Cao Đài giết người

Thứ Hai, 9 tháng 5, 2011 by: TDTH


(Đọc để biết thêm cái ác và thâm độc của Việt cộng !)





Nhà tôi cả thảy năm anh chị em, không tính người chị lớn đi làm xa, trừ luôn đứa em út nhỏ dại, còn lại ba anh em, ngày xưa mỗi lần rời nhà, cha mẹ tôi thường dặn rằng: Đứa nào đi học buổi chiều, phải gần gũi, giúp đỡ ông nội buổi sáng và ngược lại, lúc thư thả có thể đi chơi, nhưng không được đi xa, để ông bà nội kêu một tiếng là phải nghe. Đặc biệt khi nhà có khách, không được bước qua khỏi cái đà cửa kia. Lời dặn dò kèm theo năm mươi, năm mươi. Nghĩa là có thưởng, có phạt. Sở dĩ cha mẹ tôi phải lo lắng vì vào lúc tuổi ngoài tứ tuần, ông tôi bị mù và nhà hay có khách.

Khách đến nhà thuở ấy, thường mấy ông sư trên chùa, thầy thuốc bắc, thầy đồ, vài thầy tôi còn nhớ: Thầy Thích Như Vạn, trụ trì chùa Long Tuyền, Hội An và thầy phó giám đốc trường trung học tư thục Bồ Đề, Hội An, thỉnh thoảng các Sư Cô, chùa Sư Nữ, thuốc bắc: Thầy Chánh Tôn, thầy Long, thầy Cửu Khải, còn lại thầy Đồ nhiều hơn. Những người học chữ Nho, gọi chung thầy Đồ, thật ra nhiều cụ trong số này chưa từng đi dạy.

Không nói, hẳn quý vị cũng biết, mấy ông cụ này gặp nhau đàm đạo những gì, không Phật pháp, cũng Trang, Lão, Khổng Mạnh. Tôi thằng bé lên mười, nghe ví như vịt nghe sấm, trong lòng thật sư reo vui khi hai viên bi thủy tinh đụng nhau kêu cái “cắt”, nhưng vì “nhiệm vụ” bấm bụng đứng hầu. Công việc thằng bé ngày đó là châm nước trà, có khi cầm cục mực xạ ra hiên ngồi mài, để các cụ viết liễn, hoặc chạy qua bên quán bà Thông mua xấp giấy quyến, quấn thuốc rê.

Xen kẽ chuyện Phật, Khổng Mạnh, đôi hồi các cụ kể chuyện quê nhà thời gian 1945 – 1954, trong đó có chuyện Cao Đài giết người, tôi nhớ mãi, nhớ hoài. Tưởng như chết đi sống lại, tôi vẫn không quên từng chi tiết, nhớ luôn cái cảm xúc của một đứa bé lên mười, khi nghe người lớn kể chuyện.
1945 – 1954 không riêng Quảng Nam, miền trung mà cả nước bị Cộng Sản chiếm vùng nông thôn, nơi phố thị Pháp đóng, trước khi nói chuyện Cao Đài, xin kể vài cái chết thời đó.

1/ Bà Vấn chết: Bà này khùng, ác thay bà không khùng hẳn cho, nhiều khi tĩnh táo rất khôn ngoan, người ngoài làng lần đầu gặp, không tài nào biết bà ta khùng. Một hôm Việt Minh tổ chức mít ting, chúng tập cho người dân hô khẩu hiệu, nội dung như:
- Đả đảo bọn địa chủ ác ôn ngoan cố.
- Đả đảo thực dân phong kiến.
- Chủ tịch Hồ Chí Minh muôn năm (ngày đó hô gọn, chứ không lòng thòng vĩ đại, sống mãi, như về sau này). Sau những tiếng đã đảo, hoan hô là những giây phút rất tĩnh lặng, phút tĩnh lặng ấy tử thần ập vào hồn bà Vấn, hốt nhiên bà nói lớn: ” Muôn chi mà muôn, bắt hô, tau hô. Được chừng mô, thì được .”. Người nông dân cày sâu cuốc bẩm, họ không biết chính trị, nhưng họ biết sợ chết. Những người đứng gần són ra quần, người vị trí xa hơn họ nghiến chặt răng, mồ hôi rịn ra đầy mày mặt, cũng không dám đưa tay lên quẹt. Cán bộ giả lơ, không nói một lời, kể như họ không nghe, mitting được giải tán. Mọi người ra về, không ai dám đi chung với bà Vấn, người cùng lối về, họ cũng tìm đường khác, dù đi vòng xa hơn.
Ngày mai, ngày mốt, không ai dám nhắc tên bà Vấn, nhiều ngày qua đi cũng vậy. Người nhìn người với đôi mắt thất thần, bà Vấn vắng mặt trong làng từ sau ngày mitting. Nhưng không một ai dám hỏi, cứ xem bà Vấn chưa có mặt trên đời này. Chừng mười ngày sau, mấy trẻ chăn bò chạy hộc tốc từ rừng Rang về báo: Có một xác chết như thế, như thế… Cha mẹ của chúng nạt ngang: Câm miệng, đứa nào bướng bị tát tai. Xế chiều ủy ban sức người vác cuốc đào hố chôn xác, sau 1954 có người kể lại bà Vấn bị đập bể đầu, xác nằm lâu ngoài rừng, kỳ nhông, kỳ đà ăn mất mấy ngón tay, ngón chân…

2/ Ông Mót chết: Ông Mót nghèo hơn ba đời, ba đời nhà ông có khẩu khí, làm cho những ông lớn, quan làng từ thời Tây vô cùng khó chịu.

Chuyện kể về cha ông Mót: Cái tật ăn nói xóc ốc nhiều đời gia truyền, nhưng làng tổng muốn trị ông, hơi khó. Vì ông lúc nào cũng đàng hoàng, tư cách. Lý Trưởng nghĩ ra được một kế, gọi lên, cho ông chức hội đồng làng, cha ông Mót nói: Bẩm ông Lý dạy sao tôi nghe vậy, nhưng chức hội đồng do dân bầu, làm sao tôi dám ngang nhiên làm được, Lý Trưởng nói: Đành rằng dân bầu, nhưng ta với ông huyện bảo cử, thế nào chú mày cũng được, nếu bằng lòng ta viết thư, ngày mai cầm lên trình ông huyện, cha ông Mót đồng ý. Lý Trưởng mừng rơn, cho người nhà theo dõi, thấy cha của ông Mót, áo dài, khăn đóng lên huyện, Lý Trưởng nhà ta yên chí, thế nào ông ấy cũng chịu đưa đầu vào thòng lọng. Ngờ đâu sắp đến huyện đường ông tìm bụi rậm, cỡi tụt quần dài vắt vai, còn mỗi áo dài, khăn đóng với quần đùi. Ông xăm xăm tiến vào huyện, lính lệ ngăn cản, bảo rằng quan huyện ưu ái, mới mời ông lên, ông ăn mặt dị hợm chúng tôi đâu dám cho vào. Cha ông Mót ngữa mặt lên trời cười khanh khách, nói: Đời bây giờ, mình chơi trên, dưới bỏ. Mấy chú à, nói xong cha ông Mót quay lưng ra về.

Ông Mót: Thời 1945 – 1954. Việt Minh chiếm đóng hình thức xôi đậu, phần nhiều hoạt động về đêm, ban ngày trốn trên núi. Một đêm nọ, ủy ban mời họp, dân làng tụ tập khá đông trước đình, nhưng cán bộ chưa tới, người ta bàn tán chuyện ruộng đồng. Có người ngước mặt lên trời quở: Trời đầy sao, ngày mai nắng ghê lắm á, ông Mót vọt miệng nói: Mấy cái vì sao được tích sự chó gì, ban đêm lao xao, ban ngày trốn biệt! Nhiều ngày vắng bóng ông Mót, người nhà vác cuốc, giả như đi thăm ruộng, phát hiện ông ta chết dưới khe đá mài, nơi nầy thường gọi là: Vực ông Khâm.

Ông Mót chết, thời đó người viết bài này chưa chào đời, về sau lên trung học, vào thư viện đọc Tam Quốc Diễn Nghĩa, đến trang Nễ Hành, chợt liên tưởng về cha con ông Mót, chết vì vạ miệng. Thời thực dân phong kiến, đất nước bị nô lệ, cha ông Mót tha hồ nói, sợ cái miệng của ông, người ta mua chuộc, bằng cách “thăng quan, tiến chức” Qua thời Việt Minh sống trong “vùng tự do” ông Mót bị bay đầu, như Nễ Hành gặp Hoàng Tổ!

Cao Đài giết người:

Cao Đài An Tráng: Người quê tôi thường nói đầy đủ “Cao Đài An Tráng” khi nói về Cao Đài, trước khi viết bài này, tôi có mời gặp quý cao niên Cao Đài người đồng hương Quảng Nam, để hỏi thêm vài sự kiện, quý cao niên xác định: Có 100% chuyện Cao Đài giết người, còn vài thắc mắc khác, họ hứa để dịp khác.

An Tráng, tên một làng quê thuộc quận Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam, làng An Tráng tiếp giáp quận Hiệp Đức. Nơi nầy rừng thiêng nước độc, thậm chí trâu bò cũng sốt rét, người ở lưa thưa. Không rõ nguồn gốc từ đâu, hạt giống Cao Đài bay về giữa xứ hoang địa, thời sơ khai này. Tại sao đạo Cao Đài không bắt nguồn phát triển từ đầu quận, nơi có chợ, quán, trường học, sầm uất? Nơi đường sá giao thông tiện lợi? Đường lên An Tráng có hai ngã, một: Đi từ Tam Kỳ, qua Việt An, lên ngã ba Phú Bình, hai: Từ Hương An, quốc lộ một, xuyên qua quận Quế Sơn, cũng gặp nhau tại ngã ba Phú Bình, đi khoảng 50 km về hướng tây là An Tráng, tại đây cũng như những làng khác sống nghề nông, sinh hoạt quanh quẩn trong lũy tre, ít tiếp xúc, hoặc đi đâu xa. Dĩ nhiên họ rất thuần phát nông dân hiền hòa, chơn chất. Theo đạo Cao Đài trong tâm hướng làm lành lánh dữ, về mặt tôn giáo chắc chắn họ chung một hệ thống. Nhưng làng An Tráng không hề biết đến Cao Đài Tây Ninh, có quân đội chống Pháp, đánh cả Việt Minh, không biết tướng Trịnh Minh Thế, ngày xưa ở quê tôi, dân An Tráng ra đường rất dễ nhận biết, vì họ mặc áo dài, quần dài, và đội khăn niềng, tất cả chỉ một màu trắng. Từ bé, câu chuyện Cao Đài giết người, đã nhập tâm, và ám ảnh đời tôi thật sâu sắc, những năm trung học, trường Trần Quý Cáp Hội An, chung lớp có anh Quyền tu sĩ đạo Cao Đài, gốc An Tráng. Tôi hỏi anh, và thân phụ của anh, cũng xác định Cao Đài An Tráng chỉ biết tu hành, ngoài ra không biết gì khác. Thế nhưng tại những vùng nông thôn Quảng Nam, bị Cộng Sản chiếm thời gian 1945 – 1954, Cộng Sản muốn giết: Trí, Phú, Địa, Hào, chúng đợi đêm khuya tụ tập trước ngõ của người mà chúng muốn giết, đánh phèn la, đánh mõ, miệng hô: “Đả đảo Cao Đài giết người, đả đảo Cao Đài giết người”.

Chúng hô vang và liên tục như thế, trước khi khởi động mõ, phèn la, đả đảo. Nạn nhân đã bị trói chặt trong nhà, nhà nào ban đêm bị như vậy, sáng ra người nhà, tự động đến những nơi heo hút tìm xác, âm thầm đêm chôn. Thường chôn trong âm thầm, không đủ điều kiện để gọi là đám ma và chỉ có người trong tộc mới có cớ đến giúp nhau. Chưa hết, lúc chôn cất, cán bộ lân la đến hỏi người trong tang quyến: “Vì sao ông X, ông Y chết?” Tất nhiên không ai dám nói Việt Minh giết, họ nói cho xong: “Không biết”. Nhưng không dễ xong với Cộng Sản, cán bộ ra về, sáng hôm sau người lớn nhất, trong gia đình bị mời lên cơ quan. Cũng với câu hỏi đó “Ai giết ông X?” Nếu tiếp tục không biết, họ sẽ hỏi tiếp “đêm xảy ra sự việc, gia đình có nghe ai hô khẩu hiệu gì không?” người nhà nạn nhân thuật lại “có nghe đả đảo Cao Đài giết người” cán bộ buộc họ phải nói theo “ông X bị Cao Đài giết”, sau đó chúng tiếp tục cử người khác đến hỏi, hỏi mãi cho đến lúc người nhà thuộc lòng “Cao Đài giết người” CS mới chịu buông tha. Ai “ngoan cố” cứ một mực “không biết”, CS bắt tự túc sắn, khoai (không có gạo) lên trại Tiên Lãnh, đi tăng gia sản xuất, từ ngữ sau 1975: Học tập cải tạo. Từ đó người ở phương xa đến hỏi, người nhà nạn nhân cũng đáp gọn: Cao Đài giết người. Vậy còn ai nghi ngờ gì nữa, khi chính vợ con ngườibị giết, chính người trong cuộc đều nói “Cao Đài giết người” !?

1954 bọn Cộng Sản biến mất. Nhiều năm sau chế độ đệ nhất Cộng Hòa, đã khôi phục một miền nam phú cường, thanh bình, Nhưng tiếng Cao Đài giết người, vẫn còn phảng phát đó đây, trên quê hương Quảng Nam. Mới đây tôi hỏi các vị cao niên trong Cao Đài An Tráng, câu hỏi: Vì sao sau ngày quốc gia lập lại, không một ai đứng ra tố giác tội ác Cộng Sản, thanh minh cho Cao Đài An Tráng?

Câu trả lời: Làng An Tráng cao tay lắm vài ba chục nóc nhà theo Cao Đài, trong đó chỉ vài người có chức sắc, chúng giết liền các chức sắc, sau khi thanh toán Trí Phú Địa Hào, duy nhất ông Huỳnh Ngọc Trí, người đứng đầu có trình độ khá nhất thoát được, định đi tìm ông Huỳnh Thúc Kháng, để kêu oan, nhờ che chở, nhưng vừa tới Quảng Ngãi, bị Cộng Sản giết mất xác. Người đứng đầu thì chết, xóm làng xiêu lạc từ đó đến nay. Hỏi anh có cách chi mà thanh minh? Kể chuyện xưa để làm gì?

Mong rằng hôm nay, các cao niên Quảng Nam, Quảng Ngãi (và những nơi khác tương tự) còn khương cường minh mẫn, quý vị tâm tình cùng con cháu, về một sự thật phủ phàng, đen tối trên quê hương mình.

Bởi vì Xuyên suốt hai mươi năm chiến tranh và giờ đây, nơi hải ngoại. Bọn Cộng Sản vẫn gian ác, nham hiểm. Thủ thuật tuyên truyền của chúng thay đổi khá điêu luyện, khá thành công, vì chúng biết thay đổi, vận dụng theo từng không gian và thời gian. Tuy nhiều hình thức thay đổi, nhưng cũng từ cái gốc cũ “ngậm máu phun người, hoặc ném đá giấu tay” Lớp người đi trước không ôn cố, lấy gì tuổi trẻ tri tân?

Người quốc gia nhân bản, chuyên làm việc đạo đức. Nhưng thường bị mang tiếng ác trong dân, bọn Cộng Sản bất nhân lại được hiểu : “Đạo đức”. Nhìn lại hai biến cố 1-11-1963 và 30-4-1975, với hai biến cố này chúng ta có thể nói rằng thụ động trong tuyên truyền, cũng là một trong nhiều nguyên nhân đưa đến thảm trạng cho đất nước.

Khắc ghi qúa khứ, hướng về tương lai tranh đấu.

Nhiều bài báo phân tích: Vì sao hoa lài không đến Việt Nam, hoặc Cộng Sản Việt Nam sẽ không sụp đổ. Bài rất chí lý, chính xác. Nhưng đó mới chỉ là ngọn mà thôi, thật sự cái gốc ở Bắc Kinh. Nếu bây giờ tình thế Trung Cộng đang sôi bỏng như Libya. Bảo đảm 14 tên bộ chính trị đảng CSVN chạy mất đất.(*) Tương tự như vậy, chúng ta thường tranh đấu rất hăng say, khi vài ngàn kilomet lãnh thổ, lãnh hải bị xâm phạm.Nhưng không mấy chú trọng điều mất lớn hơn là chủ quyền quốc gia đã không còn, nghĩa là14 tên cầm đầu Việt Nam hiện nay là đầy tớ của bọn Cộng Bắc Kinh.

Làm thế nào để toàn dân biết được mối quốc nhục này? Nếu cho rằng người ta biết từ khuya rồi, điều này không sai. Nhưng biết mới chỉ là bước đầu của thông tin. Từ BIẾT tới TIN là một khoảng cách đáng kể. TIN là sứ mạng của tuyên truyền.

Ông Bút.

Filed under: