VIỆT TỘC, HÁN TỘC, MIÊU TỘC HƠN 4.000 NĂM TRƯỚC DÂN MÔNG NỔI DẬY: BÁO TRƯỚC BIẾN ĐỘNG LỚN!

Thứ Ba, 24 tháng 5, 2011 by: LTSA


CSVN BỊA ĐẶT H'MÔNG ĐÒI TỰ TRỊ!

Dân tộc Mông hay H'Mông, hay người Mèo tức Miêu tộc đã nổi dậy ở Điện Biên đòi được tự do theo đạo Tin Lành và lập "vương quốc tự trị" (?). Tin từ Hà Nội cho HNV biết: "Tự trị là do mấy ông ấy bịa ra để dễ bề đàn áp. Dân Mèo ở rải rác khắp Thượng du, ở cả Yên Bái, Thái Nguyên mà tự trị cái gì! Đây là sự vu khống trắng trợn!". Vị giáo sĩ Tin Lành cho HNV biết tiếp: "Cũng như đồng bào theo đạo Chúa ở mọi nơi, người Mông sống theo lời Chúa, cầu nguyện mai này được về vương quốc của Thượng đế, tức nước Trời. Cuối tháng Tư, dân Mông ở nhiều tỉnh, không riêng Điện Biên, kéo nhau về Mường Tè, Mường Nhài, Mường Nhé đòi nhà nước cho tự do thờ phụng Chúa đồng thời đòi lại đất đã bị chiếm đoạt. Riêng dân Mường Tè, Mường Nhé và Mường Nhai đòi được sống yên lành ở bản, không bị xua đuổi". Vẫn theo vị giáo sĩ: "Mấy ông công an len lỏi vào dân biểu tình, giả dạng người Mông, khuấy động giương khẩu hiệu đòi tự trị, lập vương quốc riêng". Cuộc đàn áp Tin Lành diễn ra từ mấy năm nay, có thể nói dã man, theo vị giáo sĩ, "không cho tập trung để nghe lời Chúa và cầu nguyện dù chỉ vài ba hộ. Hàng trăm người đã bị bắt vào ban đêm đưa đi mất tích".

TRƯNG DỤNG QUÂN ĐỘI ĐÀN ÁP

Qua đài RFA 11-5 vừa qua, phát ngôn viên bộ NG-VNCS đã chính thức lên tiếng nhìn nhận "sự cố"! Từ chủ tịch UBND tỉnh Điện Biên đến trung ương cùng một miệng lưỡi: dân biểu tình đòi lập "vương quốc tự trị". Và đã yên, đâu về đấy! Theo tổ chức "Đoàn kết Thiên Chúa giáo toàn cầu" ở Luân Đôn (The Christian Solidarity Worldwide), 130 người Mông đã bị bắt. Tin từ Lai Châu, 6 người chết và một em bé 1 tuổi. Không yên! Lửa tôn giáo sẽ laị bùng lên bất cứ lúc nào. Ba mục sư Mông đã bị bắt, đem đi biệt tích từ mấy năm nay. Tín đồ bị tra tấn đánh đập với tội "phản động". Hà Nội phải điều động QĐND để đàn áp, đủ biết vụ nổi dậy rất nghiêm trọng, căng thẳng! Điều động cả công an biên phòng Lai Châu và Sơn La, quân đội Lào ở tỉnh Phông Saly cũng kéo qua tiếp tay. Quân Lào bắn chết một phụ nữ Mông. Xin lưu ý 2 tỉnh Bắc Lào Luăng Pra-băng và Phông Saly, dân H'Mông chiếm đại đa số và đây vẫn là sào huyệt của lực lượng H'Mông Vang Pao (ông tướng này mới qua đời ở Fresno, Cali.). Đạo Tin Lành truyền qua miền Tây Bắc Thượng du VN từ Thượng Lào. Trung Cộng đàn áp Tin Lành, VNCS theo đuôi. Vậy thôi! Thầy nào, tớ đó!



CON GIUN XÉO LẮM CŨNG QUẰN!



Mường là tên gọi một đơn vị hành chính gồm nhiều xã và bản, không liên quan đến dân tộc Mường. Theo bản tin của AP, Mường Nhé (Nhié) cách biên giới Lào khoảng 200 km, dân H'Mông nổi dậy vào ngày thứ Năm 5-5 trước ngày kỷ niệm Điện Biên Phủ 7-5. Theo tin loan báo từ "Center for Public Policy Analysis" (CPPA) ở Hoa Thịnh Đốn, 8 người biểu tình bị giết và hàng trăm người mất tích. Hãng thông tấn Pháp AFP cho biết rõ hơn QĐND đã được gửi tới tăng cường cuộc đàn áp. Theo tin từ một người ở Mường Chà kế bên cho biết dân Mông biểu tình đòi lại đất rừng bị chiếm đoạt. Một viên chức UBND tỉnh Điện Biên lại cáo giác rằng đây là cuộc biểu tình đòi quyền tự trị. Về con số dân biểu tình các nguồn tin khác nhau, 5.000 người, 7.000 người. Dưới chế độ CS, tập hợp được vài, ba trăm người chống đối đã là đáng kể. Với hàng ngàn người kể trên, tự con số đã là hãn hữu, nhất là ở miền biên giới Tây Bắc, địa thế hiểm trở, đường núi cheo leo. Dân biểu tình đem theo cả lều bạt, khoai bắp và nước uống. Do tập hợp từ cuối tháng 4 nên đến ngày 5-5, QĐND ra tay đàn áp, nước uống không còn, đồ ăn mang theo đã cạn hết nên phải tháo chạy. Tin cho biết, quân khu Tây Bắc báo động đỏ, vào thời gian du khách đang đổ về trung tâm "bảo tàng chiến tranh" ĐBP.
Vụ hàng ngàn dân Mông nổi dậy tự đã là một dấu hiệu nghiêm trọng, báo trước biến động lớn!

ĐỊNH CƯ ĐỊNH CANH ĐỂ CƯỚP RỪNG!

Ngoài tôn giáo, vấn đề dân sinh xã hội và đất rừng vẫn là động cơ thúc bách, nóng nhất ở khắp Thượng du chứ không riêng dân tộc Mông. Cách đây hơn 20 năm, ĐCSVN đề ra chính sách định cư định canh áp dụng cho các dân tộc thiểu số, đặc biệt ở miền Tây Bắc, tập trung đông đảo dân tộc H'Mông, Dao, Khơ Mú, Môn-Khơme "bám trụ" ở vùng này. Nhưng mấy năm nay, nhân danh chương trình "Định cư, định canh", dân H'Mông, Dao, Khơ Mú v.v... đã bị đánh bật ra khỏi cái trụ đó, sau khi rừng đã bị rút ruột, nhà nước cướp đất rừng, đưa dân xuống miền thấp, đất cằn cỗi.

Hơn 20 năm trước tạp chí Dân tộc học, Hà Nội đã nêu lên vấn đề: "phát triển không đồng đều nên có một bộ phận không nhỏ các dân tộc còn ở trình độ phát triển kinh tế - xã hội thấp kém mà một trong những biểu hiện là tình trạng du canh du cư của của đồng bào vẫn diễn ra. Những tộc người này sống chủ yếu ở vùng cao và vùng rẻo giữa thuộc những nơi xa xôi hẻo lánh hoặc vùng biên giới có tầm quan trọng to lớn về chính trị, an ninh, quốc phòng.

1) Bám trụ trên địa bàn ấy chủ yếu là các dân tộc nói ngôn ngữ H'Mông, Dao, Tạng, Miến, Môn-Khơme và một số dân tộc khác. Theo cách phân định vùng cao thường được giới hạn từ 700-800 m trở lên so với mặt biển, thuộc các vùng biên viễn phía Bắc và Tây Bắc.

2) địa bàn cao dốc, phân cắt mãnh liệt. Ví dụ, ở Mường Tè (Lai Châu) mãi đến năm 1980 mới có đường ô tô đến huyện. Giao thông nội huyện càng khó khăn hơn: từ xã lên huyện đường đi tính hàng ngày, hàng tuần như Mường Tè (Lai Châu), Bảo Lạc (Cao Bằng), Mù Căng Chải (Hoàng Liên Sơn) v.v... Do địa hình cao dốc, vùng cao ruộng ít rẫy nhiều. Các thung lũng nhỏ hẹp có điều kiện làm ruộng xen kẽ trong vùng như Đồng Mu (Cao Bằng), Đồng Văn, Yên Minh (Hà Tuyên), Mường Tè (Lai Châu) v.v... thường lại là địa bàn sinh sống của các dân tộc Tầy, Dao, Mông ..." (trích Dân tộc học, số 4-1990, tr. 10-12, bài khảo sát của Nguyễn Anh Ngọc, "Định cư, định canh - vấn đề quan trọng và cấp bách của việc thực hiện chính sách dân tộc ở vùng cao miền Bắc hiện nay").

Trong 20 năm qua, đảng và nhà nước CSVN đã thất bại qua các chương trình định cư định canh, tống xuất dân tộc thiểu số, cướp đất rừng cho Trung Cộng khai thác, từ 75% đất rừng năm 1990 nay chỉ còn vào khoảng từ 20-25%. Tương đối, Mường Nhé, Mường Tè, ruộng rừng còn kha khá. Lấy Mường Nhé, một huyện tân lập làm thí dụ, dân Mông ở đan xen với dân Thái, Khơ Mú, Dao, Tầy... Nhưng Mông là đa số ở trên cao tới 800m, sống nhờ vào rừng. Đầu năm 2000, dân Mường Nhé vào khoảng 25,000, trong đó có 149 bản dân Mông. Do đảng và nhà nước qui hoạch, đúng hơn là đuổi dân miền cao xuống dưới để TC phóng tay đốn gỗ, chặt cả cây non lấy củi, dân các vùng rẻo cao đổ về tìm cuộc mưu sinh ở Điện Biên khiến dân số tăng vọt, riêng huyện Mường Nhé, dân Mông đã lên đến khoảng 55,000 người. Vùng Mường Tè, Mường Nhái và Mường Nha thuộc khu rừng cấm. Trước năm 1940, sở lâm nghiệp của đô hộ Pháp rất bảo trọng, xếp danh mộc như gỗ gụ, gỗ vàng tâm. Thập niên 1980, bộ lâm nghiệp qui định khu bảo tồn thiên nhiên Mường Nhé với diện tích 310,000 héc ta rừng. Năm 2010, theo bộ nông nghiệp chỉ còn 45,000 héc ta! Chủ yếu là do TC khai thác. Dân bản địa đã nghèo lại càng nghèo. Lợi tức đồng niên năm 2010 của dân Điện Biên và cả dân H'Mông, Dao, Tầy, Khơ Mú, không hơn 200 đô la. Dân Thái khá hơn nhờ lợi tức trồng cây thuốc phiện "lậu" (lậu mà lậu công khai!). Xã hội H'Mông tệ nhất, dân mù chữ lên đến 88%, dân Dao rất gần gũi với dân Mông, 75% mù chữ. Chỉ có 5.6% trẻ em Mông được học tiểu học, Dao 6.5%, Khơ Mú 4.5%. Nạn "hữu sinh vô dưỡng" lên đến 55-60% vào năm 2010.

Người Mèo (H’mông) sống co cụm và hiền lành, rất sợ nhà cầm quyền. Năm 1940 (thời Pháp), người Mèo đông thứ 2 ở Lai Châu, 15,177 người so với người Thái 32,500 người. Người Kinh đứng thứ bảy, 1117 người. Năm 2004, người Kinh tăng vọt sau người Thái. Người Mèo dân số đứng thứ 4 ở tỉnh Tuyên Quang, trên núi cao từ 400-800m... Vậy thì làm sao lại dám đòi lập một "vương quốc tự trị"!

ĐỜI SỐNG DÂN MÔNG

Trước đây, dân H'Mông theo đạo thờ tổ tiên, ông bà. Ăn Tết Nguyên đán không khác người Kinh. Lễ dựng cây nêu được tổ chức từ ngày 25, 26 đến 29 Tết. Hợi lớn nhất là lễ hội Gầu Tào. Người Mông ở Sa Pa mở hội vào ngày mồng một Tết. Dân Mông Mường Khương mở hội ngày mồng 3 Tết, ăn uống chúc tụng nhau, thi bắn nỏ, bắn cung, đua ngựa ... (xem: Mã A Lềnh và Lý Seo Chúng, "Hội Gầu Tào của người H'Mông, Dân tộc học, số 1-1998, tr. 51-54). Dân tộc Mông thích âm nhạc, ưa ca múa, trang phục mầu sắc lộng lẫy.


NGUỒN GỐC DÂN TỘC H'MÔNG

Gọi đơn giản là dân Mông, qua thanh âm dễ lộn với dân tộc M'Nong ở Tây Nguyên. Do vậy cần đọc cho rõ là H'Mông hay gọi theo tên thông dụng bấy lâu nay là người Mèo. Bộ "Các dân tộc ít người ở Việt Nam" do viện Dân tộc học biên soạn khá công phu đầy đủ, xuất bản năm 1978, phân các dân tộc theo từng loại ngôn ngữ. Dân tộc H'Mông thuộc Ngữ hệ Đông Nam Á: nhóm 1 lớn nhất gồm Việt, Mường, Thổ và Chứt. 2. Nhóm Tây Thái, gồm 3 dân tộc Tầy, Thái và Nùng. 3. Nhóm Mèo Dao gồm H'Mông, Dao và Pà Thẻn. "Dân tộc H'Mông có nghề truyền thống rèn công cụ sản xuất, làm súng kíp (cả khoan nòng súng), trang phục đa dạng về kiểu dáng, rực rở, tinh tế về màu sắc và trang trí, có vốn văn học nghệ thuật dân gian đặc sắc, truyện cổ của người già ưa kể chuyện bên bếp lửa, có "Tiếng hát làm đầu" lời hát thắm thiết, có đàn môi độc đáo, kèn lá, khèn bè... và những điệu múa khèn, múa ô khỏe mạnh, duyên dáng cùng với những trò chơi đua ngựa bắn cung (trích Địa lý VN của TƯTB Hoa Kỳ 2004).

Lai Châu là một tỉnh rộng nhất Thượng du, nhưng cả tỉnh chỉ có một cánh đôàng rộng là Mường Thanh hay Mường Theng thuộc phủ Điện Biên nay là tỉnh, tách các huyện Mường Tè, Phong Thổ, Tsin Hồ, Điện Biên. Từ tỉnh lỵ Lai Châu đi Mường Tè, đường nhỏ quanh co, 60 km đi Mường Nhé và Ả Pa Chải, ngã ba biên giới Việt - Trung - Lào. Diện tích rừng trước đây là 75% toàn tỉnh, nay xơ xác, chỉ còn vào khoảng 25%. Dân H'Mông tập trung đông đảo ở miền núi cao Sin Chai. Họ ở ven núi, nơi có đèo Phạ Đín hay Cổng Trời, đỉnh cao tội ác lẫy lừng của chế độ CSVN. Từ thị trấn Lai Châu đi Mường Nhié, đường đi cheo leo rất hiểm trở. Nơi đây ở Nậm Nhàm còn bia vua Lê Thái Tổ trên vách đá bên sông Đà, gọi là “bia giữ nước”. Năm 2004, dân tộc Thái đứng đầu tỉnh Lai Châu, 52.2%, dân tộc Kinh 18%, dân tộc Mường 12%, dân tộc H'Mông 12%, dân tộc Dao rất gần gụi với dân Mông 2.76%, dân tộc Xinh Mun 1.45%, dân Khơ Mú 1.34%, dân tộc Lào 0.34%. Lai Châu có đường biên giới với Trung quốc dài 360 km, tiếp giáp với 2 tỉnh Luăng Băng và Phong Sa Ly (Lào) nơi tập trung dân H'Mông (và lực lượng võ trang của Vang Pao trước đây) đường biên giới dài 310 km, cũng là con đường buôn lậu thuốc phiện. Dân tộc Mông từ Hoa Nam di cư vào Thượng du miền Bắc khoảng 300 năm trước, chai thành mấy hệ tộc tùy theo mầu sắc trang phục như người Mèo, Mèo hoa, Mèo xanh, Mèo đỏ, Mèo đen, Nà Niẻo, Mán trắng, ở rải rác trên miền núi cao ở các tỉnh Hà Giang, Tuyên Quang, Lai Châu, Sơn La, Cao Bằng, Lạng Sơn và miền Cao Nghệ An, Hà Tĩnh (theo danh mục các dân tộc thiểu số Việt Nam, tạp chí Dân tộc học, số 4-1978, tr. 54-60). Điện Biên là tỉnh mới thành lập. Huyện Mường Nhé là huyện mới, trước năm 1945 là phủ Điện Biên gồm các bang Mường Hum, Mường Tè, Mường Nhai thuộc tỉnh Lai Châu, xứ Thái do họ Đèo quyền nhiếp thống lãnh từ đời nọ qua đời kia theo chế độ cống nạp cho triều đình Thăng Long rồi Huế. Dân tộc Mông phát triển nhanh nhất so với các dân tộc khác ở Thượng du, một phần dân H'Mông từ Hoa Nam tràn qua. Năm 1995, dân số là 411,074 người (theo Tổng cục thống kê HN 1995). Năm 2011 khoảng hơn 1 triệu. Tài liệu của trung ương tình báo Hoa Kỳ phổ biến năm 2004 về địa lý Việt Nam, cho biết dân tộc H'Mông tập trung khá đông đảo ở Sơn La, Lai Châu, tiếp giáp ngay với Thượng Lào và Vân Nam, vẫn quen ở trên miền núi cao.


Công giáo và Tin Lành phát triển rất nhanh ở miền Tây Bắc. Trung tâm Công giáo Mèo ở Pình Hồ phát triển vào thập niên 1980. Giáo phận Hưng Hóa từ ngày tái lập, giáo dân Mèo khá đông đảo. Nạn mù chữ xuống thấp. Dân H'Mông Miếu Hạ, Na Niẻo đã có người làm thầy giảng, nữ tu, nhưng sinh hoạt đạo quá khó khăn, khủng bố trắng bao trùm giáo phận. Do dưới xuôi tiếp trợ nên tương đối tồn tại được với 72 giáo xứ, chỉ có 24 linh mục, lớp già đã qua đời hết, hầu hết là giới trung niên và trẻ như Lm. Cao Trung Trực sinh năm 1969. Toàn giáo phận là 48,072 km2, dân số gần 7 triệu, chỉ có 197,436 giáo dân nhưng hoạt động rất tích cực nhờ 106 nữ tu và 2061 giáo lý viên, 2 thành phần này là cái đích nắm của công an, trong đó khoảng hơn 100 người H'Mông luôn luôn bị làm khó dễ. Tin Lành bị đặt ra ngoài xã hội và "luật pháp CS"! Chúng tôi chưa tìm được tài liệu về Tin Lành ở Thượng du. Theo Lm. Phaolô đang du học ở Pháp, đã từng làm lễ "chui" cho giáo dân "chui" người Mèo và Dao ở Mường Nhé và Mường Tè "cử hành thánh lễ trên đồi cao", Tin Lành phát triển rất nhanh. Theo Lm. Phaolô, điều này dễ hiểu do dân tộc Mèo - Dao, ngoài tín ngưỡng thờ kính tổ tiên, họ thành kính tin vào trời đất, "Ông Trời là trên tất cả, tối linh, tối thiêng. Do vậy Đức Chúa Trời đã dễ dàng đi vào tâm linh họ". Lm. Phaolồ cho biết ông có gặp một mục sư người Sàigòn ở Mỹ về, từ Hà Nội lên Lai Châu, mục sư lặn lội đến tận Mường Tè truyền giáo "chui". Một số mục sư từ ngã Loăng Pre-băng và Phong Saly lẻn qua các tỉnh Bắc Cạn, Lao Cai, Sơn La, Lai Châu. Đa số dân Mèo - Dao theo Tin Lành. Vẫn theo Lm. Phaolô, dân Mèo và Dao thích ca hát. Dân Mèo đọc được chữ Hán nhờ vậy Thánh kinh Hoa ngữ dễ dàng truyền đạt. Lm. An Tôn, giáo phận Hưng Hóa hiện đang du học ở thủ đô HTĐ cho biết: Thượng du ngày nay là quyền sở hữu của TC, họ đã vét nhẵn từ mỏ thiếc, mỏ đồng đến cả mỏ than bùn! Ta không còn gì! Dân thiểu số như Mèo, Dao, Khơ Mú sống nhờ vào rừng thì rừng đã rỗng ruột. Trước đây dân thiểu số còn được ăn thịt gà rừng, thỏ rừng, kể cả heo rừng nay thì ăn cơm gạo hẩm với lá sắn trộn muối!

Các đoàn thợ săn người TQ lùng sục ngày đêm bắt thú rừng. Nếu dân Mèo săn được một con cọp phải bán xương da cọp với giá rẻ mạt cho cán bộ để bán lại cho TQ với giá cao gấp 20, 30 lần. Dân thiểu số gạt nước mắt, uất hận chỉ còn tin nơi Chúa. Đó là an ủi cuối cùng của đời họ. Cho nên, dù đàn áp, truy lùng, dân càng nô nức theo đạo Chúa!

Theo Lm. An Tôn từng giảng đạo ở Pình Hồ, dân H'Mông và Dao say mê âm nhạc. Cũng do vậy, Tin Lành và Công giáo dễ dàng thu hút hai dân tộc này. Một số linh mục và mục sư lại khéo tay, dân tộc hóa Thánh ca theo làn điệu của dân Mèo-Dao. Âm nhạc Mèo rất phong phú với giai điệu đậm đà dân gian Mèo, trùng điệp như đồi núi miền cao. Qua âm nhạc, dân tộc Mèo có tình cảm dứt khoát với điệu đa thanh, nhiều dấu giọng (xem: Hồng Thao, Âm nhạc dân tộc Mèo, tạp chí Văn hóa nghệ thuật số 4-1972, tr. 47-49). Tiếng kèn và giai điệu ca hát Mèo dứt khoát và mạnh mẽ như truyện dân gian Mèo dứt khoát căm thù Hán tộc, mối căm thù trên 4,000 năm xưa. Có dịp tôi sẽ thuật lại một số truyện "dân Miêu căm hờn dân Hán"!

DÂN TỘC MIÊU BỊ HÁN TỘC TIÊU DIỆT

Dân tộc Miêu (Miao) tức Mèo, người Hán miệt thị như vậy, lại là giống dân văn minh trước Hán ở lưu vực sông Hoàng Hà, chính là hậu duệ của giống người nguyên thủy Hòa Bình (VN), chiếc nôi của loài người ở Á Đông, tổ tiên của cư dân Cúc Phương, khu rừng nguyên sinh thuộc ba tỉnh Hà Nam, Nam Định và Ninh Bình cách nay khoảng 10,000 năm mà nhân chủng học hiện đại đã phát hiện. Giống dân này cùng với nền văn minh Hòa Bình thời đồ đá mới đi lên phương Bắc sống ở Hoa Lục bao trùm ba châu thổ rộng lớn do 3 con sông tạo thành: Hoàng Hà, Dương Tử giang tức Trường giang và Việt Giang gọi chung là Trung Châu hay Trung quốc, từ Cam Túc, Tứ Xuyên, Việt quốc đến duyên hải. Cách nay hơn 4,000 năm, vua Thuấn Việt tộc truyền ngôi cho vua Đại Vũ Việt tộc, lập ra nhà Hạ (2205-1766 trước CN) một triều đại văn minh đầu tiên của TQ. Bấy giờ Hán tộc còn là dân du mục du canh ở trên các đồi cao hoàng thổ phía Bắc sông Hoàng Hà. Vua Đại Vũ bình định giống Tam Miêu, nhưng vẫn để dân Miêu sống hòa với dân Việt. Khổng Tử đã nói đến dân Hữu Miêu và vua Đại Vũ trong kinh Thư do ngài san định (Thượng thư tức kinh Thư, bản dịch của nhà văn Nhượng Tống, nxb VHTT tái bản, HN 2001, tr. 30-35). Dân du mục Hán tràn xuống trung châu, tiêu diệt gọn dân tộc Miêu, cướp đất đai ruộng vườn, một số nhỏ thoát chết chạy về phương Nam ở vùng Lĩnh Nam nước Văn Lang (Quảng Tây ngày nay) chính là tổ tiên của dân H'Mông ở Thượng Lào và Thượng du VN ngày nay. Dân Miêu đến nay vẫn còn nuôi lòng thù hận dân Hán "đến tận xương tủy" (xem: Cao Thế Dung, sơ thảo, Đất Việt trên nước Tầu - "nửa phần TQ ngày nay là đất cũ văn minh của dân tộc Việt" - Phần Việt - Hán - Miêu). Xin cáo lỗi quí độc giả, loạt bài "CIA - Bin Laden và cuộc chiến tình báo" phải gác lại kỳ sau. Thế tất thắng đang trong tay đại nghĩa dân tộc Việt.

HÀ NHÂN VĂN
(14/5/2011)

Filed under: