Thứ Sáu, 21 tháng 1, 2011 by LTSA


Tú Anh - Vào ngày 19/01/1974 tại quần đảo Hoàng Sa đã diễn ra một trận chiến đẫm máu giữa hải quân Việt Nam Cộng Hòa và hạm đội Nam Hải của Trung Quốc. Theo tài liệu của bộ ngoại giao VNCH công bố cùng ngày này, thì 8 ngày trước, ngày 11/01/1974 Bắc Kinh đột nhiên lên tiếng đòi chủ quyền tại hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam, mà Trung Quốc (văn kiện của Sài Gòn gọi là Trung Cộng) gọi là Tây Sa và Nam Sa.


Tình hình quần đâo Hoàng Sa bắt đầu nóng lên kể từ ngày 16/01/1974. Được Hoa Kỳ báo động là hải quân và không quân Trung Quốc xuất phát từ đảo Hải Nam tiến chiếm Hoàng Sa, Sài Gòn yêu cầu hạm đội 7 của Mỹ trợ sức nhưng hải quân Mỹ từ chối.

Theo tuyên cáo của bộ ngoại giao Việt Nam Cộng Hòa ngày 19/01/1974 thì Hải quân Việt Nam Cộng Hòa đưa 4 tàu quân sự đương đầu với 11 chiến hạm của Trung Quốc.

Thoạt đầu, hải quân Việt Nam kêu gọi tàu Trung Quốc rút khỏi hải phận của Việt Nam. Với một lực lượng đông gấp ba lần, Trung Quốc cho đổ quân lên các đảo Cam Tuyền, Quang Hòa và Duy Mộng và liên tục khiêu khích quay mũi tàu đâm vào chiến đỉnh Việt Nam.

Sáng ngày 19/01/1974, một hộ tống hạm của Trung Quốc loại Kronstadt bắn vào khu trục hạm Trần Khánh Dư mang số HQ-04. Để tự vệ, các chiến hạm Việt Nam phản pháo gây hư hại cho hộ tống hạm Trung Quốc. Cuộc giao tranh tiếp diễn gây thiệt hại cho cả đôi bên.

Tuyên cáo của bộ ngoại giao chính quyền Việt Nam Cộng hòa so sánh hành động xâm phạm này của Bắc Kinh với những vụ thôn tín Tây Tạng, tấn công Ấn Độ và xâm chiếm Triều Tiên đe dọa hòa bình Đông Nam Á và thế giới.

Còn theo hồi ký « Can trường trong chiến bại » của phó đô đốc Hồ Văn Kỳ Thoại, tư lệnh vùng I duyên hải thì diễn biến tại mặt trận có hơi khác một chút.

Đích thân Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu ra lệnh bằng giấy trắng mực đen với tư lệnh hải quân vùng I của miền Nam Việt Nam « bằng mọi cách » không để một tấc đất của tổ tiên mất vào tay giặc.

Giai đoạn đầu, chỉ huy chiến trường là đại tá Hà Văn Ngạc kêu gọi Trung Quốc rời khỏi hải phận Việt Nam nhưng hải quân Bắc phương vẫn tiếp tục áp sát vào đội hình của phía Việt Nam. Trong thế yếu, đánh thì chắc chắn là thua mà không đánh không được, vị chỉ huy Việt Nam đã quyết định ra tay trước bắn vào đài chỉ huy của soái hạm Trung Quốc. Trong trận đánh chớp nhoáng và không cân xứng này, hộ tống hạm Nhật Tảo bị đánh đắm, hạm trưởng là Hải quân Thiếu tá Ngụy Văn Thà tử trận. Tổng cộng 58 quân nhân, gồm thủy thủ và lực lượng Biệt hải hy sinh tại Hoàng Sa.

Nhân kỷ niệm 37 năm trận Hoàng sa, mời quý thính giả nghe lại lời kể của một người lính biển xạ thủ trọng pháo Vương Văn Hà trên hộ tống hạm Nhật Tảo. Ông là pháo thủ bắn phát đạn đầu tiên vào đài chỉ huy của khu trục hạm Trung Quốc. Hiện ông định cư tại Paris. Bài phỏng vấn được phát lần đầu vào ngày 19/01/2010.

Kỷ niệm của xạ thủ Vương Văn Hà được ghi lại trong bài « Kẻ sống sót trong trận chiến Hoàng Sa » đăng trên tạp chí Lướt Sóng của Hội Hải Quân Việt Nam Cộng Hòa, California năm 2001.

Mất Hoàng Sa mất là bước đầu dẫn đến một mất mát to lớn khác : ngày 14/03/1988 Trung Quốc chiếm Trường Sa cũng qua một trận đánh không cân xứng. 74 chiến sĩ của Quân đội Việt Nam đã hy sinh (theo nguồn báo Nhân dân ngày 28/03/1988).

Kể từ đó đến nay, ngư dân Việt Nam thường bị biến thành mồi ngon cho các vụ bắn giết, hà hiếp, bắc cóc đòi tiền chuộc mạng tại vùng biển xanh ngàn đời của Việt Nam.
Thứ Ba, 18 tháng 1, 2011 by LTSA


Trung Cộng đang bao vây Việt Nam trong gọng kềm.
Ngoài biển, phía Bắc bằng căn cứ Hải Nam của TC, hàng không mẫu hạm và tàu lặn TC có thể ra vào nhiều chiếc một lượt. Nam có hai đảo Hoàng sa và Trường sa TC đã lấy lập thành huyện Tam Sa trực thuộc tỉnh Hải Nam. Biển Đông của Việt Nam, TC đã không chế 80% bằng bản đồ hình lưỡi bò.

Trong đất liền, phía Bắc dọc theo biên giới VN vói Trung Quốc, TC hợp đồng mướn đất dài hạn của các Ủy Ban và Tỉnh Bộ Đảng CSVN giáp giới vói TC để làm đồn điền. Nơi đây TC lập khu vực riêng như thôn xóm Tàu, tất cả công nhân, máy móc, cho đến cái bàn câu vệ sinh cũng made in China, từ bên Tàu đem qua. TC tổ chức công trường như như một quốc gia trong một quốc gia.
Còn phía Tây, TC bao vây VN bằng cách đánh bạt ảnh hưởng của VNCS ra khỏi Miên và Lào mà CS Bắc Việt và VNCS đã xây dựng từ thời Chiến Tranh VN, bằng chiến lược “phóng tài hoá thu nhân tâm”, dùng viện trợ, họp đồng kinh tế để tạo thế lực chánh trị trên chánh phủ của hai nước nhỏ này trên bán đảo Đông Dương.
Quan trọng nhứt là TC bỏ vốn đầu tư xây cất và sữ dụng dài hạn các đập thủy điện tại Lào và Miên là hai nước giáp giới của VN trên bán đảo Đông Dương. Một mũi tên giết hai con chim của VN: đánh bật VN ra khỏi Miên, Lào và làm Đồng Bằng Sông Cửu Long, vựa lúa của cả nước, làm cho VN trở thành nước xuất cảng gạo nhứt nhì thế giới, thiếu nước ngọt bị nhiễm mặn, thành đồng khô có cháy.
Chẳng những thế, theo tin AP mới đây mà TC còn hậu thuẩn thế bao vây VN trên đất liển bằng cách cấm chốt ngay trên vương quốc Thái Lan bằng việc thành lập một khu chế xuất hoàn toàn của TC trị giá một tỷ rưởi Đô la để từ đó có thế xuất cảng hàng hoá made in China mà không bị thuế suất cao của các nước ngoài WTO.
Thế bao vây gọng kềm này của TC nếu còn CS Hà nội thì VN khó gỡ. Một, ngoài biển phía đông Mỹ có nhảy vào, nhưng qua tổ chức Asean và vì tự do hàng hải quốc tế, chớ không trực tiếp đá động đến hải đảo và Biển Đông của VN. Đại để Mỹ chỉ kềm chế nhẹ hành dộng “bá quyền, bành trướng” của TC, chớ không cam kết riêng gì với CS Hà nội. CS Hà nội không phải là yếu tố then chốt trong chiến lược kềm chế nhẹ TC mà chuyến đi Á châu của TT Obama là tiêu biểu.
Nếu TC có nhẹ lời một chút trong vấn đề Biển Đông mà Bắc Kinh gọi là quyền lợi cốt lỏi như Đài Loan, Tân Cương, Tây Tạng tức là quyền lợi quốc gia ai đụng đến là có chiến tranh sau khi Mỹ lên tiếng về Biển Đông, là do TC thấy TC càng hung hăng là làm cho các quốc gia Đông Nam Á gân gũi với Mỹ, lợi cho Mỹ hơn thôi.
Chớ TC không lùi bước. Hiện trạng Biển Đông có lợi cho TC. Thời gian cũng có lợi cho TC. Mỹ và TC tương quan nhiều, phải dựa nhau để làm chia xẻ quyền lợi trên thế giới và trong vùng. Trong đó có thể có việc giải quyết quyền lợi Biển Đong trên đầu trên cổ các nước nhược tiểu như Việt Nam Cộng Hoà thời Chiến Tranh Lạnh khi Mỹ bắt tay vớùi TC.
Hai, các hợp đồng TC mướn đất dài hạn của Ủy Ban các tỉnh giáp giới với TC là một hình thức xâm thực êm đềm, hán hoá từ từ, và giết hại kinh tế VN. Đa số các họp đồng thời hạn mấy chục đến gần một trăm năm thích họp cho âm mưu bành trướøng vừa nói của người Tàu. Những vùng dất muớn đó còn có tác dụng kinh tế, TC tuồng hàng hoá hư hỏng của TC qua VN bán rẻ dể giết hại sức khoẻ người dân Việt và nên nông nghiệp, kỹ nghệ VN. Và khi dộng thì TC có đội quân thứ 5 ở biên giới VN và con đường chuyển quân đã dọn sẵn.
Như bất cứ ở đâu từ Phi Châu sang VN nơi nào TC hợp đồng mướn đất hay gia công công trình lớn được thì TC di dân dưới chiêu bài đưa công nhân qua làm việc. Theo phong tục người Hoa, Tàu nữ không lấy chồng ngoại quốc, nam lấy được lấy vợ ngoại quốc . Giữa lúc TC nữ thừa nam thiếu do phong tục trọng nam và do chánh sách của Đảng CS Trung Quốc gia đình chỉ một con, thì công nhân TC đến các nước làm việc sẽ lấy vợ người Việt sanh con đẻ cái, sống theo lối sống Tàu. Họ lập chùa Tàu, chợ Tàu, trường học Tàu, làng xã Tàu sống riêng như một quốc gia trong một quốc gia.
Ba, TC đã đánh bạt ảnh hưởng của chế độ CS Hà nội ra khỏi Miên và Lào là hai nước giáp giới với VN trên bán đảo Đông Dương. Một mặt Trung Cộng phóng tài hoá, viện trợ và họp đồng kinh tế tạo uy lực chánh trị ảnh hưởng ngoại giao cua Miên và Lào. Như viện trợ cho Miên để Miên trục xuất người Duy Ngô Chỉ từ Tân Cương vượt biên qua Miên. Và chính Thủ Tướng Miên tuyên bố ủng hộ nguyên tắc song phương mà TC chủ trương dể giải quyết các tranh chấp ở Biên Đông trong hội nghị ASEAN ở Hà nội.
Nhưng hình thức TC dùng thương mại và nhiều nhứt là hợp đồng đầu tư, xây dựng, khai thác đủ vốn lời rối chuyển giao các đập thủy điện cho Miên Lào trên sông Mekong trong việc đánh bạt ảnh hưởng VNCS và Mỹ. Thủ tướng Miên khoe TC đã xây xong xây 4 đập thủy điện, đang làm một cái mới khỏi công đây, giá nữa tỷ Mỹ Kim và 4 cái nữa trong tương lai, tổng cộng 9 cái.
Còn ở Lào nơi CS Hà nội có 80 ngàn quân trong Chiến Tranh VN, TC bây giờ đã đánh bạt VNCS cũng bằng viện trợ và đầu tư và khai thác đất đai như ở Miên. TC mướn đất Lào cả trăm năm. Về đất đai, TC coi Lào là vườn cao su của TC, vuờn trông cây làm giấy, mỏ xăng dầu của TC. TC khai thác tối đa, trả tiền cho chánh phủ và chở về Tàu. Như Công ty Quốc Doanh Nông Nghiệp của tỉnh Vân Nam mướn 166,700 hectares đất trồng cao su của 4 tình miền Bắc của Lào. Công ty quốc doanh Zhongxing Telecom Equipment mướn 100,000 hectares cũng ở đây. Còn nhiều nữa. Như 2 triệu hectares TC đang bàn bạc mướn trồng cây làm giấy.
Tài nguyên khác như kim loại màu, TC chiếm gần hết, trong đó có việc TC khai thác bauxite của TC
Thế TC bao vây VN trên đất, trên biển này, CS Hà nội khó gỡ vì siêu cường Tây Phương chưa đủ tin CS Hà nội, còn TC thì lợi dụng chiêu bài “đồng chí CS” êm đềm lấn đất, chiếm biển của
Chủ Nhật, 16 tháng 1, 2011 by LTSA

Nuôi con bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu đời không hẳn là điều tốt nhất cho sức khoẻ của trẻ em, theo kết luận của các nhà nghiên cứu tại vương quốc Anh và họ nêu nghi vấn về các hướng dẫn với các bà mẹ cho con bú.


Tổ nghiên cứu của trường College London nói: trẻ em chỉ nuôi bằng sữa mẹ có thể thiếu sắt và dễ phát sinh dị ứng về sau. Phúc trình của các nhà nghiên cứu phổ biến hôm Thứ Sáu nhắc nhở rằng trẻ em có thể bắt đầu dùng thực phẩm đặc từ 4 tháng tuổi.
10 năm trước, tổ chức y tế thế giới (WHO) khuyến cáo các bà mẹ cho con bú trong 6 tháng đầu. Các tác giả của phúc trình ghi: đa số các nước tây phương, gồm 65% châu Âu và Hoa Kỳ, không làm theo tất cả những khuyến cáo của WHO, tuy nước Anh tuân thủ.
Các khuyến cáo của WHO đuợc quảng bá dựa trên kết quả của 16 cuộc nghiên cứu, gồm 7 cuộc nghiên cứu tại thế giới đang phát triển. WHO kết luận: trẻ em bú sữa mẹ 6 tháng sau ngày chào đời ít bị truyền nhiễm.
Các chuyên gia của College London cho hay: việc xem xét 33 cuộc nghiên cứu không tìm thấy bằng chứng thuyết phục để không cho trẻ em bắt đầu ăn thực phẩm đặc sau 4 tháng.
1 số cuộc nghiên cứu chứng minh rằng sữa mẹ không cung cấp đầy đủ dưỡng chất.