộng sản họat động ngòai vòng luật pháp quốc gia. Không danh chính thì ngôn làm sao có thể thuận để bắt người dân tin theo.

Quen họat động ngòai vòng pháp luật, Điều 4 Hiến Pháp trở thành tử huyệt của đảng Cộng sản Việt Nam, chả thế chủ tịch nhà nước cộng sản Nguyễn Minh Triết phải tuyên bố bỏ Điều 4 Hiến Pháp là tự sát.

Thiếu “cà rốt” đảng viên không còn sợ “cây gậy”

Dự Thảo Báo Cáo cho biết : “Nguyên tắc tập trung dân chủ ở một số nơi bị vi phạm, ảnh hưởng đến sự đoàn kết, thống nhất trong Đảng.” Nguyên tắc tập trung dân chủ là cốt lõi để bảo vệ thể chế độc tài tòan trị cộng sản. Theo nguyên tắc này Ban chấp hành Trung Ương Đảng và Bộ Chính Trị có tòan quyền đề xuất các tư tưởng chính trị, được nắm trọn vẹn quyền lực và được quyết định mọi vấn đề quốc gia. Mọi cá nhân trong thể chế, nhất là các đảng viên, phải tuyệt đối tuân hành các nghị quyết, các quyết định, các mệnh lệnh đã được các lãnh đạo cộng sản đề ra. Báo cáo thú nhận kỷ cương của đảng Cộng sản đã bị phá vỡ. Nói theo Cựu Thủ Tướng Cộng Sản Phan Văn Khải là “trên bảo dưới không nghe”.

Không phải chỉ với các đảng viên bình thường, Dự Thảo Báo Cáo cho biết ngay cả đến những đảng viên cao cấp cũng quay lưng với giới cầm quyền: “Nhiều cấp ủy, tổ chức đảng chưa làm tốt công tác kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật đảng, chất lượng và hiệu quả kiểm tra, giám sát chưa cao; chưa coi trọng việc kiểm tra, giám sát thực hiện đường lối, chủ trương, chỉ thị, nghị quyết, thi hành Điều lệ Đảng, kiểm tra, giám sát phòng ngừa, phát huy nhân tố tích cực. Nhiều khuyết điểm, sai lầm của đảng viên và tổ chức đảng chậm được phát hiện; chưa ngăn chặn, đẩy lùi được tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí. Tình trạng thiếu trách nhiệm, cơ hội, suy thoái đạo đức, lối sống vẫn diễn ra khá phổ biến trong một bộ phận cán bộ, đảng viên. Kỷ luật, kỷ cương ở nhiều tổ chức đảng không nghiêm. Sự đoàn kết, nhất trí ở không ít cấp ủy chưa tốt.”

Không tới thì lùi

Bản Dự Thảo Báo Cáo vượt qua trường hợp đánh giá các cá nhân đảng viên để thú nhận trong công tác xây dựng đảng họ đã thất bại ở mức độ tập thể hay hệ thống “tập trung dân chủ”: “Một số tổ chức đảng, chính quyền và đoàn thể chưa quan tâm đúng mức công tác dân vận. Nội dung, phương thức vận động, tập hợp quần chúng vẫn nặng tính hành chính. Phương thức lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị-xã hội trên một số nội dung chưa rõ. Chức năng, nhiệm vụ của đảng đoàn, ban cán sự đảng trên một số mặt chưa được xác định cụ thể nên hoạt động còn lúng túng. Phong cách, lề lối làm việc đổi mới chậm; hội họp vẫn nhiều.” Thú nhận tự nó cho thấy về chính trị và tổ chức, đảng Cộng sản đang lâm vào tình trạng bế tắt trầm trọng. Cả một guồng máy cầm quyền không thể nào khởi động để lết tới. Khác với cái xe, về chính trị và tổ chức không tới nghĩa là lùi.

Kết

Cũng trên Tuần Việt Nam ông An cho ý kiến : “Quan sát sự tan rã của một số đảng cộng sản ở Liên Xô (cũ) và Đông Âu, thì thấy rằng, những người cộng sản phá Đảng không phải chỉ là những người cộng sản phản bội Đảng, những người cộng sản bị kẻ thù mua chuộc, bị diễn biến hòa bình,… Mà phần nhiều lại chính là những người cộng sản chân chính, những người cộng sản không muốn bảo vệ Đảng của mình nữa, vì thực tế Đảng của mình đã thoái hóa biến chất mất rồi, nhất là vì Đảng của mình đã phạm sai lầm có tính hệ thống mà không nhận ra được và không khắc phục được. Đảng đã trở thành lực lượng cản trợ dân chủ, tự do, cản trợ sự phát triển của xã hội.” Không chỉ riêng ông An, nhiều lãnh đạo cộng sản đang lo sợ sự sụp đổ của đảng Cộng sản tại Việt Nam vì càng ngày Việt Nam càng lâm vào khủng hỏang tòan diện như Liên Sô trước đây. Chưa kể giới cầm quyền cộng sản lại càng ngày càng lộ rõ bản chất tay sai ngọai bang Trung Quốc. Lịch sử cho thấy người dân luôn lánh xa tập đòan bán nước.

Năm 1991, khi Liên Sô sụp đổ đa số đảng viên hụt hẫn vì chưa nhận ra con đường tự do dân chủ là con đường phát triển xã hội, trong xã hội họ và gia đình. Ngày nay thì ngược lại, cũng như ông An đa số đã nhận ra: “Đảng đã trở thành lực lượng cản trợ dân chủ, tự do, cản trợ sự phát triển của xã hội. “

Dự thảo Báo cáo chính trị của Ban Chấp Hành Trung ương Đảng chủ yếu là dành cho các đảng viên học tập chính trị. Đảng Cộng sản luôn xem công tác xây dựng đảng là công tác quan trọng nhất. Như vậy tại sao đảng Cộng Sản lại phải dành hơn 800 chữ của Bản Dự Thảo Báo Cáo Chính Trị Đại hội Đảng lần này, để thành thật tự thú đã thất bại trong “công tác xây dựng Đảng”. Phải chăng chính Ban Chấp Hành Trung Ương Đảng đều biết rằng không còn tiếp tục dối gạt được các đảng viên hay chính họ cũng mất niềm tin vào sự sống còn của đảng Cộng sản Việt Nam .

Như thế việc đảng Cộng sản chính thức thú nhận thất bại trong “công tác xây dựng Đảng” là tin vui cho tòan dân tộc (trong đó có các đảng viên đảng Cộng sản Việt Nam ). Đây là dấu hiệu tốt khi mọi người biết rằng để phát triển xã hội, đất nước và bảo tòan độc lập dân tộc, Việt Nam phải có tự do dân chủ.
Thứ Sáu, 28 tháng 1, 2011 by LTSA


Nhân chuyến thăm viếng Hoa Kỳ tuần qua của Chủ tịch Hồ Cẩm Đào, một số nhà bình luận Mỹ ngợi ca Trung Quốc là mau mắn đối phó với nạn tổng suy trầm và đạt tốc độ tăng trưởng rất cao nhờ các biện pháp kích thích kinh tế.

Trong khi ấy, lãnh đạo Hoa Kỳ lại chậm lụt và thậm chí nền dân chủ còn phô bày nhược điểm trong cơn hoạn nạn kinh tế. Một nhân vật trong số các nhà bình luận đó là Giáo sư Francis Fukuyama của Đại học John Hopkins ngay tại thủ đô Hoa Kỳ. Nhận thấy quan điểm ấy có thể ảnh hưởng đến tư duy của nhiều người tại Việt Nam, Diễn đàn Kinh tế nêu câu hỏi với nhà tư vấn kinh tế Nguyễn Xuân Nghĩa trong phần trao đổi do Việt Long thực hiện sau đây hầu quý thính giả.


Có thực Trung Quốc đang thành công trong lãnh vực kinh tề chính trị?
Việt Long: Xin kính chào ông Nguyễn Xuân Nghĩa. Tuần qua, Chủ tịch Hồ Cẩm Đào chính thức viếng thăm Hoa Kỳ. Nhân dịp này truyền thông Mỹ so sánh Hoa Kỳ và Trung Quốc, hai quốc gia với hai nền kinh tế và chế độ chính trị khác biệt. Đáng chú ý là một số quan điểm được đưa ra với hàm ý ngợi ca hệ thống chính trị Trung Quốc là nhanh chóng đối phó để vượt cơn sóng gió kinh tế hơn hẳn Hoa Kỳ. Chúng tôi xin đề nghĩ là ta sẽ cùng kiểm điểm sự kiện ấy, nhưng trước hết, xin ông cho một nhận xét tổng kết về chuyến đi của Chủ tịch Trung Quốc.
Nguyễn Xuân Nghĩa: - Tôi nghĩ chuyến đi là một thắng lợi tuyên truyền cho ông Hồ Cẩm Đào khi là quốc khách được Hoa Kỳ đón tiếp long trọng, như Chủ tịch Giang Trạch Dân hay ông Đặng Tiểu Bình năm xưa, và phái bộ của Trung Quốc còn hứa hẹn hàng loạt hợp đồng trị giá 45 tỷ Mỹ kim cho doanh nghiệp Mỹ. Điều ấy chứng tỏ thế giá của một cường quốc đang lên.

Sự kiện truyền thông báo giới và trí thức Hoa Kỳ được toàn quyền phát biểu ý kiến, kể cả phê phán chê bai hệ thống chính trị Mỹ và đề cao hệ thống Trung Quốc, là một điểm son của nước Mỹ mà chưa chắc truyền thông và trí thức Trung Quốc đã có

- Còn về thực chất thì tôi thú nhận là... chưa biết. Vì trong chuyến đi, ông Hồ Cẩm Đào có buổi làm việc và ăn tối hôm 18 với Tổng thống Barack Obama cùng Ngoại trưởng Hillary Clinton và Cố vấn An ninh Quốc gia Tom Donilon. Hôm sau ông mới lại họp riêng với Tổng thống Mỹ rồi hai người ra tiếp xúc với báo chí trước khi dự quốc yến vào buổi tối. Dư luận bên ngoài chỉ chú ý đến quan hệ kinh tế hay mậu dịch giữa hai bên và đến vấn đề nhân quyền, có được ông Obama nêu lên mà ông Hồ Cẩm Đào cũng xác nhận là Trung Quốc vẫn cần cải tiến. Tôi đặc biệt chú ý tới những gì không được thông báo ra ngoài, nhất là sau buổi làm việc đầu tiên mà mình phải đoán là liên hệ tới ngoại giao và an ninh. Cho nên, nếu có phải nhận xét sơ khởi thì tôi cho là

ngoài thành quả biểu kiến, chuyến đi chưa san bằng các mâu thuẫn giữa hai quốc gia. Phải ít lâu nữa ta mới thấy hết.
Việt Long: Trở lại việc một số nhà bình luận Mỹ, chứ không phải Trung Quốc, lại ngợi ca Trung Quốc là có ưu điểm hơn Hoa Kỳ thì ông giải thích thế nào?Chúng tôi chú ý đến bài viết trong ý hướng đó của Giáo sư Francis Fukuyama trên tờ Financial Times của Anh vào ngày 17 vừa qua.


Nếu Giáo sư Fukuyama có ngợi ca Trung Quốc hôm 17 thì hôm 20 lại có Giáo sư Paul Krugman, Giải Nobel về kinh tế, có bài phê phán chính sách kinh tế của Trung Quốc với dự báo u ám về một nguy cơ khủng hoảng.

Nguyễn Xuân Nghĩa: - Trước hết, sự kiện truyền thông báo giới và trí thức Hoa Kỳ được toàn quyền phát biểu ý kiến, kể cả phê phán chê bai hệ thống chính trị Mỹ và đề cao hệ thống Trung Quốc, là một điểm son của nước Mỹ mà chưa chắc truyền thông và trí thức Trung Quốc đã có.
- Thứ hai, trong số các quan điểm được đưa ra nhân chuyến Mỹ du của Hồ Cẩm Đào thì mình cũng thấy đủ mọi lời khen chê. Nếu Giáo sư Fukuyama có ngợi ca Trung Quốc hôm 17 thì hôm 20 lại có Giáo sư Paul Krugman, Giải Nobel về kinh tế, có bài phê phán chính sách kinh tế của Trung Quốc với dự báo u ám về một nguy cơ khủng hoảng.
Việt Long: Riêng về quan điểm của ông Fukuyama thì ông nghĩ sao?
Nguyễn Xuân Nghĩa: - Thì tôi nghĩ rằng ông ta đang gặp vấn đề về tâm lý!
- Năm nay ông ta cũng gần 60 tuổi, và xưa kia từng phục vụ chính quyền của Tổng thống Ronald Reagan bên đảng Cộng Hoà và trở thành một kiện tướng của phái "Tân bảo thủ" trong chính trường Mỹ. Khi Liên Xô tan rã hai chục năm trước, ông cũng là người hăng hái đề cao chế độ dân chủ chính trị và tự do kinh tế, với lập luận là "lịch sử cáo chung" khi tư bản chủ nghĩa thắng thế chủ nghĩa phát xít và chủ nghĩa cộng sản. Sau này ông khai triển lý luận thành cuốn sách, đại để là cả thế giới từ nay sẽ theo tư bản chủ nghĩa, là chuyện cũng khá lạ!

Tôi bàng hoàng đọc thấy sự so sánh của ông Fukuyama. Rằng trong nền dân chủ pháp trị của Ấn Độ thì người dân thường cũng có thể chống lại các kế hoạch của chính phủ, chứ nhà cầm quyền Trung Quốc thì có thể đưa hơn một triệu dân ra khỏi nơi xả nước của đập Tam Hiệp mà chẳng gặp trở ngại!

- Thế rồi, khoảng bảy tám năm nay ông ta lại đổi ý, về an ninh thì giã từ phe "Tân bảo thủ" và lần này thì đảo ngược lập luận. Rằng chế độ kinh tế tự do đã hết ưu thế và hệ thống chính trị Trung Quốc mới có ưu điểm là lập tức lấy những quyết định rất phức tạp mà táo bạo khi ào ạt bơm tiền kích thích kinh tế hoặc thực hiện các dự án xây dựng hạ tầng quy mô.
- Ngoài lập luận mà tôi xin phép nói là hời hợt đến khó hiểu về kinh tế, dù ông ta là giáo sư về bang giao và kinh tế quốc tế, Fukuyama còn gây hiểu lầm tai hại khi phê phán hệ thống dân chủ, như của Hoa Kỳ hay Ấn Độ, là khó xoay trở được nhanh vì có quá nhiều chướng ngại, như công đoàn, các nhóm áp lực, hiệp hội nông dân hay toà án. Tôi bàng hoàng đọc thấy sự so sánh của ông ta. Rằng trong nền dân chủ pháp trị của Ấn Độ thì người dân thường cũng có thể chống lại các kế hoạch của chính phủ, chứ nhà cầm quyền Trung Quốc thì có thể đưa hơn một triệu dân ra khỏi nơi xả nước của đập Tam Hiệp mà chẳng gặp trở ngại! Ông ta nhìn vấn đề gọn và sạch theo kiểu trí thức!

Một chế độ được coi là "tốt" thì mình phải hỏi là "tốt cho ai?"
Việt Long: Bây giờ, khách quan mà nói thì ta thấy Hoa Kỳ đã bị suy trầm kinh tế từ cuối năm 2007, nhồi trong vụ khủng hoảng tài chính năm 2008 khiến kinh tế toàn cầu bị suy trầm trong hai năm 2008-2009. Trong hai năm đó, kinh tế Mỹ bị sa sút nặng và thất nghiệp tăng vọt. Chính quyền của ông Obama chấp chánh từ đầu năm 2009 vẫn không đẩy lui được dù Ngân hàng Trung ương có biện pháp tiền tệ táo bạo và Chính quyền đã tung kế hoạch kích cầu hơn 800 tỷ. Trong năm nay, kinh tế Hoa Kỳ có thể phục hồi với tốc độ tăng trưởng mà ông dự báo là 4%, tức là còn cao hơn nhiều trung tâm nghiên cứu khác, nhưng thất nghiệp thì chưa thể giảm ngay.
- Trong khi ấy, ngay từ tháng 11 năm 2008, Trung Quốc đã ào ạt bơm tín dụng và tăng chi ngân sách với khối lượng rất lớn cho doanh nghiệp nhà nước và các địa phương, kết quả là sản xuất lấy lại đà tăng trưởng và có khi kinh tế còn bị lạm phát sau khi tăng 10,3% trong năm qua. Như vậy, rõ là Trung Quốc đối phó nhậm lẹ và có lẽ hữu hiệu hơn với sóng gió kinh tế chứ?
Nguyễn Xuân Nghĩa: - Chúng ta nên nhìn ra hai loại vấn đề trong câu chuyện này.
- Thứ nhất, kinh tế Mỹ đang ra khỏi hình thái công nghiệp để bước vào hình thái sản xuất khác, với tốc độ tăng trưởng không thể là 7-8% như xưa. Kinh tế Trung Quốc thì mới tiến vào giai đoạn công nghiệp hóa với tốc độ tăng trưởng rất cao nhưng không thể kéo dài mãi, cũng tựa như Nhật Bản hay các nước tân hưng Đông Á mấy chục năm về trước. Cho nên đối chiếu đà phát triển của hai hình thái kinh tế thì cũng như mình so sánh chiều cao của đứa trẻ ở tuổi dậy thì với một người trung niên.

Kinh tế Trung Quốc thì mới tiến vào giai đoạn công nghiệp hóa với tốc độ tăng trưởng rất cao nhưng không thể kéo dài mãi, cũng tựa như Nhật Bản hay các nước tân hưng Đông Á mấy chục năm về trước. Cho nên đối chiếu đà phát triển của hai hình thái kinh tế thì cũng như mình so sánh chiều cao của đứa trẻ ở tuổi dậy thì với một người trung niên.

- Thứ hai, khi suy trầm kinh tế hay khủng hoảng tài chính xảy ra, dân Mỹ công khai phàn nàn và bỏ phiếu cho một tầng lớp lãnh đạo khác để cứu nguy. Hai năm sau thôi, khi thấy việc cứu nguy chưa có kết quả, thất nghiệp vẫn quá cao mà còn gây tác dụng phụ như bội chi và công trái quá lớn, họ bỏ phiếu cho tầng lớp lãnh đạo khác để tìm giải pháp khác. Thực tế thì ba năm qua, Hoa Kỳ đã liều lĩnh áp dụng mọi giải pháp bất thường để nào cấp cứu kinh tế, hệ thống ngân hàng, các hãng xe hơi Mỹ, và Ngân hàng Trung ương lẳng lặng in bạc. Tất cả tiến trình bầu bán, tranh luận, chuộc nợ, cứu nguy và bầu lại, đều được công khai hóa và người dân tha hồ phê phán. Vì vậy, nếu bảo rằng nền dân chủ đa nguyên khiến mâu thuẫn về quyền lợi của nhiều thành phần lại cản trở khả năng cứu nguy kinh tế là điều không đúng. Nền dân chủ thật ra cho phép người ta sửa sai và tránh được tai họa quá lớn của những liều thuốc đổ bệnh.
Việt Long: Ngược lại thì Trung Quốc làm gì?
Nguyễn Xuân Nghĩa: - Ngược lại, Trung Quốc ào ạt tăng chi ngân sách và bơm tín dụng, nhưng qua những kênh nào thì ít ai được rõ, với hậu quả ra sao cũng vậy. Trong chương trình cách đây đúng một năm, chúng ta đã phân tích "Ảo ảnh Trung Quốc" khi vạch ra sức đẩy của đà tăng trưởng 8,7% năm 2009 là do đầu tư đóng góp đến 92%. Tiêu thụ chỉ có 53%, vị chi là 145%, nhưng bị xuất khẩu lấy mất 45%! Nếu so tốc độ tăng trưởng 8,7% của Trung Quốc với 0,8% của Mỹ trong năm đó thì Trung Quốc quả là vĩ đại!

Nếu hậu quả là môi trường bị hủy hoại, là vật giá leo thang, là nạn bong bóng đầu tư bị bể? Khi bị lạm phát quá mạnh, như đã từng bị năm 1989, thì Chính quyền Bắc Kinh làm gì trước sự phản đối của người dân? Họ tắt đèn cho quân đội tàn sát, là tai họa đã xảy ra tại Quảng trưởng Thiên an môn.

- Thứ nữa, khi nạn tổng suy trầm xảy ra, nội bộ lãnh đạo Trung Quốc đã có những tranh luận và bất nhất giữa mục tiêu tăng trưởng và tái phân lợi tức lẫn tỷ giá đồng nhân dân tệ, chứ không hẳn là một sự thống nhất ý chí và quyết định nhịp nhàng như người ta tưởng. Sau cùng là vị thế của người dân trong cả tiến trình quyết định ấy.
Tại Trung Quốc thì ai dám lên tiếng nếu hậu quả là môi trường bị hủy hoại, là vật giá leo thang, là nạn bong bóng đầu tư bị bể? Khi bị lạm phát quá mạnh, như đã từng bị năm 1989, thì Chính quyền Bắc Kinh làm gì trước sự phản đối của người dân? Họ tắt đèn cho quân đội tàn sát, là tai họa đã xảy ra tại Quảng trưởng Thiên an môn.
Việt Long: Câu hỏi cuối, thưa ông. Liệu ta có thể nào nghĩ rằng trong một giai đoạn phát triển nào đó, thí dụ như vào bước đầu của công nghiệp hóa, quốc gia có nhiều hy vọng tập trung nỗ lực để bung lên rất mạnh nếu có một chế độ chính trị có thể là độc tài? Lý luận này rất hấp dẫn trong các nước nghèo và có lẽ vẫn được Trung Quốc và Việt Nam áp dụng.

Trung Quốc có thể đã có một thành phần gọi là "trung lưu" lên tới 300 triệu người, là gần bằng dân số của nước Mỹ nên tạo ra ấn tượng phồn thịnh. Nhưng còn hơn một tỷ người kia thì sao? Trong số một tỷ đó cũng có phân nửa là bần cùng, và bất mãn

Nguyễn Xuân Nghĩa: - Tôi xin nêu ngược vấn đề. Một chế độ được coi là "tốt" thì mình phải hỏi là "tốt cho ai?"
- Trong bước công nghiệp hoá, việc tập trung quyền lực để quyết định về sung dụng tài nguyên cho các khu vực ưu tiên là một cám dỗ và thực tế cũng dẫn đến sự sụp đổ của các chế độ độc tài, làm thiểu số có chức có quyền lập tức thất nghiệp! Công cuộc phát triển chỉ bền vững khi có tự do dân chủ, là điều mà nhiều nước độc tài như Đài Loan, Nam Hàn hay Chile đã sớm hiểu ra và lãnh đạo của họ tự chuyển hóa dần theo chế độ dân chủ. Rốt cuộc thì chỉ có chế độ dân chủ với người dân có quyền tự do thì mới hy vọng chọn lựa giải pháp kinh tế có lợi nhất cho đa số và sai lầm về chính sách có thể được sửa khi người dân có quyền chọn lựa lãnh đạo khác.
- Trở lại Chủ tịch Hồ Cẩm Đào thì ông có thể đi Mỹ biểu diễn sự lớn mạnh của Trung Quốc chứ ông chỉ là người phát ngôn cho hệ thống quyền lực và quyền lợi mờ ảo bên trong, từ giới điều hành các tổng công ty đến quân đội, công an và các đảng bộ địa phương.
Họ là thiểu số khai thác được ưu thế chính trị độc tài để giành lấy quyền lợi riêng. Nhìn rộng hơn nữa thì Trung Quốc có thể đã có một thành phần gọi là "trung lưu" lên tới 300 triệu người, là gần bằng dân số của nước Mỹ nên tạo ra ấn tượng phồn thịnh. Nhưng còn hơn một tỷ người kia thì sao? Trong số một tỷ đó cũng có phân nửa là bần cùng, và bất mãn. Nếu có triệu người xuống đường và lên tiếng thì giá trị ưu việt của hệ thống chính trị Trung Quốc có còn gì không?

Bill Gates này của Microsoft cũng là tay phá ngang khi đang ở đại học, trở thành tỷ phú rồi thì đem tiền đi giúp người khác. Loại chuyện như vậy cho thấy sự biến hóa đến chóng mặt của nước Mỹ. Họ đang tạo ra một nền văn minh khác chứ không hành xử theo kiểu Trung Quốc.

- Xin qua chuyện Mỹ để kết thúc, vì ta sống tại Hoa Kỳ nên có thể bị hiểu lầm là "phục Mỹ", thực tế thì mình vẫn hành xử quyền phê phán nếu có bất đồng.
Trong khi ấy, năm qua ta lại thấy ra lắm sự lạ, như hãng Apple đã vượt qua một cứu tinh năm xưa là Microsoft để là doanh nghiệp có tài sản kinh doanh lớn thứ nhì thế giới sau khi chuyển từ một công ty chế tạo điện toán qua điện thoại.
Và hãng Facebook do một thanh niên 26 tuổi bỏ học đi kinh doanh lập ra thì trong hai năm đã kiếm gần bẩy tỷ đô la, rồi lại cho một quỹ từ thiện của tỷ phú Bill Gates hơn hai tỷ. Mà ông Bill Gates này của Microsoft cũng là tay phá ngang khi đang ở đại học, trở thành tỷ phú rồi thì đem tiền đi giúp người khác.
Loại chuyện như vậy cho thấy sự biến hóa đến chóng mặt của nước Mỹ. Họ đang tạo ra một nền văn minh khác chứ không hành xử theo kiểu Trung Quốc.